CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN TRONG KINH DOANH

Một phần của tài liệu Tài liệu BÀI GIẢNG MÔN “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH doc (Trang 32 - 116)

(ĐVT:1000$)

2004 2005

Doanh thu thuần 5.136 6.150

Giá vốn hàng bán 3.426 4.178

Lãi gộp 1.710 1.972

Chi phí hoạt động

- Chi phí bán hàng 296 280 - Chi phí quản lý 374 380 - Chi phí khấu hao tài sản cố định 448 480 Tổng chi phí hoạt động 1.118 1.140

Thu nhập trước lãi vay và thuế (EBIT) 592 832

Lãi vay 176 180

Thu nhập trước thuế (EBT) 416 652 Thuế (30%) 124,80 195,60

Lãi thuần sau thuế 291.20 456.40

Cổ tức cổ phiếu ưu đãi 20 20 Thu nhập cổ phiếu thường 271,20 436,20 Thu nhập trên mỗi cổ phiếu thường (EPS) 1,78$ 2,86$

Ta có với cách so sánh tuyệt đối: Lợi nhuận năm nay – Lợi Nhuận năm trước ( hay Lợi nhuận thực hiện – Lợi Nhuận kế hoạch)

= 456,4 – 291,2 = 165,2

1.1. Đo lường khả năng sinh lợi

 Một công cụ phổ biến và hữu hiệu thường được sử dụng là bảng báo cáo thu nhập được chuẩn hóa theo số phần trăm (common – size income statement). Trên báo cáo này, mỗi chi tiết được tính bằng một con số phần trăm (%) trên doanh thu. Vì vậy các nhà quản trị dễ dàng và nhanh chóng hơn khi nghiên cứu khuynh hướng biến động của chi phí, thu nhập và so sánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp giữa thực tế với kế hoạch hay so sánh giữa những năm khác nhau.

 Báo cáo thu nhập chuẩn hóa theo số phần trăm của công ty FORMAT được trình bày ở bảng 2 dưới đây:

BẢNG 2: BÁO CÁO THU NHẬP CHUẨN HÓA THEO SỒ PHẦN TRĂM CỦA CÔNG TY FORMAT

2005 2004 Doanh thu 100% 100% Giá vốn hàng bán 67,93% 66,71% (a) Tỉ số lãi gộp 32,07% 33,29% Chi phí hoạt động - Chi phí bán hàng 4,55% 5,76% - Chi phí quản lý 6,19 7,28 - Chi phí khấu hao 7,80 8,72 Tổng chi phí hoạt động 18,54% 21,76%

(b) Tỉ số lãi hoạt động 13,53% 11,53%

Lãi vay 2,93 3,43

Thu nhập trước thuế 10,50% 8,10%

Thuế 3,18% 2,43%

 Từ số liệu trên bảng 2 phía trên ta có một số nhận định tổng quát sau:

(1) Tỉ trọng giá vốn hàng hóa trên doanh thu tăng 1,22% , nên lãi gộp giảm xuống 1,22%

(2) Tỉ trọng tổng chi phí hoạt động trên doanh thu giảm 3,22% do vậy phần tăng của giá vốn hàng bán đã được bù đắp dẫn đến tỉ số lần hoạt động tăng 2%.

a) Một vài tỷ số tài chính cơ bản:

Lãi gộp trên doanh thu (Gross profit margin): dùng để đo lường % lãi gộp trên 1$ doanh thu ( Lãi gộp = doanh thu thuần – giá vốn hàng bán), và nó được tính như sau:

Lãi gộp Lãi gộp/ doanh thu =

Doanh thu thuần

Lãi gộp trên doanh thu của FORMAT năm 2005 là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.972 / 6.150 = 0,3207 = 32,07% Giá trị tỉ số lãi gộp/ doanh thu nằm ở dòng (a) bảng 2.

Tỉ số lãi hoạt động trên doanh thu (Operating Profit margin): tỉ số lãi hoạt động được dùng để đo lường phần trăm lãi trên doanh thu thuần sau khi đã trừ mọi chi phí hoạt động (chưa kể đến lãi vay và thuế thu nhập )

EBIT Lãi hoạt động/ doanh thu =

Doanh thu thuần

832 / 6.150 = 0,1353 = 13,53%

Tỉ số lãi thuần trên doanh thu ( Net Profit Margin): tỉ số này cho ta thấy phần trăm lãi thuần trên doanh thu sau khi đã trừ hết các chi phí (bao gồm lãi vay và thuế)

Lãi thuần sau thuế Lãi thuần/ doanh thu =

Doanh thu thuần

Tỉ số lãi thuần của FORMAT năm 2005:

456,40 / 6.150 = 0,0742 = 7,42%

Giá trị tỉ số này nằm ở dòng (c) bảng 2. Từ số liệu trên, ta nhận thấy cứ 1$ doanh thu thuần FORMAT sẽ thu được 0,0742$ lãi thuần sau thuế.

b) Một vài điểm lưu ý:

 Các tỉ số khả năng sinh lợi nên được tính toán dựa trên doanh thu và thu nhập của những khu vực còn tiếp tục hoạt động trong doanh nghiệp bởi vì các nhà phân tích luôn tìm kiếm những thông tin hữu ích để giúp họ đưa ra những thông tin dự báo về doanh nghiệp. Số liệu của những khu vực đã ngưng hoạt động sẽ không thích hợp cho quá trình phân tích.

 Trong quá trình phân tích, nếu có sự chênh lệch lớn giữa các thành tố tương ứng giữa các năm hoặc giữa thực tế với kế hoạch, chúng ta nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân và đưa ra các giải pháp khắc phục.

2. PHÂN TÍCH HÒA VỐN VÀ CÁC LOẠI ĐỒN BẨY

Phân tích hòa vốn là việc (1): xác định mức độ hoạt động (tối thiểu) cần thiết để doanh nghiệp bù đắp đủ các chi phí hoạt động, và (2): xác định lợi tức liên quan với các mức độ khác nhau của doanh thu.

a) Phương pháp đại số:

 Nếu gọi:

- P: Giá bán mỗi sản phẩm

- Q: Số lượng sản phẩm bán được

- F: Định phí hoạt động trong kỳ

- V: Biến phí mỗi đơn vị sản phẩm

 Ta sẽ có:

QP – QV – F = EBIT (1)

Để doanh nghiệp đạt mức hòa vốn (bù đắp đủ chi phí hoạt động), công thức (1) sẽ trở thành: QP – QV – F = 0 hay là :

Q = F/ (P – V) (2)

Khi đó Q được gọi là điểm hòa vốn hoạt động (Operating Break even Point) hoặc điểm hòa vốn kế toán (Accounting Break even Point).

Ví dụ: Cửa hàng X chuyên bán lẻ thiệp có định phí hoạt động mỗi tháng là 2.500$, giá bán mỗi thiệp là 10$, biến phí mỗi thiệp là 5$. Áp dụng công thức (2), ta sẽ có:

Q = F = 2.500 = 500 thiệp

P – V 10 - 5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nếu cửa hàng X tiêu thụ được 500 thiệp mỗi tháng, cửa hàng sẽ bù đắp đủ mội chi phí hoạt động (EBIT = 0).

b) Phương pháp đồ thị:

Hình vẽ 1

c) Tác động của các tham số lên điểm hòa vốn hoạt động:

 Sự tác động của các tham số định phí (F), giá bán sản phẩm (P) và biến phí sản phẩm (V) lên điểm hòa vốn hoạt động được thể hiện qua bảng (1) sau:

Bảng 1:

Biến động của các tham số Sự tác động lên điểm hòa vốn hoạt động

- Định phí tăng - Định phí giảm Tăng Giảm 12.000 – 10.000 – 8.000 – 6.000 – 4.000 – 2.000 – 0 – Sản lượng tiêu thụ 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 Định phí hoạt động Doanh thu Tổng chi phí

Điểm hòa vốn hoạtđộng Lỗ Lãi Chi phí / Doanh thu

- Giá bán tăng - Giá bán giảm - Biến phí tăng - Biến phí giảm Giảm Tăng Tăng Giảm

Ví dụ: Nếu cửa hàng X dự kiến mỗi tháng chi thêm 500$ cho chi phí quảng cáo thì điểm hòa vốn hoạt động của cửa hàng sẽ là:

Q = FP – v = 300010 - 5 = 600 thiệp

Mỗi tháng, cửa hàng X phải tiêu thụ được 600 thiệp để đạt mức hòa vốn hoạt động.

d) Phân tích hòa vốn và việc lập kế hoạch về sản lượng tiêu thụ:

 Phân tích hòa vốn giúp nhà quản trị xác định được mức độ sản lượng tiêu thụ cần thiết để đạt được mức lợi nhuận mong muốn.

Ví dụ: nếu cửa hàng X muốn đạt được mức lãi hoạt động 1.500 $ mỗi tháng , ta sẽ có: Lãi hoạt động: Q = ( P- V ) – F, hay là:

F + lãi hoạt động (3) Q = P - V 2.500 + 1.500 Q = = 800 thiệp. 10 - 5

e) Phân tích hòa vốn với tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp:

 Các quyết định về chi phí và giá của các nhà quản trị phải tính đến tác động của thuế thu nhập. Nếu thuế suất thuế thu nhập là 40%, để đạt được mức lãi sau thuế là 1.500$, cửa hàng

X phải đạt mức lãi trước thuế là 2.500$ ( % 40 1 500 . 1

− ). Như vậy, dưới sự tác động của thuế, công thức (2) sẽ được viết lại như sau:

lãi sau thuế

1 – T Q = P - V 2.500 + % 40 1 500 . 1 − 10-5 Hay Q = 1.000 thiệp.

Số lượng thiệp cửa hàng X cần tiêu thụ tăng lên 200 (1.000 thiệp – 800 thiệp) do sự tác động của thuế thu nhập.

2.2. Các loại đòn bẩy

a) Đòn bẩy hoạt động (Operating leverage)

Khái niệm: Đòn bẩy hoạt động là việc doanh nghiệp sử dụng định phí hoạt động để khuyếch đại tác động của sự thay đổi trong doanh thu lên sự thay đổi của lãi hoạt động (EBIT).

 Tiếp tục sử dụng ví dụ cửa hàng bán thiệp X, ta hãy xem xét sự biến động của EBIT trong 2 trường hợp:

- Trường hợp 1: Doanh số tiêu thụ tăng từ 1.000 thiệp lên 1.500 thiệp (tăng 50%)

- Trường hợp 2: Doanh số tiêu thụ giảm từ 1.000 thiệp xuống 500 thiệp (giảm 50%) Số liệu tính toán được thể hiện trên bảng 2: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Q =

Bảng 2: EBIT của cửa hàng X đối với các mức độ sản lượng khác nhau Trường hợp 1 Trường hợp 2 Sản lượng tiêu thụ (tấm) Doanh thu Trừ: Biến phí hoạt động Trừ: Định phí 500 5.000 $ 2.500 2.500 1.000 10.000 $ 5.000 $ 2.500 1.500 15.000 $ 7.500 2.500 EBIT 0 2.500 2.501

 Đo lường độ nghiêng của đòn bẩy hoạt động: độ nghiêng của đòn bẩy hoạt động (DOL) của một doanh nghiệp được tính bằng công thức sau:

% thay đổi của EBIT

(5) % thay đổi của doanh thu Nếu DOL > 1, có sự tồn tại của đòn bẩy hoạt động. Thế số liệu của cửa hàng X vào công thức (3), ta thấy:

Trường hợp 1 (Doanh thu tăng 50%):

Trường hợp 2 (Doanh thu giảm 50%):

DOL = 100%50% = 2

DOL = -100%- 50% = 2 DOL =

 Độ nghiêng của đòn bẩy hoạt động còn có thể tính bằng công thức sau: DOL = 1 + F/ EBIT (6)

Chứng minh:

Ta đã biết:

DOL = % Thay đổi trên EBIT % Thay đổi trên doanh thu

Giả sử doanh thu tăng 1%, biến phí cũng sẽ tăng 1%, và lãi hoạt động sẽ tăng 1% (Doanh thu - Biến phí) và cũng bằng 1% (EBIT + Định phí). Do vậy, công thức tính độ nghiêng của đòn bẩy hoạt động có thể viết lại như sau:

DOL = % Thay đổi của EBIT 0,01

= Mức thay đổi của EBIT *100% EBIT*0,01

= 100 * Mức thay đổi của EBIT EBIT

= 100 * 0,01(EBIT+F) EBIT

Như vậy, DOL khi cửa hàng X tiêu thụ được 1.000 thiệp sẽ là: DOL = 1 + 2500/ 2500 = 2

DOL cũng có thể được tính bằng công thức :

DOL tại Q sản phẩm = Q (P – V) (7) Q (P – V) – F Thế số liệu của ví dụ cũ vào công thức (7):

DOL tại 1.000 sản phẩm = 1.000 (10 – 5) = 5.000 = 2 1.000 (10 – 5) – 2.500 2.500

Qua công thức (6) và (7), ta cũng có thể nhận thấy nếu định phí hoạt động trong một doanh nghiệp càng lớn, độ nghiêng của đòn bẩy hoạt động (DOL) càng lớn.

b) Đòn bẩy tài chính (Financial leverage):

Khái niệm: Đòn bẩy tài chính là kết quả từ việc sử dụng định phí tài chính trong doanh nghiệp nhằm khuyếch đại tác động sự thay đổi của EBIT lên sự thay đổi của thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EFS).

Ví dụ : Công ty Z, chuyên sản xuất kinh doanh thực phẩm, dự đoán EBIT trong năm hiện tại là 10.000 $. Công ty đã phát hành một lượng trái phiếu trị giá 20.000 $, lãi suất hàng năm 10%, 600 cổ phiếu ưu đãi (cổ tức 4 $ mỗi năm cho cổ phiếu). Đồng thời, công ty cũng đã phát hành 1.000 cổ phiếu thường. Bảng 3 thể hiện EPS phù hợp với mức độ EBIT của doanh nghiệp là 6.000$, 10.000$ và 14.000$. Giả định thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 40%.

Trường hợp 1 Trường hợp 2 EBIT

Trừ: Lãi vay

Lãi thuần trước thuế Trừ: Thuế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lãi thuần sau thuế

Trừ: Cổ tức cổ phiếu ưu đãi

Thu nhập dành cho cổ phiếu thường Thu nhập trên mỗi cổ phiếu

6.000$ 2.000 4.000 1.600 2.400 2.400 0 0 10.000$ 2.000 8.000 3.200 4.800 2.400 2.400 2.4 14.000$ 2.000 12.000 4.800 7.200 2.400 4.800 4.8

 Đo lường độ nghiêng của đòn bẩy tài chính: độ nghiêng của đòn bẩy tài chính (DFL) được tính như sau:

DFL = % thay đổi của EPS (8) % thay đổi của EBIT

Thế số liệu ở bảng 3 cho cả 2 trường hợp 1 và 2 ta có:

- Trường hợp 1:

DFL = - 100% = 2.5 - 40%

- Trường hợp 2:

DFL = 100% 40% = 2.5

Cũng tương tự như đòn bẩy hoạt động, nếu kết quả tính ra lớn hơn 1, đòn bẩy tài chính sẽ tồn tại.

 DFL cũng có thể được tính trực tiếp hơn bằng công thức sau:

DFL tại Q sản phẩm = Q (P – V) – F (9) Q (P – V) – F – I – Dp/1 –T

DFL tại mức EBIT = EBIT (10)

EBIT – I – Dp/1 –T Trong đó:

Dp: Cổ tức cổ phiếu ưu đãi trong kỳ

Thế số liệu ở bảng 3 vào công thức (10), ta có:

DFL tại mức EBIT = 10.000 = 10.000 = 10.000 = 2.5

10.000 – 2.000 – 2.400/1 – 40% 4.000 Kết quả tính toán được cũng giống như khi ta sử dụng công thức (8)

3. LỢI NHUẬN TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT

3.1. Đơn đặt hàng một lần (The special order decision):

 Một trong những ứng dụng thường gặp nhất của việc phân tích và sử dụng các thông tin thích hợp là việc DN đứng trước những đơn đặt hàng đặc biệt với số lượng nhất định về sản phẩm hay dịch vụ và giá thường thấp hơn giá thị trường của loại sản phẩm, dịch vụ này.

Ví dụ : Công ty TNHH Y là một công ty hoạt động trong ngành may mặc, các sản phẩm của công ty được phân phối trực tiếp cho các cửa hàng bán lẻ. Một trong những phân xưởng sản xuất của công ty chuyên sản xuất quần Jean với năng lực sản xuất là 50.000 quần Jean mỗi tháng. Trong quý tới, khả năng tiêu thụ của công ty là 35.000 quần Jean mỗi tháng với giá 40$/quần. Chi phí và doanh thu dự báo tại mức sản xuất và tiêu thụ 35.000 quần Jean mỗi tháng được trình bày trên bảng 3:

Bảng 3

Chi phí sản xuất và tiêu thụ 35.000sp Chi phí sản xuất và tiêu thụ 1sp

Chi phí NVL trực tiếp (biến phí) 280.000$ 8$

Chi phí sản xuất chung (biến phí) 70.000 2 Chi phí sản xuất chung (định phí) 280.000 8 Chi phí tiếp thị và phân phối (định phí) 105.000 3

Tổng chi phí 1.155.000$ 33$

Doanh thu 1.400.000$ 40$ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lãi hoạt động 245.000$ 7$

 Công ty Y hy vọng nhu cầu về sản phẩm quần Jean của thị trường sẽ tăng lên và sự dư thừa về năng lực sản xuất chỉ là tạm thời. Công ty vừa nhận được một đơn đặt hàng đề nghị cung cấp sản phẩm quần Jean 3.000 cái mỗi tháng kéo dài 3 tháng từ một công ty hoạt động trong ngành giải trí với giá đề nghị 20$/jean. Sau khi tập hợp thông tin cần thiết, công ty xác định sẽ không có bất kỳ Phần tăng thêm nào về chi phí tiếp thị và phân phối. Công ty cũng dự đoán sẽ không có thêm những đơn đặt hàng từ công ty giải trí này. Sản phẩm quần Jean được yêu cầu gắn thêm một logo của công ty giải trí và chi phí cho logo là 1$/jean. Công ty Y nên chấp nhận hay từ chối đơn hàng này?

 Mới nhìn qua, chúng ta có lẽ đều nghĩ rằng Y nên từ chối đơn hàng này vì giá đề nghị từ khách hàng này là 20$, thấp hơn 13$ so với chi phí công ty bỏ ra để sản xuất một sản phẩm (33$). Tuy nhiên, khi nghiên cứu kỹ những thông tin cần thiết, công ty nhận thấy các chi phí nhân công trực tiếp, định phí sản xuất chung, chi phí tiếp thị và phân phối không thay đổi trong 3 tháng tới dù đơn đặt hàng này có được chấp nhận hay không. Vì vậy, các chi phí này không thích hợp để đưa vào tính toán. Như vậy, chỉ có các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuất chung phần biến phí và chi phí gắn thêm logo cho sản phẩm là chi phí thích hợp để cân nhắc trong quá trình ra quyết định. Các thông tin về chi phí thích hợp được trình bày trong

bảng 4

Chi phí (Cost) Lợi ích (Benefit)

- NVL trực tiếp: 8$ x 3.000sp = 24.000$ Doanh thu 3.000sp: 20$ x 3.000sp = 60.000$

- Chi phí SXC (biến phí): 2$ x 3.000sp = 6.000$

- Chi phí gắn thêm logo: 1$ x 3.000sp = 3.000$

Tổng chi phí 33.000$ Tổng doanh thu 60.000$

Qua bảng 4 ta nhận thấy lãi hoạt động của công ty Y tăng 27.000$ mỗi tháng (trong 3 tháng) nếu công ty chấp nhận đơn hàng.

CHƯƠNG 5: DÒNG TIỀN VÀ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

1. NHỮNG ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.1. Định nghĩa

 Báo cáo tài chính ( Financial statement) là những báo cáo dùng để cung cấp thông tin về tình

Một phần của tài liệu Tài liệu BÀI GIẢNG MÔN “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH doc (Trang 32 - 116)