Bệnh nhân viêm khớp do các nguyên nhân khác như: viêm khớp nhiễm khuẩn, thấp khớp cấp, lao khớp, viêm khớp do siêu vi trùng,…

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP THIẾU NIÊN TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN BẠCH MAI (Trang 28 - 31)

nhiễm khuẩn, thấp khớp cấp, lao khớp, viêm khớp do siêu vi trùng,…

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân VKDTTN được chẩn đoán theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội Thấp khớp học quốc tế (ILAR) năm 1997, điều trị nội trú tại khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1/2005 đến tháng 4/2010, loại trừ đi những bệnh nhân chuyển viện, bệnh nhân bỏ điều trị hoặc bệnh nhân viêm khớp do các nguyên nhân khác.

2.2.2. Mẫu nghiên cứu

- Cỡ mẫu: lấy tất cả các bệnh nhân đạt tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ trong vòng hơn 5 năm (từ tháng 1/2005 đến tháng 4/2010), lọc ra được 111 bệnh nhân.

- Kỹ thuật chọn mẫu:

Chọn mẫu thuận tiện, không xác suất, các bệnh nhân thỏa mãn tiêu chí lựa chọn và tiêu chí loại trừ.

2.2.3. Cách thức thu thập số liệu

- Lập phiếu nghiên cứu phù hợp với nội dung cần nghiên cứu (phụ lục). - Từ các bệnh án được chọn, ghi chép đầy đủ, khách quan, trung thực tất cả các thông tin cần thiết vào phiếu khảo sát.

2.2.4. Các nội dung nghiên cứu

2.2.4.1. Khảo sát đặc điểm bệnh nhân VKDTTN tại khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai

Đặc điểm bệnh nhân

- Giới tính, lứa tuổi - Tiền sử gia đình.

Đặc điểm bệnh tật

- Yếu tố dạng thấp (RF): RF được coi là dương tính khi nồng độ trong huyết thanh trên 14 IU/ml.

- Triệu chứng lâm sàng toàn thân ngoài khớp. - Triệu chứng lâm sàng tại khớp.

2.2.4.2. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị VKDTTN

- Các nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị VKDTTN.

- Các thuốc được sử dụng trong điều trị VKDTTN: các thuốc chống viêm không steroid (NSAID), corticoid và các thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD).

- Các phác đồ điều trị.

- Các TDKMM ghi nhận được trong quá trình điều trị VKDTTN: đau bụng, buồn nôn; viêm loét dạ dày tá tràng; dị ứng; hội chứng Cushing.

- Các tương tác bất lợi. - Liều dùng.

- Thời gian điều trị VKDTTN.

2.2.4.3. Đánh giá hiệu quả chống viêm, giảm đau của các thuốc NSAID, corticoid và DMARD trong điều trị bệnh VKDTTN

Đánh giá hiệu quả chống viêm, giảm đau của các phác đồ

- Kết quả điều trị chung

- So sánh theo từng cặp hiệu quả chống viêm, giảm đau của ba phác đồ thuốc chống viêm: NSAID, corticoid, NSAID + corticoid.

- So sánh hiệu quả chống viêm, giảm đau giữa phác đồ có DMARD và phác đồ không có DMARD.

Dựa vào các dấu hiệu lâm sàng để đánh giá kết quả điều trị trong VKDTTN. Theo bệnh án, kết quả điều trị được phân chia thành 3 mức như bảng sau [16], [19], [24]:

Bảng 2.1: Phân loại kết quả điều trị

Kết quả điều trị Dấu hiệu lâm sàng

Khỏi

Giảm rõ rệt hoặc hết hẳn các triệu chứng bệnh như: hết sốt, hết sưng nóng đỏ đau khớp, hết cứng khớp và hạn chế vận động khớp.

Đỡ

Hết sốt, giảm sưng nóng đỏ đau các khớp, còn hạn chế vận động hoặc vận động gần bình thường, cứng khớp buổi sáng giảm hoặc hết hẳn.

Không đỡ Các triệu chứng lâm sàng của bệnh không giảm.  Đánh giá thời gian điều trị của các phác đồ

- So sánh theo từng cặp thời gian điều trị của ba phác đồ thuốc chống viêm: NSAID, corticoid, NSAID + corticoid

- So sánh thời gian điều trị giữa phác đồ có DMARD và phác đồ không có DMARD.

2.3. Xử lý kết quả nghiên cứu

Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm thống kê y học SPSS 16.0 . So sánh hai trị số trung bình bằng test t.

So sánh hai tỷ lệ bằng cách tính chỉ số OR và khoảng tin cậy 95% của OR.

Sự khác nhau giữa hai giá trị trung bình hay hai tỷ lệ được coi là có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05 hay khoảng tin cậy 95% của OR không chứa 1.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP THIẾU NIÊN TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN BẠCH MAI (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w