Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh suy đến cùng chính là kết qủa kinh doanh. Nội dung phân tích chính là quá trình tìm cách lượng hoá những yếu tố của quá trình cung cấp, sả
Trang 1BÀI GIẢNG MÔN “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH”
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH 10
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT TRONG KINH DOANH 19
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN TRONG KINH DOANH 32
CHƯƠNG 5: DÒNG TIỀN VÀ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 48
CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 73
Trang 2CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG
1.2 Ý nghĩa và nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh:
Phân tích hoạt động kinh doanh giúp cho doanh nghiệp tự đánh giá về thế mạnh cũng như thế yếu để cũng cố, phát huy hay khắc phục Nó còn là công cụ cải tiến công tác quản trị trong doanh nghiệp
Phân tích hoạt động kinh doanh giúp phát huy mọi tiềm năng, thị trường, khai thác tối đa những nguồn lực của doanh nghiệp, nhằm đạt đến hiệu quả cao nhất trong kinh doanh
Kết quả của Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở để ra các quyết định quản trị ngắn hạn
Trang 3 Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh suy đến cùng chính là kết qủa kinh doanh.
Nội dung phân tích chính là quá trình tìm cách lượng hoá những yếu tố của quá trình cung cấp, sản xuất, tiêu thụ và mua bán hàng hóa thuộc các lĩnh vực sản xuất, thương mại dịch vụ
Phân tích hoạt động kinh doanh còn nghiên cứu tình hình sử dụng các nguồn lực: vốn, vật tư, lao động và đất đai, những nhân tố nội tại của doanh nghiệp hoặc khách quan từ phía thị trường và môi trường kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh đi vào phân tích những kết quả đã đạt được từ những hoạt động liên tục và vẫn còn tiếp diễn của DN, và dựa trên kết quả phân tích để để ra các quyết định quản trị ngắn hạn lẫn dài hạn thích hợp
1.4 Những đối tượng sử dụng công cụ phân tích hoạt động kinh doanh:
Nhà quản trị: phân tích để có quyết định về quản trị
Người cho vay: phân tích để có quyết định tài trợ vốn
Nhà đầu tư: phân tích để có quyết định đầu tư, liên doanh
Các cổ đông: phân tích để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp – nơi họ có phần vốn góp của mình
1.5 Nhiệm vụ cụ thể của phân tích hoạt động kinh doanh :
Đánh giá giữa kết quả thực hiện so với kế hoạch hoặc so với tình hình thực hiện kỳ trước, so với các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành hoặc chỉ tiêu bình quân nội ngành và các thông số thị trường
Phân tích những nhân tố nội tại và khách quan đã ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch
Phân tích hiệu quả các phương án kinh doanh hiện tại và các dự án đầu tư dài hạn
Xây dựng kế hoạch dựa trên kết quả phân tích
Trang 4 Phân tích dự báo, phân tích chính sách và phân tích rủi ro trên các mặt hoạt động của doanh nghiệp.
Lập báo cáo kết quả phân tích, thuyết minh và đề xuất các biện pháp quản trị
Các báo cáo được thể hiện bằng lời văn, bảng biểu và bằng các loại đồ thị
2 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
2.1 Phương pháp tính toán kỹ thuật của phân tích:
Cùng với sự phát triển của nhận thức các hiện tượng kinh tế, cũng như sự phát triển của các môn khoa học kinh tế và toán học ứng dụng, đã hình thành nên các phương pháp tính toán kỹ thuật được
sử dụng trong khoa học phân tích kinh tế
a) Phương pháp chi tiết:
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong phân tích hoạt động kinh doanh Mọi kết quả kinh doanh đều cần thiết và có thể chi tiết theo các hướng khác nhau
Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu: các chỉ tiêu biểu hiện kết quả hoạt động kinh
doanh do nhiều bộ phận cấu thành, từng bộ phận lại biểu hiện chi tiết về một khía cạnh nhất định của kết quả kinh doanh Phân tích chi tiết các chỉ tiêu cho phép đánh giá một cách chính xác, cụ thể kết quả kinh doanh đạt được Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong phân tích mọi kết quả hoạt động kinh doanh Ví du: trong phân tích chỉ tiêu giá thành bao gồm các bộ phận như: chi phí nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ, nhiên liệu, chi phí tiền lương,
khấu hao thiết bị máy móc, chi phí sản xuất chung… Đến lượt mình từng bộ phận lại bao
gồm nhiều chi tiết cụ thể khác nhau Như chi phí sản xuất chung trong chỉ tiêu giá thành lại bao gồm: lương chính, phụ của nhân viên quản lý phân xưởng, bao mòn tài sản cố định dùng chung cho phân xưởng, chi phí phục vụ và quản lý phân xưởng…
Trang 5 Chi tiết theo thời gian: kết quả kinh doanh bao giờ cũng là kết quả của một quá trình Do
nhiều nguyên nhân khác nhau, tiến độ thực hiện quá trình đó trong từng đơn vị thời gian thường không đồng đều Ví dụ: trong sản xuất, sản lượng sản phẩm thực hiện từng tháng, từng quý trong năm không đều nhau Tương tự trong thương mại, doanh số mua bán từng
thời gian trong năm cũng không bằng nhau Việc phân tích chi tiết theo thời gian giúp ta
đánh giá được nhịp điệu, tốc độ phát triển của hoạt động kinh doanh qua các thời kỳ khác nhau, từ đó tìm nguyên nhân và giải pháp có hiệu lực cho công việc kinh doanh
Chi tiết theo địa điểm: kết quả kinh doanh được thực hiện bởi các phân xưởng, tổ đội sản
xuất… hay các cửa hàng, trạm, trại, xí nghiệp trực thuộc doanh nghiệp Phân tích chi tiết theo địa điểm giúp ta đánh giá kết quả thực hiện hạch toán kinh tế nội bộ.
b) Phương pháp so sánh:
Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng lâu đời và phổ biến nhất So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa, có nội dung và tính chất tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu
Nó cho phép chúng ta tổng hợp được những nét chung cũng như tách ra được những nét riêng của các hiện tượng được so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra các giải pháp quản lý tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể
Vì vậy, để tiến hành so sánh bắt buộc phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh, mục tiêu so sánh.
Số gốc để so sánh : tùy thuộc vào mục đích cụ thể của hoạt động phân tích mà ta xác định số
gốc để so sánh So sánh các số liệu thực hiện với các số liệu định mức, kế hoạch giúp ta đánh giá mức độ biến động so với mục tiêu đề ra
Trang 6 So sánh số liệu kỳ này với số liệu kỳ trước (năm trước, quý trước, tháng trước) giúp ta nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của hiện tượng.
So sánh số liệu của thời gian này với số liệu cùng kỳ của thời gian trước giúp ta nghiên cứu nhịp độ thực hiện kinh doanh trong từng khoảng thời gian
So sánh số liệu thực hiện với các thông số kinh tế kỹ thuật trung bình hoặc tiên tiến giúp ta đánh giá được mức độ phấn đấu của doanh nghiệp
So sánh số liệu của doanh nghiệp mình với doanh nghiệp tương đương, điển hình hoặc doanh nghiệp thuộc đối thủ cạnh tranh giúp ta đánh giá được thế mạnh, yếu của doanh nghiệp
So sánh số liệu thực tế với mức hợp đồng đã ký, tổng nhu cầu… giúp ta biết được khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường
So sánh các thông số kinh tế kỹ thuật của các phương án kinh tế khác nhau giúp ta lựa chọn được phương án tối ưu
c) Phương pháp liên hoàn (phương pháp số chênh lệch):
Một chỉ tiêu kinh tế chịu sự tác động của nhiều nhân tố Ví dụ: chỉ tiêu doanh số bán hàng của một công ty ít nhất chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi 2 nhân tố: khối lượng bán hàng và giá bán hàng hóa Thông qua phương pháp thay thế liên hoàn, các nhà phân tích có thể nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố lên chỉ tiêu cần phân tích
Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân
tố lên chỉ tiêu phân tích bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị gốc sang
kỳ phân tích để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi Sau đó, so sánh trị số của chỉ tiêu vừa tính được với trị số của chỉ tiêu khi chưa có biến đổi của nhân tố cần xác định, ta
sẽ tính được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó
Nguyên tắc sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn:
Trang 7Xác định đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng lên chỉ tiêu kinh tế phân tích và thể hiện mối quan
hệ các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích bằng một công thức nhất định
Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng trong công thức theo trình tự nhất định và chú ý:
Nhân tố khối lượng thay thế trước, nhân tố trọng lượng thay thế sau
Nhân tố ban đầu thay thế trước, nhân tố thứ phát thay thế sau
Xác định ảnh hưởng của nhân tố nào thì lấy kết quả tính toán của bước trước
để tính mức độ ảnh hưởng và cố định các nhân tố còn lại
Chúng ta có thể khái quát mô hình chung của phép thay thế liên hoàn như sau:
Nếu có Q =abcd thì Q1 =a1b1c1d1 và Q0 =a0b0c0d0
ĐTPT: ∆Q=Q1 −Q0
0 0 0 0 0 0 0
1b c d a b c d a
∆
0 0 0 1 0 0 1
1b c d a b c d a
∆
0 0 1 1 0 1 1
1b c d a b c d a
∆
0 1 1 1 1 1 1
1b c d a b c d a
Dạng tổng quát của số chênh lệch:
ĐTPT: ∆Q=Q1 −Q0
0 0 0 0
(b b a c d
∆
Trang 80 1 1 0
3 NGUỒN TÀI LIỆU VÀ YÊU CẦU CỦA CÔNG TÁC PHÂN TÍCH
3.1 Nguồn tài liệu:
Khi thực hiện phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần phải thu thập những tài liệu sau đây:
Bảng cân đối kế toán (Balance sheet)
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Income Statement)
Bảng thuyết minh báo cáo tài chính (Explaination of Financial Statement)
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (The Statement of Cash Flows)
Các bảng báo cáo đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh và định hướng phát triển của doanh nghiệp qua các năm hoạt động
3.2 Yêu cầu của công tác phân tích:
Muốn công tác phân tích hoạt động kinh doanh mang ý nghĩa thiết thực, làm cơ sở tham mưu cho các nhà quản lý đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình, thì công tác phân tích kinh tế phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
Tính đầy đủ: nội dung và kết quả phân tích phụ thuộc rất nhiều vào sự đầy đủ của nguồn
tài liệu sưu tập
Tính chính xác: chất lượng của công tác phân tích phụ thuộc rất nhiều vào tính chính xác
của nguồn số liệu khai thác; sự chính xác khi lựa chọn phương pháp phân tích, chỉ tiêu dùng để phân tích
Trang 9Tính kịp thời: sau mỗi thương vụ hoặc chu kỳ sản xuất kinh doanh phải kịp thời tổ chức
phân tích đánh giá tình hình hoạt động, để nắm bắt được những mặt mạnh, mặt tồn tại trong kinh doanh nhằm đề xuất những giải pháp cho thời kỳ kinh doanh tiếp theo có hiệu quả hơn
Để đạt được những yêu cầu trên, tổ chức công tác phân tích thường được tiến hành theo 3 bước sau:
Chuẩn bị cho quá trình phân tích
Tiến hành phân tích
Tổng hợp, đánh giá kết quả phân tích
Các bước này có những nội dung, vị trí riêng nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau, do đó cần tổ chức tốt từng bước để không ảnh hưởng đến quá trình phân tích chung
Trang 10CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH
1 CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KINH DOANH.
Khấu cuối cùng của quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp là khâu tiêu thụ mà thực chất
là bán các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ Tuỳ vào tính chất hoạt động của từng loại doanh nghiệp mà sản phẩm hàng hoá có thể do hoạt động sản xuất của doanh nghiệp tạo ra hoặc mua của các doanh nghiệp khác Kết quả tiêu thụ sản phẩm thể hiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu doanh thu
Chế độ kế toán mới và theo Thông tư số 76 TC/TCDN ban hàng ngày 15/11/1996 về hướng dẫn chế độ quản lý doanh thu quy định doanh thu của các doanh nghiệp Nhà nước bao gồm doanh thu từ hoạt động kinh doanh và doanh thu từ hoạt động khác
Ngày 25/10/2000 theo QĐ số 167/2000/QĐ – BTC đã sửa đổi bổ sung các thông tư trước đây
và Thông tư 89/2002/TT – BTC ngày 09/12/2002 của Bộ Tài Chính thì báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện ở mẫu được trình bày cụ thể trong chương 6
1.1 Doanh thu từ hoạt động kinh doanh:
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung ứng, dịch
vụ sau khi trừ các khoản thuế thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có
Trang 11chứng từ hợp lệ) và được khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền).
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn bao gồm:
Các khoản trợ giá, phụ thu theo quy định Nhà nước để sử dụng cho doanh nghiệp đối với hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp tiêu thụ trong kỳ được Nhà Nước cho phép.Giá trị các sản phẩm, hàng hoá đem biếu, tặng hoặc tiêu dùng trong nội bộ doanh nghiệp như: dùng ciment thành phẩm để xây dựng, sửa chữa, ở xí nghiệp sản xuất ciment
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh có 3 chỉ tiêu:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: doanh thu bán hàng là toàn bộ tiền bán
sản phẩm hàng hoá dịch vụ đã được khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu hay chưa thu được tiền)
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ: doanh thu thuần bán hàng và cung
cấp dịch vụ phản ánh khoản tiền thực tế doanh nghiệp thu được trong kinh doanh Công thức cụ thể như sau:
DT Thuần = DTBH và CCDV – các khoản giảm trừ
Các khoản giảm trừ bao gồm:
Chiết khấu thương mại
Trang 12Các khoản thu nhập khác là các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên ngoài các khoản thu đã được quy định ở điểm trên như: thu từ bán vật tư, hàng hoá, tài sản dôi thừa, công cụ dụng cũ đã phân bổ hết giá trị, bị hư hỏng hoặc không cần sử dụng.
2 PHÂN TÍCH CHUNG KẾT QUẢ KINH DOANH
Phân tích chung kết quả hoạt động kinh doanh là nhằm đánh giá tổng quát tình hình bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh Trước khi phân tích cần chú ý kiểm tra chỉnh lý số liệu khi phân tích
Chúng ta hãy xem những thông tin sau của công ty NQ:
Mặt hàng AMặt hàng BMặt hàng C
100150200
Người ta có thể dùng chỉ tiêu hiện vật hoặc giá trị để đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm Nếu gọi M là doanh thu bán hàng, khi đó ta có:
M = ∑pq ; M0 = ∑ p0q0 ; M1 = ∑ p1q1
Trong đó : P0, P1: giá bán kỳ gốc, kỳ phân tích
q0,q1: khối lượng hàng bán kỳ gốc, kỳ phân tích
2.1 Sử dụng phương pháp so sánh khi phân tích
Trang 13Dùng phương pháp so sánh ta xác định được mức chênh lệch trong doanh thu và % thực hiện doanh thu (hoặc chỉ số thực hiện) và đánh giá sự biến động của nó:
Phân tích có liên hệ với chi phí:
Để đánh giá một cách chính xác tình hình thực hiện doanh thu nói chung cần liên hệ với chi phí Chi phí mà chúng ta liên hệ là toàn bộ chi phí của doanh nghiệp được phân bổ cho hàng bán ra Ta có:
Và % thực hiện kế hoạch có liên hệ chi phí
2.2 Phân tích theo các bộ phận cấu thành:
Tổng doanh thu của doanh nghiệp bao gồm các khoản thu từ hoạt động động bán hàng - cung cấp dịch vụ, và các hoạt động khác trong đó thu từ hoạt động bán hàng là chủ yếu
Khi phân tích cần lưu ý:
Xác định khối lượng, giá trị và tỷ trọng của từng loại và sự chênh lệch qua các kỳ
1 d/c 1 0 1 0d/cTcp
0
Tcp
Tcp790010.480 10.000
8.00010.480 9.875 605
=
Trang 14Đánh giá sự biến động các chỉ tiêu trên và tìm nguyên nhân của sự biến động đó.Đưa ra các giải pháp để tăng doanh thu cho từng loại và doanh thu chung của doanh nghiệp.
2.3 Xác định hai nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu:
Có hai nhân tố tác động trực tiếp đến doanh thu bán hàng là khối lượng hàng hoá tiêu thụ và giá cả hàng hoá tiêu thụ Tuy nhiên, các nhân tố này lại chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khách quan, chủ quan khác nhau như:
Các nhân tố về thị trường
Các nhân tố về cơ chế chính sách của Nhà nước Việt Nam cũng như các nước trên thế giới
Nhóm các nhân tố về cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp
Nhóm các nhân tố về trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất, trình độ tổ chức quản lý, trình độ tay nghề của công nhân, trình độ giao tiếp ứng xử trong quan hệ với khách hàng, với công chúng và có tác động trực tiếp đến khả năng tiêu thụ sản phẩm.Nghiên cứu những nhân tố khách quan lẫn chủ quan sẽ thấy được những tác động của các yếu tố bên trong, bên ngoài của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tận dụng những
cơ hội thuận lợi, tìm những giải pháp hạn chế những rủi ro khó khăn, khai thác một cách triệt để năng lực của doanh nghiệp nhằm chiếm lĩnh thị trường, đẩy mạnh bán ra tăng doanh thu cho doanh nghiệp
Ngoài ra chúng ta cần xác định mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng nhân tố; số lượng hàng hoá tiêu thụ và cả giá cả hàng hoá tiêu thụ đến doanh thu bán hàng
Đối tượng phân tích : ∆ M = 10480 – 10000 = 480 $, trong đó:
∆ MA = 1.100 – 1.000 = 100 $
Trang 163 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH THEO MẶT HÀNG
3.1 Phân tích theo khối lượng mặt hàng:
Phân tích theo khối lượng mặt hàng được thực hiện theo nguyên tắc không lấy mặt hàng tiêu thụ vượt chỉ tiêu bù cho mặt hàng tiêu thụ không đạt dự kiến Phương pháp này thực hiện chủ yếu đối với doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ được giao hay các đơn đặt hàng tương đối ổn định Trong phân tích phải xác định % thực hiện kế hoạch tiêu thụ mặt hàng
Chúng ta hãy xem ví dụ sau đây, số liệu lấy từ báo cáo của công ty CK:
Bảng phân tích kết quả kinh doanh theo mặt hàng
Mặt hàng
Kế hoạch
Thực hiện
% Thực hiện
Hoàn thành KH theo mặt hàng Trong KH Vượt KH
Không đạt
KH A
B
C
4.000 $5.000 $6.000 $
4.500 $5.500 $5.500 $
112.50 %
110 %91.67 %
4.0005.0005.500
500500
Trang 17DT được coi là thực hiện theo kết cấu
Kết quả phân tích cho ta thấy xét về khối lượng doanh nghiệp hoàn thành vượt mức kế hoạch tiêu thụ (103.33%) nhưng về từng mặt hàng lại không đạt kế hoạch đề ra
3.2 Phân tích theo kết cấu mặt hàng:
Kết cấu mặt hàng nói lên tỷ trọng của các mặt hàng trong tổng số Nếu như kết cấu mặt hàng bằng kế hoặch đặt ra là tối ưu, thì sự thay đổi kết cấu mặt hàng trong tiêu thụ là không có lợi cho doanh nghiệp vì vậy cần phân tích và xác định % hoàn thành kết cấu mặt hàng
Quay trở lại với ví dụ của công ty CK:
Bảng phân tích theo kết cấu mặt hàng
Mặt hàng
Doanh thu
TT theo kết cấu KH
Mức hoàn thành KH theo kết cấu KH
26.67 %33.33 %40%
4.5005.5005.500
29.04 %35.48 %35.48 %
4.133,85 $5.166,15 $6.200 $
4.133,85 $5.166,15 $5.500 $
kế hoạch theo kết cấu mặt hàng chỉ đạt 95.48%
Doanh thu thực tế theo kết cấu KH
Trang 18Doanh thu Thực Tế theo kết cấu kế hoạch (cột 5) được tính bằng cách lấy tổng số doanh thu thực tế ở cột 3 (15.500$) nhân với tỷ trọng tiêu thụ kế hoạch mỗi mặt hàng (cột 4) Ví dụ: mặt hàng B: 15.500$ x 33.33% = 5.166,15 $.
Mức hoàn thành Kế Hoạch theo kết cấu Kế Hoạch (cột 6): được tình bằng cách so sánh số liệu giữa cột (5) và cột Doanh Thu Thực Tế (cột 3) Nếu số liệu ở cột (5) nhỏ hơn cột (3), sẽ lấy số liệu cột (5) đưa sang cột 6 Ví dụ: mặt hàng A : cột (5) 4.133,85 $, cột (3): 4.500$, số 4.133,85 $ sẽ được chuyển sang cột (6)
Nếu số liệu ở cột (5) lớn hơn cột (3), số ở cột (3) sẽ được đưa sang cột (6) Ví dụ: Mặt
hàng C : số liệu cột (5) : 6.200$, số liệu cột (3) : 5.500$, số liệu cột (3): 5.500$ sẽ được đưa sang cột (6)
Trang 19CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT
TRONG KINH DOANH
Giới thiệu: để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải có đủ lực lượng lao động, máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu, hàng hóa,dịch vụ… các yếu tố này phải được sử dụng cân đối, hài hòa trong quá trình sản xuất kinh doanh thì mới đảm bảo đem lại kết quả sản xuất cao, chi phí sản xuất thấp, vậy hiệu quả kinh doanh mới cao được
1 PHÂN TÍCH YẾU TỐ LAO ĐỘNG
1.1 Phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động
a) Phân tích tình hình biến động lao động: sử dụng phương pháp so sánh để phân tích
40
12010812
44
Trang 201512 3
2222
1512 3
Trong ví dụ ta có :
∆LĐ = 179 – 165 = 14, như vậy tổng lao động của doanh nghiệp tăng so với kế hoạch đặt ra là 14 người
Liên hệ với kết quả sản xuất kinh doanh: để đánh giá tình hình biến động về lao động chính xác, cần liên hệ với quy mô sản xuất kinh doanh đạt được Trở lại ví dụ trên: giả sử rằng kết quả sản xuất kế hoạch đề ra là 40.000$, trong khi thực tế kết quả sản xuất được
là 45.000$ và doanh thu bán hàng kế hoạch là 80.000$ cùng với thực hiện là 90.000$ Phân tích tình hình biến động số lượng lao động có liên hệ với kết quả sản xuất kinh doanh
sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn việc sử dụng lao động như thế nào
So sánh mức tuyệt đối có liên hệ với quy mô sản xuất:
∆LĐđ/c =LĐ1 – LĐ0 x
0
1
Q Q
Trang 21Hoặc so sánh với doanh thu:
∆LĐđ/c =LĐ1 – LĐ0 x
0
1
M M
Tỷ lệ % về sử dụng lao động có liên hệ với kết quả sản xuất kinh doanh:
% về sử dụng lao động (liên hệ với kết quả sản xuất) =
1 1 0 0
100
LĐ x Q
LĐ x Q
40000
45000 110
120
=
x x
Như vậy theo kế hoạch để đạt được 45.000$ giá trị sản xuất cần phải có 124 công nhân viên sản xuất nhưng thực tế chỉ có 120, tiết kiệm được 4 người và thực hiện thấp hơn mức kế hoạch là 3%
1.2 Phân tích năng suất lao động
a) Các chỉ tiêu về năng suất lao động :
để tăng năng suất lao động Có nhiều cách tính khác nhau về năng suất lao động:
NSLĐ =
Trang 22Số thời gian lao động
Chỉ tiêu này nói lên trong 1 đơn vị thời gian lao động tạo ra được bao nhiêu sản phẩm
Số thời gian lao động
Chỉ tiêu này nói lên để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm cần bao nhiêu thời gian
Về thời gian lao động có thể sử dụng nhiều đơn vị thời gian khác nhau như giờ, ngày, tháng, quý, năm
Ngoài cách tính năng suất lao động bằng hiện vật, người ta còn dùng chỉ tiêu giá trị và thường xác định theo các đơn vị thời gian sau:
Giá trị sản xuất( Doanh thu) trong kỳ Tổng số giờ làm việc trong kỳ
Giá trị sản xuất( Doanh thu) trong kỳ Tổng số ngày làm việc trong kỳMối liên hệ giữa năng suất lao động ngày với năng suất lao động giờ được biểu hiện qua công thức:
Giá trị sản xuất( Doanh thu) trong năm
Số lao động bình quân trong năm
Mối liên hệ giữa năng suất lao động năm với năng suất lao động ngày được thể hiện qua công thức:
NSLĐ =
NSLĐ giờ =
NSLĐ ngày =
NSLĐ ngày = Số giờ làm việc
bình quân ngày x NSLĐ giờ
NSLĐ năm =
Trang 23NSLĐ năm = Số ngày làm việc x NSLĐ ngày
NSLĐ năm = số ngày làm việc x số giờ làm việc x Năng suất LĐ giờ (BQ năm /1 LĐ) (BQ ngày /1 LĐ)
b) Phân tích 2 nhân tố lao động và năng suất lao động:
Chúng ta thấy kết quả năng suất kinh doanh mà doanh nghiệp đạt được phụ thuộc vào 2 nhân tố: lao động và năng suất lao động
Giá trị sản xuất kinh doanh và năng suất lao động phải tương ứng với nhau về thời gian Nếu giá trị sản xuất kinh doanh tính trong 1 năm, thì NSLĐ phải tính trong 1 năm Cụ thể hơn như sau:
G
W
G x
x N
x LÐ
Q =
G
W
x G
x N
x LÐ
M =Trong đó:
LÐ : số LĐ bình quân trong kỳ
N: số ngày làm việc của 1 LĐ trong kỳ
G: số giờ làm việc của 1 LĐ trong ngày
G
W : NSLĐ của 1 LĐ trong 1 giờ
Từ công thức trên ta có thể sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên ảnh hưởng đến giá trị sản xuất kinh doanh
Trang 243 Số ngày làm việc bình quân
4 Số giờ làm việc bình quân (ngày) của 1 công nhân
5 NSLĐ bình quân ngày của 1 CN
2608g
480.77 $
2707.5g
538.70$
ĐTPT:
∆ Q = Q1 – Q0 = 120.000.000 – 100.000.000 = 20.000.000 $Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố:
Trang 252/ PHÂN TÍCH YẾU TỐ VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH :
2.1 Phân tích tình hình trang bị tài sản cố định
Tài sản cố định là bộ phần tài sản chủ yếu, phản ánh năng lực sản xuất hiện có, trình độ tiến bộ khoa học kĩ thuật của doanh nghiệp
a) Phân tích chung tài sản cố định:
Hệ số tăng(giảm) TSCĐ Chỉ tiêu này đánh giá quy mô TSCĐ thay đổi trong kỳ
Giá trị TSCĐBQ trong kỳ
Giá trị TSCĐ bình quân trong kỳ có thể tính bằng công thức sau:
Giá trị TSCĐBQ trong kỳ = Giá trị TSCĐ đầu kỳ + Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ x số tháng tăng/12 - Giá
trị TSCĐ giảm trong kỳ x số tháng giảm/12
b) Phân tích tình hình trang bị tài sản cố định
Để đánh giá trình độ trang bị tài sản cố định, sử dụng chỉ tiêu sau:
Giá trị còn lại TSCĐ bình quân
Mức trang bị TSCĐ cho 1 lao động =
Số lao động trong ca lớn nhất
Giá trị hao mòn TSCĐ
Hệ số hao mòn TSCĐ =
Hệ số tăng(giảm) TSCĐ =
Trang 26Nguyên giá TSCĐ
Hệ số này càng tiến gần đến 1 bao nhiêu càng nói lên sự cũ kỹ và lạc hậu của TSCĐ bấy nhiêu, ngược lại càng tiến gần đến 0 nói lên TSCĐ mới được trang bị
c) Phân tích ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh:
Việc tiến hành phân tích mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng máy móc, thiết bị đến kết quả sản xuất được thực hiện bằng phương pháp loại trừ thông qua phương trình kinh tế dưới đây:
Giá trị = số lượng máy x Số ngày làm việc x Số giờ làm việc x Năng suất
sản xuất móc BQ BQ 1 máy BQ 1 ngày BQ 1 máy
hay:
Q = SLTB x N x G x WG
1 Giá trị SX
2 Tổng giờ máy hoạt động
3 Số lượng máy móc thiết bị
4 Số giờ làm việc 1 máy
5 Sản lượng bình quân 1 giờ
4 100292.68 $
ĐTPT ∆ Q = 120.000.000 – 100.000.000 = 20.000.000
Giá trị sản xuất tăng 20.000.000 $ so với kế hoạch do tác động của các nhân tố
Tác động của số lượng thiết bị:
∆ SLTB = (SLTB1 – SLTB0) (G0 x WG0)
Trang 27= ( 10 – 10 ) ( 40.000 x 250) = 0$
Tác động của giờ máy hoạt động:
∆ G = (G1 – G0) (Q1 x WG0) = ( 4100 – 4000) ( 10 x 292.68) = 292.680$
Tác động của NSLĐ mỗi giờ máy:
∆ W = (WG1 –WG0) (Q1G1) = (292.68 – 250) ( 10 x 4100) = 1.749.880 $
Tổng hợp:
∆ Q = ∆ SLTB + ∆ G + ∆ W = 2.000.000 $
3/ PHÂN TÍCH YẾU TỐ NGUYÊN VẬT LIỆU
3.1 Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu
a) Phân tích chung tình hình sử dụng nguyên vật liệu
Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu được tiến hành bằng cách so sánh tổng mức nguyên vật liệu sử dụng thực tế so với kế hoạch Tuy nhiên tổng mức sử dụng nguyên vật liệu lại phụ thuộc chủ yếu vào kết quả sản xuất do đó khi phân tích cần liên hệ với kết quả sản xuất
Sử dụng phương pháp so sánh để phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu Ta có:
Chi phí NVL = SLSP x m x giáTrong đó:
SLSP : số lượng sản phẩm được sản xuất trong kỳ
m : mức tiêu hao NVL cho mỗi sản phẩm
g : giá của mỗi đơn vị NVL
Trang 28Ví dụ: Một DN chuyên sản xuất 1 loại sản phẩm A với 2 loại nguyên vật liệu B và C Số liệu liên quan được cho trong bảng sau:
Trang 294/ PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA CHI PHI SẢN XUẤT CHUNG
Chi phí sản xuất chung được chia làm 2 loại chi phí sản xuất chung biến đổi và chi phí sản xuất chung bất biến
Đối với biến phí sản xuất chung, cách phân tích giống như đã thực hiện ở phần phân tích chi phí NVL, chi phí NC Ví dụ: Số liệu cần thiết cho phân tích tại 1 công ty may áo Jacket trong năm 2005 như sau:
Sản phẩm
Tổng biến phí sản xuất chung
Biến phí sản xuất chung / Sp
Trang 30 Khi đó, ta có chênh lệch biến phí sản xuất chung:
Bước 1: Chọn tiêu thức được dùng làm cơ sở phân bổ chi phí sản xuất chung bất biến
Bước 2: Tính tỷ lệ phân bổ
Bước 3: Tiến hành phân tích
Ví dụ : Lấy lại số liệu công ty may ở trên Định phí sản xuất chung của công ty năm 2005 theo
kế hoạch là 276.000 $ (mức sản phẩm được sản xuất theo kế hoạch là 12000sp) định phí sản xuất chung thực tế trong năm 2005 là 285.000$ (mức sp thực tế được sản xuất là 10.000sp)
Tiêu thức được dùng để làm cơ sở phân bổ định phí sản xuất chung là số sp được sản xuất
Trang 31Tỷ lệ phân bổ định phí sản xuất chung = 276.000$
12.000 = 23 $
Phân tích chênh lệch của định phí sản xuất chung được chia làm 2 phần:
(1) Chênh lệch thực tế so với kế hoạch:
∆ FO = FO1 –FO0 = 285.000 – 276.000 = 9.000 $
(2) Chênh lệch giữa định phí sản xuất chung kế hoạch với định phí sản xuất chung
kế hoạch được điều chỉnh theo số lượng sp thực tế
∆ FOđc = FO0 – FO0đc = 276.000 – 276.000 x 10.000
12.000= 46.000$
Như vậy, định phí sản xuất chung đã được phân bổ vượt 55.000$ (9.000$ + 46.000$) so với
kế hoạch
NVL C được phân tích tương tự
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN TRONG KINH
DOANH
Giới thiệu một số thuật ngữ cần lưu ý khi phân tích kết quả kinh doanh:
Trang 32-Lãi gộp (Gross Profit): chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán.
-Lãi hoạt động (Operating Profit): là kết quả SXKD trong 1 khoảng thời gian nhất định, được tính bằng cách lấy doanh thu trừ đi tất cả các chi phí hoạt động
-Lãi thuần sau thuế (Net Income): được tính bằng cách lấy lãi hoạt động trừ đi lãi vay, các chi phí khác và thuế thu nhập doanh nghiệp
1.PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Ta có thể phân tích bằng cách so sánh giữa số liệu thực tế với số liệu kế hoạch hay so sánh
số liệu thực hiện giữa năm nay với năm trước Ví dụ: công ty FORMAT trình bày những số liệu liên quan như sau:
Cổ tức cổ phiếu ưu đãi 20 20 Thu nhập cổ phiếu thường 271,20 436,20 Thu nhập trên mỗi cổ phiếu thường (EPS) 1,78$ 2,86$
Ta có với cách so sánh tuyệt đối: Lợi nhuận năm nay – Lợi Nhuận năm trước
( hay Lợi nhuận thực hiện – Lợi Nhuận kế hoạch)
Trang 33= 456,4 – 291,2 = 165,2
1.1 Đo lường khả năng sinh lợi
Một công cụ phổ biến và hữu hiệu thường được sử dụng là bảng báo cáo thu nhập được chuẩn hóa theo số phần trăm (common – size income statement) Trên báo cáo này, mỗi chi tiết được tính bằng một con số phần trăm (%) trên doanh thu Vì vậy các nhà quản trị dễ dàng và nhanh chóng hơn khi nghiên cứu khuynh hướng biến động của chi phí, thu nhập và so sánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp giữa thực tế với kế hoạch hay so sánh giữa những năm khác nhau
Báo cáo thu nhập chuẩn hóa theo số phần trăm của công ty FORMAT được trình bày ở bảng 2 dưới đây:
BẢNG 2: BÁO CÁO THU NHẬP CHUẨN HÓA THEO SỒ PHẦN TRĂM CỦA CÔNG TY FORMAT
Trang 34 Từ số liệu trên bảng 2 phía trên ta có một số nhận định tổng quát sau:
(1) Tỉ trọng giá vốn hàng hóa trên doanh thu tăng 1,22% , nên lãi gộp giảm xuống 1,22%
(2) Tỉ trọng tổng chi phí hoạt động trên doanh thu giảm 3,22% do vậy phần tăng của giá vốn hàng bán đã được bù đắp dẫn đến tỉ số lần hoạt động tăng 2%
a) Một vài tỷ số tài chính cơ bản:
Lãi gộp trên doanh thu (Gross profit margin): dùng để đo lường % lãi gộp trên 1$ doanh
thu ( Lãi gộp = doanh thu thuần – giá vốn hàng bán), và nó được tính như sau:
Lãi gộp
Lãi gộp/ doanh thu =
Doanh thu thuần
Lãi gộp trên doanh thu của FORMAT năm 2005 là:
1.972 / 6.150 = 0,3207 = 32,07%
Giá trị tỉ số lãi gộp/ doanh thu nằm ở dòng (a) bảng 2
Tỉ số lãi hoạt động trên doanh thu (Operating Profit margin): tỉ số lãi hoạt động được dùng
để đo lường phần trăm lãi trên doanh thu thuần sau khi đã trừ mọi chi phí hoạt động (chưa kể đến lãi vay và thuế thu nhập )
EBIT
Lãi hoạt động/ doanh thu =
Doanh thu thuần
Năm 2005, tỉ số lãi hoạt động của FORMAT là:
Trang 35832 / 6.150 = 0,1353 = 13,53%
Tỉ số lãi thuần trên doanh thu ( Net Profit Margin): tỉ số này cho ta thấy phần trăm lãi thuần
trên doanh thu sau khi đã trừ hết các chi phí (bao gồm lãi vay và thuế)
Lãi thuần sau thuế
Lãi thuần/ doanh thu =
Doanh thu thuần
Tỉ số lãi thuần của FORMAT năm 2005:
456,40 / 6.150 = 0,0742 = 7,42%
Giá trị tỉ số này nằm ở dòng (c) bảng 2 Từ số liệu trên, ta nhận thấy cứ 1$ doanh thu thuần FORMAT sẽ thu được 0,0742$ lãi thuần sau thuế
b) Một vài điểm lưu ý:
Các tỉ số khả năng sinh lợi nên được tính toán dựa trên doanh thu và thu nhập của những khu vực còn tiếp tục hoạt động trong doanh nghiệp bởi vì các nhà phân tích luôn tìm kiếm những thông tin hữu ích để giúp họ đưa ra những thông tin dự báo về doanh nghiệp Số liệu của những khu vực đã ngưng hoạt động sẽ không thích hợp cho quá trình phân tích
Trong quá trình phân tích, nếu có sự chênh lệch lớn giữa các thành tố tương ứng giữa các năm hoặc giữa thực tế với kế hoạch, chúng ta nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân và đưa ra các giải pháp khắc phục
2 PHÂN TÍCH HÒA VỐN VÀ CÁC LOẠI ĐỒN BẨY
2.1 Phân tích hòa vốn (Break – even Analysis)
Trang 36Phân tích hòa vốn là việc (1): xác định mức độ hoạt động (tối thiểu) cần thiết để doanh nghiệp bù đắp
đủ các chi phí hoạt động, và (2): xác định lợi tức liên quan với các mức độ khác nhau của doanh thu
Ví dụ: Cửa hàng X chuyên bán lẻ thiệp có định phí hoạt động mỗi tháng là 2.500$, giá bán mỗi thiệp là 10$, biến phí mỗi thiệp là 5$ Áp dụng công thức (2), ta sẽ có:
Nếu cửa hàng X tiêu thụ được 500 thiệp mỗi tháng, cửa hàng sẽ bù đắp đủ mội chi phí hoạt động (EBIT = 0)
Trang 37b) Phương pháp đồ thị:
Hình vẽ 1
c) Tác động của các tham số lên điểm hòa vốn hoạt động:
Sự tác động của các tham số định phí (F), giá bán sản phẩm (P) và biến phí sản phẩm (V) lên điểm hòa vốn hoạt động được thể hiện qua bảng (1) sau:
Trang 38d) Phân tích hòa vốn và việc lập kế hoạch về sản lượng tiêu thụ:
Phân tích hòa vốn giúp nhà quản trị xác định được mức độ sản lượng tiêu thụ cần thiết để đạt được mức lợi nhuận mong muốn
Ví dụ: nếu cửa hàng X muốn đạt được mức lãi hoạt động 1.500 $ mỗi tháng , ta sẽ có:
Lãi hoạt động: Q = ( P- V ) – F, hay là:
F + lãi hoạt động (3)
Q =
P - V 2.500 + 1.500
Q = = 800 thiệp
10 - 5
e) Phân tích hòa vốn với tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp:
Các quyết định về chi phí và giá của các nhà quản trị phải tính đến tác động của thuế thu nhập Nếu thuế suất thuế thu nhập là 40%, để đạt được mức lãi sau thuế là 1.500$, cửa hàng
Trang 39X phải đạt mức lãi trước thuế là 2.500$ (
% 40 1
500 1
− ) Như vậy, dưới sự tác động của thuế, công thức (2) sẽ được viết lại như sau:
lãi sau thuế
500 1
a) Đòn bẩy hoạt động (Operating leverage)
Khái niệm: Đòn bẩy hoạt động là việc doanh nghiệp sử dụng định phí hoạt động để khuyếch
đại tác động của sự thay đổi trong doanh thu lên sự thay đổi của lãi hoạt động (EBIT)
Tiếp tục sử dụng ví dụ cửa hàng bán thiệp X, ta hãy xem xét sự biến động của EBIT trong 2 trường hợp:
- Trường hợp 1: Doanh số tiêu thụ tăng từ 1.000 thiệp lên 1.500 thiệp (tăng 50%)
- Trường hợp 2: Doanh số tiêu thụ giảm từ 1.000 thiệp xuống 500 thiệp (giảm 50%)
Số liệu tính toán được thể hiện trên bảng 2:
Q =
F +
Trang 40Bảng 2: EBIT của cửa hàng X đối với các mức độ sản lượng khác nhau
% thay đổi của doanh thu
Nếu DOL > 1, có sự tồn tại của đòn bẩy hoạt động
Thế số liệu của cửa hàng X vào công thức (3), ta thấy:
Trường hợp 1 (Doanh thu tăng 50%):
Trường hợp 2 (Doanh thu giảm 50%):
DOL = 100%50% = 2
DOL = -100%- 50% = 2DOL =