Tên dự án: Triển khai cải tạo, nâng cấp hệ thống chiếu sáng sử dụng điện năng tiết kiệm hiệu quả trong các trường học của thành phố Hải Phòng Ký mã hiệu: 2.. Trong giai đoạn thiếu h
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập -Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Tri ể n khai c ả i t ạ o nâng c ấ p
Trang 2ỦY BAN NHÂN DÂN TP HẢI PHÒNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập -Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Tri ể n khai c ả i t ạ o nâng c ấ p
Trang 3
(thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả)
I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
1 Tên dự án:
Triển khai cải tạo, nâng cấp hệ thống chiếu sáng
sử dụng điện năng tiết kiệm hiệu quả trong các trường học
của thành phố Hải Phòng
Ký mã hiệu:
2 Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ 01/2009 đến 12/2010)
3 Cấp quản lý: Bộ Công Thương
4 Tổ chức, cá nhân đăng ký chủ trì thực hiện dự án:
Tên đầy đủ: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG
Địa chỉ : 37 Minh Khai - Hồng Bàng - Hải Phòng
Tài khoản: 934.02.00.00040 - Kho bạc Nhà nước Hải Phòng
Điện thoại: (031.)3842.445, E-mail : vanphong@haiphong.edu.vn
Đại diện pháp lý: Ông Đỗ Thế Hùng
Chức vụ : Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hải Phòng
5 Dự kiến kinh phí thực hiện:
Tổng kinh phí thực hiện dự án: 17 000 000 000 đ (Mười bảy tỷ đồng) Trong đó:
- Từ ngân sách Trung ương: 5 000 000 000 đ (Năm tỷ đồng chẵn)
- Từ ngân sách địa phương: 6 000 000 000 đ (Sáu tỷ đồng chẵn)
Trang 4II PHẦN THUYẾT MINH CHI TIẾT DỰ ÁN CHƯƠNG I MỞ ĐẦU
1 Căn cứ xây dựng dự án :
- Nghị định của Chính phủ số 102/2003/NĐ-CP 03/9/2003 về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
- Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 19/2005/CT-TTg ngày 02/6/2005 về việc thực hiện tiết kiệm trong sử dụng điện
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 79/2006/QĐ-TTg ngày 14/04/2006 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và Quyết định số 80/2006/QĐ-TTg ngày 14/04/2006 về phê duyệt Chương trính tiết kiệm điện giai đoạn 2006-2010
- Cơ sở khoa học là các tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam về chiếu sáng trường học:
+ Tiêu chuẩn Việt Nam 7114:2002
+ Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam QCXDVN 09:2005
- Hưởng ứng phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động bắt đầu từ năm học 2008-2009
- Quyết định số của Bộ Y tế ban hành về chiếu sáng phòng học
2 Địa điểm đầu tư:
Các phòng học trên địa bàn thành phố Hải Phòng, tập trung tại các quận Ngô Quyền, Đồ Sơn và huyện Thủy Nguyên
3 Chủ đầu tư: Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng
4 Loại dự án:
Công trình chiếu sáng
Trang 54
CHƯƠNG II SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
1 Khái quát về ngành Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng:
1.1 Vị trí và chức năng của Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng:
Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng là cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố Hải Phòng có chức năng tham mưu, giúp UBND Thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo (trừ đào tạo nghề) trong phạm vi thành phố (về quản lý các trường học, cơ sở đào tạo, quản
lý cán bộ giáo viên, nhân viên giáo dục, quản lý ngân sách giáo dục, cơ sở vật chất theo phân cấp quản lý); về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn theo quy định của pháp luật; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND Thành phố
Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức biên chế và công tác của UBND Thành phố Hải Phòng, đồng thời chịu sự chỉ
đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Giáo dục và Đào
tạo
(Theo quyết định số 2252/20056QĐ-UBND ngày 12/10/2006 của UBND Thành phố Hải Phòng)
1.2 Các đơn vị thành viên:
- 14 Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện
- 60 trường Trung học phổ thông
- 14 Trung tâm Giáo dục thường xuyên các quận, huyện
- Một số trường mầm non, trường trung cấp, trường khiếm thính, trường khiếm thị, trung tâm Giáo dục kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, dạy nghề
3 Quy mô, năng lực:
• Trường: 722 đơn vị (184 trường đạt chuẩn Quốc gia)
• Thầy giáo, cô giáo: trên 2,7 vạn
Trong đó (trên 999 thạc sỹ, trên 112 tiến sỹ, 20 giáo sư, 127 nhà giáo ưu
tú, 4 nhà giáo nhân dân, 13 CSTĐ toàn Quốc)
• Học sinh, sinh viên: Trên 60 vạn
• Cán bộ quản lý: Trên 2000 cán bộ QLGD
1.4 Các kết quả tiêu biểu:
• Học sinh giỏi Quốc tế: 36 giải
4 Bằng khen
• Học sinh giỏi Quốc gia: 932 giải
• 33 giải Nhất, 253 giải Nhì, 352 giải Ba, 294 giải khuyến khích
Trang 61.5 Các hình thức khen thưởng:
Hải Phòng là một trong những địa phương luôn ở tốp dẫn đầu của Giáo dục Đào tạo toàn quốc và “luôn đi đầu trong đổi mới sáng tạo” Giáo dục Hải Phòng đã đi đầu trong việc xây dựng các mô hình mới: nhà trường “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội” thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng từ những năm 70 Mô hình trường dân lập, tư thục những năm 80, 90 của thế kỷ XX Tiếp đó Hải Phòng thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục bằng mô hình “trường đẹp”, “trường 3 không, 5 có”, để tiến tới xây dựng “trường đạt chuẩn quốc gia” theo quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo, trong những năm đầu của chiến lược phát triển giáo dục
2000 - 2010
Bước sang giai đoạn 2 của chiến lược phát triển giáo dục quốc gia, Hải Phòng là một trong những thành phố luôn luôn năng động, đổi mới không thể không cải tạo hệ thống chiếu sáng học đường của thành phố góp phần nâng cao chất lượng dạy, học và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa của thành phố và đất nước
2 Sự cần thiết đầu tư hệ thống chiếu sáng đạt chuẩn
Thành phố Hải Phòng hiện có hơn 722 trường với hơn 10.000 phòng học Nhìn chung các phòng học của Hải Phòng đề khang trang, sạch đẹp, nhiều trường đạt chuẩn Quốc gia
Tuy nhiên, qua khảo sát sơ bộ, phần nhiều các phòng học còn chưa đạt chuẩn về ánh sáng học đường Kết quả khảo sát sơ bộ tại 12 trường học trên địa bàn thành phố cho thấy:
- Các phòng học đều không đủ ánh sáng học bố trí nguồn sáng chưa phù hợp:
+ 100% giáo viên của các lớp học đều nhận định tình trạng chiếu sáng hệ thống hiện tại không đảm bảo và nên được cải tạo lại
+ 56% học sinh cảm thấy ánh sáng trong lớp học vẫn tối, 44% học sinh cảm thấy sáng vừa
+ 89% học sinh được hỏi cho biết có hiện tượng bóng người khi ngồi học
Trang 98
- Tình hình mắc bệnh cận thị và các bệnh về mắt của học sinh phổ thông
Tỷ lệ cận thị hiện mắc ở học sinh tiểu học là 6,90%, ở học sinh THCS là 15,2% Tỷ lệ chung học sinh, sinh viên mắc bệnh cận thị ở Hải Phòng là 20,59% Số liệu trên đây cho ta thấy một thực trạng đáng lo ngại về thị lực của học sinh, sinh viên hiện nay
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm thị lực và bệnh cận thị ở lứa tuổi học sinh Trong đó, năm nguyên nhân chính là: thiếu ánh sáng, do thường xuyên nhìn gần, vệ sinh không tốt, dinh dưỡng không đủ, do di truyền Tuy nhiên ánh sáng không đủ và chất lượng chiếu sáng kém được coi là nguyên nhân chính
Trong những năm gần đây, ngành Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng luôn chú trọng tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy- học với quan niệm: “Không thể có sản phẩm chuẩn nếu các điều kiện tạo ra nó không
đạt chuẩn” Tuy vậy, Hải Phòng vẫn còn nhiều phòng học chưa đạt chuẩn, nhất
là về độ chiếu sáng trong phòng học Trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay, việc xây dựng lại các phòng học là một điều chưa thể giải quyết một sớm một chiều được Chính vì vậy, giải pháp áp dụng mô hình chiếu sáng học đường chất lượng cao, hiệu suất cao, tiết kiệm điện, bảo vệ môi trường và bảo vệ mắt học trò là một hướng đi hết sức phù hợp và mang tính cấp bách Trong giai đoạn thiếu hụt nguồn năng lượng điện như hiện nay thì việc sử dụng nguồn năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong chiếu sáng lại càng trở nên có ý nghĩa và cấp bách.Việc thực hiện dự án chính là giải pháp tốt nhất vừa đảm bảo cho học sinh, sinh viên tránh được các bệnh về mắt như cận thị, quáng gà, loạn thị , vừa đảm bảo được các quy định về độ chiếu sáng do Bộ Y tế quy định và đạt tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7114 - 2002 đồng thời hưởng ứng chương trình tiết kiệm điện giai đoạn 2006 - 2010 theo Quyết định số 79/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ Đây cũng là việc làm thiết thực góp phần vào việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho thành phố Hải Phòng và cho đất nước
Trang 10CHƯƠNG III QUY MÔ CỦA DỰ ÁN
1 Mục tiêu của dự án (Mục tiêu chung, cụ thể và mục tiêu nhân rộng từ
mô hình dự án):
Mục tiêu của dự án là xây dựng mô hình chiếu sáng cho lớp học bảo đảm môi trường ánh sáng đầy đủ tiện nghi về định lượng và chất lượng ánh sáng, tạo môi trường giáo dục văn minh hiện đại góp phần làm giảm nguyên nhân gây ra bệnh khúc xạ về mắt ở lứa tuổi học đường hiện nay, tạo nguồn nhân lực tương lai có đầy đủ phẩm chất về trí tuệ và sức khoẻ đặc biệt là sức khoẻ thị giác, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học đồng thời sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả
Thông qua dự án cải tạo chiếu sáng học đường sẽ tác động tích cực và nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân và các cấp chính quyền về các loại sản phẩm nguồn sáng, thiết bị chiếu sáng tiết kiệm điện Từ đó góp phần thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Khả năng nhân rộng của chương trình là rất lớn, trên cơ sở kết quả của
2150 phòng học được cải tạo dự kiến đến hết năm 2010, thành phố Hải Phòng
sẽ triển khai lắp đặt khoảng 8000 phòng học phổ thông còn lại
2 Nội dung của dự án:
Nội dung, phạm vi công việc thực hiện được tổng hợp ở các mục dưới
đây:
2.1 Thu thập, điều tra thông tin và xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết
- Thu thập, điều tra thông tin, khảo sát các loại mô hình chiếu sáng trường học được xây dựng và áp dụng gần đây tại Việt Nam, đối chiếu và rút ra bài học kinh nghiệm cho Dự án
- Xác định số lượng các trường và địa bàn triển khai thực hiện dự án
- Khảo sát điều tra các thông tin cần thiết tại một số địa bàn dự kiến triển khai thực hiện dự án về hiện trạng cơ sở hạ tầng trường/lớp, hiện trạng hệ thống lắp đặt và điều kiện chiếu sáng, thời gian biểu học và làm việc trong nhà trường, các điều kiện về giao thông và mặt bằng tập kết vật liệu, điều kiện triển khai thi công lắp đặt v.v… để làm cơ sở cho việc xây dựng Kế hoạch thực hiện chi tiết
- Các thông tin thu thập bao gồm những tài liệu do chính quyền địa phương, các nhà trường cung cấp, các số liệu do các chuyên gia trực tiếp khảo sát và kiểm chứng lại thực địa
- Trên cơ sở các thông tin, số liệu tổng hợp từ hoạt động khảo sát ban đầu, các chuyên gia tư vấn lập kế hoạch chi tiết cho cả quá trình thực hiện dự án
Trang 11điện năng theo quy định của các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành
Thiết kế sử dụng các nguồn sáng và thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao chất lượng tốt, áp dụng các giải pháp bố trí hệ thống đèn phù hợp với môi trường học tập và kiến trúc lớp học, hệ thống điều khiển bảo đảm tận dụng tối đa ánh sáng
tự nhiên và phân bổ hài hoà ánh sáng trong phòng học
Mô hình lắp đặt hệ thống chiếu sáng bảo đảm thuận tiện cho việc bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế và dễ dàng nhân rộng cho các trường ở các địa phương
Lắp đặt thử nghiệm mô hình thiết kế, đánh giá hiệu quả chất lượng môi trường ánh sáng và năng lượng sử dụng
Hiệu chỉnh thiết kế, xây dựng quy trình lắp đặt, tính toán chi phí đầu tư, phương án cung cấp vật tư thiết bị
Đệ trình hội đồng tư vấn, chủ đầu tư và cơ quan chủ quản xem xét phê
duyệt để triển khai áp dụng
2.3 Thực hiện lắp đặt và cung cấp thiết bị
Sau khi được phê chuẩn kế hoạch thực hiện chi tiết và mô hình thiết kế, các chuyên gia tư vấn làm việc với đối tác thi công phổ biến nội dung thiết kế, hướng dẫn quy trình kỹ thuật lắp đặt, thống nhất phương án và kế hoạch tổ chức thi công
Tổ chức các đội thi công và triển khai lắp đặt, cung cấp thiết bị theo kế hoạch và thiết kế được phê duyệt
2.4 Đánh giá hiệu quả và phản hồi người sử dụng
Đánh giá hiệu quả của hệ thống chiếu sáng theo phương pháp khách quan
bằng việc trực tiếp đo đạc các chỉ tiêu kỹ thuật về định lượng và chất lượng ánh sáng, các chỉ tiêu tiêu thụ điện năng, hiệu quả kinh tế so với các giải pháp truyền thống đã áp dụng trước cải tạo
Đánh giá hiệu quả của hệ thống chiếu sáng theo phương pháp gián tiếp
thông qua các ý kiến nhận xét chủ quan, phản hồi của người sử dụng
Kết quả đánh giá là tiêu chí để tổng kết nghiệm thu công trình và tuyên truyền phổ biến áp dụng rộng rãi
2.5 Quảng bá chương trình, nâng cao nhận thức cho các trường học
Xây dựng các công cụ quảng bá, truyền thông để quảng bá cho chương trình nhằm nâng cao nhận thức của chính quyền địa phương cũng như các trường học để địa phương và các trường học tự nhân rộng áp dụng mô hình chiếu sáng bằng nguồn vốn xã hội hoá từ đóng góp của phụ huynh học sinh và của các tổ chức xã hội, doanh nghiệp
Trang 123 Sản phẩm, kết quả của dự án (Những sản phẩm, kết quả phải đạt
được khi triển khai các nội dung dự án):
3.1 Hệ thống phòng học đạt chuẩn về chiếu sáng:
Bao gồm 2150 phòng học được lắp đặt hệ thống chiếu sáng đạt chuẩn,
đảm bảo đủ độ sáng, sử dụng thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao, tiết kiệm điện
năng
3.2 Báo cáo đánh giá hiện trạng sử dụng điện chiếu sáng và cấp chất lượng chiếu sáng trong các trường học tại thành phố Hải Phòng bao gồm các số
liệu:
+ Thực trạng về hệ thống các trường học phổ thông của Hải Phòng
+ Các mô hình lắp đặt hệ thống chiếu sáng hiện tại đang áp dụng
+ Số lượng, chủng loại đèn và thiết bị chiếu sáng sử dụng, mức năng lượng tiêu thụ
+ Số liệu khảo sát thực tế về hiện trạng chất lượng chiếu sáng điện trong các phòng học
+ Nhận xét của giáo viên và học sinh về hiện trạng chiếu sáng trong các lớp học về độ sáng, chất lượng ánh sáng, những tác động đến khả năng nhìn rõ
và hiệu quả tiếp thu bài giảng trên lớp
3.3 Báo cáo thiết kế hệ thống chiếu sáng sử dụng các thiết bị chiếu sáng tiết kiệm điện và đảm bảo các tiêu chuẩn về chiếu sáng trong các phòng học:
+ Bộ hồ sơ thiết kế hệ thống chiếu sáng hiệu quả cho lớp học (Cho từng trường)
+ Quy trình và phương pháp lắp đặt, kết quả tính toán chi phí đầu tư và phương án cung cấp thiết bị
+ Kết quả lắp đặt thử nghiệm mô hình và đánh giá hiệu quả
3.4 Báo cáo kết quả lắp đặt hệ thống chiếu sáng tiết kiệm điện và đảm bảo các tiêu chuẩn về chiếu sáng trong lớp học
+ Kết quả triển khai lắp đặt hệ thống chiếu sáng hiệu quả tại các trường đã
được lựa chọn áp dụng
+ Kết quả đo đạc đánh giá hiệu quả của hệ thống chiếu sáng mới lắp đặt
về các chỉ tiêu định lượng, chất lượng ánh sáng, về chỉ tiêu hiệu quả sử dụng
điện năng
+ Nhận xét của giáo viên và học sinh về chất lượng chiếu sáng sau khi cải tạo lắp đặt hệ thống chiếu sáng mới
+ Đánh giá mức độ tiêu thụ năng lượng so với trước khi cải tạo, so với các
mô hình chiếu sáng khác Bài toán hiệu quả kinh tế, thời gian thu hồi vốn
Trang 13+ Kết quả thực hiện các hình thức và nội dung truyền thông
+ Đánh giá của các đối tượng tiếp nhận thông tin truyền thông: cán bộ quản lý giáo dục, nhà trường, giáo viên và học sinh, các bậc phụ huynh và quần chúng nhân dân
3.6 Báo cáo tổng kết dự án :
Tóm tắt tổng hợp quá trình thực hiện dự án
Báo cáo tóm tắt về các sản phẩm, kết quả đạt được của dự án
Đánh giá hiệu quả lợi ích mang lại từ dự án, rút kinh nghiệm và kiến nghị nhân rộng mô hình
4 Phương pháp triển khai dự án
4.1 Phương án tổng thể triển khai dự án:
- Hồi cứu, mô tả hiện trạng
- Khảo sát thực tế,
- Phân tích thống kê,
- Nghiên cứu thiết kế, lắp đặt thử nghiệm tại cơ sở theo phương pháp kỹ thuật chiếu sáng chuyên ngành,
- Triển khai lắp đặt nhân rộng
- Quảng bá, tuyên truyền phổ biến áp dụng rộng rãi (qua các Hội thảo)
- Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện
4.2 Kế hoạch chi tiết, biện pháp, tiến độ thực hiện các nội dung dự án:
Bảng 1: Các hạng mục công việc và tiến độ thực hiện dự án
Mục tiêu /kết quả /sản phẩm phải đạt
Thời gian (bắt đầu và kết thúc)
Tổ chức,
cá nhân thực hiện
Phương pháp đo tuân thủ các quy
định chuyên ngành,
cán bộ được huấn luyện để đảm bảo tính chính sác của phép đo
Đánh giá hiện trạng sử
dụng điện và ánh sáng trong các lớp học của Hải Phòng hiện nay
Từ đó nêu lên được tính cấp thiết phải triển khai cải tạo chiếu sáng điện trong các trường học của Hải Phòng và kế hoạch chi tiết thực hiện
4 tháng
từ 01/2009
Sở GD-ĐT Hải Phòng Hội chiếu sáng Việt Nam, Cty RALACO
Trang 14mô hình hệ thống chiếu sáng phòng học Lắp đặt thử nghiệm và đánh giá hiệu quả
Thiết kế chiếu sáng điện các phòng học trên đảm bảo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7114:2000, Quy chuẩn Xây Dựng Việt Nam QCXDVN 09:2005
Lập dự toán xây dựng chi tiết từng trường và tổng thể từng Quận, Huyện cải tạo hệ thống chiếu sáng
4 tháng
Sở GD-ĐT Hải Phòng Hội chiếu sáng Việt Nam, Cty RALACO
điện, công nhân lắp đặt theo các bản vẽ
kỹ thuật Chuyên gia giám sát thi công bảo đảm đúng yêu cầu kỹ thuật
Đảm bảo an toàn cho
nhà trường trong qua trình sử dụng, Sử dụng
đúng thiết bị chiếu sáng
tiết kiệm điện đáp ứng
được các tiêu chuẩn
thông số kỹ thuật, lắp
đặt theo thiết kế
11 tháng
Sở GD-ĐT Hải Phòng Hội chiếu sáng Việt Nam, Cty RALACO
đo lường tuân thủ
theo các quy định chuyên ngành, cán
bộ đo có chuyên môn và được huớng dẫn để đảm bảo tính chính sác của phép đo
Kiểm tra đánh giá quá trình thiết kế và lắp đặt
có đảm bảo được các tiêu chí yêu cầu đề ra phòng học đảm bảo tiết kiệm điện so với việc sử dụng các loại nguồn sáng thiết bị chiếu sáng khác tiêu tốn nhiều điện năng và đáp ứng các tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7114:2000, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 09:2005
4 tháng
Sở GD-ĐT Hải Phòng Hội chiếu sáng Việt Nam, Cty RALACO
tiết kiệm điện
Trên cơ sở kết quả
đạt được từ dự án
Lãnh đạo Hội chiếu sáng, văn phòng tiết kiệm năng lượng tổ chức hội thảo, truyền thông báo cáo giới thiệu
và đề xuất các địa phương triển khai
Nhằm tạo ra sự chuyển biến thay đổi nhận thức của chính quyền các cấp, người dân và học sinh về việc sử dụng các loại nguồn sáng thiết bị chiếu sáng tiết kiệm
điện và bảo vệ môi
trường
1 tháng
Sở GD-ĐT Hải Phòng Hội chiếu sáng Việt Nam, Cty RALACO
Trang 1514
5 Tổ chức, cá nhân phối hợp thực hiện dự án
Bảng 2: Tên, nội dung công việc, tiến độ và dự kiến kinh phí tương ứng
của tổ chức, cá nhân phối hợp thực hiện dự án
Thời gian (bắt đầu và kết thúc)
Dự kiến kinh phí
24 tháng
kể từ 01/2009
hưởng của chiếu sáng
đến khả năng nhận
thức thị giác của học sinh, giáo viên trước, sau khi cải tạo chiếu sáng trong các trường học của Hải Phòng
2150 phòng học phổ thông của 13 quận huyện Hải Phòng
18 tháng
kể từ 01/2009
7 Các cá nhân chính tham gia thực hiện dự án:
- KS Nguyễn Đoàn Thăng, TGĐ Cty RALACO
- CN Nguyễn Đức Minh, Cty RALACO
- CN Nguyễn Hữu Dương, Sở GD-ĐT Hải Phòng
(những người có đóng góp chính thuộc tất cả các tổ chức chủ trì và phối hợp thực hiện dự án)
Bảng 3 Tên, cơ quan công tác và kinh nghiệm của cá nhân thực hiện dự án
STT Họ và tên Cơ quan công tác Thời gian làm
việc (tháng)
Ghi chú
Trang 166 Yêu cầu đối với sản phẩm, kết quả của dự án
Bảng 4: Yêu cầu đối với kết quả, sản phẩm của dự án
Đánh giá về mức độ tiêu thụ điện, thống kê số lượng
chủng loại đèn, mức độ chiếu sáng trong các phòng học đảm bảo độ chính xác tin cậy
và giáo viên của các trường trong dự án để tổng hợp số liệu
đánh giá
Đánh giá chất lượng chiếu
sáng, khả năng nhìn, đánh giá nhận thức của học sinh, nhà trường các về loại thiết
bị đang sử dụng đảm bảo độ chính xác
thông tại Hải Phòng
Đảm bảo chiếu sáng hiệu
quả và tiết kiệm năng lượng,
Đáp ứng theo tiêu chuẩn
chiếu sáng Tiêu chuẩn Việt Nam
TCVN 7114:2000, Mật độ công suất tiêu thụ điện cho chiếu sáng theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 09:2005
10000h
V
Phòng học được lắp đặt
đảm bảo độ rọi theo tiêu
chuẩn Việt Nam
7114:2000, Quy chuẩn
xây dựng Việt Nam
QCXD VN 09:2005
Lux W/m2
>300
<13
Trang 1716
VI
Báo cáo điều tra ý kiến
người sử dụng về chất
lượng chiếu sáng đối với
các hoạt động thị giác sau
khi cải tạo hệ thống chiếu
sáng
Đánh giá chất lượng chiếu
sáng, đánh giá nhận thức của học sinh, giáo viên thoả mãn tiện nghi nhìn trong lớp học
VII
Báo cáo nghiệm thu tổng
kết triển khai cải tạo, thiết
kế mới hệ thống chiếu
sáng nhân tạo trong các
phòng học (2150 phòng)
tại TP Hải Phòng
Đánh giá hiệu quả về mức
độ tiết kiệm tiêu thụ điện,
mức độ chiếu sáng trong các phòng học đảm bảo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 09:2005.để làm
cơ sở triển khai, nhân rộng
7 Đối tượng tham gia /hưởng lợi /sử dụng kết quả của dự án:
(Tiêu chí lựa chọn đối tượng tham gia /hưởng lợi /sử dụng kết quả của dự án; dự kiến số lượng, danh sách đối tượng tham gia /hưởng lợi /sử dụng kết quả của dự án):
+ Đối tượng tham gia dự án:
Đội ngũ cán bộ quản lý ngành Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, có năng
lực trong lĩnh vực quản lý giáo dục: tâm huyết, biệt làm, quyết liệt; có khả năng vận động thu hút các nguồn lực xã hội chung tay với ngành giáo dục
Các chuyên gia tư vấn, cán bộ kỹ thuật được đào tạo chuyên ngành về
điện, cơ khí, vật lý ánh sáng có kinh nghiệm đã tham gia thiết kế, và tổ chức thi
công lắp đặt hệ thống chiếu sáng trường học, doanh nghiệp…
Các cán bộ quản lý đã tham gia thực hiện nhiều dự án chiếu sáng học
đường và lĩnh vực chiếu sáng điện sử dụng tiền ngân sách, tài trợ của các tổ
chức quốc tế
+ Đối tượng hưởng lợi và sử dụng kết quả của dự án:
Học sinh, giáo viên của các trường tham gia thực hiện dự án Dự kiến
2150 phòng học của 100 trường với khoảng 10 vạn học sinh, 6000 giáo viên sẽ
được hưởng lợi trực tiếp từ dự án Dự án sau khi triển khai cải tạo sẽ giao cho
các trường quản lý và sử dụng
Trang 18CHƯƠNG IV PHÂN TÍCH KINH TẾ - TÀI CHÍNH DỰ ÁN
1 Kinh phí thực hiện dự án và nguồn phân theo các khoản chi
- Căn cứ xây dựng chi phí của Dự án:
+ Căn cứ vào Thông tư liên tịch “ Hướng dẫn định mức xây dựng và phân
dự toán kinh phí đối với cácđề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước” số 44/2007 / TTLT-BTC-BKHCN, ngày 07/5/2007
+ Căn cứ vào Định mức dự toán xây dựng cơ bản theo Quyết định số 05/2005/QĐ-BXD ngày 24 tháng 01 năm2005của Bộ Xây Dựng
Bảng 5: Dự toán và phân chia kinh phí thực hiện dự án
Chi phí lao động trực tiếp
Thuê khoán chuyên môn
Nguyên vật liệu, năng lượng
Máy móc, thiết
bị
Chi phí khác…
,quản lý
dự án
Dự phòng trượt giá , vượt định mức
Trang 1918
Bảng 6 Chi tiết khoản chi phí lao động trực tiếp, thuê khoán chuyên môn
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn vốn STT Nội dung chi Đơn vị Số
lượng Đơn giá Thành
Trang 20Bảng 9 Chi tiết khoản chi quản lý dự án và các khoản chi khác
(Công tác phí: lưu trú, đi lại ; tổ chức và quản lý dự án; chi phí kiểm tra, nghiệm thu dự án; chi phí tổ chức hội nghị; viết báo cáo; in ấn tài liệu; và các khoản chi khác
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn vốn STT
Nội dung chi Đơn vị Số lượng Đơn
giá
Thành tiền TƯ ĐP Khác
5 Nghiệm thu cấp quản lý
và đánh giá nghiệm thu
9 Các báo cáo tổng thuật
tài liệu của dự án, mẫu
phiếu điều tra, phân tích
chi phí chung, thu nhập
chịu thuế tính trước )