Dựa trên các bài nghiên cứu của các trường đại học tiêu biểu tại Việt Nam cho thấy, phần đông sinhviên còn hiểu biết ít về tài chính, đặt biệt là tài chính cá nhân, ngoài ra còn chỉ rằng
Trang 1BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
HỌC PHẦN TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TÀI CHÍNH HIỆU QUẢ
CHO ĐỐI TƯỢNG SINH VIÊN
Họ & tên: Nguyễn Hồ Minh Hiếu
MSSV: 2121012671
Mã lớp hp: 2121101063839
TP.HỒ CHÍ MINH – 2022
Trang 2Mục lục
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1
1.1 Tóm tắt 1
1.2 Giới thiệu 1
1.3 Tổng quan nghiên cứu: 3
CHƯƠNG 2 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI – THỰC TRẠNG HIỆN NAY: 7
2.1 Dẫn dắt luận điểm 7
2.2 Lý do chọn đề tài 8
2.3 Tại sao tài chính là vấn đề lớn đối với sinh viên 8
2.4 Sinh viên đang gặp khó khăn về tài chính, đi kèm đó là những hệ quả ảnh hưởng đến tâm lí, chất lượng cuộc sống và chất lượng học tập 9
CHƯƠNG 3 NGUYÊN NHÂN: 11
3.1 Một vài nguyên nhân phổ biến khiến sinh viên mất cân bằng tài chính 11
3.1.1 Những vấn đề chung của sinh viên 11
3.2 Nguyên nhân khác 15
CHƯƠNG 4 HỆ QUẢ 16
4.1 Ảnh hưởng về chất lượng sống 16
4.1.1 Tác động lên sức khỏe của cơ thể 16
4.2 Ảnh hưởng về sức khỏe tinh thần 17
4.2.1 Ảnh hưởng của tài chính lên tâm lí và ngược lại 17
CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC: 21
5.1 Có những phương pháp cân đối chi tiêu hợp lí 21
5.1.1 Hiểu rõ điều kiện của cá nhân 23
5.1.2 Những cách tiết kiệm 23
5.2 Một vài nội dung bổ sung 27
5.3 Một vài phương pháp kiểm soát chi tiêu hiệu quả 28
5.4 Các yếu tố cần thiết để kiểm soát chi tiêu hiệu quả 30
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 31
Trang 3CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.1.Tóm tắt
Trong những năm trở lại đây, vấn đề tài chính cá nhân dần đang nhận được sự quan tâm từphần đông thành phần của xã hội, do tính cần thiết và quan trọng mà nó đem lại Dựa trên các bài nghiên cứu của các trường đại học tiêu biểu tại Việt Nam cho thấy, phần đông sinhviên còn hiểu biết ít về tài chính, đặt biệt là tài chính cá nhân, ngoài ra còn chỉ rằng với những sinh viên đi làm thêm có chỉ số hiểu biết về tài chính thấp hơn những sinh viên chưa đi làm Mong rằng qua đề tài nghiên cứu trên sẽ phần nào giúp được sinh viên-những đối tượng còn đang gặp khó khăn về tài chính cá nhân, và muốn tìm hiểu, học hỏi thêm về cách quản lí tài chính, thúc đẩy năng lực tài chính của bản thân… để tạo được bước đệm và sự an toàn cho tương lai
1.2.Giới thiệu
Hiểu biết tài chính cá nhân đóng vai trò quan trọng trong sự cân bằng, thịnh vượng của mỗi cá nhân nói riêng và sự ổn định, phát triển của nền kinh tế nói chung Đối với các nềnkinh tế mới nổi, công dân có hiểu biết về tài chính có thể đảm bảo rằng ngành tài chính cóthể đóng góp hiệu quả thực sự cho tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo (Faboyede & cộng
sự, 2015) Theo khảo sát của Tổ chức Hợp tác và phát triển Kinh tế (OECD), tính đến năm 2015, có 59 quốc gia đã và đang xây dựng chiến lược giáo dục tài chính với tư cách
là chiến lược quốc gia nhằm đóng góp vào sự phát triển tài chính toàn diện và đảm bảo tính bền vững của nền kinh tế Chiến lược giáo dục tài chính là một trụ cột quan trọng củachiến lược tài chính toàn diện đối với một quốc gia, riêng tại khu vực Đông Nam Á, tính đến năm 2016 có 5 quốc gia đã thiết kế để triển khai các chiến lược giáo dục tài chính toàn diện, trong đó Malaysia và Singapore là những nước tích cực nhất (Thùy Lê, 2019) Tại Việt Nam, ngày 22/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 149/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 Theo đó, “tài chính toàn diện là việc mọi người dân và doanh nghiệp được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính một cách thuận tiện, phù
Trang 4trong đó chú trọng đến nhóm người nghèo, người thu nhập thấp, người yếu thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ” Chiến lược tài chính toàn diện hướng tới một trong các mục tiêu chính là “nâng cao hiểu biết tài chính cho người dân và doanh nghiệp, đảm bảo mọi người dân và doanh nghiệp có kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp trong lựa chọn và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính, xây dựng cơ chế bảo
vệ người tiêu dùng tài chính để đảm bảo người tiêu dùng được cung cấp đầy đủ thông tin
và đối xử công bằng” Với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu vay vốn cá nhân và doanh nghiệp tăng cao đã thúc đẩy việc mở rộng quy mô tín dụng Tuy nhiên, đến nay vẫncòn một số khách hàng chưa sử dụng dịch vụ ngân hàng Ngoài khu vực tài chính chính thức chịu sự kiểm soát của nhà nước, còn có khu vực tài chính phi chính thức hoạt động ngoài phạm vi của pháp luật, còn được gọi là “tín dụng đen” Đối với sinh viên - thế hệ trẻ
và tương lai của đất nước, đây là đối tượng mới trưởng thành nên kiến thức còn yếu, dễ bịtổn thương bởi những rủi ro tài chính, vì vậy nên đây là đối tượng hàng đầu cần được phổ cập kiến thức tài chính Bài nghiên cứu tập trung làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hiểu biết tài chính của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội thông qua mô hình định lượng Bài nghiên cứu được kết cấu thành 5 phần Sau phần Giới thiệu, nhóm nghiên cứu thực hiện tổng quan các nghiên cứu trước đây liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến hiểu biết tài chính của người dân nói chung, và sinh viên nói riêng Phần 3 mô tả về phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu Phần 4 tổng hợp và phân tích các kết quả nghiên cứu thu được từ mô hình định lượng Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đề xuất các khuyếnnghị chính sách trong phần 5 của bài nghiên cứu
Trang 51.3.Tổng quan nghiên cứu:
Những năm trở lại đây việc chú trọng vào kiến thức tài chính của người dân Việt Nam, đặc biệt là nhóm đối tượng trẻ- nguồn lực vàng trong tương lai là mục tiêu cấp bách mà Nhà nước đang theo đuổi Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến hiểu biết tài chính của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội 26 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 230- Tháng 7 2021 Nghiên cứu của tác giả Trần Thanh Thu và cộng sự (2020) tập trung nghiên cứu về chương trình giáo dục tài chính quốc gia trong bối cảnh số hóa ngành Tài chính, nhóm tác giả này đã chỉ ra rằng Việt Nam có chỉ số quan tâm và am hiểu kiến thức tài chính thấp hơn so với đại đa số các nước Châu Á Bên cạnh đó, các số liệu hiểu biết vềtài chính ở mức độ trên trung bình chỉ chiếm 24%, nhưng có đến 93% người Việt Nam không có hứng thú cải thiện (Dougn, 2019) Đã có nhiều nghiên cứu nước ngoài về hiểu biết tài chính cá nhân, tuy nhiên mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến hiểu biết tàichính cá nhân còn chưa được nhiều tác giả nghiên cứu triệt để Nhìn chung, phần lớn các nghiên cứu này đều tìm mối quan hệ cùng chiều giữa các nhân tố như tuổi, giới tính,
Trang 6ngành học, thu nhập, giáo dục… và hiệu quả quản lý tài chính cá nhân Hiểu biết về tài chính cá nhân đã trở thành một đề tài nghiên cứu khá nóng trên thế giới trong thập kỷ gần đây (Mohamad & cộng sự, 2010; Annamaria & cộng sự, 2010; Yap và cộng sự, 2016) Nhiều nhân tố đã được chỉ ra là có tác động đến hiểu biết về tài chính cá nhân như tuổi, giới tính, giáo dục và nghề nghiệp Độ tuổi tác động cùng chiều đến mức độ hiểu biết tài chính của cá nhân, tuy nhiên đây chưa phải là một xu hướng rõ ràng (Lê Hoàng Anh, 2018) Bên cạnh đó nghiên cứu của Chen & Volpe (1998), những người trong độ tuổi từ
23 - 29 tuổi và từ 40 tuổi trở lên sẽ có hiểu biết về tài chính nhiều hơn so với những độ tuổi còn lại Với một khía cạnh tương đồng khác theo Lusardi & Mitchell (2011) cho rằngnhóm người trung niên có hiểu biết tài chính tốt nhất so với hai nhóm người trẻ và người già Trong khi đó, có nhiều nghiên cứu chỉ ra tầm quan trọng của giới tính khi cho rằng nam giới quản lý tài chính tốt hơn nữ giới như Kharchenko & Olga (2011), AlTamimi & Hussain (2009), Arrondel & cộng sự (2013), Koenen & Lusardi (2011); sinh viên nam hiểu biết về tài chính hơn sinh viên nữ, phù hợp với những phát hiện trước đó: Chen & Volpe (2002), Eitel & Martin (2009), Goldsmith (2006), Hira & Mugenda (2000) Cũng
có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nơi cư trú ảnh hưởng đến hiểu biết về tài chính cá nhân Cole & cộng sự (2008) chỉ ra những sinh viên Ấn Độ sống ở khu vực nông thôn được cho
là có hiểu biết tài chính nhiều hơn những sinh viên sống trong khu vực thành thị Theo Mohamad (2010), sinh viên ở ký túc xá có hiểu biết tài chính cao hơn sinh viên không ở
ký túc, điều này được giải thích vì các sinh viên ở ký túc xá phải tự bươn chải, tự lập với cuộc sống xa gia đình hơn nên cũng phải cân đối chi tiêu và tìm hiểu những vấn đề liên quan đến tài chính hơn Bên cạnh các nhân tố về đặc điểm cá nhân, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng các nhân tố về hoàn cảnh gia đình như trình độ học vấn của bố mẹ, nghề nghiệp của bố mẹ, tình hình kinh tế của gia đình… cũng có tác động đến mức độ am hiểu tài chính của sinh viên (Mohamad, 2010; Nguyễn Thị Hải Yến, 2014; Yap và cộng sự, 2016) Murphy (2005) nhận ra các sinh viên xuất thân từ một gia đình được giáo dục đầy
đủ sẽ am hiểu về tài chính hơn và việc thường xuyên trao đổi kiến thức về lĩnh vực tài chính với bố mẹ sẽ củng cố nhận thức của sinh viên về tài chính Lusardi & cộng sự (2011) cho rằng học vấn của người mẹ thực sự ảnh hưởng lớn đến nhận thức tài chính củamột người, đặc biệt khi người mẹ đó tốt nghiệp bậc học Cao đẳng Như vậy, trình độ học
Trang 7vấn của bố mẹ tác động thuận chiều đến hiểu biết tài chính của sinh viên Năng lực học tập được sử dụng để dự đoán mức độ am hiểu tài chính và mức độ sung túc tài chính của sinh viên ở một số nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Nhóm nghiên cứu thuộc học viện Ngân hàng đã chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa trình độ học tập và hiểu biết tài chính, rằng sinh viên có điểm trung bình tích lũy (Grade Point Average- GPA) cao hơn thì
có mức độ hiểu biết tài chính tốt hơn Nghiên cứu còn chỉ ra rằng các sinh viên được điểmGPA cao thường có xu hướng học hỏi kiến thức tài chính từ bạn bè nhiều hơn những sinh viên có điểm GPA thấp Thêm vào đó, theo Lê Hoàng Anh (2018), số năm học tại một trường đại học có ảnh hưởng đến nhận thức tài chính của sinh viên, cụ thể, sinh viên đã tốt nghiệp am hiểu hơn sinh viên đại học, sinh viên năm 3 và năm 4 có nhận thức về tài chính tốt hơn những sinh viên khóa dưới Danes (1994) đã điều tra quan điểm của cha mẹ
về cách tiêu dùng của con mình Phụ huynh được hỏi ở độ tuổi nào thì họ có thể chia sẻ thông tin hay tham gia cùng với trẻ trong các hoạt động tài chính Với những hoạt động tài chính phức tạp như hiểu biết về bảo hiểm hay có tài khoản ngân hàng riêng thì đa số các bậc phụ huynh đều tin rằng ở độ tuổi từ 15 tuổi- 17 tuổi thì trẻ mới cần tiếp cận Hơn một nửa các bậc phụ huynh cũng tin rằng trẻ em trên 18 tuổi đã sẵn sàng tự quản lý tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng hay các khoản nợ của chúng Frijins & cộng sự (2014) chỉ
ra rằng các trải nghiệm tài chính có mối quan hệ thuận chiều tới hiểu biết tài chính của mỗi người Những sinh viên bắt đầu thảo luận tài chính với bố mẹ khi đã hơn 18 tuổi có hiểu biết tài chính nhiều hơn so với phần còn lại Cordero và Pedraja (2016) đã thực hiện một nghiên cứu để tìm hiểu xem, liệu việc triển khai các khóa học chuyên sâu về các khái niệm tài chính cơ bản ở trường học có ảnh hưởng đáng kể đến việc các sinh viên có thể ápdụng kiến thức và kỹ năng vào các tình huống tài chính thực tế Nghiên cứu này khai thác tập hợp dữ liệu so sánh về các quốc gia tham gia đánh giá tài chính Programme for International Student Assessment (PISA, 2012), bao gồm 18 trong số 70 nước tham gia vào làn sóng của PISA Kết quả cho thấy rằng, các khóa học như vậy có ý nghĩa quan trọng và tích cực, ảnh hưởng đến thành tích học sinh bất kể chiến lược nào được áp dụng
để dạy học sinh các khái niệm tài chính Như vậy, có thể thấy, các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến hiểu biết tài chính nói chung, và trong sinh viên được một số các học giả quan tâm Tuy nhiên, khác với các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này bổ sung thêm
Trang 8nhân tố liên quan đến ngành học của sinh viên vào mô hình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng Trong mô hình này, nhóm nghiên cứu kì vọng rằng, nếu trong quá trình học đại học sinh viên theo khối ngành kinh tế hoặc trong chương trình có môn học liên quan đến ngành kinh tế- tài chính thì sẽ có hiểu biết tài chính tốt hơn, từ đó có thói quen chi tiêu lành mạnh so với các sinh viên chuyên ngành khác Ngoài ra, nghiên cứu bổ sung thêm biến số về số năm đã học của sinh viên tại đại học với kì vọng sinh viên càng mới thì hiểubiết tài chính càng kém.
Hình 2: Minh họa_Sự rắc rối mà tài chính mang lại
Trang 9CHƯƠNG 2.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI – THỰC TRẠNG HIỆN NAY:
2.1.Dẫn dắt luận điểm
Nếu không quá xa lạ với những lời than thở của các cô cậu sinh viên mỗi cuối tháng về sốtiền hiện tại trong ví của họ, hay lo lắng về khoản tiền ăn chờ nguồn tiền từ gia đình gửi lên tháng sau có lẽ không phải xa lạ gì đối với những ai đã và đang là sinh viên Ở độ tuổi sau 18 thì những sinh viên dần có tính tự lập, đồng thời cuộc đời của mỗi người sẽ rẽ sangmột trang mới
Hình 3: Những bữa cơm đạm bạc, quen thuộc của mỗi thế hệ sinh viên
Ít ăn ngoài đồng nghĩa với việc giảm chi tiêu nhiều hơn
Bữa cơm của những năm sinh viên
Là một sinh viên Đại học Ở độ tuổi này đa phần đều phải phụ thuộc phần lớn vào tiền trợcấp đến từ cha mẹ Đặc biệt là những bạn sinh viên học xa nhà, hoặc đối tượng sinh viên thuộc những gia đình điều kiện tài chính còn khiêm tốn, phải trải qua cuộc sống tự lập, tự quản lí cuộc sống, đặc biệt là chi tiêu, tiền bạc – là thứ mà mỗi khi nhắc tới, đâu đó luôn thoáng lên những suy nghĩ, đắn đo, và những quyết định đầy tính cân nhắc
Trang 102.2.Lý do chọn đề tài
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của việc được tiếp nhận đầy đủ về cơ sở vật chất, sứckhỏe, và tiện nghi hằng ngày lên đối tượng sinh viên trong suốt quá trình học tập và rèn luyện cũng từ đó, tài chính là gốc rễ của những đối tượng được kể trên Quá trình nghiên cứu sẽ nêu lên những tác động cụ thể và trực quan của vật chất (tiền) lên môi trường sinh hoạt và học tập của sinh viên, trong đó bao gồm cả tác động về tâm lí lên đối tượng sẽ phần nào đó giúp những họ có góc nhìn đúng đắng về chi tiêu, quản lí tài chính cá nhân Đây cũng chính là lý do hình thành đề tài này
2.3.Tại sao tài chính là vấn đề lớn đối với sinh viên
Là một sinh viên Đại học Ở độ tuổi đa số đều phải phụ thuộc phần lớn vào tiền trợ cấp đến từ cha mẹ, đặc biệt là sinh viên học xa nhà, phải trải qua cuộc sống tự lập, tự quản lí cuộc sống, đặc biệt là chi tiêu, tiền bạc Đối mặt với thách thức mới ở giai đoạn này, về tài
Trang 11chính và quản lí tài chính cá nhân là sự mới lạ và khó khăn với sinh viên Thế hệ sinh viênhiện tại cũng đã có cho mình mối quan tâm, hiểu và chấp nhận tài chính cá nhân là vấn đềlớn và quan trọng mà mỗi cá nhân phải tự mình học, hiểu và thực hành lấy Những vấn đề
đó càng cho ta thấy rõ tầm quan trọng của việc nghiên cứu học tập cách quản lí tài chính
cá nhân là cần thiết ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường
2.4.Sinh viên đang gặp khó khăn về tài chính, đi kèm đó là những hệ quả ảnh hưởng đến tâm lí, chất lượng cuộc sống và chất lượng học tập
Là một thế hệ hiện đại – thế hệ Z Là thế hệ được nhận hầu hết đầy đủ sự tiện nghi, đến từcông nghệ, lối tư duy phóng khoáng, có những nhận thức cơ bản về tài chính Chính vì tư duy phóng khoáng, lối sống không gò bó, chiều chuộng bản thân, đi kèm đó vì được tiếp xúc với tiền từ sớm nên đa phần khi phải bước vào cuộc sống tự lập, dù là về tất cả, hay chỉ là về tài chính thì trong quá trình tự lập đó, những ai đang ở độ tuổi này đều phải gặp những thứ mới, học hỏi và trao dồi
Cũng chính bởi thói quen sống ít có sự kiểm soát đó, rất nhiều sinh viên đã gặp phải những tình trạng rất xấu như: Vay “tín dụng đen”, vay nặng lãi để có tiền chi tiêu Thậm chí có những tình trạng rơi vào trầm cảm vì, không có khả năng trả những khoản lãivay cắt cổ, rơi vào áp lực áp lực tài chính
Có lúc chỉ phải trải qua sự mất cân bằng tài chính, những tháng “thắt lưng buộc bụng”, sự đắng đo cho khoản chi trong ngày cho đến khi nhận được khoản chu cấp tháng sau Những tác hại trên chỉ là bề nỗi, Chất lượng cuộc sống, chất lượng học tập, và sức khỏe cũng sẽ bị ảnh hưởng nhiều, thậm chí là nặng nề đối với những sinh viên đã rơi vào
bế tắt, khi không thể giải quyết những khoản nợ mà mình sinh ra “As of fall 2019, around
41 percent of college students rated their health as very good, while only 11 percent statedtheir health was fair or poor Many colleges and universities provide health services for their students and promote awareness of the various health issues that students encounter”Thế nhưng những tình trạng kia cứ tiếp diễn thường xuyên và liên tục trong đời sống sinh viên Và câu hỏi đặt ra là liệu có cách nào để chấm dứt những vòng lặp đó?, làm sao để những vấn để không thể tiếp diễn xấu đi?
Trang 13CHƯƠNG 3.NGUYÊN NHÂN:
3.1.Một vài nguyên nhân phổ biến khiến sinh viên mất cân bằng tài chính
Sự mất cân bằng trong những khoảng chi hằng tháng không hiếm gặp, bởi vì đó là hệ quả của việc xem nhẹ quá trình quan sát chi tiêu bản thân theo cách trực quan nhất Cùng điểm qua một số lí do khiến cho sinh viên mất đối diện với mất cân bằng tài chính cá nhân-ở đây chúng ta sẽ xem xét những tác nhân chung nhất đối với đối tượng sinh viên.Phiếu điều tra bao gồm 25 câu hỏi trong đó có 20 câu hỏi tổng quát về hiểu biết tài chính nói chung và 5 câu hỏi tính toán nhằm đánh giá việc ra các quyết định tài chính phù hợp
Đa số các câu hỏi đều chỉ khảo sát kiến thức tài chính ở mức độ cơ bản vì có những sinh viên không thuộc khối ngành kinh tế, 3 câu hỏi ở mức độ khó và cần có kiến thức về tài chính chuyên sâu Với những câu hỏi tổng quát về hiểu biết tài chính nói chung người được hỏi sẽ được kiểm tra về các kiến thức về bảo hiểm, lãi suất, tỷ giá, thuế, Các câu hỏi này đánh giá kiến thức nền tảng về tài chính ở mức cơ bản theo đó người được hỏi nếu đã đọc qua thì có thể trả lời dựa trên những suy nghĩ, lập luận và hiểu biết đời sống hàng ngày
3.1.1.Những vấn đề chung của sinh viên
1 Không theo dõi nguồn thu và nguồn chi một cách chi tiết: Liệu bạn đã thực
tập thói quen ghi lại những khoản chi tiêu từ nhỏ cho đến lớn trong ngày Có baogiờ chỉ còn vài ngày cuối tháng bạn nhận ra mình chẳng còn đủ tiền để bắt xe buýt để đi học, hay đơn giản chỉ là mua cho bản thân được một bữa trưa cho thậtchu đáo? Có bao giờ hối hận vì đã lỡ tiêu phung phí trong những ngày đầu tháng chưa ?
Có thể lí cho xuất phát từ việc bản thân bạn không có cho mình một thói quen theo dõi chi tiêu tốt, đầu tháng ba mẹ gửi cho 3 triệu thì dùng hết cả 3 triệu,thậm chí còn âm nguồn thu từ gia đình Việc vay bạn bè, người quen để có đủ tiền ăn cho những ngày còn lại trong tháng cũng không quá xa lạ với một vài người
Trang 14Việc cho bản thân một cái nhìn tổng thể về những khoản chi tiêu dù nhỏ haylớn trong ngày là thói quen nên thực hành, để tài chính trở nên trực quan hơn đốivới bạn, từ đó bản thân sinh viên có thể tự mình xác định được đâu là khoản tiền
mà bản thân có thể cắt giảm, tiết kiệm để phục vụ cho những nhu cầu thiết yếu, chính đáng, thực tế hơn, từ đó để không phải phát sinh thêm những khoản nợ, những khoản âm trong chi tiêu mỗi tháng Chính vì vậy mỗi sinh viên nên cân nhắc, thêm vào thói quen hằng ngày việc ghi chép, theo dõi chi tiêu dưới nhiều hình thức (điện thoại; hóa đơn mua hàng, sổ chi tiêu.v.v ) để có thể kiểm soát dễdàng dòng tiền của bản thân
2 Thói quen chi tiêu thoải mái từ khi ở gần gia đình:
Đối với những sinh viên đã hình thành xu hướng hưởng thụ ngay từ khi còn ở gần với gia đình chắc hẳn đã và đang gặp rất nhiều khó khăn, thắc mắc trong việc cân đối tiêu xài của bản thân Một số khác lại vẫn còn thói quen đó, thành ralại tiêu xài thoải mái như bản thân vẫn ở gần gia đình (khi việc ngửa tay xin tiền
bố mẹ không quá khó) với những khoản như (tiền cà phê mỗi ngày, uống nước với bạn bè, những ngày ăn ngoài, những món đồ trên sàn thương mại điện tử, mua sắm áo quần, giày dép, phụ kiện,…) bởi sự tiếp cận dễ dàng từ công nghệTác hại của việc chi tiêu thoải mái đó vô tình làm sinh viên không ý thức được những khoản nào, những đồ dùng nào là cần thiết thay vì nhầm lẫn giữa thứ bản thân cần và thứ bản thân muốn – cũng là tác nhân gây rỗng túi cho rất nhiều sinh viên Những khoản tiền được chi bởi các quyết định mang tính cảm xúc, nuông chiều bản thân và sự thoải mái chính là lí do tiếp theo giúp cho tài khoản ngân hàng những cô cậu sinh viên bốc hơi vào mỗi cuối tháng
3 Tiêu cho những từ mình muốn, thích, tưởng chừng là cần thiết.
Bạn có thể vô tình lướt qua một đôi giày hiệu và đinh ninh rằng: “mình sẽ cần
nó cho những buổi đi chơi, những hội nghị những buổi họp của CLB, và cho rằng đôi giày đó sẽ giúp bản thân thật nổi bật, sành điệu trước bao người” Bạn có thể dễ dàng vung tay cho những đơn hàng giá rẻ mua sắm trên sàn thương mại chỉ vì nó “rẻ” và rồi chất đầy trong nhà những thứ không có chức năng phục vụ nhu cầu sống cơ bản của bản thân mà chỉ nghe quyết định bằng
Trang 15cảm xúc và cho rằng món đồ đó là cần thiết, trông khi không hề dựa vào những phải xem xét thứ bạn cần để duy trì chất lượng sống của bản thân là gì!.Liệu bạn có thực sự cần phải mua quần áo mới mỗi tháng?, hay có cần thiết phải mua những món đồ mới mà bạn vừa thấy được ở trên mạng xã hội với những nhận xét tích cực? Liệu những đôi giày đẹp thay vì những đôi giày bền làlựa chọn đúng đắng? Liệu những phụ kiện xinh xắn hay những món đồ trong thật sang là cách tốt nhất để thỏa mãn sở thích bộc phát của bản thân
Bảng 1: Khảo sát cơ cấu độ tuổi có mua sắm tại sàn thương mại điện tử
4 Phát sinh những khoản nợ xấu.
Như có đề cập ở trên, việc vay mượn để trang trải cho những nhu cầu thiết yếu đã không quá xa lạ với những ai là sinh viên Tuy nhiên, việc vay mượn nợ ngay cả khi đó là bạn bè, người quen, hay những biển tờ rơi được dán khắp đường-cho vay không thế chấp…
Đều có rất nhiều rủi ro, Những sinh viên luôn tìm đến bạn bè, người quen trước khi vô tình bị dính bẫy của những tổ chức cho vay tín dụng đen, vay nặng lãi , tình trạng xuất hiện những khoản nợ xấu (những khoản nợ không được dùng đúng mục đích) Rủi ro của việc vay mượn dễ dàng là khi đối mặt với
Trang 16nhiều khoản nợ chồng chất, sinh viên trở nê bế tắt và không trả được nợ, rủi ro mất đi các mối quan hệ tốt, làm ảnh hưởng đến nguồn tài chính của gia đình mà nguyên nhân xuất phát chính từ những khoản nợ xấu Hiệp hội Bảo hiểm giáo viên và niên kim- Viện nghiên cứu quỹ hưu trí cao đẳng (TIAA- CREF) đã có nghiên cứu và đưa ra kết luận “Những người ít hiểu biết về tài chính có xu hướng tích lũy tài sản tài chính ít hơn, vay nhiều hơn, trả lệ phí cao hơn, và ít có khả năng đầu tư hơn trong suốt cuộc đời của họ”.
Bảng 2:Khảo sát độ tuổi vay tín dụng tiêu dùng
Khảo sát đến từ … cho thấy khoản vay tiêu dùng tại các Công ty tài chính
có tỉ lệ phần trăm cao hơn với đối tượng khách hàng có độ tuổi từ 18-30 tuổi chiếm 60% còn đối với vay tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại chỉ chiếm 25% trên tổng số
Cho thấy rằng người trẻ có xu hướng phóng túng hơn trong chuyện tiền bạc , và cũng dễ dàng tiếp cận được những khoản vay tín dụng tiêu dùng một cách tiện lợi nhất Chính vì
Trang 17vậy đi kèm đó là những hệ quả đã nêu ra như trên, ta có thể thấy tầm quan trọng của việc phân bố khoản chi tiêu, cân bằng nguồn thu nhập, cân nhắc các khoản vay có lợi là việc cần thiết ra sao, để những người ở độ tuổi còn trẻ nói chung và sinh viên nói riêng có cho mình được sự những tiện ích cơ bản, phù hợp và hợp lí nhất đối với tình hình tài chính của mỗi cá nhân.
Một khảo sát cũ các dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam cho thấy đại bộ phận giới trẻ đều rất hào hứng với dịch vụ cho vay của ngân hàng Theo kết quả nghiên cứu, 89% người trẻ sở hữu các thẻ tín dụng so với 40% của những người trên 30 tuổi Các loại hình dịch vụ ngânhàng từ xa, điển hình là E-Banking (kiểm tra tài khoản, chuyển khoản, gửi tiết kiệm trực tuyến), hay mua hàng trên mạng với thẻ tín dụng hoặc bằng PayPal, thì có đến hơn 75% khách hàng dưới 35 tuổi
3.2.Nguyên nhân khác
Nguyễn Trúc Lê (2018) cho rằng: “Hiện nay, chỉ số phổ cập tài chính của Việt Nam chỉ đạt 21,28 điểm, xếp thứ 112/176 trên toàn thế giới và đứng ở vị trí 22/37 quốc gia đang phát triển tại châu Á cho thấy rằng
Việc phổ cập “kiến thức tài chính và năng lực tài chính” cho sinh viên, học sinh còn hạn chế trong hệ thống giáo dục hiện tại Chính vì nguyên do đó trong cuộc sống, công việc của những người lớn cũng đã gặp không ít khó khăn bởi chính nguồn tài chính của bản thân bởi khi còn trẻ họ chưa được trang bị các kiến thức tài chính phù hợp cho bản thân
và tương lai Bởi vậy, không bao giờ là quá sớm khi dạy con về giá trị của đồng tiền hay
sự khác nhau giữa nhu cầu và ước muốn hoặc ý nghĩa của việc tiết kiệm tiền N S Godfrey (2006) lưu ý “Khi những đứa trẻ bắt đầu nhận thức được thế giới của mình, chúng nhận thức được tiền bạc”
Từ đó dẫn tới một hệ quả tiếp theo, chính do kiến thức quản lí tài chính hạn hẹp cùng với thói theo tiêu xài theo cảm xúc