Tập quán sinh sống và cách gây hại Thành trùng hoạt động vào ban ngày và thường đậu trên những lá lúa gần mặt nước, không bị thu hút bởi ánh sáng đèn, nhưng bị thu hút nhiều bởi ruộng
Trang 1KHOA NÔNG NGHIỆP
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
GIÁO TRÌNH
CÔN TRÙNG NÔNG NGHIỆP PHẦN B:
CÔN TRÙNG GÂY HẠI CÂY TRỒNG CHÍNH
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
2003
Trang 2GIỚI THIỆU
Đây là tài liệu dành cho giảng dạy và học tập về côn trùng học nông nghiệp sau khi đã học xong phần côn trùng đại cương gồm các đặc tính về hình thái, sinh học, sinh thái và phân loại về côn trùng Nội dung của giáo trình này nhằm mục đích giảng dạy bậc đại học cho sinh viên thuộc ngành nông nghiệp để khi ra trường có đủ kiến thức xác định được đối tượng gây hại cây trồng là côn trùng (chớ không phải loài nào khác) và đề nghị biện pháp phòng trị hữu hiệu trên chức năng là một kỹ sư nông nghiệp chịu trách nhiệm về bảo vệ mùa màng Ngoài
ra, các bậc học khác tương đương như cao đẳng hoặc trung học nông nghiệp cũng
có thể sử dụng một phần của tài liệu này trong giảng dạy và học tập Các nông gia hay người có quan tâm đến công tác bảo vệ cây trồng cùng có thể tham khảo
và nếu cần liên hệ trực tiếp đến tác giả hoặc bộ môn để thảo luận xa hơn
Với mục đích trên, giáo trình này được biên soạn và trình bày theo từng đối tượng gây hại của từng loại cây trồng, từng giai đoạn phát triển của cây trồng và chi tiết của từng loài sâu hại Chỉ một số loài sâu hại chính hay thường thấy của một số cây trồng chính được trình bày trong giới hạn của giáo trình này - cấu trúc cho khuôn khổ của một môn học gồm 3 đơn vị học trình (credits) Nội dung chi tiết của mỗi loài sâu hại được trình theo thứ tự: tình hình phân bố, phổ cây ký chủ, đặc tính sinh học bao gồm hình thái, vòng đời, tập quán sinh sống và gây hại, đặc tính sinh thái với đặc biệt là diễn tiến mật số cho từng mùa, vụ và giai đoạn sinh trưởng của cây trồng, và cuối cùng là các biện pháp phòng trị theo thứ tự của quy trình IPM (phòng trị tổng hợp) Mục lục chi tiết đến từng loài sâu hại được trình bày ở ngay phần đầu của giáo trình để giúp cho người đọc có thể tra cứu dễ dàng
mà không cần phải có danh lục ở phía sau Các loài thiên địch quan trọng hoặc nhóm thuốc trừ sâu hữu hiệu của mỗi loài sâu hại cũng được trình bày tóm tắt trong biện pháp phòng trị mặc dù không thể đi vào chi tiết (thuộc các giáo trình chuyên ngành khác)
Trong giáo trình này tác giả đã tham khảo rất nhiều tài liệu chuyên ngành
và trích dẫn nhiều hình ảnh minh hoạ đã được xuất bản hoặc công bố Chúng tôi xin thành thật cám ơn các tác giả và nhà xuất bản Cuối cùng, chúng tôi mong được sự góp ý của các đồng nghiệp và sinh viên có cơ hội sử dụng hoặc tham khảo giáo trình này để có thể cập nhật và hoàn thiện hơn
Các tác giả: Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen
Trang 3PHẠM VI VA ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
CỦA GIÁO TRÌNH
1 THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ
Họ và tên: NGUYỄN VĂN HUỲNH Sinh năm: 1944
Cơ quan côngtác:
Bộ môn: Bảo vệ thực vật, Khoa Nôngnghiệp & Sinh học ứng dụng Trường Đại học Cần Thơ
- côn trùng học, sâu hại cây trồng, đồng bằng sông Cửu Long, lúa, bắp,
đậu, rau, xòai, nhãn, cam quít, sầu riêng, dừa
- insect pests of rice, corn, vegetables, legume, orchards, orange, longan,
durian, coconut, banana, Mekong Delta of Vietnam Yêu cầu kiến thức trước khi học môn này (prerequisite): Côn trùng học đại cương
Giáo trình lưu hành nội bộ của trường Đại học Cần Thơ
Trang 4Trang
- Ruồi đục lá: Hydrella griseola (Fallen) 1
- Sâu phao: Nymphula depunctalis (Guenée) 3
- Sâu phao mới đục bẹ 5
- Bù lạch: Stenchaetothrips oryzae (Bagnal) 9
- Muỗi hành: Orseolia oryzae (Wood-Mason) 11
- Sâu keo: Spodoptera mauritia (Boisduval) 14
- Cào cào xanh: Oxya chinensis (Thunberg) 16
- Sâu cuốn lá nhỏ: Cnaphlocrosis medinalis Guenée 17
- Các loài sâu đục thân: 19
Sâu màu vàng: Tryporyza incertulas (Walker) 18
Sâu sọc nâu đầu đen: Chilo polychrysus Walker 19
Sâu sọc nâu đầu nâu: Chilo suppressalis Walker 19
Sâu màu hồng: Sesamia inferens Walker 20
- Bọ xít đen: Scotinophara coartata (Fabricius) 27
- Bọ gai: Dicladispa armigera (Oliver) 29
- Sâu sừng: Melanitis leda ismene (Cramer) 30
- Sâu cuốn lá lớn: Parnara guttata Bremer & Grey 31
- Rầy nâu: Nilaparvata lugens (Stal) 33
- Rầy lưng trắng: Sogatella furcifera (Horvath) 39
- Các loài rầy xanh: Nephotettix spp 41
- Rầy zigzag: Recilia dorsalis (Motschulsky) 45
B Sâu hại từ giai đoạn trổ đến chín 46
- Bọ xít hôi: Leptocorisa acuta Thunberg 46
- Nhện gié: Steneotarsonemus spinky (Smiley) 48
- Ốc bươu vàng: Pomacea canaliculata (Lamarck) 50
- Chuột đồng: Rattus argentiventer (F) 52
A Sâu hại cây con 55
- Kiến lữa: Solenopsis geminata (Fabricius) 55
- Dế: Gryllus bimaculatus De Geer 55
- Dòi đục thân: Atherigona oryzae Malloch 56
- Bù lạch: Franklinella williamsi Hood 58
B Sâu hại lá, thân và trái 59
- Vạc sành: Mecapoda elongata (Linaeus) 59 Phaneroptera furcifera Stal 59
- Rầy mềm: Rhopalosiphum maidis (Fitch) 61
- Sâu đục thân: Pyausta nubilalis Hubner 62
- Sâu đục trái: Helicoverpa armigera Hubner 66
Trang 5Agrius convolvuli (Linnaeus) 72
Acheronchia lachesis (Fabricius) 72
- Các loài miểng kiến: 73
Cassida circumdata Herbst 73
Aspidomorpha miliaris (Fabricius) 73
- Sùng khoai lang: Cylas formicarius Fabricius 74
Chương II: SÂU HẠI CÂY RAU MÀU 77
A Sâu hại cây con: 77
Melanagromyia sojae Zehtner 77
Ophiomya phaseoli Tryon 79
- Sâu xanh da láng: Spodoptera exigua Hubner 80
- Sâu ăn tạp: Spodoptera litura Fabricius 84
- Các loài sâu cuốn lá: 86
Lamprosoma indica Linnaeus 86
Homona coffearia Nietner 87
Dichocrosis chlorophanta Butler 88
- Các loài rầy mềm: 90
Aphis glycines Matsumura 90
Aphis craccivora Koch 90
- Các loài sâu đục trái: 92
Etiella zinckenella Treitschke 92
Maruca testulalis (Geyer) 94
Bọ xít xanh: Nezara viridula (Linnaeus) 95
Bọ xít xanh vai hồng: Piezodorus rubrofasciatus 97
Bọ xít dài: Riptortus pilosus Thunberg 98
Bọ xít dài: Riptortus linearis (Fabricius) 99
- Sâu tơ: Plutella xylostella Curtis 105
- Dế nhủi: Gryllotalpa africana Pal de Beauvois 106
- Bọ nhảy: Phyllotreta striolata Fabricius 107
- Các loài rầy mềm: 107
Myzus persicae Sulzer 108
Rhipalosiphum pseudobrassicae Davis 108
Brevicoryne brassicae Davis 109
- Sâu ăn đọt cải: 110
Hellula undalis Fabricius 110
Crocidolomia binotalis Zeller 111
ii
Trang 6SÂU HẠI BẦU, BÍ, DƯA 114
- Bọ dưa: Aulacophora similis (Oliver) 114
- Sâu xanh 2 sọc trắng: Diaphania indica (Saunders) 115
- Bọ rùa nâu: Epilachna vigintioctopunctata (Fabricius) 116
- Ruồi đục lá: Liriomyza trifolii (Burgess) 118
- Bọ xít nâu lớn: Cyclopelta obscura Le Peletier et Serville 120
- Nhện đỏ: Tetranychus sp 122
- Bù lạch (bọ trĩ): Thrips palmi Karny 123
- Rầy mềm: Aphis gossypii Glover 125
- Ruồi đục trái: Bactrocera cucurbitae Coquillet 126
A Sâu hại lá 128
- Sâu vẽ bùa: Phyllocnistis citrella Stainton 128
- Các loài bướm phượng: 119
Bướm phượng vàng: Papilio demoleus Linnaeus 130
Bướm phượng đen: Papilio polytes Linnaeus 131
Bướm phượng lớn: Papilio memnon Linnaeus 132
- Các loài rầy mềm: 133
Toxoptera aurantii Boyer de Fonscolombe 133
Toxoptera citricidus Kirkaldy 133
- Các loài rệp sáp: 123
Rệp sáp mềm xanh: Coccus viridus (Green) 134
Rệp sáp tím: Lepidosaphes beckii (Newman) 134
Rầy bông: Planococcus citri (Risso) 137
- Rầy chổng cánh: Diaphorina citri Kuwayama 138
B Sâu hại trái 140
- Bọ xít xanh: Rhynchocoris poseidon Kirkaldy 140
- Các loài bướm chích trái: 142
Ophideres fullonia Clerck 142
Eudocima salaminia Fabricius 143
Artena dotata Fabricius 144
Anua coronata Fabricius 144
- Các loài nhện nhỏ: 145
Nhện đỏ: Panonychus citri Mc Gregor 146
Nhện vàng: Phyllocoptruta oleivora (Ashmead) 146 Nhện trắng: Polyphagotarsonemus latus (Blanks) 146
- Bù lạch: Scirtothrips citri Moulton 148
- Sâu đục vỏ trái: Prays endocarpa Meyrick 149
- Sâu đục trái: Cipestis sagittiferella Moore 150
Trang 7- Câu cấu xanh: Hypomeces squamosus Fabricius 152
- Bọ cắt lá: Deporaus marginatus Pascoe 153
- Sâu nái: Parasa lepida (Cramer) 154
B Sâu hại bông 155
- Rầy bông xoài: Idiocerus niveosparsus Lethierry 155
C Sâu hại thân, cành, trái 157
- Xén tóc đục thân: Batocera rufomaculata De Geer 157
- Sâu đục cành: Chlumetia transversa Walker 158
- Mọt đầu dài đục cành (đang theo dõi0
- Sâu đục (hột) trái: Deanolis albizonalis (Hampson) 159
- Ruồi đục trái: Batrocera dorsalis Hendel 161
- Sâu đục gân lá: Conopomorpha cramenella Snellen 165
- Sâu đục cuống trái: Conopomorpha lichiella 166
- Nhóm sâu ăn bông: 167
Thalassodes falsaria 167 Comibaena sp 167
- Sâu đục trái: Conogethes punctiferalis Guenée 168
- Bọ xít nhãn: Tessaratoma papillosa (Drury) 170
- Bọ xít dài: Mictis longicornis Westwood 171
- Rầy nhảy: Allocaridara malayensis (Crawford) 172
- Sâu đục trái: Conogethes punctiferalis (Guenee) 174
- Rệp sáp giả: Planoccus sp 175
- Sâu cuốn lá: Erionota thrax Linnaeus 176
- Rầy mềm: Pentalonia nigronvervosa Coquerel 177
- Rầy bông: Pseudococcus comstocki (Kuwana) 178
- Sùng đục gốc: Cosmopolytes sordidus (Germar) 179
- Rệp phấn: Dysmicoccus brevipes Cockerell 183
- Các loài kiến vương: 185
Kiến vương một sừng: Oryctes rhinoceros Linnaeus 185 Kiến vương hai sừng: Xylotrupes gideon Linnaeus 186
- Đuông dừa: Rhynchophorus ferrugineus Oliver 188
- Bọ ăn lá dừa non: Bronstispa longissima Gestro 190
- Rệp dính: Aspidiotus destructor Signoret 195
iv
Trang 8- Sâu đục bông: Tirathaba rufivena (Walker) 195
- Bọ xít: Emblypelta sp 196
- Sâu đục ngọn: Scirpophaga nivella Fabricius 201
- Sâu đục thân: Proceras venosatus Walker 203
- Sùng đục gốc: Alissonotum impressicolle Arrow 205
- Sâu đo xanh ăn lá: Anomis flava Fabricius 208
- Rầy xanh: Empoasca fabae Risso 209
- Sâu xanh: Earias vitella Fabricius 210
- Bọ xít đỏ: Dysdercus cingulatus (Fabricius) 212
- Xén tóc đục thân: Xylotrechus quadripes Chevrolat 213
- Mọt đục cành: Xyleborus morstatti Hazed 215
- Mọt đục trái: Stephanoderes hampei Ferrary 217
Trang 9CHƯƠNG I SÂU HẠI CÂY LƯƠNG THỰC _
SÂU HẠI CÂY LÚA
A SÂU HẠI CÂY LÚA Ở GIAI ĐOẠN TĂNG TRƯỞNG
RUỒI ĐỤC LÁ
Tên khoa học: Hydrellia griseola (Fallen)
Họ Ephydridae, Bộ Hai Cánh (Diptera)
1 Phân bố
Ruồi được ghi nhận xuất hiện đầu tiên ở Philippines, hiện nay ruồi đã hiện diện trên hầu hết các vùng trồng lúa ở đông nam Á châu Trên thế giới ruồi là loài côn trùng gây hại quan trọng cho cây lúa, nhưng ở đồng bằng sông Cửu Long, mặc dù ruồi rất phổ biến nhưng không gây hại nhiều
2 Ký chủ
Ngoài cây lúa, ruồi còn có thể sống trên lúa hoang, các loại cỏ như cỏ
Brachiaria, Leptochloa, Leersia, Panicum, Cynodon
Ruồi đục lá lúa Hydellia griseola (Fallen) (Theo Feakin, 1976; Reissig và ctv., 1986)
1
Trang 103 Đặc điểm hình thái và sinh học
Ruồi rất giống ruồi nhà nhưng kích thước cơ thể nhỏ hơn, thân màu xám, dài từ 2-5 mm, cánh trong suốt, sải cánh từ 2,5-3,5 mm Thành trùng cái đẻ trứng vào 3-4 ngày sau khi vũ hóa, đẻ khoảng 100 trứng và có tuổi thọ trung bình từ 3-7 ngày
Trứng hình bầu dục, màu trắng, gắn vào lá nhờ chất keo tiết từ bụng ruồi cái và nở trong vòng từ 2 - 6 ngày
Dòi có cơ thể hình trụ, dài từ 6-7 mm, mới nở màu trắng sữa, dần dần chuyển sang màu vàng nhạt; dòi có 3 tuổi, phát triển trong thời gian từ 10-14 ngày
Nhộng dài từ 3-4 mm, màu nâu nhạt, hình trụ, có 2 gai nhọn ở cuối bụng Nhộng phát triển từ 7-10 ngày
4 Tập quán sinh sống và cách gây hại
Thành trùng hoạt động vào ban ngày và thường đậu trên những lá lúa gần mặt nước, không bị thu hút bởi ánh sáng đèn, nhưng bị thu hút nhiều bởi ruộng lúa mới cấy Thành trùng thích đẻ trứng trên ruộng lúa còn nhỏ, khoảng 30 ngày sau khi cấy Trứng được đẻ từng cái trên phiến những lá gần mặt nước, nhiều nhất trên lúa cấy
Ấu trùng khi nở ra sẽ nhờ sương di chuyển dần xuống các chồi non, tấn công trên lá non còn cuốn lại của cây lúa bằng cách dùng móc nhọn ở miệng chích hút lá non nhất Do đo, khi lá mở ra sẽ có những vết màu vàng lợt hoặc bị lủng thành một hàng ngang hoặc làm đứt ngang phiến lá Lá non bị hư và khô, cây lúa bị lùn và phát triển kém, cho ít chồi
Ruồi thường tấn công lúa non 2 tháng tuổi trở lại, nhất là gây hại nặng cho lúa vừa mới cấy Lúa cấy bị hại nhiều hơn lúa sạ do thành trùng phát hiện cây lúa nhờ bóng cây lúa phản chiếu từ mặt nước xuống ruộng Ruộng lúa do ruồi tấn công có thể hồi phục nếu sau đó không có loài sâu nào tấn công liên tiếp theo, nhưng có thể chín muộn khoảng từ 7 - 10 ngày
5 Biện pháp phòng trị
- Nếu có điều kiện nên rút nước định kỳ khỏi ruộng trong vòng 30 ngày sau khi cấy, mỗi lần rút nước khoảng 3 - 4 ngày
- Sử dụng thuốc hóa học nếu ruồi có mật số cao bằng 3 cách sau:
* Nhúng rễ mạ vào dung dịch thuốc lưu dẫn một đêm trước khi cấy * Sử dụng thuốc hột có tác dụng lưu dẫn rải vào ruộng
* Áp dụng thuốc nước lúc 1 - 2 tuần sau khi cấy để diệt thành trùng
Trang 11SÂU PHAO
Tên khoa học: Nymphula depunctalis (Guenée) = Paraponyx stagnalis Zeller
Họ Ngài Sáng (Pyralidae), Bộ Cánh Vảy (Lepidoptera)
1 Phân bố
Đây là loài sâu hại lúa quan trọng ở hầu hết các quốc gia miền Nam và Đông Nam Á châu Ở Việt Nam, sâu chỉ gây hại nhiều ở các vùng trồng lúa có nước ngập tương đối cao từ 10-30 cm
2 Ký chủ
Ngoài lúa, sâu phao còn có thể sống trên một số loại cỏ lá hẹp như Cynodon, Echinochloa, Leersia, Leptochloa, Paspalum
3 Đặc điểm hình thái và sinh học
Bướm có chiều dài thân từ 6-8 mm Cánh căng khoảng 15 mm, trắng bóng, cánh trước có nhiều chấm nâu nhỏ và hai chấm màu nâu to ở giữa cánh Thành trùng sống
từ 4-8 ngày Một bướm cái có thể đẻ từ 50-70 trứng
Trứng hình tròn, hơi dẹp, đường kính khoảng 0,5 mm, màu vàng nhạt khi mới
đẻ và chuyển thành màu vàng đậm lúc sắp nở Trứng được đẻ rải rác hoặc thành từng hàng từ 10-20 trứng trên bẹ hoặc mặt dưới các lá sát mặt nước Thời gian ủ trứng từ 3-
5 ngày
Nymphula depunctalis:
vòng đời, bướm và ấu trùng sống trong phao (Reissig vaì ctv., 1995)
3
Trang 12Sâu mới nở màu trắng, dài khoảng 1,2 mm, đầu màu vàng nhạt Từ tuổi 2, mình sâu chuyển thành màu xanh lục, trong suốt Sâu có 5 tuổi, phát triển từ 15 đến 25 ngày Sâu có 6 đôi mang giả (gills) ở dọc 2 bên cơ thể, do đó sâu không thở bằng khí khẩu mà thở bằng mang giả để lấy oxy từ nước chứa trong ống phao Khi lớn đủ sức sâu dài khoảng 20 mm Nhộng phát triển trong thời gian từ 4-7 ngày
Vòng đời sâu phao từ 29-37 ngày tuỳ theo điều kiện thời tiết và dinh dưỡng
4 Tập quán sinh sống và cách gây hại
Bướm thường vũ hóa về ban đêm bằng cách chui qua một lỗ ở đầu trên của phao và ẩn dưới lá lúa vào ban ngày, đẻ trứng vào ban đêm Bướm bị thu hút nhiều bởi ánh đèn và vào đèn nhiều lúc trăng còn nhỏ Bướm có khả năng bay xa độ 1 km
Sau khi nở, sâu cạp mặt dưới lá để ăn, khoảng 2-3 ngày sau sâu bắt đầu cuốn lá thành phao Đầu tiên ấu trùng bò lên đầu ngọn lá non, cắn đứt ngang một đoạn, xong nhả tơ cuốn lá lại thành ống, sau đó cắn đứt phần cuối để ống rời khỏi lá và dùng tơ kết bao lá lại Sâu ở trong ống, khi ăn thì chui ra ngoài, sâu cạp phần xanh lá lúa để
ăn, chừa lại những vệt dài màu trắng ở đầu lá Đôi khi sâu buông mình cho phao rơi xuống mặt nước để lấy nước vào phao hoặc cho phao trôi từ bụi lúa này sang bụi lúa khác, vì vậy loài sâu này ưa thích ruộng có nhiều nước
Ban ngày sâu ẩn trong phao và trôi trên mặt nước, ban đêm thường gắn ống phao trên gốc cây lúa để cạp ăn Sâu làm phao mới khi thay da Khi lớn đủ sức, sâu bò xuống gốc cây lúa, gần sát mặt nước, bịt kín 2 đầu phao và dán chặt ống phao vào gốc lúa để làm nhộng
Sâu gây hại lúa non từ 2 tháng tuổi trở lại do ấu trùng cạp phiến lá thành từng vệt, chỉ chừa lại màng trắng, và lá lúa bị sâu cắn đứt để làm phao sẽ làm giảm sức tăng trưởng của lúa non Triệu chứng do sâu phao gây ra trên ruộng rất dễ nhận diện là lá lúa bị đứt đầu, có nhiều vết trắng ở ngọn lá và vết sâu cắn trong toàn ruộng sẽ có dạng những vệt không đều nhau do phao gây hại và trôi dạt trong ruộng lúa theo gió hay theo dòng nước Cây lúa bị sâu phao gây hại trở nên lùn, cho ít chồi nhưng có thể phục hồi nếu không bị rụng lá nhiều và có thể chín muộn hơn bình thường từ 7-10 ngày
5 Biện pháp phòng trị
- Làm nương mạ khô, cấy mạ hơi già
- Khi ruộng bị sâu phao gây hại, có thể tháo nước ra vài ngày để ruộng khô, sâu không di chuyển được hoặc bơm nước cho ngập cao để ống bao sâu nổi lên xong vớt cho vịt ăn hoặc đốt bỏ
- Theo Cục Trồng Trọt và Bảo Vệ Thực Vật (1991), khi trên ruộng có khoảng
250 lá lúa/m2 bị sâu ăn thì nên áp dụng thuốc, có thể dùng các loại thuốc nhũ dầu để tạo một màng mỏng dầu trên mặt nước, giết sâu ẩn mình bên trong bao Theo quy trình IPM thì khi thật sự cấp bách lắm mới dùng thuốc để trị vì cây lúa có khả năng phục hồi do chỉ có phiến lá bị cắn hư
Trang 13SÂU PHAO MỚI ĐỤC BẸ LÚA
1 Phán bố và ký chủ
Trong vài năm gần đây, trên đồng ruộng thuộc các tỉnh ĐBSCL có xuất hiện một loài sâu hại mới, có nhiều đặc điểm vừa gần giống với sâu phao, vừa gần giống với sâu đục thân, nên tạm gọi là "sâu phao mới" (SPM) Đây là đối tượng có đặc tính thích nghi rất rộng, vừa có thể tấn công trên phiến lá lúa, vừa có thể đục vào bẹ của thân cây lúa, nên đã gây thiệt hại rất nhiều cho nông dân Đa số nông dân chưa biết được các đặc tính sinh học, cách gây hại và nhất là biện pháp phòng trừ hữu hiệu, đồng thời cũng chưa có nghiên cứu chính thức nào về đối tượng gây hại mới này
Ngoài cây lúa, SPM còn có thể gây hại được một số loài cỏ như cỏ đuôi phụng,
cỏ lông công, cỏ túc, cỏ cú, đặc biệt là trên lúa rài, lúa chét và lúa cỏ
2 Chu kỳ sinh trưởng và tập quán sinh hoạt
SPM vừa gây hại cho phiến lá lúa, vừa đục vào bẹ lá làm cho bụi lúa chậm phát triển và chết nhanh sau đó vài ngày SPM có thể chui mình xuống nước để đục vào thân cây lúa nên rất khó phát hiện Vụ Đông-Xuân bị thiệt hại nặng hơn (30%) so với
vụ Hè-Thu và Thu-Đông (5%)
Kết quả điều tra cho thấy SPM có thể gây hại cho cây lúa quanh năm, nhưng thường gây thiệt hại nặng vào vụ lúa Đông-Xuân khi điều kiện trên đồng có nhiều nước SPM thường xuất hiện và tấn công cây lúa ở giai đoạn mạ và khi đó khả năng gây hại sẽ rất cao, đặc biệt là sâu thường xuất hiện ở những ruộng nhiều nước
Do SPM xuất hiện và gây hại rất sớm, nên nó thường kết thúc lứa sâu thứ nhất khi lúa được 30-35 ngày tuổi và sau đó cũng có thể xuất hiện thêm lứa sâu thứ hai trên cùng một ruộng Tuy nhiên trường hợp này ít xảy ra và lứa sâu thứ hai thường có mật
số thấp Khi lúa được trên 50 ngày tuổi thì không còn phát hiện thấy SPM gây hại
5
Trang 143 Đặc tính sinh học và sinh thái của SPM
3.1 Đặc điểm hình thái và vòng đời
Trứng có dạng tròn hơi dẹp, lúc mới đẻ có màu trắng trong, khi sắp nở thì chuyển sang màu vàng nhạt Trứng SPM được đẻ vào ban đêm Trứng được đẻ thành cụm hoặc thành hàng ở ngay phần bẹ của lá lúa Thời gian trứng từ 4-5 ngày
Ấu trùng SPM có 5 tuổi Sâu mới nở có màu trắng ngà, đầu màu nâu nhạt, dài khoảng 1,5 mm, phât triển từ 5-7 ngày Sang tuổi 2, sâu chuyển dần từ màu trắng ngà sang màu nâu nhạt, phần đầu hơi đậm hơn phần đuôi và dài từ 4-5mm, thời gian phát triển từ 4-5 ngày Tuổi 3, sâu vẫn có màu vàng nhạt, phần đầu vẫn sậm hơn phần đuôi, chiều dài sâu từ 9-10mm, thời gian tuổi 3 từ 3-4 ngày Tuổi 4 của sâu chuyển từ màu trắng ngà sang màu vàng sậm và bóng, mình sâu mập mạp dài khoảng 12-13mm, có thời gian tuổi 4 từ 3-5 ngày Tuổi 5, đầu có màu đen, mình vàng sậm, mập mạp, cứng chắt có chiều dài từ 16-18mm, thời gian tuổi 5 từ 4-5 ngày
Sau khi phát triển đầy đủ, sâu bò xuống sát gốc lúa, nhả tơ dán chặt một đầu phao lại để làm nhộng Nhộng có chiều dài từ 10-12mm, rộng 4mm, lúc đầu có màu
Trang 15trắng ngà, khi sắp vũ hóa thì chuyển sang màu nâu sậm Thời gian làm nhộng từ 6-7
ngày
Thành trùng là loài bướm nhỏ, màu vàng nâu gần giống như sâu cuốn lá nhỏ,
giữa cánh có 2 đốm nâu lớn, cuối cánh có rìa nâu đen viền trắng Con cái có màu nâu
nhạt dài từ 11-12mm và thường có kích thước lớn hơn con đực Con đực có màu đậm,
dài từ 7-8mm và có nhiều vân trắng chay ngoằn ngoèo trên cánh Bướm thường đậu ở
mặt dưới của phiến lá, cánh xếp dạng hình tam giác đều, đặc biệt là đầu luôn quay
ngược xuống phía dưới Các kết quả này cho thấy SPM thuộc họ Pyralidae
(Lepidoptera) và chưa thể định danh tới loài do chưa có tài liệu nào công bố
3.2 Tập quán sinh sống và cách gây hại
Thành trùng thường đậu ở mặt dưới tán của bụi lúa Thành trùng sẽ bắt cặp sau
khi vũ hóa từ 1-2 ngày Từ 2-3 ngày sau khi bắt cặp thành trùng sẽ đẻ trứng Trứng
được đẻ thành hàng trên phần bẹ lá lúa Phao của sâu non là 2 mảnh ghép lại, dẹp và
không chứa nước trong phao như loài Nymphula depunctalis
Sâu non tuổi 1-2 chỉ ăn lá là chủ yếu, nhưng từ tuổi 3 trở đi thì vừa ăn lá vừa
đục vào thân cây lúa, làm lúa chậm phát triển và chết nhanh sau đó
Sâu thường tấn công rất sớm trên những ruộng bị ngập nước
Sâu tuổi nhỏ cạp nhu mô và cắn thủng lá lúa nhiều chổ làm lá lúa bị rách răng
cưa ở 2 bên mép lá, lá lúa dễ bị gãy nằm dài xuống mặt nước Sâu từ tuổi 3 trở đi sẽ
đục vào thân lúa nhiều chổ làm lá lúa bị héo vàng hoặc thân lúa bị chết đọt, lúa bị lùn,
chậm phát triển và sẽ chết nhanh sau đó
Các loại cỏ sau đây được thu thập trong và chung quanh ruộng lúa để thử khả
năng tấn công và gây hại của SPM trong điều kiện nhà lưới Kết quả cho thấy chúng
cũng bị tấn công ở các mức độ khác nhau: Cỏ lồng vực nước (cỏ gạo) Echinochloa colona, cỏ lồng vực tía nhỏ (E glaberescens), cỏ đuôi phụng (Leptochloa
chinensis), cỏ túc hình nhỏ (Digitaria ciliaris), cỏ túc hình lớn (D setigera), cỏ cú (Cyperus rotundus) Ngoài ra, trong quá làm thí nghiệm và đi điều tra chúng tôi còn
thấy SPM cũng có thể sinh sống được trên lúa rài, lúa chét và cả lúa cỏ
4 Ảnh hưởng của mực nước ruộng đến sự phát triển mật số
Trước khi điều chỉnh mực nước ruộng, vào 17 ngày sau khi gieo, mật số SPM
đếm được ở các nghiệm thức biến thiên từ 35 đến 39 con/m2, không khác biệt về phân
tích thống kê Vào 3 ngày sau điều chỉnh mực nước (20 NSKS) thì mật số sâu ở
nghiệm thức rút can nước giảm một cách có ý nghĩa so với các nghiệm thức khác còn
giữ một lớp nước trong ruộng lúa Sự khác biệt này tiếp tục cho đến 29 ngày sau khi
gieo khi không còn sâu phao trong ruộng rút cạn nước trong khi tất cả các nghiệm thức
khác vẫn còn mật số sâu khá cao ( mặc dù có giảm do sâu bắt đầu hoá nhộng) và
không khác biệt có ý nghĩa với nhau
Cũng tương tự, tỉ lệ cây lúa bị SPM gây hại cũng thấp nhất ở nghiệm thức rút
cạn nước so với các nghiệm thức khác Giữa các nghiệm thức còn lại thì ở mực nước
thấp (2-3 cm) tỉ lệ cây bị hại thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với các mước nước khác
sâu hơn Càng về sau thì tỉ lệ cây bị hại giảm thấp dần do cây phục hồi hoặc sâu đã
7
Trang 1622,80 a 34,93 b 36,80 b 36,40 b 36,00 b
6,87 a 32,93 b 38,20 b 37,60 b 33,90 b
2,70 a 32,30 b 34,80 b 38,10 b 34,80 b
0, 00 a 23,80 b 24,10 b 27,10 b 25,93 b
15,7 a 27,4 b 46,1 c 48,6 c 43,4 c
3,3 a 41,3 b 63,7 c 72,9 c 63,9 c
0,0 a 44,7 b 73,7 c 88,4 c 67,6 c
0, 0 a 35,1 b 63,5 c 71,1 c 47,9 c
5 Biện pháp phòng trị
Tránh để nước ngập sâu trong giai đoạn đầu của ruộng lúa để hạn chế sự phát triển mật số của SPM Khi phát hiện sâu gây hại thì nên rút cạn nước trong ruộng ra để hạn chế sự lây lan của sâu, vì khi mực nước trong ruộng lúa càng cao thì sự xuất hiện
và gây hại của SPM càng nặng
Các loại thuốc trừ sâu Decis 2,5EC, Pace 75SP, Regent 800WG và Vibasu 40ND, đều có thể phòng trị được đối tượng này Đặc biệt, thuốc Regent 800WG có tính lưu dẫn mạnh, cho hiệu quả cao và nhanh nhất, kế đó là các loại thuốc nhóm lân
Trang 17hữu cơ như Pace 75SP hay Vibasu 40ND Tuy nhiên, đây là những loại thuốc có độc tính cao, có thể tiêu diệt cả các loài thiên địch có ích cũng như các loài thủy sản trên ruộng
2 Ký chủ
Ngoài lúa, bù lạch còn gây hại cây bắp, cỏ Phalaris, Imperata và nhiều loại cỏ
lá hẹp khác
3 Đặc điểm hình thái và sinh học
Bù lạch rất nhỏ, dài từ 1-1,5 mm, màu nâu đen hoặc màu nâu đỏ Hai đôi cánh hẹp, mang nhiều lông như lông chim trĩ nên còn có tên là "bọ trĩ", xếp dọc trên lưng khi nghỉ Thành trùng cái đẻ khoảng 12-14 trứng, nhiều nhất là 25-30 trứng Đa số bù lạch sinh sản theo phương thức đơn tính, tỉ lệ cái/đực thường rất lớn (trên 95%) Tuổi thọ của thành trùng cái từ 15-30 ngày
Trứng hình bầu dục, dài từ 0,20-0,25 mm, màu trắng trong, chuyển sang vàng khi sắp nở, thời gian ủ trứng từ 3-5 ngày
Ấu trùng có màu vàng nhạt, lớn đủ sức dài khoảng 1 mm, hình dạng giống thành trùng nhưng không cánh Ấu trùng có 4 tuổi, phát triển từ 6-14 ngày Trước khi hóa nhộng ấu trùng trải qua thời kỳ tiền nhộng từ 2-3 ngày, màu nâu đậm Sau đó sang giai đoạn nhộng từ 3-6 ngày
9
Trang 18Bù lạch hại lúa Stenchaetothrips oryzae (Bagnall): a.Thành trùng, b Trứng
c Âu trùng, d Giai đoạn tiền nhộng và nhộng (Theo Reissig và ctv., 1986)
4 Tập quán sinh sống và cách gây hại
Thành trùng rất linh hoạt, có thể bay một khoảng xa vào ban ngày để tìm ruộng lúa mới Khi bị khuấy động thành trùng thường nhanh nhẹn nhảy đi chỗ khác lẫn trốn hay rơi xuống đất Bù Lạch thích hoạt động vào những ngày trời râm mát hoặc ban đêm, trời nắng thường ẩn trong lá non hay chóp lá cuốn lại Thành trùng cái thích đẻ trứng ở những đám lúa, mạ hoặc cỏ dại xanh tốt
Trứng được đẻ vào lá non nhất, ở mặt đối diện với thân cây lúa, một số ít được
đẻ trên lá đã mở Thành trùng cái cắt mô của phiến lá bằng bộ phận đẻ trứng bén nhọn xong đẻ từng trứng vào các vết cắt, trứng chỉ gắn 1/2 vào mô lá
Ấu trùng sau khi nở thường sống tập trung nhiều con trong lá non Khi lá nở ra hoàn toàn, ấu trùng chuyển vào đầu chóp lá non còn cuốn lại Với mật số từ 1-2 con trên một cây, chóp lá non có thể bị cuốn; 5 con trên một cây, chóp lá có thể bị cuốn từ 1-3 cm và nếu mật số nhiều hơn 10 con trên một cây lá có thể bị cuốn toàn bộ và héo khô Khi lúa đứng cái, lá ngừng phát triển, một số ấu trùng có thể chui vào bên trong hạt
Thành trùng và ấu trùng đều chích hút nhựa lá lúa, nhất là lá non Lá lúa bị bù lạch gây hại thường có sọc trắng bạc dọc theo gân, chóp bị cuốn lại và bù lạch sống bên trong chóp lá cuốn lại, trời mát mới bò ra ngoài
Với đặc tính sinh sống là thường ẩn mình trong chóp lá cuốn lại nên bù lạch chỉ thích tấn công trên các ruộng lúa bị khô, lá lúa cuốn lại; nếu ruộng đầy đủ nước, lá lúa
mở ra, bù lạch không còn chỗ trú ẩn nên dễ bị chết
5 Biện pháp phòng trị
a/ Biện pháp canh tác Cho ruộng ngập nước cao hơn ngọn lá lúa khoảng 2 ngày, sau đó bón thêm phân, cây lúa sẽ vượt qua được
b/ Biện pháp hóa học:
- Áp dụng thuốc dạng dung dịch vào buổi chiều
- Có thể sử dụng thuốc lưu dẫn dạng hạt rải vào ruộng
Trang 19MUỖI HÀNH (MUỖI NĂN, LÚA NĂN)
-Tên khoa học: Orseolia oryzae (Wood-Mason), còn có tên là Pachidiplosis oryzae (Wood-Mason)
- Họ Muỗi Năn (Cecidomyiidae), Bộ Hai Cánh (Diptera)
1 Phân bố
Trên thế giới, muỗi hành gây hại trầm trọng ở các vùng trồng lúa thuộc Nam và Đông Nam Á châu, đặc biệt ở Ấn Độ, Indonesia, Miến Điện, Sri-lanka, Thái Lan và Trung Quốc
Ở Việt Nam, trước đây Muỗi Hành gây hại nặng ở Bình Trị Thiên, Quảng Nam,
Đà Nẵng và một số tỉnh ở miền Bắc Năm 1983 Muỗi Hành được ghi nhận xuất hiện
ở Long An, Tiền Giang, Hậu Giang Năm 1984 Muỗi Hành đã phát sinh thành dịch ở
Gò Công Đông (Tiền Giang), Mỹ Xuyên, Long Phú (Hậu Giang), gây hại trên 3000
ha Gần đây, muỗi hành gây hại cho lúa vụ 3 ở vùng canh tác 3 vụ lúa trong năm khi thời gian gieo sạ của vụ này vào khoảng tháng 6-7 trùng vào lúc có mưa nhiều, như ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang
2 Ký chủ
Ngoài lúa, muỗi hành còn có thể sinh sống trên lúa hoang, các loại cỏ như cỏ
bắc, cỏ Paspalum scrobilulatum, Ischaenum cilliare, Echinochloa, Leersia, Panicum
và Brachiaria
11
Trang 203 Đặc điểm hình thái và sinh học
Muỗi hành Orseolia oryzae Sự tấn công vào
cây lúa: vị trí xâm nhập vào chồi non của ấu
trùng (a), sự hình thành lá hành (b,c), lá hành
với vỏ nhộng dính bên ngoài (d), ấu trùng và
muỗi trưởng thành (Theo Reissig và ctv.,
1986) (Theo Reissig và ctv., 1986)
Thành trùng cái dài từ 3 - 5 mm, sải cánh rộng 8,5-9 mm, bụng màu đỏ; thành trùng đực nhỏ hơn và có màu vàng nâu Đầu rất nhỏ, hầu như bị mắt kép có màu đen choán hết Râu đầu màu vàng, dạng chuỗi hạt, điểm nối giữa các đốt râu có 1 hay 2 hàng gai mọc xung quanh Chân dài màu nâu đậm Muỗi cái có thể sống từ 2 đến 5 ngày và đẻ từ 100-200 trứng, trong khi muỗi đực sống từ 1 đến 2 ngày
Trứng hình bầu dục dài từ 0,4-0,5 mm được đẻ thành từng cái riêng lẻ hoặc từng nhóm từ 3-4 cái ở mặt dưới lá, gần chân của phiến lá Mới đẻ trứng màu trắng bóng, sắp nở chuyển sang màu đỏ tím bóng Thời gian ủ trứng từ 3-5 ngày
Ấu trùng mới nở dài khoảng 1 mm, lớn đủ sức dài khoảng 3 mm, cơ thể màu hồng nhạt, có từ 3-4 tuổi, phát triển trong thời gian từ 13-15 ngày
Nhộng dài từ 2-3 mm màu hồng nhạt khi mới hình thành và chuyển sang màu hồng sậm khi sắp vũ hoá, có nhiều hàng gai ngược trên thân mình Thời gian nhộng từ 6-8 ngày
Vòng đời muỗi hành từ 26-35 ngày
4 Tập quán sinh sống và cách gây hại
Thành trùng vũ hóa vào đầu mùa mưa, thường là ban đêm, có thể bắt cặp ngay
và đẻ trứng vài giờ sau đó và thích hoạt động vào ban đêm, ban ngày thường đậu trong khóm lúa, gần mặt nước hay cỏ dại ở bờ ruộng Thành trùng ăn các giọt sương đêm để sống và bị thu hút nhiều bởi ánh sáng đèn và vào đèn nhiều lúc trăng tròn
Trứng cần ẩm độ cao (80-90%) để phát triển và nở và thường nở vào buổi sáng
Ấu trùng nhờ sương trên lá bò dần xuống giữa bẹ và thân đến đọt non hay chồi phụ và ăn đỉnh sinh trưởng của cây lúa Trong khi chích hút đỉnh sinh trưởng của cây
Trang 21lúa, ấu trùng tiết ra nước bọt kích thích làm cho bẹ của lá non nhất mọc dài ra thành ống tròn màu xanh lá cây nhạt, còn phiến lá chỉ là một mảnh nhỏ ở đầu ống Ông này dài khoảng 10-30 cm và có đường kính từ 1 đến 2 mm Trong mỗi ống chỉ có một ấu trùng Khoảng 7 ngày sau khi bị tấn công, ống lúa sẽ mọc dài ra và tròn giống như cọng hành và rất dễ nhìn thấy vì ống có màu xanh lá cây nhạt Lúc đó ấu trùng bên trong đã đủ lớn hoặc đã làm nhộng Nhộng có thể di chuyển lên xuống trong ống lúa nhờ các gai ngược trên thân Trời mưa hay râm mát nhộng di chuyển lên phía trên ống lúa; trời nắng gắt nhộng thường di chuyển xuống phía dưới Khi sắp vũ hóa nhộng di chuyển lên phía trên của ống lúa và đục một lỗ nhỏ chui ra khỏi ống lúa, một đầu còn gắn vào ống lúa
Muỗi hành thường tấn công cây lúa từ giai đoạn mạ đến nhảy chồi tối đa Chồi chính bị hư sẽ kích thích cây lúa sinh chồi mới Lúa bị gây hại sớm sẽ mọc thêm chồi mới, nhưng đôi khi chỉ là những chồi vô hiệu hay nếu có cho bông thì hạt lép nhiều Muỗi hành thường qua giai đoạn ngủ nghỉ vào mùa khô, trong chồi ngủ của ký chủ phụ
Triệu chứng để nhận diện cây lúa bị muỗi hành gây hại là cây lúa bị lùn, đâm rất nhiều chồi, phần thân hơi cứng, chiều ngang thân cây lúa nở to dần theo sự tăng trưởng của ấu trùng nằm bên trong, lá lúa xanh thẫm ngắn, dựng đứng và có nhiều cọng lúa giống như cọng hành lẫn trong bụi lúa
5 Các yếu tố ảnh hưởng đến mật số
a/ Thời tiết Đối với muỗi hành, ẩm độ là yếu tố quan trọng làm tăng khả năng sinh sản của thành trùng và khả năng phát triển của ấu trùng Ấu trùng nở ra sẽ bị chết nếu thiếu sương đêm hoặc các giọt nước mưa để giúp chúng bò dần xuống và chui vào đọt lúa Do đó mưa nhỏ, sương mù và trời có mây âm u rất thuận lợi cho muỗi hành phát triển Ẩm độ thích hợp nhất đối với Muỗi Hành là 85-95% và nhiệt độ thích hợp
là 26-30o C Vì các lý do nêu trên nên ở đồng bằng sông Cửu Long muỗi hành chỉ xuất hiện và gây hại nhiều vào vụ Hè-Thu hàng năm
b/ Thức ăn Trên thế giới đã tìm được các giống lúa kháng Muỗi Hành, nhưng Muỗi Hành có nhiều dòng sinh học tại các địa phương khác nhau nên rất khó phát triển giống kháng
- Diệt cỏ xung quanh ruộng lúa
- Diệt lúa rài, lúa chét và gieo cấy sớm rất cần thiết để giảm mật số Muỗi Hành trên đồng ruộng
- Trồng giống lúa nhảy chồi nhiều
- Không bón nhiều phân N
- Thăm ruộng thường xuyên từ giai đoạn mạ đến lúc cây lúa nhảy chồi tối đa
13
Trang 22b/ Biện pháp hóa học:
- Nhúng rễ mạ vào dung dịch thuốc trừ sâu lưu dẫn trong 1 đêm trước khi cấy
- Áp dụng thuốc nước để diệt thành trùng hoặc ấu trùng vừa nở ra
- Rãi thuốc hột khi ruộng chủ động nước
SÂU ĐÀN (SÂU KEO, SÂU CẮN CHẺN)
Tên khoa học: Spodoptera mauritia (Boisduval)
Họ Ngài Đêm (Noctuidae), Bộ Cánh Vảy (Lepidoptera)
1 Phân bố
Sâu xuất hiện ở khắp các vùng trồng lúa trên thế giới, nhiều nhất là Ấn Độ, Australia, Ceylon, Bangladesh, Indonesia, Kampuchea, Malaysia, Lào, Pakistan, Philippines, Sri Lanka, Thái Lan, miền Nam nước Nhật, Trung Quốc, Triều Tiên Ở Việt Nam sâu thường gây hại nhiều ở miền Nam
2 Ký chủ
Ngoài lúa, sâu còn có thể tấn công bắp, lúa miến, mía, đậu xanh, thuốc lá, đay,
đu đủ dầu, khoai lang, cải bắp và các loại cỏ hòa bản
3 Đặc điểm hình thái và sinh học
Bướm có cơ thể dài từ 14-20 mm, sải cánh rộng từ 30-35 mm, thân màu nâu xám Cánh trước màu đen xám với nhiều đốm và vân không rõ nét, gần cạnh ngoài có một đường gợn sóng đậm, đường vân phụ cạnh ngoài có màu trắng xám hình gợn sóng, bên trong có một vân cũng màu xám chạy song song và giữa cánh có một đốm đen to, dưới đốm này có một số đốm trắng nhỏ Cánh sau màu trắng hơi nâu, cạnh ngoài màu nâu đậm Bướm cái sống trung bình từ 7-12 ngày, đẻ từ 200-300 trứng thành từng ổ 50-100 cái ở mặt dưới lá
Trứng hình tròn hơi dẹp, rộng từ 0,4-0,6 mm, mới đẻ màu trắng sữa, sắp nở chuyển sang màu vàng xám và sau cùng là xám đen, được đẻ thành từng ổ hình bầu dục, có lông màu vàng xám bao phủ Thời gian ủ trứng từ 3-7 ngày
Khi mới nở sâu non màu xanh lục, càng lớn sâu càng chuyển sang màu nâu, phần bụng có màu nhạt hơn phần lưng Lớn đủ sức sâu dài từ 35-40 mm Giữa thân có một sọc màu lợt, mỗi bên thân có 3 sọc màu nâu và màu xanh lục, phía trên ba sọc nâu có một hàng đốm đen hình bán nguyệt Sâu có 5 tuổi và phát triển từ khi nở đến lớn hoàn toàn từ 15-24 ngày
Nhộng dài 12-14 mm, màu nâu đậm, có hai gai nhỏ ở cuối bụng Thời gian nhộng từ 7-15 ngày
Vòng đời sâu Keo từ 30-55 ngày
Trang 234 Tập quán sinh sống và cách gây hại
Bướm hoạt động về đêm, nhất là đầu đêm và bị thu hút nhiều bởi ánh sáng đèn Ban ngày bướm thường trốn ở mặt dưới lá hoặc trong cỏ ven bờ ruộng
Vì sâu tuổi nhỏ có màu xanh giống như màu xanh của lá lúa và hay trốn trong
lá non hay ở mặt dưới lá vào ban ngày nên khó phát hiện Khi lớn sâu có màu đậm và vết ăn đứt phiến lá rất rõ nên dễ thấy Sâu có tập quán sống tập trung thành từng đàn, sức phá hại rất nhiều và ăn lá lúa rất mạnh Lúc nhỏ sâu chỉ ăn khuyết phiến lá từ ngoài vào, khi lớn sâu cắn đứt cả phiến lá, do đó sâu thường bị thiếu thức ăn và phải di chuyển từ ruộng này sang ruộng khác thành từng đàn lớn nên có tên là "sâu đàn" Sâu
có tập quán cuộn tròn mình khi đụng đến Sâu thường ăn lá lúa vào ban đêm, hay ban ngày nếu trời âm u, có mưa nhỏ, làm hư phiến lá, giảm khả năng quang hợp của cây Cây lúa non bị sâu tấn công nhiều sẽ trụi hết lá, phát triển không tốt và chết Sâu làm nhộng dưới đất Ở đồng bằng sông Cửu Long sâu xuất hiện theo sự xuất hiện của lúa, thường là ở giai đoạn đầu của cây lúa, ít khi thấy mật số cao khi lúa trổ
- Trứng của loài này thường bị ký sinh bởi ong thuộc các họ Scelionidae, Trichogrammatidae
- Ấu trùng bị ký sinh bởi ruồi họ Tachinidae, ong Braconidae, Eulopidae và Chalcididae
- Bướm thường bị nhện săn bắt
c/ Biện pháp hóa học Ap dụng thuốc hoá học khi sâu đạt mật số cao
15
Trang 24CÀO CÀO XANH
Tên khoa học: Oxya chinensis Thunberg
Họ Cào Cào (Acrididae), Bộ Cánh Thẳng (Orthoptera)
nâu nhạt lẫn xanh vàng, một sọc màu nâu sẫm
chạy dài từ mắt đến cuối cánh Râu đầu dạng
sợi chỉ, có từ 23-28 đốt Hai bên đỉnh đầu
xuôi về phía sau mắt kép có 1 vệt dọc màu
nâu đậm chạy suốt tới 2 mảnh lưng ngực
trước Góc dưới mảnh sau lưng đốt thứ 3-4
của bụng con cái có dạng gai Đùi chân sau nở
to, màu đen và có nhiều gai nhọn Thành
Ấu trùng màu xanh, râu hình sợi chỉ Mảnh lưng ngực trước dài hơn đầu Mầm cánh kéo dài tới đốt thứ ba của bụng Ấu trùng thay da từ 5-9 lần Thời gian phát triển trong mỗi giai đoạn tuổi từ 10-16 ngày Ấu trùng phát triển trong thời gian từ 6-10 tuần
3 Tập quán sinh sống và cách gây hại
Sau khi vũ hoá từ 5-40 ngày, tuỳ theo điều kiện thời tiết và nguồn thức ăn thì thành trùng bắt đầu giao phối, sau đó khoảng 10-40 ngày thì bắt đầu đẻ trứng
Trứng được đẻ thành từng ổ trong đất, nơi bờ ruộng hay bãi cỏ hoang Cào cào thường thích đẻ trứng nơi đất ẩm, có pha cát hơn là đất sét nặng, thích nơi có nhiều cỏ dại và nhiều nắng
Thành trùng gây hại mạnh vào buổi sáng và chiều mát và có xu tính bay vào ánh lửa hoặc đèn tia tử ngoại và có thể bơi khi nhảy xuống nước Thời kỳ mạ hay lúa non, cả thành trùng và ấu trùng đều ăn khuyết lá, đôi khi chỉ còn gân chính Khi lúa trổ bông hay chín, thành trùng và ấu trùng có thể cắn đứt cuống bông làm bông bị lép
Trang 254 Biện pháp phòng trị
- Trước khi gieo cấy cần dọn sạch cỏ ở bờ ruộng
- Ở giai đoạn mạ hay lúa non có thể dùng vợt để bắt cào cào
- Đốt lửa thu hút cào cào tới, xong dùng thuốc diệt
- Cào cào có nhiều thiên địch như các loài ruồi ăn thịt, tuyến trùng, bệnh ký sinh ấu trùng và thành trùng Ngoài ra, chim, ếch, nhện và ruồi thuộc họ Sphecidae là những loài ăn cào cào nhiều
- Có thể dùng bã mồi gồm: cám + nước muối + thuốc trừ sâu, đặt nơi cào cào hay đẻ trứng để thu hút thành trùng
- Phun thuốc trừ sâu khi cào cào xuất hiện nhiều
SÂU CUỐN LÁ NHỎ
Ở đồng bằng sông Cửu Long có nhiều loài sâu cuốn lá nhỏ gây hại lúa, nhưng
gặp phổ biến nhất là loài Cnaphalocrosis medinalis Guenée, thuộc họ Ngài Sáng
(Pyralidae), bộ Cánh Vảy (Lepidoptera)
1 Phân bố
C medinalis xuất hiện từ Nhật, theo hướng Đông Nam Á xuống đến Úc châu
và đã gây hại nhiều ở các quốc gia như Ấn Độ, Bangladesh, Burma, Kampuchea, Indonesia, Hawai, Lào, Madagascar, Malaysia, Philippines, Sri - Lanka, Trung Quốc, Triều Tiên, Thái Lan và Việt Nam
2 Ký chủ
Ngoài lúa, sâu còn có thể phá hại trên cây bắp, mía, lúa hoang, lúa mì, cây lau, các loại cỏ như Brachiaria, Echinochloa, Eleusine, Imperata, Leersia, Panicum, Paspalum, Pennisetum
3 Đặc điểm hình thái và sinh học
Bướm có chiều dài thân từ 8-12 mm, sải cánh rộng từ 19-23 mm, nền cánh màu vàng rơm, bìa cánh có 1 đường viền màu nâu đậm, giữa cánh có 3 sọc màu nâu, 2 sọc bìa dài và sọc giữa ngắn Bướm sống từ 5-10 ngày Một bướm cái có thể đẻ đến 300 trứng Trứng được đẻ rải rác hay thành từng nhóm dọc gân chính của lá, mỗi nhóm từ 10-12 trứng ở cả hai mặt lá, nhưng mặt trên có nhiều trứng hơn
Trứng hình bầu dục dài khoảng 0,5 mm, màu trắng, chuyển sang màu vàng nhạt khi sắp nở Giai đoạn trứng từ 3-7 ngày
Sâu non mới nở màu trắng sữa, có lông nâu phủ khắp mình Sâu lớn đủ sức dài khoảng 19-22 mm, màu xanh lá mạ, thân chia đốt rất rõ ràng Sâu có từ 5-6 tuổi, phát triển trong thời gian từ 15-28 ngày
Nhộng dài từ 7-10 mm màu nâu, thời gian nhộng từ 6-10 ngày
17
Trang 26Vòng đời sâu cuốn lá nhỏ hại lúa từ 25-36 ngày
Vòng dời và triệu chứng gây hại (IRRI, 1983; Reissig và ctv, 1986)
Sâu non mới nở màu trắng sữa, có lông nâu phủ khắp mình Sâu lớn đủ sức dài khoảng 19-22 mm, màu xanh lá mạ, thân chia đốt rất rõ ràng Sâu có từ 5-6 tuổi, phát triển trong thời gian từ 15-28 ngày
Nhộng dài từ 7-10 mm màu nâu, thời gian nhộng từ 6-10 ngày
Vòng đời sâu cuốn lá nhỏ hại lúa từ 25-36 ngày
4 Tập quán sinh sống và cách gây hại
Bướm thường vũ hóa về ban đêm, từ 9 giờ tối đến sáng hôm sau Ban ngày bướm trốn trong khóm lúa hoặc cỏ dại, khi bị động thì bay một đoạn ngắn trên lá lúa Tất cả các hoạt động như bắt cặp, đẻ trứng đều xảy ra ban đêm Bướm bị thu hút nhiều bởi ánh sáng đèn, nhất là bướm cái Bướm thích cái đẻ trứng ở các ruộng lúa hoặc mạ
có màu xanh đậm, rậm rạp và thích tập trung nhiều ở những ruộng gần bờ mương, gần nhà ở, gần vườn hoặc đường đi có bóng mát
Sâu non mới nở rất nhanh nhẹn, bò khắp trên lá, thân cây và chui vào lá non, mặt trong của bẹ lá ăn phần xanh, chừa lại lớp màng trắng mỏng trên lá lúa Sang tuổi
2, sâu bò đến các lá già nhả tơ ở 2 bìa lá lúa khoảng giữa lá, sợi tơ gặp không khí sẽ khô và rút hai bìa lá lại, mặt trên lá cuốn vào bên trong thành một cái bao theo chiều dọc lá lúa, sâu ẩn trong đó và cạp ăn phần xanh của lá để sinh sống Chỉ có 1 sâu trong một cuốn lá Sâu tuổi lớn có thể ăn 1-2 lá lúa trong một ngày và có khả năng nhả tơ dệt gập lá theo chiều ngang, đôi khi chập 2-5 lá cuốn thành một bao Sâu nằm trong bao,
có thể ăn phá suốt ngày đêm Sâu còn có thể di chuyển hẳn ra khỏi bao củ để gây hại các lá mới Một con sâu từ khi nở đến trưởng thành có thể gây hại từ 3 - 5 lá Sâu
Trang 27thường di chuyển vào buổi chiều, nếu trong ngày trời mưa hoặc râm mát thì sâu có thể
di chuyển bất cứ lúc nào Sâu non lớn đẩy sức chuyển từ màu xanh sang vàng hồng và
có thể hóa nhộng ngay nơi đã sinh sống hoặc chui ra khỏi bao củ tìm vị trí khác hóa nhộng Sâu có thể nhả tơ, cắn đứt hai đầu lá và bịt lại thành bao kín để hóa nhộng bên trong Lá lúa bị sâu gây hại sẽ khô, cây héo, giảm năng suất, nhất là khi sâu tấn công lá
cờ
5 Các yếu tố ảnh hưởng đến mật số
1/Thức ăn Giống lúa nhảy nhiều chồi, lá xanh đậm, thu hút bướm tới đẻ trứng Lúa lại được trồng nhiều vụ trong một năm nên trên đồng ruộng luôn có thức ăn cho sâu
2/Thời tiết: Sâu cuốn lá nhỏ thích hợp vụ Đông - Xuân vì thời tiết thuận lợi để cây lúa phát triển tốt Nhiệt độ thích hợp đối với sâu cuốn lá nhỏ là 25 - 29oC, và ẩm
độ trên 80%
3/Thiên địch: Nhóm thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ có vai trò quan trọng trên đồng ruộng, chủ yếu gồm các loài sau:
- Ong họ Trichogrammatidae ký sinh trứng
- Ong thuộc các họ Braconidae, Ichneumonidae, Chalcididae thường ký sinh ấu trùng
và nhộng
- Nấm và virus ký sinh sâu
- Một số loài thuộc bộ Cánh Cứng ăn ấu trùng
- Một số loài nhện, chuồn chuồn ăn bướm
6 Biện pháp phòng trị
- Làm cỏ trong và xung quanh ruộng lúa
- Khi mật số bướm cao có thể dùng bẩy đèn để thu hút
Vì quần thể thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ tương đối phong phú như đã nêu trên nên chỉ áp dụng thuốc để trị khi thật cần thiết, nhất là ở giai đoạn đầu của cây lúa
CÁC LOÀI SÂU ĐỤC THÂN
Sâu đục thân lúa còn gọi là sâu ống hoặc sâu nách Có 6 loài sâu đục thân lúa chính ở Á châu, nhưng ở Việt nam chủ yếu có 4 loài sau:
- Sâu đục thân Màu Vàng, còn gọi là sâu bướm Hai Chấm, có tên khoa học là
Scirpophaga incertulas (Walker) = Tryporyza incertulas, Schoenobius incertulas, Scirpophaga incertullus, Tryporyza incertullus, Schoenobius incertullus, Scirpophaga bipunctifer, Tryporyza bipunctifer, Schoenobius bipunctifer
- Sâu đục thân Sọc Nâu Đầu Đen có tên khoa học là Chilo polychrysus Meyrick = Chilotraea polychrysus, Chilo polychrysa, Chilotraea polychrysa
19
Trang 28- Sâu đục thân Sọc Nâu Đầu Nâu có tên khoa học là Chilo suppressalis Walker = Chilo simplex Walker
Ba loài sâu trên thuộc họ Ngài Sáng (Pyralidae), bộ Cánh Vảy (Lepidoptera)
- Sâu đục thân Màu Hồng có tên khoa học là Sesamia inferens Walker, họ
Ngài Đêm (Noctuidae), bộ Cánh Vảy (Lepidoptera)
1 Phân bố
Các loài sâu đục thân lúa được ghi nhận xuất hiện tại các quốc gia như Afghanistan, Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan, Burma, Indonesia, Kampuchea, Lào, Malaysia, Nepal, Tân Guinea, Philippines, Pakistan, Sri - Lanka, Việt Nam, miền nam các nước Nhật, Trung Quốc và Triều Tiên
Riêng sâu Sọc Nâu Đầu Đen trước kia được ghi nhận chỉ gây hại ở Malaysia nhưng gần đây xuất hiện phổ biến ở nhiều nơi như Burma, Ấn Độ, Kampuchea, Lào, Nepal, Philippines, Việt Nam và miền Nam Trung Quốc
2 Ký chủ
Ngoài cây lúa, các loài sâu đục thân lúa có thể sinh sống được trên các loại cây
như mía, bắp, lúa hoang, các loại cỏ như cỏ lồng vực, Sacclolepsis, Scirpus, Etaria, Phragmites, Typha, Panicum paspalum, Zizania, Echinochloa Đặc biệt là sâu đục
thân màu vàng chỉ sống trên lúa và lúa hoang
3 Đặc điểm hình thái và sinh học
1) Sâu đục thân Màu Vàng, Scirpophaga incertulas (Walker)
Bướm cái có chiều dài thân từ 10-13 mm, sải cánh rộng từ 23-30 mm, thân và cánh có màu vàng nhạt, giữa cánh có một chấm đen to Cuối bụng có chùm lông màu vàng nhạt dùng để phủ lên ổ trứng Bướm đẻ đêm thứ ba sau khi vũ hóa và liên tiếp
từ 2-6 đêm, cao nhất là đêm thứ 2 và 3, một bướm cái có thể đẻ từ 200 - 300 trứng Trứng được đẻ thành từng ổ từ 50-80 cái và mỗi đêm một bướm cái đẻ từ 3-6 ổ trứng
Vòng đời của Scirpophaga incertulas (Reissig và ctv., 1986)
Trang 29Bướm đực có thân dài từ 8-10 mm, sải cánh rộng từ 18-20 mm Đầu, ngực và cánh trước màu nâu nhạt Cánh trước có dạng hình tam giác, giữa có một chấm đen nhỏ Từ góc trên của cánh trước có một vệt xiên vào giữa cánh màu nâu đen lợt, cạnh ngoài cánh có 8-9 chấm đen nhỏ Thời gian sống của bướm đực độ 4-5 ngày và của bướm cái từ 5-7 ngày
Trứng nhỏ, màu trắng, thời gian ủ trứng từ 5-8 ngày
Sâu non màu trắng sữa, đầu màu nâu nhạt, lớn đủ sức dài 20-25 mm Sâu có 5 tuổi, phát triển trong thời gian từ 25-35 ngày
Nhộng dài 10 - 15 mm, màu nâu nhạt, kéo dài từ 7-10 ngày
Vòng đời sâu đục thân màu vàng từ 45-70 ngày
2) Sâu đục thân Sọc Nâu Đầu Đen, Chilo polychrysus Meyrick
Bướm đực có chiều dài thân từ 7-9 mm, sải cánh rộng 20-23 mm Đầu ngực màu nâu nhạt, bụng màu nâu xám Cánh trước màu vàng nâu, cạnh ngoài có 1 hàng chấm đen, giữa cánh có 6-7 chấm đen nhỏ Cánh sau màu nâu nhạt, lông viền cánh màu trắng bạc Bướm cái có kích thước cơ thể từ 9-12 mm, sải cánh rộng 23-28 mm Râu đầu dạng sợi chỉ màu xám tro và màu nâu xám xen kẻ nhau Cánh trước màu nâu vàng Thời gian sống của bướm từ 5-7 ngày
Vòng đời của Chilo polychrysus (Theo Reissig và ctv., 1986)
Trứng hình bầu dục dẹp, mới đẻ màu trắng, dần dần chuyển thành vàng nhạt đến vàng tro, dài từ 0,70-0,85 mm, ngang từ 0,45-0,60 mm Ổ trứng xếp theo dạng vảy
cá, thường là 1-3 hàng, nhiều nhất là 5-7 hàng Một ổ trứng có khoảng 20-150 cái Thời gian ủ trứng từ 5-7 ngày
Sâu non lớn đủ sức dài từ 16 - 25 mm Đầu màu nâu đậm hoặc đen, lưng có 5 sọc nâu chạy dọc từ đầu đến cuối bụng Sâu có 5 tuổi, phát triển trong thời gian từ 20 đến 25 ngày
Nhộng có chiều dài từ 9-16 mm, ngang 2 mm Khi mới hình thành nhộng màu vàng, mặt lưng có 5 sọc dọc màu đỏ nâu, càng ngày nhộng càng đậm dần Giai đoạn nhộng kéo dài từ 6-10 ngày
Vòng đời sâu đục thân sọc nâu đầu đen khoảng 36-45 ngày
21
Trang 303) Sâu đục thân Sọc Nâu Đầu Nâu, Chilo suppressalis Walker
Bướm đực dài 10-13 mm, sải cánh rộng 20-25 mm Đầu, ngực màu nâu tro nhạt, mắt kép đen, râu đầu hình sợi chỉ, nhưng những đốt cuối có hình răng cưa nhỏ Cánh trước màu rơm đến nâu nhạt, có một hàng chấm màu tím đen ở gần sát cạnh ngoài và 5 đốm đen mờ ở giữa cánh Cánh sau màu trắng vàng Bụng thon nhỏ
Bướm cái có thân dài từ 12-15 mm, sải cánh rộng từ 25-31 mm Râu đầu hình sợi chỉ Trên cánh không có những chấm đen giữa cánh như bướm đực, cạnh ngoài cánh có 7 chấm đen Một bướm cái đẻ từ 150-250 trứng Thời gian sống của bướm từ 5-7 ngày
Trứng đẻ thành từng ổ, xếp hình vảy cá Trứng hình bầu dục dẹp Trứng mới
đẻ màu trắng, sau chuyển dần thành màu nâu, sắp nở có màu đen Trứng đẻ gần chân của lá lúa, không phủ lông Thời gian ủ trứng từ 4-7 ngày
Sâu non lớn đủ sức dài từ 18-20 mm, màu nâu nhạt, trên lưng có 5 sọc màu nâu chạy suốt chiều dài thân Sâu có 5 tuổi, phát triển trong vòng từ 26-35 ngày
Nhộng màu nâu vàng, dài từ 10-12 mm Giai đoạn nhộng từ 5-7 ngày
Vòng đời sâu đục thân sọc nâu đầu nâu từ 40-70 ngày
Vòng đời của Chilo suppressalis (Reissig và ctv., 1986)
4) Sâu đục thân Màu Hồng, Sesamia inferens Walker
Bướm có chiều dài từ 12-15 mm, sải cánh rộng từ 27-30 mm Đầu, ngực màu vàng tro, bụng màu nâu nhạt Râu đầu của bướm đực ngắn, hình răng lược, râu bướm cái hình sợi chỉ Cánh trước có dạng hình chữ nhật màu nâu lợt, gân cạnh ngoài cánh
có màu xám đen Ngay chính giữa cánh có một vân dọc màu nâu tối kéo dài từ góc cánh đến cạnh ngoài của cánh Cánh sau màu trắng bạc, cạnh ngoài cánh màu nâu nhạt
và có rìa lông Bướm sống từ 4-10 ngày
Vòng đời của Sesamia inferens (Reissig và ctv., 1986)
Trang 31Bướm câi bắt đầu đẻ trứng văo 2 hoặc 3 ngăy sau khi giao phối Thời gian đẻ trứng từ 5-6 ngăy, nhiều nhất lă 10 ngăy Số lượng trứng đẻ phần lớn tập trung trong 3 ngăy đầu Mỗi bướm câi có thể đẻ từ 1-15 ổ trứng, trung bình 4-5 ổ Số lượng trứng trong mỗi ổ thay đổi tùy theo lứa sđu trong năm, trung bình từ 200-250 trứng Trứng
có tỉ lệ nở rất cao, có thể trín 80%
Trứng hình bân cầu hơi dẹp, đỉnh hơi lõm Trín bề mặt trứng có câc khía dạng mạng nhện Trứng mới đẻ mău trắng, khi gần nở mău tím Thời gian ủ trứng từ 4-8 ngăy
Sđu lớn đủ sức dăi từ 20-30 mm, đầu nđu đậm, mặt dưới ngực vă bụng mău văng nhạt, mặt lưng mău hồng tím Sđu có 5 tuổi vă phât triển từ khi nở đến lớn đủ sức
từ 20-40 ngăy
Nhộng to, mău nđu sậm, dăi 12-15 mm Nhộng phât triển từ 7-10 ngăy
Vòng đời sđu đục thđn mău hồng từ 45-60 ngăy
4 Tập quân sinh sống vă câch gđy hại
1) Sđu đục thđn Mău Văng
Bướm vũ hóa văo ban đím vă có thể giao phối ngay sau khi vũ hóa vă 2 ngăy sau bắt đầu đẻ trứng Bướm thích đẻ trứng trín những đâm ruộng xanh tốt, rậm rạp Ban ngăy bướm ẩn trong tân lâ lúa rậm rạp gần mặt nước Bướm bắt đầu hoạt động mạnh khi trời vừa tối vă mạnh nhất từ 19 - 20 giờ đối với bướm câi vă từ 23 giờ khuya đến 1 giờ sâng đối với bướm đực Bướm rất thích ânh sâng đỉn vă văo đỉn nhiều lúc trăng tròn Bướm có thể bay xa đến 2 km để tìm thức ăn
Hình từ trái sang phải:
Sđu non mới nở gặm ăn chất keo vă lông phủ lín ổ trứng hay ở đây ổ trứng chui
ra Sđu tấn công cđy lúa bằng hai câch tùy giai đoạn sinh trưởng của cđy lúa:
1/ Lúa ở giai đoạn mạ hoặc đẻ nhânh Sđu mới nở nhả tơ nhờ gió đưa sang câc bụi lúa lđn cận hoặc một số rớt xuống nước vă nhờ gió đưa theo dòng nước phđn tân đến câc cđy khâc Khoảng 90% sđu phđn tân được đến câc cđy khâc, nhưng chỉ 40% trong số trín lă có thể sống vă đục được văo thđn cđy lúa Sau khi phđn tân đến câc lâ,
23
Trang 32sâu chui vào bên trong bẹ lá, ăn mặt trong của bẹ từ 3-5 ngày Sang tuổi 2, miệng đủ cứng, sâu đục thân cây lúa chui vào bên trong thân, ngay phía trên mắt và thường dùng
tơ bịt kín lỗ đục để nước không chui vào Sâu ăn phá đọt non của cây lúa làm cho dưỡng chất và nước không di chuyển lên nuôi đọt được nên đọt bị héo khô, gọi là
"chết đọt"
2/ Lúa sắp trổ hoặc mới trổ Sâu đục qua lá bao đòng chui vào giữa thân xong
bò dần xuống phía dưới ăn điểm sinh trưởng, cắt đứt các mạch dẫn chất dinh dưỡng nuôi bông làm cho bông bị lép trắng gọi là "bông bạc"
Ở tuổi nhỏ sâu có thể sống trong thân cây mạ, khi cơ thể lớn (tuổi 3), sâu chui
ra ngoài vì thân cây nhỏ so với cơ thể sâu; sâu cắn đứt thân mạ một đoạn ngắn hoặc cắn đứt một đoạn lá xong cuốn lại thành ống và sống trong đó, khi di chuyển sâu mang theo mình đoạn thân mạ hoặc cuốn lá đó, do đó sâu đục thân còn có tên gọi là "sâu ống" Thời gian sinh trưởng của sâu non, tỉ lệ bướm cái và đực và số lượng trứng của mỗi bướm cái sinh sống trên mạ thường kém hơn so với sâu sống trên lúa đã cấy
Tỉ lệ sâu đục vào thân cây lúa cao hoặc thấp tùy theo tuổi của cây:
- Cây lúa ở giai đoạn mạ hay còn nhỏ, bẹ ôm sát thân, không thuận lợi cho sâu non vì khó đục được vào bên trong thân cây lúa, do đó sâu phải kéo dài thời gian phát triển Sâu sống trong ruộng mạ càng lâu tỉ lệ chết càng nhiều Việc nhổ mạ đem cấy cũng làm tăng tỉ lệ chết của sâu non
- Khi cây lúa đẻ nhánh bẹ rất mềm, sâu đục vào dễ dàng Trên lúa đứng cái, các tầng bao lá dày cứng và nhiều, sâu đục vào khó khăn nên thường bị chết nhiều Giai đoạn làm đòng, lúa chỉ có một bao đòng nên sâu đục vào bên trong thân cây lúa
dễ dàng Lúc lúa trổ, thân cây lúa cứng nên sâu khó xâm nhập
Đặc điểm của sâu này là chỉ một con sống trong một thân cây lúa; khi hết thức
ăn sâu chui ra ngoài tấn công sang cây khác, do đó sâu có khả năng phá hại rất cao Sâu cần ẩm độ cao để hóa nhộng (trên 90%), do đó, sâu thường làm nhộng bên trong thân cây lúa hoặc dưới mặt đất độ 1-2 cm, đôi khi nếu đồng ruộng khô hạn sâu
có thể chui xuống cách mặt đất độ 10 cm để hóa nhộng Trước khi hóa nhộng sâu đục sẵn một lỗ ở thân cây lúa, chừa lại lớp biểu bì để khi nở bướm chui ra ngoài
2) Sâu Đục Thân Sọc Nâu Đầu Đen
Bướm thường nở về đêm và bướm cái đẻ trứng 2-3 ngày sau khi vũ hóa Bướm thích ánh sáng đèn nhưng yếu hơn so với bướm hai chấm Bướm cái bị thu hút bởi ánh sáng đèn nhiều hơn bướm đực
Trứng được đẻ chủ yếu trên mặt lá, thường nở vào buổi sáng và có tỉ lệ nở rất cao Cách tấn công của sâu vào bên trong cây lúa tương tự sâu đục thân hai chấm, nhưng sâu có tập quán sống quần tụ, trong một thân cây lúa có từ vài con, đôi khi đến vài chục con, kể cả sâu tuổi lớn Khi hết thức ăn sâu đục lỗ chui ra ngoài tấn công cây lúa khác Vì nhiều sâu sống trong một thân cây lúa nên mau hết thức ăn, do đó một đời sâu non có thể di chuyển sang các cây lúa khác từ 3 - 4 lần Sâu hóa nhộng bên trong thân cây lúa hoặc ở nách lá, cách mặt nước khoảng 10 cm Sâu và nhộng cần ẩm
độ cao, thời tiết khô hạn nhộng dễ chết và bướm vũ hóa ra có hình dạng không bình thường, do đó ruộng ẩm ướt, sâu phát sinh nhiều hơn so với ruộng cạn
Trang 333) Sâu đục thân Sọc Nâu Đầu Nâu
Bướm thường vũ hóa vào buổi chiều, rộ nhất từ 8-9 giờ tối Bướm hoạt động vào ban đêm, ban ngày trốn dưới lá lúa hay cỏ dại Bướm rất thích ánh sáng đèn, thường bướm cái vào đèn nhiều hơn bướm đực (trên 70%) và số lượng bướm cái chưa
đẻ trứng vào đèn chiếm tỉ lệ cao, khoảng 60% (Hồ Khắc Tín, 1982) Bướm cái thích
đẻ trứng trên lúa xanh đậm hơn trên mạ Vị trí đẻ trứng tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa; trên mạ, bướm đẻ ở mặt trên của phiến lá, cách chóp lá khoảng 3 cm; trên cây lúa, bướm đẻ nhiều trên bẹ, chỉ một số ít trứng được đẻ trên phiến lá Bướm đẻ rộ nhất từ sau 11 giờ đêm Vị trí ổ trứng trên bẹ lá cao hay thấp tùy mực nước trong ruộng, thường cách mặt nước khoảng 3-13 cm
Hoạt động của sâu tùy thuộc giai đoạn tăng trưởng của cây lúa:
- Nếu cây lúa còn nhỏ, thân hẹp, thức ăn không đầy đủ, sau khi nở sâu phân tán ngay đến các cây lúa mới, mỗi thân cây có ít nhất 3 sâu
- Khi cây lúa bắt đầu có ống, thức ăn đầy đủ hơn, sâu nở ra không phân tán ngay mà tập trung ở bẹ lá, sâu lớn dần mới bắt đầu cạp ăn mặt trong của bẹ, sau đó đục vào thân cây; khi hết thức ăn sâu đục lỗ chui ra ngoài và tìm đến cây lúa mới Lúc lớn
đủ sức, sâu ngừng ăn, cơ thể thu ngắn lại và lột xác hóa nhộng Trước khi hóa nhộng sâu đục một lỗ xuyên qua thân cây lúa, chừa lại lớp biễu bì để khi nở bướm dễ chui ra ngoài
- Khi cây lúa đang sinh trưởng sâu làm nhộng bên trong thân nơi đang sống hoặc nếu mật số cao, sâu thường đục ra ngoài làm nhộng ở nách lá Nếu sâu non ở trong rạ hoặc gốc rạ muốn hoá nhộng thì phải di chuyển đến gần lỗ đục vào để làm nhộng vì nhộng cũng rất cần oxy Loài sâu này thường thích những ruộng lúa khô hạn
Trước khi hóa nhộng sâu đục một lỗ trên thân cây, chừa lại lớp biễu bì mỏng để khi bướm vũ hóa dễ chui ra Cây lúa đang tăng trưởng sâu làm nhộng giữa bẹ hay ở nách lá Vì có nhiều sâu trong một thân cây nên sâu thường chui ra ngoài khi hết thức
ăn và đục vào chính thân cây lúa đó tại vị trí khác, do đó trên thân cây lúa héo có rất nhiều vết đục
4) Sâu đục thân Màu Hồng
Bướm thường vũ hoá từ 6-8 giờ tối, ban ngày ẩn nấp ở trong khóm lúa hoặc cỏ dại, ban đêm bay ra hoạt động Bướm thích ánh sáng đèn nhưng không mạnh như bướm sâu đục thân hai chấm
Sâu non sau khi nở thường tập trung ăn phá mặt trong bẹ lá, khi lớn sâu bắt đầu đục vào thân cây lúa hoặc phân tán đến các cây kế cận, vị trí xâm nhập vào cây lúa lúc này thường ở khoảng giữa đốt thứ 3 và 4 (tính từ gốc lên) của thân cây lúa Sâu tuổi 4-5 có sức ăn mạnh, có thể chui ra để đục vào lóng khác của cùng một thân cây lúa đó hoặc sang cây khác để gây hại, một số ít có thể đục xuyên qua đốt thân lúa để sang lóng khác Mỗi sâu non từ khi nở đến lúc lớn hoàn toàn có thể phá hại từ 2 đến 3 thân cây lúa Sâu làm nhộng bên trong thân cây lúa hoặc ngoài bẹ lá
25
Trang 34c/ Thiên địch
Trứng sâu đục thân thường bị ký sinh bởi ong thuộc các họ Eulophidae, Scelionidae, Trichogrammatidae, thành trùng ký sinh đẻ trứng vào trứng sâu trước khi trứng được phủ lông Trứng sâu đục thân còn bị vạc sành, dế ăn và ăn cả lông phủ ổ trứng Sâu và nhộng các loài sâu đục thân cũng bị ký sinh nhưng với tỉ lệ thấp, riêng
ấu trùng tuổi 1 thường dễ bị côn trùng có ích ăn vì chưa chui vào bên trong thân cây
6 Biện pháp phòng trị
a/ Biện pháp canh tác:
- Trồng giống lúa kháng sâu đục thân
- Trồng giống chín sớm và nhảy chồi nhiều
- Cắt bỏ ổ trứng trên nương mạ trước khi cấy
-Khi gặt chừa gốc rạ thấp
- Đốt đồng, cày chôn gốc rạ, phơi đất ngay sau khi gặt
- Cho ruộng ngập nước trước khi cấy hoặc gieo
- Không bón nhiều phân đạm
- Lúa ở giai đoạn từ làm đòng đến trổ, 1 ổ trứng/m2 đối với lúa sạ hay 1 ổ trứng/bụi đối với lúa cấy
Theo Viện Nghiên Cứu Lúa Quốc tế (IRRI):
- Ở giai đoạn nhảy chồi, sử dụng thuốc hột hay thuốc nước đều có hiệu quả, nhưng nếu ruộng có mực nước thường xuyên thấp hơn 5 cm, nên phun thuốc nước
- Ở giai đoạn phân hóa đòng đến trổ, sử dụng thuốc hột không có hiệu quả, chỉ
có thuốc nước để diệt ổ trứng, bướm và sâu tuổi nhỏ chưa chui vào thân cây
Trang 35Có thể sử dụng thuốc nước lúc sâu vừa mới nở ra, chưa chui vào bên trong thân cây lúa
Lúa, bắp, lúa hoang, cỏ lồng vực, Panicum, Scirpus, Sclerotia
3 Đặc điểm hình thái và sinh học
Thành trùng màu đen, dài từ 8-10 mm Phiến mai dài tới cuối bụng, nhưng bề ngang không che hết bụng Góc trước mảnh lưng ngực trước mỗi bên có 1 mấu lồi ngắn, không nhọn Góc cạnh mảnh lưng ngực trước cũng có 1 mấu lồi ngắn Ngực có một số đốm màu vàng nhạt ở bìa trước (gần đầu) và cuối vai của ngực trước có 2 gai nhọn ở 2 bên gốc sau Thành trùng sống khoảng một tháng và một thành trùng cái đẻ
từ 150-200 trứng Trứng hình trụ, dài 1 mm, mặt trên bằng, mặt dưới tròn Trứng mới
đẻ màu xanh hơi hồng, lúc gần nở màu nâu đỏ hay nâu xám Trứng được đẻ thành từng ổ khoảng 15 cái, xếp thành nhiều hàng song song trên các lá gần mặt nước Thời gian ủ trứng từ 3 - 8 ngày Bọ xít non khi mới nở cơ thể hơi tròn, dài độ 1 mm Mắt kép màu đỏ, thân màu đỏ nâu, lớn đủ sức màu tro nâu, thân màu vàng xanh, trên lưng
có những đốm đen Ấu trùng bọ xít đen có 4-5 tuổi và phát triển từ khi nở đến lớn hoàn toàn từ 27- 50 ngày
Trang 364 Tập quán sinh sống và cách gây hại
Thành trùng có khả năng di chuyển một khoảng xa từ nơi trú ngụ là cỏ dại khi trên ruộng không có lúa và bay vào ruộng khi có lúa để gây hại và bị thu hút nhiều bởi ánh sáng đèn, nhất là ánh sáng trắng xanh, các đợt vào đèn tập trung của Bọ Xít Đen đều trùng hợp với những ngày sáng trăng Ban ngày bọ xít sợ ánh nắng nên thường trốn dưới gốc lúa gần mặt nước và ngay cả dưới mặt nước do có bọt khí bám theo thân mình, sau buổi chiều tối hoặc những ngày trời râm mát, nhiều mây bọ xít mới bò lên trên thân cây lúa để chích hút Thành trùng tiết ra mùi rất hôi khi bị đụng đến Thành trùng sống tập trung dưới gốc lúa, ngay trên mặt nước Bọ xít có thời gian ngủ nghỉ ở giai đoạn thành trùng vào mùa khô trong các kẻ đất nứt trong nhiều tháng khi trên ruộng không còn thức ăn Khi thới tiết thích hợp sẽ bay vào ruộng lúa
Thành trùng cái đẻ trứng dưới gốc lúa, trên mặt nước độ 10 cm hoặc đôi khi trên lá lúa gần mặt nước thành từng nhóm từ 40-50 cái Ấu trùng sống quanh ổ trứng sau khi nở, lúc lớn di chuyển sang nơi khác và thích sống ở dưới gốc cây lúa
Cả thành trùng và ấu trùng đều chích hút thân, bẹ lá và đôi khi cả bông lúa ây ra hiện tượng: 1) lúa nhảy chồi: cây phát triển chậm, ít chồi, 2) sau giai đoạn nhảy hồi: gié ngắn, hạt lững, 3) lúa trổ bông lép hay bạc trắng Nếu bọ xít tập trung chích hút với mật số cao cây bị héo khô và chết, rất giống triệu chứng lúa bị cháy rầy
5 Các yếu tố ảnh hưởng đến mật số
- Ruộng ngập sâu, nước đọng, có nhiều cỏ dại rất thích hợp, do đó Bọ Xít Đen thường xuất hiện trên ruộng lúa từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm ở đồng bằng sông Cửu Long
- Khu vực làm nhiều vụ trong năm thích hợp cho bọ xít hơn là 1 vụ
- Lúa từ làm đòng đến ngậm sữa thích hợp hơn lúa non
- Thiên địch:
* Ong họ Scelionidae thường ký sinh trứng bọ xít
* Ếch, rắn mối ăn thành trùng và ấu trùng
Trang 37* Một số loài thuộc họ Carabidae ăn trứng, ấu trùng và thành trùng
* Một số loài thuộc họ Nabidae ăn trứng và ấu trùng
* Nấm Metarhizium anisopliae tấn công cả thành trùng lẫn ấu trùng
- Sử dụng các loại thuốc hóa học, áp dụng thuốc ngay gốc lúa, nơi bọ xít sống
BỌ GAI
Tên khoa học: Dicladispa (= Hispa) armigera (Olivier)
Họ Ánh Kim (Chrysomelidae), Bộ Cánh Cứng (Coleoptera)
Bọ gai có thể sinh sống trên lúa mì, mía, cỏ Digitaria, Leersia, Echinochloa, Zizania
3 Đặc điểm hình thái và sinh học
Thành trùng màu xanh dương đen óng ánh, ngực và cánh có nhiều gai Thành trùng dài từ 5-6 mm, sống từ 1-2 tháng, một thành trùng cái đẻ từ 50-60 trứng
Trứng rất nhỏ, hình bầu dục, màu trắng, thời gian ủ trứng từ 4-7 ngày
Ấu trùng màu trắng sữa, có 4 tuổi, phát triển từ 10-15 ngày
Nhộng trần màu nâu, thời gian nhộng từ 5-7 ngày
29
Trang 38Dicladispa armigera: a Thành trùng và vết cắn phá, b Ấu trùng, c Nhộng
(Theo Reissig và ctv., 1986)
4 Tập quán sinh sống và cách gây hại
Bọ gai xuất hiện nhiều trong mùa mưa và hoạt động mạnh vào ban ngày
Thành trùng cạp ăn mặt trên lá, để lại sọc trắng
Trứng Bọ gai được đẻ gần đầu lá non, ghim vào mặt dưới lá một phần và một phần lồi ra ngoài được bao phủ bằng một chất tiết ra từ bụng thành trùng cái
Sau khi nở, ấu trùng đục ngay vào bên trong lá như sâu đục lá và ăn phần xanh của lá, chỉ chừa lại lớp biễu bì màu trắng và làm nhộng ngay trong đường đục Cả thành trùng và ấu trùng đều thích lá lúa ở giai đoạn tăng trưởng Khi Bọ Gai xuất hiện với mật số cao, lá lúa bị vàng khô, cây héo và chết Sự thiệt hại bắt đầu từ chỗ đẻ trứng, gần chóp lá và lan dần xuống dưới phiến lá
5 Biện pháp phòng trị
- Vệ sinh đồng ruộng, diệt cỏ dại trong và xung quanh ruộng
- Không cấy dày
- Quan sát đồng ruộng và nhặt bỏ thành trùng, ấu trùng và trứng trên lá lúa khi mật số bọ gai còn ít
- Sử dụng các loại thuốc hóa học thông thường
- Dùng dây thừng nhúng vào dầu lửa và nước, mỗi thứ 1 phần bằng nhau, 2 người kéo trên tán lá lúa dọc theo ruộng
SÂU SỪNG
Tên khoa học: Melanitis leda ismene (Cramer)
Họ Satyridae, Bộ Cánh Vảy (Lepidoptera)
1 Phân bố
Sâu sừng thường xuất hiện và gây hại cây lúa tại Ấn Độ, Bhutan, Burma, Kampuchea, Lào, Nepal, Pakistan, Philippines, Thái Lan và Việt Nam
Trang 392 Ký chủ
Sâu gây hại trên cây lúa, mía, sorgho, cỏ Panicum
3 Đặc điểm hình thái và sinh học
viền nâu giống như
mắt rắn nên loài sâu này cón có tên là "bướm mắt rắn" Cánh sau có 2 đốm có cấu trúc tương tự như ở cánh trước nhưng nằm ở góc sau cánh Cánh xếp trên lưng khi đậu Bướm sống khoảng 2 tuần, một bướm cái đẻ từ 50-100 trứng
Melanitis leda ismene: Ấu trùng
và bướm (Theo IRRI, 1983)
Trứng màu vàng nhạt sáng, được đẻ thành từng hàng hay riêng lẻ trên lá lúa Thời gian ủ trứng khoảng 4 ngày
Ấu trùng màu xanh hơi vàng, rất giống màu lá lúa, toàn cơ thể có phủ lông mịn màu vàng Đầu sâu có 2 gai thịt màu đỏ đưa ra như 2 cái sừng nên sâu còn có tên là
"sâu sừng" Cuối bụng có 2 gai Ấu trùng có 3 tuổi, phát triển trong thời gian từ 17 đến 25 ngày
Nhộng màu xanh bóng, treo trên lá lúa, thời gian nhộng từ 7-10 ngày
4 Tập quán sinh sống và cách gây hại
Ấu trùng ăn gặm lá lúa và thường ăn mất luôn cả phiến lá
5 Biện pháp phòng trị
Sử dụng các loại thuốc trừ sâu thông dụng khi thành phần cũng như mật số thiên địch không đủ để khống chế mật số sâu
SÂU CUỐN LÁ LỚN
Tên khoa học: Parnara guttata Bremer et Grey
Họ Bướm Nhảy (Hesperidae), Bộ Cánh Vảy (Lepidoptera)
31
Trang 40Sâu cuốn lá lớn Parnara guttata
Bremer : a Bướm, b Sâu, c Nhộng (Theo Hồ Khắc Tín, 1982)
3 Đặc điểm hình thái và sinh học
Bướm có chiều dài từ 17-19 mm, sải cánh rộng 25-40 mm Thân màu đen lẫn màu vàng kim, đầu và ngực to bằng nhau Râu đầu mọc gần mắt kép, cuối râu có hình móc câu Mặt lưng của ngực và bụng phủ lông màu xanh vàng Cánh trước màu nâu đậm, khoảng giữa cánh có 8 đốm trắng xếp thành hình vòng cung Cánh sau màu nâu đen, gần cạnh ngoài có 4 đốm trắng Thời gian sống của bướm từ 7-20 ngày, một bướm cái đẻ trung bình 120 trứng
Trứng hình bán cầu, đỉnh hơi lõm ở giữa, đường kính khoảng 0,7 mm Trứng mới đẻ màu trắng, sau chuyển thành nâu vàng, lúc sắp nở màu đen tím Giai đoạn trứng từ 4-7 ngày Trứng có tỉ lệ nở rất cao ( 80 -100% )
Sâu non mới nở màu xanh lục, đầu đen to Sâu lớn đủ sức dài từ 20-40 cm, rộng
4 mm, hai đầu thon nhỏ, giữa nở to Sâu có 5 tuổi, phát triển từ 10-25 ngày Nhộng dài
từ 30-33 mm, màu vàng nhạt, sắp vũ hóa có màu nâu đen Giai đoạn nhộng từ 5-10 ngày
4 Tập quán sinh sống và cách gây hại
Bướm thường vũ hóa vào buổi sáng, từ 6-9 giờ, hoạt động mạnh lúc sáng sớm