1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(TIỂU LUẬN) đề tài NGHIÊN cứu KHOA học NGHIÊN cứu QUẢN lý tài CHÍNH HIỆU QUẢ CHO đối TƯỢNG SINH VIÊN

35 370 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TÀI CHÍNH HIỆU QUẢ CHO ĐỐI TƯỢNG SINH VIÊN
Tác giả Nguyễn Hồ Minh Hiếu
Trường học Trường Đại Học Tài Chính - Marketing
Chuyên ngành Tin học Đại Cương
Thể loại Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP.HỒ CHÍ MINH
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 1,38 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (3)
    • 1.1. Tóm tắt (3)
    • 1.2. Giới thiệu (3)
    • 1.3. Tổng quan nghiên cứu (5)
  • CHƯƠNG 2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI – THỰC TRẠNG HIỆN NAY (9)
    • 2.1. Dẫn dắt luận điểm (9)
    • 2.2. Lý do chọn đề tài (10)
    • 2.3. Tại sao tài chính là vấn đề lớn đối với sinh viên (10)
    • 2.4. Sinh viên đang gặp khó khăn về tài chính, đi kèm đó là những hệ quả ảnh hưởng đến tâm lí, chất lượng cuộc sống và chất lượng học tập (11)
  • CHƯƠNG 3. NGUYÊN NHÂN (13)
    • 3.1. Một vài nguyên nhân phổ biến khiến sinh viên mất cân bằng tài chính (13)
      • 3.1.1. Những vấn đề chung của sinh viên (13)
    • 3.2. Nguyên nhân khác (17)
  • CHƯƠNG 4. HỆ QUẢ (18)
    • 4.1. Ảnh hưởng về chất lượng sống (18)
      • 4.1.1. Tác động lên sức khỏe của cơ thể (18)
    • 4.2. Ảnh hưởng về sức khỏe tinh thần (19)
      • 4.2.1. Ảnh hưởng của tài chính lên tâm lí và ngược lại (19)
  • CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC (23)
    • 5.1. Có những phương pháp cân đối chi tiêu hợp lí (23)
      • 5.1.1. Hiểu rõ điều kiện của cá nhân (25)
      • 5.1.2. Những cách tiết kiệm (25)
    • 5.2. Một vài nội dung bổ sung (29)
    • 5.3. Một vài phương pháp kiểm soát chi tiêu hiệu quả (30)
    • 5.4. Các yếu tố cần thiết để kiểm soát chi tiêu hiệu quả (32)
  • CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH (33)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Tóm tắt

Trong những năm trở lại đây, vấn đề tài chính cá nhân dần đang nhận được sự quan tâm từ phần đông thành phần của xã hội, do tính cần thiết và quan trọng mà nó đem lại Dựa trên các bài nghiên cứu của các trường đại học tiêu biểu tại Việt Nam cho thấy, phần đông sinh viên còn hiểu biết ít về tài chính, đặt biệt là tài chính cá nhân, ngoài ra còn chỉ rằng với những sinh viên đi làm thêm có chỉ số hiểu biết về tài chính thấp hơn những sinh viên chưa đi làm Mong rằng qua đề tài nghiên cứu trên sẽ phần nào giúp được sinh viên- những đối tượng còn đang gặp khó khăn về tài chính cá nhân, và muốn tìm hiểu, học hỏi thêm về cách quản lí tài chính, thúc đẩy năng lực tài chính của bản thân… để tạo được bước đệm và sự an toàn cho tương lai.

Giới thiệu

Hiểu biết tài chính cá nhân đóng vai trò quan trọng trong sự cân bằng, thịnh vượng của mỗi cá nhân nói riêng và sự ổn định, phát triển của nền kinh tế nói chung Đối với các nền kinh tế mới nổi, công dân có hiểu biết về tài chính có thể đảm bảo rằng ngành tài chính có thể đóng góp hiệu quả thực sự cho tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo (Faboyede & cộng sự, 2015) Theo khảo sát của Tổ chức Hợp tác và phát triển Kinh tế (OECD), tính đến năm 2015, có 59 quốc gia đã và đang xây dựng chiến lược giáo dục tài chính với tư cách là chiến lược quốc gia nhằm đóng góp vào sự phát triển tài chính toàn diện và đảm bảo tính bền vững của nền kinh tế Chiến lược giáo dục tài chính là một trụ cột quan trọng của chiến lược tài chính toàn diện đối với một quốc gia, riêng tại khu vực Đông Nam Á, tính đến năm 2016 có 5 quốc gia đã thiết kế để triển khai các chiến lược giáo dục tài chính toàn diện, trong đó Malaysia và Singapore là những nước tích cực nhất (Thùy Lê, 2019) Tại Việt Nam, ngày 22/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 149/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 Theo đó, “tài chính toàn diện là việc mọi người dân và doanh nghiệp được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính một cách thuận tiện, phù trong đó chú trọng đến nhóm người nghèo, người thu nhập thấp, người yếu thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ” Chiến lược tài chính toàn diện hướng tới một trong các mục tiêu chính là “nâng cao hiểu biết tài chính cho người dân và doanh nghiệp, đảm bảo mọi người dân và doanh nghiệp có kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp trong lựa chọn và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính, xây dựng cơ chế bảo vệ người tiêu dùng tài chính để đảm bảo người tiêu dùng được cung cấp đầy đủ thông tin và đối xử công bằng” Với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu vay vốn cá nhân và doanh nghiệp tăng cao đã thúc đẩy việc mở rộng quy mô tín dụng Tuy nhiên, đến nay vẫn còn một số khách hàng chưa sử dụng dịch vụ ngân hàng Ngoài khu vực tài chính chính thức chịu sự kiểm soát của nhà nước, còn có khu vực tài chính phi chính thức hoạt động ngoài phạm vi của pháp luật, còn được gọi là “tín dụng đen” Đối với sinh viên - thế hệ trẻ và tương lai của đất nước, đây là đối tượng mới trưởng thành nên kiến thức còn yếu, dễ bị tổn thương bởi những rủi ro tài chính, vì vậy nên đây là đối tượng hàng đầu cần được phổ cập kiến thức tài chính Bài nghiên cứu tập trung làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hiểu biết tài chính của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội thông qua mô hình định lượng Bài nghiên cứu được kết cấu thành 5 phần Sau phần Giới thiệu, nhóm nghiên cứu thực hiện tổng quan các nghiên cứu trước đây liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến hiểu biết tài chính của người dân nói chung, và sinh viên nói riêng Phần 3 mô tả về phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu Phần 4 tổng hợp và phân tích các kết quả nghiên cứu thu được từ mô hình định lượng Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đề xuất các khuyến nghị chính sách trong phần 5 của bài nghiên cứu.

Hình 1: Những bước đầu trong cân đối nguồn tiền cá nhân là ghi chép chi tiêu.

Tổng quan nghiên cứu

Những năm trở lại đây việc chú trọng vào kiến thức tài chính của người dân Việt Nam, đặc biệt là nhóm đối tượng trẻ- nguồn lực vàng trong tương lai là mục tiêu cấp bách mà Nhà nước đang theo đuổi Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến hiểu biết tài chính của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội 26 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 230- Tháng 7 2021 Nghiên cứu của tác giả Trần Thanh Thu và cộng sự (2020) tập trung nghiên cứu về chương trình giáo dục tài chính quốc gia trong bối cảnh số hóa ngành Tài chính, nhóm tác giả này đã chỉ ra rằng Việt Nam có chỉ số quan tâm và am hiểu kiến thức tài chính thấp hơn so với đại đa số các nước Châu Á Bên cạnh đó, các số liệu hiểu biết về tài chính ở mức độ trên trung bình chỉ chiếm 24%, nhưng có đến 93% người Việt Nam không có hứng thú cải thiện (Dougn, 2019) Đã có nhiều nghiên cứu nước ngoài về hiểu biết tài chính cá nhân, tuy nhiên mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến hiểu biết tài chính cá nhân còn chưa được nhiều tác giả nghiên cứu triệt để Nhìn chung, phần lớn các ngành học, thu nhập, giáo dục… và hiệu quả quản lý tài chính cá nhân Hiểu biết về tài chính cá nhân đã trở thành một đề tài nghiên cứu khá nóng trên thế giới trong thập kỷ gần đây (Mohamad & cộng sự, 2010; Annamaria & cộng sự, 2010; Yap và cộng sự, 2016) Nhiều nhân tố đã được chỉ ra là có tác động đến hiểu biết về tài chính cá nhân như tuổi, giới tính, giáo dục và nghề nghiệp Độ tuổi tác động cùng chiều đến mức độ hiểu biết tài chính của cá nhân, tuy nhiên đây chưa phải là một xu hướng rõ ràng (Lê Hoàng Anh,

2018) Bên cạnh đó nghiên cứu của Chen & Volpe (1998), những người trong độ tuổi từ

23 - 29 tuổi và từ 40 tuổi trở lên sẽ có hiểu biết về tài chính nhiều hơn so với những độ tuổi còn lại Với một khía cạnh tương đồng khác theo Lusardi & Mitchell (2011) cho rằng nhóm người trung niên có hiểu biết tài chính tốt nhất so với hai nhóm người trẻ và người già Trong khi đó, có nhiều nghiên cứu chỉ ra tầm quan trọng của giới tính khi cho rằng nam giới quản lý tài chính tốt hơn nữ giới như Kharchenko & Olga (2011), AlTamimi & Hussain (2009), Arrondel & cộng sự (2013), Koenen & Lusardi (2011); sinh viên nam hiểu biết về tài chính hơn sinh viên nữ, phù hợp với những phát hiện trước đó: Chen & Volpe (2002), Eitel & Martin (2009), Goldsmith (2006), Hira & Mugenda (2000) Cũng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nơi cư trú ảnh hưởng đến hiểu biết về tài chính cá nhân Cole & cộng sự (2008) chỉ ra những sinh viên Ấn Độ sống ở khu vực nông thôn được cho là có hiểu biết tài chính nhiều hơn những sinh viên sống trong khu vực thành thị Theo Mohamad (2010), sinh viên ở ký túc xá có hiểu biết tài chính cao hơn sinh viên không ở ký túc, điều này được giải thích vì các sinh viên ở ký túc xá phải tự bươn chải, tự lập với cuộc sống xa gia đình hơn nên cũng phải cân đối chi tiêu và tìm hiểu những vấn đề liên quan đến tài chính hơn Bên cạnh các nhân tố về đặc điểm cá nhân, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng các nhân tố về hoàn cảnh gia đình như trình độ học vấn của bố mẹ, nghề nghiệp của bố mẹ, tình hình kinh tế của gia đình… cũng có tác động đến mức độ am hiểu tài chính của sinh viên (Mohamad, 2010; Nguyễn Thị Hải Yến, 2014; Yap và cộng sự,

2016) Murphy (2005) nhận ra các sinh viên xuất thân từ một gia đình được giáo dục đầy đủ sẽ am hiểu về tài chính hơn và việc thường xuyên trao đổi kiến thức về lĩnh vực tài chính với bố mẹ sẽ củng cố nhận thức của sinh viên về tài chính Lusardi & cộng sự

(2011) cho rằng học vấn của người mẹ thực sự ảnh hưởng lớn đến nhận thức tài chính của một người, đặc biệt khi người mẹ đó tốt nghiệp bậc học Cao đẳng Như vậy, trình độ học vấn của bố mẹ tác động thuận chiều đến hiểu biết tài chính của sinh viên Năng lực học tập được sử dụng để dự đoán mức độ am hiểu tài chính và mức độ sung túc tài chính của sinh viên ở một số nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Nhóm nghiên cứu thuộc học viện Ngân hàng đã chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa trình độ học tập và hiểu biết tài chính, rằng sinh viên có điểm trung bình tích lũy (Grade Point Average- GPA) cao hơn thì có mức độ hiểu biết tài chính tốt hơn Nghiên cứu còn chỉ ra rằng các sinh viên được điểm GPA cao thường có xu hướng học hỏi kiến thức tài chính từ bạn bè nhiều hơn những sinh viên có điểm GPA thấp Thêm vào đó, theo Lê Hoàng Anh (2018), số năm học tại một trường đại học có ảnh hưởng đến nhận thức tài chính của sinh viên, cụ thể, sinh viên đã tốt nghiệp am hiểu hơn sinh viên đại học, sinh viên năm 3 và năm 4 có nhận thức về tài chính tốt hơn những sinh viên khóa dưới Danes (1994) đã điều tra quan điểm của cha mẹ về cách tiêu dùng của con mình Phụ huynh được hỏi ở độ tuổi nào thì họ có thể chia sẻ thông tin hay tham gia cùng với trẻ trong các hoạt động tài chính Với những hoạt động tài chính phức tạp như hiểu biết về bảo hiểm hay có tài khoản ngân hàng riêng thì đa số các bậc phụ huynh đều tin rằng ở độ tuổi từ 15 tuổi- 17 tuổi thì trẻ mới cần tiếp cận Hơn một nửa các bậc phụ huynh cũng tin rằng trẻ em trên 18 tuổi đã sẵn sàng tự quản lý tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng hay các khoản nợ của chúng Frijins & cộng sự (2014) chỉ ra rằng các trải nghiệm tài chính có mối quan hệ thuận chiều tới hiểu biết tài chính của mỗi người Những sinh viên bắt đầu thảo luận tài chính với bố mẹ khi đã hơn 18 tuổi có hiểu biết tài chính nhiều hơn so với phần còn lại Cordero và Pedraja (2016) đã thực hiện một nghiên cứu để tìm hiểu xem, liệu việc triển khai các khóa học chuyên sâu về các khái niệm tài chính cơ bản ở trường học có ảnh hưởng đáng kể đến việc các sinh viên có thể áp dụng kiến thức và kỹ năng vào các tình huống tài chính thực tế Nghiên cứu này khai thác tập hợp dữ liệu so sánh về các quốc gia tham gia đánh giá tài chính Programme for

International Student Assessment (PISA, 2012), bao gồm 18 trong số 70 nước tham gia vào làn sóng của PISA Kết quả cho thấy rằng, các khóa học như vậy có ý nghĩa quan trọng và tích cực, ảnh hưởng đến thành tích học sinh bất kể chiến lược nào được áp dụng để dạy học sinh các khái niệm tài chính Như vậy, có thể thấy, các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến hiểu biết tài chính nói chung, và trong sinh viên được một số các học giả nhân tố liên quan đến ngành học của sinh viên vào mô hình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng Trong mô hình này, nhóm nghiên cứu kì vọng rằng, nếu trong quá trình học đại học sinh viên theo khối ngành kinh tế hoặc trong chương trình có môn học liên quan đến ngành kinh tế- tài chính thì sẽ có hiểu biết tài chính tốt hơn, từ đó có thói quen chi tiêu lành mạnh so với các sinh viên chuyên ngành khác Ngoài ra, nghiên cứu bổ sung thêm biến số về số năm đã học của sinh viên tại đại học với kì vọng sinh viên càng mới thì hiểu biết tài chính càng kém.

Hình 2: Minh họa_Sự rắc rối mà tài chính mang lại

NGUYÊN NHÂN

Một vài nguyên nhân phổ biến khiến sinh viên mất cân bằng tài chính

Sự mất cân bằng trong những khoảng chi hằng tháng không hiếm gặp, bởi vì đó là hệ quả của việc xem nhẹ quá trình quan sát chi tiêu bản thân theo cách trực quan nhất Cùng điểm qua một số lí do khiến cho sinh viên mất đối diện với mất cân bằng tài chính cá nhân-ở đây chúng ta sẽ xem xét những tác nhân chung nhất đối với đối tượng sinh viên.

Phiếu điều tra bao gồm 25 câu hỏi trong đó có 20 câu hỏi tổng quát về hiểu biết tài chính nói chung và 5 câu hỏi tính toán nhằm đánh giá việc ra các quyết định tài chính phù hợp Đa số các câu hỏi đều chỉ khảo sát kiến thức tài chính ở mức độ cơ bản vì có những sinh viên không thuộc khối ngành kinh tế, 3 câu hỏi ở mức độ khó và cần có kiến thức về tài chính chuyên sâu Với những câu hỏi tổng quát về hiểu biết tài chính nói chung người được hỏi sẽ được kiểm tra về các kiến thức về bảo hiểm, lãi suất, tỷ giá, thuế, Các câu hỏi này đánh giá kiến thức nền tảng về tài chính ở mức cơ bản theo đó người được hỏi nếu đã đọc qua thì có thể trả lời dựa trên những suy nghĩ, lập luận và hiểu biết đời sống hàng ngày.

3.1.1.Những vấn đề chung của sinh viên

1 Không theo dõi nguồn thu và nguồn chi một cách chi tiết: Liệu bạn đã thực tập thói quen ghi lại những khoản chi tiêu từ nhỏ cho đến lớn trong ngày Có bao giờ chỉ còn vài ngày cuối tháng bạn nhận ra mình chẳng còn đủ tiền để bắt xe buýt để đi học, hay đơn giản chỉ là mua cho bản thân được một bữa trưa cho thật chu đáo? Có bao giờ hối hận vì đã lỡ tiêu phung phí trong những ngày đầu tháng chưa ?

Có thể lí cho xuất phát từ việc bản thân bạn không có cho mình một thói quen theo dõi chi tiêu tốt, đầu tháng ba mẹ gửi cho 3 triệu thì dùng hết cả 3 triệu,thậm chí còn âm nguồn thu từ gia đình Việc vay bạn bè, người quen để có đủ tiền ăn cho những ngày còn lại trong tháng cũng không quá xa lạ với một vài người

Việc cho bản thân một cái nhìn tổng thể về những khoản chi tiêu dù nhỏ hay lớn trong ngày là thói quen nên thực hành, để tài chính trở nên trực quan hơn đối với bạn, từ đó bản thân sinh viên có thể tự mình xác định được đâu là khoản tiền mà bản thân có thể cắt giảm, tiết kiệm để phục vụ cho những nhu cầu thiết yếu, chính đáng, thực tế hơn, từ đó để không phải phát sinh thêm những khoản nợ, những khoản âm trong chi tiêu mỗi tháng Chính vì vậy mỗi sinh viên nên cân nhắc, thêm vào thói quen hằng ngày việc ghi chép, theo dõi chi tiêu dưới nhiều hình thức (điện thoại; hóa đơn mua hàng, sổ chi tiêu.v.v ) để có thể kiểm soát dễ dàng dòng tiền của bản thân

2 Thói quen chi tiêu thoải mái từ khi ở gần gia đình: Đối với những sinh viên đã hình thành xu hướng hưởng thụ ngay từ khi còn ở gần với gia đình chắc hẳn đã và đang gặp rất nhiều khó khăn, thắc mắc trong việc cân đối tiêu xài của bản thân Một số khác lại vẫn còn thói quen đó, thành ra lại tiêu xài thoải mái như bản thân vẫn ở gần gia đình (khi việc ngửa tay xin tiền bố mẹ không quá khó) với những khoản như (tiền cà phê mỗi ngày, uống nước với bạn bè, những ngày ăn ngoài, những món đồ trên sàn thương mại điện tử, mua sắm áo quần, giày dép, phụ kiện,…) bởi sự tiếp cận dễ dàng từ công nghệ Tác hại của việc chi tiêu thoải mái đó vô tình làm sinh viên không ý thức được những khoản nào, những đồ dùng nào là cần thiết thay vì nhầm lẫn giữa thứ bản thân cần và thứ bản thân muốn – cũng là tác nhân gây rỗng túi cho rất nhiều sinh viên Những khoản tiền được chi bởi các quyết định mang tính cảm xúc, nuông chiều bản thân và sự thoải mái chính là lí do tiếp theo giúp cho tài khoản ngân hàng những cô cậu sinh viên bốc hơi vào mỗi cuối tháng.

3 Tiêu cho những từ mình muốn, thích, tưởng chừng là cần thiết.

Bạn có thể vô tình lướt qua một đôi giày hiệu và đinh ninh rằng: “mình sẽ cần nó cho những buổi đi chơi, những hội nghị những buổi họp của CLB, và cho rằng đôi giày đó sẽ giúp bản thân thật nổi bật, sành điệu trước bao người” Bạn có thể dễ dàng vung tay cho những đơn hàng giá rẻ mua sắm trên sàn thương mại chỉ vì nó “rẻ” và rồi chất đầy trong nhà những thứ không có chức năng phục vụ nhu cầu sống cơ bản của bản thân mà chỉ nghe quyết định bằng cảm xúc và cho rằng món đồ đó là cần thiết, trông khi không hề dựa vào những phải xem xét thứ bạn cần để duy trì chất lượng sống của bản thân là gì!.

Liệu bạn có thực sự cần phải mua quần áo mới mỗi tháng?, hay có cần thiết phải mua những món đồ mới mà bạn vừa thấy được ở trên mạng xã hội với những nhận xét tích cực? Liệu những đôi giày đẹp thay vì những đôi giày bền là lựa chọn đúng đắng? Liệu những phụ kiện xinh xắn hay những món đồ trong thật sang là cách tốt nhất để thỏa mãn sở thích bộc phát của bản thân

D ướ i 18 tu i ổ 18-24 tu i ổ 25-29 tu i ổ 30-34 tu i ổ 35-40 tu i ổ trên 40

Bảng 1: Khảo sát cơ cấu độ tuổi có mua sắm tại sàn thương mại điện tử

4 Phát sinh những khoản nợ xấu.

Như có đề cập ở trên, việc vay mượn để trang trải cho những nhu cầu thiết yếu đã không quá xa lạ với những ai là sinh viên Tuy nhiên, việc vay mượn nợ ngay cả khi đó là bạn bè, người quen, hay những biển tờ rơi được dán khắp đường-cho vay không thế chấp… Đều có rất nhiều rủi ro, Những sinh viên luôn tìm đến bạn bè, người quen trước khi vô tình bị dính bẫy của những tổ chức cho vay tín dụng đen, vay nặng lãi , tình trạng xuất hiện những khoản nợ xấu (những khoản nợ không được dùng đúng mục đích) Rủi ro của việc vay mượn dễ dàng là khi đối mặt với nhiều khoản nợ chồng chất, sinh viên trở nê bế tắt và không trả được nợ, rủi ro mất đi các mối quan hệ tốt, làm ảnh hưởng đến nguồn tài chính của gia đình mà nguyên nhân xuất phát chính từ những khoản nợ xấu Hiệp hội Bảo hiểm giáo viên và niên kim- Viện nghiên cứu quỹ hưu trí cao đẳng (TIAA- CREF) đã có nghiên cứu và đưa ra kết luận “Những người ít hiểu biết về tài chính có xu hướng tích lũy tài sản tài chính ít hơn, vay nhiều hơn, trả lệ phí cao hơn, và ít có khả năng đầu tư hơn trong suốt cuộc đời của họ”.

Bảng 2:Khảo sát độ tuổi vay tín dụng tiêu dùng

Khảo sát đến từ … cho thấy khoản vay tiêu dùng tại các Công ty tài chính có tỉ lệ phần trăm cao hơn với đối tượng khách hàng có độ tuổi từ 18-30 tuổi chiếm 60% còn đối với vay tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại chỉ chiếm 25% trên tổng số.

Cho thấy rằng người trẻ có xu hướng phóng túng hơn trong chuyện tiền bạc , và cũng dễ dàng tiếp cận được những khoản vay tín dụng tiêu dùng một cách tiện lợi nhất Chính vì vậy đi kèm đó là những hệ quả đã nêu ra như trên, ta có thể thấy tầm quan trọng của việc phân bố khoản chi tiêu, cân bằng nguồn thu nhập, cân nhắc các khoản vay có lợi là việc cần thiết ra sao, để những người ở độ tuổi còn trẻ nói chung và sinh viên nói riêng có cho mình được sự những tiện ích cơ bản, phù hợp và hợp lí nhất đối với tình hình tài chính của mỗi cá nhân.

Một khảo sát cũ các dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam cho thấy đại bộ phận giới trẻ đều rất hào hứng với dịch vụ cho vay của ngân hàng Theo kết quả nghiên cứu, 89% người trẻ sở hữu các thẻ tín dụng so với 40% của những người trên 30 tuổi Các loại hình dịch vụ ngân hàng từ xa, điển hình là E-Banking (kiểm tra tài khoản, chuyển khoản, gửi tiết kiệm trực tuyến), hay mua hàng trên mạng với thẻ tín dụng hoặc bằng PayPal, thì có đến hơn 75% khách hàng dưới 35 tuổi.

Nguyên nhân khác

Nguyễn Trúc Lê (2018) cho rằng: “Hiện nay, chỉ số phổ cập tài chính của Việt Nam chỉ đạt 21,28 điểm, xếp thứ 112/176 trên toàn thế giới và đứng ở vị trí 22/37 quốc gia đang phát triển tại châu Á cho thấy rằng

Việc phổ cập “kiến thức tài chính và năng lực tài chính” cho sinh viên, học sinh còn hạn chế trong hệ thống giáo dục hiện tại Chính vì nguyên do đó trong cuộc sống, công việc của những người lớn cũng đã gặp không ít khó khăn bởi chính nguồn tài chính của bản thân bởi khi còn trẻ họ chưa được trang bị các kiến thức tài chính phù hợp cho bản thân và tương lai Bởi vậy, không bao giờ là quá sớm khi dạy con về giá trị của đồng tiền hay sự khác nhau giữa nhu cầu và ước muốn hoặc ý nghĩa của việc tiết kiệm tiền N S Godfrey (2006) lưu ý “Khi những đứa trẻ bắt đầu nhận thức được thế giới của mình, chúng nhận thức được tiền bạc”.

Từ đó dẫn tới một hệ quả tiếp theo, chính do kiến thức quản lí tài chính hạn hẹp cùng với thói theo tiêu xài theo cảm xúc.

HỆ QUẢ

Ảnh hưởng về chất lượng sống

4.1.1.Tác động lên sức khỏe của cơ thể.

Một số khảo sát quy mô nhỏ cho rằng, có đến hơn 64% sinh viên tham gia khảo sát trả lời về việc có trên 2-3 bữa ăn ngoài trong tuần, đồng thời phần lớn nữ giới được hỏi cho rằng họ sẵn sàng chi tiêu cho 2-3 bữa ăn vặt trong mỗi ngày, trong khi từ 1-2 bữa đối với nam giới trong ngày.Việc có những khoản tiêu cho các bữa ăn ngoài, không bàn đến giá cả vì đa phần sinh viên nên sẽ chọn lựa những nơi giá rẻ, tuy vậy việc không đảm bảo về chất lượng dinh dưỡng, sức khỏe là điều nên được cân nhắc nhiều hơn

Tình trạng vay mượn cho những khoản tiêu cho món không tốt cho sức khỏe cũng ảnh hưởng ít nhiều về trong cuộc sống: Rượu bia, thuốc lá, trà sữa, đồ ăn vặt… một vài trong nhiều thứ khiến bạn tiêu nhiều nhất để thỏa được sở thích của bản thân mà chẳng màn nhìn lại khoảng chi cho những sở thích đó chính là cách giúp chiếc ví của sinh viên trở nên trống rỗng vào cuối tháng. Đảm bảo rằng nếu những khoản tiền giành cho những thứ không tốt cho sức khỏe đó được thay thế bằng những bữa ăn đầy dinh dưỡng, những thức ăn vặt tốt cho sức khỏe có khi những khoản vay lại trở nên có nhiều giá trị và lợi ích cho bản thân hơn phần nào.

Hình 5 Sinh viên sống xa nhà_Khi bữa cơm gia đình là thứ còn xa xỉ hơn cả hàng quán sang trọng

Ảnh hưởng về sức khỏe tinh thần

4.2.1.Ảnh hưởng của tài chính lên tâm lí và ngược lại

Từ việc phát sinh những khoản nợ xấu, những khoản lãi lớn không có khả năng chi trả sẽ ảnh hưởng nhiều lên tâm lí của sinh viên, áp lực về tài chính, áp lực từ các mối quan hệ, sự khủng bố về mặt tinh thần của bản thân và gia đình bởi những lời đe dọa từ những bên cho vay tính dụng đen Vậy sinh viên có thể đối mặt với những gì:

Hình 6: Minh họa cho sự trầm cảm, mệt mỏi buồn rầu xảy ra thường xuyên của những bạn sinh viên học xa nhà, tiếp xúc với cuộc sống mới tự lập hơn

1 Áp lực từ những khoản nợ xấu chồng chất, bế tắt trong phương án trả nợ: Đối mặt với nhiều khoản nợ, cộng hưởng từ yếu tố dễ dàng trong việc vay tín dụng đen, không ít sinh viên đã sa vào lưới của những tổ chức cho vay nặng lãi Vay người nọ trả người kia, cầm cố, hoặc ngay cả việc trả nợ bằng tiền xin học của phụ huynh, là những cách tiêu cực khiến sinh viên lại vô tình

2 Trầm cảm vì để mọi người xung quanh bị ảnh hưởng Cảm giác khi nhận ra bản thân mình đã rơi vào bế tắt, nhưng lại vô tình kéo sự bế tắt, khủng hoản của bản thân cho những người thương yêu để rồi sinh ra nhiều hơn những suy nghĩ tiêu cực, không sáng suốt Lúc này, sinh viên cần phải về lại với sự tỉnh táo, tìm ra phương hướng để giải quyết, đi từ những cách nhỏ nhất để giải quyết vấn đề có thể là bắt nguồn từ việc bản thân phải tỉnh táo, phải chấp nhận được lỗi lầm mình gây ra và bắt tay vào thực hiện việc sửa sai, tránh rơi vào sự vô định, cảm giác tội lỗi triền miên.

3 Chi tiêu có phần khắc khe hơn, không quan tâm đến sức khỏe tinh thần Bởi những lí do trên, phần đông sinh viên gặp phải tình trạng này đều luôn trong sự hoảng loạn để rồi quên đi sức khỏe tinh thần cho bản thân, trong trạng thái hoang mang không tìm được cho mình một điểm tựa như vậy, điều diệu dàng nhất đó chính là cho bản thân được nghỉ ngơi, để tìm lại phần nào sự tỉnh táo Tập học cách cảm xúc của bản thân, điều chỉnh cảm xúc để không rơi vào những nỗi lo, rối rắm.

Hình 7 Trải qua những năm tháng xa nhà, thèm nghe tiếng nói của các thành viên trong gia đình, thèm cảm giác sum vầy trong những bữa cơm khiến nhiều bạn sinh viên dù mạnh mẽ vẫn rơi vào cảm giác tủi thân, buồn bã-Bộ ảnh Lạc nắng thuộc chương trình Fire Up 2019 - Lighthouse

Mục tiêu học tập khi lên đại học là điều luôn cần được ưu tiên Nhưng khi sinh viên có những bế tắt về tài chính, hay gặp phải những lo lắng thường nhật về chuyện tiền bạc thì việc bỏ bê chuyện học hành là điều có thể xảy ra Sinh viên cần cho mình thời gian để liệt kê ra những thứ mình nên ưu tiên như kết quả học tập, trải nghiệm cá nhân, sự tìm tòi học hỏi, sức khỏe cá nhân Không nên để những yếu tố bên ngoài làm sao nhãn chuyện học tập.

GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

Có những phương pháp cân đối chi tiêu hợp lí

Một trong những cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả là áp dụng công thức 6 cái lọ Trong đó tùy thuộc vào mức thu nhập của mình mà bạn có thể phân thành 6 phần với các tỷ lệ và mục đích như sau:

Lọ 1: Dùng cho các nhu cầu thiết yếu – 55% mức thu nhập Đây là nguồn chi chính cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày như ăn uống, sinh hoạt, quần áo,…Tuy nhiên tùy thuộc vào nguồn thu nhập của mình mà bạn có thể điều chỉnh lại % của lọ này sao cho phù hợp và đảm bảo cuộc sống của bạn vẫn được đầy đủ nhất.

Lọ 2: Dùng cho việc giáo dục – 10% mức thu nhập

Việc nâng cao kiến thức, phát triển bản thân sẽ giúp bạn tạo dựng được nhiều mối quan hệ và có nhiều cơ hội để phát triển Với lọ này, bạn có thể chi cho việc học thêm một ngôn ngữ khác hoặc rèn luyện các kỹ năng mềm để trau dồi bản than

Lọ 3: Dùng cho việc hưởng thụ – 10% mức thu nhập

Mục đích của việc cuối cùng của việc kiếm tiền hay quản lý tài chính vẫn là giúp cho cuộc sống hạnh phúc và vui vẻ hơn Vậy nên, bạn đừng nên khắt khe, tiết kiệm quá mà quên đi việc thư giãn và giản trí cho bản thân Đây là phần thưởng cho những nỗ lực trong quá khứ và cũng là động lực chính để cố gắng cho tương lai.

Lọ 4: Dùng cho việc tự do tài chính – 10% thu nhập Đây chính là nguồn tiền để dùng cho các dự định trong tương lai Bạn có thể dùng nguồn tiền từ lọ này để có thể thỏa mãn cho những đam mê của bản thân.

Lọ 5: Dùng để tiết kiệm dài hạn – 10% thu nhập

Nguồn tiền này sẽ hỗ trợ bạn khi có những tình huống phát sinh bất ngờ như ốm đau, bệnh tật,…

Lọ 6: Dùng để giúp đỡ người khác

Cho đi cũng là một cách để bạn có được những niềm vui nhỏ trong cuộc sống Không chỉ là giúp đỡ người thân, bạn bè mà còn có thể là những mảnh đời bất hạnh ở xung quanh

Sử dụng các ứng dụng quản lý tài chính cá nhân

Hiện nay có rất nhiều các ứng dụng quản lý tài chính ra đời Đây là các ứng dụng thông minh mà người dùng có thể tải về điện thoại của mình nhắm hỗ trợ cho việc ghi chép và quản lý chi tiêu.

Các công cụ này sẽ cung cấp cho bạn một nền tảng để ghi chép chi tiêu cá nhân, phân tích tình hình tài chính, biến động số dư hay thậm chí là có thể nhắc nhở mỗi khi bạn chi tiêu quá hạn Từ đó giúp bạn nhìn nhận lại mức chi tiêu của mình để chỉnh sửa sao cho hoàn thành mục tiêu tài chính đã đề ra.

Tránh và giảm thiểu tối đa các khoản nợ

“Yolo – bạn chỉ sống một lần duy nhất” là phương châm sống của không ít sinh viên Yolo mang lại những trải niệm mới mẻ và bứt phá cho các bạn trẻ, nhưng đôi khi cũng là căn nguyên của những “khoản nợ” Chơi bời quá mức, du lịch thương xuyên, mua sắm mạnh tay,….là những thú vui dễ khiến giới trẻ mất kiểm soát chi tiêu và thời gian.

Trước đây, nếu muốn vay mượn để tiêu xài bạn buộc phải “vay tạm” của bố mẹ hoặc bạn bè Tuy nhiên, những dịch vụ tài chính cá nhân của ngân hàng ngày càng nở rộ như thẻ tín dụng cho sinh viên, vay tiêu dùng,… Tuy điều kiện tham gia có hạn chế, nhưng một sinh viên đã có thể tiếp cận với những khoản tiền lớn mỗi khi bị rỗng ví.

Việc một bạn sinh viên chưa có kỹ năng tiêu xài có trong tay khoản tiền giá trị cực kỳ nguy nhiểm Không chỉ huấn luyện cho các bạn trẻ cách chi tiêu vô tổ chức, mà thẻ tín dụng còn tạo ra những khoản “nợ chồng nợ” Hầu hết những khoản vay tài chính đều có mức lãi suất rất cao, tối thiểu là 20%/năm, chi phí duy trì hàng năm không hề thấp, 400 – 500.000 đồng, còn chưa tính phí giao dịch và phạt trả chậm trễ Nếu không hiểu rõ cơ chế của thẻ tín dụng thì sinh viên sẽ dễ dàng rơi vào “cạm bẫy ngọt ngào”. Để giảm thiểu các khoản nợ, sinh viên cần phải:

 Chi tiêu đúng mực: chỉ chi tiêu những thứ đã được ghi trong danh mục chi tiêu hàng tháng Tham khảo ý kiến của bạn bè và người thân trước khi quyết định mua sắm một đồ dùng giá trị ngoài danh mục này.

 Vay mượn khi cần thiết: tiền vay mượn không phải là một loại thu nhập, đó là một khoản chi tiêu có giá trị bằng “lãi suất 0%” do được vay từ người thân quen Chỉ nên vay mượn để chi cho những khoản trong danh mục “Chi tiêu thường xuyên”.

Không sử dụng các dịch vụ thẻ tín dụng: nếu bạn chưa tìm hiểu các loại chi phí, lãi suất, phí giao dịch…của các loại thẻ tín dụng đó.

5.1.1.Hiểu rõ điều kiện của cá nhân

Hạn chế đặt đồ ăn, ăn ngoài, tăng tần suất nấu ăn ở nhà 1 Chi tiêu trung bình cho đặt đồ ăn trực tuyến nhiều gấp đôi so với ăn tại chỗ Theo kết quả khảo sát, điều này đúng cho cả hai thành phố HCM và Hà Nội Tại Tp HCM, chi tiêu trung bình cho việc đặt đồ ăn trực tuyến có giá trị cao nhất, thấp nhất là mua đồ ăn mang đi

Một vài nội dung bổ sung

Một số cuộc điều tra của Standard & Poor năm 2014 về mức độ hiểu biết tài chính cho 2 thấy Việt Nam ở vị trí thấp hơn nhiều so với các nước cùng khu vực bởi chỉ 25% dân số trưởng thành có năng lực hiểu biết tài chính Đối với nhà trường: Lấy kinh nghiệm từ những nước phát triễn cho thấy tầm quan trọng của việc phổ cập giáo dục là việc làm không được trì hoãn, vì vậy giải pháp để nâng cao kiến thức tài chính của sinh viên là cần đưa việc đào tạo các kiến thức này vào chương trình giáo dục nhằm trang bị các kiến thức cơ bản cho học sinh, sinh viên Nhà trường có thể mở các khóa học miễn phí giảng dạy các kiến thức về kinh tế tài chính trong một thời gian ngắn vừa đủ để sinh viên có một kiến thức cơ bản về kinh tế tài chính, hoặc có thể tổ chức các chương trình trải nghiệm thực tế về tài chính cho sinh viên, bên cạnh đó cần có sự liên kết giữa các trường đại học với các cơ quan tài chính, tư vấn tài chính Nhà nước hoặc tư nhân giúp cho sinh viên được trải nghiệm, áp dụng ngay lập tức những kiến thức được học.

Một vài phương pháp kiểm soát chi tiêu hiệu quả

Lập ra những khoản nhu cầu trong cuộc sống của bạn, từ đó xác định rõ những món đồ, những thứ mà bạn bạn phải chi tiền vì nó phục vụ nhu cầu thiết yếu nhất (Như đi chợ; tiền xăng xe; vé xe buýt; mua tài liệu học tập; thuốc men…) , hay vì nó là những thứ phát sinh bất ngờ đi kèm (sửa, bảo trì xe; các loại quỹ;…)

Hiểu rõ quyền lợi, năng lực của bản thân của bản thân: Đối với sinh viên có gia đình với điều kiện còn khiêm tốn; sinh viên cần hiểu về quyền lợi của bản thân Bởi vì đa phần các trường Đại học luôn luôn có những khoản học bổng khuyến học giành cho sinh viên nghèo vượt khó-đánh đổi lại là sự nghiêm túc trong học tập, chăm chỉ và hiểu rõ năng lực của bản thân Nhà trường cũng đã có phối hợp với các cơ quan cho vay trực thuộc Cơ quan Nhà Nước để tạo điều kiện để sinh viên vay vốn.

Lãi suất cho vay đối với sinh viên hiện nay là 0,55%/tháng (theo Quyết định 750/QĐ- TTg năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ, với mức vay tối đa là 2.5 triệu đồng/tháng (theo Quyết định số1656/QĐ-TTg năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ), cùng với dự thảo mới về việc sẽ tăng mức vay lên 4 triệu đồng/tháng đang được Quốc Hội thông qua.

Trang bị kỹ năng cho sinh viên

Theo nghiên cứu của Visa, lứa tuổi GenZ chiếm đến 69% hành vi mua sắm trực tuyến thông qua các ứng dụng hay website trên mạng Lứa tuổi này cũng chiếm đến 52% việc mua sắm thông qua mạng xã hội như Facebook Đối với các công nghệ mới trong thanh toán, GenZ có mức độ nhận biết về thanh toán bằng sinh trắc học chiếm đến 84% và tham gia vào thanh toán chiếm đến 88%

“Các bạn có sức trẻ, có kiến thức, có kỹ năng cũng như cơ hội tiếp cận nhiều công nghệ mới.

Họ là thế hệ đóng vai trò dẫn dắt vô cùng quan trọng giúp Việt Nam trở thành thị trường không dùng tiền mặt và ứng dụng các công nghệ một cách hiệu quả nhất trong lĩnh vực thanh toán cũng như các lĩnh vực về phát triển số khác”, bà Đặng Tuyết Dung, giám đốc Visa Việt Nam và Lào, đánh giá.

Chính vì vậy, việc tuyên truyền nhận thức, nâng cao kỹ năng quản lý tài chính cho sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là vô cùng cần thiết Hiện nay, nhiều chương trình đã được các doanh nghiệp, cơ quan chức năng, ngân hàng tổ chức hướng đến các bạn sinh viên

Chẳng hạn, chương trình kỹ năng quản lý tài chính do Visa phối hợp với Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam Đây là chương trình trang bị cho sinh viên những kỹ năng, kiến thức về quản lý tài chính, kỹ năng vận hành doanh nghiệp trong thời đại kỹ thuật số…

“Trong thời gian tới, để tiếp tục thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia và các đề án của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, tăng cường thanh toán các dịch vụ công qua ngân hàng, đồng thời hạn chế tình trạng 'tín dụng đen', Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ phối hợp với các trường ĐH ở TP.HCM cũng như các cơ quan báo chí thực hiện những chương trình truyền thông để phổ cập các kiến thức về tài chính ngân hàng cho sinh viên, trang bị các kỹ năng tài chính để sinh viên trở thành những người sử dụng dịch vụ tài chính thông minh”, bà Lê Thị Thúy Sen, vụ trưởng Vụ truyền thông, Ngân hàng Nhà nước, cho biết.

Bên cạnh đó, với sự phát triển của công nghệ, việc quản lý tài chính cá nhân hiện nay không còn cần phải ghi chép vào giấy các khoản thu chi như “thời ông bà anh” mà có thể chỉ cần một ứng dụng ngân hàng số

Theo ông Phạm Đức Duy, giám đốc Trung tâm thẻ, Ngân hàng Sacombank: “Hiện

Sacombank cũng như các ngân hàng khác đều xây dựng những ứng dụng ngân hàng số đa

Tương tự, ông Phạm Quang Khánh, phó trưởng đại diện Văn phòng miền Nam Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS), cho rằng: “Việc đầu tiên các bạn có thể bắt đầu là thay vì bỏ tiền mặt ở trong ví có thể dẫn đến thất lạc, mất cắp, thì mình hãy mở một tài khoản ngân hàng Điện thoại thông minh bây giờ ai cũng có thì mình có thể mở một ứng dụng mobile banking của ngân hàng đi kèm Với tính linh hoạt, thích nghi của các bạn trẻ bây giờ thì việc thông thạo sử dụng cũng không phải là một điều khó”.

Theo nhà báo Võ Hùng Thuật, “việc trang bị cho mình những kỹ năng tài chính thông minh rất cần thiết bởi việc hoạch định tài chính sẽ giúp các bạn trẻ tận hưởng hết mình tự do và đam mê tuổi trẻ, vừa tạo nền móng tài chính vững chắc cho tương lai”.

Các yếu tố cần thiết để kiểm soát chi tiêu hiệu quả

Quan tâm sức khỏe tinh thần của bản thân: Luôn phải tỉnh táo trước những công việc nghe thôi đã thấy hời, dễ dàng bị lôi kéo vào những công việc đa cấp Đối mặt với những suy nghĩ tiêu cực, tìm kiếm sự nghỉ ngơi để có được sức khỏe tinh thần, năng lượng dồi dào nhất.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 25% dân số rơi vào tình trạng stress và có sự phổ biến cao trong nhóm các bạn sinh viên Các bệnh viện tại TP Hồ Chí Minh cũng ghi nhận sự gia tăng đáng kể của số người mắc các hội chứng liên quan đến trầm cảm, chủ yếu là học sinh, sinh viên với 2 nguyên nhân lớn nhất là áp lực học tập và sự kỳ vọng của gia đình Có thể thấy, sức khỏe tinh thần của sinh viên Việt Nam đang ngày càng báo động bởi những vấn đề tiêu cực, áp lực từ bạn bè, người thân, cuộc sống, Tuy sức khỏe tâm thần là nền tảng cho sự khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả của các cá nhân, nhưng họ lại chưa quan tâm đến vấn đề này một cách đầy đủ.

Ngày đăng: 02/12/2022, 18:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Những bước đầu trong cân đối nguồn tiền cá nhân là ghi chép chi tiêu. - (TIỂU LUẬN) đề tài NGHIÊN cứu KHOA học NGHIÊN cứu QUẢN lý tài CHÍNH HIỆU QUẢ CHO đối TƯỢNG SINH VIÊN
Hình 1 Những bước đầu trong cân đối nguồn tiền cá nhân là ghi chép chi tiêu (Trang 5)
nhân tố liên quan đến ngành học của sinh viên vào mô hình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng - (TIỂU LUẬN) đề tài NGHIÊN cứu KHOA học NGHIÊN cứu QUẢN lý tài CHÍNH HIỆU QUẢ CHO đối TƯỢNG SINH VIÊN
nh ân tố liên quan đến ngành học của sinh viên vào mô hình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng (Trang 8)
Hình 3: Những bữa cơm đạm bạc, quen thuộc của mỗi thế hệ sinh viên Ít ăn ngồi đồng nghĩa với việc giảm chi tiêu nhiều hơn - (TIỂU LUẬN) đề tài NGHIÊN cứu KHOA học NGHIÊN cứu QUẢN lý tài CHÍNH HIỆU QUẢ CHO đối TƯỢNG SINH VIÊN
Hình 3 Những bữa cơm đạm bạc, quen thuộc của mỗi thế hệ sinh viên Ít ăn ngồi đồng nghĩa với việc giảm chi tiêu nhiều hơn (Trang 9)
Hình 4: Cuộc sống tự lập đồng nghĩa chi tiêu tài chính cần được thực hiện một cách rõ ràng - (TIỂU LUẬN) đề tài NGHIÊN cứu KHOA học NGHIÊN cứu QUẢN lý tài CHÍNH HIỆU QUẢ CHO đối TƯỢNG SINH VIÊN
Hình 4 Cuộc sống tự lập đồng nghĩa chi tiêu tài chính cần được thực hiện một cách rõ ràng (Trang 10)
Bảng 1: Khảo sát cơ cấu độ tuổi có mua sắm tại sàn thương mại điện tử - (TIỂU LUẬN) đề tài NGHIÊN cứu KHOA học NGHIÊN cứu QUẢN lý tài CHÍNH HIỆU QUẢ CHO đối TƯỢNG SINH VIÊN
Bảng 1 Khảo sát cơ cấu độ tuổi có mua sắm tại sàn thương mại điện tử (Trang 15)
Bảng 2:Khảo sát độ tuổi vay tín dụng tiêu dùng - (TIỂU LUẬN) đề tài NGHIÊN cứu KHOA học NGHIÊN cứu QUẢN lý tài CHÍNH HIỆU QUẢ CHO đối TƯỢNG SINH VIÊN
Bảng 2 Khảo sát độ tuổi vay tín dụng tiêu dùng (Trang 16)
Hình 5 Sinh viên sống xa nhà_Khi bữa cơm gia đình là thứ cịn xa xỉ hơn cả hàng quán sang trọng - (TIỂU LUẬN) đề tài NGHIÊN cứu KHOA học NGHIÊN cứu QUẢN lý tài CHÍNH HIỆU QUẢ CHO đối TƯỢNG SINH VIÊN
Hình 5 Sinh viên sống xa nhà_Khi bữa cơm gia đình là thứ cịn xa xỉ hơn cả hàng quán sang trọng (Trang 19)
Hình 6: Minh họa cho sự trầm cảm, mệt mỏi buồn rầu xảy ra thường xuyên của những bạn sinh viên học xa nhà, tiếp xúc với cuộc sống mới tự lập hơn - (TIỂU LUẬN) đề tài NGHIÊN cứu KHOA học NGHIÊN cứu QUẢN lý tài CHÍNH HIỆU QUẢ CHO đối TƯỢNG SINH VIÊN
Hình 6 Minh họa cho sự trầm cảm, mệt mỏi buồn rầu xảy ra thường xuyên của những bạn sinh viên học xa nhà, tiếp xúc với cuộc sống mới tự lập hơn (Trang 20)
Hình 7.Trải qua những năm tháng xa nhà, thèm nghe tiếng nói của các thành viên trong gia đình, thèm cảm - (TIỂU LUẬN) đề tài NGHIÊN cứu KHOA học NGHIÊN cứu QUẢN lý tài CHÍNH HIỆU QUẢ CHO đối TƯỢNG SINH VIÊN
Hình 7. Trải qua những năm tháng xa nhà, thèm nghe tiếng nói của các thành viên trong gia đình, thèm cảm (Trang 21)
Hình 8 - (TIỂU LUẬN) đề tài NGHIÊN cứu KHOA học NGHIÊN cứu QUẢN lý tài CHÍNH HIỆU QUẢ CHO đối TƯỢNG SINH VIÊN
Hình 8 (Trang 22)
Hình 9: Sinh viên chọ nở kí túc xá và phân chia đồ dùng chung để tiết kiệm tiền. - (TIỂU LUẬN) đề tài NGHIÊN cứu KHOA học NGHIÊN cứu QUẢN lý tài CHÍNH HIỆU QUẢ CHO đối TƯỢNG SINH VIÊN
Hình 9 Sinh viên chọ nở kí túc xá và phân chia đồ dùng chung để tiết kiệm tiền (Trang 27)
Hình 10: Sinh viên chọn đi làm thêm bán thời gian để hỗ trợ tài chính cá nhân, đỡ đần gia đình - (TIỂU LUẬN) đề tài NGHIÊN cứu KHOA học NGHIÊN cứu QUẢN lý tài CHÍNH HIỆU QUẢ CHO đối TƯỢNG SINH VIÊN
Hình 10 Sinh viên chọn đi làm thêm bán thời gian để hỗ trợ tài chính cá nhân, đỡ đần gia đình (Trang 28)
Hình 11: Chọn những buổi hẹn hị đơn giả, bình dị hướng đến sự thấu hiểu kết nối sâu hơn là sự trải kiệm sang trọng. - (TIỂU LUẬN) đề tài NGHIÊN cứu KHOA học NGHIÊN cứu QUẢN lý tài CHÍNH HIỆU QUẢ CHO đối TƯỢNG SINH VIÊN
Hình 11 Chọn những buổi hẹn hị đơn giả, bình dị hướng đến sự thấu hiểu kết nối sâu hơn là sự trải kiệm sang trọng (Trang 29)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w