1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế đối với người nghèo - thực trạng và giải pháp.pdf

128 1,1K 3
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 6,71 MB

Nội dung

Tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế đối với người nghèo - thực trạng và giải pháp.pdf

Trang 1

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC:

TỔ PHỨC THỰC HIEN BAO HIỂM Y TẾ ĐỐI VI NGƯỜI NGHÈ0

- THUC TRANG VA GIAI PHAP

CHU NHIEM: CN NGUYEN MINH HAI

Hà Nội- 2004

32 46106

Trang 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 5 tháng 10 năm 2005

BẢN NHẬN XÉT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Tên đề tài: " Tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế đối với người nghèo - thực

trạng và giải pháp"

Đề tài nghiên cứu khoa học: "Tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế cho người nghèo - thực trạng và giải pháp” do CN Nguyễn Minh Hải cùng các cộng sự thực hiện, là một đề tài mang tính thời sự, có ý nghĩa trong cả lý luận và thực tiễn, cũng là vấn để mà nhiều cơ quan chức năng có cách nhìn khác nhau trong lựa chọn giải pháp chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo Đây là một để tài khó, đòi hỏi những người nghiên cứu phải thu thập tài liệu

từ các nguồn khác nhau, tập trung xử lý, phân tích, đánh giá, qua đó đề xuất các giải pháp mang tính đồng bộ, thống nhất trong giai đoạn tới

Về những ưu điểm của đề tài nghiên cứu

Đề tài có kết cấu rõ ràng, bảo đảm dược những -vấn để cần tứ: sâu nghiên cứu, Các tác giả đã bám sát mục tiêu nghiên cứu, vì vậy đã thu thập khá đầy đủ tài liệu, số liệu, đặc biệt hệ thống các tư tưởng chỉ đạo của Đảng, của Nhà nước qua các giai đoạn sau khi thực hiện BHYT ở Việt Nam

Về cơ sở lý luận chung, có thể nói để tài đã dẫn dất các vấn đề cần đề cập khá lôgích, khá đầy đủ những khái niệm, định nghĩa về nghèo đói, chuẩn nghèo đói của quốc tế và Việt Nam, các nguyên nhân gây ra nghèo đói, sự phân bổ không đồngnhóm dân cư nghèo đói giữa các vùng miền, đặc biệt đã chỉ ra tác động của chỉ phí y tế, công tác khám chữa bệnh là những tác nhân khiến người nghèo khó thoát nghèo và khiến một bộ phận dân cư trở thành nghèo

Đề tài đã giành nhiều trang để trích dẫn các quan điểm của Đảng và Nhà nước về CSSK nhân dân, trong đó đặc biệt quan tâm đến người nghèo ở Việt Nam Có thể nói phần viết này đã toát lên đầy đủ định hướng của Đảng trong việc xây đựng một xã hội công bằng, phát triển theo định hướng XHCN, đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng đối với bộ phận dân cư yếm thế của xã hội, và căũng chính vì sự quan tâm này mà công cuộc xoá

Trang 3

đói giảm nghèo của VN đã có những tiến bộ vượt bậc và được cộng đồng quốc tế công nhận và ngưỡng mộ

Đề tài đã đi sâu phân tích thực trạng tình hình khám chữa bệnh của người nghèo ở VN từ năm 1997 đến nay Đây là một bức tranh sát thực và đúng với tình hình thực tiễn đã diễn ra, có thể nói mặt tích cực của bức tranh này là sự đa đạng các hình thức, phương thức khám chữa bệnh cho người nghèo, nhưng mặt chưa được của nó là sự không thống nhất, tôi không muốn nói là khá "lộn xộn” và hiệu quả cuối cùng như mọi người đều biết là không mang đến hiệu quả cao Điều này cũng thể hiện sự lúng túng của các cơ quan quần lý ở cả TW và địa phương trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo định hướng của Đảng là chưa đạt yêu cầu Đề tài cũng đi sâu phân tích việc khám chữa bệnh của người nghèo có thẻ BHYT, có so sánh với các nhóm đối tượng khác trong xã hội, các số liệu và phân tích cho thấy nếu người nghèo được cấp thẻ BHYT thì việc tiếp cận dịch vụ y tế và sử dụng dịch vụ y tế là khá tốt

Từ những vấn đề còn tồn tại và trước yêu cầu bức xúc của tình hình,

Để lài đã tập hợp, nghiên cứu và đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh cho người nghèo Các giải pháp này khá toàn điện, đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng cao của các Bộ, ngành, của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương Điều đặc biệt trong các nhóm giải pháp đó là việc tăng cường đầu tư cho tuyến y tế cơ sở cả về nhân lực và cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm đưa dịch vụ y tế đến gần dân, mặt khác phải tăng cường hơn vai trò của ngành Lao động trong lĩnh vực xem xét, xác định hộ nghèo trong cộng đồng, tăng cường sự phối hợp giữa các ngành chức năng tham mưu trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ

Về những vấn đề cần nghiên cứu thêm trong đề tài

Khi đọc tên để tài, tôi nghĩ ngay đến 2 vấn đề nối cộm trong thực hiện BHYT cho người nghèo thời gian vừa qua, đó là:

- Tại sao hệ thống BHYT trước đây, hệ thống BHXH hiện nay có đầy

đủ các khả năng thực hiện nhiệm vụ theo chuyên ngành được giao, chế độ BHYT khá ưu việt đối với người nghèo và nhiều rất nhiều những tiên ích nếu thực hiện BHYT cho người nghèo, xong trong nhiều năm các cơ quan quản

lý nhà nước ở TW cũng như địa phương vẫn chưa chọn BHYT là giải pháp duy nhất?

Trang 4

- Thực chất việc tiếp cận dịch vụ y tế của người nghèo như thế nào, tôi

không tin với mức đóng BHYT 30.000đ và 50.000đ, mà quỹ khám chữa bệnh

của người nghèo vẫn còn dư và dư khá nhiều

Từ những câu hỏi đó tôi hy vọng để tài sé làm sáng tỏ những vấn dé

trên, nhưng thật sự khi đọc xong để tài tôi chưa tìm thấy những nguyên nhân

thật xác đáng của vấn đề Tôi nghĩ rằng, trong này có nhiều nguyên nhân của

chủ quan, của chính những người hoạch định chính sách Chúng ta đã nói

quá nhiều về sự cảm thông với nỗi khổ, với khó khăn của người nghèo, và

thực chất Đảng, Chính phủ đã thể hiện sự quan tâm này rất lớn, nhưng trong

tổ chức thực hiện thì không đạt yêu cầu

Tôi xin để cập một số vấn đề cụ thể của dé tai:

1 Nếu đề tài này có tên là: "Khám chữa bệnh cho người nghèo và giải

pháp thực hiện BHYT cho người nghèo”, thì sẽ gần gũi hơn với toàn bộ nội

dung của đề tài

2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài là kết quả thực hiện BHYT đối với

người nghèo từ năm 1997 đến nay Nhưng trong phần nghiên cứu, đánh giá

cụ thể, thời gian nghiên cứu lại không đồng nhất, ví dụ:

- Điểm 2.1, phần II: Thực trạng, KŒB cho người nghèo từ năm 1997

đến 2002

- Điểm 2.2, phần II: Kết quả thực hiện BHYT từ năm 1999 đến 2004

§,VZ” ko, dụo 4: Tại trang 27, Nội dung cơ bản của Thông tư số 14 đề nghị xem lại +3 rales ?? khổ cuối vì không phù hợp với nội dung cần nêu Ant "wed >

g Trang 39, đánh giá tại khổ cuối chưa chinh xdc, viquy BHYT ngudi we Sa nghèo giai đoạn 1999- 2002 được phân cấp quản lý theo địa phương ve „* mộ

g Dé tài còn nhiều lỗi kỹ thuật, dé nghị nhóm tác giả đọc lại và sửa

Trang 5

Đề nghị Hội đồng cho phép thông qua, tôi đánh giá Đề tài đạt loại Khá

nhận xét 1

hy _—

Hoang Kién Thiét

Trang 6

Nhận xét đề tài khoa học:

“TỔ CHỨC THỰC HIỆN BẢO HIỂM Y TẾ ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO -

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Chủ nhiệm đề tài : CN Nguyễn Minh Hải

1 Về sự cần thiết nghiên cứu đề tài:

Trong những năm qua, để thực thi chính sách khám chữa bệnh đối với người nghèo, Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan đã ban hành rất nhiều văn bản quy định hướng dẫn về cơ chế tài chính để đảm bảo việc khám chữa bệnh người nghèo: miễn giảm trực tiếp cho người bệnh nghèo bằng nguồn ngân sách, cấp

số KCB miễn phí và đặc biệt là cấp thẻ BHYT Số người nghèo có thẻ BHYT, tỷ

lệ người nghèo được khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT ngày một tăng Chất lượng dịch vụ KCB cho người nghèo cũng không ngừng được nâng cao Kết quả

đó khẳng định tính đúng đắn của cơ chế đảm bảo tài chính trong khám chữa bệnh cho người nghèo đó là thông qua việc cấp thẻ BHYT

Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện BHYT cũng còn nhiều vấn để tồn tại Từ việc điều tra xác định hộ đói nghèo, đến tổ chức cung cấp các dịch vụ y

tế cho đối tượng này đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa Bên cạnh đó, việc thiếu đồng bộ và thống nhất trong việc triển khai cấp thẻ BHYT cho người nghèo giữa các địa phương cũng tạo nên những khó khăn trong việc cấp thẻ và tổ chức khám chữa bệnh cho người nghèo có thẻ BHYT Để có cơ sở đưa ra cấc giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách BHYT cho người nghèo, cần có sự phân tích đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế tồn tại trong triển khai thực hiện thời gian qua Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề “tổ chức và thực hiện BHYT đối với người nghèo, thực trạng và giải pháp” là hết sức cần thiết và phù hợp với nhiệm vụ trọng tâm của Ngành

Trang 7

IL Vé b6 cuc cia dé fai:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài bố trí thành 3 chương:

Chương I: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về đói nghèo, các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người nghèo đặc biệt các chính sách liên quan đến chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo Trong chương này tác giả cũng để cập đến kinh nghiệm của một số nước về chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo

Chương II: Đề tài nghiên cứu đánh giá thực trạng về tổ chức và thực hiện bảo hiểm y tế đối với người nghèo

Chương III: Đây là chương chính của để tài, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách BHYT cho người nghèo tại Việt Nam

Với bố cục của một để tài như vậy là tương đối hợp lý, đảm bảo được mục tiêu nghiên cứu của đề tài và mang tính logic của một công trình khoa học IIL Những thành công và hạn chế của đề tài:

Những thành công:

1 Đề tài đã khái quát hoá những vấn đề có tính lý luận về vấn đề nghèo đói - một vấn đề mang tính toàn cầu Tác giả đã đi sâu phân tích tình hình đói nghèo ở Việt Nam, các nguyên nhân tạo nên tình trạng đói nghèo Đây là điều kiện cần thiết, làm cơ sở để đánh giá về thực trạng chính sách chăm sóc sức khỏe cho người nghèo nói chung và BHYT cho người nghèo nói riêng từ đó có những kiến nghị nhằm hoàn thiện

2 Đề tài đã đi sâu nghiên cứu các quan điểm, định hướng của Đảng, Nhà nước, những quy định của Chính phủ, các Bộ về chính sách chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo: Hiến pháp của Nước CHXHCN Việt Nam, Nghị quyết của BCHTW, các Nghị định của Chính phủ và các thông tư hướng dẫn thực hiện Cũng trong chương này, tác giả đã đưa ra kinh nghiệm tổ chức thực hiện chăm

2

Trang 8

sóc sức khỏe và BHYT cho người nghèo của 5 quốc gia Đây là những tư liệu cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài

3 Dé tai đã trình bày khá chỉ tiết thực trạng về tình hình tổ chức thực hiện khám chữa bệnh và BHYT cho người nghèo ở Việt Nam từ năm 1997 trở lại đây Trong phần này, bằng các tư liệu thu thập được, tác giả đã nêu đầy đủ các nguồn tài chính và phương thức thực hiện KCB cho đối tượng người nghèo: mua BHYT, cấp số hộ nghèo, miễn giảm trực tiếp tại bệnh viện Đồng thời đề tài cũng phân tích, đánh giá một cách khoa học ưu điểm, nhược điểm của từng phương thức, đi sâu phân tích các kết quả đạt được trong thực hiện chính sách BHYT cho người nghèo Tác giả đã nêu và phân tích được các khó khăn, tồn tại cũng như nguyên nhân chính dẫn đến các tồn tại đó trong quá trình thực hiện khám chữa bệnh và BHYT cho người nghèo Với 34 trang trình bày, 10 bảng và

5 biểu dé, tác giả đã khắc hoạ đầy đúng thực trạng công tác khám chữa bệnh và BHYT cho người nghèo tại Việt Nam giai đoạn qua Phần đánh giá thực trạng

có sức hấp dẫn người đọc Đây là cơ sở thực tế để đề xuất các giải pháp và kiến nghị hoàn thiện ở chương 3

4 Ở chương 3 tác giả đã đưa ra một số quan điểm có tính nguyên tắc trong xây dựng và thực thi chính sách KCB và thực hiện BHYT cho người nghèo như: vấn để củng cố màng lưới y tế cơ sở, nguồn tài chính cho y tế, mở rộng BHYT cho người nghèo Trên cơ sở đó, đề tài đã đưa ra hai nhóm giải pháp chính: nhóm giải pháp chung và nhóm giải pháp cụ thể đồng thời, tác giả cũng đã để xuất, kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, Ngành, Chính quyền địa phương các cấp, BHXH Việt Nam Các kiến nghị này là cần thiết

Những hạn chế:

1 Phan đánh giá thực trạng khám chữa bệnh cho người nghèo, tác giả cập nhật số liệu không thường xuyên (từ năm 2001) nên phần nào ảnh hưởng đến tính thời sự của đề tài

Trang 9

2 Một số tiêu để của bảng chưa rõ ràng (bảng 11, tr.59; bang 12 tr.60), đồng thời chưa ghi hoặc ghi không đầy đủ nguồn số liệu

3 Tác giả kiến nghị tăng mức đóng BHYT người nghèo lên khoảng 2 lần

so với hiện nay trong khi ngân sách nhà nước đang có nhiều khó khăn thì kinh phí sẽ lấy từ nguồn nào?

Tương tự để xuất tăng quyền lợi khám chữa bệnh cho người nghèo có thể BHYT nhưng tác giả lại chưa tính toán tác động đến quỹ BHYT Phần trình bày

ở trang 75 là chưa rõ

Đánh giá chung: Mặc dù còn một số vấn đề chưa rõ, nhưng vé co ban dé tài đã làm rõ được các mục tiêu nghiên cứu Đề tài trình bày logic, bố cục tương đối hợp lý, văn phong sáng sủa, dễ hiểu, nội dung trình bày đã bám sát thực tế Tập thể tác giả đã thể hiện sự nghiên cứu nghiêm túc, khoa học, những để xuất

có giá trị thực tế Đề tài đã đáp ứng được yêu cầu của một đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ Đề nghị Hội đồng nghiệm thu

Người nhận xét

i

#h2<‹{

TS Bùi Văn Hồng

Trang 10

Te ' BAO HIEM XA HOI VIET NAM

TOM TAT DE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC:

TỔ CHU THUC HIEN BẢO HIỂM Y TẾ Bối Vi NGƯỜI NGHÈ0

- THUC TRANG VA GIAI PHÁP

CHU NHIEM: CN NGUYEN MINH HAI

Hà Nội- 2004 |

Trang 11

Tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế đối với người nghèo - Thực trạng và giải pháp

MỞ ĐẦU

1 SU CAN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Khám chữa bệnh (KCB) và Bảo hiểm y tế (BHYT) đối với người nghèo là một chính sách xã hội quan trọng, được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm Những năm qua, Nhà nước đã cố gắng tạo cơ chế, các địa phương, đơn vị cũng

đã có nhiều giải pháp Tuy nhiên kết quả thực hiện cho thấy vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Nhằm đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện BHYT đối với người nghèo để từ đó nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc tổ chức thực hiện chính sách, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài “Tổ chức thực hiện BHYT dối với người nghèo - thực trạng và giải pháp” ;

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

- Nghiên cứu các chính sách khám chữa bệnh và BHYT đối với người nghèo thời gian qua

- Đánh giá thực trạng và hiệu quả việc tổ chức thực hiện khám chữa bệnh cho người nghèo thông qua hình thức cấp thẻ BHYT

- Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trong tổ chức thực hiện BHYT cho người nghèo trong thời gian tới

3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề về tổ chức thực hiện khám chữa

bệnh và BHYT đối với người nghèo tại Việt Nam

4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là kết quả thực hiện BHYT đối với người nghèo từ

1999 đến nay

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở các yêu cầu đặt ra, dé tai sir dung các phương pháp điều tra, thống kê, tổng hợp, phân tích, dự báo và kế thừa các nghiên cứu trước đây về các vấn để

có liên quan

6 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Nội dung nghiên cứu của Đẻ tài, ngoài phần mở đầu và Kết luận, gồm có 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận, pháp lý về KCB và BHYT đối với người nghèo

1.1 Một số vấn để chung

Trang 12

Tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế đối với người nghèo - Thực trạng và giải pháp

1.2 Kinh nghiệm chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh và BHYT cho người nghèo ở một số nước

1.3 Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về chăm sóc sức khoẻ nhân dân, khám chữa bệnh và BHYT cho người nghèo

Chương II: Tình hình tổ chức thực hiện BHYT đối với người nghèo ở VN 2.1 Các hình thức tổ chức thực hiện khám chữa bệnh cho người nghèo

2.2 So sánh và đánh giá 2 hình thức tổ chức thực hiện khám chữa bệnh cho người nghèo

Chương II: Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh và BHYT cho người nghèo trong giai đoạn sắp tới

3.1 Cơ sở xây dựng các giải pháp

3.2 Các giải pháp

3.3 Một số đề xuất, kiến nghị

PHAN KET LUAN

Trang 13

Tổ chức thực hiện bdo hiểm y tế đối với người nghèo - Thực trạng và giải pháp

Chuong I

CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VE KHÁM CHỮA BỆNH VÀ BAO HIỂM Y

TẾ ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO

1.1 Một số vấn đề chung

1.1.1 Khái niệm về đói nghèo

“Đới nghèo” là một khái niệm tương đối về nội hàm Hiện nay vẫn tổn tại song song 2 quan niệm cơ bản về đói nghèo Quan niệm thứ nhất cho rằng nghèo Ia tinh trạng thường xuyên không thoả mãn được nhu cầu tối thiểu về dinh dưỡng hàng ngày Tương ứng với quan niệm này là đường đói nghèo ở mức thấp gọi là đường đói nghèo về lương thực, thực phẩm Xét về thực chất thì với quan niệm như vậy, đường như gần với khái niệm “đói” hơn là “nghèo” Quan niệm thứ hai thì cho rằng đói nghèo ?à fình trạng thường xuyên không

thoả mãn được nhu cầu tốt thiểu cơ bẩn, bao gồm cả đỉnh đưỡng (lương thực,

thực phẩm) và phi dinh dưỡng Tương ứng với quan niệm này là đường đói nghèo thứ hai ở mức cao hơn gọi là đường đói nghèo chung Với quan niệm như vậy, khái niệm về đói nghèo được hiểu là người có mức sống đưới mức tối thiểu chung, tức là bao hàm cả nghĩa “đói” và “nghèo”

Việt Nam thừa nhận định nghĩa chung như sau: “Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mấn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xế hội và phong tục tập quán của địa phương ”

1.1.2 Tình hình đói nghèo ở Việt Nam:

Theo chuẩn chung của thế giới thì Việt Nam được xếp vào nhóm các nước nghèo trên thế giới với tỉ lệ đói nghèo năm 1998 là 37%, năm 2000 là 32% Theo chuẩn về lương thực, thực phẩm thì năm 1998 là 15%, năm 2000 là 13%

Ngân hàng thế giới đưa ra chuẩn mực mức tiêu dùng nhiệt lượng tối thiểu hàng

ngày là 2.100 calo/ngày/người và có những nhu cầu khác về mặc, học tập, chữa

énh

Theo cách xác định này, Bộ LĐTBXH đưa ra chuẩn đói nghèo dựa vào thu nhập qui ra gạo: Ngày 20/5/1997 Bộ LĐTBXH đã có Thông báo số 1751/LĐTBXH vẻ việc xác định chuẩn mực đói nghèo năm 1997 — 1998, theo

đó hộ được coi là thuộc diện đói nếu có thu nhập bình quân đầu người dưới 13

Kg sao/tháng, hộ nghèo có thu nhập từ 15 Kg đến dưới 25 Kg gạo/tháng (tuy nhiên chuẩn này được áp dụng cho tới năm 2000)

Trang 14

Tổ chức thực hiện bdo hiểm y tế đối với người nghèo - Thực trạng và giải pháp

Tháng 11 năm 2000, căn cứ vào qui mô tốc độ tăng trưởng kinh tế, nguồn lực tài chính của giai đoạn 2001 - 2005 và mức sống thực tế của người dân từng, ving, BO LDTBXH dua ra chuẩn đói nghèo mới cao hơn (Quyết định số 1143/QÐ ngày 1111/2000) Theo chuẩn của chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia mới, năm 2000 có khoảng 2,8 triệu hộ nghèo chiếm 17,2%

Theo ước tính thì số lượng và tỉ lệ đói nghèo của các vùng miền theo chuẩn nghèo của Việt Nam giai đoạn 2001 — 2005 được thể hiện trong Bảng 1 dưới đây

Bảng 1: Ước tính qui mô và tỷ lệ nghèo đóitheo chuẩn nghèo giai đoạn (2001 - 2005)

Sốhộ nghèo | So với tổng số | So với tổng số (nghìn hộ) hộ trong vùng | hộ nghèo trong Khu vực - (%) cả nước (%) Tổng số 2.800 17,2 100

Ving Dong Bac 511 22,3 18,2

Nguồn: Chương trình quốc gia xóa đói giảm nghèo

Việc xác định chuẩn đói nghèo nhằm để đánh giá tình hình kinh tế — xã

hội, hoạch định chính sách và mang nhiều ý nghĩa khác Ngoài ra, chuẩn nghèo

sẽ là cơ sở để xác định hộ nghèo, người nghèo nhằm lập danh sách hộ nghèo để hưởng sự trợ giúp của Chính phủ từ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xóa đói giảm nghèo và các chính sách hỗ trợ khác Do đó chuẩn đói nghèo là một quy định hết sức quan trọng, nó đóng vai trò điều tiết vĩ mô và có tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội của từng địa phương và cả một quốc gia

Thành công trong phát triển kinh tế và một chính sách xoá đói giảm

nghèo trong giai đoạn 2001 — 2005 đã giúp cho Việt Nam đang có tỉ lệ nghèo đối từ 17,2% năm 2000, giảm xuống chỉ còn khoảng 8% năm 2005 Ngày 08/7/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ban hành chuẩn nghèo mới, áp dụng cho giai đoạn 2006 — 2010 Theo chuẩn nghèo

Trang 15

mới này, những hộ gia đình có mức thu nhập dưới 200.000đ/người/tháng ở nông thôn và thu nhập đưới 260.000đ/người/tháng ở thành phố sẽ được coi là người nghèo Với chuẩn nghèo mới này, tỉ lệ nghèo đói ở Việt Nam sẽ tăng lên khoảng 26,7%, bằng gấp 3 lần hiện nay

1.1.3 Nguyên nhân gây đói nghèo:

Theo báo cáo khảo sát đánh giá của Bộ Y tế cho thấy có 8 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đói nghèo Các nguyên nhân này có sự khác nhau nếu so sánh ở tại các vùng, miền khác nhau Điều này được thể hiện quả kết quả đánh giá trong Bảng 2 dưới đây

Bảng 2: Nguyên nhân gây nghèo đói (ty lệ %)

Chỉ tiêu Miễn Bác | Miền Trung | Miền Nam Cộng

Thiếu kinh nghiệm làm ăn 15,3 14,5 13,3 14,5

Nguồn: Báo cáo nghiên cứu chính sách tài chính và cung cấp dịch vụ y té cho NN taiVN

Theo số liệu nghiên cứu trên đây thì nguyên nhân gây đói nghèo có nhiều trong đó bệnh tật và sức khỏe kém là một yếu tố đẩy con người vào tình trạng nghèo đói trầm trọng Vấn đề bệnh tật và sức khỏe kém ảnh hưởng trực tiếp đến

thu nhập và chỉ tiêu của người nghèo, làm họ rơi vào vòng tròn luẩn quần của

đói nghèo mà người ta thường gọi là “bảy nghèo” Họ phải gánh chịu hai gánh nặng: một là mất đi thu nhập từ lao động, hai là gánh chịu chi phí cao cho việc khám chữa bệnh (KCB), kể cả các chỉ phí trực tiếp và gián tiếp Do vậy, chi phí KŒP là gánh nặng đối với người nghèo và đẩy họ đến chỗ vay mượn, cầm cố tài sản để có tiền trang trải chí phí, dẫn đến tình trạng càng có ít cơ hội cho người nghèo thoát khỏi vòng đói nghèo Trong khi đó khả năng tiếp cận đến các dịch

vụ phòng bệnh (nước sạch, các chương trình y tế ) của người nghèo còn hạn chế làm tăng khả năng bị mắc bệnh của họ

1.2 Chăm sóc sức khoẻ (CSSK), KCB và BHYT cho người nghèo ở một số

nước

1.3 Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về CSSK nhân dân, KCB

và BHYT cho người nghèo

Trang 16

Tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế đối với người nghèo - Thực trạng và giải pháp

1.3.1 Định hướng của Đảng và Nhà nước về CSSK nhân dân, KCB và BHYT cho người nghèo:

- Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam Điều 61 qui định “Công đân có quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe Nhà nước qui định chế độ viện phí, chế độ miễn, giảm viện phí ”

- Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân qui định “Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, là một trong những điều cơ bản để con người sống hạnh phúc, là mục tiêu

và là nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ

Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ IV (Khóa VID ngay 14/1/1993 đã xác định rõ những quan điểm cơ bản và mục tiêu CSSK khoẻ nhân dân: “Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Vì vậy chúng ta phải phấn đấu để mọi người đêu được quan tâm chăm sóc”

Tiếp đó các Nghị định số 95/CP ngày 27/8/1994, Nghị định số 33/CP của Chính phủ và Thông tư liên bộ số 14/TTLB cũng xác định một số đối tượng được miễn giảm viện phí như: trẻ em dưới 6 tuổi; người bị bệnh tâm thần phân liệt, động kinh, bệnh phong, lao phối BK dương tính; người bệnh ở các xã vùng cao; đồng bào khai hoang, xây dựng kinh tế mới trong 3 năm đầu mới đến; người tàn tật, mồ côi, già yếu không nơi nương tựa, người quá nghèo; người có công với cách mạng

Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã xác định dành ưu tiên cho lĩnh vực CSSK là một nội dung quan trọng, cụ thể “chăm lo cho con người, bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của mọi người” Nghị quyết cũng đề ra “Thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khỏe; đổi mới cơ chế và chính sách viện phí; có chính sách trợ cấp và BHYT cho người nghèo, tiến tới BHYT toàn dân .”

Cụ thể hóa quan điểm tại Nghị quyết Đại hội Đảng khóa IX và Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 - 2010, ngày 15/10/2002 Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 139/QĐ-TTg về chế độ KCB

Trang 17

Tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế đối với người nghèo - Thực trạng và giải pháp

cho người nghèo, trong đó có qui định cụ thể về đối tượng được hướng, kinh phí

và cơ chế tổ chức thực hiện KCB cho người nghèo

Nghị quyết số 46- NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị

về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới, trong đó một trong những quan điểm chỉ đạo được nêu ra là: “Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát ír tển, nhằm tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ với chất lượng ngày càng cao, phà hợp với sự phát triển kinh tế— xã hội của đất nước Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân, nhằm từng bước đạt tới công bằng trong chăm sóc sức khoẻ, thực hiện sự chia sẻ giữa người khoẻ với người

ốm, người giàu với người nghèo, người trong độ tuổi lao động với trể em, người già; công bằng trong đãi ngộ đối với cán bộ y tế ”

1.3.3 Các văn bân quy định chính sách của Nhà nước về KCB và BHYT cho người nghèo

- Nghị định số 95/CP ngày 27/8/1994 của Chính phủ về thu một phần viện phí, Điều 3 qui định “người bệnh thuộc diện quá nghèo được miễn nộp một phần viện phí khi đến KCPB tại các cơ sở y tế của Nhà nước”

- Thông tư số 27/LĐTBXH ngày 24/10/1995 của Bộ LĐTBXH hướng dẫn về việc cấp Giấy chứng nhận cho đối tượng được miễn nộp một phần viện phí, làm

cơ sở để các bệnh viện xác định đối tượng được miễn giảm

- Thông tư số liên tịch số 05/1999/TTLUT-BLĐTBXH-BYT-BTC ngày 29/1/1999 của liên Bộ LĐTBXH, Bộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện KCB được miễn nộp một phần viện phí đối với người thuộc diện quá nghèo qui định tại Nghị định số 95/CP ngày 27/8/1994 của Chính phủ

- Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ

về chế độ khám chữa bệnh cho người nghèo

- Thông tư liên tịch số 14/2002/TTLT/BYT-BTC ngày 16/12/2002 của liên Bộ Y

tế - Tài chính hướng dẫn tổ chức khám chữa bệnh và lập, quản lý, sử dụng, thanh quyết toán Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo

- Cong vin s6 1751/LDTBXH ngay 20/5/1997 của Bộ LĐTBXH thông báo về việc xác định chuẩn mực đói nghèo nãm 1997 - 1998

- Quyét định số 1143/2000/QĐ- LĐTBXH ngày 01/11/2000 của Bộ LĐTBXH về việc điều chỉnh chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2001 - 2005

Trang 18

Tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế đối với người nghèo - Thực trạng và giải pháp

Chương II

TÌNH HÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN KHÁM CHỮA BỆNH VÀ BẢO

HIỂM Y TẾ CHO NGƯỜI NGHÈO Ở VIỆT NAM

2.1 Các hình thức tổ chức thực hiện và kết quả

2.1.1 Các hình thức tổ chức thực hiện miễn giảm viện phí:

- Bệnh viện miễn phí cho bệnh nhân nghèo: Một số địa phương đã có mô hình bệnh viện với cơ chế hoạt động khác nhau để tạo nguồn kinh phí hỗ trợ cho bệnh nhân nghèo Hình thức này không ổn định vì thiếu kinh phí, không thể là giải pháp cho một diện rộng trong phạm vi cả nước

- Cấp sổ người nghèo: Theo hình thức này, người nghèo (hộ nghèo) được cấp sổ

để khi đau ốm, bệnh nhân nghèo đến các cơ sở dịch vụ y tế Nhà nước sẽ được KCB miễn phí Hình thức này có ưu điểm là bệnh nhân nghèo được KCB ở bất

cứ cơ sở dịch vụ y tế nào, song lại có phần mặc cảm của bệnh nhân nghèo Việc KCPB tại địa phương khác không được đảm bảo

- Cấp giấy chứng nhận KCB miễn phí cho người nghèo: Giấy này do Sở LĐTBXH cấp để thực hiện KCB miễn phí bằng ngân sách y tế và viện phí

- Người nghèo khám chữa bệnh miễn phí: người nghèo KCB miễn phí dưới sự bảo trợ của các tổ chức từ thiện trong và ngoài nước

- Đơn xin miễn giảm phí khám chữa bệnh: bệnh nhân nghèo làm đơn và được chính quyền địa phương (xã, huyện) xác nhận và bệnh viện xét duyệt, miễn phí

do ngân sách y tế và một phần phí dịch vụ y tế công chỉ trả

Bệnh nhân nghèo được miễn giảm phí KCB với nhiều hình thức như đã niêu trên nhưng cũng chỉ được áp dụng tại các bệnh viện công, hầu như chưa được cấp thuốc khi điều trị ngoại trú, cũng như KCB miễn phí tại trạm y tế xã Tổng hợp số người được cấp Giấy chứng nhận KCB miễn phí và thẻ BHYT trong giai đoạn 1997 — 2002 thể hiện ở bảng sau:

Trang 19

Tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế đối với người nghèo - Thực trạng và giải pháp

*Báo cáo của Bộ LĐTBXH - Kỷ yếu KCB cho ngời nghèo

Đánh giá về các giải pháp tổ chức thực hiện miễn giẩm viện phí

Đánh giá mặt được:

- Chính sách KCB cho người nghèo với hình thức cấp thẻ BHYT và KCB miễn phí cho người nghèo, với số đối tượng được thụ hưởng tăng lên hàng năm đã góp phần đáng kể vào việc thực hiện mục tiêu công bằng trong CSSK nhân dân, đáp ứng được nguyện vọng, nhu cầu bức xúc của người nghèo

- Số người nghèo tiếp cận được với dịch vụ KCB tăng lên theo từng năm Tỷ lệ người nghèo được KCB miễn phí tăng lên hàng năm, góp phần giảm được đáng

kể chỉ tiêu của người nghèo

- Chính sách KCB cho người nghèo đã dần dần được xã hội hóa, huy động được nguôn lực của các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội cộng đồng, cá nhân, tổ chức

từ thiện, mở rộng hình thức KCB cho người nghèo

Đánh giá những khó khăn, tôn tại:

- Sự biến động thường xuyên của hộ đói nghèo nên việc điều tra xác định người nghèo hàng năm thường chậm, ảnh hưởng đến công tác KCB cho người nghèo

- Ñgoại trừ những người nghèo đã có thẻ BHYT người nghèo, những người bệnh nghèo còn hạn chế trong việc tiếp cận, sử dụng các dịch vụ kỹ thuật cao hay thuốc đất tiền

- Đội ngũ cán bộ y tế, trang thiết bị tại các trạm y tế xã, phường còn hạn chế nên khó khăn cho người nghèo trong việc tiếp cận được địch vụ y tế

- Việc thanh toán viện phí còn là gánh nặng tài chính đối với những người thuộc diện “cận nghèo”

Trang 20

Tổ chức thực hiện bảo hiém y té doi với người nghèo - Thực trạng và giải pháp

- Chưa đồng bộ và thống nhất trong việc triển khai chính sách KCB cho người nghèo để mua thẻ BHYT cho tất cả các hộ nghèo trong phạm vì cả nước

2.1.2 Hình thức cấp thể bảo hiểm y tế

2.1.2.1 Tình hình tổ chức thực hiện

Chính sách BHYT được áp dụng thực hiện tại Việt Nam từ năm 1992 với

sự ra đời của Nghị định số 299/HĐBT ngày 15/9/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Điều lệ BHYT, người nghèo chưa phải là đối tượng bắt buộc tham gia BHYT, do đó chỉ một số ít người nghèo thuộc diện quá nghèo được miễn nộp một phần viện phí theo quy định của Nghị định số 95/CP của Chính phủ, người nghèo gặp rất nhiều khó khăn trong KCB

Năm 1998 Chính phủ có Nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày 13/8/1998 ban hành Điều lệ BHYT mới, đối tượng tham gia BHYT được mở rộng, nhưng người nghèo vẫn chưa phải là đối tượng được quy định trong Điều lệ BHYT do chưa có nguồn kinh phí mua thẻ BHYT cho người nghèo Để giải quyết những khó khăn bất cập về kinh phí KCB cho người nghèo và mở rộng cho người nghèo được tham gia BHYT, Bộ Y tế, Bộ LĐTBXH, Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số 05/1999/TTLT ngày 29/01/1999 hướng dẫn việc thực hiện KCB và miễn nộp một phần viện phí đối với người thuộc diện quá nghèo quy định tại Nghị định 95/CP ngày 27/ 8/ 1994 của Chính phủ

Theo quy định của Thông tư liên tịch số 05 thì người thuộc diện quá nghèo được Nhà nước cấp thẻ BHYT Nguồn kinh phí để mua thẻ BHYT cho người thuộc diện quá nghèo lấy từ dự toán chỉ đảm báo xã hội đã được bố trí hàng năm từ nguồn ngân sách địa phương Thẻ BHYT miễn phí của người nghèo

được gọi là thẻ BHYT A7

Như vậy kinh phí để mua thẻ BHYT miễn phí cho người nghèo theo quy định của Thông tư liên tịch số 05 chủ yếu là từ nguồn ngân sách địa phương chi cho dam bao xã hội, do đó ở những tỉnh có tỷ lệ người nghèo cao nhưng nguồn kinh phí ít thì chỉ một số ít đối tượng người nghèo được cấp thẻ BHYT, nhiều người nghèo không được cấp thẻ BHYT miễn phí theo quy định

Để giải quyết những tồn tại bất cập về cơ chế tạo nguồn tài chính mua thẻ BHYT cho người nghèo và đảm bảo cho tất cả người nghèo đều được KCB miễn phí, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 thành lập quỹ KCB cho người nghèo do UBND các tỉnh quản lý với định mức tối thiểu là 70.000 đ/người /năm Quyết định 139 quy định đối tượng người nghèo được mở rộng tới toàn thể hộ nghèo:

- Quy KCB cho ngudi nghèo được NSNN cấp đảm bảo tối thiểu bằng 75% tổng giá trị của quỹ; ngoài ra tuỳ từng địa phương có thể tăng chí cho Quỹ từ nguồn ngân sách địa phương

Trang 21

Tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế đối với người nghèo - Thực trạng và giải pháp

- Quỹ KCB cho người nghèo dùng để KCB theo 2 phương thức:

* Phương thức thực thanh, thực chỉ, thực chất là cấp số KCB người nghèo

* Phương thức mua thẻ BHYT cho NN với mệnh giá 50.000đ/người/năm

Từ những vấn đề nêu trên cho thấy quá trình thực hiện BHYT cho người nghèo trải qua hai giai đoạn, ở mỗi giai đoạn cơ chế tạo nguồn kinh phí mua thẻ BHYT cho người nghèo khác nhau, nhưng ở giai đoạn nào cũng vậy nguồn ngân sách nhà nước vẫn là nguồn quan trọng nhất, quyết định nhất

2.1.2.2 Kết quả thực hiện BHYT cho người nghèo:

Giai đoạn thực hiện BHYT cho người nghèo theo Thông tư liên tịch số 05/1999/TTLT:

- Thông tư liên tịch số 05 quy định, những người thuộc diện quá nghèo được cấp thẻ BHYT miễn phí, nhưng kết quả sau 4 năm thực hiện số người nghèo được cấp thẻ BHYT rất thấp và cũng chỉ một số tỉnh thực hiện mua thẻ BHYT cho người nghèo Giai đoạn này có 2 loại thẻ BHYT miễn phí cấp cho người nghèo

đó là thẻ A7 và thẻ T8

- Thẻ bảo hiểm y tế A7 được mua từ nguồn kinh phí do NSNN cấp với mệnh giá 30.000đ/người/năm Người có thẻ bảo hiểm y tế A7 được hưởng đầy đủ quyền lợi KCB theo Điều lệ BHYT, không thực hiện cùng chỉ trả 20% chỉ phí KCB

- Thẻ bảo hiểm y tế T8 thực chất là thẻ KCB miễn phí theo hình thức thực thanh, thực chi, cơ quan BHYT phát hành thẻ hộ, chi phí đo sở Tài chính Vật giá địa phương thanh toán với cơ sở KCB căn cứ vào thống kê, báo cáo của cơ quan BHYT, cho nên không xác định mệnh giá

Kết quả số liệu tại 61 tỉnh, thành phố về thực hiện BHYT cho người nghèo theo quy định của Thông tư liên tịch số 05/1999/TTLT được thể hiện tại Bảng số

11

Trang 22

Tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế đối với người nghèo - Thực trạng và giải pháp

Bảng số 8: Kết quả thực hiện BHYT theo Thông tư số 05 (Älv nghìn đồng)

STT Nội dung/ Năm 1999 2000 2001 2002

1 | Số tỉnh cấp thẻ BHYT 31 48 44 41

2 | Số người được cấp thẻ| 492.966 841.037] 1.487.583| 1.665.019 BHYTNN

1

2 _| Bất buộc 0,155 | 1,934 | 0,160| 2,015 |0,176 | 2,218 |0.175 | 2,281

3 jTưnguyện | 0,052 | 0,132 | 0,045 | 0,108 | 0,049 | 0,130 j 0,053 | 0,208

Kết quả so sánh tại Bảng số 9 cho thấy:

- Tần suất KCB của đối tượng BHYT người nghèo cao hơn tần suất KCB của đối tượng BHYT tự nguyện, nhưng thấp so với tần suất KCB của đối tượng bắt buộc

- Tần suất KCB của người nghèo tăng dần hàng năm, nhưng mức tăng không cao và không có tính ổn định theo quy luật

Giai đoạn thực hiện BHYT người nghèo theo Quyết định số 139/2002/!QĐ- TTG của Thủ tướng Chính phủ

- Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, không phải đơn thuần chỉ là thực hiện BHYT cho người nghèo, mà là thành lập quỹ KCB cho người nghèo, tạo một nguồn kinh phí ổn định lâu dài đành cho KCB miễn phí của người nghèo, nguồn kinh phí chủ yếu do NSNN đảm bảo, ngoài ra có sự đóng góp của ngân sách địa phương và sự đóng góp của các tổ chức chính trị, xã hội, viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ Ban quản lý Quỹ KCB cho người nghèo có thể chọn một trong hai hình thức để thực hiện KCB miễn phí cho người nghèo:

Trang 23

Tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế đối với người nghèo - Thực trạng và giải pháp

* Hình thức thực thanh, thực chỉ là hình thức cấp thẻ KCB miễn phí cho người nghèo, ban quản lý Quỹ có trách nhiệm thanh toán chi phí KCB của người nghèo với cơ sở KCB của nhà nước Hình thức này có khó khăn khi người bệnh phải đi KCB tại tuyến trung ương hoặc KCPB tại địa phương khác, quỹ không theo đõi chỉ trả chỉ phí kịp thời cho người nghèo

* Hình thức mua thẻ BHYT, người nghèo được hưởng đầy đủ quyền lợi khám, chữa bệnh BHYT với mệnh giá 50.000đ/người/năm

Kết quả khảo sát đánh giá tình hình thực hiện BHYT cho người nghèo theo Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại 61 tỉnh, thành phố như sau:

Bảng số 10: Kết quả thực hiện BHYT người nghèo theo QD 139

3 Số thu BHYT Người nghèo 145.627 182.014 (triệu đồng)

4 Mệnh giá thẻ BQ (đồng) 50.000 50.000

- Kết quả tại Bảng số 10 cho thấy:

+ Chỉ có 51,5% số tỉnh, thành phố thực hiện cấp thẻ BHYT cho người nghèo + Số đối tượng NN được cấp thẻ BHYT tăng cao, tăng nhanh hàng năm, nhưng

tỷ lệ NN được cấp thẻ BHYT miễn phí đạt <30% tổng số người nghèo

+ Quỹ khám chữa bệnh BHYT người nghèo tăng tỷ lệ thuận với số thẻ phát hành do mệnh giá thẻ đảm bảo ổn định

Kết quả đánh giá khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người nghèo có thể BHYT theo Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ so với đối tượng BHYT bắt buộc, BHYT tự nguyện qua các năm dựa vào tần suất KCB

tại 61 tỉnh, thành phố như sau:

Trang 24

Tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế đối với người nghèo - Thực trạng và giải pháp

Bảng số II: Tần suất khám chữa bệnh

Kết quả so sánh Bang số II cho thấy:

+ Tần suất KCB của NN tăng dần hàng năm, năm sau tăng cao hơn năm trước

+ 8o với đối tượng BHYT bắt buộc, tân suất KCB người nghèo thấp, nhưng so

với đối tượng BHYT tự nguyện, tần suất KCB của người nghèo cao

Biểu đồ số 5: Sơ đồ tần suất KCB của Người nghèo (1999-2004)

Kết quả tại Bảng số 12 cho thấy:

- Nguồn kinh phí mua thẻ BHYT người nghèo được NSNN cấp có tính ổn định cao, nguồn kinh phí thực hiện các hình thức miễn giảm khác do kinh phí địa phương hoặc kinh phí của cơ sở KCB cấp không ổn định, lệ thuộc vào tình hình phat trién kinh tế của địa phương và khả năng đáp ứng kinh phí của cơ sở KCB

Trang 25

Tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế đối với người nghèo - Thực trạng và giải pháp

- Quyền lợi KCB của người nghèo có thẻ BHYT được đảm bảo tốt tại tất cả các tuyến, những hình thức miễn giảm khác người nghèo không được hưởng quyền lợi khi KCB đa tuyến

- Người nghèo có thẻ BHYT được cơ quan BHYT trước đây, cơ quan BHXH hiện nay chỉ trả toàn bộ chí phí KCB theo chế độ quy định, người nghèo hưởng những hình thức miễn giảm khác tuỳ theo khả năng kinh phí thường chỉ được miễn giảm từ 50- 70% chi phí

- Người nghèo có thẻ BHYT được KCB bình đẳng như những đối tượng BHYT khác, người nghèo hưởng những hình thức miễn giảm khác không được bình đẳng trong KCB, luôn có mặc cảm bị phân biệt đối xử

Bảng số 12: So sánh quyền lợi giữa các hình thức miễn phí của NN

STT ối tượng Thẻ BHYT | Thẻ BHYT Số Miễn giảm

Nội dung A7 T8 KCB.NN | tại CSKCB

1 | Nguồn KP cấp Ngânsách | Ngânsách |Ngânsách | Kinh phí

Nhà nước địa phương | địa phương | CS KCB 2_ | KCB tại tỉnh tốt tốt tốt Không tốt 3_ | KCB đa tuyến thuận lợi thuận lợi không không

4 ITT chỉ phí tại | tiện lợi tiện lợi Không không

CSKCB

53 |TT chi phi đa | tiện lợi tiện lợi BN tự đóng † BN tự

6 _| Tần suất KCB cao cao TB thấp

7 |Tính bình đăng |bìnhđẳng |bình đẳng | mặc cảm phân biệt đối

- Đã huy động được nguồn kinh phí từ cộng đồng thông qua hội chữ thập đó, tổ chức từ thiện, các tổ chức phi Chính phủ để mua thẻ BHYT cho người nghèo

- Bước đầu xây dựng được cơ chế chính sách tạo điều kiện để huy động nhiều nguồn lực tham gia vào công tác xoá đói, giảm nghèo, xây dựng quỹ KCB cho

NN ở từng địa phương, tiến tới thực hiện BHYT cho NN trên phạm vi cả nước,

- Dam bảo cho NN có thẻ BHYT được chăm sóc y tế tốt hơn so với hình thức cấp số KCB và miễn giảm trực tiếp Thẻ BHYT người nghèo đặc biệt có ý nghĩa

Trang 26

Tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế đối với người nghèo - Thực trạng và giải pháp

đối với bệnh nhân mắc bệnh mãn tính như suy thận phải chạy thận nhân tạo hoặc ung thư

- Với tấm thẻ BHYT, người nghèo được theo dõi, quản lý và đảm bảo quyền lợi KCB, đặc biệt đối với những trường hợp phải chuyển tuyến điều trị

- Việc cấp thẻ BHYT miễn phí cho người nghèo góp phần tạo công bằng xã hội, giúp người nghèo yên tâm hơn khi KCB do không phải lo lắng về kinh phí vì đã

có cơ quan Bảo hiểm xã hội chỉ trả chỉ phí KCB

Những khó khăn, tôn tại:

- Số người nghèo được cấp thẻ BHYT miễn phí thấp so với tổng số người nghèo,

do việc bình chọn người nghèo để cấp thẻ BHYT tại các địa phương phức tạp, khó khăn, nguồn kinh phí của địa phương hạn hẹp không đủ để mua thẻ BHYT cấp cho tất cả người nghèo theo quy định

- Chi phi KCB cho người nghèo liên tục gia tăng, năm 2004 chỉ phí bình quân người nghèo là 62.000đ/người/năm, trong khi mức đóng của người nghèo cố định (50.000đ/người/năm), nguy cơ mất cân đối quỹ KCB người nghèo

- Việc thông qua BHYT để thực hiện KCB miễn phí cho NN là chủ trương lớn

của Đảng, Nhà nước, góp phần xoá đói giảm nghèo, nhưng chưa được tuyên truyền rộng rãi trong quần chúng nhân dân và cho chính NN, do đó nhiều NN chưa hiểu biết về chủ trương chính sách, không biết bản thân được KCB miễn phí khi có thẻ BHYT chính là nguyên nhân làm tần suất KCB người nghèo thấp

- Việc NSNN chỉ cấp tối đa 75% quy KCB người nghèo, 25% còn lại đo ngân sách địa phương đóng góp, hoặc quyên góp của các tổ chức đã hạn chế việc cấp thẻ BHYT cho người nghèo tại những tỉnh ngân sách địa phương không có đủ kinh phí cấp 25% còn lại

- Quyết định 139 quy định 2 hình thức KCB cho mgười nghèo cũng là một hạn chế làm giảm tỷ lệ thực hiện BHYT cho người nghèo, do ban quản lý Quỹ KCB người nghèo nhiều tỉnh, thành phố chưa thấy hết những hạn chế, vướng mắc trong thanh toán chi phí của phương thức thực thanh, thực chỉ tại các bệnh viện tuyến Trung ương

2.2.3 Đánh giá chung về chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo từ 6/2005 trở về trước:

Tại kỳ họp thứ 8 Quốc Hội khoá 11 (tháng 6 năm 2005) Uỷ ban Thường

vụ Quốc Hội đã có báo cáo giám sát về tình hình thực hiện chính sách KCB cho nhân dân trình trước Quốc hội, trong đó có đánh giá chung về chính sách KCB cho người nghèo như sau:

Quyết định 139 đã giao cho các địa phương tự chọn phương thức thực hiện, có mua BHYT hay thẻ KCB miễn phí cho người nghèo Do đó hiện nay việc triển khai quyết định 139 là khác nhau giữa các địa phương

Trang 27

Tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế đối với người nghèo - Thực trạng và giải pháp

Qua giám sát cho thấy, tại những tỉnh, thành phố có điều kiện kinh tế khá

đã thực hiện mua BHYT cho người nghèo do đó quá trình thực hiện thuận lợi, người nghèo chủ động và thuận lợi khi ải KCB ở các tuyến từ trung ương đến địa phương, nếu có một số vướng mắc thì cũng giống như thực hiện chính sách

Vì vậy 80% số người nghèo đến y tế xã, trong khi y tế xã chỉ được khoán số tiên cấp thuốc cho mỗi lần khám bệnh (chỉ khoảng từ 6.000đ đến 10.000 đilền khám) Mặt khác, do không có cơ quan giám sát thực hiện như giám sát của BHYT, nên đã dẫn đến việc thừa hay thiếu tuỳ thuộc vào mức độ cấp thuốc của cán bộ y tế Theo báo cáo của tỉnh Sóc Trăng, quỹ KCBNN năm 2004 chỉ tiêu thấp hơn so với số được cấp là 10 tỷ, Gia Lai còn dư 12 tỷ (trong đó 25 tỷ được cấp theo định mức 50.000đlngười), song cũng có một số tỉnh lại chỉ hết số kinh phí này

Thực chất các tỉnh có thể giải ngân hết nếu mua BHYT cho người nghèo

để quản lý và giám sát thuận tiện hơn, song vì cơ chế quản lý tập trung quỹ BHYT đã làm nhiều địa phương không mặn mà với BHYT, vì phần tiền kết dư lại

bị điêu chuyển đi chỗ khác trong khi tiên đóng của nhân dân địa phương và quỹ chỉ sử dụng ngắn hạn

Quyết định 139/CP về khám chữa bệnh cho người nghèo là tiến bộ vượt bậc, song để hoàn chỉnh hơn, cần tính đến một số điểm như sau:

- Theo Nghị định 95/CP quy định về thu một phần viện phí, người dân ở một số xã vàng cao được miễn viện phí, tuy nhiên theo Quyết định 139ICP họ không được hưởng bởi đó không phải là xã diện 135, ví dụ hiện ở Kon Tum có

27 xã diện này

- Nhiều đông bào dân tộc thiểu số hiện đời sống khó khăn, song không ở

xã điện 135 và cũng không ở diện 139 nên không được hưởng chính sách KCB người nghèo, tuy nhiên các bệnh viện vẫn phải miễn phí để thực hiện chính sách dân tộc

- Theo Quyết định 139/CP, tất cả các nhân dân trong xã diện 135 đêu được hưởng KCB người nghèo, song do có một số hộ khá trong xã 135 Xét thực

Trang 28

Tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế đối với người nghèo - Thực trạng và giải pháp

tế thì phù hợp, song về nguyên tắc lại không theo Quyết định 139ICP, vì vậy Chính phủ cần chỉ đạo thống nhất

- Việc phát thẻ chậm, không đúng đối tượng người nghèo xấy ra ở một số nơi gây dư luận không tốt trong nhân dân, có lẽ nên xem xét việc cấp thể hộ nghèo có giá trị trong vòng 2-3 năm sẽ thuận lợi hơn

- Việc thực hiện theo phương án thực thanh, thực chỉ đã hạn chế quyền lợi của bệnh nhân có thể 139 khi chuyển lên tuyến trung ương điều trị, thực hiện cho thấy có rất ít tỉnh ký hợp đồng chỉ trả tiên KCBNN với bệnh viện Trung ương, có lẽ đó chính là lý do mà gây kết dư quỹ KCBNN ở mội số tỉnh

Một điểm quan trọng nhất là Chính phủ cần mạnh dạn và kiên quyết chỉ đạo các địa phương thực hiện thực hiện KCB cho người nghèo theo cơ chế BHYT để đảm bảo công bằng và hiệu quả hơn

Có thể nói rằng, chính sách về KCB cho người nghèo đã có bước tiến lớn, thể hiện cơ chế chính sách ưu đãi xã hội của nhà nước ta ngày càng công khai mình bạch và bình đẳng Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện do thiếu chỉ đạo kiên quyết của Chính phủ nên đã dẫn đến việc thực hiện không thống nhất làm ảnh hưởng đến hiệu quả của một chính sách ưu việt

2.2.4 Chính sách mới về KCB cho người nghèo từ tháng 7/2005:

Trên cơ sở những nhận xét, đánh giá chung trên đây, chúng fa có thể khẳng định một điều là: Thực hiện chính sách KCB cho người nghèo thông qua hình thức BHYT là một hướng đi đúng và là giải pháp tốt nhất để CSSK cho người nghèo Chính vì thế, ngày l6 tháng 5 năm 2005 Chính phủ đã có Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ban hành kèm theo Điều lệ BHYT mới, theo đó người nghèo được quy định là đối tượng tham gia BHYT bất buộc với mức đóng BHYT là 50.000đồng/người/năm Điều này có nghĩa là việc CSSK cho người nghèo từ 01/7/2005 chỉ thực hiện thông qua một hình thức duy nhất là BHYT Toàn bộ số người nghèo trong cả nước sẽ được cấp thẻ BHYT để được hưởng quyên lợi theo chế độ BHYT Quyền lợi BHYT của người nghèo được mở rộng hơn trước đây rất nhiều: Người nghèo khi đi KCB được thanh toán toàn bộ chỉ phí KCB theo giá viện phí, bao gồm các chi phí khi sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn và chỉ phí chuyển viện theo đúng quy định của Bộ Y tế

Trang 29

Tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế đối với người nghèo - Thực trạng và giải pháp

Chương

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUÁ KCB VÀ

BHYT CHO NGƯỜI NGHÈO TRONG GIAI DOAN SAP TOI

3.1 Cơ sở của các giải pháp

- Tăng cường củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, phát huy khả năng y tế của các LLVT trong việc kết hợp quân - dân y để CSSK nhân dân ở cơ sở, đặc biệt là khu vực miễn núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng biên giới Quản lý và phát huy tốt vai trò của lực lượng y tế ngoài công lập

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác y tế dự phòng, nâng cao sức khoẻ, giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong Tiếp tục triển khai tốt và mở rộng các chương trình mục tiêu quốc gia vẻ y tế, thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế với xóa đói giảm nghèo

- Xây dựng cơ chế tài chính đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên của trung tâm y tế huyện và trạm y tế xã, phường, đặc biệt là ở vùng núi, vùng sâu, vùng

xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc ít người Tăng cường phát triển các hình thức chỉ trả trước cho chăm sóc sức khoẻ; mở rộng BHYT, đặc biệt BHYT nông thôn, tiến tới BHYT bắt buộc toàn dân

- Tăng cường nguồn tài chính cho y tế Từng bước tăng tỷ trọng chỉ thường xuyên cho y tế trong NSNN để đến năm 2005 đạt 5% và năm 2010 đạt 8% Thực hiện các chính sách tăng nguồn lực tài chính dành cho y tế phục vụ NN

- Đẩy mạnh thực hiện chế độ BHYT, KCB miễn phí cho người nghèo Tiếp tục

mở rộng phạm vi và mức hỗ trợ KCB, thuốc men cho người nghèo và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

- Mở rộng phạm vi BHYT thông qua việc huy động tiền đóng BHYT tự nguyện của những người có khả năng

Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị

về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới, trong đó quan điểm chỉ đạo được nêu ra là: “Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, nhằm tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ với chất lượng ngày cang cao, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Phát triển bảo hiển y tế toàn dân, nhằm từng bước đạt tới công bằng trong chăm sóc sức khoẻ, thực hiện sự chia sẻ giữa người khoẻ với người ốm, người giàu với người nghèo, người trong độ tuổi lao động với trẻ em, người già; công bằng trong đãi ngộ đối với cán bộ y tế.”

Trang 30

Tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế đối với người nghèo - Thực trạng và giải pháp

3.2 Các giải pháp

3.2.1 Những giải pháp chung

- Nghị quyết 46-NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, trong đó phải: “Đổi mới và hoàn thiện chính sách tài chính theo hướng tăng nhanh tỉ trọng các nguồn tài chính công (bao gôm NSNN và BHYT), giảm dần hình thức thanh toán viện phí trực tiếp từ người bệnh Nhà nước bảo đảm cung cấp kinh phí KCB cho người có công với cách mạng, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách xã hội Xây dựng và thực hiện chính sách viện phí phù hợp trên cơ sở tính đúng, tính đủ các chỉ phí trực tiếp phục vụ bệnh nhân Nhà nước có chính sách trợ giúp đối với những người có thu nhập thấp và có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ”

- Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở những vùng nghèo, khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo phát triển kinh tế hộ gia đình để từng bước cải thiện đơì sống, tạo cơ sở quan trọng đảm bảo CSSK người nghèo Phát huy có hiệu quả Chương trình xóa đói giảm nghèo, động viên người nghèo tự vươn lên phát triển kinh tế xã hội thoát nghèo cho bản thân

- Các cấp ủy Đảng và Chính quyền, đoàn thể nhân dân và các tổ chức kinh tế -

xã hội phải có trách nhiệm đối với công tác CSSK nhân dân nói chung và người nghèo nói riêng Các ban ngành, đoàn thể phải phát huy tinh thần chủ động sáng tạo kết hợp chặt chẽ để thực hiện chính sách KCB cho người nghèo

- Phát huy truyền thống tương thân tương ái “1á lành đùm lá rách huy động sự đóng góp của cộng đồng hỗ trợ cho người nghèo, hỗ trợ cho vùng nghèo thêm được điều kiện thuận lợi về CSSK Tiếp tục công tác tuyên truyền vận động xã hội hóa cong tac KCB cho người nghèo

- Cần thống nhất một hình thức KCB cho người nghèo thông qua việc cấp thẻ BHYT Người nghèo khi đi KCB sẽ được hưởng một số ưu đãi hơn so với các đối tượng BHYT khác như sử dụng dich vụ kỹ thuật cao, chỉ phí lớn, được hỗ trợ chi phi vận chuyển khi chuyển tuyến Có như vậy mới là điều kiện tốt nhất để đảm bảo quyền lợi về KCB đối với người nghèo

- Rèn luyện nâng cao y đức, tỉnh thần phục vụ người bệnh theo lời dạy của Bác

Hồ “Thầy thuốc là mẹ hiển” là tiêu chuẩn số một của cán bộ y tế Hơn ai hết, người nghèo cần được sự chăm sóc tại các cơ sở KCB một cách tận tình, chu đáo nhất

Trang 31

Tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế đối với người nghèo - Thực trạng và giải pháp

thấp hơn rất nhiều so với các đối tượng BHYT khác — một điều tưởng như rất bất hợp lý Điều này chỉ có thể lý giải được rằng một trong những nguyên nhân cơ bản tạo nên bất hợp lý này là do khả nãng tiếp cận dịch vụ y tế của người nghèo

Vì vậy, để người nghèo có thể tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ y tế thì cần thiết phải tăng cường đầu tư cho y tế cơ sở với một số giải pháp cụ thể như sau:

+ Đầu tư để xây dựng mới, nâng cấp các nhà trạm, mua sắm dụng cụ trang thiết bị đảm bảo các vật tư thiết yếu thực hiện CSSK

+ Bổ sung danh mục vật tư y tế và thuốc thiết yếu ở tuyến xã đáp ứng kỹ

thuật cao về phòng bệnh và chữa bệnh

+ Có chính sách đào tạo lại đội ngũ cán bộ y tế thôn bản, y tế xã tại chỗ đảm bảo cập nhật sự phát triển của khoa học kỹ thuật

+ Xây dựng vốn kinh phí sự nghiệp cho y tế xã thông qua việc đóng góp từ thu viện phí, từ KCB cho đối tượng có thẻ BHYT

+ Mở ra hình thức CSSK đến hộ gia đình thông qua y tế cơ sở có tác dụng trong việc quản lý và hướng dẫn CSSK đáp ứng được nhu cầu của đang hình thành trong xã hội

+ Cần tạo điều kiện cho người dân tiếp cận dễ dàng hơn các dịch vụ y tế, bằng cách phân bố một cách hợp lý các cơ sở y tế trong toàn quốc

- Nhà nước cần từng bước tăng mức chỉ cho ngân sách cho y tế cả về số ngân sách tuyệt đối và về tỷ lệ chỉ cho ngân sách y tế so với GDP và so với tổng NSNN Đồng thời, cần xúc tiến các biện pháp nhằm tăng dần các hình thức chỉ trả trước, bao gồm mở rộng BHYT bất buộc, phát triển các loại hình BHYT tự nguyện, các hình thức BHYT dựa vào cộng đồng cho nông dân và các đối tượng làm nghề tự do, tiến tới mục đích lâu dài là BHYT toàn dân Trước mắt, cần thực hiện CSSK, KCB cho người nghèo thông qua một hình thức duy nhất là cấp thẻ BHYT cho toàn bộ số người nghèo hiện có

- Cần nghiên cứu để điều chỉnh tăng mức đóng BHYT người nghèo thay vì mức đóng 50.000đồng/ người/ năm như hiện nay là quá thấp so với các đối tượng tham gia BHYT bắt buộc khác, trong khi người nghèo thường ốm đau nhiều, chi phí KCB bệnh cao;

- Điều chỉnh chuẩn nghèo theo hướng nâng dần đến cao bằng mức chuẩn nghèo

chung của thế giới Như vậy thì số người cận nghèo hiện nay sẽ được coi là NN theo chuẩn mới và được hưởng quyền lợi về KCB đối với người nghèo

3.2.2.2 Những giải pháp về tổ chức thực hiện

- Tăng cường công tác tuyên truyền cho người nghèo hiểu biết về chủ trương, chính sách của Nhà nước để người nghèo nắm được và thụ hưởng

Trang 32

Tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế đối với người nghèo - Thực trạng và giải pháp

- Hàng năm tổ chức đánh giá kết quả thực hiện công tác KCB cho NN, có chế độ khen thưởng cho các đơn vị y tế làm tốt công tác KCB cho NN và tìm ra các giải pháp khắc phục những hạn chế trong công tác CSSK, KCB đối với NN

- Tăng cường năng lực tổ chức thực hiện của hệ thống các cơ quan Bảo hiểm xã hội để đáp ứng yêu cầu thực hiện chế độ bảo hiểm y tế cho toàn bộ số người nghèo và cả diện cận nghèo với số lượng lớn gấp nhiều lần so với hiện nay Để nâng cao năng lực tổ chức thực hiện của hệ thống các cơ quan Bảo hiểm xã hội thì cần tập trung chủ yếu vào các nội dung cụ thể như sau:

+ Nghiên cứu điều chỉnh về mô hình tổ chức của hệ thống Bảo hiểm xã hội Hiện nay hệ thống các cơ quan BHXH chỉ có tới cấp quận, huyện trong khi người nghèo tập trung tại các xã, phường với số lượng lớn Để có thể thực hiện tốt chế độ chính sách đối với người nghèo nói riêng và các đối tượng khác nói chung thì thay vì hệ thống tổ chức 3 cấp như hiện nay, cần thiết phải tổ chức hệ thống các cơ quan BHXH theo mô hình 4 cấp, tức là có thêm cơ quan BHXH cấp xã, phường để đảm bảo năng lực thực thi tốt chính sách bảo hiểm y tế với

người nghèo trong tình hình mới

+ Nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất tư cách của cán bộ ngành Bảo hiểm xã hội bằng việc tăng cường đào tạo, tuyển chọn, giáo dục, kết hợp với kiểm tra, đánh giá

+ Tăng cường thẩm quyền của cơ quan BHXH trong việc tham gia vào quy trình tổ chức thực hiện BHYT cho người nghèo, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế độ chính sách BHYT người nghèo

+ Đầu tư trang thiết bị, điều kiện làm việc, nhất là các trang thiết bị về công nghệ thông tin để hệ thống các cơ quan BHXH có thể quản lý, theo dõi đảm bảo đúng chế độ, chính sách cho người nghèo

3.3 Một số đề xuất, kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị với Quốc bội, chính phú

- Xây dựng và ban hành Luật Bảo hiểm y tế, tạo cơ sở pháp lý cao để thực hiện

chính sách BHYT cho các đối tượng nói chung và người nghèo nói riêng Chính sách BHYT là một hướng đi đúng trong công tác CSSK nhân dân nói chung và

Trang 33

Tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế đối với người nghèo - Thực trạng và giải pháp

đối với người nghèo nói riêng Điều này đã được khẳng định qua kết quả của hơn 10 năm thực hiện Tuy nhiên, cơ sở pháp lý để thực hiện chính sách vẫn chỉ

là các văn bản dưới luật, bằng các nghị định hoặc thông tư, do đó hiệu lực pháp

lý chưa cao, chưa tương xứng với tầm của một chính sách lớn Vì vậy, để tiến tới mục tiêu BHYT toàn dân, cần thiết phải ban hành văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn - đó là Luật bảo hiểm y tế;

- Tạo nguồn ngân sách ổn định và bền vững để mua thẻ BHYT cho người nghèo với mức đủ đảm bảo tốt nhất về quyền lợi KCB cho người nghèo Nguồn ngân sách này được bố trí ổn định hàng năm cùng với cơ chế huy động sự đóng góp

tích cực của các tổ chức, cá nhân, tổ chức quốc tế phục vụ cho công tác KCB BHYT đối với người nghèo

- Người nghèo được hưởng quyền lợi với phạm vi rộng hơn các đối tượng tham gia BHYT bắt buộc khác, trong đó quỹ BHYT đảm bảo theo mặt bằng chế độ chung, phần vượt hơn được đảm bảo bằng NSNN và các nguồn quỹ khác;

- Thống nhất việc lập danh sách, chuyển tiền, cấp phát thẻ BHYT thông qua một đầu mối là ngành LĐTBXH Hiện nay việc lập và xét duyệt danh sách người nghèo do ngành LĐTBXH thực hiện nhưng đóng tiền BHYT cho đối tượng lại

do Quy KCB người nghèo của địa phương thực hiện và quản lý đối tượng Như vậy để thực hiện đóng, cấp thẻ BHYT và quyết toán kinh phí mua thẻ BHYT thường phải làm tay ba: Ngành LĐTBXH, cơ quan BHXH và Quỹ KCB người nghèo Quy trình này tạo nên sự phức tạp không cần thiết Do vậy cần thiết phải cải tiến lại cho hợp lý hơn, rút ngắn thời gian trong quá trình tổ chức thực hiện;

- Định hướng dần cho việc phân luồng ngân sách dành cho y tế theo phương thức trực tiếp cho từng đối tượng cần hỗ trợ của Nhà nước Theo hướng này thì phải thực hiện cơ cấu giá viện phí được tính đủ với các yếu tố cấu thành chi phí

để trên cơ sở đó, sự hỗ trợ, bao cấp của nhà nước với các đối tượng cần ưu đãi, trợ giúp sẽ được Ngân sách cấp trực tiếp cho đối tượng để mua thẻ BHYT Các đối tượng khác nếu không mua thẻ BHYT sẽ phải chỉ trả viện phí với giá tính

đủ Như vậy sẽ nhanh chóng đạt mục tiêu công bằng và hiệu quả trong CSSK nhân đân và tiến tới BHYT toàn dân

- Điều chỉnh mức đóng BHYT người nghèo để đảm bảo nguồn chi trả chi phí KCPB và công bằng giữa các đối tượng Hiện nay mệnh giá mua thẻ BHYT là 50.000 déng/ngudi/nam là quá thấp trong khi người nghèo được hưởng với phạm

vi quyền lợi cao hơn các đối tượng BHYT bát buộc khác Để nghị trước mắt điều

chỉnh mức đóng BHYT người nghèo lên 70.000 đồng/người/năm nhưng về lâu

dài nên điều chỉnh mức đóng bằng 3% mức tiền lương tối thiểu chung

Trang 34

Tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế đốt với người nghèo - Thực trạng và giải pháp

3.3.2 Đốt với các Bộ, ngành có liên quan

- Ban hành quy trình xác định người nghèo đảm bảo xác định đối tượng nhanh chóng, chính xác Việc bình xét người nghèo hiện nay giao cho ngành LĐTBXH, trên cơ sở xác định của chính quyền cơ sở Tuy nhiên thực tế trong thời gian qua, việc xác định danh sách người nghèo thường rất chậm và có nhiều sai sót Chính sách được ban hành ra nhưng có địa phương phải mất 6 tháng thậm chí hàng năm mới đưa ra được danh sách NN của địa phương để cở quan BHXH cấp thẻ BHYT và như vậy rõ ràng là ảnh hưởng đến quyền lợi KCB của người nghèo Sau khi đã có danh sách, đã cấp thẻ BHYT nhưng đã có không ít trường hợp khiếu kiện, tố cáo các đối tượng không phải là NN vẫn được cấp thẻ BHYT (thường là người nhà, người thân quen của cán bộ địa phương) Điều này cho thấy là cần thiết phải có một quy trình chuẩn để thực hiện nhanh chóng, chính xác trong việc xác định danh sách NN làm cơ sở cấp thẻ BHYT, kèm theo

đó là các chế tài xử lý nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm;

- Điều chỉnh chuẩn nghèo để từng bước tiến gần hơn đến chuẩn nghèo chung của thế giới Qua 5 năm thực hiện chuẩn nghèo giai đoạn 2001 — 2005, do kết quả của phát triển kinh tế và hiệu quả của chính sách xoá đói giảm nghèo, tỉ lệ đói nghèo của Việt Nam đã giảm từ 17,5% xuống con 8% dân số Tuy nhiên, có một thực tế là chuẩn nghèo của chúng ta còn thấp hơn rất nhiều so với chuẩn nghèo của thế giới Do đó nhiều người trong thực tế rất khó khăn nhưng vẫn chỉ được coi là cận nghèo và chưa được hưởng đầy đủ quyền lợi về KCB đối với người nghèo Vì vậy, trong thời gian tới cần thiết phải điều chỉnh chuẩn nghèo theo hướng tiệm cận gần hơn với chuẩn nghèo của thế giới, để diện người nghèo được hưởng chính sách KCPB sẽ được tăng lên so với hiện nay;

- Tăng cường và nâng cao chất lượng y tế cơ sở, nhất là y tế thôn bản, phường xã

là nơi NN dễ tiếp cận dịch vụ y tế nhất Cần phải đầu tư nhiều hơn nữa về con người và cơ sở vật chất cho y tế cơ sở Y tế cơ sở sẽ giúp cho người nghèo được CSSK, KCB thuận lợi hơn đồng thời giảm áp lực về KCB thông thường cho tuyến trên, tiết kiệm được chỉ phí cho NN, cho cơ sở KCB và cho quỹ BHYT 3.3.3 Đốt với các cấp chính quyền địa phương

- Tổ chức thực hiện tốt việc bình xét để xác định hộ nghèo, người nghèo nhanh chóng, chính xác Việc bình xét NN thời gian qua tuy nhiều địa phương đã làm

từ cơ sở nhưng chưa đảm bảo tính dân chủ và công khai Qua khảo sát của Bộ Y

tế tại 2 tỉnh là Bắc Giang và Hải Dương cho thấy việc lập danh sách NN tuy đã làm từ cấp thôn xóm nhưng chủ yếu lại do Trưởng thôn lập nên Nhiều NN đã cho biết không hề được thông báo về chủ trương này cũng như trong thôn của mình có những ai thuộc diện nghèo Nhiều nơi khác thì lại thắc mắc về việc nhiều người không phải là nghèo nhưng do là người nhà, người quen của cán bộ

xã, cán bộ thôn nên đã được đưa vào danh sách những NN để cấp thẻ BHYT

24

Trang 35

Tổ chức thực biện bảo hiểm y tế đối với người nghèo - Thực trạng và giải pháp

Cách làm như vậy là chưa đúng với quy trình là danh sách NN phải được bình xét công khai từ thôn, bản và niêm yết công khai để cho nhân dân biết, tham gia;

- Cần đề cao hơn nữa tính thần trách nhiệm trong việc cấp phát thẻ BHYT cho

NN tại địa phương mình Thực tế cho thấy nhiều địa phương sau khi nhận thẻ BHYT từ cơ quan BHXH về đã cất giữ tập trung tại UBND xã Ai có hỏi đến thì mới đưa cho để sử dụng, trong khi nhiều NN không có thông tin nên không hề nhìn thấy tấm thẻ BHYT của chính mình chứ chưa nói là mang đi để sử dụng nó khi ốm đau hoặc khi biết đến thì thẻ BHYT đã gần hết giá trị sử dụng Điều này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới chỉ phí KCB của người nghèo còn thấp hơn các đối tượng BHYT khác Do đó các cấp chính quyền địa phương cần phải nâng cao hơn nữa trách nhiệm của mình trong vấn để này để đảm bảo đầy

đủ quyền lợi về KCB cho người nghèo;

- Tăng cường thực hiện chủ trương xã hội hoá, tích cực tuyên truyền vận động và huy động các nguồn lực để hỗ trợ nâng cao chất lượng KCB và CSSK cho NN tại địa phương Ngoài việc huy động thêm nguồn lực để mua thẻ BHYT cho NN thì những nơi có điều kiện cần huy động thêm nguồn tài chính trợ giúp cho NN các chi phí ngoài quyền lợi về BHYT, chi phí ăn uống, đi lại trong thời gian điều trị;

- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước tại địa phương, tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tổ chức thực hiện chính sách KCB cho NN tại địa phương Điều này rất cần thiết và nên làm thường xuyên nhằm khắc phục các vấn đề còn tổn tại nên trên, xoá bỏ các hiện tượng tiêu cực, những nhiễu trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách KCB cho NN

3.3.4 Đốt với Bảo hiểm xã hội Việt Nam

- Tổ chức việc cấp phát thẻ BHYT cho NN nhanh chóng, thuận tiện, chính xác Trên cơ sở danh sách NN của các địa phương chuyển đến, cơ quan BHXH phải

phối hợp với ngành LĐTBXH kiểm tra, thẩm định để in và cấp thẻ cho NN kịp thời, theo đúng quy định Cần nghiên cứu mã số, ký hiệu của thẻ BHYT người nghèo phù hợp trong quản lý, thuận tiện trong sử dụng, dễ dàng nhận biết trong thanh toán và đảm bảo quyền lợi khi đi KCB Để thực hiện tốt nội dung này thì

hệ thống BHXH phảti tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức

thực hiện;

- Tăng cường giám định tại các cơ sở KCB nhằm đảm bảo tốt nhất quyên lợi về BHYT cho NN Cần nghiên cứu để đơn giản hoá các thủ tục, thuận tiện cho NN khi đến KCH Các giám định viên BHYT tại các bệnh viện phải phối hợp chặt chế với y, bác sỹ của bệnh viện thực hiện cải cách các thủ tục hành chính, thực hiện đúng quy trình quy định, công khai hoá các thủ tục và tận tình chu đáo trong hướng dẫn cũng như khi giải quyết các vấn đẻ có liên quan khi người nghèo đến KCB;

25

Trang 36

Tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế đối với người nghèo - Thực trạng và giải pháp

- Tiếp tục đẩy mạnh việc đưa BHYT về cơ sở, đưa BHYT đến gần với người nghèo hơn bằng việc triển khai KCB BHYT tại 100% số xã, phường trong cả nước Như trên đã phân tích, NN ít có điều kiện đi KCB ở các tuyến trên mà chủ yếu là tiếp xúc với y tế tuyến cơ sở Vì vậy để NN được hưởng tốt nhất quyền lợi

về BHYT thì cơ quan BHXH cần tiếp tục tăng cường mở rộng mạng lưới KCB BHYT tới tuyến xã ở những nơi có đủ điều kiện;

- _ Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về BHYT cho các đối tượng nói chung và nhất là NN để họ nắm biết được các quy định về chế độ BHYT Cần có các hình thức, giải pháp tuyên truyền, giải thích phù hợp với NN sao cho hợp lý, thuận tiện, dễ hiểu

Để có thể làm tốt được các nội dung trên thì vấn đề đặt ra là phải Tăng

cường năng lực tổ chức thực hiện của hệ thống các cơ quan Bảo hiểm xã hội

để đáp ứng yêu cầu thực hiện chế độ bảo hiểm y tế cho người nghèo, tập trung vào một số nội dung cụ thể như sau:

+ Nghiên cứu điều chỉnh về mô hình tổ chức của hệ thống Bảo hiểm xã hội, thay vì hệ thống tổ chức 3 cấp như hiện nay, cần thiết phải tổ chức hệ thống các cơ quan BHXH theo mô hình 4 cấp, tức là có thêm cơ quan BHXH cấp xã, phường để đảm bảo năng lực thực thi tốt chính sách bảo hiểm y tế với người nghèo trong tình hình mới

+ Tăng cường cả về số lượng và chất lượng của cán bộ ngành Bảo hiểm xã hội để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ

+ Tăng cường thẩm quyền của cơ quan BHXH trong việc tham Bia vào quy trình tổ chức thực hiện BHYT cho người nghèo, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế độ chính sách BHYT người nghèo

+ Đâu tư trang thiết bị, điều kiện làm việc, nhất là các trang thiết bị về công nghệ thông tin để hệ thống các cơ quan BHXH có thể quản lý, theo đõi đảm bảo đúng chế độ, chính sách cho người nghèo

+ Đổi mới và tăng cường công tác giám định tại các cơ sở khám chữa bệnh nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT nói chung và người nghèo nói riêng

+ Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong toàn ngành, trước mắt tập trung vào các thủ tục hành chính trong cấp phát thẻ BHYT và khám chữa bệnh

Trang 37

Tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế đối với người nghèo - Thực trạng và giải pháp

PHẦN KẾT LUẬN

Sự phát triển KT-XH của nước ta trong gần 20 năm đổi mới đã mang lại

nhiều kết quả tốt cho công tác CSSK của nhân dân nói chung và NN nói riêng Đảng ta đã chỉ rõ: Trong xã hội ta, mọi người nghèo đều phải được KCB và chăm sóc chu đáo Từ nhiều năm qua, Nhà nước đã tập trung đầu tư để phát triển KT-XH ở những vùng nghèo, tạo điều kiện thuận lợi cho NN phát triển kinh tế

hộ gia đình, từng bước cải thiện đời sống, bảo đảm CSSK Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, đặc biệt cho NN đang từng bước được xã hội hóa Đạt được các kết quả đáng kể đó là do sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của các

cấp đảng và chính quyền, các ngành, các đoàn thể xã hội Để cho NN được CSSK tốt hơn, ổn định cuộc sống góp phần thực hiện có hiệu quả chính sách xóa đói giảm nghèo của quốc gia, Nhà nước cần có các giải pháp tổng thể để giúp cho người dân thoát khỏi cảnh đói nghèo và không để người dân sa vào cảnh đói nghèo, lúc đó mới có khả năng thực hiện công bằng trong CSSK nhân dân theo

định hướng công bằng và hiệu quả

Về thực hiện công tác KCB và BHYT cho NN, đồi hỏi có sự kết hợp đồng

bộ trong quá trình tổ chức thực hiện bao gồm: sự phối hợp giữa các cơ quan ban, ngành liên quan trong công tác xác định NN, tổ chức công tác KCB và BHYT cho NN, thực hiện các chương trình mục tiêu và quan trọng là củng cố hệ thống y tế Nhà nước vững mạnh, đặc biệt là y tế thôn bản, xã, huyện Mở rộng,

đa dạng hóa, nâng cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ CSSK Đổi mới và tăng cường công tác quản lý bệnh viện, kiện toàn hệ thống KCB đủ sức đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa đạng của nhân dân Tăng đầu tư Nhà nước kết hợp với tạo thêm nguồn kinh phí khác cho y tế như phát triển BHYT, tiến tới BHYT toàn dân là điều kiện tốt nhất để thực hiện mục tiêu công bằng trong KCB Thực tế trải nghiệm qua nhiều hình thức, phương pháp đảm bảo KCB cho

NN những năm qua cho thấy phương thức cấp thẻ BHYT người nghèo là hiệu quả nhất vì trên cả 2 phương diện: Đảm bảo tốt nhất quyền lợi của NN và thực hiện định hướng tiến tới BHYT toàn dân Tuy nhiên để thực hiện tốt vấn đề này thì cũng cần thiết phải có các giải pháp cả về cơ chế chính sách, quy trình tổ chức thực hiện và sự phối hợp đồng bộ của tất cả các cơ quan, ban ngành có liên quan trong quá trình triển khai

Nghiên cứu của Đề tài đã cho thấy những kết quả bước đầu đã đạt được cũng như các tồn tại, vướng mắc cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện trong thời gian tới Cũng từ nghiên cứu này, vấn đề công bằng xã hội trong CSSK nhân dân nói chung, KCB va BHYT cho NN ndi riêng là một vấn để quan trọng đang được đặt ra về cả lý luận và thực tiễn Là một bộ phận trong hệ thống các chính sách

xa hội của Đảng và Nhà nước ta, chính sách KCB và BHYT cho NN góp phần

ổn định xã hội, phát triển kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Vì vậy, thực hiện tốt vấn đề KCB và BHYT cho NN là thiết thực góp phần xây dựng một xã hội công bằng và văn minh./

27

Trang 38

a

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC:

| TỔ CHỨC THỰC HIỆN BAO HIEM Y TẾ ĐỐI VI NGƯỜI NGHÈ0

- THUC TRANG VA GIAI PHÁP

CHU NHIEM: CN NGUYEN MINH HAI

Trang 39

Tổ chức thực biện bảo hiểm y tế đối với người nghèo - Thực trạng và giải pháp

LỜI CẢM ƠN

Bảo hiểm y tế cho người nghèo là một bộ phận trong hệ thống các chính sách xã hội quan trọng, được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm Tuy nhiên, những năm qua, kết quả thực hiện cho thấy vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Thực hiện chương trình nghiên cứu khoa học năm 2004 của Bảo hiểm

xã hội Việt Nam giao cho, nhằm đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện

BHYT đối với người nghèo để từ đó nghiên cứu đề xuất các giải pháp

nâng cao hiệu quả trong việc tổ chức thực hiện chính sách, nhóm nghiên cứu đã tiến hành và hoàn thành để tài “Tổ chức thực hiện Bảo hiểm y tế đối với người nghèo - thực trạng và giải pháp”

Để hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, giúp đố, cộng tác của các đông chí Lãnh dạo Bảo hiểm

xã hội Việt Nam, các Ban chuyên môn thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Lĩnh đạo và chuyên viên Trung tâm Nghiên cứu khoa học Bảo hiểm xã hội Việt Nam và một số cán bộ đang công tác tại Bộ Y tế, Bộ Tài chính,

Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội góp phần giúp đố chúng tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu xin trân trọng cẩm ơn về sự chỉ đạo, giúp đỡ quý báu này!

TM NHÓM NGHIÊN CỨU CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

2⁄2

Nguyễn Minh Hải

Trang 40

Tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế đối với người nghèo - Thực trạng và giải pháp

MỞ ĐẦU

1 SUCAN THIET CUA DE TÀI NGHIÊN CỨU

Công tác chăm sóc sức khoẻ và khám chữa bệnh cho người nghèo luôn được Đảng và Nhà nước cũng như các cấp chính quyền hết sức quan tâm Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ người nghèo trong chăm sóc sức khoẻ như củng cố mạng lưới y tế cơ sở, đưa dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu có chất lượng tới gần dân, đặc biệt

là cho người nghèo, vùng nghèo; triển khai tốt các chương trình mục tiêu quốc gia; mở các phòng khám từ thiện, bệnh viện miễn phí; hỗ trợ người nghèo tiền ăn, đi lại mở rộng các hình thức mua thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), thẻ khám chữa bệnh miễn phí, miễn giảm viện phí cho người nghèo tại các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước Tuy nhiên, mức độ và hiệu quả của các giải pháp hỗ trợ còn chưa đạt được như mong muốn Cấp thẻ BHYT để người nghèo được khám, chữa bệnh theo chế độ BHYT là một giải pháp đóng vai trò quan trọng trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ nhân dân của Đảng và Nhà nước Trước năm 1999 đã có một số tỉnh, thành phố thực hiện cấp thẻ BHYT cho những người thuộc đối tượng bảo trợ xã hội (bao gồm người nghèo, người tàn tật, cô đơn không nơi nương tựa) Tuy nhiên việc cấp thẻ BHYT thực hiện chưa thống nhất do chưa có qui định chung về đối tượng và cơ chế tạo lập nguồn kinh phí Do

đó đối tượng người nghèo được khám chữa bệnh BHYT không ổn định

Giai đoạn từ năm 1999 - 2002 việc cấp thẻ BHYT được thực hiện theo các qui định tại Thông tư số 05/1999/TTLT ngày 29/01/1999 của liên Bộ Lao động — Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính Đối tượng được cấp thẻ BHYT chỉ là những người thuộc diện quá nghèo (là những người mà hộ gia đình được xếp vào diện đói và khoảng 30% số người nghèo nhất trong tổng số người nghèo của địa phương) Kinh phí để mua thẻ BHYT cho người quá nghèo được trích từ nguồn dự toán chỉ đảm bảo xã hội và các nguồn hỗ trợ khác Tuy vậy, việc xét chọn hộ nghèo để cấp thẻ BHYT còn

Ngày đăng: 23/11/2012, 16:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w