Bệnhvànglùnhạilúatại đồng bằngsôngCửuLong
Nguồn: khuyennongvn.gov.vn
I. Tình hình chung:
Triệu chứng "vàng và lùn" cây lúa là một dạng đặc trưng của một bệnh do
virut hoặc mycoplasma gây ra do rầy xanh đuôi đen (Nephottetis virescens và
Nephotettis nigropictus) là môi giới truyền bệnh. Triệu chứng như vậy đã được ghi
nhận từ những năm 1964 đến 1969 ở Philippines, Ấn Độ, Bangladesh, Thái Lan,
Indonesia và Nhật Bản. Bệnh được gọi là "Tungro" nếu tác nhân là do virút ở 2
dạng gọi là RTSV (Rice Tungro Spherical Virus) và dạng RTBV (Rice Tungro
Bacilliform Virus), nhưng nếu tác nhân là mycoplasma thì gọi là bệnh "Vàng lụi".
Ở Miền Bắc Việt nam, bệnh dược ghi nhận lần đầu trong những năm 1964, 1966
và 1970 trên giống Mộc Tuyền với diện tích gây hại khá lớn khoảng 50.000 ha,
bệnh Tungro xuất hiện đầu tiên ở Việt nam trong vụ Hè thu 1990 ở vùng ven biển
miền Trung như Khánh Hoà, Bình Định và Phú Yên và gây hại vào khoảng 20.000
ha, (Ngô vĩnh Viển và CTV, 1994)
Một số bệnh trên lúa do virut gây ra nếu rầy nâu là môi giới truyền bệnh, có
2 dạng phổ biến là Lùn xoắn lá (RRSV-Rice Ragged Stunt Virus) và LùnLúa Cỏ
(RGSV-Rice Grassy Stunt). Bệnhlùn xoăn lá (LXL) do rầy nâu truyền có triệu
chứng rất đặc trưng là cây lúa sau khi bị nhiễm sẽ bị lùn hẳn, đẻ ít chồi và đặc biệt
là lá bị xoăn lại, bông ngắn hoặc trổ không thoát đó là Lùn xoăn lá, rất phổ biến
hầu hết bà con nông dân đều biết và gọi đúng tên. Đối với bệnhLùnlúa cỏ (LLC)
thì ngược lại, sau khi cây lúa bị nhiễm bệnh do rầy nâu chích hút và truyền bệnh
thì bụi lúa có khuynh hướng bị lùn hẳn và đặc trưng là đẻ rất nhiều chồi như bụi
cỏ, trên dồng ruộng, bệnh LLC thường có tỉ lệ xuất hiện ít hơn bệnh LXL.
Hai bệnh LXL và LLC đã được ghi nhận xuất hiện ở ĐBSCL từ những năm
1977, nhất là sau mỗi trận dịch rầy nâu. Tuy nhiên hàng năm 2 bệnh nầy vẫn xuất
hiện trên đồng ruộng với tỉ lệ rất thấp. Như vậy nếu môi giới truyền bệnh là rầy
nâu thì cho đến nay chỉ có haibệnh là LXL và LLC mà triệu chứng đặc trưng như
đã mô tả, vẫn chưa có ghi nhận nào mới.
II. Triệu chứng bệnhvàng lùn, bệnh mới gây hại trên lúa
Từ những năm 1989, ở Đồng bằngsôngCửu Long, có xuất hiện một triệu
chúng cây lúa bị Vàng và Lùn (VL).Bệnh xuất hiện đầu tiên với tỉ lệ rất thấp rãi
rác trên ruộng, hầu như giống lúa nào cũng có nhiễm, với tỉ lệ ban đầu khoảng 0,1
%, cây lúa khi bị bệnh trước hết có màu vàng cam, lùn và đẻ rất ít chồi, giống như
triệu chứng bệnh Tungro do rầy xanh truyền bệnh, trong một bụi lúa đôi khi chỉ
vài chồi bị bệnh, trên một số giống và một số ruộng, tỉ lệ nầy có thể từ 5-10 %
hoặc 50 % đối với một số giống như OM CS 96, OM 997-6, OM 1248 được ghi
nhận nhiễm bệnh, điều nầy cho thấy bệnh có khả năng phát triển mạnh hơn. Tuy
nhiên điều đáng quan tâm ở đây là triệu chứng trên lại có cùng đỉnh cao xuất hiện
của quần thể rầy nâu?. như vậy có thể đây là một bệnh mới cần có những nghiên
cứu để kết luận nhằm tránh sự lây lan bệnh trên diện rộng. Bệnh xuất hiện thông
thường với tỉ lệ rất thấp, có những năm gây hại khá lớn
Ngày 21 tháng 1 năm 2000, Thứ Trưởng Bộ Nông Nghiệp Ngô Thế Dân có
gửi công văn cho các Sở Nông Nghiệp và PTNT, Viện Trường các tỉnh phía nam,
thông báo về tình hình bệnhvànglùn xuất hiện cùng với sự bùng phát của dịch rầy
nâu. Đến cuối tháng 12-1999 có 13.120 ha lúa bị nhiễm ở các tỉnh Bến tre, TP Hồ
chí Minh, Bạc Liêu và Long An, riêng TP HCM có 242 ha bệnhvànglùn và
không trổ được. Bộ NN và PTNT giao nhiệm vụ cho Cục BVTV chủ trì phối hợp
với Viện khoa học NN Miền Nam và Viện lúa ĐBSCL tổ chức thực hiện nghiên
cứu và xác định tác nhân bệnhvàng lùn, quy luật phát sinh và phát triển của bệnh
liên quan đến rầy nâu. Trong năm 1999, Hội nghị Cục BVTV phía Nam gọi là
bệnh “Vàng Lùn”, vẫn chưa rõ tác nhân
III. Tình hình nghiên cứu và kết quả bước đầu về xác định tác nhân:
Kết quả nghiên cứu từ Bộ môn BVTV, trường Đại Học Cần Thơ gọi là
"bệnh lúa cỏ dòng -2" từ các thí nghiệm về truyền bệnh Rầu nâu với cây lúa khỏe
(Phạm văn Kim, thông tin cá nhân).
Ở Viện lúa ĐBSCL, có hợp tác nghiên cứubệnh nầy với Viện nghiên cứu
lúa quốc tế (IRRI) do còn thiếu những phương tiện, nhất là máy đọc ELISA và
kháng huyết thanh của một số dòng virus trên lúa như Tungro (RTSV, RTBV),
Lùn xoăn lá (RRSV) Lùnlúa cỏ (RGGSV), Vàng lụi (RDV, rice dwarf virus), cho
nên chỉ tiến hành thu thập mẫu bệnh và gửi sang Viện Nghiên cứulúa Quốc tế
IRRI, Philippines, do Tiến sĩ Ossmat Azzam, của bộ môn Bệnh cây thực hiện, từ
tháng 4-1996 đến tháng 1-1997, trong tổng số 163 mẫu, có phản ứng dương tính
với 3 loại virut RTBV, RTSV (Tungro) và Lùn xoăn lá RRSV với tỉ lệ rất thấp 4
mẫu/140.
Tháng 1-2005, Tiến sĩ R.C. Cabunagan và I.R. Choi, 2 nhà virus học của
Viện IRRI sang thu thập mẫu, kết quả phân tích cho thấy trong số 52 mẫu lúa bị
bệnh, chỉ có 1 mẫu có phản ứng dương tính với RTSV (tungro), và 7 mẫu với bệnh
Lùn lúa cỏ (RGSV). Trong thời gian nầy có lẽ mật số rầy mang virút còn rất thấp,
cũng có lẽ do số mẫu thu chưa được đại diện cho tất cả các vùng và các giống, tuy
nhiên cũng cho thấy bệnh có chiều hướng gia tăng
Tháng 3-2006, trước khi có dịch xãy ra, Viện lúa có hợp tác thêm với Viện
Khoa học Kỹ thuật Nông Nghiệp Quốc gia, Suwon, Korea cùng sang lấy mẫu và
tiếp tục thực hiện các giám định về bệnhbằng PCR và thực hiện giải mã
(sequencing). Kết quả về kháng huyết thanh cho thấy có nhiều triển vọng để có thể
đi đến những kết luận bước đầu. Kết quả mẫu bệnhvànglùn thu thập được tại
Tiền Giang do Trung Tâm BVTV Phía nam hướng dẩn và lấy mẫu, Chi Cục
BVTV An Giang hướng dẩn và thu mẫu: 2 mẫu/30 có phản ứng với Tungro
RTSV, 27/30 mẫu có phản ứng với Lùnlúa cỏ, 19/30 mẫu có phản ứng với Lùn
xoăn lá trên cùng cây lúa bị bệnh.Như vậy trong thời gian nầy tỉ lệ mẫu có phản
ứng dương tính với 3 loại virút tăng rất cao.
Đầu vụ Hè thu 2006 dịch bệnh xãy ra và có mức lan rộng đến hầu hết các
tỉnh ĐBSCL, với mật số rầy nâu rất cao, diện tích bị nhiễm bệnhvànglùn riêng tại
Đồng Tháp với thiệt hại < 30 % là 613 ha, và > 30 % là 2636 ha trong đó thiêu
huỷ khoảng 500 ha. Trong thời gian nầy tỉ lệ rầy mang virút có lẽ rất cao, thường
thì trong những trận dịch rầy có thể mang virút đến 70 % (OU, 1984)
IV. Kết luận
Như vậy sau gần hơn thập niên xuất hiện và nhiều năm nghiên cứu, cho đến
bây giờ chúng ta có thể kết luận bước đầu: Bệnh VL là một bệnh mới do sự phối
trộn của 3 loại virut là LLC, LXL truyền bệnh do rầy nâu và Tungro do rầy xanh
truyền bệnh. Trên ruộng có các dạng triệu chứng riêng lẽ như LXL, hoặc LLC như
đã mô tả ngoài ra còn có một dạng VL đặc trưng của bệnh mởi mà dịch chiết xuất
từ cây lúa bị bệnh có phản ứng dương (+) tính với 3 loại virút trong đó virút LLC
chiếm tỉ lệ cao nhất. Nhiều thí nghiệm lây bệnh trở lại thực hiện tại nhà lưới đều
cho thấy có sự phối trộn của 3 loại virút trên cho cùng triệu chứng như đã thấy ở
Đồng BằngSôngCửu Long. Đây là những kết quả bước đầu quan trọng giúp đề
xuất chắc chắn các biện pháp phòng chống bệnh.
Những kết quả nghiên cứu về virút và những vấn đề liên quan sẽ được tiếp
tục thông báo sau.
V. Phương hướng khắc phục
Kinh nghiệm ở Philippines cho thấy, khi bệnh virút Tungro có xu hướng
phát triển mạnh trên giống IR 64 thì diện tích sản xuất giống lúa nầy giảm từ
70.000 ha (1992) cho đến 2002 thì hầu như không có nông dân nào trồng giống IR
64. Bệnh do virút gây ra là một bệnh rất khó trị và không có loại thuốc hoá học
đặc trị nào như các dạng bệnh khác. Bệnh VL mới hiện nay phức tạp hơn vì liên
quan nhiều thành phần trong hệ sinh thái như:
- Quần thể rất cao của Rầy nâu, (rầy xanh-5%);
- Sự phối hợp của 3 loại virút (xoăn lá, Lúa cỏ và Tungro);
- Môi trường sản xuất thâm canh, nhiều vụ kéo dài liên tục, bón phân đạm
cao;
- Giống lúa nhiễm rầy, nhiễm virút. Do đó cần thực hiện một số biện pháp
sau:
1. Trước hết phải thực hiện canh tác lúa theo tinh thần 3 G, 3 T, trong đó
không bón thừa N, giảm mật độ sạ cấy, giảm sử dụng thuốc hóa học nhằm tạo thế
cân bằng sinh học trên diện rộng, bón phân cân đối tạo sức đề kháng cho cây lúa,
sạ cấy thưa tạo điều kiện cho ánh sáng xuyên qua tán lá, cây lúa sẽ cứng cáp và
chống chịu tốt hơn
2. Cày bỏ ngay số diện tích lúa bị nhiễm bệnh, vì rầy nâu có thể tiếp tục
chích hút cây lúa bị bệnh và mang virút phát tán đi nới khác, cây lúa bị bệnh còn
tồn tại trên ruộng sẽ là mầm móng chứa virút, cần cày vùi sau đó trục để cho gốc
rạ chết hẳn, diệt mầm virút tồn tại trong trong gốc rạ
3. Không trồng giống nhiễm rầy, nhiễm virút trên diện rộng, cần lưu ý là
giống bị nhiễm rầy và nhiễm virút theo 2 cơ chế khác khau, giống kháng rầy vẫn
có thể nhiễm virút và ngược lại do vậy cần có phương pháp trắc nghiệm trong nhà
lưới về cả 2 chỉ tiêu: Rầy và virút trước khi phóng thích thì mới bảo đảm không tái
nhiễm và dịch bệnh xãy ra.Trên ruộng thí nghiệm và sản xuất hiện nay cho thấy rõ
các trường hợp nầy, giống OM4498 có thể chống chịu được cả 2 dạng trên, một số
dòng khác có phản ứng nhiễm nhẹ (20 % <). Tuy nhiên Viện lúa cần tiếp tục theo
dõi phản ứng chống chịu của giống đối với 2 tác nhân trên
4. Gieo sạ đồng loạt trên diện rộng lớn, nhằm hạn chế di chuyển của quần
thể rầy, do chuyển tiếp nguồn thức ăn cho nên rầy mang virút lây lan ra diện rộng,
do vậy không nên gieo trồng rãi rác có liên quan đến vụ 3, chỉ nên tập trung 2 vụ.
Dịch bệnhvànglùn có liên quan mật thiết đến thời vụ gieo sạ liên tục trên ruộng,
cả không gian và thời gian đều tối hảo để dịch bệnh phát tán
5. Tăng cường sức đề kháng của lúa đối với virút, sử dụng một số chất kích
kháng có thể hạn chế sự phát triển của virút trong cây lúa như K2HPO4, CuCl2
cho xử lý hạt, Humid acid (Risopla V) 1-1,5 kg/ha bón lót thì càng tốt.
6. Giống kháng là biện pháp có hiệu quả kinh tế nhất, tuy nhiên công tác
thanh lọc giống kháng là khá phức tạp.
7. Sử dụng thuốc hóa học có thể làm giảm mật số rầy nhưng vẫn không thể
giải quyết được bệnhvàng lùn, vì sự truyền bệnh có thể xãy ra giửa rầy-và cây lúa
trong khoảng thời gian rất ngắn
. chứng bệnh vàng lùn, bệnh mới gây hại trên lúa
Từ những năm 1989, ở Đồng bằng sông Cửu Long, có xuất hiện một triệu
chúng cây lúa bị Vàng và Lùn (VL) .Bệnh. Bệnh vàng lùn hại lúa tại đồng bằng sông Cửu Long
Nguồn: khuyennongvn.gov.vn
I. Tình hình chung:
Triệu chứng " ;vàng và lùn& quot; cây lúa là