TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA CÔNG NGHỆ BỘ MÔN KỸ THUẬT CƠ KHÍ Tài liệu ĐỒ HỌA KỸ THUẬT TRÊN MÁY TÍNH (KC114) Computer Aided Design Lưu hành nội bộ 82017 MỤC LỤC Contents 1 Thiết lập môi trường vẽ 3 2 Định giới hạn bản tỷ lệ bản vẽ 4 3 Vẽ đoạn thẳng 5 4 Vẽ đường tròn 5 5 Vẽ cung cong 6 6 Vẽ đa tyến 8 7 Vẽ đa giác đều 10 8 Vẽ hình chữ nhật 11 9 Vẽ hình Elíp 12 10 Vẽ hình vành khăn 13 11 Định chế độ vẽ đường thẳng nằm ngang và thẳng đứng 14 12 Huỷ bỏ lệnh vừa thực hiện 14 13 Phục hồi đối tượng vừa.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Trang 2MỤC LỤC
Contents
1 Thiết lập môi trường vẽ 3
2 Định giới hạn bản - tỷ lệ bản vẽ 4
3 Vẽ đoạn thẳng 5
4 Vẽ đường tròn 5
5 Vẽ cung cong 6
6 Vẽ đa tyến 8
7 Vẽ đa giác đều 10
8 Vẽ hình chữ nhật 11
9 Vẽ hình Elíp 12
10 Vẽ hình vành khăn 13
11 Định chế độ vẽ đường thẳng nằm ngang và thẳng đứng 14
12 Huỷ bỏ lệnh vừa thực hiện 14
13 Phục hồi đối tượng vừa Undo 14
14 Truy bắt thường trú 15
15 Dời các đối tượng (lệnh Move) 15
16 Sao chép các đối tượng (lệnh Copy) 16
17 Phép biến đổi tỷ lệ (lệnh Scale) 18
18 Phép đối xứng qua trục (lệnh Mirror) 18
19 Xén một phần nằm giữa hai đối tượng giao (lệnh Trim) 19
20 Kéo dài đối tượng đến đối tượng biên (Lệnh Extend) 20
21 Vẽ nối tiếp hai đối tượng bởi cung tròn (lệnh Fillet) 21
22 Vát mép các cạnh (lệnh Chamfer) 24
23 Tạo đối tượng song song với đối tượng trước (lệnh Offset) 26
24 Sao chép dãy (lệnh Array) 27
25 Phá vỡ đối tượng phức (lệnh Explode) 29
26 Các bước vẽ một mặt cắt 32
27 TẠO KIỂU KÍCH THƯỚC (LỆNH DIMSTYLE) 34
28 Ghi dung sai hình dạng và vị trí các bề mặt (lệnh Tolerance) 39
29 Gán và thay đổi màu cho lớp 41
30 Chọn khổ giấy 44
31 Xác định phần bản vẽ cần in 45
Trang 31 Thiết lập môi trường vẽ
Để thiết lập môi trường vẽ, ta có các cách thực hiện như sau:
- Vào Tools,từ menu sổ xuống ta chọn Options
- Command : OP
- Kích phải chuột vào dòng lệnh Commad và chọn Options
Khi thực hiện lệnh Options sẽ xuất hiện hộp thoại như hình
* Các lựa chọn cơ bản khi xuất hiện hộp thoại Options
- Nếu ta chọn File, sẽ ra đường dẫn suppprt file, drive file, menu file, temporary drawing
file Ngoài ra còn chỉ ra các chỉ định mà người sử dụng chọn, ví dụ loại từ điển mà ta kiểm tra lỗi chính tả - Nếu chọn Display, ta sẽ được các lựa chọn về mầu (Colors) của không gian vẽ, kiểu chữ, cỡ chữ (ponts ) trên bản vẽ (hình 1.9)
- Hình 1.9 -
Trang 4- Nếu chọn Open and save, cho phép ta chuyển bản vẽ về các phiên bản AutoCAD trước đó (AutoCAD14, AutoCAd2000, AutoCAD2002) hay đặt bản vẽ ở những chế độ khác nhau (dwg, dwt, dwf ) như trên hình 1.10
- Nếu chọn plotting, cho phép ta chọn máy in, quản lý đường nét khi in (hình 1.11)
Trang 5- Enter the scale factor: Sẽ xuất hiện trang Edit, AutoCAD yêu cầu nhập tỷ lệ cho bản vẽ Ví
dụ tỷ lệ là 1/100 thì tại dòng nhắc này ta nhập 100 (hình 1.13)
- Hình 1.13 -
- Enter the paper width: Nhập chiều rộng của khổ giấy mà ta định vẽ, ví dụ cần tạo bản vẽ trên khổ giấy A3 thì tại dòng nhắc này đáp 420
- Enter the paper hght: Nhập chiều cao khổ giấy, tại đây nhập chiều cao khổ giấy A3 là 297
Sau khi nhập đủ các thông số về khổ giấy và tỷ lệ cho bản vẽ như trên thì trên màn hình Cad sẽ xuất hiện một khung hình chữ nhật có kích thước 420x297, đó là khổ giấy ,mà ta
sẽ thực hiện các hình vẽ trên đó
3 Vẽ đoạn thẳng
Để vẽ đoạn thẳng, có thể thực hiện bằng một trong các cách sau:
- Vào Draw, từ menu sổ xuống chọn Line (hình2.7)
4 Vẽ đường tròn
Để vẽ đường tròn, có thể thực hiện một trong các cách sau:
- Vào draw, từ menu sổ xuống chọn Circle (hình 2.9)
Trang 6- Command: C
- Kích vào nút Circle trên thanh công cụ Draw (hình 2.10)
- Hình 2.9 - - Hình 2.10 - Sau khi thực hiện lệnh sẽ xuất hiện dòng nhắc:
C Circle specify center point for circle or [3p/2p/Ttr (tan tan radius)]:
* Các lựa chọn
- Tại dòng nhắc này, nếu ta dùng chuột kích vào một điểm trên màn hình Khi đó xuất hiện dòng nhắc tiếp theo:
Specify radius of circle or [ Diameter] < >:
+ Nếu ta nhập một số thì đó chính là đường kính của đường tròn
+ Nếu ta đáp R và nhập một số thì đó chính là bán kính của đường tròn
- Nếu ta đáp 3P thì đường tròn sẽ đi qua 3 điểm mà ta dùng chuột xác định (hay sử dụng các phương thức truy bắt điểm)
- Nếu ta đáp 2P thì đường tròn sẽ đi qua 2 điểm mà ta dùng chuột xác định (hay sửu dụng các phương thức truy bắt điểm) Khoảng cách giữa hai điểm này chính là đường kính của đường tròn
- Nếu ta đáp TTR thì đường tròn được xác định bằng cách xác định hai đối tượng mà nó sẽ tiếp xúc, đồng thời nhập bán kính của đường tròn cần vẽ vào
5 Vẽ cung cong
Để vẽ cung cong, có thể thực hiện bằng một trong các cách sau:
Trang 7- Vào draw, từ menu sổ xuống chọn Arc (hình 2.11)
- Command: A
- Kích vào nút Arc trên thanh Draw (hình 2.12 )
Sau khi thực hiện lệnh sẽ xuất hiện dòng nhắc:
Arc specify start point of Arc or [Center]:
* Các lựa chọn
- Nếu ta đáp 3P thì cung tròn cần vẽ sẽ đi qua 3 điểm mà ta xác định bằng chuột (hình 2.13)
- Nếu ta đáp SCE thì cung tròn sẽ được tạo bằng cách xác định điểm đầu (Start point), điểm tâm (Center point) và điểm cuối (End point) (hình 2.14)
Trang 8- Nếu ta đáp SCA thì cung tròn sẽ được tạo bằng cách xác định điểm đầu (Start point), tâm (Center) và góc ở tâm (Angle) (hình 2.15)
- Nếu ta đáp SCL thì cung tròn sẽ được xác định bằng cách xác định điểm đầu (Start point), tâm (Center point) và chiều dài cung (Length) (hình 2.16)
- Nếu ta đáp SEA thì cung tròn được xác định bằng điểm đầu (Start point), điểm cuối (End point) và góc ở tâm (Angle) (hình 2.17)
- Nếu ta đáp SED thì cung tròn được xác định bằng điểm đầu (start point), điểm cuối (End point) và hướng tiếp tuyến của cung tại điểm bắt đầu (Direction) (hình 2.18)
- Nếu ta đáp SER thì cung tròn được xác định bằng điểm đầu (Star point), điểm cuối (End point) và bán kính của cung tròn (Radius) (hình 2.19)
- Nếu ta đáp CSE thì cung tròn được xác định bằng
tâm (Center point), điểm đầu (Start point) và điểm cuối
(End point) (tương tự như SCE, nhưng điểm tâm được
xác định đầu tiên)
- Nếu ta chọn CSA thì cung tròn được xác định bằng
tâm (Center point), điểm đầu (Startpoint) và góc ở tâm
(Angle) (tương tự như SEA)
- Nếu ta đáp CSL thì cung tròn được xác định bằng tâm (Center point), điểm đầu
(Startpoint) và chiều dài cung (Length) (tương tự SCL)
6 Vẽ đa tyến
Để vẽ đa tuyến có thể thực hiện bằng một trong các cách sau:
- Vào draw, từ menu sổ xuống chọn Polyline (hình 2.13)
- Command: Pl
Trang 9- Kích vào nút Polyline trên thanh Draw (hình 2.14)
Sau khi thực hiện lệnh sẽ xuất hiện dòng nhắc:
Specify start point : Điểm bắt đầu của Pline
Curent line - width is 0 ( Chiều rộng hiện hành của Pline bằng 0 )
Specify next point or [Arc/ Close/ Halfwidth/ Length/ Undo/ Width]: < Nhập điểm tiếp theo của phân đoạn
thẳng của Pline
* Các lựa chọn :
Close : Đóng Pline bởi một đoạn thẳng
Halfwidth : Định nửa chiều rộng phân đoạn sắp vẽ ( hình 2.22a )
Starting halfwidth : Nửa chiều rộng đầu của phân đoạn
Ending halfwidth : Nửa chiều rộng cuối của phân đoạn
Width : Định chiều rộng phân đoạn sắp vẽ (hình 2.22b) (Tương tự như Halfwidth)
Starting Halfwidth Ending Halfwidth
Starting Width Ending Width
a) b)
- Hình 2.22 -
Length : Vẽ tiếp một phân đoạn có phương chiều như đoạn thẳng trước đó Nếu phân đoạn trước đó là cung
tròn thì nó sẽ tiếp xúc với cung tròn Dòng nhắc Specify length of line để nhập chiều dài đoạn thẳng
Undo : Hủy bỏ phân đoạn vừa vẽ
Arc : Vẽ cung tròn Dòng nhắc phụ khi chọn Arc (A) :
Specify endpoint of arc or [Angle/ CEnter/ CLose/Direction/ Halfwidth/ Line/ Radius/ Second pt/ Undo/ Width]: Điểm cuối của cung tròn hoặc các lựa chọn
- Các lựa chọn :
+ CLose : Đóng đa tuyến bởi một cung tròn
+ Halfwidth, Width, Undo : Tương tự như trên
Trang 10+ Angle, CEnter : Tương tự như khi ta vẽ cung tròn bằng lệnh Arc
+ Direction : Định hướng của tiếp tuyến với cung tròn tại điểm đầu tiên Ta có thể chọn hướng hoặc nhập góc Nếu chọn hướng thì hướng sẽ được xác định từ điểm bắt đầu của cung tròn ( Starting point ) đến điểm mà ta
kích chuột hoặc nhập tọa độ X, Y Nếu nhập góc thì góc sẽ được xác định theo hướng đường chuẩn ( 0, 0) chiều quay dương ngược chiều đồng hồ
+ Radius : Xác định bán kính của cung tròn
+ Second pt : Nhập tọa độ điểm thứ hai và điểm cuối để xác định cung tròn đi qua 3 điểm
+ Line : Trở về chế độ vẽ đoạn thẳng như trên
7 Vẽ đa giác đều
Để vẽ đa giác đều có thể thực hiện bằng một trong các cách sau:
- Vào draw, từ menu sổ xuống chọn Polygon (hình 2.23)
- Comand: Pol
- Kích vào nút Polygon trên thanh Draw (hình 2.24)
- Hình 2.23 - - Hình 2.24 - Sau khi thực hiện lệnh, sẽ xuất hiện dòng nhắc:
Enter number of sides < 4 > : Nhập số cạnh đa giác
Specify center of polygon or [Edge]: Nhập tọa độ tâm đa giác hoặc chọn lựa chọn Edge
Enter an option [Inscribed in circle/ Circumscribed about circle] < I >: Chọn vòng tròn mà đa giác sẽ nội tiếp
( I ) ( hình 2.25a) hay ngoại tiếp ( C ) ( hình 2.25b )
Specify radius of circle : Nhập bán kính vòng tròn
Nếu ta chọn lựa chọn Edge Vẽ đa giác bằng cách xác định cạnh của đa giác ( hình 2.18c ) Dòng nhắc :
Specify first endpoint of edge : Tọa độ điểm đầu để xác định cạnh
Specify second endpoint of edge : Tọa độ điểm thứ hai
Center Center
First point Second point
a) Inscribed b) Circumscribed c) Edge
- Hình 2.25 -
Trang 118 Vẽ hình chữ nhật
Để vẽ đa hình chữ nhật, có thể thực hiện bằng một trong các cách sau:
- Vào draw, từ menu sổ xuống chọn Rectangle (hình 2.26)
- Comand: Rec
- Kích vào nút Rectangle trên thanh Draw (hình 2.27)
Sau khi thực hiện lệnh, sẽ xuất hiện dòng nhắc:
Specify first corner or [Chamfer/ Elevation/ Fillet/ Thicknees/ Width] : Vào điểm góc của hình chữ nhật
Dòng nhắc: Specify other corner : Điểm góc đối diện của đường chéo hình chữ nhật
* Các lựa chọn :
Chamfer : Cho phép vát mép 4 đỉnh của hình chữ nhật, ta định khoảng cách vát mép trước rồi mới vẽ hình chữ
nhật ( hình 2.28a ) Dòng nhắc :
Specify first chamfer distance for rectangles < > : Khoảng cách vát mép thứ nhất
Specify second chamfer distance for rectangles < >: Khoảng cách vát mép thứ hai
First chamfer distance
Second chamfer distance
a) Chamfer b) Fillet c) Width
- Hình 2.28 -
Fillet : Cho phép bo tròn các đỉnh của hình chữ nhật Dòng nhắc :
Specify fillet radius for rectangles < > : Vào bán kính cung tròn
Width : Định chiều rộng nét vẽ
Elevation/ Thicknees : Học trong chương trình Auto CAD phần 3D
Trang 129 Vẽ hình Elíp
Để vẽ đa hình elíp, có thể thực hiện bằng một trong các cách sau:
- Vào draw, từ menu sổ xuống chọn Eliipse (hình 2.29)
- Comand: El
- Kích vào nút Ellipse trên thanh Draw (hình 2.30)
Sau khi thực hiện lệnh, sẽ xuất hiện dòng nhắc:
Specify axis endpoint of ellipse or [ Arc/ Center] : Nhập điểm cuối 1 của trục thứ nhất ( điểm P1)
* Các lựa chọn :
Specify other endpoint of axis: Nhập điểm cuối 2 của trục thứ nhất (điểm P2)
Specify distance to other axis or [Rotation] : Định nửa trục thứ hai bằng cách chọn điểm P3 hoặc nhập khoảng cách nửa trục, là khoảng cách từ điểm P3 đến điểm
giữa của trục thứ nhất P1P2 ( tâm elíp) ( hình 2.31a )
Trong nhắc nhở trên, nếu ta chọn Rotation (R) Dòng nhắc :
Specify rotation around major axis : Góc quay của elíp quanh đường tròn trục lớn ( góc quay = 0 đường tròn có đường kính = trục lớn P1P2 ) ( hình 2.31b )
a) b)
- Hình 2.31-
Center : Vào điểm tâm elíp Dòng nhắc xác định các trục elíp ( Tương tự như trên )
Arc : Cho phép vẽ cung elíp, Cung elíp được vẽ sẽ đi từ điểm đầu đến điểm cuối theo ngược chiều kim đồng
hồ Đầu tiên ta định dạng elíp, sau đó định điểm đầu và điểm cuối của cung để vẽ cung elíp
Khi chọn lựa chọn Arc ta vẽ elíp theo các nhắc nhở tương tự như trên (chú ý điểm cuối 1 của trục thứ nhất
( điểm P1)
Trang 13Specify start angle or [Parameter] : Chọn một điểm là điểm đầu của cung (start angle) bằng cách kích chuột
hoặc vào trị số một góc - đó là góc quay từ điểm cuối của trục 1 (điểm P1) tới đường thẳng từ tâm đến điểm đầu của cung (chiều dương ngược kim đồng hồ ) Trên ( hình 2.32 ) góc bằng - 450 Dòng nhắc :
Star angle
angle = - 450
P1 P2
End angle
10 Vẽ hình vành khăn Để vẽ hình vành khăn, có thể thực hiện bằng một trong các cách sau: - Vào draw, từ menu sổ xuống chọn Donut (hình 2.33) - Comand: DO - Kích vào nút Donut trên thanh Draw (hình 2.34) - Hình 2.33 - - Hình 2.34 - Sau khi thực hiện lệnh, sẽ xuất hiện dòng nhắc: Specify inside diameter of donut : Nhập giá trị đường kính trong Specify outside diameter of donut: Nhập giá trị đường kính ngoài Specify center of donut or <exit> : Nhập tọa độ tâm hình vành khăn Specify center of donut or <exit>: Tiếp tục nhập tọa độ tâm hình vành khăn hoặc chọn exit để kết thúc lệnh * Chú ý: Hình vành khăn có được tô hay không, phụ thuộc vào biến Fill là On hay OFF (hình 2.35)
Specify end angle or [Parameter/ Included angle]:
Chọn một điểm là điểm cuối của cung (end angle) bằng cách kích chuột hoặc vào trị số một góc, đó là góc quay từ điểm đầu của trục 1( điểm P 1 ) tới đường thẳng từ tâm đến điểm cuối của cung ( chiều dương ngược kim đồng hồ)
angle = 90 0
Hình 2.32
Trang 14Khi thực hiện lệnh Ortho sẽ xuất hiện dòng nhắc:
Enter mode [ON/OFF ] <OFF>: Chọn lựa chọn và ấn Enter
* Các lựa chọn
ON/OFF: Mở (tắt) chế độ Ortho, có thể ấn phím F8 hoặc tổ hợp phím Ctrl + L thay cho việc gọi lệnh
12 Huỷ bỏ lệnh vừa thực hiện
Để huỷ bỏ một haylần lượt các lệnh vừa thực hiện ta sử dụng
lệng Undo.Có thể thực hiện Undo bằng một trong các cách sau:
- Vào Edit, từ menu sổ xuống ta chọn Undo (Toolbar) (hình 3.6)
- Ấn tổ hợp phím Ctrl + Z
13 Phục hồi đối tượng vừa Undo
Để phục hồi đối tượng vừa Undo ta sử dụng lệnh Redo Để thực hiện lệnh redo có thể thực hiện bằng một trong các cách sau:
- Vào Edit, từ menu sổ xuống ta chọn Redo group of comands (hình
3.7)
- Ấn tổ hợp phím Ctrl + Y
- Comand: Redo
Trang 1514 Truy bắt thường trú
Để thực hiện truy bắt điểm thường trú, trước tiên ta phải gọi hộp thoại Drafting Setting và điều khiển hộp thoại này thông qua các lựa chọn Để gọi hộp thoại Drafting Setting ta có thể thực hiện một trong các cách sau:
- Comand: OS
- Giữ phím Shift và nhấp phím phải chuột trên vùng đồ hoạ sẽ xuất hiện Shortcut menu và ta chọn Osnap Settings (hình 5.2)
Khi thực hiện lệnh Osnap Settings, sẽ xuất hiện hộp thoại Drafting Setting như hình 5.3
Hộp thoại Drafting Setting có 3 trang: Snap and Grid; Polar Tracking; Object snap
* Trang Object snap
- Để gán phương thức truy bắt nào làm phương thức thường trú thì ta dùng chuột đánh dấu kiểm vào ô của phương thức đó
- Select all: Chọn tất cả các phương thức truy bắt điểm có trong bảng
- Clear all: Huỷ bỏ toàn bộ phương thức bắt điểm đang chọn
- Object Snap On (F3): Tắt (mở) chế độ gán điểm thường trú Các phương thức bắt điểm được chọn chỉ có tác dụng khi chọn nút này Sự thiết lập này có thể kiểm tra bằng biến OSMODE
- Object Snap Tracking On (F11): Tắt mở chế độ bắt điểm Tracking Sự thiết lập này có thể kiểm tra bằng biến AUTOSNAP hoặc phím F11
- Options: Khi chọn nút này sẽ xuất hiện hộp thoại options (đã nêu phần trước)
15 Dời các đối tượng (lệnh Move)
Lệnh Move dùng để dời hình dùng để di chuyển một hay nhiều đối tượng từ vị trí hiện tại đến vị trí bất kỳ trên bản vẽ
Trang 16Để dời các đối tượng, ta có thể thực hiện một trong các cách sau:
- Vào modify, từ menu sổ xuống ta chọn Move (hình 6.1)
- Kích vào nút Move trên thanh Modify (hình 6.2)
- Comand: M
- Hình 6.1 - - Hình 6.2 -
Sau khi thực hiện lệnh Move, sẽ xuất hiện dòng nhắc:
Select object: Xác định đối tượng cần di chuyển (theo các phương thức đã học) Sau khi xác định hết các đối tượng ta nhấn phím Enter, khi đó lại xuất hiện dòng nhắc
Select object : Specify base point or displacement: Chọn điểm chuẩn hay nhập khoảng dời Có thể dùng phím chọn của chuột, dùng các phương thức truy bắt điểm, tọa độ tuyệt đối, tọa độ tương đối, tọa độ cực
Specify second point of displacement or < use first point as displacement >: Điểm mà đối tượng dời đến Có thể dùng phím chọn của chuột, dùng các phương thức truy bắt điểm, tọa độ tuyệt đối, tọa độ tương đối, tọa độ cực, polar tracking, direct distance
16 Sao chép các đối tượng (lệnh Copy)
Sao chép các đối tượng được chọn theo một phương tịnh tiến và sắp sếp chúng theo các vị trí xác định
Để thực hiện lệnh sao chép các đối tượng ta có thể thực hiện theo một trong số các cách sau:
- Vào Modify, từ menu sổ xuống ta chọn Copy ( hình 6.3)
- Kích vào nút Copy trên thanh công cụ Modify (hình 6.4)
- Comand: CO, CP
Sau khi thực hiện lệnh Copy, sẽ xuất hiện dòng nhắc:
Trang 17Select object: Chọn các đối tượng cần sao chép Việc chọn các đối tượng cần sao chép theo các phương thức
đã giới thiệu ở phần trên Sau khi chọn xong các đối tượng cần sao chép thì nhấn phím Enter, khi đó xuất hiện dòng nhắc:
Specify base point of Displacement, or [Multiple]: Chọn điểm chuẩn bất kỳ kết hợp với các phương thức truy bắt điểm hoặc nhập khoảng dời Tại dòng nhắc này nếu ta lựa chọn Multiple ( M ) thì việc sao chép được thực hiện nhiều lần cho cùng số đối tượng đã chọn trước (tại dòng nhắc Select object) mà không cần gọi lại lệnh
3.Quay hình quanh một điểm (lệnh Rotate)
Để quay hình quanh một điểm ta sử dụng lệnh Rotate Ta có thể gọi lện Rotate bằng một trong các cách sau:
Vào Modify, từ menu sổ xuống ta chọn Rotate (hình 6.5)
Kích vào nút Rotate trên thanh công cụ Modify (hình 6.6)
Comand: Ro
Sau khi gọi lệnh Rotate, sẽ xuất hiện dòng nhắc:
Select object: Chọn đối tượng cần quay Sau khi việc lựa chọn các đối tượng cần quay xong thì nhấn phím Enter
Specify base point: Chọn tâm quay
Specify rotation angle or [Refrrence]: Chọn góc quay, chú ý rằng khi nhập giá trị góc quay dương thì hình sẽ quay theo chiều ngược chiều kim đồng hồ (hình 6.7), còn khi giá trị góc âm thì hình sẽ quay theo chiều cùng
chiều kim đồng hồ (hình 6.8) Tại dòng nhắc này nếu ta chọn Refrrence ( R ) thì ta sẽ xoay hình theo góc tham chiếu
Trang 1817 Phép biến đổi tỷ lệ (lệnh Scale)
Phép biến đổi tỷ lệ dùng để tăng hoặc giảm kích thước các đối tượng trên bản vẽ theo một tỷ lệ nhất định
Để gọi lệnh biến đổi tỷ lệ ta có thể thực hiện theo một trong các cách sau:
- Vào Modify, từ danh mục kéo xuống ta chọn Scale (hình 6.11)
- Kích vào nút Scale trên thanh công cụ Modify (hình 6.12)
- Comand: SC
Hình 6.11 Hình 6.12 Sau khi gọi lệnh Scale, sẽ xuất hiện dòng nhắc:
Select object : Chọn đối tượng cần thay đổi tỷ lệ Khi đã chọn xong ta nhấn phím Enter
Specify base point: Chọn điểm chuẩn, là điểm đứng yên khi thay đổi tỷ lệ
Specify scale factor or [ Reference ]: Nhập hệ số tỷ lệ và nhấn phím Enter Nếu tại dòng nhắc này ta lựa chọn Reference ( R ) thì sẽ biến đổi theo tỷ lệ tham chiếu
18 Phép đối xứng qua trục (lệnh Mirror)
Phép đối xứng để tạo các đối tượng mới đối xứng với các đối tượng được chọn qua một trục, trục này gọi là trục đối xứng
Để gọi lệnh đối xứng, ta có thể thực hiện theo một trong các cách sau:
- Vào Modify, từ menu sổ xuống ta chọn Mirror (hình 6.13)
- Kích vào nút Mirror trên thanh công cụ Modify (hình 6.14)
- Comand: MI
Trang 19- Hình 6.13 - - Hình 6.14 -
Sau khi gọi lệnh Mirror, sẽ xuất hiện dòng nhắc:
Select object: Chọn các đối tượng cần thực hiệ đối xứng Sau khi đã chọn xong các đối tượng, ta nhấn phím Enter
Specify first point of mirror line: Chọn điểm thứ nhất của trục đối xứng
Specify second point of mirror line: Chọn điểm thứ hai của trục đối xứng
Delete source object? [Yes/ No] <No>: Tại dòng nhắc này, nếu ta nhấn phím Enter thì không xoá đối tượng được chọn Còn nếu ta nhấn Y và Enter thì đối tượng được chọn sẽ bị xoá sau khi thực hiện lệnh (hình 6.15) Nếu muốn hình đối xứng của các dòng chữ không bị ngược thì trước khi thực hiện lệnh Mirror ta gán biến
MIRRTEXT = 0 (giá trị mặc định MIRRTEXT = 1)
19 Xén một phần nằm giữa hai đối tượng giao (lệnh Trim)
Xén một phần giữa hai đối tượng giao để xén mà đoạn cần xén được giới hạn bởi một hoặc hai đối tượng giao Để gọi lệnh này, ta có thể thực hiện theo một trong các cách sau:
- Vào Modify, từ menu sổ xuống ta chọn trim (hình 6.19)
- Kích vào nút Trim trên thanh công cụ Modify (hình 6.20)
- Comand: TR
-
Sau khi gọi lệnh Trim, sẽ xuất hiện dòng nhắc sau:
Select object: Chọn đối tượng giao với đoạn mà ta muốn xén Sau khi chọn xong, ta nhấn phím Enter
Select object to trim or shift-select to extend or [Project/Edge/Undo]: Chọn đối tượng cần xén Sau khi chọn xong, ta nhấn phím Enter (hình 6.21)
Trang 20Là lựa chọn của trim cho phép ta chọn Cutting Edges là đối tượng chỉ giao với đối tượng cần xén khi kéo dài (Extend hoặc No extend)
Sau khi gọi lệnh trim, xuất hiện dòng nhắc:
Select object: Chọn Cutting Edges và nhấn phím Enter
Select object to trim or shift-select to extend or [Project/Edge/Undo]: E (lựa chon Edge)
Enter an impled edge extension mode [Extend/ No extend] <No extend>: E
Select object to trim or shift-select to extend or [Project/Edge/Undo]: F
First fence point: Chọn một điểm
Specify endpoint of line or [Undo]: Chọn một điểm thứ hai Chú ý, đoạn nối hai điểm này phải đi có giao điểm với những đoạn mà ta cần xén Sau khi chọn xong ta nhấn phím Enter (hình 6.22)
Hình 6.22 Projectmode
Lựa chọn này để xén các cạnh của mô hình ba chiều (mô hình dạng khung dây) Sẽ trình bày trong phần AutoCAD 3D
Undo
Lựa chọn này cho phép ta phục hồi lại đoạn vừa xoá
Select object to trim or shift-select to extend or [Project/Edge/Undo]: U
20 Kéo dài đối tượng đến đối tượng biên (Lệnh Extend)
Lệnh Extend để kéo dài một đối tượng đến giao với đối tượng được chọn (gọi là đường biên)
Để gọi lệnh Extend, ta có thể thực hiện theo một trong các cách sau:
- Vào Modify, từ menu sổ xuống ta chọn Extend (hình 6.23)
- Kích vào nút Extend trên thanh công cụ Modify (hình 6.24)
- Comand: EX
Sau khi gọi lệnh Extend, sẽ xuất hiện dòng nhắc
Select object: Chọn đối tượng là đường biên Sau khi chọn xong các đối tượng biên ta nhấn phím Enter Select object to extend shift-select to trim or [Project/ Edge/ Undo]: Chọn đối tượng cần kéo dài Sau khi chọn xong các đối tượng cần kéo dài, ta nhấn phím Enter (hình 6.25)
Trang 21Dùng để hủy bỏ thao tác vừa thực hiện
21 Vẽ nối tiếp hai đối tượng bởi cung tròn (lệnh Fillet)
Lệnh Fillet dùng để vẽ nối tiếp hai đối tượng bởi một cung tròn, nghĩa là tạo góc lượng hoặc bo tròn hai đối tượng Trong khi thực hiện lệnh fillet ta cần nhập (Fillet Radius) và hai đối tượng cần Fillet Các đối tượng có thể Fillet là Line, Circle, Arc, Spline, hoặc phân đoạn của pline
Để gọi lệnh Fillet, ta có thể thực hiện theo một trong các cách sau:
- Vào Modify, từ menu sổ xuống ta chọn Fillet (hình 6.27)
Trang 22- Kích vào nút Fillet trên thanh công cụ Modify (hình 6.28)
- Comand: F
Sau khi gọi lệnh Fillet, sẽ xuất hiện dòng nhắc:
Select first object or [Polyline/ Radius/ Trim/ mUltiple]: R (nhập R để nhập bán kính )
Specife fillet radius <5.000>: Nhập giá trị bán kính R hoặc chọn hai điểm và khoảng cách giữa hai điểm này
là bán kính R Giá trị R này trở thành giá trị mặc định cho những lần sau
Select first object or[Polyline/ Radius/ Trim/ mUltiple]: Chọn đối tượng thứ nhất cần Fillet
Select second object: Chọn đồi tượng thứ hai cần Fillet