Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 41 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
41
Dung lượng
327,5 KB
Nội dung
TÀILIỆU ĐỌC THÊM CHƯƠNG 5
Th.s Nguyễn Thu Ngà (sưu tầm)
Hành trang vănhóadoanh nghiệp khi vào “sân chơi lớn – WTO”
Theo thống kê chưa đầy đủ, nước ta có khoảng hơn 200.000 doanh nghiệp. Song so với
quốc gia hơn 82 triệu dân như nước ta, con số đó chưa phải là nhiều. Ở Pháp có 60 triệu
dân nhưng có tới 2,5 triệu doanh nhân. Đài Loan có 22 triệu dân thì có tới 1,2 triệu doanh
nhân, Singapore cứ 4 người thì có một doanh nhân…, còn Việt Nam 800 người mới có một
doanh nghiệp. Số lượng ít cộng với trình độ nghề nghiệp, năng lực cạnh tranh, kiến thức
pháp luật còn hạn chế đã ảnh hưởng đến “văn hóadoanh nhân” nói riêng, vănhóa kinh
doanh nói chung.
Một vấn đề có ý nghĩa then chốt đặt ra khi xây dựng vănhóa kinh doanh hiện nay là các doanh
nghiệp Việt Nam trước hết phải xây dựng cho được vănhóadoanh nghiệp. Có thể thấy rõ điều
này qua kinh nghiệm của nhiều nước phát triển mà Nhật Bản là một điển hình… Cách đây hơn
20 năm, ở khắp các nhà máy, xí nghiệp của họ luôn có một khẩu hiệu “Chất lượng sản phẩm
là danh dự của quốc gia”. Nhờ thế mà cả thế giới tin tưởng, khâm phục gọi là “Made in
Japan”.
Có thể thấy vănhóadoanh nghiệp nằm trong vănhóa kinh doanh của một quốc gia, của một
nền kinh tế. Hay nói cách khác, vănhóadoanh nghiệp là sự thể hiện vănhóa kinh doanh ở cấp
độ công ty. Vănhóadoanh nghiệp được coi là bộ phận có vai trò, vị trí quan trọng mang tính
quyết định, là đầu mối trung tâm của quá trình xây dựng nền vănhóa kinh doanh hiện nay.
Xây dựng vănhóadoanh nghiệp hiện nay cũng chính là quá trình các doanh nghiệp phải xây
dựng cho được thương hiệu của mình có chỗ đứng bền vững trên thương trường. Thương hiệu
ấy là kết tinh cái “tầm” của doanh nghiệp, là cái “chất” của sản phẩm, là nét đẹp trong sản
xuất, phân phối, trong quan hệ với khách hàng, với đối tác, với Nhà nước, với xã hội… Tại
sao vẫn là mặt hàng cà phê tồn tại hàng thế kỷ nay ở Việt Nam mà là cà phê Trung Nguyên lại
thành một sản phẩm được ưa chuộng, có thể phát triển ra quốc tế? Trong các bí quyết, có thể
nhận thấy rõ ở đây đã xác lập bí quyết vănhóa trong kinh doanh.
Doanh nghiệp Việt Nam đang rất năng động nắm bắt cơ hội và họ đang có một cái “tầm” văn
hóa với khoảng 70% doanhnhân có tuổi đời 45. Chính công cuộc đổi mới đã sản sinh ra họ,
nhất là những doanhnhân trẻ - tầng lớp doanhnhân của đổi mới. Tuy nhiên, phải thừa nhận
một thực tế là nhận thức của các doanh nghiệp của chúng ta hiện nay đối với việc gia nhập
WTO còn rất hạn chế, khả năng tiếp cận các nguồn thông tin, khả năng tiếp xúc với quốc tế…
thực sự chưa nhiều; tính minh bạch về thông tin và tài chính ở nhiều doanh nghiệp Việt Nam
và công tác kiểm toán, kế toán vẫn còn ở mức độ chưa cao. Trong khi đó, đã hội nhập thì đòi
hỏi về vấn đề này rất cao và đây chính là một e ngại của các quốc gia đối với các nền kinh tế
đang phát triển, do đó, muốn hội nhập thành công thì phải tập chung giải quyết ngay vấn đề
này. Vănhóa kinh doanh, sâu xa thì có nhiều vấn đề, nhưng trước hết phải là “kinh doanh có
văn hóa”. Nhưng tệ xấu như: làm hàng giả, trốn lậu thuế, ép giá, gian lận giá… sẽ phương hại
không nhỏ đến sự phát triển của doanh nghiệp. Chỉ riêng một việc nhỏ như quảng cáo và bán
hàng trung thực, không đưa sản phẩm khuyết tật đến tay người tiêu dùng cũng là cách xây
dựng vănhóa kinh doanh. Có người đã ví von rằng gia nhập WTO sẽ là việc nhận một “bó
hồng đầy gai” với những ai không chịu nâng tầm hội nhập của chính mình.
Để hạn chế những rủi ro, thách thức trên trường đua nghiệt ngã khi gia nhập WTO, có nhiều
con đường, lối đi cho các doanh nghiệp lựa chọn. Trong đó, phải khẳng định rằng việc gia
nhập các hiệp hội ngành nghề là một hướng đi khả dĩ. Xây dựng cho một “văn hóa tham gia
hiệp hội” cũng là đòi hỏi cần thiết đối với các doanh nghiệp trong thời gian hội nhập. Tuy
nhiên, vẫn phải thừa nhận một thực tế là cũng còn hiện tượng doanh nghiệp chỉ thích “tự bơi
giữa sóng to gió cả” mà xem nhẹ quy luật “buôn có bạn, bán có phường”. Điều này có nhiều
lý do, trong đó có một nguyên nhân phải kể đến là thói quen dựa vào Nhà nước, ảnh hưởng
của tư duy theo cơ chế cũ còn tàn dư khá lâu. Nên nhớ rằng, WTO là sân chơi bình đẳng mà
Nhà nước không thể là “bà đỡ” cho các doanh nghiệp. Muốn “tự bơi” trong “biển lớn”, cùng
với sự nỗ lực của mình, doanh nghiệp cần dựa vào các hiệp hội. Các hiệp hội sẽ giúp doanh
nghiệp 4 “cái được” cơ bản để hội nhập tốt hơn, gồm: Tổ chức các hệ thống cung cấp thông
tin, chính sách; Cung cấp đầy đủ những thông tin về thị trường hơn cho các doanh nghiệp;
Giúp các doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn các các nguồn tài chính thông qua các dự án, các
chương trình hợp tác với nước ngoài; Giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên
thị trường trong nước. Hiện nay cơ chế chính sách kinh tế nói chung, chính sách đối với doanh
nghiệp nhỏ và vừa nói riêng vẫn còn tồn tại khá nhiều bất cập. Hiệp hội sẽ là cầu nối giúp
doanh nghiệp có tiếng nói của mình vào quá trình hoạch định chính sách của Chính phủ và các
cơ quan chức năng. Không chỉ dừng lại ở đó, Hiệp hội còn phối hợp với các tổ chức hiệp hội
khác để nắm bắt cơ hội, tạo điều kiện tốt nhất cho những thành viên của mình. Đồng thời cũng
chính qua việc liên kết, phối hợp với các hiệp hội khác, tạo ra những tiếng nói chung mạnh mẽ
kiên nghị lên Chính phủ để góp phần đưa ra những chính sách mới phù hợp để doanh nghiệp
nhỏ và vừa phát triển…
Hiện tại, doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thẻ nhận thầu các công trình xây dựng ở nước
ngoài có có giá trị vượt quá 100 triệu USD/năm. Năng lực tài chính, công nghệ, thiết bị của
các doanh nghiệp trong nước tỏ ra quá chênh lệch so với các đối thủ lớn ở nước ngoài trong
cùng lĩnh vực. Mặt khác, phải thừa nhận là tính minh bạch về thông tin tài chính ở nhiều
doanh nghiệp Việt Nam và công tác kiểm toán, kế toán vẫn còn ở mức độ rất thấp. Trong khi
đó, đã hội nhập thì đòi hỏi vấn đề này rất cao và đây chính là một e ngại của các quốc gia đối
với các nền kinh tế đang phát triển, do đó, muốn hội nhập thành công thì phải tập chung giải
quyết vấn đề này ngay. Với các nhà tư bản giàu kinh nghiệm, để trở thành đối tác, họ không
thể không xem “túi tiền của anh như thế nào” trước khi “hợp tác với anh như thế nào”.
TS. Cao Sỹ Kiêm-Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương-Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp
nhỏ và vừa Việt Nam
Nguồn: VietnamToday
Công ty bạn có giống một cái chợ cá?
Bạn đi làm, có bao giờ tự hỏi: “Triết lý công ty của mình là gì nhỉ? Mà nó có mang
lại cho mình cái quái gì không?”
Chợ cá tưng bừng
Lần đầu tiên ghé vào thăm nơi làm việc của chị bạn, làm admin văn phòng một công ty thuộc
tập đoàn Unilever, tôi đã khá bất ngờ vì cơ man nào là cá. Cá trên giấy dán tường, cá trên
dụng cụ văn phòng, cá trên tách chén.
Và trên bảng chấm công, thay vì những cái tên chiếu theo giấy khai sinh, lại là các nickname
có thể tập hợp thành một "liveshow cá": cá vược, cá thần tiên, cá bống, cá thờn bơn, cá mập
Hỏi mới biết, Unilever Foodsolution (cũng như những cái tên đại gia khác như Microsoft,
P&G, Abbott Labs, Ford, Johnson & Johnson, Prudential, AAA, Sprint, Estée Lauder,
Southwest Airlines, AT&T, Arrow Electronics UK Ltd., Harley-Davidson ) đã chọn "triết lý
chợ cá" làm chiến lược cho việc xây dựng tinh thần làm việc của nhân viên trên toàn cầu.
Triết lý từ khu chợ cá đã nói rằng thái độ đối với công việc mới là điều quan trọng, là cái ta có
thể lựa chọn mà không mất tiền, và nó biến một nơi làm việc tẻ ngắt thành một nơi đáng sống,
tạo ra bầu không khí vui nhộn, thoải mái, biến bản thân công việc thành một phần thưởng chứ
không phải lấy kết quả công việc làm phần thưởng.
Chị bạn tôi say sưa giảng giải về triết lý của công ty mình. Và từ cái triết lý ấy, tất cả mọi
người, từ chị nhân viên kinh doanh mới toanh, tới vị giám đốc đứng đầu đều chọn cho mình
một nickname cá. Dù là giám đốc hay nhân viên kinh doanh, thì anh cũng là một con cá trong
đại dương, mỗi con đều có một công việc, một cuộc sống riêng của mình. Và bởi thế, "đàn cá"
trong đại dương đó con nào cũng vui vẻ với vai trò của mình.
“Đồng phục” tinh thần
Từ "cá" chuyển sang cà phê, không hề liên
quan đấy! Mỗi lần ra nước ngoài, tôi lại tìm
đến một quán Starbucks bởi cái không gian ấm
cúng, những con người thân thiện rì rầm nói
chuyện.
Và đặc biệt, Starbucks nơi nào, dù Nhật Bản, Singapore hay Malaysia, cũng mang lại một cảm
giác chung. Có cái gì giống nhau đến vậy, ngoài những chiếc logo màu xanh giản dị?
Nghiệm mãi, mới thấy rằng, phải chăng là những ánh mắt tràn đầy tình yêu của mỗi nhân viên
trong cửa hàng? Tôi nhớ tới cuốn sách Rót cả tâm hồn vào đáy cốc của một trong những cha
đẻ của Starbucks - ông Howard Schultz.
Tựa đề ấy cũng trở thành một trong những triết lý hoạt động của Starbucks, đã là nhân viên
của Starbucks, nghĩa là người mang tình yêu gửi vào công việc. Để dù ở đâu, người ta cũng
cảm nhận được tâm hồn trong từng giọt cà phê.
Không chỉ Unilever, Starbucks, mà triết lý ấy với L'Oreal là “You're worth it - Bạn xứng đáng
với điều đó”; IKEA - Hãy làm cuộc sống tốt đẹp hơn từng ngày từng ngày cho tất cả mọi
người; Samsung - Công ty là con người - con người là công ty
Tôi từng nghĩ "triết lý công ty" là một cụm từ quá xa vời, chỉ dành cho các vị đầu não. Nhưng
dần dần nhận ra, đó chính là kim chỉ nam của từng thành viên. Về một mặt nào đó, nó có thể
được hiểu như một dạng “văn hoá công ty”, Thanh Phong - nhân viên công ty Samsung nói.
Bạn nghĩ gì về triết lý công sở? Tôi thì cho rằng, đó là sự gắn kết đầu tiên - về mặt hình thức -
giữa người với người trong một môi trường làm việc. Nó là dấu hiệu để bạn nhận biết những
người cùng sở, để hiểu rằng tất cả cùng chung một mục tiêu. Nó tạo nên một sự gắn kết ngay
từ cái nhìn đầu tiên. Nhưng cao hơn sự gắn kết về hình thức ấy, chính là sự gắn kết về tinh
thần. Đó chính là lý do mỗi công ty đều xây dựng một triết lý riêng cho mình. Nó như một bộ
đồng phục về tinh thần, nó kết nối mọi người, kể cả khi không có đồng phục về hình thức.
Và bạn, nếu đang phỏng vấn xin việc hay bắt đầu bước vào một môi trường làm việc mới, hãy
đặt câu hỏi đầu tiên: "Triết lý công ty là gì?".
(theo Sài gòn tiếp thị)
Triết lý chợ cá là triết lý tìm niềm vui trong công
việc, trong cuộc sống. Ở khu chợ cá Pike (Seattle,
Mỹ), trái với liên tưởng về sự lầm lũi, đây đó vang
lên những tiếng sảng khoái. Thay vì chỉ làm công
việc một cách đơn điệu theo quán tính, những
chàng bán cá ở đây đã đùa vui, làm trò với những
con cá.
Một chàng vừa ném cá vừa rao to: “Một chú cá
hồi đang bay tới Minnesota”. Chàng khác thì đùa
nghịch cho người ta thấy con cá đang cử động
miệng như nói chuyện. Những nhân viên khác vừa
tính tiền vừa vui vẻ nói chuyện về những chú cá.
Giữ nhântài bằng vănhóadoanh nghiệp hay lương cao?
"Bí quyết tìm và sử dụng nhântàitạidoanh nghiệp" là chủ đề của cuộc gặp gỡ thân mật
với hơn 20 doanh nghiệp thành viên Câu lạc bộ doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng
cao (HVNCLC). Buổi gặp gỡ diễn ra tối 27/3 do báo Sài Gòn Tiếp Thị và Trung tâm Xúc
tiến thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC) tổ chức.
Giữ nhântài bằng vănhóadoanh nghiệp hay lương cao?
Một trong những chủ đề được thảo luận nhiều nhất là yếu tố đóng vai trò quyết định trong việc
giữ nhân tài. Nhiều ý kiến nói rằng vănhóadoanh nghiệp là quan trọng, trong khi những ý
kiến khác nhấn mạnh đến mức lương cao, vì "có thực mới vực được đạo".
Theo ông Trần Quốc Việt, giám đốc khu vực miền Bắc của công ty Kinh Đô, vấn đề lương là
rất quan trọng. Do đó, doanh nghiệp phải tính đến thu nhập làm sao để người ta có thể an tâm
với công việc của mình. Có một thực tế, đối với những người là nhântài thật sự thì nhu cầu
của họ cũng nhiều hơn người khác, doanh nghiệp phải làm sao để cho người ta an tâm với
công việc của mình. Điều này được bà Phạm Thị Việt Nga, giám đốc công ty dược Hậu Giang
chia sẻ: "Thực tế doanh nghiệp chúng tôi rất khó khăn trong việc tìm kiếm nhântài nhưng
kinh nghiệm cho thấy thu nhập đảm bảo và gầy dựng niềm tin cho nhân viên của mình là điều
quan trọng nhất".
Tìm nhântài ở đâu?
Ông Vũ Quốc Chinh, chuyên viên thị trường báo SGTT cho rằng hiện nay có ba nguồn chính
để tuyển dụng nhântài là nguồn từ doanh nghiệp, từ sinh viên mới ra trường và nguồn từ các
doanh nghiệp khác. Nhưng từ nguồn nào đi chăng nữa cũng cần có những cách làm riêng mới
mong có hiệu quả thực sự.
Theo ông Chinh, có giám đốc một doanh nghiệp ở Hà Nội áp dụng cách tìm nhântài ở quán
cà phê, bởi vì trong môi trường đó bản chất ứng viên mới được bộc lộ rõ nét. Một điểm khác
là ông này không để ý nhiều đến chuyện điểm tốt nghiệp đại học ra sao, nhưng lại rất chú ý tới
điểm đầu vào. Theo ông Chinh, điểm đầu vào nhiều khi còn quan trọng hơn là điểm tốt
nghiệp.
Các đại biểu tham dự hội
thảo
Theo bà Việt Nga, cách tốt nhất để kiểm tra trình độ cuả ứng viên là giao việc cho họ. Bà nói:
"Kinh nghiệm của chúng tôi là mạnh dạn giao việc cho ứng viên để từ đó xác định được năng
lực thực tế của họ. Tôi đã từng giao việc cho một nhân viên trẻ và thấy rằng trong việc xúc
tiến tại thị trường các tỉnh thì anh này xuất sắc hơn cả tôi".
Làm sao giữ nhân tài?
Bà Vũ Kim Hạnh, giám đốc ITPC thừa nhận, cuộc cạnh tranh trên thị trường lao động nói
chung và cuộc cạnh tranh thu hút nhântài nói riêng đang ngày càng gay gắt hơn. Hơn lúc nào
hết, doanh nghiệp cần phải biết chú ý đến các chế độ chính sách cho nhân tài, thậm chí còn
phải biết chấp nhận những "tật" riêng của họ.
Điều này được bà Cao Thị Ngọc Dung, giám đốc công ty PNJ thừa nhận. Theo bà Dung, phải
biết tin tưởng và giao việc cho nhân viên để họ thấy rằng họ có cơ hội làm việc tốt hơn, thăng
tiến dễ hơn và tạo niềm tin để làm việc. Nhìn chung, các doanh nghiệp đều cho rằng, thu hút
và giữ được nhântài là một bài toán khó, nhưng không phải là không có lời giải thích đáng.
Trong chuyện này, khả năng và kinh nghiệm chọn người của lãnh đạo doanh nghiệp vẫn là
yếu tố quan trọng và quyết định.
(Theo Sài Gòn Tiếp Thị)
Nền tảng của sự phát triển bền vững
Hơn 50 năm qua, trên cơ sở tiếp quản một “di sản” nghèo nàn, lạc hậu do thực dân Pháp để lại
(năm 1954), các thế hệ CBCNV ngành Điện đã vượt qua biết bao khó khăn, gian khổ, cống
hiến bằng tất cả mồ hôi, nước mắt của mình để xây dựng một ngành Điện vững mạnh như
ngày hôm nay. Chính trên chặng đường đầy thăng trầm đã qua ấy, vănhoádoanh nghiệp của
EVN được khởi nguồn và phát triển.
Văn hoá là tổng thể phức hợp bao gồm kiến trúc, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp,
thói quen và bất kỳ năng lực hành vi nào khác mà mỗi cá nhân, với tư cách là thành viên xã
hội đạt được. Và cũng có thể hiểu vănhoá là ứng xử của một cộng đồng, cá nhân đứng trước
thiên nhiên, xã hội, đứng trước chính mình, vănhoá cũng là lối sống, là nếp sống của một tập
thể và cá nhân. Còn vănhoádoanh nghiệp là tổng thể truyền thống của các cấu trúc và bí
quyết kinh doanh, xác lập quy tắc ứng xử nội tại, gắn bó các thành viên với nhau trong một
doanh nghiệp.
Hơn 50 năm xây dựng và phát triển, trong quá trình sản xuất, kinh doanh, giá trị tinh thần của
EVN đã được xác lập thông qua mục đích kinh doanh gắn liền với công cuộc đổi mới, chấn
hưng kinh tế đất nước, đảm bảo “điện đi trước một bước” tạo nền tảng và động lực cho kinh
tế xã hội phát triển mạnh mẽ, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu về điện cho sản xuất và sinh hoạt
của nhân dân. Về phương pháp kinh doanh, EVN đã từng bước gắn bó chặt chẽ hiệu quả kinh
doanh và tính nhânvăn trong kinh doanh. Đó là: Thực hiện tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà
nước giao phó, tôn trọng pháp luật, giữ chữ Tín với đối tác, khách hàng, không cố gắng nâng
cao lợi nhuận bằng bất kỳ giá nào mà coi nhẹ những giá trị nhân văn. Trong nội bộ EVN, giá
trị tinh thần ấy được thể hiện bằng sự đoàn kết, nhất trí cao, tâm huyết và nỗ lực vượt khó phi
thường của các thế hệ người lao động vì dòng điện Tổ quốc. Giá trị ấy cũng đã được khẳng
định bằng kết quả sản xuất, kinh doanh mà EVN đã miệt mài phấn đấu từng năm, từng năm,
trong đó ấn tượng nhất là những con số: Năm 2006, sản lượng điện thương phẩm đạt 51,374 tỷ
kWh; 100% số huyện, 96% số xã và hơn 91,5% số hộ dân nông thôn ở Việt Nam có điện (tỉ lệ
này cao hơn một số nước trong khu vực có thu nhập quốc dân cao hơn nước ta). Mặc dù gặp
rất nhiều khó khăn về vốn đầu tư xây dựng các công trình điện nhằm đáp ứng tốc độ tăng
trưởng phụ tải hàng năm (15%), song EVN đã dành một nguồn vốn rất lớn để đầu tư đưa điện
về nông thôn, miền núi, bán điện với giá thấp hơn giá thành, góp phần xóa đói, giảm nghèo,
thay đổi diện mạo đời sống đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa
Trở thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam kinh doanh đa ngành, đa nghề là một bước chuyển
mình quan trọng, nhằm đảm bảo vị thế, sức cạnh tranh của EVN trong môi trường hội nhập
thế giới. Bên cạnh nhiệm vụ nâng cao hiệu quả kinh tế, phấn đấu trở thành Tập đoàn vững
mạnh toàn diện trên nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tập trung mọi nguồn lực để đáp ứng
đủ điện cho phát triển kinh tế xã hội, đào tạo đội ngũ nhân lực có trình độ, thì yêu cầu xây
dựng và phát triển vănhoádoanh nghiệp EVN trong bối cảnh mới là hết sức bức thiết. Bởi lẽ,
trước tiên, EVN phải tiếp tục nâng cao nội lực, kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống
tốt đẹp, đồng thời triệt để khắc phục những tồn tại, hạn chế.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Thói quen và truyền thống lạc hậu cũng là kẻ địch to, nó ngấm
ngầm cản trở cách mạng tiến bộ. Chúng ta lại không thể trấn áp nó, mà phải cải tạo nó một
cách cẩn thận, rất kiên trì, rất lâu dài, ”. Nhìn thẳng vào những tồn tại của cơ chế chỉ huy
điều hành tập trung trước đây là tính thiếu chủ động, sáng tạo của một số đơn vị, thiếu hợp tác
chặt chẽ, có hiệu quả trong quan hệ ngang giữa các đơn vị với nhau, để thấy rằng: Đổi mới
thực sự là con đường mang tính sống còn của EVN. Đi cùng với quá trình đổi mới này là
những cơ chế, tiêu chí thật rõ ràng, minh bạch trong quản lý điều hành của cả Tập đoàn, của
từng đơn vị. Trước tiên, vănhoádoanh nghiệp EVN đang và sẽ tiếp tục được “thể chế” bằng
những quy định về sự nghiêm túc trong việc nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ của các đơn
vị, đặc biệt khi công ty mẹ và các công ty con được hình thành là các pháp nhân độc lập và tự
chịu trách nhiệm về hoạt động của mình, phương thức điều hành chủ yếu của EVN bằng mệnh
lệnh hành chính được chuyển sang quan hệ bằng hợp đồng kinh tế. Đổi mới doanh nghiệp mà
trọng tâm là cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước thuộc EVN là cơ hội, động lực để các
đơn vị “tự lực cánh sinh” vươn lên bằng con đường riêng, nhưng không vì thế mà sức mạnh
chung của toàn EVN suy giảm.
Thực tế, yêu cầu kết nối, tập hợp sức mạnh không chỉ đơn thuần là một lời kêu gọi, mà có ý
nghĩa sống còn đối với Tập đoàn cũng như mỗi đơn vị trong quá trình vượt qua những thách
thức khi Việt Nam gia nhập WTO. Nhưng EVN giải bài toán hợp tác giữa các cá nhân, giữa cá
nhân với tập thể như thế nào nếu như doanh nghiệp nỗ lực để phát triển bền vững thì một bộ
phận người lao động lại sẵn sàng hy sinh quyền lợi tập thể để theo đuổi những mục đích
riêng? Câu trả lời là: Vănhóadoanh nghiệp - khi người lao động được đặt đúng vị trí của
mình, khi vănhoádoanh nghiệp hình thành những giá trị, lòng tin, sự phát triển của doanh
nghiệp chính là động lực, là khát khao vươn tới lớn nhất của mỗi thành viên trong tập thể, thì
họ sẽ nỗ lực hết mình không phải vì những giá trị vật chất đơn thuần của mỗi cá nhân. Văn
hoá doanh nghiệp được phát huy, tạo nên sự gắn kết giữa mỗi cá nhân người lao động với tập
thể, giữa sự phát triển của từng đơn vị với vận mệnh chung của Tập đoàn
Khẳng định EVN là một Tập đoàn kinh doanh có vănhoá thì “chất” vănhoá phải được thể
hiện rõ nét ở tính nghiêm túc, nền nếp, chuẩn mực; từ trong việc giao, nhận và thực hiện
nhiệm vụ giữa Tập đoàn với lãnh đạo các đơn vị cũng như lãnh đạo với nhân viên; đến trong
quá trình thoả thuận, thương thảo, ký hợp đồng, họp hành, việc phối hợp giữa các ban chuyên
môn, giữa các đơn vị trong Tập đoàn, trong quan hệ giữa EVN với các đối tác trong và ngoài
nước. Vănhoádoanh nghiệp EVN cần được thể hiện trong môi trường làm việc của mỗi đơn
vị, trong từng hành vi, thái độ làm việc cầu thị, có trách nhiệm của người lao động mà lãnh
đạo các đơn vị phải là những cá nhân tiêu biểu và đi đầu. Ngoài ra, EVN cũng cần phải chú
trọng hơn nữa đến việc xây dựng và phát huy nét vănhoá trong giao tiếp với khách hàng sử
dụng điện. Mỗi cán bộ, công nhân viên làm công tác kinh doanh, phục vụ khách hàng phải
hiểu sâu sắc vai trò đại diện EVN trong giao tiếp với khách hàng. Những cung cách, thái độ
chưa đẹp của chỉ một cá thể trong “mắt xích” quan trọng này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hình
ảnh, uy tín mà bao thế hệ người làm điện đã phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới gây dựng được.
Đặc biệt, cùng với công tác kinh doanh điện năng, EVN đã, đang và sẽ mở rộng kinh doanh
sang các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông công cộng, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,
thì yêu cầu nâng cao nội lực, xây dựng và phát huy nét vănhoá trong kinh doanh, phục vụ
khách hàng, để cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội càng trở nên bức thiết.
Văn hoádoanh nghiệp EVN phải được gìn giữ, thực hiện, phát huy hàng ngày, hàng giờ
Văn hoá là giá trị cốt lõi của mỗi doanh nghiệp. EVN đã xây dựng được bản sắc vănhóa
doanh nghiệp của mình thể hiện bằng tinh thần đoàn kết, trí tuệ, tâm huyết và sự nỗ lực vượt
khó phi thường. Trong hoàn cảnh mới, mỗi đơn vị trong Tập đoàn Điện lực phải gìn giữ, phát
huy những giá trị truyền thống, làm giầu thêm vănhoádoanh nghiệp bằng những nét tinh
tuý trong tinh thần và chất lượng công việc của thế hệ người làm điện thời đại mới, để
trong con mắt khách hàng và đối tác, vănhoádoanh nghiệp luôn toả sáng từ thương hiệu
EVN nhằm tạo động lực và nền tảng cho sự phát triển bền vững của Tập đoàn Điện lực
Việt Nam.
Những dấu hiệu suy yếu trong môi trường vănhóadoanh nghiệp
Khi được hỏi rằng tài sản lớn nhất của doanh nghiệp là gì, đa số các giám đốc cấp cao đều có
cùng câu trả lời: Đó là con người! Thế nhưng, phản hồi từ các nhân viên cấp dưới lại cho thấy
dường như các nhà quản lý của doanh nghiệp chưa thực sự thực hiện đúng với phương châm
này.
Trên thực tế, theo nghiên cứu của Fecility Stevens và Mark Di Somma – hai chuyên gia tư vấn
về xây dựng nhãn hiệu, marketing chiến lược và giao tiếp – có đến 70% nhân viên của các
doanh nghiệp không cảm thấy vui vẻ khi làm việc.
Nghiên cứu của Stevens và Somma cho thấy có hai nguyên nhân chính. Thứ nhất, các nhân
viên thấy không được đánh giá cao và tôn trọng nên họ chỉ được xem như là một công cụ, một
“nguồn lực” của doanh nghiệp. Thứ hai, họ cảm thấy phải làm việc trong một môi trường
không có sức sống. Có những dấu hiệu dưới đây cho thấy doanh nghiệp đang bị suy yếu.
Nhân viên không biết được tiền đồ của doanh nghiệp.
Dù làm việc ở bất cứ vị trí nào, nếu không biết được doanh nghiệp sẽ đi về đâu thì các nhân
viên khó có thể làm việc với sự hứng thú, tích cực và sáng tạo. Thay vào đó, họ chỉ biết chấp
nhận với hiện tại nên doanh nghiệp cứ bị giậm chân tại chỗ. Để khắc phục tình trạng này, các
nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần phải thường xuyên cập nhật cho các nhân viên những thông tin
sau: (1) Doanh nghiệp sẽ hướng đến những mục tiêu nào? (2) Làm thế nào để đi đến những
mục tiêu đó? (3) Từng nhân viên phải đóng vai trò như thế nào trong việc thực hiện các mục
tiêu? (4) Làm thế nào để biết được doanh nghiệp đã đạt được các mục tiêu?
Các nhân viên có cách tiếp cận vấn đề và giải quyết công việc không giống nhau. Đó là
trường hợp mỗi nhân viên suy nghĩ và diễn giải các nguyên tắc, quy định của tổ chức theo
cách của riêng họ. Khi được hỏi tại sao lại làm như vậy, họ chỉ đơn giản trả lời rằng vì không
có ai bảo họ không được làm điều đó. Vấn đề ở đây là các nhân viên thiếu sự hướng dẫn và
kiểm soát từ các nhà quản lý cấp cao.
Thiếu sự tin tưởng lẫn nhau giữa nhà quản lý và các nhân viên. Nguyên nhân thường là do
hệ thống quản lý theo chiều dọc với nhiều cấp bậc gây ra. Các nhà quản lý thì xem việc các
nhà lãnh đạo là thực thi quyền lực, trong khi các nhân viên xem các nhà quản lý như những
“kẻ thù địch”. Một nguyên nhân khác là không có sự công bằng trong việc khen thưởng, tệ
hơn là sự phân chia lợi ích của doanh nghiệp bị nghiên về quyền lợi của các nhà quản lý.
Ngoài ra, sự bất tín của các nhân viên còn xuất phát từ lý do doanh nghiệp thường đối xử với
họ như là những “công dân hạng hai”. Cần lưu ý rằng khách hàng thì có thể thay thế được dễ
dàng, nhưng khó có thể tìm lại những nhân viên tài giỏi và trung thành với tổ chức.
Nhân viên phải làm theo những kế hoạch bất ngờ và thiếu tính toán. Họ đột nhiên được
thông báo phải làm theo những kế họach nào đó mà không hề được giải thích, thậm chí có kế
họach còn hòan tòan trái ngược với những gì mà họ đã được thông báo cách đó không lâu. Khi
bị đối xử như vậy, các nhân viên sẽ không thể làm việc chủ động, sáng tạo, mà cứ phó mặc
mọi chuyện cho nó muốn ra sao thì ra.
Xuất hiện nhiều tin đồn không chính xác. Một khi các thông tin nội bộ không được cung
cấp cho tòan thể nhân viên một cách công khai, đầy đủ và kịp thời, sẽ có nhiều tin đồn xuất
hiện, gây ra nhiều tiệt hại, xáo trộn không lường được cho tổ chức.
Nhân viên cảm thấy hình ảnh của doanh nghiệp chưa được quảng bá đầy đủ và chính
xác. Khi làm việc cho một tổ chức, nhân viên cảm thấy hình ảnh cá nhân của mình cũng gắn
liền với hình ảnh của tổ chức. Vì vậy, nếu hình ảnh của doanh nghiệp không được mô tả chính
xác trước công chúng, nhân viên sẽ cảm thấy bất mãn. Khi các nhân viên phản ánh rằng hoạt
động, chương trình quảng cáo không nói lên được doanh nghiệp là ai thì điều đó có thể do
nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn công ty quảng cáo chưa hiểu được doanh nghiệp và
yêu cầu của doanh nghiệp, thời điểm quảng cáo chưa thích hợp, các nhân viên chưa hiểu hết ý
đồ của các chương trình quảng cáo…
Nhân viên chẳng có ấn tượng gì về các giám đốc cấp cao. Đó là khi các nhà lãnh đạo cấp
cao của doanh nghiệp, do vô tình hay cố ý, đã tạo ra một khoảng cách với nhân viên. Doanh
nghiệp chỉ có môi trường vănhóa mạnh, tạo được sự gắn kết giữa các nhân viên với nhau khi
các giám đốc cấp cao hiểu được rằng nhiệm vụ của họ không chỉ là đem về những lợi ích
mang tính vật chất cho doanh nghiệp, mà còn phải tạo ra được một sự thu hút và thuyết phục
các nhân viên.
Nhân viên tỏ ra mất mãn với các nhà quản lý cấp trung. Họ cảm thấy rằng các nhà quản lý
cấp trung cũng giống như những người “cai quản thuộc địa”. Nguyên nhân chính thường là
các nhà quảng cáo cấp trung không nhận được sự chỉ đạo thích hợp từ các nhà quản lý cấp
cao, hoặc trong trường hợp tệ hơn, họ cũng làm theo cách mà các nhà quản lý cấp cao đã đối
xử với họ. Theo DoanhNhân Sài Gòn Cuối Tuần
Người gửi: Dr.Vuong 23/04/2007 02:40 PM
Tiền nằm ở vị trí nào trong Vănhóadoanh nghiệp
Tiền nằm ở vị trí nào trong Vănhóadoanh nghiệp không phải là câu hỏi được đưa ra lần đầu
trên Saga. Nhưng lần này, tôi muốn chỉ đích xác vị trí của nó, cùng với sự giúp đỡ của các
bạn.
Cách đây ít lâu, tôi có gặp ông Tổng biên tập Báo Đầu tư Chứng khoán cùng với sự góp mặt
của một phóng viên giàu kinh nghiệm. Có nhiều thứ để nói, nhưng thứ tôi nhấn mạnh là: Một
tờ báo, cho dù là chứng khoán chăng nữa, thì không thể chỉ quay cuồng với tiền, cổ phiếu, kỹ
thuật mua-bán Xét cho cùng kinh doanh là hoạt động gắn liền với xã hội của con người. Đã
là con người thì phải có tính nhân văn, chứ không thể chỉ là tiền và lợi nhuận, là bán và mua.
Rõ ràng, hiểu như thế, thì tiền là một phần của câu chuyện, dù rất quan trọng đi chăng nữa.
Vậy ông TBT ấy có đồng ý không? Có, các bạn ạ. Ông ấy đồng ý và Saga chúng ta có cơ hội
hỗ trợ những bài viết tốt, có tính nhânvăn và chú trọng nhiều hơn tới khía cạnh vănhóa của
kinh doanh, để đăng tải. Một tờ báo khác cũng ngay lập tức đồng ý với ý kiến này của tôi, mặc
dù khi ban đầu tiếp xúc thì câu chuyện là: "Hoàng giúp chúng tớ một ít tư liệu và bài viết về
chứng khoán, đầu tư tài chính." Chắc các bạn đã đọc qua danh sách các bài đăng từ Saga thì
hơi đoán ra, đó là tờ: Doanhnhân Sài gòn Cuối tuần, tờ in đẹp nhất Việt Nam hiện nay. Hiện
thì cả 2 tờ báo khá tiếng tăm này đều có treo lô-gô Saga. Vậy thì tôi nợ cái khái niệm "Tiền"
một vài lời gì đó.
Trong các nghiên cứu về giá trị cốt lõi, người ta cũng thấy rằng tiền và lợi nhuận không nằm
trong danh mục các giá trị cốt lõi đâu, kể cả đó là các đại gia toàn cầu, giầu kếch xù. Ông Giáo
[...]... người ta đã nói nhiều tới gia đình văn hóa, bảo vệ gìn giữ nền vănhóa dân tộc nhưng với một doanh nghiệp, tế bào của nền kinh tế thì chưa mấy ai nói đến Vănhóadoanh nghiệp Vậy, có cần xây dựng và bảo vệ một môi trường vănhóa riêng gọi là ' 'Vănhóadoanh nghiệp'' không? Cách xây dựng vănhóadoanh nghiệp thế nào? Sau đây là bài viết của ông Trần Thanh Hải, một doanhnhân đang công tác tại Đài Loan... giữa cá nhân với cộng đồng, giữa dân tộc và nhân loại… Ngày nay, doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội mới Toàn cầu hóa kinh tế đòi hỏi việc xây dựng vănhóadoanh nghiệp phải có những bước tính khôn ngoan, lựa chọn sáng suốt Không thể để xảy ra tình trạng quốc tế hóa vănhóadoanh nghiệp, mà phải trên cơ sở vănhóa Việt Nam để thu hút lấy tinh hoa của nhân loại, sáng tạo ra vănhóa doanh. .. khí vănhóa tích cực để phát huy thế mạnh vănhóa của tập thể, tăng cường nội lực và sức mạnh của doanh nghiệp Vănhóadoanh nghiệp là một giai đoạn phát triển của tư tưởng quản lý doanh nghiệp hiện đại, thể hiện sự chuyển dịch chiến lược phát triển kỹ thuật nhằm tạo nên những sản phẩm hàm chứa hàm lượng vănhóa cao Bởi thế, có thể coi vănhóadoanh nghiệp là yếu tố tối quan trọng của thực tiễn doanh. .. đại Vănhóa của quốc gia này nếu muốn bén rễ vào một quốc gia khác, một dân tộc khác mà không ăn khớp với bản sắc vănhóa dân tộc nước đó tất sẽ bị vănhóa bản địa bài xích, gạt bỏ Vì thế, vănhóadoanh nghiệp của xí nghiệp dứt khoát phải coi bản sắc vănhóa dân tộc bản địa là cơ sở để phát triển Bản chất của vănhóadoanh nghiệp là đối nội phải tăng cường tiềm lực, quy tụ được sức sáng tạo của công nhân. .. dựng và phát triển mạnh mẽ Tuy nhiên, vănhóadoanh nghiệp phải bám sâu vào nền vănhóa dân tộc mới phát huy được tối đa hiệu quả Nhận thức được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa vănhóadoanh nghiệp với bản sắc vănhóa dân tộc, người ta đã hình thành khái niệm vănhóa giao thoa, theo đó, các công ty đa quốc gia luôn biết kết hợp lợi ích của mình với vănhóadoanh nghiệp của nước chủ nhà Cùng với... tộc trên đất nước ta là 54 nền vănhóa khác nhau, góp phần làm phong phú thêm bản sắc vănhóa Việt Nam Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, một mặt, chúng ta phải tích cực tiếp thu kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp của các nước phát triển Mặt khác, cần nỗ lực xây dựng vănhóadoanh nghiệp tiên tiến, hài hòa với bản sắc vănhóa dân tộc, với vănhóa từng vùng, miền khác nhau thúc... nhật: 23/3/2007) 1 Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm đến việc xây dựng vănhoádoanh nghiệp, thậm chí có những doanh nghiệp không hề tiếc tiền mời công ty nước ngoài vào hoạch định văn hóadoanh nghiệp cho công ty mình Học tập văn hóadoanh nghiệp tiên tiến nước ngoài đã trở thành tư duy mới của các nhà doanh nghiệp Việt Nam Vănhóadoanh nghiệp khởi nguồn từ nước Mỹ, sau đó... nghiệp nước ngoài, không gắn kết với vănhóa bản địa, họ sẽ thất bại 2 Mỹ, Nhật là các quốc gia quản lý hiệu quả các doanh nghiệp của mình vì họ biết xây dựng vănhóadoanh nghiệp hợp lý, kích thích được hứng thú lao động và niềm say mê sáng tạo của công nhân Điều đó phụ thuộc rất lớn vào việc các nhà quản lý doanh nghiệp biết gắn kết vănhóadoanh nghiệp với vănhóa của nơi sở tại Tuy nhiên, trong... phải khi xưa! Tại sao chúng ta chưa có Vănhoádoanh nghiệp hoàn thiện? Để bài viết có tính tổng quát hơn, tôi xin phân tích một số nguyên nhân khách quan dẫn tới tình trạng nền vănhóaDoanh nghiệp trong các Công ty tư nhân hiện nay còn yếu hoặc chưa hoàn thiện: 1/ Vănhóadoanh nghiệp, không thể tách rời vănhóa của cộng đồng xã hội vì các thành viên của các doanh nghiệp cũng đồng thời là các thành... chuyển đổi cơ chế kinh doanh, các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhà nước phải trở thành đơn vị sản xuất kinh doanh tự chủ Doanh nghiệp muốn đứng vững trong cạnh tranh thị trường gay gắt nhất thiết phải tiến hành xây dựng văn hóadoanh nghiệp Vănhóadoanh nghiệp là sự tổng hòa của quan niệm giá trị, tiêu chuẩn đạo đức, triết lý kinh doanh, quy phạm hành vi, ý tưởng kinh doanh, phương thức quản . văn hóa doanh nhân nói riêng, văn hóa kinh
doanh nói chung.
Một vấn đề có ý nghĩa then chốt đặt ra khi xây dựng văn hóa kinh doanh hiện nay là các doanh. thấy văn hóa doanh nghiệp nằm trong văn hóa kinh doanh của một quốc gia, của một
nền kinh tế. Hay nói cách khác, văn hóa doanh nghiệp là sự thể hiện văn hóa