Đẩy mạnh quá trình hình thành các tập đoàn kinh tế

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Petrolimex (Trang 30 - 31)

Điểm yếu cơ bản của các Tổng công ty Nhà nớc là vốn ít, phân tán, vốn cố định chiếm tỷ trọng cao, trình độ công nghệ thấp. Theo điều 4 quyết định 90/TTg, một tổng công ty 90 cần có vốn pháp định trên 500 tỷ đồng nhng thực tế cho thấy mức vốn trung bình của một Tổng công ty 90 mới đạt 169,5 tỷ. Thiếu vốn và phân tán vốn làm cho các Tổng công ty 90 ít có khả năng đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh, khả năng tham gia xuất khẩu bị hạn chế. Mặt khác, tồn tại tình trạng phổ biến ở Việt Nam là các doanh nghiệp cạnh tranh lẫn nhau, doanh nghiệp này tạo sức ép đối với doanh nghiệp kia, Điều này gây ra những tổn thất lợi ích không cần thiết cho nền kinh tế quốc dân.

Vì vậy các chuyên gia kinh tế cho rằng để bổ khuyết yếu kém này đồng thời nâng cao tính năng động, sáng tạo của các Tổng công ty Nhà nớc theo h-

ớng vơn lên thành lập các tập đoàn kinh tế mạnh, Nhà nớc cần có biện pháp, cơ chế gắn kết các Tổng công ty đang sản xuất kinh doanh cùng ngành hàng nhằm tạo thành những tập đoàn kinh tế với sức mạnh cả về nguồn nhân lực, vốn và công nghệ.

Cụ thể đối với ngành công nghiệp hoá dầu, Nhà nớc nên gắn kết các tổng công ty mạnh là PETRO Việt Nam, PETROLIMEX, VINACHEM, VINAPLAS bởi thực tế các tổng công ty này đang "đá lấn sân nhau ". PETROLIMEX thì lấn sang lĩnh vực sản xuất, còn PETRO Việt Nam thì lấn sang lĩnh vực kinh doanh gây ra tình trạng cạnh tranh nội bộ không cần thiết. Đồng thời, điều này cho phép tăng vốn đầu t của phía xí nghiệp cũng nh tận dụng đợc các lợi thế sẵn có của các tổng công ty, tăng cờng sức mạnh của phía Việt Nam trong các liên doanh cũng nh trong kinh doanh sau này.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Petrolimex (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w