ĐÁNH GIÁ CHUNG

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình nhập khẩu nguyên liệu và thành phẩm tân dược tại Công ty TNHH Thăng Long (Trang 44 - 49)

1. Ưu điểm

1.1. Về hàng hóa nhập khẩu

Công ty có ưu điểm về mặt hàng hóa này số lượng lớn, đa dạng. Hàng hóa nhập khẩu của công ty nhìn chung được đảm bảo về chất lượng giữ được uy tín với khách hàng. Ngoài ra công ty cũng biết chú trọng vào các mặt hàng chủ đạo như sâm. Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này chiếm phần lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của công ty. Chính việc tập trung vào một mặt hàng chủ đạo cũng tạo ra hiệu quả kinh doanh nhất định cho doanh nghiệp . Tuy vậy phụ thuộc quá nhiều vào nó cũng gây ra bất lợi cho doanh nghiệp.

1.2. Về công tác nghiệp vụ nhập khẩu

Công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh nhập khẩu theo đúng quy định của pháp luật, chính sách của Nhà nước và pháp luật quốc tế về ngoại thương. Việc ký kết các hợp đồng nhập khẩu, đặc biệt là các hợp đồng nhập khẩu trực tiếp đều diễn ra thuận lợi. Với uy tín kinh doanh lâu năm được các bạn hàng tin cậy cả trong hình thức nhập khẩu ủy thác và trực tiếp đã tạo điều kiện kinh doanh rất tốt cho công ty

Doanh nghiệp cũng kịp thời phổ biến các văn bản, chính sách của doanh nghiệp chuyển xuống các phòng ban để tạo điều kiện cho mọi người làm việc theo đúng các yêu cầu mà công ty đặt ra.

1.3. Về thị trường nhập khẩu

Thị trường nhập khẩu của chi nhánh rất đa dạng, từ Châu á đến Châu âu. Trong đó công ty vẫn chú trọng tới các thị trường Châu á, đặc biệt là các

thị trường cùng trong khu vực ASEAN. Chính điều này cũng là một ưu điểm của doanh nghiệp vì hàng rào thuế quan trong khu vực này đã được nới lỏng rất nhiều, và nhất là khi Việt Nam được tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) thì đây là điều kiện rất tốt để phát triển hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Ta có thể thấy được ba thị trường nhập khẩu lớn nhất của công ty là thị trường Hàn Quốc, Pháp và Nhật Bản.Nhờ có những đối sách thích hợp mà công ty vẫn giữ vững được mối quan hệ tốt đẹp với ba thị trường trên, đặc biệt là với Hàn Quốc và Pháp. Tất nhiên đa dạng hóa thị trường sẽ tránh cho doanh nghiệp quá phụ thuộc vào một thị trường duy nhất và công việc kinh doanh sẽ đa dạng hơn rất nhiều.

1.4. Về tổ chức và con người

Công ty chỉ có hai phòng là phòng kinh doanh và phòng tài chính. Với cơ cấu gọn nhẹ như vậy cùng với chức năng rõ ràng, đã giúp cho doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh được dễ dàng, không gặp phải các thủ tục rườm rà. Trưởng phòng kinh doanh giao cho từng người phụ trách từng khâu của quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Mọi vấn đề có liên quan đến hợp đồng đều được phản ánh lên trưởng phòng kinh doanh, từ đó sẽ liên hệ với giám đốc để bàn bạc, xem xét. Chính vì vậy có thể giám sát được hợp đồng, đồng thời tiến độ hợp đồng được thực hiện nhanh chóng và đạt hiệu quả, nâng cao tính chủ động trong công việc kinh doanh.

1.5. Hiệu quả kinh doanh

Kim ngạch nhập khẩu của công ty tăng lên rất nhanh chóng, doanh thu đạt cao, nộp ngân sách Nhà nước lớn, khai thác tốt nguồn vốn kinh doanh của công ty. Hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty được mở rộng với sản phẩm đa dạng và thị trường rộng lớn, nó đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của người dân trong nước. Khi mà việc sản xuất trong nước chưa phát triển thì việc nhập khẩu sẽ là điều kiện kích thích cạnh tranh và làm cho sự sản xuất phát triển hơn.

- Đầu tiên ta có thể nhận thấy lợi nhuận của công ty là hơi thấp, chiếm một tỷ trọng nhỏ trong doanh thu. Đây là vấn đề cần giải quyết vì rõ ràng doanh thu của công ty ngày càng tăng lên nhanh chóng khi lợi nhuận lại tăng chậm.

- Trình độ của cán bộ chuyên môn chưa thật cao, vững vàng. Vẫn còn tình trạng để tuột mất khách hàng khi mà gần ký được hợp đồng.

- Ngoài ra việc tìm kiếm bạn hàng và nghiên cứu thị trường chưa thực sự sắc bén. Do đó việc dự đoán nhu cầu thị trường trong tương lai cũng như việc dự đoán giá cả tăng giảm như thế nào, khả năng tiêu thụ thay đổi ra sao và thị trường đầu ra có ổn định không thì cán bộ chuyên môn chưa dự đoán được chính xác.

-Việc tồn đọng hàng vẫn còn xảy ra thường xuyên, chứng tỏ chưa tìm đầu ra được hợp lý dẫn đến vốn bị ứ đọng làm giảm hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận. Đây cũng là vấn đề mà công ty cần phải xem xét và tìm cách giải quyết.

3. Nguyên nhân của tồn tại

3.1. Khách quan

- Do cơ chế điều hành nhập khẩu của Nhà nước có nhiều thay đổi, Nhà nước chỉ quản lý điều hành những mặt hàng chiến lược thông qua các đầu mối được giao, nhiều mặt hàng Nhà nước không quản lý bằng hạn ngạch nên các đơn vị thuộc các thành phần kinh tế được xuất nhập khẩu theo ngành hàng đăng ký kinh doanh, điều này làm giảm việc ủy thác xuất nhập khẩu của công ty.

- Mặt khác cơ chế thị trường đã tác động đáng kể đến việc cạnh tranh vốn dĩ đã khốc liệt lại càng khốc liệt hơn, làm cho việc kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty càng khó khăn hơn. Nhất là sau khi có luật doanh nghiệp ra đời, mỗi tháng có 2000 doanh nghiệp được thành lập trong toàn quốc, dẫn tới việc tranh mua, tranh bán, cạnh tranh không lành mạnh.

- Ngoài ra, Công ty không chỉ phải cạnh tranh với các đơn vị xuất nhập khẩu trực tiếp những mặt hàng tương tự mà còn phải cạnh tranh với những doanh nghiệp trong nước sản xuất những mặt hàng đó. Nền kinh tế càng phát triển thì hàng hoá càng đa dạng phong phú, do vậy việc khan hiếm hàng hoá là điều ít xảy ra. Nhưng không phải cứ nhập hàng về là bán được ngay hoặc bán được với giá cao mặc dù nhu cầu vẫn có. Lúc đó Công ty phải bán hàng với giá thấp, để mong cạnh tranh lôi kéo được khách hàng về với mình dẫn đến lợi nhuận bị giảm sút.

- Xu hướng chung do tỷ giá USD/VND tăng trong khi giá trong nước không tăng những mặt hàng nhập khẩu nội địa chậm dẫn đến việc khó thu hồi vốn.

- Thị trường nước ngoài không phải lúc nào cũng ổn định, việc phục hồi lại sau khủng hoảng kinh tế của các nước châu Á là thị trường nhập khẩu chính của công ty cũng đã gây ra khó khăn nhất định cho Công ty.

- Ngoài ra biểu thuế nhập khẩu cũng có nhiều thay đổi, Nhà nước đang khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu chính vì vậy mức thuế quan của nhiều hàng hoá mà Chi nhánh nhập khẩu đã tăng lên gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của Công ty.

Nói về tồn tại thì còn rất nhiều, nhưng đây là những tồn tại khách quan chính mà Công ty gặp phải. Công ty có thể xoá bỏ được nó mà chỉ có cách khắc phục để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. Đồng thời mong muốn Nhà nước có những chính sách thích hợp hơn trong hoạt động nhập khẩu.

3.2. Chủ quan

- Công ty hầu như có vốn kinh doanh còn thấp, việc kinh doanh hầu như chỉ dựa vào vốn của mình nên ảnh hưởng rất lớn đến công việc kinh doanh.

- Cán bộ chuyên môn của Công ty chưa có nghiệp vụ vững vàng, chưa có đủ kinh nghiệm dẫn đến việc kinh doanh chưa đạt được hiệu quả cao.

- Công ty vẫn chưa đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh, chưa đầu tư vào sản xuất để tạo nguồn hàng ổn định cho xuất khẩu, chưa gắn liền sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.

- Ngoài ra việc trả lương theo quy chế cũ, nên chưa tạo ra động lực cho cán bộ nghiệp vụ khai thác, mặt hàng chính vấn do lãnh đạo Công ty khai thác, cán bộ nghiệp vụ đôi lúc vẫn còn thụ động chỉ làm các thủ tục hành chính đơn thuần.

Trên đây là một số khó khăn chính của Công ty trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Chúng có tác động không nhỏ tới hiệu quả kinh doanh của Công ty nói chung và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu nói riêng. Mặc dù gặp phải rất nhiều khó khăn như vậy nhưng Công ty vẫn cố gắng phấn đấu nỗ lực không ngừng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH THĂNG LONG KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH THĂNG LONG

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình nhập khẩu nguyên liệu và thành phẩm tân dược tại Công ty TNHH Thăng Long (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w