Tình hình triển khai nghiệp vụ BH hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.doc
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm qua nền kinh tế nước ta đã có những bước tăng trưởng đángkhích lệ Đóng góp vào thành công chung đó không thể không kể đến vai trò củahoạt động xuất nhập khẩu Với đặc điểm địa lý của nước ta có hơn 3.000 km là bờbiển, lại nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á Vì vậy vận chuyển bằngđường biển là phương thức vận chuyển chủ yếu trong hoạt động xuất nhập khẩu.Mỗi năm có gần 80% khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu được vận chuyển theophương thức này, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế nước ta.
Cũng như bất kỳ một phương thức vận tải nào, vận tải bằng đường biển cũngkhông thể tránh khỏi các rủi ro bất ngờ ngoài ý muốn của các doanh nghiệp Dođó,để đảm bảo tài chính cho các nhà xuất nhập khẩu, bảo hiểm hàng hoá xuất nhậpkhẩu vận chuyển bằng đường biển đã ra đời giúp các doanh nghiệp ổn định đượchoạt động sản xuất kinh doanh của mình, tránh phá sản khi có rủi ro xảy ra
Nhận biết được tầm quan trọng đó, sau một thời gian thực tập ở Công ty BảoMinh Hà Nội em đã chọn đề tài:
"Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vậnchuyển bằng đường biển tại Bảo Minh Hà Nội" để làm chuyên đề thực tập tốt
nghiệp Mục đích nghiên cứu của đề tài này là phân tích đánh giá bảo hiểm hànghoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại công ty Bảo Minh Hà Nộitrong thời gian qua, từ đó rút ra kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện nghiệp vụ nàytrong thời gian tới đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các chủ hàng khi tham gia bảo hiểmvà góp phần vào sự phát triển chung của tổng công ty.
Trang 2Nội dung của chuyên đề ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảođược chia làm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyểnbằng đường biển.
Chương II: Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩuvận chuyển bằng đường biển ở công ty Bảo Minh Hà Nội.
Chương III: Kiến nghị và giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hànghoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Bảo Minh Hà Nội
Do thời gian thực tập không nhiều và còn hạn chế trong lý luận cũng như kinhnghiệm thực tế nên đề tài không tránh khỏi thiếu sót nhất định Em rất mong nhậnđược những đóng góp và ý kiến của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 31.1 Vai trò của vận chuyển bằng đường biển.
Việc thông thương buôn bán hàng hoá đóng vai trò quan trọng đối với mỗiquốc gia Để vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu người ta sử dụng nhiều phươngthức khác nhau như: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không… Nhưngđến nay, vận tải đường biển vẫn giữ một vị trí quan trọng trong các phương thứcvận tải hàng hoá Có được vai trò quan trọng như vậy là do vận tải biển có những ưuđiểm vượt trội như:
- Chi phí cho việc xây dựng, cải tạo, bảo dưỡng các tuyến đường biển thấp vìhầu hết là những tuyến giao thông tự nhiên (trừ các cảng biển).
- Năng lực chuyên chở của phương tiện vận tải biển thường rất lớn: một tuyếncó thể tổ chức chạy nhiều chuyến tàu trong cùng một thời gian cho cả hai chiều,đồng thời phương tiện vận tải biển có thể chở được hầu hết các loại hàng hoá vớikhối lượng lớn Vận tải bằng đường biển còn tỏ ra đặc biệt có ưu thế trong việc vậnchuyển nhiều loại hàng hoá khác nhau, đặc biệt là khả năng sử dụng để vận chuyểncác Container chuyên dụng.
Trang 4- Cước phí vận chuyển thấp hơn so với các phương tiện vận tải khác,ví dụ:cước phí trung bình vận chuyển cùng một loại hàng hoá bằng đường hàng không là7$/kg, trong khi vận chuyển bằng đường biển là 0,7$/kg.
- Vận chuyển bằng đường biển góp phần phát triển mối quan hệ kinh tế với cácnước, thực hiện đường lối kinh tế đối ngoại của Nhà nước, góp phần tăng thu ngoạitệ…
1.2 Sự cần thiết của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằngđường biển.
- Vận tải biển chịu tác động của điều kiện thiên nhiên như: mưa, bão, lũ lụt,sóng thần, vì quãng đường di chuyển dài lại qua nhiều vùng khí hậu rất khác nhau.Các yếu tố thiên nhiên diễn ra không tuân theo một quy luật nhất định nào Vì vậy,mặc dù khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển và có thể dự báo thời tiết nhưng rủiro vẫn có thể xảy ra Đặc biệt trong điều kiện thời tiết khí hậu hiện nay có nhiềubiến đổi bất thường, các hiện tượng thiên nhiên xảy ra ngày càng nhiều, nhất là cáccơn bão nên tổn thất hàng hải cũng dễ xảy ra hơn.
- Trong quá trình vận chuyển đôi khi rủi ro đâm ra và trục trặc kỹ thuật do saisót trong việc thiết kế chế tạo, bảo dưỡng tàu cũng xảy ra Các tàu biển hoạt độngtương đối độc lập giữa vùng không gian rộng lớn, nếu xảy ra sự cố thì có thể việccứu hộ, cứu nạn rất khó khăn Mặt khác thị trường hàng hải thường rất lớn và nhấtlà hiện nay số lượng tàu đưa vào khai thác nhiều, trọng tải tàu ngày càng lớn và giátrị hàng hoá ngày càng cao,cho nên nếu rủi ro xẩy ra tổn thất là khôn lường.
- Đường vận tải dài nên các tàu phải dừng chân ở nhiều cảng khác nhau thuộc
Trang 5gia đó Nhất là quốc gia có chiến tranh, đình công quan hệ ngoại giao không tốt đốivới quốc gia sở hữu tàu hoặc hàng hoá chuyên chở trên tàu.
- Người chuyên chở cũng có thể gây ra tổn thất cho hàng hoá do sai sót Tuyệtđại bộ phận các công ước về các loại hàng hoá vận chuyển bằng đường biển và luậthàng hải các quốc gia trên thế giới, kể cả hàng hải Việt Nam, đều cho phép ngườichuyên chở giới hạn trách nhiệm bồi thường Vì vậy, các nhà xuất nhập khẩu khôngbù đắp được thiệt hại thực tế xảy ra.
Để kịp thời khắc phục những rủi ro, tổn thất, một mặt người ta ngày càng hiệnđại hoá, nâng cao chất lượng các đội tàu, mặt khác phải tiêu đến một biện pháp hữuhiệu để giải quyết các thiệt hại bằng bù đắp kinh tế, đó là thông qua bảo hiểm - hìnhthức phân tán rủi ro theo nguyên lý cộng đồng.
Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu đã ra đời từ rất sớm, được thừa nhận, đượcủng hộ và phát triển không ngừng Đến nay, bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vậnchuyển bằng đường biển đã có bề dày lâu năm và mặc nhiên trở thành tập quánthương mại quốc tế trong hoạt động ngoại thương.
2 Các loại rủi ro và tổn thất trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩuvận chuyển bằng đường biển
2.1 Các loại rủi ro
Rủi ro hàng hải là những rủi ro do thiên tai, tai nạn bất ngờ trên biển gây ralàm hư hỏng hàng hoá và phương tiện chuyên chở.
Trang 6Trong hoạt động hàng hải có nhiều loại rủi ro khác nhau làm thiệt hại đến hànghoá và phương tiện vận chuyển Người ta có thể phân loại rủi ro dựa trên các căn cứkhác nhau:
* Căn cứ vào nguyên nhân gây ra tổn thất, rủi ro được chia làm 3 loại:
- Rủi ro do thiên tai gây ra như biển động, bão lốc, sóng thần, thời tiết quá xấu.- Rủi ro do tai nạn bất ngờ ngoài biển như: bao gồm rủi ro do mắc cạn, chìmđắm, mất tích, đâm va với tàu khác…
- Rủi ro do con người gây ra: các rủi ro như ăn trộm, ăn cắp, chiến tranh, đìnhcông, bắt giữ, tịch thu…
* Căn cứ vào nghiệp vụ bảo hiểm, rủi ro được chia làm 3 loại:Loại 1: Những rủi ro thông thường được bảo hiểm, bao gồm:
- Rủi ro mắc cạn: Tàu bị chạm đáy vào chướng ngại vật nào đó mà không thểtiếp tục hành trình được nữa.
- Rủi ro chìm đắm: Do nguyên nhân nào đó mà tàu bị chìm xuống biển hoặc bịđắm do sóng thần, bão tố, không thể tiếp tục hành trình được nữa, hàng hoá trên tàubị hư hại.
- Rủi ro đâm va: tàu bị đâm, va phải chướng ngại vật trên biển (đá ngầm, côngtrình xây dựng, tàu thuyền khác) dẫn đến hư hỏng, hành trình bị gián đoạn.
- Rủi ro cháy nổ.
- Rủi ro do thiên tai: là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra như biển động,bão, lốc, sét, thời tiết quá xấu… mà con người không chống lại được.
Trang 7Cách phân loại này giúp cho các chủ hàng cũng như các công ty bảo hiểm dễdàng nhận biết các loại rủi ro để đi đến ký kết hợp đồng bảo hiểm.
Loại 2: Những rủi ro không được bảo hiểm: Loại này thường là rủi ro xảy rado hành vi cố ý của thuyền trưởng, thuỷ thủ và những người có liên quan những haohụt tự nhiên.
Loại 3: Những rủi ro đặc biệt: chiến tranh, đình công, bạo loạn, cướp biểnthường không được bảo hiểm, nhưng nếu chủ hàng có yêu cầu, sẽ được nhận bảohiểm kèm theo rủi ro thông thường được bảo hiểm với điều kiện trả thêm phụ phíđặc biệt chứ không nhận bảo hiểm riêng cho các rủi ro đặc biệt.
Các rủi ro được bảo hiểm phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn thất Việcphân biệt nguyên nhân trực tiếp hay nguyên nhân gián tiếp có vai trò rất quan trọngđể xác định được rủi ro gây ra tổn thất có phải là rủi ro được bảo hiểm hay không.Những tổn thất nào có nguyên nhân trực tiếp là những rủi ro được bảo hiểm gây rathì mới được bảo hiểm bồi thường.
Trang 8- Giảm về số lượng: Hàng hoá bị thiếu bao thiếu kiện.
- Giảm về trọng lượng: Hàng hoá còn nguyên bao nhưng bị mốc rách.
- Giảm về giá trị: Số lượng, trọng lượng của hàng hoá có thể còn nguyênnhưng giá trị thì không còn được như lúc đầu, ví dụ như trường hợp lương thực thựcphẩm bị ngấm nước dẫn đến mốc, ẩm…
Có hai loại tổn thất toàn bộ là tổn thất toàn bộ thực tế và tổn thất toàn bộ ướctính.
- Tổn thất toàn bộ thực tế: là toàn bộ đối tượng bảo hiểm theo một hợp đồngbảo hiểm bị hư hỏng, mất mát, thiệt hại hoặc bị biến chất, biến dạng không còn nhưlúc mới được bảo hiểm hay bị mất đi, bị tước đoạt không lấy lại được nữa Chỉ cótổn thất toàn bộ thực tế trong 4 trường hợp sau đây:
+ Hàng hoá bị huỷ hoại hoàn toàn.
+ Hàng hoá bị tước đoạt không lấy lại được.+ Hàng hoá không còn là vật thể bảo hiểm.+ Hàng hoá ở trên tàu được tuyên bố là mất tích.
- Tổn thất toàn bộ ước tính: là trường hợp đối tượng bảo hiểm bị thiệt hại, mấtmát chưa tới mức độ toàn bộ thực tế, nhưng không thể tránh khỏi tổn thất toàn bộthực tế, hoặc nếu bỏ thêm chi phí cứu chữa thì chi phí cứu chữa có thể bằng hoặclớn hơn giá trị bảo hiểm Khi gặp trường hợp này tốt nhất chủ hàng sẽ thông báo từbỏ lô hàng và bảo hiểm phải bồi thường tổn thất cho các bên và quyền sở hữu lôhàng này thuộc về bảo hiểm.
Trang 9o Tổn thất riêng: là loại tổn thất chỉ gây ra thiệt hại cho một hoặc một sốquyền lợi của các chủ hàng và chủ tàu trên một con tàu Như vậy, tổn thất riêng,ngoài thiệt hại vật chất còn phát sinh các chi phí liên quan đến tổn thất riêng nhằmhạn chế những hư hại khi tổn thất xảy ra Những chi phí đó gọi là tổn thất chi phíriêng.
Nếu tổn thất riêng thuộc phạm vi bảo hiểm, người bảo hiểm có trách nhiệmphải bồi thường thiệt hại cho những tổn thất riêng này, đồng thời cũng phải chi trảnhững chi phí có liên quan đến tổn thất riêng Những chi phí này bao gồm: chi phíxếp dỡ hàng, gửi hàng, phân loại hàng hoá, thay thế bao bì đối với những lô hàng bịtổn thất Những chi phí tổn thất riêng này nhằm hạn chế và giảm bớt tổn thất riêng.
o Tổn thất chung: là những hy sinh hay chi phí đặc biệt được tiến hànhmột cách cố ý và hợp lý nhằm mục đích cứu tàu và hàng hoá chở tàu thoát khỏi mộtsự nguy hiểm chung đối với chúng Nói một cách khác, tổn thất chung là loại tổnthất liên quan đến tất cả các quyền lợi trên một con tàu và vì vậy nó phải được phânbổ một cách chính xác cho tất cả các quyền lợi trên con tàu đó Để phân bổ đượcphải xác định chính xác giá trị tổn thất chung Giá trị tổn thất chung bao gồm 2 bộphận: giá trị hy sinh tổn thất chung và chi phí tổn thất chung.
- Hy sinh tổn thất chung: là sự hy sinh một phần tài sản để cứu những tài sảncòn lại Hy sinh tổn thất chung phải thoả mãn đồng thời 3 điều kiện sau:
+ Tài sản hy sinh tổn thất chung phải mang tính cố ý (cố ý gây ra tổn thấtnhưng vẫn được bảo hiểm).
+ Hậu quả phải vì sự an toàn chung của các quyền lợi trên tàu.
Trang 10+ Hy sinh tổn thất chung phải trong trạng thái cấp bách.
- Chi phí tổn thất chung: là những chi phí phải trả cho người thứ ba trong việccứu tàu và hàng hoá thoát nạn hoặc chi phí làm cho tàu tiếp tục hành trình Chi phítổn thất chung bao gồm: chi phí cứu nạn, chi phí làm nổi tàu khi bị mắc cạn, chi phíthuê kéo, lai, dắt tàu khi bị nạn.
3 Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vậnchuyển bằng đường biển
3.1 Đối tượng và phạm vi bảo hiểm
a Đối tượng bảo hiểm
Cũng như các nghiệp vụ khác, việc xác định đúng đối tượng bảo hiểm sẽ chophép giải quyết bồi thường một cách thuận lợi, nhanh chóng Trong hoạt động xuấtnhập khẩu thì hàng hoá có nhiều khả năng gặp rủi ro cho nên các thương gia phảimua bảo hiểm cho hàng hoá vận chuyển bằng đường biển Như vậy, đối tượng củabảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển là các hàng hoáxuất nhập khẩu.
Ở Việt Nam,căn cứ vào Quyết định số 254/TCCDBN ngày 25/5/1990 của BộTài chính, hàng hoá xuất nhập khẩu hoạt động trong vòng nội thuỷ và hàng hải ViệtNam không phân biệt thành phần kinh tế đều có thể tham gia bảo hiểm tại các côngty bảo hiểm được Bộ Tài chính cấp giấy phép hoạt động.
b Phạm vi bảo hiểm
Phạm vi bảo hiểm là giới hạn rủi ro được bảo hiểm và cũng là giới hạn tráchnhiệm của công ty bảo hiểm Hàng hoá được bảo hiểm theo điều kiện nào thì chỉ
Trang 11những rủi ro tổn thất quy định trong điều kiện đó mới được bồi thường Phạm vitrách nhiệm càng rộng thì những rủi ro được bảo hiểm càng nhiều và kéo theo mứcphí lớn.
Căn cứ vào các điều khoản bảo hiểm ICC (Institule Casgo Claude) 1/1/1982,để phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam đối với quá trình bốc dỡ vận chuyểnhàng hoá ở các cảng Việt Nam, Bộ Tài chính đã ban hành Quy tắc chung về bảohiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển gọi tắt là QTC 1990 Quy tắc này đượcxây dựng trên cơ sở điều khoản ICC 1/1/1982 Đối với hàng hoá nhập khẩu từ cáccảng nước ngoài về Việt Nam thường được bảo hiểm theo QTC 1990.
Để phù hợp với tập quán quốc tế, khi bán bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu,Công ty Bảo Minh thường áp dụng ICC 1/1/1982 Khi hàng hoá có tổn thất, ngườinhận hàng dễ dàng nhận biết ngay được hàng hoá bị tổn thất đó có nằm trong phạmvi bảo hiểm hay không.
3.2 Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm.
a Giá trị bảo hiểm.
Giá trị bảo hiểm của hàng hoá là giá trị hàng hoá tại cảng đi "C" cộng với phíbảo hiểm "I" và cước phí vận chuyển đến cảng "F" tức là bằng giá CIF Ngoài ra đểthoả mãn nhu cầu của người tham gia bảo hiểm nhằm đảm bảo quyền lợi của họ,người được bảo hiểm có thể bảo hiểm thêm cả các khoản lãi dự tính do việc xuất,nhập khẩu mang lại.
Giá trị bảo hiểm lúc đó sẽ là CIF + 10% CIF.Công thức xác định giá giá trị theo giá CIF
Trang 12Ta có: I = R.CIFTrong đó:
- I : là phí bảo hiểm- R : là tỷ lệ phí
- CIF : giá trị của lô hàng được nhập về.mà CIFCIFCRCIFFCRF
=> Giá trị bảo hiểm (V) = giá CIF = CRF
b Số tiền bảo hiểm:
Số tiền bảo hiểm là số tiền đăng ký bảo hiểm được ghi trong hợp đồng bảohiểm Giá trị bảo hiểm là cơ sở của số tiền bảo hiểm, người tham gia có thể mua bảohiểm bằng giá trị bảo hiểm (bảo hiểm đúng giá trị) nhỏ hơn giá trị bảo hiểm (bảo
Trang 13hiểm dưới giá trị) hoặc mua bảo hiểm với số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm(bảo hiểm trên giá trị).
Về nguyên tắc số tiền bảo hiểm có thể nhỏ hơn hoặc bằng giá trị bảo hiểm, nếusố tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm thì phần lớn hơn thực chất chỉ là bảo hiểmphần lãi dự kiến Ngược lại nếu số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị bảo hiểm tức làngười được bảo hiểm tự bảo hiểm lấy một phần thì người bảo hiểm cũng chỉ bồithường trong phạm vi số tiền bảo hiểm sẽ bồi thường theo tỉ lệ giữa số tiền bảohiểm và giá trị bảo hiểm.
Nếu đối tượng bảo hiểm được bảo hiểm trùng nghĩa là cùng một rủi ro cùngmột giá trị bảo hiểm nhưng lại bảo hiểm tại nhiều công ty thì trách nhiệm của cáccông ty bảo hiểm cũng chỉ giới hạn trong số tiền bảo hiểm Như vậy, số tiền bảohiểm cùng với điều kiện bảo hiểm sẽ giới hạn trách nhiệm của các công ty bảo hiểmđối với các hợp đồng bảo hiểm.
c Phí bảo hiểm:
Phí bảo hiểm là một khoản tiền nhỏ mà người được bảo hiểm phải trả chongười bảo hiểm để được bồi thường khi có tổn thất do các rủi ro được bảo hiểm gâyra Thực chất phí bảo hiểm là giá cả của sản phẩm bảo hiểm.
Phí bảo hiểm thường được tính trên cơ sở xác suất rủi ro gây ra tổn thất hoặctrên cơ sở thống kê tổn thất nhằm đảm bảo trang trải bồi thường và đảm bảo có lãi.Căn cứ thứ hai rất quan trọng khi tính phí là giá trị bảo hiểm hoặc số tiền bảo hiểm,phí bảo hiểm (P) được xác định như sau:
Trang 14 (Nếu bảo hiểm có lãi dự tính)
Hay RCIFRR
(Nếu không bảo hiểm lãi dự tính)
Tỉ lệ phí bảo hiểm được ghi trong hợp đồng bảo hiểm theo thoả thuận giữangười tham gia bảo hiểm và người bảo hiểm.
3.3 Điều kiện bảo hiểm:
Điều kiện bảo hiểm là những điều quy định phạm vi trách nhiệm của ngườibảo hiểm đối với tổn thất của hàng hoá Hàng được bảo hiểm theo điều kiện bảohiểm nào, chỉ những rủi ro tổn thất quy định trong điều kiện đó mới được bồithường Sau đây là các điều kiện bảo hiểm của Viện những người bảo hiểm LuânĐôn (Institute of London Underwriters - ILU).
a Hệ điều kiện bảo hiểm ra đời năm 1963:
Ngày 01/01/1963, ILU xuất bản ba điều kiện bảo hiểm hàng hoá là FPA, WAvà AR Các điều kiện bảo hiểm này được áp dụng rộng rãi trong hoạt động thươngmại quốc tế.
* Điều kiện bảo hiểm FPA (Free from Particular Average) - (Điều kiện bảohiểm miễn tổn thất riêng).
Trách nhiệm bảo hiểm của FPA bao gồm:
- Tổn thất toàn bộ do thiên tai, tai nạn bất ngờ trên biển hoặc dỡ hàng tại cảnglánh nạn thuộc tổn thất riêng.
Trang 15- Tổn thất bộ phận vì thiên tai, tai nạn bất ngờ trên biển hoặc dỡ hàng tại cảnglánh nạn do rủi ro chính đem lại.
- Mất nguyên kiện hàng trong quá trình xếp dỡ, chuyển tải.- Bồi thường các chi phí sau:
+ Chi phí đóng góp tổn thất chung.+ Chi phí cứu nạn.
+ Chi phí đề phòng, hạn chế tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm do người thứ bakhông phải là người được bảo hiểm hay người làm công của họ gây nên.
+ Chi phí giám định tổn thất nếu tổn thất này do rủi ro được bảo hiểm gây ra.+ Chi phí tố tụng khiếu nại.
* Điều kiện bảo hiểm WA (With Particular Average) - (Điều kiện bảo hiểmtổn thất riêng).
Theo điều kiện bảo hiểm WA, công ty bảo hiểm đề ra mức miễn thường vàgiải quyết theo các nguyên tắc sau:
- Không đề cập mức miễn thường tổn thất do rủi ro chính, rủi ro chiến tranh,đình công và các rủi ro phụ do con người gây ra.
- Không cộng tác chi phí để đạt mức miễn thường, chỉ tính tổn thất thực tế.- Được tính các tổn thất liên tiếp xảy ra để đạt mức miễn thường.
- Mỗi sà lan được coi là một con tàu để tính mức miễn thường.
-Người được bảo hiểm có quyền chọn cách tính mức miễn thường có lợi nhấtcho mình để được bồi thường nhiều hơn.
Trang 16* Điều kiện bảo hiểm AR (All Ricks) - (Điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro)
Phạm vi bảo hiểm của điều kiện bảo hiểm AR ngoài các rủi ro tổn thất và chiphí của điều kiện bảo hiểm WA thì còn mở rộng thêm các rủi ro phụ Người bảohiểm không áp dụng mức miễn thường.
b Hệ điều kiện bảo hiểm ra đời năm 1982.
Ngày 01/01/1982, ILU xuất bản các điều kiện bảo hiểm mới thay thế các điềukiện bảo hiểm hàng hoá mới bao gồm:
- Institute Cargo Clauses C (ICC-C) - Điều kiện bảo hiểm C.- Institute Cargo Clauses B (ICC-B) - Điều kiện bảo hiểm B.- Institute Cargo Clauses A (ICC-A) - Điều kiện bảo hiểm A.- Institute War Clauses C - Điều kiện bảo hiểm chiến tranh.
- Institute Strikes Clauses C (ICC-C) - Điều kiện bảo hiểm đình công.Nội dung cụ thể của các điều kiện bảo hiểm mới như sau:
* Điều kiện bảo hiểm C (Institute Cargo Clauses C - ICC-C).
-> Rủi ro được bảo hiểm (Ricks covered): trừ các rủi ro loại trừ được quy địnhdưới đây, điều kiện này bao gồm:
- Cháy hoặc nổ.
- Tàu bị mắc cạn, chạm đất, bị đắm hoặc lật úp.
- Tàu đâm va nhau hoặc tàu, sà lan, phương tiện vận chuyển đâm va phải vậtthể khác không phải là nước.
Trang 17- Tổn thất chung.
- Phần trách nhiệm mà người được bảo hiểm phải chịu theo điều khoản hai tàuđâm va nhau đều có lỗi (Both to Blame Collisim Clause) quy định trong hợp đồngvận tải.
-> Rủi ro loại trừ (Exclusions).
Trong mọi trường hợp, người bảo hiểm không bồi thường những rủi ro sauđây:
- Tổn thất hay tổn hại do hành vi xấu, cố ý của người bảo hiểm.
- Rò rỉ, hao hụt thông thường về trọng lượng, khối lượng hoặc hao mòn tựnhiên của đối tượng bảo hiểm
- Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do bao bì đầy đủ hoặc không thích hợp.
- Mất mát, hư hỏng hoặc hci phí do nội tỷ (Inherent vice) hoặc bản chất của đốitượng bảo hiểm.
- Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí mà nguyên nhân là chậm trễ, cho dù chậm trễlà do một rủi ro được bảo hiểm gây nên.
- Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do tình trạng không trả được nợ hoặc thiếuthốn về mặt tài chính của chủ tàu, người quản lý tàu, người thuê tàu hoặc người khaithác tàu.
- Thiệt hại cố ý hoặc sự phá hoại cố ý đối tượng được bảo hiểm do hành độngphạm pháp của bất kỳ người nào.
Trang 18- Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do việc sử dụng bất kỳ một vũ khí chiến tranhnào có dùng đến năng lượng nguyên tử, hạt nhân hoặc các chất phóng xạ.
- Trong mọi trường hợp, bảo hiểm này không bảo hiểm những mất mát, hưhỏng hoặc hi phí do tàu hoặc xà lan không đủ khả năng đi biển; tàu, xà lan, cácphương tiện vận tải khác, container, toa xe không thích hợp cho việc vận chuyển antoàn hàng hoá bảo hiểm mà người được bảo hiểm hoặc người làm công của họ đãbiết tình trạng không đủ đi biển hoặc không thích hợp đó vào lúc xếp hàng lên cácphương tiện và công cụ vận tải nói trên.
- Tổn thất xảy ra do chiến tranh, nội chiến, cách mạng, nổi loạn, khởi nghĩahoặc hành động thù địch gây ra bởi hoặc chống lại một thế lực tham chiến.
- Tổn thất do bị chiếm giữ, tịch thu, bị bắt, bị kiềm chế (không kể cướp biển)và hậu quả của những hành động đó.
- Tổn thất do bom, mìn, ngư lôi hoặc các vũ khí chiến tranh khác còn sót lạitrong các cuộc chiến tranh.
- Tổn thất được gây ra bởi người đình công, công nhân bị cấm xưởng hoặcnhững người tham gia gây rối loạn lao động, bạo động hoặc nổi loạn.
- Tổn thất xảy ra do bạo động chính trị, động cơ chính trị.* Điều kiện bảo hiểm B (ICC-B)
Ngoài những rủi ro được bảo hiểm như điều kiện còn bảo hiểm thêm các rủi rosau đây: động đất, núi lửa phun, sét đánh, nước cuốn khỏi tàu; nước biển, sông, hồxâm nhập vào hầm tàu, xà lan, phương tiện vận tải, container, toa xe hoặc nơi chứahàng, tổn thất nguyên kiện hàng do rơi khỏi tàu hoặc trong quá trình xếp dỡ.
Trang 19Các điều kiện giống như điều kiện C.* Điều kiện bảo hiểm A (ICC-A)
- Rủi ro được bảo hiểm: mọi mất mát hoặc hư hỏng của đối tượng bảo hiểm trừcác rủi ro loại trừ dưới đây.
- Rủi ro loại trừ: cơ bản giống như điều kiện B và C, trừ rủi ro "thiệt hại cố ýhoặc phá hoại" Rủi ro này vẫn được bồi thường theo điều kiện A
Các nội dung khác: giống như điều kiện bảo hiểm B và C.
3.4 Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đườngbiển.
a Khái niệm và tính chất của hợp đồng bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm là một văn bản trong đó người bảo hiểm cam kết bồithường cho người được bảo hiểm những mất mát, thiệt hại của đối tượng bảo hiểmdo một rủi ro được bảo hiểm gây nên còn người được bảo hiểm cam kết trả phí bảohiểm.
Hợp đồng bảo hiểm là giấy tờ có giá trị pháp lý cao, nó quy định quyền lợi vànghĩa vụ của các bên và là cơ sở quan trọng để giải quyết tranh chấp, khiếu nại saunày.
Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển mang tính chất làmột hợp đồng bồi thường (contract of indemnity) và là một hợp đồng tín nhiệm(contract of good faith) Thể hiện như sau:
Trang 20- Khi tổn thất xảy ra do các rủi ro được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽbồi thường cho người được bảo hiểm nhằm khôi phục lại vị thế tài chính của họ.Đây là tính chất bồi thường của hợp đồng bảo hiểm.
- Tính chất tín nhiệm thể hiện ở chỗ:
+ Phải có lợi ích bảo hiểm (Insurable interest) mới ký kết hợp đồng bảo hiểm.Lợi ích bảo hiểm không nhất thiết phải ký kết hợp đồng nhưng phải có khi xảy ratổn thất.
+ Người được bảo hiểm phải thông báo mọi chi tiết về hàng hoá, mọi thay đổilàm tăng hoặc giảm rủi ro cho người bảo hiểm biết.
+ Khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, nếu hàng hoá đã bị tổn thất mà người đượcbảo hiểm đã biết thì hợp đồng bảo hiểm sẽ vô hiệu lực, ngược lại người được bảohiểm chưa biết hợp đồng bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm coi như được ký kết khi người bảo hiểm chấp nhận vănbản Văn bản đó là đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm Chúng là chứngtừ có thể lưu thông được (Negotiable) và có thể chuyển nhượng được cho ngườikhác bằng cách ký hậu.
b Các loại hợp đồng bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm được chia làm 2 loại: hợp đồng bảo hiểm chuyến và hợpđồng bảo hiểm bao.
* Hợp đồng bảo hiểm chuyến (Voyage Policy):
Hợp đồng bảo hiểm chuyến là hợp đồng bảo hiểm cho một chuyến hàng từ mộtnơi này đến một nơi khác ghi trên hợp đồng bảo hiểm Trách nhiệm của người bảo
Trang 21hiểm theo hợp đồng bảo hiểm bắt đầu và kết thúc theo điều khoản "từ kho đến kho".Hợp đồng bảo hiểm chuyến thể hiện bằng đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảohiểm do công ty bảo hiểm cấp Đơn bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm đều cógiá trị pháp lý như nhau nhưng về hình thức và cách sử dụng có khác nhau.
Nội dung của đơn bảo hiểm gồm hai mặt:
Mặt 1 ghi các chi tiết về hàng hoá, tàu, hành trình, người bảo hiểm và ngườiđược bảo hiểm, thường gồm các nội dung sau đây:
- Tên, địa chỉ của người bảo hiểm và người được bảo hiểm.- Tên hàng, số lượng, trọng lượng, số vận tải.
- Tên tàu, ngày khởi hành.
- Cảng đi, cảng đến, cảng chuyển tải.- Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm.
- Điều kiện bảo hiểm (ghi rõ theo quy tắc nào, của nước nào).- Tỷ lệ phí bảo hiểm, phí bảo hiểm.
- Nơi và cách thức bồi thường.
- Ngày tháng, chữ ký của công ty bảo hiểm, phương thức và địa điểm trả tiềnbồi thường Trong trường hợp nơi đến của khách hàng ghi trong đơn bảo hiểm làmột địa điểm nằm sâu trong nội địa, nghĩa là sau khi đến cảng cuối cùng phảichuyển tiếp bằng phương tiện khác đến địa điểm đã định và đến đây mới hết tráchnhiệm của người bảo hiểm, trong trường hợp này phải tăng thêm phụ phí bảo hiểmvì ngoài rủi ro trên đoạn đường phụ trong toàn bộ hành trình được bảo hiểm.
Trang 22Mặt 2 in sẵn quy tắc, thể lệ bảo hiểm của Công ty bảo hiểm có liên quan.Giấy chứng nhận bảo hiểm chỉ có nội dung như mặt 1 của đơn bảo hiểm.Để thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ, ngày ghi trên đơn bảohiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm không được muộn hơn ngày xếp hàng lên tàuhoặc ngày nhận hàng để chở, loại tiền phải giống loại tiền trong thư tín dụng trừ khicó quy định khác.
Khi xuất trình để thanh toán, phải xuất trình trọn bộ (Full set) hoặc một bảngốc duy nhất (A sole original) cho ngân hàng.
* Hợp đồng bảo hiểm bao (còn gọi là hợp đồng bảo hiểm mở) - (Open policy,Floating policy, Open cover).
Hợp đồng bảo hiểm bao là hợp đồng bảo hiểm nhiều chuyến hàng trong mộtthời gian nhất định, thường là một năm Đối với các chủ hàng có khối lượng hànghoá xuất nhập khẩu lớn và ổn định, thông thường họ ký kết với công ty bảo hiểmmột hợp đồng bảo hiểm bao, trong đó người bảo hiểm cam kết sẽ bảo hiểm tất cảcác chuyến hàng xuất nhập khẩu trong năm.
Trong hợp đồng bảo hiểm bao hai bên chỉ thoả thuận với nhau những vấn đềchung như: tên hàng được bảo hiểm, loại tàu chở hàng, cách tính giá trị bảo hiểm,số tiền bảo hiểm tối đa cho mỗi chuyến và điều kiện bảo hiểm, cách thức thanh toánphí bảo hiểm và tiền bồi thường cấp chứng từ bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm bao có lợi ích cho cả người bảo hiểm và người được bảohiểm Người bảo hiểm đảm bảo tu được khoản chi phí bảo hiểm trong thời hạn bảo
Trang 23hiểm Người được bảo hiểm vẫn được bồi thường nếu tàu đã bị tai nạn rồi mà chưakịp thông báo bảo hiểm, phí bảo hiểm rẻ hơn.
Trong hợp đồng bảo hiểm bao có thể quy định một hạn ngạch của số tiền bảohiểm (Floating policy), khi hết số tiền bảo hiểm đó hợp đồng sẽ hết hiệu lực.
Trong hợp đồng bảo hiểm bắt buộc phải có 3 điều kiện cơ bản sau:
- Điều kiện xếp hạng tàu được thuê chuyên chở hàng hoá sẽ được bảo hiểm.Tàu phải có cấp hạng cao và nếu do 10 hãng đăng kiểm nổi tiếng trên thế giới cấpmới được chấp nhận một cách tuyệt đối Tàu có khả năng đi biển bình thường vàtuổi tàu thấp hơn 15 năm.
- Điều kiện về giá trị bảo hiểm, người được bảo hiểm phải kê khai giá trị hàngtheo từng chuyến về số kiện, giá CIF hoặc giá FOB, số hợp đồng mua bán, số thưtín dụng L/C, ngày mở giá trị L/C, số vận đơn B/L.
- Điều kiện về quan hệ tinh thần thiện chí nghĩa là đã mua bảo hiểm bao củangười bảo hiểm nào thì trong thời gian đó không được phép mua bảo hiểm hàng hoácủa người khác.
Trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm bao, mỗi lần vận chuyểnhàng hoá người tham gia vận chuyển phải gửi giấy báo vận chuyển cho người bảohiểm Sau khi cấp đơn bảo hiểm thấy có điều gì cần phải bổ sung thì thông báo chocông ty bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ cấp giấy bảo hiểm bổ sung, giấy này có giátrị bằng đơn bảo hiểm và không thể tách rời khỏi đơn bảo hiểm.
3.5 Công tác giám định – bồi thường tổn thất: a Công tác giám định tổn thất
Trang 24Giám định tổn thất là việc làm của các chuyên viên giám định, củangười bảo hiểm hoặc của các Công ty giám định được người bảo hiểm uỷquyền nhằm xác định mức độ và nguyên nhân của tổn thất, làm cơ sở cho việcbồi thường Giám định tổn thất được tiến hành khi hàng hoá bị hư hỏng, đổvỡ, thiếu hụt, giảm phẩm chất, thối… Ở cảng đến hoặc tại cảng dọc đường vàdo người được bảo hiểm yêu cầu Những tổn thất như do tầu đắm, hàng mất,giao thiếu hàng hoặc không giao thì cũng không cần phải giám định và cũngkhông thể giám định được.
Mục đích của giám định tổn thất là:
- Xác định loại tổn thất, nguyên nhân gây ra tổn thất cho hàng hoá.Giám định giúp xác rõ loại tổn thất là do hư hỏng, đổ vỡ, thiếu hụt hayẩm mốc… Nguyên nhân tổn thất có nhiều loại, có thể do bốc xếp cẩu thả, dođâm va, bão lụt, do thông giờ không tốt, do bản thân hàng bị ẩm ướt…
- Xác định trách nhiệm tổn thất thuộc về ai.
Giám định chính xác, trung thực kết quả nói lên người phải chịu tráchnhiệm và bồi thường tổn thất cho hàng hoá, khiến họ không thể từ chối tráchnhiệm của mình Đó có thể là người mua, người bán, người vận tải, người bảohiểm hoặc cơ quan giao nhận cảng.
- Giám định tổn thất là cơ sở tiến hành khiếu nại đòi bồi thường và giảiquyết khiếu nại.
Yêu cầu của công tác giám định tổn thất phải:
Trang 25- Kịp thời đầy đủ, trung thực và kết quả nhằm xác định chính xácnguyên nhân tổn thất.
- Bám sát hiện trường để phản ánh được cụ thể tình hình tổn thất của tàisản bảo hiểm.
- Có ý kiến tham gia với người nhận hàng trong các khâu: cứu chữa, xửlý hàng hư hỏng, để phòng và giảm nhẹ tổn thất, bốc dỡ giao nhận, yêu cầu vềbao bì hàng hoá khiếu nại người thứ ba có trách nhiệm đối với hàng hoá tổnthất.
b Công tác bồi thường tổn thất.
Sau khi lập được biên bản giám định, người bảo hiểm tiến hành giámđịnh bồi thường Đây là công đoạn rất quan trọng và nhạy cảm vì nó gắn liềnvới lợi ích của cả người được bảo hiểm và người bảo hiểm vì vậy việc giámđịnh bồi thường phải đáp ứng được một số nguyên tắc sau.
- Nhanh chóng, kịp thời: để giúp khách hàng nhanh chóng khôi phụchoạt động kinh doanh một cách hiệu quả nhất.
- Kết quả chính xác: Phải tuân theo những điều kiện, điều khoản củahợp đồng bảo hiểm và thực tế thiệt hại.
- Công bằng, trung thực: Phải dựa trên tình huống tai nạn, quan hệ hợptác mà giám định bồi thường linh hoạt, thoả mãn những yêu cầu hợp lý củakhách hàng.
Ngoài ra, trong quá trình giám định cần đảm bảo một số yêu cầu sau:
Trang 26- Tờ trình bồi thường phải thực hiện đầy đủ chi tiết về khiếu nại,nguyên nhân phạm vi tổn thất, số tiền khiếu nại và số tiền bồi thường cùng ýkiến nhận xét của cán bộ thường về toàn bộ khiếu nại.
- Trong trường hợp mỗi Công ty tính toán tổn thất đánh giá khiếu nạithì hai biên bản giám định của Công ty tính toán tổn thất sẽ là cơ sở cho việcgiải quyết bồi thường.
- Nếu số tiền bồi thường vượt quá phân cấp, phải thông báo và xin ýkiến chỉ đạo của Tổng công ty trước khi giải quyết bồi thường.
Trang 27CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤTNHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI
CÔNG TY BẢO MINH HÀ NỘI
1 Vài nét về Tổng công ty Bảo Minh và Công ty Bảo Minh Hà Nội.
Có thể nói lịch sử phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩuở Việt Nam được gắn liền với sự ra đời và phát triển của ngành bảo hiểm nước ta.Kể từ khi bảo hiểm Việt Nam ra đời cho đến nay, nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuấtnhập khẩu luôn là một loại hình bảo hiểm chủ yếu và chiếm tỉ trọng cao trong tổngphí bảo hiểm toàn thị trường Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu ở Việt Nam có thểđược nhìn nhận theo hai giai đoạn phát triển.
Thời kỳ bảo hiểm hoạt động theo cơ chế độc quyền Nhà nước Giai đoạn nàychỉ có một tổ chức bảo hiểm duy nhất là bảo hiểm hoạt động phục vụ bảo hiểm hànghoá xuất nhập khẩu theo nghị định thư Quy mô và phạm vi bảo hiểm của thời kỳnày còn rất nhiều hạn chế, hoạt động của thị trường không có sự cạnh tranh.
Thời kỳ bảo hiểm hoạt động trong nền kinh tế thị trường: Vào những năm cuốithập niên 80, với chính sách kinh tế mở, cùng với nhịp độ phát triển của nền kinh tế,ngành bảo hiểm đã có những bước phát triển đáng kể Đứng trước yêu cầu đa dạnghoá các loại hình kinh doanh bảo hiểm phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xãhội, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển ổn định và nhằm khai thác tốt hơn tiềm năngbảo hiểm trong nước để đầu tư lại phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước, Nghị định 100/CP ngày 18/12/1993 của Chính phủ về hoạt động kinh
Trang 28doanh bảo hiểm đã được ban hành Sau khi Nghị định này ra đời, hoạt động kinhdoanh bảo hiểm theo hướng thị trường mở trên thị trường bảo hiểm Việt Nam đã bắtđầu phát triển, nhiều công ty bảo hiểm mới ra đời trên thị trường đã có sự cạnhtranh gay gắt giữa các công ty bảo hiểm để giành khách hàng và tăng doanh thu phí.Nhiều vấn đề mới nảy sinh và bất cập trong thời kỳ này đã ảnh hưởng đến hoạtđộng của các công ty bảo hiểm Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cánhân và tổ chức tham gia bảo hiểm, đẩy hoạt động kinh doanh bảo hiểm, góp phầnthúc đẩy và duy trì sự phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội, Luật kinh doanhbảo hiểm đã được Quốc hội thông qua ngày 09/12/2000, có hiệu lực thi hành từngày 01/4/2001 Sau khi Luật này được ban hành, Chính phủ và Bộ Tài chính đãban hành những văn bản thi hành Luật nhằm phát huy tối đa hiệu quả của Luật kinhdoanh bảo hiểm.
Bảo Minh là công ty bảo hiểm gốc của Nhà nước đầu tiên được thành lập sauNghị định 100/CP Ra đời trên cơ sở là một chi nhánh của Bảo Việt tại thành phốHồ Chí Minh, Công ty bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là Bảo Minh) đãchính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1995, được phép hoạt động trên phạm vicả nước và quốc tế, đảm nhận kinh doanh mọi loại hình nghiệp vụ bảo hiểm.
Từ 1995 đến nay, thị trường bảo hiểm Việt Nam có nhiều thay đổi khi có chínhsách mở cửa hoàn toàn, đặc biệt là thị trường bảo hiểm Thách thức lớn đối với cáccông ty bảo hiểm trong nước là phải có đủ khả năng cạnh tranh quốc tế Nhằm mụctiêu tạo ra một tổng công ty bảo hiểm phi nhân thọ mạnh nhất thị trường có đủ khảnăng đó, Công ty bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh (Bảo Minh) đã chính thứcchuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước thành Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh theo
Trang 29Giấy phép thành lập và hoạt động số 27 GP/KDBH ngày 08/9/2004 của Bộ Tàichính Đây là một công ty cổ phần gồm 11 cổ đông sáng lập gồm các Tổng Công tylớn của Nhà nước như: Tổng Công ty Hàng không, Tổng Công ty Sông Đà, TổngCông ty Hàng hải Việt Nam, Tổng Công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam,Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam v.v Tiếp đó, Hội đồng Quản trịTổng Công ty Cổ phần Bảo Minh đã ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động củaCông ty Bảo Minh Hà Nội (gọi tắt là Bảo Minh Hà Nội) là công ty thành viên củaTổng Công ty Cổ phần Bảo Minh (gọi tắt là Tổng Công ty) theo số 1063/2004-BM/HĐQT ngày 01/10/2004.
Công ty Bảo Minh Hà Nội trong quá trình hoạt động đã đóng góp một phầnkhông nhỏ vào sự phát triển của Tổng Công ty Hiệu quả hoạt động của Công tyđược thể hiện bằng sự đóng góp doanh thu phí vào tổng doanh thu phí của toànTổng Công ty là 20 đến 21% Hiện nay với hơn 60 cán bộ công nhân viên, cơ cấu tổchức của Công ty được chia thành 7 phòng ban, 4 phòng đại diện và đảm nhận 21loại hình nghiệp vụ bảo hiểm khác nhau, trong đó có nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoáxuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuấtnhập khẩu là nghiệp vụ truyền thống nhưng vẫn được Công ty quan tâm phát triển.Mức độ cạnh tranh của nghiệp vụ này tuy có gay gắt nhưng nhìn chung có phầnbình ổn hơn so với các doanh nghiệp khác vì hầu hết các mối quan hệ với kháchhàng đã được thiết lập trong thời gian trước đây.
Về cơ cấu tổ chức của Công ty Bảo Minh tại Hà Nội
Trang 30khu vực 5
Phòng bảo hiểm khu vực 7
Phòng bảo hiểm khu vực 8
Trang 31Đứng đầu Công ty là Giám đốc (do Tổng Giám đốc bổ nhiệm), chịu tráchnhiệm toàn bộ mọi hoạt động kinh doanh, tổ chức quản lý Hai phó giám đốc quảnlý từng phần nghiệp vụ của các phòng ban, giúp đỡ Giám đốc giải quyết các vụ việcliên quan từng phần nghiệp vụ.
1 Phòng Hàng hải bảo hiểm hàng vận chuyển nội địa, hàng hoá xuất nhậpkhẩu vận chuyển bằng đường biển, tàu sông, tàu cá…
- Hướng dẫn và chỉ đạo khai thác các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải nói trêncho các phòng thuộc Tổng Công ty theo phân cấp của Tổng Giám đốc.
- Kiểm tra quản lý toàn bộ đơn bảo hiểm hàng hải do tất cả các phòng, cấpgửi đến.
- Tổng hợp, báo cáo tổng kết công tác bảo hiểm hàng hải toàn Tổng Công tyhàng năm.
- Thông qua công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, phát hiện những yếu kém, sơhở, vi phạm trong kinh doanh, kiến nghị với Giám đốc biện pháp xử lý, cải tiếnquản lý doanh nghiệp.
- Thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất, quản lý rủi ro bảo hiểmhàng hải.
- Tham mưu cho Giám đốc xây dựng kế hoạch doanh thu các nghiệp vụ bảohiểm hàng hải.
- Phối hợp với các phòng kinh doanh để hợp tác khai thác bảo hiểm theo Quychế hợp tác, chống cạnh tranh nội bộ của Giám đốc Công ty ban hành.
Trang 322 Phòng đầu tư kỹ thuật bảo hiểm cho các chương trình xây dựng, đầu tưcủa nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm cháy, nổ, mất và hư hại tài sản…
3 Phòng tổng hợp chịu trách nhiệm hành chính tổng hợp, tổ chức cán bộ.4 Phòng kế hoạch quản lý nguồn thu chi của Chi nhánh.
5 Phòng đại lý, cộng tác viên quản lý tất cả các đại lý, cộng tác viên củaCông ty tại các địa bàn, các tỉnh và các địa phương Các văn phòng khai thác khuvực chịu trách nhiệm khai thác các nghiệp vụ tại địa bàn các quận của thành phố HàNội.
6 Phòng bảo hiểm phi hàng hải: quản lý và khai thác bảo hiểm xe cơ giới,bảo hiểm tai nạn con người.
7 Phòng bảo hiểm hàng không bảo hiểm cho hành khách và hàng hóa vậnchuyển bằng đường không và của hãng hàng không Quốc gia Việt Nam và các côngty bay dịch vụ.
8 Phòng giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới: thực hiện giám định cáctổn thất, đánh giá xác định các thiệt hại từ đó quyết định mức bồi thường tổn thấttrong bảo hiểm xe cơ giới.
9 Các phòng bảo hiểm khu vực: đại diện cho Công ty bảo hiểm tại địaphương, kinh doanh bảo hiểm theo phân công, phân cấp của Giám đốc Công ty.
Tổ chức thực hiện và quản lý toàn diện về mặt hoạt động của Phòng bảohiểm khu vực về tổ chức cán bộ nghiệp vụ, tài chính kế toán, quản trị, kinh doanh.Theo quy định của Tổng Công ty, quy chế và phân cấp của Giám đốc Công ty đốivới các phòng bảo hiểm các khu vực.
Trang 33Nhằm tăng cường lợi thế cạnh tranh, giữ vững thị phần đáp ứng nhanh chóngnhu cầu bảo hiểm của khách hàng, Bảo Minh tiếp tục phát triển mạng lưới đại lýcộng tác viên song song với việc củng cố và hoàn thiện các chi nhánh, nâng cấpnăng suất lao động và trình độ quản lý, đồng thời học hỏi và phát triển kỹ thuật bảohiểm nước ngoài Mục đích cơ bản của Bảo Minh trong thời gian tới là cố gắngthoát khỏi trì trệ, củng cố lực lượng để phù hợp với sự chuyển biến của thị trườngbảo hiểm trong nước; để thực hiện được mục đích đó, Bảo Minh đã đưa ra các biệnpháp trong thời gian tới là:
* Cải tiến xây dựng theo dõi thực hiện kế hoạch kinh doanh.
- Kế hoạch kinh doanh phải xây dựng trên cơ sở phân tích thị trường, đối thủcạnh tranh và tự nhận định về bản thân.
- Xây dựng hệ thống đòn bẩy kinh tế, cải tiến phương pháp phân phối tiềnlương, tiền thưởng, định mức chi phí…
- Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị, nhân viên.
* Củng cố hệ thống các công ty và mở rộng phát triển hệ thống đại lý bảohiểm, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị hữu quan.
- Nâng cao trình độ các giám đốc, phó giám đốc công ty, trình độ kế toánviên và cán bộ nghiệp vụ.
- Hoàn chỉnh chương trình cơ sở dữ liệu thống kê CRACL-COSIS.- Củng cố và mở rộng tổng đại lý ở các tỉnh.
Trang 34- Thiết lập mối quan hệ bằng hợp đồng thoả thuận quan hệ hợp tác với các cơquan hữu quan như các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, các côngty giám định, luật sư…
* Đẩy mạnh công tác đầu tư vốn.
- Quản lý chặt chẽ vốn đầu tư dài hạn: các công ty liên doanh cổ phần, tráiphiếu… theo lãi suất từ các công ty này.
- Tập trung vốn kịp thời cho các khoản đầu tư ngắn hạn (chủ yếu là gửi ngânhàng có thời hạn, mua trái phiếu ngắn hạn…).
- Tổ chức tốt hệ thống bảo hiểm nhân thọ cho liên doanh Bảo Minh -CMG.
2 Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩuvận chuyển bằng đường biển ở Công ty Bảo Minh Hà Nội.
2.1 Công tác khai thác bảo hiểm.
Công tác khai thác là một khâu rất quan trọng trong các doanh nghiệp, cáccông ty, khai thác được coi như là đầu vào cho hoạt động sản xuất tạo ra lợi thếthương mại cuối cùng cho doanh nghiệp, nó quyết định đến sự sống còn của côngty Doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh dịch vụ tài chính không có hoạt động sảnxuất cho nên họ chủ yếu tập trung vào khai thác thị trường Nếu công ty khai tháctốt tức là bán được nhiều hợp đồng bảo hiểm, mang lại doanh thu lớn sẽ là cơ sở đểtăng lợi nhuận, chiếm lĩnh thị phần, nâng cao vị thế của mình trên thị trường bảohiểm Chính vì tính chất quan trọng của khâu khai thác mà hầu hết các công ty bảohiểm phải lập ra các chiến lược khai thác Công việc khai thác càng trở nên khókhăn hơn trong điều kiện thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, trước tình hình
Trang 35đó đòi hỏi các công ty phải tổ chức tốt khâu khai thác Đối với Bảo Minh mục tiêuvà cũng là thước đo hiệu quả của khâu khai thác là xây dựng và phát triển một thịtrường bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu ổn định lâu dài và tăng trưởng cao, đểlàm được điều đó công ty càn phải làm được một số việc sau:
Vào đầu năm các nhân viên của phòng bảo hiểm hàng hải phải thu thập đượcthông tin về kim ngạch xuất nhập khẩu như chủng loại hàng hoá, số lượng hàng hoácủa từng công ty xuất nhập khẩu, qua đó sẽ tập hợp số liệu để lập kế hoạch khaithác và định mức thu phí trong năm cho các đối tượng Đối với khách hàng mới thìcác cán bộ phải tìm cách tiếp cận để tìm hiểu về ngành hàng, nhóm hàng, cách thứcđóng gói chất xếp, luồng vận chuyển Các nhân viên phải tìm cách tiếp cận được vớinhững khách hàng này cho họ thấy sự hiện diện của công ty và giúp họ hiểu hơn vềsản phẩm mà công ty có thể cung cấp Cụ thể Phòng hàng hải phải chuẩn bị tài lêịuchào phí kèm theo điều kiện bảo hiểm, các báo cáo tài chính trong số năm gần đâyđể chứng minh cho họ thấy vị thế cũng như khả năng tài chính của doanh nghiệp.Thông qua tư vấn giúp đỡ các công ty xuất nhập khẩu lựa chọn các điều kiện bảohiểm phù hợp.
Đối với khách hàng cũ, các khách hàng truyền thống, các nhân viên phảithuyết phục được họ tiếp tục hợp đồng một cách tự nguyện Lượng khách hàngtruyền thống này sẽ đảm bảo cho công ty một doanh thu ổn định Một công ty bảohiểm có lượng khách hàng truyền thống chiếm tỉ lệ cao chứng tỏ chất lượng dịch vụcủa công ty là rất tốt và biểu phí phù hợp.
Trong quá trình thực hiện kế hoạch, công ty Bảo Minh Hà Nội thường xuyêncử nhân viên nhắc nhở khách hàng mua bảo hiểm theo đúng thời gian quy định,
Trang 36đồng thời hướng dẫn họ mua bảo hiểm hết phần kim ngạch nhập về theo giá FOB,CIF và phần kim ngạch xuất theo giá CIF Mặt khác theo dõi số liệu về hàng hoáxuất nhập khẩu của từng đơn vị và đối chiếu khối lượng khách hàng mua bảo hiểm,nếu tỷ lệ hàng hoá được bảo hiểm so với kim ngạch mà thấp thì Tổng công ty cònphải tìm ra lý do để có sự điều chỉnh phù hợp Tỷ lệ phí là mối quan tâm lớn củakhách hàng Đối với hàng hoá xuất nhập khẩu giá trị rất lớn chỉ cần một tỷ lệ nhỏtrong phí cũng là một khoản phí rất lớn Vấn đề đặt ra cho phòng hàng hải là phảinắm vững cách thức tính phí, các yếu tố cấu thành nên phí cũng như là đối tượngđược bảo hiểm để tính mức phí phù hợp nhất Đến cuối năm phòng hàng hải tổngkết tập hợp số liệu để tính ra một số chỉ tiêu hiệu quả khai thác, từ đó đề ra mộtchiến lược khai thác cho năm nghiệp vụ mới.
* Cấp đơn bảo hiểm:
Khi nhận được giấy yêu cầu bảo hiểm, phòng hàng hải phải xem xét việc cấpđơn theo trình tự sau:
a Kiểm tra chứng từ và đánh giá rủi ro
- Đánh giá rủi ro:
+ Đây là bước nghiên cứu để dự kiến mức độ rủi ro có thể xảy ra đối với lôhàng và tàu trong suốt hành trình.
+ Đối với tàu chở hàng, các cán bộ khai thác của công ty phải xem xét kỹ cácyếu tố sau:
Trang 37o Thứ nhất: quốc tịch của tàu và chủ tàu Điều này có ảnh hưởng rất lớnđến độ an toàn của hành trình Chẳng hạn tàu có quốc tịch Đông Âu thường xảy ratổn thất thấp hơn tàu của các vùng khác.
o Thứ hai: là nếu tàu được bảo hiểm thân tàu tại Bảo Minh thì kiểm traxem tổng giá trị của tàu và hàng có vượt quá phân cấp 11 triệu USD hay không ?Trường hợp vượt quá sẽ thông báo cho phòng tái bảo hiểm để thu xếp nhượng tái.
o Thứ ba: là khả năng tài chính của chủ tàu, nếu chủ tàu có khả năng tàichính tốt thì ít xảy ra tranh chấp.
o Thứ tư: tuổi của tàu Đối với tàu già, khả năng gây tổn thất sẽ tăng lênthậm chí không đủ khả năng đi biển Trong trường hợp này cần thu thêm phụ phítàu già Nếu khách hàng nhập hàng theo giá CIF thì khai thác viên đề nghị kháchhàng áp đặt vấn đề của tàu và bảo lưu quyền đòi lại phí tàu già trên hợp đồng muabán Đối v ới hàng hoá bảo hiểm các nhân viên cần phải xem xét các vấn đề sau:Vấn đề thứ nhất là loại hàng (bao gồm chủng loại, tính chất, nội tỳ hàng hoá) Vấnđề thứ hai là phương thức đóng gói, bao bì, chất xếp hàng hoá, phương thức vậnchuyển, ký mã hiệu.
Đối với cảng đi, cảng đến: cũng là yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ xảy ra tổn thấtcho hàng hoá vì nó chứa đựng rất nhiều các yếu tố liên quan như người bán hàng,người nhận hàng, tình trạng bốc xếp, tập quán của cảng Qua việc nghiên cứu cảngđi, cảng đến, nhân viên bảo hiểm biết được những rủi ro hàng hoá nào có thể gặpđối với hành trình, biết được lô hàng có phải chuyển tải hay không và chuyển tải ởcảng nào Từ đó công ty sẽ có biện pháp cần thiết cũng như khuyến cáo với khách
Trang 38Khả năng tài chính của khách hàng: khai thác viên luôn phải theo sát quátrình thanh toán phí của khách hàng để có thể phân biệt được loại khách hàng theotiêu chuẩn thanh toán tốt hay xấu, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, tránh tình trạngdây dưa nợ đọng phí.
- Kiểm tra chứng từ:
Trước hết cán bộ bảo hiểm phải kiểm tra tính hợp lý của người yêu cầu bảohiểm, chỉ khi người được bảo hiểm khai rõ tất cả các đề nghị in sẵn thì giấy yêu cầubảo hiểm mới được coi là hợp lệ.
+ Đối với hàng mới nhập chỉ chấp nhận "báo sau" các đề mục liên quan đếnphương tiện vận chuyển như: tên tàu, ngày khởi hành, số hợp đồng vận chuyển vớicam kết của khách hàng là tàu đủ khả năng đi biển Đồng thời yêu cầu khách hàngcung cấp đủ các chi tiết khi nhận được bộ chứng từ Nếu khách hàng khai thiếu mộttrong các đề mục cơ bản sau: Tên mặt hàng, giá trị bảo hiểm, tuyến hành trình, điềukiện bảo hiểm thì các khai thác viên yêu cầu khách hàng phải bổ sung ngay.
+ Đối với hàng xuất: Bên cạnh giấy yêu cầu bảo hiểm khách hàng phải cungcấp thêm một số tài liệu sau:
o Vận tải đơn
o Hoá đơn thương mại
o Thư tín dụng (nếu việc thanh toán mua bán bằng tín dụng)
Bên cạnh đó cán bộ còn phải xem xét kỹ đặc điểm, tính chất hàng hoá,phương thức đóng gói, xếp hàng, tuyến hành trình, điều kiện bảo hiểm mà khách
Trang 39hàng yêu cầu Nếu tàu chở nguyên chuyến một mặt hàng, công ty sẽ yêu cầu kháchhàng cung cấp thêm tàu và bảng thông báo chi tiết tàu để tính thêm phụ phí.
b Xem xét chấp nhận, từ chối bảo hiểm.
- Từ chối bảo hiểm: Sau khi kiểm tra nếu thấy chứng từ không hợp lệ vàkhông thể căn cứ vào đó để cấp đơn bảo hiểm, khai thác viên bảo hiểm sẽ từ chốingay bằng cách lập công văn từ chối và gửi bằng fax hay qua đường bưu điện kèmtheo các tài liệu giải thích cho khách hàng hiểu.
- Chấp nhận bảo hiểm: Sau khi kiểm tra hồ sơ yêu cầu bảo hiểm, phân tích sốliệu thống kê, phân tích khả năng tài chính của khách hàng, đánh giá rủi ro nếu thấyđạt yêu cầu thì Công ty quyết định bảo hiểm, đồng thời thoả thuận thời gian giao kếthợp đồng chính thức.
c Cấp đơn bảo hiểm.
Khi đã đồng ý bảo hiểm, khai thác viên vào sổ cấp đơn, số đơn bảo hiểmđược lấy theo số thứ tự trong sổ Tiếp theo tiến hành tính số tiền bảo hiểm, tỷ lệ phíbảo hiểm, người được bảo hiểm có thể yêu cầu bảo hiểm theo một trong các giá trị:FOB, CF, CIF và thêm vào đó tỷ lệ lãi ước tính.
Công ty Bảo Minh Hà Nội được phép chủ động nhận bảo hiểm cho nhữnghàng hoá xuất nhập khẩu có số tiền bảo hiểm dưới 6 triệu USD Khi áp dụng cácđiều khoản biểu phí, quy định, hướng dẫn hiện hành của Tổng công ty, nếu thấy cầnđiều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế công ty sẽ trình đơn xin ý kiến chỉ đạocủa Tổng công ty và chỉ được thực hiện khi Tổng công ty chấp nhận.
Trang 40Các điều kiện bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đườngbiển hiện đang được Bảo Minh áp dụng gồm: Bộ điều khoản ICC 01/01/1982 hay01/11/1963 hoặc QTC-90 Tuy nhiên ICC 01/01/1982 là thông dụng nhất và đangđược sử dụng ở hầu hết các hợp đồng trong đó gồm có:
- Điều khoản bảo hiểm hàng hoá (Institute Cargo Clauses), (A), (B), (C) ngày01/01/1982.
- Điều khoản bảo hiểm chiến tranh cho hàng hoá (Institute War Clauses)01/01/1982.
- Điều khoản bảo hiểm đình công cho hàng hoá (Institute War Clauses)01/01/1982.
Đối với một số hàng hoá đặc biệt như xăng dầu chở rời, thực phẩm đônglạnh, thịt cá đông lạnh chỉ áp dụng các điều khoản tương ứng:
- Điều khoản bảo hiểm thực phẩm đông lạnh (A), (B), (C).- Điều khoản bảo hiểm thịt đông lạnh.
Hiện nay chi nhánh đang áp dụng cách tính phí bảo hiểm như sau:CIF = CRF
Bước 1: Tính số tiền bảo hiểm theo công thứcTrong đó:
C: giá trị hàng hoáF: cước phí vận tải