1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Di sản hóa tín ngưỡng thờ cúng hùng vương ở phú thọ nhìn từ lý thuyết các bên liên quan

254 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 254
Dung lượng 11,27 MB

Nội dung

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện.Các số liệu và trích dẫn đều được trích nguồn chính xác và đầy đủ Các kếtquả nghiên cứu trình bày trong luận án là trung thực và chưa được công bốtrong bất kỳ công trình nghiên cứu của tác giả nào khác Tôi xin chịu hoàntoàn trách nhiệm về lời cam đoan này.

Nghiên cứu sinh

Trang 4

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 11

1.1.1 Nhóm các công trình nghiên cứu về Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương 11

1.1.2 Nhóm các công trình nghiên cứu về di sản hóa và các bên liên quan 15

1.2 Cơ sở lý luận 23

1.2.1 Các khái niệm cơ bản 23

1.2.2 Các quan điểm và lý thuyết nghiên cứu 32

1.2.3 Khung phân tích luận án 41

Tiểu kết 43

Chương 2QUÁ TRÌNH DI SẢN HÓA TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƯƠNG 45

2.1 Cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương 45

3.1 Vai trò của nhà nước 77

3.1.1 Trước khi Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO ghi danh 77

3.1.2 Sau khi Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO ghi danh 82

3.2 Vai trò của cộng đồng 84

3.2.1 Trước khi Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO ghi danh 84

3.2.2 Sau khi Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO ghi danh 87

3.3 Vai trò của các bên liên quan khác 90

3.3.1 Nhà nghiên cứu 90

3.3.2 UNESCO 92

3.3.3 Doanh nghiệp 93

3.3.4 Các tổ chức xã hội 94

Trang 5

4.2 Đề xuất giải pháp xây dựng mô hình quản lý tham gia 128

4.2.1 Mô hình quản lý tham gia 128

4.2.2 Đề xuất một số nhóm giải pháp mang tính ứng dụng mô hình 132

4.3 Đánh giá một số giải pháp thử nghiệm 143

4.3.1 Giải pháp tăng cường tiếp cận thông tin cho cộng đồng dựa vào công nghệ 1434.3.2 Giải pháp nâng cao năng lực sáng tạo/tái tạo di sản thông qua việc khai tháccác giá trị văn hóa thời Hùng Vương nhằm đặc trưng hóa sản phẩm lưu niệm du lịchPhú Thọ 148

4.3.3 Giải pháp tăng cường nhận thức di sản cho cộng đồng mở rộng thông qua sảnphẩm giáo dục trải nghiệm di sản 152

Tiểu kết 154

KẾT LUẬN 156

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 162

TÀI LIỆU THAM KHẢO 163

PHỤ LỤC 182

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTChữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

Bên liên quan

Cộng hòa xã hội chủ nghĩaDi sản văn hóa

Di sản văn hóa phi vật thểKhoa học Xã hội

Nhà xuất bảnQuản lý di sảnTrước Công nguyênThành phố

TrangTiến sĩTrung ươngỦy ban nhân dân

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc

United Nations Educational, Scientific and Cultural OrganizationVăn hoá, Thể thao và Du lịch

Trang 7

DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒSTT

Sơ đồ 1.1.Sơ đồ 1.2.Sơ đồ 1.3.Sơ đồ 1.4.Sơ đồ 2.1.Sơ đồ 2.2.

Sơ đồ 3.1.Sơ đồ 3.2.

Sơ đồ 4.1.Sơ đồ 4.2.

Sơ đồ 4.3.Bảng 2.1.Bảng 2.2.

Bảng 3.1.Bảng 3.2.Bảng 4.1.

Vùng giao nhau giữa giá trị và lợi ích di sản của nhà nước và cộng đồngSự hình thành biểu tượng di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trongquá trình di sản hóa

Mô hình quản lý tham gia

Mô tả minh họa việc áp dụng mô hình quản lý tham gia trong quản lý nhànước về di sản

Khung đáp ứng mô hình quản lý tham gia

Số liệu di tích thờ Hùng Vương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Một số dự án công trình được đầu tư tu bổ tôn tạo, xây dựng từ nguồn côngđức, xã hội hóa tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng

Số liệu khách du lịch đến Đền Hùng giai đoạn 2005 - 2011Số liệu khách du lịch đến Đền Hùng giai đoạn 2011 - 2019

Các BLQ với kỳ vọng và vai trò tham gia vào di sản hóa (giai đoạn 2012 nay)

-Sự tham gia và đáp ứng huy động các nguồn vốn của BLQ trong dự ánthiết kế sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn hóa Hùng VươngKết quả đánh giá các bên liên quan về chương trình du lịch học đườngtrong bộ sản phẩm giáo dục trải nghiệm di sản

153

Trang 8

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Vấn đề quản lý di sản “có danh hiệu” hiện nay đang ngày càng thu hút sựquan tâm trong giới học thuật Các quan điểm nghiên cứu xung quanh vấn đề nàyhiện nay chủ yếu tập trung vào các vấn đề nhận diện giá trị, đánh giá hiện trạng vàđưa ra những đề xuất cho giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của di sản sau khiđược “ghi danh” “công bố” trong các danh sách quốc gia hoặc quốc tế.

Trong những năm gần đây, giới nhân học Âu - Mỹ có xu hướng sử dụngthuật ngữ di sản hóa thay cho di sản với ý nghĩa rằng di sản “được cho là tồn tạibởi vì nó được gọi như vậy” bởi một quyền lực quốc gia hoặc quốc tế hay một tổchức nào đó [7, tr 37] Điều đó có nghĩa di sản chính là một lựa chọn, một hànhđộng văn hóa cụ thể có thể được gọi là di sản hóa - trở thành di sản Tuy nhiên,các nghiên cứu về di sản hóa chủ yếu theo xu hướng đánh giá những mặt trái,những nguy cơ và cảnh báo các mối đe dọa phương hại đến di sản do quá trìnhnày mang lại.

Ở Việt Nam, quá trình di sản hóa đang diễn ra như một xu thế quan trọngtrong lĩnh vực di sản những năm gần đây Đó là việc ghi danh/xướng danh/vinhdanh/xếp hạng hay nói cách khác là tôn vinh và mang lại “danh hiệu” cho cácDSVH với mục tiêu chính là bảo tồn, phát huy giá trị của di sản trong đời sống xãhội, cộng đồng Di sản hóa có thể xem là một vấn đề nổi cộm trong công tác quản lýdi sản Nó đặt ra những vấn đề trọng yếu như Lựa chọn yếu tố nào để ghi danh/xếphạng? Định danh di sản là gì? Nhận diện giá trị di sản như thế nào? Ứng xử với disản được ghi danh/xếp hạng ra sao? Thậm chí, di sản hóa còn kéo theo những vấnđề mang tính đối nghịch, mâu thuẫn và đầy tính hệ lụy như sự sính danh/háo danh,sự hoành tráng hóa, thương mại hóa, sân khấu hóa, thế tục hóa, hành chính hóa…đối với các di sản sau khi có “danh hiệu”.

Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta đãxác định quan điểm “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừalà động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội” và xây dựng nền văn hóa “tiên

Trang 9

tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” [94] Ở phương diện khác, di sản văn hóa hiện nay đãtrở thành một nguồn lực phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới Thực tế chothấy rất nhiều các di sản “có danh hiệu” đã có cách quản lý, khai thác, sử dụng hiệuquả, trở thành di sản có “thương hiệu”, tự tạo được sức hấp dẫn du khách và côngchúng Để văn hoá thực sự đi sâu vào cuộc sống, góp phần nâng cao chất lượng đờisống của người dân đồng thời gìn giữ được những giá trị, sáng tạo tinh hoa - hệthống DSVH của các thế hệ đi trước trao truyền lại, công tác quản lý văn hoá đóngvai trò hết sức quan trọng.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một trong các DSVHPVT đượcUNESCO ghi vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Tuynhiên, trong hệ thống các DSVHPVT của Việt Nam, đây là một di sản có tính đặcbiệt, thể hiện ở mấy điểm cơ bản sau

- Di sản có nhiều hợp phần đa dạng với lịch sử hình thành lâu đời và sựtích hợp cao nhiều giá trị trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam;

- Chủ thể “cộng đồng” của di sản có sự khác biệt so với các DSVHPVTkhác, đó là “cộng đồng quốc gia - dân tộc” với sự đa dạng về thành phần và phạm vilan tỏa rộng.

- Quá trình di sản hóa diễn ra sớm với vai trò của nhiều BLQ (cộng đồng,nhà nước, tầng lớp trí thức, doanh nghiệp, tổ chức ) và có sự thay đổi về thànhphần, đặc điểm, lợi ích và trách nhiệm của các BLQ qua quá trình di sản hóa.

Hiện nay, công tác quản lý di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đangphải đối mặt với rất nhiều vấn đề ở nhiều góc độ, trong đó, phần nhiều có

nguyên do từ mối quan hệ giữa các đối tượng liên quan đến Di sản Ở một bìnhdiện khác, việc được UNESCO ghi danh cũng khiến cho Di sản được đặt trongmối quan tâm ngày càng sâu rộng hơn của nhiều thành phần trong cộng đồng xãhội Các nhà nghiên cứu nhận thấy những hệ lụy tiêu cực của vấn đề gắn danhhiệu cho di sản Cộng đồng và các BLQ mới như doanh nghiệp, du khách, truyềnthông… có nhiều phản ứng và kỳ vọng khác nhau về việc di sản được ghi danh.Nhà nước cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý di sản do những điều

Trang 10

kiện khách quan về bối cảnh xã hội tác động đến không gian, chủ thể cũng nhưnhiều thực hành tín ngưỡng, do những yêu cầu khai thác di sản và phát triển kinhtế, xã hội Việc tìm ra một mô hình quản lý cũng như những giải pháp bảo vệ,phát huy phù hợp với đặc thù của di sản là một yêu cầu cấp thiết.

Bởi những lý do nêu trên, NCS lựa chọn vấn đề Di sản hóa Tín ngưỡng thờcúng Hùng Vương ở Phú Thọ nhìn từ lý thuyết các bên liên quan làm đề tài luận án

của mình với mong muốn đóng góp một nghiên cứu mang tính ứng dụng cho côngtác quản lý DSVHPVT, đặc biệt là các DSVHPVT được UNESCO ghi danh.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn vấn đềdi sản hóa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ và vai trò của các bên liênquan trong quá trình di sản hóa; trên cơ sở đó đưa ra giải pháp phù hợp trong côngtác bảo vệ, phát huy di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở giai đoạn hiện nay.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu (1) Tổng quan lý thuyết, các công trình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng HùngVương, về vấn đề di sản hóa và các bên liên quan; xây dựng cơ sở lý luận cho luậnán; (2) Phân tích, luận giải quá trình di sản hoá Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ởPhú Thọ trong lịch sử với sự vận động về giá trị của Di sản và mục đích di sản hóa;(3) Nhìn nhận vai trò của các bên liên quan trong quá trình di sản hóa Tín ngưỡngthờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ và những vấn đề về bảo vệ, phát huy Di sản saukhi được UNESCO ghi danh thông qua các khảo sát một số trường hợp cụ thể; (4)Đưa ra những giải pháp nhằm bảo vệ, phát huy di sản Tín ngưỡng thờ cúng HùngVương ở Phú Thọ từ góc nhìn các bên liên quan, đặc biệt là giải pháp xây dựng môhình quản lý tham gia và đánh giá một số thử nghiệm mô hình.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 11

Luận án nghiên cứu vấn đề di sản hoá tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ởPhú Thọ từ góc nhìn các bên liên quan.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung Luận án nghiên cứu quá trình di sản hóa Tín ngưỡng thờ cúng

Hùng Vương ở Phú Thọ theo các phân đoạn thời gian dưới quan điểm di sản hóa vàlý thuyết các bên liên quan.

Về không gian Luận án tiến hành khảo sát, nghiên cứu thực tiễn các hợp

phần di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trên cơ sởlựa chọn một số đối tượng tiêu biểu là các cơ sở thờ cúng Hùng Vương, lễ hội, địabàn cụ thể Trong một số phân tích, phạm vi không gian có thể mở rộng đến một sốcơ sở thực hành Tín ngưỡng trên địa bàn trong và ngoài nước để làm minh chứng vềgiá trị, phạm vi lan tỏa và các vấn đề đặt ra đối với di sản Tín ngưỡng thờ cúngHùng Vương qua quá trình di sản hóa.

Về thời gian Luận án tổng hợp, kế thừa các kết quả nghiên cứu đi trước có liên

quan tới đề tài cho tới năm 2021 và sử dụng các kết quả nghiên cứu thực địa từ năm2015 đến năm 2022 Các nội dung đánh giá cũng như những đề xuất về giải pháp củaluận án có thể sử dụng trong giai đoạn tiếp theo (tới năm 2030) theo tầm nhìn của ngànhVH,TT&DL nói chung và định hướng phát triển của địa phương nói riêng.

4 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu 1 Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có quá trình di sảnhoá như thế nào? Giả thuyết Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có quá trình di sảnhoá lâu đời từ nhiều thế kỉ gắn với hệ thống các giá trị đặc thù đối với cộng đồngquốc gia - dân tộc.

Câu hỏi nghiên cứu 2 Vai trò của các bên liên quan trong quá trình di sảnhóa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương? Giả thuyết Vai trò của các bên liên quanđối với di sản có sự vận động theo giá trị, lợi ích từ di sản và nhu cầu, trách nhiệmcủa mỗi bên đối với di sản.

Câu hỏi nghiên cứu 3 Giải pháp phù hợp trong việc bảo vệ, phát huy di sảnTín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ giai đoạn hiện nay? Giả thuyết Các

Trang 12

giải pháp hướng tới sự hài hòa mối quan hệ và vai trò các bên liên quan là một lựachọn phù hợp đối với công tác bảo vệ, phát huy di sản Tín ngưỡng thờ cúng HùngVương ở Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay.

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được các nhiệm vụ nghiên cứu như đã nêu, luận án sử dụng kếthợp phương pháp nghiên cứu liên ngành văn hóa học, xã hội học, dân tộc học vàquản lý văn hóa Do tiếp cận vấn đề nghiên cứu ở góc nhìn các bên liên quan trongquá trình di sản hóa, luận án sử dụng chủ yếu các phương pháp cụ thể của khoa họcxã hội định tính bao gồm tổng hợp, phân tích tài liệu, điền dã dân tộc học, quan sáttham dự và phỏng vấn sâu… Song song với đó, các phương pháp của khoa họcquản lý như phương pháp logic - lịch sử, phương pháp hệ thống, phương pháp sosánh và phương pháp mô hình hóa được sử dụng xuyên suốt trong luận án nhằmphục vụ cho các nhiệm vụ nghiên cứu mang tính luận giải, đánh giá các vấn đề vềlĩnh vực quản lý di sản.

5.1 Tổng hợp, phân tích tài liệu

(1) Tổng hợp, nghiên cứu, phân tích hệ thống các văn bản pháp quy quốc tế,Việt Nam và địa phương (Phú Thọ) liên quan đến quản lý di sản và quá trình di sảnhóa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ Thao tác này giúp NCS có đượccăn cứ quan trọng về pháp lý trong vấn đề quản lý di sản ở các phạm vi khác nhau,đặc biệt đối với một di sản được đưa vào danh sách DSVHPVT đại diện của nhânloại của tổ chức UNESCO; (2) Tổng hợp, phân tích và đánh giá hệ thống tài liệunghiên cứu của quốc tế và Việt Nam về các vấn đề liên quan được sử dụng trongluận án như lý thuyết, quan điểm nghiên cứu; các khái niệm công cụ.

5.2 Điền dã dân tộc học và quan sát tham dự

Nhằm có được các thông tin thực tế để diễn giải quá trình di sản hóa đối vớiTín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, NCS đã thực hiện các cuộc điền dã tại 03 nhómđịa bàn nghiên cứu đã lựa chọn Cụ thể là

Nhóm 1 Khu vực Đền Hùng và lân cận bao gồm các điểm (1) Khu di tích

lịch sử Đền Hùng với lễ hội Đền Hùng (Xã Hy Cương, thành phố Việt Trì) là trung

Trang 13

tâm thực hành tín ngưỡng lâu đời, quan trọng nhất trong hệ thống cơ sở thờ cúngHùng Vương và có sự thay đổi rõ rệt trên mọi phương diện trong quá trình di sảnhóa; (2) Làng Vi, Trẹo (Thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao) làng Cổ Tích (xã HyCương, thành phố Việt Trì ba làng cổ liên quan đến Tín ngưỡng thờ cúng HùngVương trên núi Hùng được đề cập chủ yếu trong các nghiên cứu về hiện trạng quảnlý di sản sau khi được ghi danh; (3) Đình Cả với lễ hội Rước vua về làng vui xuân(xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao) một trong hơn 40 làng vùng ven Đền Hùng cóthực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương từ lâu đời và có công tác tự quản tốt.

Nhóm 2 Di tích cấp quốc gia, bao gồm các điểm Đình Đào Xá (xã Đào Xá,

huyện Thanh Thủy); Đền Lăng Sương (xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy); ĐìnhHùng Lô (xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì) Đây là nhóm các di tích được xếp hạngcấp quốc gia, song có nhiều điểm tương đồng và khác biệt trong công tác quản lý ditích cũng như sự vận động của cộng đồng trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

Nhóm 3 Di tích cấp tỉnh bao gồm (1) Đền Thượng (xã Ninh Dân, huyện Thanh

Ba); (2) Đền Quốc Tế (xã Thọ Văn, huyện Tam Nông) Đây là hai di tích cấp tỉnh có sựkhác biệt rõ rệt sau thời điểm Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO ghidanh, một cơ sở có nhiều thay đổi tích cực, một cơ sở còn khá hạn chế.

Các cuộc điền dã chia làm nhiều đợt từ năm 2015 cho tới năm 2021 nhằm (1) Quan sát, thu thập các dữ liệu sơ cấp về hiện trạng sinh hoạt thực hành tínngưỡng (tại các địa bàn nghiên cứu lựa chọn); (2) Ghi nhận thông tin đánh giá bướcđầu về thực trạng công tác bảo vệ, phát huy di sản cũng như công tác quản lý di sảnvà mối quan hệ giữa các bên liên quan sau ghi danh.

Thời gian điền dã tập trung ở hai thời điểm (1) Trong dịp lễ hội, ngày tiệc(lễ trọng) tại các điểm nghiên cứu; (2) Ngoài thời điểm lễ hội (Tết Nguyên đán - dịpquan trọng nhất đối với các di tích thờ cúng Hùng Vương, người quản lý, trông nommở cửa di tích và phân công trực thường xuyên) Ngoài ra, nhằm có được nhữngthông tin tổng quan và tham chiếu trong hệ thống các hợp phần di sản Tín ngưỡngthờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ trong bối cảnh di sản hóa, NCS cũng thực hiệnmột số các cuộc khảo sát tại các cơ sở tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên địa

Trang 14

bàn tỉnh và một số chuyến đi ngoại tỉnh phía Nam như tỉnh Bình Dương (Côngviên nghĩa trang Bến Cát, phường Bến Cát; Trường PTTH chuyên Hùng Vương,thành phố Thủ Dầu Một), thành phố Hồ Chí Minh (Đền thờ vua Hùng ở một số địađiểm tiêu biểu như công viên Tao Đàn, khu Suối Tiên, Thảo Cầm Viên), tỉnh ĐắcLắc (đình Lạc Giao).

5.3 Phỏng vấn sâu

Phỏng vấn sâu là phương pháp quan trọng nhất được sử dụng do đặc thù về

lý thuyết sử dụng (các bên liên quan) Các thông tin cần thu thập vừa mang tính cá

nhân cao, vừa có độ nhạy cảm và khác biệt từ phía các đối tượng khác nhau Cáccuộc phỏng vấn được thực hiện với các cá nhân hoặc nhóm (với đối tượng có sốlượng mẫu lớn như du khách, cộng đồng địa phương…) Câu hỏi sử dụng phỏngvấn là dạng câu hỏi mở Các câu hỏi được thiết kế dựa trên cơ sở vấn đề cần tìmhiểu ở mỗi một đối tượng phỏng vấn và mỗi địa bàn nghiên cứu.

5.3.1 Đối tượng phỏng vấn

Từ góc nhìn các BLQ, luận án cố gắng tiếp cận đa dạng nhất ý kiến của cácBLQ khác nhau bao gồm các đối tượng cán bộ quản lý nhà nước (trong đó cũngphân cấp và phân nhóm cán bộ quản lý chuyên môn, cán bộ quản lý phía chínhquyền ở các cấp từ tỉnh đến xã, trong đó, một số trường hợp sẽ hỏi ở các vai khácnhau); các nhà nghiên cứu, các chuyên gia (thuộc các lĩnh vực văn hóa dân gian,lịch sử - khảo cổ, kiến trúc - mỹ thuật, Hán Nôm…); cộng đồng (cộng đồng địaphương ở Phú Thọ, cộng đồng người Việt trong nước và nước ngoài), các tổ chức,du khách, doanh nghiệp, truyền thông… Ngay trong từng đối tượng cũng có thểphân tách nhiều thành phần khác nhau như đối với cộng đồng tại địa phương có đốitượng tham gia quản lý cơ sở thờ cúng, có đối tượng chỉ tham gia lễ hội hoặc đi lễngày tuần, có đối tượng là hộ gia đình làm du lịch…) Trong đó, đối tượng phỏngvấn được chia thành 3 nhóm chính để thuận tiện cho việc thiết kế các nội dung (1)Nhóm quản lý; (2) Nhóm cộng đồng; (3) Nhóm các đối tượng liên quan khác.

Phần phụ lục 1 giới thiệu một số bảng liệt kê những nội dung chính đượctriển khai phỏng vấn sâu bao gồm các đề cương phỏng vấn đối với từng cá nhân và

Trang 15

nhóm được phỏng vấn thiết kế dưới dạng các câu hỏi mở Trong đó, nhiều nộidung/câu hỏi sử dụng chung cho nhiều đối tượng để thu nhận thông tin nhiều gócđộ, một số nội dung/câu hỏi được trộn lẫn để kiểm tra chéo Việc thu nhận đượcnhiều ý kiến của các bên về một vấn đề là căn cứ để luận án nhìn nhận đa chiều hơnmột số các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra về vấn đề di sản hóa nói chung và di sảnhóa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương nói riêng, đồng thời giúp cho luận án luậngiải nhiều trường hợp quản lý khác nhau trong hệ thống các hợp phần của Di sản.

5.3.2 Nội dung phỏng vấn

Các nội dung phỏng vấn chung bao gồm (1) Quan điểm về việc khôi phục,bảo tồn và tôn vinh các giá trị di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương cũng nhưviệc “xếp hạng” “ghi danh” di sản…; (2) Đánh giá về các hoạt động quản lý, bảo vệvà phục hồi, tu bổ di tích, cơ sở thờ tự, việc tổ chức lễ hội và các sinh hoạt thựchành, tín ngưỡng khác trước và sau khi di sản được ghi danh; (3) Xác định các vấn

đề nảy sinh trong quá trình di sản hóa và mối quan hệ giữa các bên liên quan trong

quá trình đó Bên cạnh đó, những nội dung phỏng vấn riêng phù hợp với vai trò củatừng đối tượng sẽ được lồng ghép để thu được thông tin cần thiết.

5.4 Các phương pháp khác

Luận án sử dụng phương pháp logic - lịch sử để tiếp cận vấn đề di sản hóaTín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương như một quá trình, từ đó luận giải sự hình thànhvà vận động qua các giai đoạn lịch sử, các mốc sự kiện có tính chất định danh, địnhhình diện mạo, đặc trưng của Di sản Phương pháp này giúp luận án nhìn nhận đượcnhững nguyên nhân, những yếu tố tác động mang tính logic đến sự lựa chọn di sảnhóa của chủ thể người Việt cổ và người Việt đương đại Phương pháp logic - lịch sửđược thực hiện với các thao tác phân tích phân đoạn quá trình di sản hóa, xác địnhcác sự kiện di sản hóa quan trọng, đặt khách thể nghiên cứu trong bối cảnh lịch sửvới những nhu cầu sáng tạo và thực hành di sản của các chủ thể (phương diện lịchđại), từ đó phân tích mối quan hệ của các BLQ trong sự tác động đến Di sản ở cácchiều kích khác nhau (phương diện đồng đại).

Tiếp đó, để nhìn nhận vấn đề nghiên cứu trong hai tương quan lịch đại và

Trang 16

đồng đại, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp hệ thống, phương pháp môhình hóa và phương pháp so sánh để khái quát và đánh giá các kết quả sau mỗi nộidung nghiên cứu Các sơ đồ và mô hình sử dụng trong luận án được tác giả tổnghợp và đưa ra trên cơ sở các quan điểm tiếp cận, sự kế thừa các nghiên cứu đi trướcvà những phân tích, đánh giá riêng đối với các vấn đề đặt ra trong luận án.

6 Đóng góp của luận án

6.1 Về lý luận

Luận án đề xuất một điểm mới về lý luận, đó là quan điểm di sản hóa và lýthuyết các bên liên quan trong lĩnh vực quản lý di sản nói chung và DSVHPVT nóiriêng ở Việt Nam Thông qua trường hợp một di sản đặc biệt (DSVHPVT có mối

tương tác nhiều BLQ trong lịch sử; có không gian lan toả sâu rộng và có các lớp giátrị hướng tới một cộng đồng đặc thù - cộng đồng quốc gia dân tộc), luận án biện giảisự vận động của một di sản trong hành trình di sản hóa nhìn từ sự tương tác và mốiquan hệ giữa các BLQ để từ đó có những đề xuất về giải pháp bảo vệ, phát huy cácdi sản cùng loại hình Bên cạnh đó, NCS hy vọng rằng luận án có thể là một tài liệutham khảo có ích cho các nghiên cứu về di sản văn hóa.

6.2 Về thực tiễn

Những kết quả khảo sát và phân tích, đánh giá thực trạng di sản hóa Tínngưỡng thờ cúng Hùng Vương từ góc nhìn các bên liên quan của luận án đóng gópmột phần cho việc đưa ra các giải pháp quản lý di sản nói chung và loại hình di sảnvăn hoá phi vật thể vẫn còn thực hành trong cộng đồng nói riêng Bên cạnh đó,điểm mới của luận án là việc đề xuất, xây dựng một mô hình quản lý phù hợp - môhình quản lý tham gia Lý do lựa chọn, đề xuất mô hình xuất phát từ đặc thù của Disản và yêu cầu thực tiễn của công tác bảo vệ, phát huy di sản Tín ngưỡng thờ cúngHùng Vương trong giai đoạn hiện nay Trên cơ sở đó, đóng góp của luận án là đánhgiá một số các thử nghiệm triển khai mô hình đề xuất qua những kinh nghiệm thựctế của NCS trong quá trình thực hiện luận án.

7 Cấu trúc của luận án

Luận án gồm 247 trang được chia làm phần chính văn và phần phụ lục Phần

Trang 17

chính văn gồm 176 trang với Mở đầu (10 trang), Kết luận (6 trang), Tài liệu thamkhảo (19 trang) và Nội dung luận án (141 trang) với 4 chương như sau

- Chương 1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý luận (34 trang);- Chương 2 Quá trình di sản hóa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở PhúThọ (31 trang);

- Chương 3 Vai trò của các bên liên quan trong quá trình di sản hóa (45trang);

- Chương 4 Giải pháp bảo vệ và phát huy di sản Tín ngưỡng thờ cúng HùngVương nhìn từ các bên liên quan (31 trang).

Trang 18

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Nhóm các công trình nghiên cứu về Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một di sản đặc biệt trong hệ thống disản văn hoá của người Việt Đó là một sản phẩm văn hoá mang tính chất sáng tạođộc đáo bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Trải qua các thời kì lịch sử, từthời dựng nước cho tới những giai đoạn song hành với giữ nước, Tín ngưỡng thờcúng Hùng Vương đã khẳng định được vị thế của mình trong đời sống dân tộc.

Tính độc đáo của di sản này đã được rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa họcđề cập Cố giáo sư Hà Văn Tấn từng nhận định về giá trị đặc biệt đó “Không ở đâutrên trái đất này, có một dân tộc tin rằng có một mộ tổ chung, một ngôi đền tổchung, để một ngày trong năm, hành hương về tưởng niệm như trường hợp ViệtNam” [129, tr 429] Nhà nghiên cứu Tạ Ngọc Tấn cho rằng “Trên thế giới cónhiều tộc người, nhiều quốc gia thờ cúng tổ tiên ở các mức độ và dạng thức khácnhau, nhưng thờ cúng Hùng Vương dưới dạng thờ Quốc Tổ thì chỉ có ở người Việtvà ở Việt Nam” [127, tr 7] Cùng chung quan điểm đó, nhà nghiên cứu Đinh Gia

Khánh đã viết trong Địa chí Vĩnh Phú Văn hóa dân gian vùng đất Tổ

Cả nước làm giỗ Tổ! Đối với chúng ta thì đó dường như là một điều tự nhiên,một điều bình thường Những xét cho kỹ thì điều đó không bình thường mộtchút nào cả Trái lại, đó là một trong những nét độc đáo, rất độc đáo trong vănhóa tinh thần của dân tộc Việt Nam Ở trên thế giới, cũng có những nước lấyquốc hiệu từ tên một vị thủy tổ Nhưng không một nước nào giống như nướcta có lệ hằng năm lại làm lễ giỗ Tổ, tưởng niệm các vị thủy tổ đã khai cơ lậpnghiệp, đã mở đầu việc xây dựng Tổ quốc [90, tr 9].

Xét về góc độ văn hoá, tục thờ cúng Hùng Vương bồi đắp niềm tự hào, ýthức tự tôn thiêng liêng của cả dân tộc trong mọi nỗ lực xây dựng và bảo vệ tổ quốcsong hành với bản sắc văn hoá, văn hiến riêng của người Việt Xét về góc độ xã hội,đây là một tập quán xã hội lâu đời gắn với tâm thức của dân tộc Việt Nam vốn có

Trang 19

truyền thống ứng xử trọng ơn nghĩa, nặng ân tình, luôn coi trọng các giá trị văn hoánguồn cội Ở góc độ đạo đức, ý thức về việc thờ cúng Hùng Vương mang giá trịnhân văn sâu sắc, đó là một biểu tượng hướng thiện giúp con người trong nâng caogiá trị của chính mình và cộng đồng xã hội nơi mình được sinh ra Chính trên nềntảng đó, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương với xuất phát điểm là những tín ngưỡngdân gian của cư dân nông nghiệp đã gắn kết với nét đẹp đạo lý uống nước nhớnguồn, coi trọng tổ tiên để hình thành riêng nên tín ngưỡng độc đáo là thờ vua Tổ.

Những truyền thuyết Hùng Vương dựng nước, giữ nước, những hình tượngLạc Long Quân, Âu Cơ, Tản Viên, Thánh Gióng, Lang Liêu, …cùng với phong tục,tập quán, nghi lễ, sinh hoạt… của người Văn Lang là những câu chuyện phổ biếntrong đời sống cộng đồng dân tộc Những cứ liệu truyền thuyết là căn cứ để một sốnhà sử học đưa thời Hùng Vương dựng nước Văn Lăng vào những bộ sử lịch sử dân

tộc đầu tiên từ cuối thời Trần và thời Lê Sơ Đó là Việt Nam thế chí của Hồ TôngThốc (1372), Việt sử lược (khuyết danh - thế kỉ XVI) [71, tr 71].

Trong các DSVHPVT có danh hiệu UNESCO ở Việt Nam, Tín ngưỡng thờcúng Hùng Vương và những vấn đề liên quan có lẽ thu hút sự quan tâm của giớinghiên cứu nhiều hơn cả Trong thế kỉ XX, từ những năm sau 1945, các nghiên cứuđã bắt đầu xuất hiện liên tục, đặc biệt trong các thập kỉ 70 trở đi Cho tới năm 2012,theo thống kê sưu tầm các công trình nghiên cứu về Hùng Vương và Tín ngưỡngthờ cúng Hùng Vương đã có tới 703 công trình trong đó có loạt hội thảo chuyên đềvề Hùng Vương dựng nước (4 lần) diễn ra lần lượt từ năm 1968 tới năm 1971 [99,tr 807-871] Trong danh mục này có rất nhiều công trình của những nhà khoa họcnổi tiếng trong giới nghiên cứu như Đào Duy Anh, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng,Vũ Ngọc Khánh, Nguyễn Khắc Xương, nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn, nhà sử học LêVăn Lan… Nội dung của các nghiên cứu này tập trung vào mấy vấn đề cơ bản

- Các vấn đề về kinh tế, chính trị, xã hội và lịch sử - khảo cổ thời HùngVương (thời gian, thời đại Hùng Vương và nhà nước Văn Lang)

- Các vấn đề văn hóa, giá trị văn hóa thời Hùng Vương (trong đó có văn học,đặc biệt là hệ thống truyền thuyết, truyện cổ)

Trang 20

- Nhân vật và địa danh liên quan đến thời Hùng Vương (Phú Thọ và vùng lâncận, địa bàn các kinh đô của các nhà nước Văn Lang - Âu Lạc)

Nổi bật trong những nghiên cứu này là công trình Lịch sử Việt Nam - bộ

Quốc sử đầu tiên của thời đại Hồ Chí Minh của nhà sử học Phan Huy Lê Trong bộsử 30 tập này, ông đã giới thiệu quá trình hình thành nhà nước Văn Lang trong tập1, được xuất bản năm 1985 và tái bản nhiều lần Sau đó, nội dung này còn được

trình bày trọn vẹn trong công trình Lịch sử và văn hóa Việt nam - tiếp cận bộ phận

xuất bản năm 2015 Phần nội dung này đã nêu và luận giải thuyết phục về sự hìnhthành cũng như tồn tại và những giá trị khoa học lịch sử của nhà nước Văn Lang.Đồng thời, ông cũng xác định sự ra đời loại hình “cộng đồng” riêng cho di sản Tínngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong kết luận “Sự xuất hiện một hình thái Nhànước như thế, dù còn sơ khai, vào thời Hùng Vương, đánh dấu một bước tiến quantrọng của lịch sử Nó xác nhận quá trình dựng nước thời Hùng Vương và đặt cơ sởcho sự ra đời của một loại hình cộng đồng người mới cộng đồng quốc gia - dântộc” [71, tr 15].

Sau năm 2012, tức là sau khi UNESCO ghi danh Tín ngưỡng thờ cúng HùngVương là DSVHPVT đại diện của nhân loại, số lượng các nghiên cứu càng tăng cảvề số lượng và tần suất Các cuộc hội thảo khoa học lớn cấp tỉnh, quốc gia và cấpquốc tế về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và thờiđại Hùng Vương trong lịch sử cùng với những vấn đề liên quan (hệ thống di tích, dichỉ, cơ sở tín ngưỡng, truyền thuyết dân gian…) đã được tổ chức Có thể kể đến các

hội thảo tiêu biểu như Hội thảo khoa học quốc tế Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trongxã hội đương đại (nghiên cứu trường hợp tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở ViệtNam) (2011) với 130 bài viết; Hội thảo quốc gia Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vươngở Việt Nam (2014) với 39 bài viết; Hội thảo khoa học quốc gia Thời đại HùngVương trong tiến trình lịch sử Việt Nam (2019) với 69 bài viết Với sự tham gia của

đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà khoa học trong nước và quốc tế, số lượng và nộidung phong phú, đa dạng của các bài viết đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt của giớinghiên cứu đối với các chủ đề liên quan đến di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng

Trang 21

Vương Nội dung cơ bản của các bài nghiên cứu trình bày tại các hội thảo này tậptrung vào mấy vấn đề (1) Nhận diện, đánh giá giá trị của Tín ngưỡng thờ cúngHùng Vương với tư cách là một sáng tạo văn hóa độc đáo của người Việt; (2) Sưutầm, thống kê và bàn luận về các hợp phần di sản (di tích, cơ sở thờ cúng HùngVương, lễ hội, diễn xướng, các tư liệu văn học dân gian, phong tục, tập quán, nghilễ, hệ thống văn tự, di chỉ, hiện vật ) trên một phạm vi lan tỏa rộng của di sản từvùng Phú Thọ cho tới cả nước và vượt qua ranh giới quốc gia, được bảo tồn, pháthuy giá trị trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài; (3) Các vấn đề về bảo tồn,phát huy Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong giai đoạn hiện nay sau khi đượcUNESCO ghi danh là DSVHPVT đại diện của nhân loại Đặc biệt, các tác giả đãbày tỏ nhiều quan điểm, cách tiếp cận nhiều chiều về Tín ngưỡng thờ cúng Hùng

Vương ở những trường hợp nghiên cứu cụ thể Trong số đó, Hội thảo Tín ngưỡngthờ cúng tổ tiên trong xã hội đương đại (nghiên cứu trường hợp tín ngưỡng thờcúng Hùng Vương ở Việt Nam) là sự kiện khoa học có ý nghĩa đặc biệt trong việc

khẳng định và bàn luận về cơ sở khoa học, những vấn đề lí luận và thực tiễn về giátrị lịch sử, tư tưởng, văn hóa, xã hội đa chiều và sâu sắc của di sản Tín ngưỡng thờcúng Hùng Vương.

Bên cạnh đó, các tác giả có nghiên cứu sâu về Đền Hùng và Tín ngưỡng Thờcúng Hùng Vương tiêu biểu có thể kể đến là Nguyễn Thị Tuyết Hạnh với luận án

Khu di tích Đền Hùng trong tiến trình lịch sử dân tộc (2003) [39], Trần Thị TuyếtMai với luận án Lễ hội đền Hùng trong đời sống văn hóa cộng đồng (2013) [87],Nguyễn Đắc Thủy với luận án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản Tín ngưỡng thờcúng Hùng Vương và hát Xoan ở Phú Thọ (2018) [145] Các công trình này tập

trung phân tích quá trình phát triển cũng như vai trò của Khu di tích lịch sử ĐềnHùng trong lịch sử dân tộc, giá trị của lễ hội Đền Hùng và di sản Tín ngưỡng thờcúng Hùng Vương nói chung trong đời sống cộng đồng và dân tộc Những kết quảnghiên cứu này giúp ích cho luận án trong việc kế thừa các thông tin liên quan đếnquá trình hình thành và phát triển của Khu di tích lịch sử Đền Hùng, lễ hội ĐềnHùng, đặc biệt là kết luận khoa học về việc đánh giá giá trị cũng hiện trạng bảo tồn,

Trang 22

phát huy di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ Tiếp cận ở phươngdiện lịch sử và văn hóa học, hai công trình luận án của Nguyễn Thị Tuyết Hạnh vàTrần Thị Tuyết Mai tập trung phân tích, luận giải một số khía cạnh cơ bản liên quantới con đường di sản hóa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (mối quan hệ giữa disản và cộng đồng, cộng đồng với di sản, sự thay đổi của di sản qua những giai đoạnlịch sử) thể hiện qua hai hợp phần quan trọng là Khu di tích lịch sử Đền Hùng và lễhội Đền Hùng Tiếp cận ở phương diện quản lý, luận án tiến sĩ văn hóa học của

Nguyễn Đắc Thủy Bảo vệ và phát huy giá trị di sản Tín ngưỡng thờ cúng HùngVương và hát Xoan ở Phú Thọ (2018) [145] và sách xuất bản cùng tên (2019) [146]

không chỉ tổng hợp những giá trị của di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương,trong đó có những giá trị mới mang tính thời đại (giá trị tài nguyên du lịch) mà cònnhấn mạnh sự hỗ trợ (bảo trợ) của nhà nước đối với cộng đồng trong công tác quảnlý di sản, trong các hoạt động thực hành tín ngưỡng, đặc biệt là những khuyến nghịtheo tinh thần Công ước năm 2003 của UNESCO về việc nâng cao vai trò cộngđồng trong bảo tồn di sản.

Tuy nhiên, khoảng trống ở tất cả các nghiên cứu nêu trên là sự vận động củaTín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong quá trình di sản hóa; hành trình trở thànhdi sản của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở góc nhìn các bên liên quan Khoảngtrống đó là cơ hội để NCS tìm hiểu và hy vọng có những đóng góp về lý luận vàthực tiễn cho công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản Tín ngưỡng thờ cúng HùngVương trong bối cảnh hiện nay.

1.1.2 Nhóm các công trình nghiên cứu về di sản hóa và các bên liên quan

1.1.2.1 Các công trình ngoài nước

Nhìn từ quan điểm của UNESCO, di sản hoá được coi là một quá trình có sựđóng góp, tham gia, can thiệp của các bên điển hình cộng đồng địa phương, quốcgia và quốc tế (Công ước 2003) Cùng chiều quan điểm này, Awoke Amzaye

Assoma (2010) cho rằng di sản hoá là quá trình có sự đóng góp vai trò của 3 bên

nhà nước, cộng đồng địa phương và UNESCO nhằm hướng đến các mục đích liênquan tới nhau [169] Quá trình này thể hiện các động lực, xung đột cũng như quan

Trang 23

hệ quyền lực ở cả ba cấp độ Ở cấp độ địa phương di sản hoá có ý nghĩa củng cố

bản sắc văn hoá địa phương (Konso - trường hợp địa bàn nghiên cứu - NCS chú

thích) cùng với tạo ra cơ hội về phát triển kinh tế; Ở cấp độ quốc gia di sản hoá

tăng cường sự can thiệp quan liêu từ phía nhà nước (chính quyền) vào các vấn đềcủa địa phương, trong đó có bảo tồn và phát triển văn hoá, bên cạnh đó là đóng gópcho việc xây dựng hình ảnh của quốc gia trên bình diện quốc tế; Ở cấp độ quốc tế,

di sản hoá có vai trò thúc đẩy diễn ngôn di sản của UNESCO với tư cách một phần

của diễn ngôn toàn cầu hoá Rõ ràng, quá trình di sản hóa không tách rời mối quanhệ các BLQ Vấn đề đặt ra là cần phải tìm hiểu và “dàn xếp” mối quan hệ này trongquá trình di sản hóa như thế nào ở mỗi trường hợp cụ thể.

Từ sau những nghiên cứu về các bên liên quan trong lĩnh vực quản lý, cáctiếp cận theo lý thuyết này ngày càng được quan tâm nhiều hơn ở rất nhiều lĩnh vựckhác như giáo dục, chính sách công, dự án cộng đồng - xã hội và đặc biệt là các lĩnhvực sự kiện, du lịch và quản lý di sản Xu hướng phổ biến trong các nghiên cứu cótiếp cận các BLQ đó là khẳng định vai trò và mức độ quan trọng của các bên đối vớiviệc thực thi các dự án, kế hoạch hay giải pháp trong các trường hợp/loại hình disản khác nhau Nghiên cứu mối quan hệ giữa di sản văn hóa với phát triển du lịch,Jansen- Verbeke và Lievois (1999) đã xem xét và xác định những yếu tố chính ảnhhưởng tới thành công của việc phát triển sản phẩm du lịch văn hóa bao gồm (1) Giátrị và mục tiêu của các BLQ; (2) Đặc điểm hình thái của tài sản di sản văn hóa; (3)Khả năng tiếp cận và chức năng; (4) Sự kết hợp của di sản với các hoạt động du lịchvà các yếu tố bổ trợ khác Tập trung hơn vào mối quan hệ giữa các bên liên quan vàquản lý văn hóa, bài nghiên cứu “Stakeholder collaboration and heritage

management” của các tác giả Aas, C., A.Ladkin and J.Fletcher (2005) đã phân tíchmột điển hình cho nghiên cứu ứng dụng quan điểm lý thuyết này, đó là Dự án củaUNESCO ''Quản lý Di sản văn hóa và du lịch Mô hình hợp tác giữa các bên liênquan” mà Luang Prabang là một trong chín địa điểm Di sản Thế giới ở Châu Á -Thái Bình Dương được lựa chọn thí điểm Dự án áp dụng cách tiếp cận phù hợp vớiquan điểm các bên liên quan trong vận hành di sản, đó là lập và thực hiện các kế

Trang 24

hoạch hành động để quản lý bền vững di sản và du lịch dựa trên nhóm làm việc củacác bên liên quan bao gồm từ cơ quan quản lý địa phương, các bộ ngành chuyênmôn (Ngoại giao, Văn hóa - Thông tin, Du lịch, Xây dựng) và đại diện của

UNESCO Thông qua việc khảo sát kết quả dự án, các tác giả đã đưa ra những vấnđề thảo luận về việc áp dụng lý luận các bên liên quan trong vấn đề quản lý di sản,trong đó quan trọng nhất là mức độ hợp tác giữa các bên liên quan [166] Trong

luận văn Phương pháp tiếp cận sự tham gia của các bên liên quan trong quản lý vàbảo tồn di sản văn hóa đô thị (2007) của tác giả Jia Wen, lý thuyết về các bên liên

quan được áp dụng để phân tích sự tham gia của các nhóm bên liên quan khác nhautrong bảo tồn và quản lý di sản văn hóa đô thị (trường hợp nghiên cứu là các di sảnvăn hóa đô thị ở Trung Quốc) Nghiên cứu không chỉ giải thích sự cần thiết của việcsử dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia của các bên liên quan mà còn phântích ứng dụng cả về mặt lý thuyết và thực tế để đưa ra một minh chứng rõ ràng vềba nhóm bên liên quan chính, đó là khách du lịch - người dân và cộng đồng địaphương - các cơ quan quản lý (chính phủ), từ đó đưa ra một khung đề xuất về cáchthức tiếp cận hoạt động cho các bên liên quan trong trường hợp nghiên cứu [203].Cùng nghiên cứu về di sản văn hóa đô thị, nhóm tác giả Ulrika Lundh Snis, AnnaKarin Olsson, Iréne Bernhard trong nghiên cứu “Trở thành một đô thị cổ thôngminh - Cách quản lý hợp tác các bên liên quan với di sản văn hóa” (Becoming asmart old town - How to manage stakeholder collaboration and cultural heritage) đãkhẳng định quản lý di sản văn hóa là một quá trình đặc biệt phức tạp vì bảo tồn cái“cũ” phải đi đôi với đổi mới cái “mới” và thông minh để duy trì tính xác thực và giátrị cho các bên liên quan [201, tr 630].

Không chỉ xác định vai trò của các BLQ trong tổ chức, dự án hay sự kiện và cáclĩnh vực ứng dụng, các nghiên cứu còn đưa ra những cách phân loại, phân nhóm cácBLQ để thuận tiện hơn cho việc tiếp cận các vấn đề về quản lý Trong bài nghiên cứu“Hướng tới một lý thuyết về xác định các bên liên quan và sự phục tùng Xác địnhnguyên tắc về ai và điều gì thực sự được tính” (Toward a Theory of Stakeholder

Identification and Salience Defining the Principle of Who and What Really Counts), các

Trang 25

tác giả Ronald K Mitchell, Bradley R Agle và Donna J Wood (1997) đã xác định cácbên liên quan và khả năng phục vụ dựa trên các bên liên quan sở hữu một hoặc nhiềuhơn ba thuộc tính quyền lực, tính hợp pháp và tính cấp thiết [199] Trong khi đó,Freeman (1984) phân loại các bên liên quan thành 2 nhóm chính yếu và thứ yếu Nhómchính yếu là nhóm có quyền quyết định đối với hoạt động quản lý Nhóm thứ yếu là chịuphối hoặc quan tâm song có thể không có mặt và tham gia vào việc ra quyết định [175].Các cách xác định và phân loại như vậy phù hợp với việc xem xét quá trình di sản hóađối với DSVHPVT trong mối liên hệ, tương tác giữa các BLQ Ở từng hoạt động cụ thể,mỗi BLQ sẽ có mức độ tham gia và đóng góp khác nhau tùy thuộc vào giá trị, lợi ích, sựquan tâm cũng như khả năng tham gia.

1.1.2.2 Các công trình trong nước

Về vấn đề di sản hóa nói chung, có thể nhận thấy, hầu như các nghiên cứu về di

sản đều ít nhiều bàn đến song ở những mức độ đề cập khác nhau Các nghiên cứu đề cập

tới vấn đề di sản hóa chủ yếu thông qua các bàn luận về nhận diện, đánh giá giá trị di

sản, quá trình bảo tồn, phát huy, ghi danh, xếp hạng, vinh danh… hay việc thực thi cácCông ước, các điều luật về di sản cũng như những tác động của những hành xử đó đối

với từng di sản Tiếp cận vấn đề di sản hóa ở góc nhìn các bên liên quan trong các

nghiên cứu chủ yếu được đề cập ở hai chủ thể nhà nước và cộng đồng.

Các xu thế tiêu cực như “thương mại hóa”, “trần tục hóa”, “quan phương hóa” lễhội truyền thống; các hiện tượng “buôn thần bán thánh”, tạo dựng các di tích mới để thutiền, mai một các nghi thức tế lễ, trò chơi dân gian ảnh hưởng đến tính thiêng của lễhội… có những nguyên nhân xuất phát từ chủ thể cộng đồng hoặc nhà nước cũng đượccác tác giả Phan Phương Anh, Trần Thị Thủy đề cập trong các nghiên cứu “Di sản hóalễ hội truyền thống và tính thiêng của nghi lễ” [7], “Cân bằng giữa vai trò của cộng đồngvà nhà nước trong bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể” (Nghiên cứu trườnghợp lễ hội đền Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh) [147].Nhìn từ góc độ di sản lễ hội, nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh bày tỏ quan điểm lo ngạisâu sắc về vấn đề “nở rộ” của lễ hội trong bối cảnh mà ông gọi là “sự phục hưng về vănhóa truyền thống” đã dẫn đến nhưng “lệch lạc”, “khiếm khuyết” cần phải khắc phục.

Trang 26

Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra bốn cảnh báo về những hiện tượng, những nguy cơ tác độngtiêu cực tới lễ hội truyền thống, đó là “đơn điệu hóa”, “trần tục hóa”, “quan phương hóa”và “thương mại hóa” lễ hội.

Tổng hợp nhiều ý kiến, quan điểm của các nhà nghiên cứu về những tác độngmang tính xung đột giữa bảo tồn và phát huy di sản văn hóa (sự cám dỗ của lợi ích, sựđánh mất vai trò của cộng đồng), tác giả Lương Hồng Quang trong nghiên cứu “Đa dạngvề các biểu đạt văn hóa từ các di sản văn hóa phi vật thể (Bàn về khuynh hướng chínhsách và thực tiễn cổ vũ cho sự tham gia của cộng đồng)” đã phân tích, luận giải sâu sắcnhững thay đổi bên trong của các lễ hội truyền thống trong xu thế, bối cảnh hiện tại Từđó, tác giả cho rằng “đã có sự thay đổi về mục đích tổ chức lễ hội cũng như tâm thế củachủ thể lễ hội Một sự kiện làng xã trở thành sự kiện vùng, một quốc gia, thậm chí nómang tính quốc tế khi có du khách quốc tế tham dự hay qua hệ thống truyền thông Độngthái này đưa vào lễ hội cộng đồng tính chất nhà nước của nó, với sự tham dự và can thiệpvề mặt chính sách và tổ chức” [116, tr 458] Trên phương diện khuyến nghị những tháchthức đặt ra với công tác bảo tồn, phát huy DSVHPVT có danh hiệu UNESCO, tác giảNguyễn Thị Hiền trong bài nghiên cứu “Bảo tồn di sản Hội Gióng ở đền Phù Đổng vàđền Sóc sau khi được UNESCO vinh danh” đã nhấn mạnh quan điểm nâng cao nhậnthức của người dân, của cộng đồng chủ thể di sản để cho họ trực tiếp nhận diện và đềxuất được các biện pháp bảo vệ di sản của họ Theo đó, Ban quản lý đền Sóc phải “lắngnghe” ý kiến của “các cụ”, của người dân trong việc xây dựng kịch bản lễ hội [43, tr.286-287] Ở một chuyên khảo khác, tác giả đã có khá nhiều luận giải về các vấn đề liênquan đến di sản hóa

Các quy định pháp luật về vấn đề xếp hạng, quản lý, sân khấu hóa,bảo vệ có chọn lọc trong công tác bảo vệ và phát huy di sản của cáctác nhân bên ngoài (nhà nghiên cứu, cán bộ văn hóa, tổ chức kinh tế )có khả năng dẫn đến sự suy giảm quyền (quản lý, tổ chức, sáng tạo,hưởng lợi ) đối với di sản văn hóa của cộng đồng [45, tr 20].Trong các nghiên cứu về di sản hóa ở Việt Nam, Oscar Salemink được coi làtác giả có nhiều công trình trực tiếp đề cập và bàn luận Các nghiên cứu của tác giả

Trang 27

tập trung chủ yếu vào các di sản có danh hiệu UNESCO Trong bài nghiên cứu“Appropriating culture The politics of intangible cultural heritage in Vietnam”(Chiếm đoạt văn hóa Tính chính trị của di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam”), in

trong State, Society and the market in Contemporary Vietnam - property, power andvalue (Nhà nước, xã hội và thị trường ở Việt Nam đương đại - tài sản, quyền lực và

giá trị), tác giả đã chỉ trích một cách gay gắt rằng việc gắn “danh hiệu”, “nhãn hiệu”cho di sản là hành động mang tính chính trị, mang tính “chiếm đoạt” di sản văn hóacủa cộng đồng thành tài sản của nhà nước Tác giả đưa ra giả định về quyền kiểmsoát di sản như là “tài sản văn hóa” trong việc định nghĩa, quản lý và sử dụng di sảncủa nhà nước Nhà nước đã xác thực, sửa đổi và công cụ hóa các quy trình của địaphương dưới sự bảo trợ quốc gia như là “tài sản của nhà nước” [188, tr 159-160].Oscar Salemink diễn đạt một cách dễ hiểu hơn về di sản hóa, đó là sự chính trị hóavà hoành tráng hóa đối với di sản, biến di sản của cộng đồng thành tài sản văn hóaquốc gia Ông phân tích sự cạnh tranh hay là chạy đua ở phạm vi địa phương, quốcgia và toàn cầu để được Nhà nước và UNESCO công nhận di sản, liên quan đến quátrình “khách quan hóa”, “sửa đổi” và “chiếm đoạt” các thực hành văn hóa Nghiên

cứu tập trung vào vấn đề lý do của hành động di sản hóa của các quốc gia và những

đối nghịch mà nó mang lại Theo đó, những phân tích và bàn luận được đưa ra chủ

yếu là sự cảnh báo cho những nguy cơ của xu hướng di sản hóa trên toàn thế giới

hiện nay và điều tất yếu kéo theo là sự liên quan của các bên tác động hoặc chịu tácđộng của xu hướng này Tác giả nhấn mạnh “di sản hóa - cả ở cấp quốc tế, đượccông nhận là di sản thế giới hay di sản văn hóa phi vật thể thế giới, và ở cấp quốcgia - đều tôn vinh tính địa phương, tính độc đáo, tính riêng biệt, tính chân thực,nhưng lại mang đến tính toàn cầu, điều mà theo UNESCO là mối đe dọa chính đốivới đa dạng văn hóa” [108, tr 495].

Trong các nghiên cứu về vấn đề di sản hóa đối với trường hợp Đền Hùng vàtín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Oscar Salemink có thể coi là tác giả có nhiềuquan điểm, kết luận mang tính phản biện và phê phán nặng nề nhất Đặc biệt là vấnđề “chính trị hóa” di sản và những tác động tiêu cực của di sản hóa đối với di sản và

Trang 28

chủ thể cộng đồng của di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một trong cáctrường hợp điển hình xuất hiện nhiều lần trong các nghiên cứu này với tư cách làDSVHPVT có danh hiệu UNESCO Tác giả nhấn mạnh tính chính trị của di sản hóa

và cảnh báo những hệ lụy của di sản hóa cũng như lặp lại nhiều lần kết luận di sảnhóa là một “con đường trơn trượt”, “là con dao hai lưỡi” [108] [188] [189] Tác giả

cho rằng ngay cả những hoạt động được chọn trong chương trình lễ hội Đền Hùngnhư màn biểu diễn múa trống đồng lấy cảm hứng từ biểu tượng trống đồng ĐôngSơn cũng chính là biểu tượng mang tính chính trị - văn hóa [189, tr 90].

Cùng mạch quan điểm đó, ở bài viết khác gần đây (2019) “The 'heritagization'of culture in vietnam intangible cultural heritage between communities, state andmarket” (“Di sản hóa” văn hóa ở Việt Nam di sản văn hóa phi vật thể giữa cộng đồng,nhà nước và thị trường), Oscar Salemink đã mở rộng phân tích những hệ quả của di sảnhóa hay việc “dán nhãn di sản” đối với những yếu tố văn hóa gắn liền với các cộngđồng cụ thể trong lịch sử Tác giả định nghĩa di sản hóa để chỉ ra cách mà nhãn di sảnđã xác định lại mối quan hệ giữa cộng đồng, thị trường, nhà nước và cả giới khoa học,tập trung vào các di sản được UNESCO ghi danh ở Việt Nam Ở công trình nghiên cứunày, Oscar Salemink không chỉ đưa ra khái niệm di sản hóa một cách rõ ràng mà cònđặt ra những vấn đề phải đối mặt với quá trình này ở các di sản có danh hiệu UNESCOở Việt Nam Thậm chí theo quan điểm của tác giả, nhà nước chính là chủ thể lựa chọn,quyết định “chính trị hóa” các DSVHPVT, chẳng hạn như chọn các lễ hội địa phươngđược cho là mang “tính cách dân tộc” để tuyên truyền chính trị, văn hóa và quảng bádu lịch Lễ hội Đền Hùng được phân tích như một ví dụ tiêu biểu cho những kết luậnnày của Oscar Salemink Tựu trung, quan điểm của Salemink về di sản hóa bao gồmnhững luận điểm cơ bản là (1) Di sản hóa là một xu hướng diễn ra ở nhiều quốc giamang đến nhiều nguy cơ biến đổi di sản; (2) Nhà nước là chủ thể quyết định vấn đề disản hóa với tính “chính trị hóa”, sự “can thiệp” và “chiếm đoạt” quyền sở hữu di sản từcộng đồng.

Ở một góc nhìn khác, Karen Fjelstad trong “Tác động của việc vinh danh củaUNESCO vào cộng đồng địa phương trường hợp thờ cúng Hùng Vương” đã đề cập

Trang 29

và bàn luận về tác động tích cực của sự kiện ghi danh di sản Tín ngưỡng thờ cúngHùng Vương đối với cộng đồng người Việt nhập cư ở thành phố San Jose

(California, Hoa Kỳ) Việc công nhận mang lại một kết quả rõ rệt và to lớn Đó là“mang lại cho các thành viên của Hội Đền Hùng ở San Jose sự chính thức trongnhững nỗ lực của họ, và điều đó dẫn đến việc hình thành những mối quan hệ xã hộimới”, giúp họ có được sự tự tin để thể hiện mối quan tâm, nguyện vọng của mìnhtrước các nhà khoa học Mỹ và Việt Nam, các quan chức, chính quyền Việt Nam vàcả những người quan tâm và hỗ trợ hoạt động của họ về việc xây dựng ngôi đền thờvua Hùng và việc gìn giữ, trao truyền những giá trị văn hóa tâm linh của người Việt[59, tr 194-195].

Lựa chọn Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương với tư cách di sản đượcUNESCO ghi danh là một trong các trường hợp nghiên cứu, trong chuyên khảo

Quản lý nhà nước và vai trò của cộng đồng trong bảo vệ và phát huy giá trị di sảnvăn hóa phi vật thể, tác giả Nguyễn Thị Hiền đã bàn luận chi tiết và sâu sắc về vai

trò của cộng đồng đối với DSVHPVT ở góc nhìn quản lý nhà nước Tác giả đã phântích mô hình quản lý nhà nước đối với di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vươnggiai đoạn sau ghi danh di sản và chỉ ra những vấn đề chưa tuân thủ các quy địnhquản lý nhà nước về di sản trong Luật Di sản văn hóa ở trường hợp này Từ đó, tácgiả đã đưa ra hệ thống các giải pháp cụ thể và chi tiết nhằm nâng cao hiệu quả quảnlý nhà nước và vai trò cộng đồng trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phivật thể [45].

Qua tổng quan nghiên cứu, tác giả luận án nhận thấy rằng, vấn đề di sản hóaDSVHPVT nhìn từ các bên liên quan còn khá mới

(1) Vấn đề di sản hóa trong mối quan hệ các bên liên quan ở các nghiêncứu ngoài nước chủ yếu được bàn luận ở các trường hợp di sản vật thể và di sảnmang tính không gian vật lý Các nghiên cứu trong nước chủ yếu bàn luận về tácđộng nhiều chiều của việc ghi danh, xếp hạng, tôn vinh di sản ở những cấp độkhác nhau đối với diện mạo và giá trị của các di sản văn hóa; từ đó đặt ra chocông tác bảo vệ, phát huy cũng như quản lý, vận hành di sản những đòi hỏi về

Trang 30

giải pháp quản lý hướng tới việc xử lý mối quan hệ của hai đối tượng chủ yếu lànhà nước và cộng đồng.

(2) Các nghiên cứu liên quan đến di sản hóa DSVHPVT, đặc biệt là nghiêncứu di sản hóa đối với trường hợp nghiên cứu Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vươngchủ yếu bàn luận về những hệ lụy, những cảnh báo về tác động của di sản hóa đếnquyền cộng đồng và giá trị đích thực của di sản Trong đó, nhà nước được coi nhưmột chủ thể quản lý có vai trò áp đặt mục tiêu chính trị, ý chí và quyền lực trongvấn đề di sản hóa và cũng chính bởi vậy, các hệ lụy đối với di sản sau khi có danhhiệu thường bắt nguồn từ nguyên nhân này.

Như vậy, tác giả luận án nhận thấy khoảng trống cần nghiên cứu bổ sung là vấn đề di sản hóa DSVHPVT Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương nhìn ở vai trò củacác BLQ trong quá trình di sản hóa (từ việc nhìn nhận giá trị, kỳ vọng cho tới quyềnlợi, trách nhiệm và khả năng tham gia vào việc bảo vệ, phát huy giá trị di sản trongbối cảnh hiện nay).

1.2 Cơ sở lý luận

1.2.1 Các khái niệm cơ bản

1.2.1.1 Di sản hóa

Di sản hoá có thể coi là một khái niệm, thuật ngữ, một xu thế và là một “thực

hành xã hội” Đó là một quá trình bao gồm nhiều động thái xã hội - chính trị của cácbên liên quan đến những yếu tố của một nền văn hoá Bất kể là yếu tố nào, đượcphân loại theo những tiêu chí và cơ sở khác nhau ra sao thì việc xem xét quá trình disản hoá có thể coi là một công cụ, quan điểm đối với việc nghiên cứu di sản.

Bắt đầu từ những nghiên cứu ở những lĩnh vực khác nhau như lịch sử, địa lý,

nhân học, thuật ngữ di sản hoá có thể coi là dấu mốc cho sự nhận diện một xu

hướng mang tính phổ biến trong lĩnh vực văn hoá, đó là hành động/thực hành xã hộitác động đến các sáng tạo văn hoá bao gồm tổng thể những động thái và mục đíchkhác nhau của các BLQ.

Khái niệm di sản hóa được tác giả Robert Hewison nhắc đến lần đầu tiêntrong cuốn The heritage Industry Britain in a Climate of decline (Công nghiệp di

Trang 31

sản Vương quốc Anh trong sự đi xuống) và tiếp tục phát triển luận điểm của mìnhtrong bài nghiên cứu “Heritage an interpretation” (Di sản văn hóa - một diễn giải).

Phạm vi các nghiên cứu này tập trung ở một số địa điểm di sản ở Anh Theo đó, disản hóa được coi là một quá trình lựa chọn quá khứ được các thế hệ hiện tại và

tương lai đánh giá cao, những gì được chọn có giá trị đối với một nhóm cộng đồng

cụ thể Quan điểm về di sản hóa của Hewison được thể hiện qua định nghĩa di sảnvăn hóa là “cái đã được thế hệ quá khứ gìn giữ, trao cho hiện tại và được một nhóm

cộng đồng quan trọng muốn bàn giao cho tương lai” [197, tr 16] Cũng dựa trên

nghiên cứu đối với di sản mang tính không gian, Walsh (1992) đưa ra khái niệm disản hóa “là sự thu hẹp không gian thực xuống còn không gian cho khách du lịch,

được xây dựng dựa trên những hình ảnh có chọn lọc những thứ đã diễn ra trong quákhứ để không gây hủy hoại tới không gian thực.” Cùng quan điểm về di sản hóa vớiý nghĩa là lựa chọn quá khứ của Hewison, các tác giả Tunbridge và Ashworth định

nghĩa di sản hóa là quá trình “lựa chọn một di sản của quá khứ để sử dụng trong

hiện tại và quyết định xem cái gì nên được lưu giữ cho tương lai” [185, tr 6] Tuynhiên, sự khác biệt trong định nghĩa của nhóm tác giả này so với Hewison là sự tiếpcận động cơ, mục đích lựa chọn cũng như đánh giá cao của các thế hệ hiện tại đốivới những gì được kế thừa từ thế hệ trước.

Ở Việt Nam, di sản hóa vẫn còn là một khái niệm khá mới (Oscar Salemink).

Tác giả đã có nhiều nghiên cứu về các di sản văn hóa ở Việt Nam, đặc biệt là các disản văn hóa tâm linh, trong đó có trường hợp Đền Hùng và Tín ngưỡng thờ cúng

Hùng Vương Tác giả đã định nghĩa và phân tích khái niệm di sản hoá với sự nhạy

cảm và thẳng thắn về những động thái chính trị xã hội của các BLQ tới di sản trongviệc vận hành của các quan hệ quyền lực và mâu thuẫn trong các bối cảnh xã hội.

Theo tác giả, di sản hóa “hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, cụ thể là gắn cho các di

tích và thực hành văn hóa danh hiệu di sản - là một quá trình diễn ra trên toàn thếgiới…” [108, tr 494].

Nhà nghiên cứu Trần Quang Hải (Trung tâm Nghiên cứu Khoa học QuốcGia, Pháp) sử dụng khái niệm “sự tuyên dương của UNESCO” như một cách diễn

Trang 32

đạt khác về di sản hóa Hàm nghĩa của khái niệm này chỉ sự công nhận, ghi danh

của UNESCO nhằm mục đích bảo vệ, phát huy giá trị di sản Tác giả viết “Nhândịp kỷ niệm 10 năm (2003-2013) Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể củaUNESO, nước Việt nam đã có 7 di sản văn hóa phi vật thể được tuyên dương” [37,tr 219, 237] Trong khi đó, nhà nghiên cứu Phan Phương Anh cho rằng khái niệm

di sản hóa có xu thế được dùng để thay thế khái niệm di sản trong giới nhân học

phương Tây Theo đó, di sản được cho là chỉ tồn tại “bởi vì nó được gọi như vậy,bởi một quyền lực quốc gia hoặc quốc tế, hay bởi một hiệp hội công dân hay bởinhững người dân thường”; “Di sản chỉ là kết quả của một quá trình tôn vinh một vậtthể, một phong cảnh, một tập quán thành di sản Quá trình này phải được thể hiệnbằng khái niệm “di sản hóa” được coi là mang tính khoa học hơn” [7, tr 37].

Sử dụng thuật ngữ “vinh danh”, Trần Thị Lan trong bài nghiên cứu “Di sản hóavà quá trình di sản hóa ở Việt Nam từ sau đổi mới đến nay” đã định nghĩa di sản hóa

Là quá trình lựa chọn các yếu tố của một nền văn hóa (tòa nhà, ditích, di chỉ, khu vườn, phong cảnh, đối tượng, thực hành, nghi lễ vàtruyền thống…) để vinh danh trở thành di sản văn hóa Đây là mộtquá trình với các giai đoạn kế tiếp nhau giai đoạn lựa chọn các yếutố để xây dựng thành di sản văn hóa, mà kết quả của giai đoạn nàylà yếu tố văn hóa đó được vinh danh, có được “danh hiệu” bởi cáctổ chức bên ngoài cộng đồng di sản (Nhà nước, quốc tế), di sản vănhóa được bảo vệ bởi luật phát quốc gia và các hiệp định quốc tế,các công ước và điều lệ; Tiếp theo là giai đoạn hậu vinh danh di sảnvăn hóa, hành trình mới của nó với tư cách là một di sản văn hóa códanh hiệu [65, tr 63].

Qua phần tổng hợp các khái niệm, NCS nhận thấy rằng di sản hoá là một sự

lựa chọn Mỗi di sản sẽ có hành trình di sản hóa khác nhau Với tiếp cận di sảnkhông phải là sản phẩm của quá khứ, di sản hóa chính là diễn đạt mang tính hànhđộng, ứng xử của con người ở hiện tại đối với những sáng tạo văn hóa từ quá khứ.Di sản hóa không chỉ là một hành động “dán nhãn” cho di sản mà còn bao hàm

Trang 33

nghĩa rộng hơn là cả quá trình tôn vinh, tái tạo và tiếp tục sáng tạo di sản theo

nguyện vọng, ý chí của các BLQ thông qua các sự kiện di sản hóa nối tiếp nhau.Xem xét các định nghĩa, khái niệm di sản hóa đã được đưa ra và phân tích,luận án sử dụng khái niệm sau Di sản hóa là quá trình lựa chọn, định danh, định vịvà định dạng một/một số thành tố văn hóa nào đó với tư cách là một di sản Hoạtđộng này mang tính chủ động, sáng tạo với vai trò tham gia, phối hợp của nhiềubên liên quan và tạo ra nhiều giá trị, chức năng di sản cho các bên Khái niệm này

được sử dụng như công cụ nghiên cứu chính của luận án nhằm hướng tới việc nhìn

nhận quá trình di sản hóa không phải là xu thế tất yếu mà là một lựa chọn mang tính

phổ biến mang lại nhiều lợi ích và giá trị từ di sản trong bối cảnh xã hội đương đạicũng như trong tương lai.

Di sản hóa có thể bao gồm một chuỗi các hành động từ việc lựa chọn/địnhdanh/ghi danh/xếp hạng/xác lập vị thế và công bố một sáng tạo văn hóa ở nhữngphạm vi khác nhau Đây là một quá trình vận động trải qua nhiều giai đoạn di sảnhóa và sự kiện di sản hóa gắn liền với vai trò của các bên liên quan thông qua lợiích, trách nhiệm, sự tham gia và những mục đích khác nhau từ mỗi bên nhưng cónhững mục đích chung Quá trình này dẫn tới sự thay đổi của di sản sau các sự kiệndi sản hóa về tên gọi, diện mạo, đặc điểm cũng như giá trị, chức năng và những mốiliên hệ xã hội mới đồng thời đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết trong việc bảo vệ vàphát huy di sản Đặc biệt là công tác quản lý di sản đòi hỏi những công cụ, giải pháp

để kiểm soát được quá trình di sản hóa di sản và có những hành xử phù hợp, đáp

ứng những mục tiêu, lợi ích mà tất cả các BLQ mong muốn.

Di sản hóa DSVHPVT là một dòng chảy, một quá trình liên tục của sự sáng tạo,kế thừa, chọn lọc, gìn giữ rồi lại tiếp tục tái tạo, sáng tạo Quá trình đó ở mỗi một di sảncó sự khác nhau do sự khác biệt về giá trị và ý nghĩa đối với các bên liên quan tới chúng.Quan niệm như trên là căn cứ để NCS tiếp cận vấn đề nghiên cứu của luận án ở mấyđiểm mấu chốt (1) Di sản hóa là một quá trình có sự tham gia của các BLQ; (2) Sự phânđịnh quyền lợi và trách nhiệm của các BLQ có ý nghĩa và ảnh hưởng rất lớn đến quá

Trang 34

trình di sản hóa; (3) Những tác động của di sản hóa tùy thuộc vào phương cách mà cácBLQ giải quyết các mối liên hệ và các vấn đề đặt ra sau di sản hóa.

1.2.1.2 Các bên liên quan

Có nhiều định nghĩa về “BLQ” song chủ yếu có hai cách tiếp cận, một là ởgóc độ kinh tế (chủ thể là doanh nghiệp), hai là góc độ xã hội nói chung (chủ thể làmột tổ chức bất kỳ) Ở góc độ kinh tế, theo Viện Nghiên cứu Stanford (1963),“BLQ” là những người mà “không có sự hỗ trợ/ủng hộ của họ, tổ chức sẽ không thểtồn tại” Ở góc nhìn xã hội nói chung, theo Eric Rhenman (1964), “BLQ là nhữngngười phụ thuộc vào tổ chức để đạt mục tiêu của mình, và tổ chức phụ thuộc vào họđể tồn tại.” Theo cách định nghĩa của Edward Freeman “BLQ của một tổ chức làmột nhóm người hay cá nhân bất kỳ có thể tác động lên hay bị tác động bởi kết quảvà quá trình đạt mục tiêu của tổ chức đó” [175, tr 25] Khái niệm của Freemancùng với lý thuyết các BLQ của ông đã mở đầu cho nhiều những nghiên cứu và vậndụng ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực quản lý Luận án sử dụng khái niệm

BLQ của Freeman trên cơ sở vận dụng trong trường hợp nghiên cứu như sau Bênliên quan là những nhóm người hay cá nhân bất kỳ có thể tác động hoặc chịu tácđộng bởi quá trình và kết quả hoạt động liên quan đến di sản.

Để xác định các BLQ trong trường hợp Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương,cần xem xét khái niệm Cộng đồng Khái niệm cộng đồng có rất nhiều cách tiếp cậnvà định nghĩa tùy thuộc vào các mục đích và phạm vi nghiên cứu khác nhau Theoquan điểm của UNESCO, cộng đồng là “người mang văn hóa” và “Trong khuônkhổ các hoạt động bảo vệ DSVHPVT, mỗi quốc gia thành viên nỗ lực đảm bảo khảnăng tham gia tối đa của cộng đồng, nhóm người và trong một số trường hợp là cáccá nhân đã sáng tạo, duy trì và chuyển giao loại hình di sản này…” (Công ước2003) Luật Di sản văn hóa của Việt Nam cũng thể hiện quan niệm về cộng đồngtương đồng với UNESCO trong việc giải thích khái niệm “DSVHPVT là sản phẩmtinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân… thể hiện bản sắc của cộng đồng…”(Khoản 1, Điều 4) Tuy vậy, các quan niệm này chưa làm rõ được cụ thể đối tượngvà phạm vi của “cộng đồng” trong từng trường hợp DSVHPVT.

Trang 35

Liên quan đến khái niệm cộng đồng đối với di sản Tín ngưỡng thờ cúngHùng Vương, các tác giả Lê Hồng Lý, Nguyễn Thị Hiền, Đào Thế Đức, HoàngCầm trong nghiên cứu 4 trường hợp di sản văn hóa phi vật thể Tín ngưỡng thờcúng Hùng Vương (Phú Thọ), Hội Gióng (Hà Nội), tháp Bà Poh Nagar (KhánhHòa) và văn hóa cồng chiêng của người Lạch (Lâm Đồng) đã định nghĩa “Cộngđồng là một tập hợp các chủ thể văn hóa, những người cùng cư trú trong một môitrường tự nhiên cụ thể, chia sẻ bối cảnh kinh tế, xã hội chung, cùng thừa nhậnnhững DSVHPVT nhất định là một phần trong bản sắc văn hóa của họ” [81, tr 21].Tuy nhiên, đối với trường hợp di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, định nghĩatrên chỉ bao hàm được một bộ phận cộng đồng tại điểm có di tích thờ cúng HùngVương và những khu vực không gian ban đầu của Di sản Quá trình di sản hóa đãdẫn tới sự vận động và thay đổi khái niệm cộng đồng Bắt đầu từ những sáng tạovăn hóa ở phạm vi làng, cộng đồng chủ thể chỉ là người dân trong làng Khi làngđược mở rộng, các sáng tạo văn hóa cũng theo đó lan tỏa, cộng đồng chủ thể vàthực hành di sản sẽ bao gồm nhiều làng ở cùng địa vực Và theo chiều diễn tiến đó,sự mang chở những giá trị chung về ý thức tự tôn dân tộc, lòng yêu nước đã tạo nênkhái niệm một cộng đồng quốc gia - dân tộc Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vươnggắn với tâm thức của các thế hệ người Việt Họ mang theo niềm tin và sự thực hànhtín ngưỡng ấy tới bất cứ nơi nào họ cư trú, dù trong nước hay ngoài nước Trongdanh mục kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể của Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốcgia Việt Nam, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được xác định “Cộng đồng chủnhân di sản Người Việt thờ cúng Hùng Vương như là ông tổ khai sinh của dân tộc -đất nước” Trong trường hợp này, khái niệm cộng đồng quốc gia, dân tộc là phù hợp

hơn Bởi vậy, trong luận án, tác giả sử dụng hai khái niệm sau (1) Cộng đồng tạichỗ Cộng đồng địa lý/địa vực + Cộng đồng văn hóa (cộng đồng bản sắc) nhóm

người sinh sống trong cùng một vùng địa lý và có chung một bản sắc, đặc trưng văn

hóa; (2) Cộng đồng mở rộng là Cộng đồng quốc gia - dân tộc, là hình thức cộng

đồng mang tính tích hợp và phức hợp cao của nhiều dạng thức cộng đồng, trong đódi sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có giá trị là hạt nhân cốt lõi liên kết cộng

Trang 36

đồng này bằng những giá trị tinh thần, biểu tượng, giá trị văn hóa tâm linh, tínngưỡng [153, tr 24-27].

Trong đó, mỗi cộng đồng có vai trò chung và riêng đối với di sản Cùng làchủ thể sở hữu di sản, song cộng đồng tại chỗ có trách nhiệm và vai trò trực tiếptham gia hoạt động quản lý cơ sở thờ cúng, các sinh hoạt tín ngưỡng tại địa bàn,cộng đồng mở rộng có vai trò gián tiếp tham gia các hoạt động bảo vệ, phát huy giátrị di sản Tuy nhiên, có những nhiệm vụ mà tất cả mọi thành viên trong cộng đồngđều có quyền và trách nhiệm tham gia, đóng góp Việc xác định rõ khái niệm “cộngđồng” là căn cứ quan trọng trong việc đánh giá vấn đề di sản hóa từ góc nhìn cácbên liên quan, trọng tâm là việc xác định giá trị, lợi ích của các bên liên quan tácđộng đến mục đích di sản hóa và xử lý các vấn đề xung quanh việc quản lý, vậnhành di sản Trên cơ sở làm rõ khái niệm “cộng đồng”, các “bên liên quan” trongluận án được phân định thành các nhóm như sau (sơ đồ 1.1)

Sơ đồ 1.1 Các bên liên quan tới di sản Tín ngưỡng thờ cúng HùngVương (Nguồn NCS)

Theo đó, trong luận án, NCS xác định các BLQ chính như sau

(1) Nhà nước Trung ương (Chính phủ, Bộ VH-TT&DL & các Bộ, Ngànhliên quan); Địa phương Chính quyền các cấp (tỉnh, huyện, xã), các ban, ngành,đoàn thể, các cơ quan, đơn vị, …

Trang 37

(2) Cộng đồng

+ Cộng đồng tại chỗ (cư dân địa phương)

+ Cộng đồng mở rộng (người Việt ở trong, ngoài nước)

(3) Chuyên gia, nhà nghiên cứu/cơ sở nghiên cứu, đào tạo (trường đại học,trung tâm, viện nghiên cứu)

(4) UNESCO(5) Tổ chức xã hội(6) Doanh nghiệp(7) Truyền thông

Cách phân định này chỉ mang tính tương đối và linh hoạt đối với từng hợp phầncụ thể của di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương Mỗi thành phần có thể có nhiềuvai khác nhau với lợi ích, trách nhiệm và sự tham gia khác nhau Theo đó, trong các nộidung phân tích có thể có sự tách, gộp đối tượng tùy trường hợp.

1.2.1.3 Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Ở Việt Nam nhiều nhà nghiên cứu tín ngưỡng và tôn giáo cho rằng thờ cúngtổ tiên là một loại hình tín ngưỡng dân gian, là yếu tố thuộc đời sống tinh thần, phảnánh niềm tin của con người vào hệ thống thần linh thông qua lễ nghi thờ cúng,phong tục, tập quán truyền thống của dân tộc [137] [138] Ở góc tiếp cận này, thờcúng tổ tiên và thờ cúng Hùng Vương được hiểu là loại hình tín ngưỡng dân giantruyền thống lâu đời, quan trọng và phổ biến ở Việt Nam Tín ngưỡng thờ cúngHùng Vương được hình thành trên cơ sở của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên với nềntảng là quan niệm coi trọng, biết ơn các bậc tổ tiên từ gia đình đến dòng họ, đấtnước Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương bao gồm niềm tin và sự sáng tạo, nhữngthực hành tín ngưỡng dựa trên hệ thống các hợp phần vật thể và phi vật thể liênquan đến thời đại Hùng Vương và các vua Hùng.

Ở góc độ di sản, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương thuộc loại hìnhDSVHPVT có hình thức thể hiện là “tập quán xã hội, tín ngưỡng và các lễ hội”được ghi vào danh mục DSVHPVT quốc gia và danh mục DSVHPVT đại diện củanhân loại Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có sự tích hợp, gắn kết bởi nhiều hợp

Trang 38

phần/thành tố vật thể và phi vật thể như các cơ sở thờ cúng (kiến trúc, hiện vật,không gian), các hình thức thực hành tín ngưỡng (nghi lễ, tập quán thờ cúng, lễhội), các hình thức tư liệu di sản (thần phả/ngọc phả, sắc phong, sắc chỉ, thần tích,văn bia, câu đối, hoành phi, đại tự), các hình thức văn hóa/văn học dân gian (diễnxướng (hát Xoan), truyền thuyết, truyện cổ thời Hùng Vương)… Sự phân tách cáchợp phần di sản cũng chỉ là một thao tác giúp cho việc nghiên cứu, sưu tầm, thốngkê cũng như quản lý di sản được thuận tiện hơn Trên thực tế, các mặt vật thể và phivật thể luôn gắn quyện chặt chẽ với nhau trong mỗi thành tố của di sản với xuấtphát từ tâm thức, ý thức và đặc trưng văn hóa thờ cúng tổ tiên của người Việt.

1.2.1.4 Quản lý di sản văn hóa và quản lý nhà nước về DSVHPVTQuản lý di sản văn hóa

Tiếp cận vấn đề nghiên cứu dưới góc nhìn quản lý di sản, luận án sử dụng

khái niệm quản lý di sản văn hóa của các giả Lê Hồng Lý, Dương Văn Sáu và ĐặngHoài Thu (2011) trong Giáo trình Quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch

“Quản lý di sản văn hóa là quá trình theo dõi, định hướng và điều tiết quá trình tồntại và phát triển của các di sản văn hóa trên một địa bàn cụ thể nhằm bảo tồn và pháthuy tốt nhất giá trị của chúng; đem lại lợi ích to lớn, nhiều mặt, lâu dài cho cộngđồng dân cư chủ nhân của các di sản văn hóa đó” Theo đó, hai mục đích cũng lànội dung cơ bản của hoạt động quản lý di sản văn hóa ở Việt Nam là (1) Bảo tồn sựphát triển bền vững của kho tàng di sản văn hóa dân tộc trong quá trình công nghiệphóa - hiện đại hóa đất nước; (2) Khai thác ngày càng hiệu quả giá trị của di sản vănhóa, nâng di sản văn hóa dân tộc lên những tầm cao mới [79, tr 56] Quản lý di sảnvăn hóa là một hình thức, một thực hành quản lý các sản phẩm văn hóa, các nguồnlực văn hóa được đúc kết từ thực tiễn bảo vệ, phục hồi, trao truyền.

Quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể

Quản lý nhà nước về di sản văn hóa là một nội dung, chức năng được quyđịnh trong Chương V, Luật Di sản văn hóa (2001) và Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Di sản văn hóa (2009), cụ thể Nội dung quản lý nhà nước về di sảnvăn hóa phi vật thể bao gồm các công tác chỉ đạo, phối hợp và hỗ trợ cộng đồng

Trang 39

thực hiện công tác bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể Nhà nước chỉ đạo, định hướngcác công tác hoạch định, ban hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách bảovệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sảnvăn hóa; nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về disản văn hóa; huy động các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; tổchức khen thưởng; hợp tác quốc tế; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật.

Quản lý di sản văn hóa phi vật thể không đơn giản chỉ có công tác quản lýhành chính, hoạch định các chiến lược, chính sách mà còn phải thực thi những chứcnăng như chỉ đạo, điều hành, phối hợp và hỗ trợ cộng đồng về nguồn lực (tài chính,nhân lực, vật lực), về kiểm tra giám sát Trong đó, cộng đồng đóng vai trò quantrọng trong việc đưa ra những quy định/quy ước bảo vệ di sản phù hợp với truyềnthống văn hóa và bảo đảm tính pháp lý của nhà nước để thực thi các biện pháp bảovệ di sản trong cộng đồng một cách tự giác và tự chủ [45, tr 8].

Hai khái niệm trên phù hợp với hướng tiếp cận và mục tiêu của luận án nhằmchỉ ra những vấn đề nảy sinh trong quá trình di sản hóa Tín ngưỡng thờ cúng HùngVương với tư cách là một DSVHPVT, từ đó có những đóng góp cho công tác bảovệ, phát huy di sản nói chung và quản lý, vận hành di sản nói riêng.

1.2.2 Các quan điểm và lý thuyết nghiên cứu

1.2.2.1 Quan điểm di sản hóa

Nhà nghiên cứu Oscar Salemink đã trình bày quan điểm về di sản hóa quanhiều nghiên cứu về di sản và di sản hóa ở Việt Nam ([106], [107], [108], [109],[188], [189]) Quan điểm này có sự khác biệt so với các quan điểm của giới nghiêncứu Âu - Mỹ ở chỗ nhấn mạnh vấn đề tính chính trị và sự can thiệp của nhà nướclàm biến đổi chủ thể sở hữu di sản từ cộng đồng sang nhà nước, biến cộng đồngthành người đứng ngoài di sản, kèm theo đó là những tác động tiêu cực khác đượctác giả phân tích, luận giải và đưa ra những cảnh báo đối với vấn đề di sản hóa.Thông qua các trường hợp DSVHPVT ở Việt Nam như Hội Gióng, Tín ngưỡng thờcúng Hùng Vương, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, tác giả phân tíchvề bản chất của di sản hóa và nhấn mạnh về tác động của những chính sách di sản

Trang 40

khi sự đầu tư hay “cải tạo” di sản mâu thuẫn với vấn đề bảo tồn Điều đó mang lạiđặc quyền đặc lợi cho những đơn vị nhất định hay những mối lợi như du lịch, kinhtế, chính trị Ông cũng cho rằng khi một thực hành văn hóa được “thánh hóa thànhdi sản” thì những người dân địa phương không còn toàn quyền kiểm soát thực hànhvăn hóa mà trong quá khứ họ tự tổ chức và quản lý Thay vào đó, chính quyền địaphương và quốc gia, cán bộ UNESCO, chuyên gia văn hóa, những người phát triểndu lịch và công chúng rộng hơn từ bên ngoài trở thành “bên liên quan” trong quátrình đánh giá, định giá và bình ổn” [108, tr 492].

Cùng chiều với quan điểm này, nhà nghiên cứu Phan Phương Anh đã bàn luậnsâu về vấn đề di sản hóa đối với lễ hội truyền thống, cụ thể là sự tác động đến tínhthiêng của lễ hội Tác giả đã đưa ra những luận giải về quan điểm của mình như sau

Những lễ hội được công nhận rõ ràng là những lễ hội mà bản thânnó đã có một cộng đồng thực hành rộng lớn Trước hết quá trìnhtôn vinh di sản thông qua việc kiểm kê, tư liệu hóa, phục dựng phầnnào lễ hội bởi cơ quan trung ương có tác động thế nào đến lễ hội?Sau đó là hệ quả của việc tôn vinh di sản Lễ hội, khi trở thành disản sẽ là tài sản của thế giới, cần phải được bảo tồn bằng nhữngbiện pháp hành chính của nhà nước và điều này rõ ràng là có nguycơ tác động đến tính nguyên thức của nó Và cuối cùng, điều gì sẽxảy ra khi nó sẽ phải vận hành hoặc ít nhất là bị uốn nắn để đáp ứngđược các tiêu chí của một di sản thế giới có sự kiểm duyệt củaUNESCO [7, tr 34].

Quan điểm di sản hóa của Oscar Salemink đã được tác giả Trần Thị Lan sử dụng

trong luận án Di sản hóa ở Việt Nam Trường hợp đền Hát Môn, huyện Phúc Thọ, thànhphố Hà Nội Nhằm đóng góp các kết luận khoa học cho vấn đề di sản hóa ở Việt Nam

qua một trường hợp nghiên cứu cụ thể là một di tích và lễ hội vùng châu thổ Bắc Bộ, tácgiả luận án đã đưa ra một khái niệm về di sản hóa song nhấn mạnh đến hai giai đoạntrước và sau vinh danh di sản Về kết quả nghiên cứu, tác giả thể hiện sự đồng thuận vớiquan điểm về di sản hóa của Oscar Salemink khi chỉ ra rằng “Di sản hóa là một xu

Ngày đăng: 14/04/2022, 19:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Đặng Văn Bài (2001), “Vấn đề quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 4, tr.11-13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo tồn di sảnvăn hóa”, Tạp chí" Văn hóa nghệ thuật
Tác giả: Đặng Văn Bài
Năm: 2001
11. Đặng Văn Bài (2003), “Tiếp cận thực trạng công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích theo tinh thần của Luật di sản văn hóa”, Tạp chí Di sản văn hóa, số 5, tr.8-12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận thực trạng công tác bảo vệ và phát huy giá trị ditích theo tinh thần của Luật di sản văn hóa”, Tạp chí" Di sản văn hóa
Tác giả: Đặng Văn Bài
Năm: 2003
12. Đặng Văn Bài (2005), “Di sản văn hóa - nhân tố nền tảng cho tiến trình đối thoại giữa các nền văn hóa và văn minh”, in trong Một con đường tiếp cận di sản văn hóa, tập 2, Cục Di sản văn hóa, Nxb Thế giới, Hà Nội, tr.67-78 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di sản văn hóa - nhân tố nền tảng cho tiến trình đối thoạigiữa các nền văn hóa và văn minh”, in trong" Một con đường tiếp cận disản văn hóa
Tác giả: Đặng Văn Bài
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2005
13. Đặng Văn Bài (2013), “Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên với việc hình thành bản sắc dân tộc”, in trong Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong xã hội đương đại (Nghiên cứu trường hợp tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam), Viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, tr.809-819 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên với việc hình thành bản sắcdân tộc”, in trong" Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong xã hội đương đại(Nghiên cứu trường hợp tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam)
Tác giả: Đặng Văn Bài
Nhà XB: Nxb Văn hoá - Thông tin
Năm: 2013
14. Đặng Văn Bài (2013), “Đền Hùng và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong xã hội đương đại”, Tạp chí Di sản văn hóa, số 3 (44), tr. 53-60 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đền Hùng và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong xãhội đương đại”, Tạp chí" Di sản văn hóa
Tác giả: Đặng Văn Bài
Năm: 2013
15. Nguyễn Chí Bền (2009), “Di sản văn hóa phi vật thể, từ sưu tầm nghiên cứu đến bảo tồn và phát huy”, in trong Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, Nhiều tác giả, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, tr.77- 95 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di sản văn hóa phi vật thể, từ sưu tầm nghiên cứu đếnbảo tồn và phát huy”, in trong" Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vậtthể ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Chí Bền
Năm: 2009
16. Nguyễn Chí Bền, Bùi Quang Thanh (2012), Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
Tác giả: Nguyễn Chí Bền, Bùi Quang Thanh
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2012
18. Nguyễn Chí Bền (2014), “Nhà nước và công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, những bài học từ lịch sử…”, in trong Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc tế 10 năm thực hiện công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, bài học kinh nghiệm và định hướng tương lai, Nxb Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội, tr. 66-81 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà nước và công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóaphi vật thể ở Việt Nam, những bài học từ lịch sử…”, in trong Kỉ yếu hộithảo khoa học quốc tế" 10 năm thực hiện công ước bảo vệ di sản văn hóaphi vật thể của UNESCO, bài học kinh nghiệm và định hướng tương lai
Tác giả: Nguyễn Chí Bền
Nhà XB: Nxb Khoa học và Kĩ thuật
Năm: 2014
19. Vũ Kim Biên (2000), Giới thiệu Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Sở Văn hóa - Thông tin - Thể thao Phú Thọ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu Khu di tích lịch sử Đền Hùng
Tác giả: Vũ Kim Biên
Năm: 2000
20. Phan Kế Bính (2001), Việt Nam phong tục, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam phong tục
Tác giả: Phan Kế Bính
Nhà XB: Nxb Văn hóa - Thông tin
Năm: 2001
21. Trương Quốc Bình (2014), Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam
Tác giả: Trương Quốc Bình
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2014
24. Chiaboro Bortolotto (2012), “Di sản văn hóa phi vật thể, những cách tiếp cận mới về bảo tồn”, Bảo tồn và phát huy lễ hội cổ truyền trong xã hội Việt Nam đương đại (trường hợp Hội Gióng), Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. tr.102-108 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di sản văn hóa phi vật thể, những cách tiếp cận mớivề bảo tồn”," Bảo tồn và phát huy lễ hội cổ truyền trong xã hội Việt Namđương đại (trường hợp Hội Gióng)
Tác giả: Chiaboro Bortolotto
Nhà XB: Nxb Văn hóa - Thông tin
Năm: 2012
25. Trần Minh Chính (2016), Sinh hoạt văn hóa quan họ làng (qua trường hợp làng quan họ Viêm Xá), Luận án Tiến sĩ Văn hóa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh hoạt văn hóa quan họ làng (qua trường hợp làngquan họ Viêm Xá)
Tác giả: Trần Minh Chính
Năm: 2016
26. Lưu Hùng Chương (2005), Tìm hiểu thời đại Hùng Vương, Nxb Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu thời đại Hùng Vương
Tác giả: Lưu Hùng Chương
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2005
27. Cục Di sản văn hóa (2005), Một con đường tiếp cận di sản (tập 1), Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một con đường tiếp cận di sản (tập 1)
Tác giả: Cục Di sản văn hóa
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2005
28. Cục Di sản văn hóa (2005), Một con đường tiếp cận di sản (tập 2), Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một con đường tiếp cận di sản (tập 2)
Tác giả: Cục Di sản văn hóa
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2005
29. Cục Di sản văn hóa (2005), Một con đường tiếp cận di sản (tập 6), Nxb Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một con đường tiếp cận di sản (tập 6)
Tác giả: Cục Di sản văn hóa
Nhà XB: Nxb Xâydựng
Năm: 2005
30. Cục Di sản văn hóa (2007), Bảo vệ Di sản văn hóa Phi vật thể, Nxb Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo vệ Di sản văn hóa Phi vật thể
Tác giả: Cục Di sản văn hóa
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2007
31. Cục Di sản văn hóa (2014), Sách hướng dẫn tư liệu hóa di sản văn hóa phi vật thể, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách hướng dẫn tư liệu hóa di sản văn hóa phi vậtthể
Tác giả: Cục Di sản văn hóa
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2014
32. Cục Văn hóa - Thông tin cơ sở (2005), Những di tích thờ vua Hùng ở Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những di tích thờ vua Hùng ở Việt Nam
Tác giả: Cục Văn hóa - Thông tin cơ sở
Năm: 2005

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w