1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở việt nam hiện nay

16 73 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,72 MB

Nội dung

Ngày nay, sự phát triển bùng nổ của khoa học công nghệ đã mở ra cơ hội cho mọi quốc gia, nhờ có sự ra đời của trí tuệ nhân tạo, con người có thể tiết kiệm sức lao động hơn trước rất nhiề

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-*** -BÀI TẬP LỚN MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

ĐỀ TÀI: Thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay

Họ và tên: Trịnh Thị Hương Liên

Lớp: DSEB 62

Mã SV: 11202071

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Văn Hậu

HÀ NỘI, NĂM 2021

MỤC LỤC

Trang 2

B NỘI DUNG 2

2 Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 3

III Thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay 6

IV Giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay 10

1 Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, chuyển đổi mô hình kinh tế 11

2 Tăng cường hiệu quả huy động, phát triển nguồn lực tài chính 11

4 Phát triển các yếu tố tiền đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa 12

6 Tăng cường khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn12

Trang 3

A ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam ta đã trải qua thời gian vô cùng khó khăn sau kháng chiến chống Mỹ bởi những tàn dư cả về kinh tế và xã hội chúng để lại là rất nặng nề Thấu hiểu được điều

đó, Đảng và Nhà nước ta đã khẩn trương xác định nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình phục hồi, xây dựng và phát triển đất nước là tiến hình quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đây được coi là con đường duy nhất có thể giúp nước ta mau chóng phục hồi, phát triển, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, từng bước tiến lên xã hội chủ nghĩa

Ngày nay, sự phát triển bùng nổ của khoa học công nghệ đã mở ra cơ hội cho mọi quốc gia, nhờ có sự ra đời của trí tuệ nhân tạo, con người có thể tiết kiệm sức lao động hơn trước rất nhiều Tuy nhiên, đây cũng đồng thời là một thách thức lớn đối với những nước chưa phát triển, bởi ngân sách họ chưa đủ để có thể trang bị hoặc tiếp cận với những phát minh tiến bộ Thậm chí, nhiều phát minh đã có thể thay thế được lao động phổ thông, khiến cho họ mất việc làm và rơi vào tình trạng thất nghiệp Vì thế, việc đặt ra thực trạng cũng như phương hướng giải quyết cho vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam ngày nay là một vấn đề vô cùng thiết thực Thấu hiểu

được điều này, em đã chọn đề tài “Thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt

Nam hiện nay” làm đề tài cho bài tập lớn của mình.

Mặc dù đã cố gắng nhưng chắc chắn em vẫn còn nhiều hạn chế về những hiểu biết và

kỹ năng đối với môn học này Do đó, bài tập lớn của em khó tránh khỏi những sai sót,

em mong thầy sẽ xem xét và góp ý, giúp cho bài tập lớn của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

B NỘI DUNG

I Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

1 Quan niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá

- Khái niệm: Công nghiệp hoá là quá trình chuyển đổi nền sản xuất xã hội, từ

dựa vào lao động thủ công chuyển sang lao động bằng máy móc

- Bối cảnh lịch sử: Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) và hiệp định

Giơ-ne-vơ thì Việt Nam bị chia cắt làm hai miền Nam - Bắc, miền Bắc vừa đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hỗ trợ miền Nam trong cuộc kháng chiến chống

Mỹ, miền Nam tập trung lực lượng chống đế quốc Mỹ Tuy nhiên, miền Bắc lại gặp nhiều khó khăn và thách thức khi tàn dư chiến tranh quá lớn, tài nguyên kiệt quệ, đất đai bị tàn phá,… Trước tình trạng đó, Đảng và Nhà nước

đã chọn con đường công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa và nhờ có chủ trương đúng đắn này, Việt Nam đã có thể dần dần khắc phục được kinh tế xã hội

2 Lý thuyết công nghiệp hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam

- Định nghĩa: “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn

diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội

cao.” (trích Nghị quyết TW khóa VII của ĐCSVN)

- Quan điểm:

● Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là trách nhiệm của toàn dân, trong đó nền

kinh tế nhà nước giữ vai trò chính

Giữ vững độc lập tự chủ, đi đôi với hợp tác, mở rộng, hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế; kết hợp giữa nguồn lực trong nước và kêu gọi sự hỗ trợ từ nước ngoài, xây dựng một nền kinh tế mở

Trang 5

● Khoa học công nghệ là động lực thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá

● Yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình công nghiệp

hoá, hiện đại hoá; quá trình tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với đời sống nhân dân

II Cách mạng công nghiệp 4.0

1 Khái niệm

- Cách mạng công nghiệp: là những bước phát triển nhảy vọt về chất trình độ của tư liệu lao động trên cơ sở những phát minh đột phá về kỹ thuật và công nghệ trong quá trình phát triển của nhân loại kéo theo sự thay đổi căn bản về phân công lao động xã hội cũng như tạo bước phát triển năng suất lao động cao hơn hẳn nhờ áp dụng một cách phổ biến những tính năng mới trong kỹ thuật - công nghệ đó vào đời sống xã hội

- Cách mạng công nghiệp 4.0 (Cách mạng công nghiệp lần thứ tư) được một giáo sư người Đức – Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos – đưa ra làm chủ đề chính cho diễn đàn kinh tế lớn nhất thế giới năm 2016

- Cách mạng công nghiệp 4.0 được xây dựng dựa trên cuộc cách mạng số, gắn với sự bùng nổ của Internet vạn vật (Internet of Things – IoT) Trong cuộc cách mạng này, hàng loạt phát minh đã được ra đời, ví dụ như trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI), xe không người lái, thực tế ảo (Virtual Reality -VR),… đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của kinh tế và xã hội

2 Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 2.1 Cơ hội

2.1.1 Thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất

- Cách mạng công nghiệp 4.0 đã có những tác động vô cùng to lớn đến sự phát triển lực lượng sản xuất của các quốc gia, đồng thời, tác động mạnh mẽ tới quá trình điều chỉnh cấu trúc và vai trò của các nhân tố trong lực lượng sản xuất

Trang 6

- Tư liệu lao động: máy móc thay thế lao động thủ công, chuyển nền kinh tế sang nền kinh tế số, chuyển nền sản xuất sang tự động hoá, do đó, quá trình lao động sản xuất được thúc đẩy rất nhanh

- Cách mạng công nghiệp 4.0 thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế Các phát minh được áp dụng rộng rãi trong mọi quá trình của lao động sản xuất, từ khâu sản xuất, phân phối đến khâu mua bán, tiêu thụ,

- Với cơ cấu dân số trẻ, sự nhạy bén trong suy nghĩ, mức độ tiếp cận khoa học công nghệ tốt, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tạo ra cho các doanh nghiệp tại Việt Nam những cơ hội lớn trong việc sử dụng và khai thác

dữ liệu lớn (Big Data), áp dụng nó vào các lĩnh vực khác

2.1.2 Thúc đẩy hoàn thiện quan hệ sản xuất

- Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo điều kiện để các nước có thể thuận tiện trao đổi những thành tựu khoa học – công nghệ Việc quản lý quá trình sản xuất trở nên dễ dàng hơn khi dữ liệu, thông tin đều được lưu trữ, xử lý trên máy móc,

… từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể tối ưu hóa nguồn nguyên liệu,

giúp nâng cao năng suất lao động Ví dụ: bà Trương Bích Đào – Giám đốc

nhân sự Nestle Việt Nam – chia sẻ, từ khi doanh nghiệp sử dụng robot trong kho hàng, năng suất tăng lên đáng kể, tiết kiệm 50% nhân lực, hàng hoá an toàn và dễ dàng quản lý.

- Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo điều kiện để tiếp thu, trao đổi kinh nghiệm quản lý kinh tế xã hội giữa các nước Thông qua đó, các nước có thể học hỏi kinh nghiệm, bài học lẫn nhau Đây cũng là một điều kiện tốt đối với các nước

để mở rộng ngoại giao, hội nhập kinh tế

2.1.2 Thúc đẩy đổi mới phương thức quản trị phát triển

- Đối với Chính phủ: có những bước chuyển mình đề thích ứng với sự phát

triển của công nghệ mới, hình thành “chính phủ điện tử”

Trang 7

- Đối với nhà nước: việc quản trị và điều hành phải được thực hiện thông qua

internet Các ứng dụng, nền tảng liên tục được ra đời, cập nhật, cho phép người dùng được tham gia rộng rãi hơn vào việc hoạch định chính sách

- Đối với doanh nghiệp: sự thay đổi của công nghệ sản xuất dựa trên việc áp

dụng công nghệ cao vào sản xuất làm cho các doanh nghiệp phải liên tục thay đổi cách thức sản xuất, quảng bá hình ảnh và cung cấp hàng hoá, dịch phụ theo những cách mới, bắt kịp với thời đại

2.2 Thách thức

- Chất lượng nguồn nhân lực: tuy Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ, nguồn nhân

lực dồi dào nhưng chất lượng nguồn nhân lực chưa thực sự được đảm bảo, bởi trình độ người lao động chưa cao, còn thiếu nhiều kiến thức về kinh tế số, dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, cũng như các kỹ năng mềm

- Thất nghiệp: hiện nay một số công việc, con người đã bị thay thế bởi khoa

học và công nghệ Trong tương lai, nếu trình độ lao động không đạt chuẩn thì

họ rất dễ bị thay thế bởi khoa học công nghệ, do đó tỷ lệ thất nghiệp sẽ ngày

càng tăng tại các nước đang phát triển và chưa phát triển Ví dụ: Internet

Banking đã thay thế các giao dịch viên trong việc chuyển và nhận tiền

- Chuyển dịch cơ cấu việc làm: từ khi Đổi mới (1986), việc chuyển dịch của

nước ta khá chậm Nền kinh tế hiện nay vẫn dựa nhiều vào các ngành sử dụng nhân công rẻ, dồi dào hay sở hữu nhiều tài nguyên Trong khi đó, những đột phá của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ làm mất đi những lợi thế của sản xuất truyền thống Về xu hướng này, cách đây gần 200 năm, Các Mác đã từng

dự đoán: “Theo đà phát triển của đại công nghiệp, việc tạo ra của cải sẽ trở nên ít phụ thuộc vào thời gian lao động và số lượng lao động đã chi phí mà phụ thuộc vào việc ứng dụng khoa học ấy vào sản xuất”

- Cạnh tranh khoa học công nghệ: Toàn cầu hóa khiến cho các sản phẩm khoa

học – công nghệ của nước ngoài xâm nhập mạnh mẽ vào thị trường trong nước khiến cho nền khoa học công nghệ Việt Nam bị cạnh tranh gay gắt Đặc biệt,

nó làm nảy sinh các vấn đề tranh chấp mới liên quan đến sở hữu trí tuệ, bản

Trang 8

quyền, nhãn hiệu, kiểu dáng – những lĩnh vực mà nước ta đang ở trình độ phát triển rất thấp so với họ

III Thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay

1 Thành tựu

1.1 Ngành nông – lâm – ngư nghiệp

- Nước ta từ một nước chưa thể tự cung cấp được lương thực, phải nhập khẩu từ các nước khác, nay không những đáp ứng đủ nhu cầu cho người dân trong nước mà còn đứng thứ hai về xuất khẩu một số mặt hàng Bình quân lương thực tăng từ 360 kg/người năm 1995 lên đến 444 kg/người năm 2000 Tổng giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp năm 2020 ước đạt 27.705 tỷ đồng, tăng 3,28% so với năm 2019, trong đó trồng trọt tăng 1,64%; chăn nuôi tăng 3,64%; thủy sản tăng 6,49% Chuyển dịch cơ cấu nông thôn có nhiều tiến bộ,.

góp phần làm tổng sản phẩm trong nước khu vực nông, lâm, ngư tăng 2.77%

- Sản xuất cây công nghiệp tăng nhanh theo hướng xuất khẩu thay thế nhập khẩu, hình thành vùng sản xuất gắn với chế biến nông sản Tổng diện tích gieo trồng đạt 224.947 ha, tăng 2.600 ha so với năm 2019, trong đó diện tích lúa đạt 154.150 ha, giảm 1.028 ha, diện tích cây màu các loại đạt 70.797 ha, tăng 3.629 ha Cơ cấu lúa và phương thức gieo cấy tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng mở rộng diện tích giống ngắn ngày, năng suất và chất lượng cao, khả năng chống chịu và thích ứng tốt, có thị trường tiêu thụ ổn định

- Xây dựng được hệ thống kênh mương để có thể tưới tiêu cho nông nghiệp Bước đầu đã đưa máy móc hiện đại vào trong sản xuất nông nghiệp làm tăng năng suất

1.2 Ngành công nghiệp và xây dựng

- Năm 2020, trong tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực công nghiệp

và xây dựng đạt tốc độ tăng cao nhất với 3,98% Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 5,82%

Trang 9

- Từ sau năm 2015, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam có sự gia tăng mạnh

mẽ và liên tục, với tổng vốn đầu tư vào Việt Nam năm 2015 là 22,7 tỷ USD, thì đến năm 2019 con số này tăng lên 38,95 tỷ USD Tính đến hết năm 2019, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư, chiếm tỉ trọng cao nhất với tổng vốn đăng ký là 214,6

tỷ USD, ứng với 59% tổng số vốn đăng ký Số dự án đầu tư của lĩnh vực này cao nhất với 14.463 dự án, ứng 46,7% tổng số dự án

- Tiếp nhận công nghệ mới, trang bị thêm nhiều thiết bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển trong lĩnh vực xây dựng và công nghiệp Có thể đảm đương việc thi công những công trình lớn, hiện đại về công nghệ, năng lực đấu thầu các công trình xây dựng kể cả trong nước và nước ngoài được tăng cường

1.3 Ngành dịch vụ

- Năm 2020, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên thế giới nhưng được kiểm soát tốt trong nước nên hoạt động thương mại và dịch vụ tiêu dùng vẫn đạt mức tăng cao trong những tháng cuối năm; hoạt động vận tải trong nước đang dần phục hồi

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý IV/2020 ước tính đạt 1.387,6 nghìn tỷ đồng, tăng 6,4% so với quý trước và tăng 8% so với cùng k… năm trước Năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch

vụ tiêu dùng đạt 5.059,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6% so với năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 1,2% (năm 2019 tăng 9,5%)

- Các dịch vụ tài chính, kiểm toán, ngân hàng được mở rộng

1.4 Văn hoá, xã hội

- Quy mô giáo dục và đào tạo có bước phát triển cả về quy mô lẫn hình thức đào tạo

và cơ sở vật chất Quy mô giáo dục đào tạo tiếp tục tăng ở tất cả các bậc học, ngành học, đáp ứng nhu cầu của nhân dân

- Nước ta đã đạt chuẩn quốc gia về xóa nạn mù chữ và phổ cập tiểu học và trung học

cơ sở Ở cấp tiểu học, không có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn về tỷ lệ đi học chung (100,9% so với 101,0%) Trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực

Trang 10

được nâng lên, phong trào học tập, văn hoá, khoa học kỹ thuật nghiệp vụ quản lý,

Cơ sở vật chất hạ tầng cho giáo dục được phát triển Trong lớp học được mở rộng

về số lượng lẫn loại mô hình đào tạo Mạng lưới các trường đại học, cao động được

mở rộng và sắp xếp lại

- Khoa học công nghệ có bước chuyển biến tích cực, cụ thể là: khoa học xã hội và nhân văn bắt đầu cung cấp được các luận cứ khoa học, phục vụ yêu cầu hoạch định chính sách, chiến lược quy hoạch và phát triển kinh tế xã hội và đổi mới cơ chế chính sách Công tác nghiên cứu khoa học được đẩy mạnh nên đã có nhiều đề tài có tác dụng lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội Số lượng đội ngũ nhà khoa học gia tăng nhanh

- Tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động Công tác xoá đói giảm nghèo đã đạt được kết quả nổi bật Tỷ lệ hộ nghèo giảm Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa được

mở rộng

2 Nguyên nhân của các thành tựu

- Do Đảng ta không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng Do Đảng ta có bản lĩnh chính trị vững vàng, đường lối hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội đúng đắn, từ đó làm cho nhân dân tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng nên chúng ta mới có thể thu được những kết quả to lớn trên

- Do nhà nước không ngừng nâng cao năng lực điều hành quản lý Nó thể hiện nhà nước đã đẩy nhanh quá trình cải cách hành chính, làm cho bộ máy trong sạch, vững mạnh hơn Từ đó làm cho chính sách phát triển kinh tế đi vào thực tế nhanh hơn

- Do toàn dân, toàn quân đã phát huy được tinh thần yêu nước, dũng cảm, đoàn kết, nhất trí, cần cù, năng động, sáng tạo, tiếp tục thực hiện đổi mới, ra sức xây dựng vào bảo vệ Tổ quốc

- Do chính sách mở cửa cho tất cả các thành phần kinh tế phát triển Từ đó làm cho tất cả thành phần kinh tế phát huy được thế mạnh của mình trong sản xuất và tạo ra môi trường cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế, tạo ra động lực phát triển kinh tế

Ngày đăng: 10/04/2022, 15:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w