Nguồn lực được nói đến ở đây có thể là tiền, tài nguyên, công nghệ, nhà xưởng,sức lao động, trí tuệ… và các mục đích hướng tới chính là sự tăng lên về tài sản tàichính tiền vốn, tài sản
Trang 1CHƯƠNG 1:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ, TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
I.NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ
1.1 Khái niệm về đầu tư.
Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt độngnào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ
ra để đạt được các kết quả đó Như vậy , mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư là đạt đượccác kết quả lớn hơn so với những hy sinh về nguồn lực mà nhà đầu tư phải ghánh chịukhi tiến hành đầu tư
Nguồn lực được nói đến ở đây có thể là tiền, tài nguyên, công nghệ, nhà xưởng,sức lao động, trí tuệ… và các mục đích hướng tới chính là sự tăng lên về tài sản tàichính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường sá, bệnh viện, máy móc…), tài sản trítuệ (trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề, năng suất lao động, trình độ quản lý… )trong nền sản xuất xã hội
Trong những kết quả đạt được trên đây, những kết quả trực tiếp của sự hy sinhcác tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực tăng thêm có vai trò quan trọngtrong mọi lúc , mọi nơi không chỉ đối với người bỏ vốn mà cả đối với toàn bộ nền kinh
tế Những kết quả này không chỉ nhà đầu tư mà cả nền kinh tế xã hội được thụ hưởng.Chẳng hạn, một nhà máy được xây dựng, tài sản vật chất của nhà đầu tư trực tiếp tănglên, đồng thời tài sản vật chất, tiềm lực sản xuất của nền kinh tế cũng được tăng thêm
Lợi ích trực tiếp do sự hoạt động của nhà máy này đem lại cho nhà đầu tư là lợinhuận, còn cho nền kinh tế là thoả mãn nhu cầu tiêu dùng (cho sản xuất và cho sinh
Trang 2hoạt ) tăng thêm của nền kinh tế, đóng góp cho ngân sách, giải quyết việc làm chongười lao động…
Trình độ nghề nghiệp, chuyên môn của người lao động tăng thêm không chỉ có lợicho chính họ (để có thu nhập cao, địa vị cao trong xã hội) mà còn bổ sung nguồn lực có
kỹ thuật cho nền kinh tế để có thể tiếp nhận công nghệ ngày càng hiện đại, góp phầnnâng cao dần trình độ công nghệ và kỹ thuật của nền sản xuất quốc gia
1.2 Phân loại đầu tư.
Căn cứ vào các kết quả của hoạt động đầu tư, bản chất và lợi ích do đầu tư đem laichúng ta có thể chia đầu tư ra làm 3 loại : đầu tư tài chính, đầu tư thương mại và đầu tưphát triển
Đầu tư tài chính:
Đầu tư tài chính là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ ra cho vay hoặc mua cácgiấy tờ có giá để hưởng lãi suất định trước, hay lãi suất tuỳ thuộc vào kết quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh của cơ quan phát hành Đầu tư tài chính không tạo ra tài sảnmới cho nền kinh tế (Nếu không xét đến quan hệ quốc tế trong lĩnh vực này) mà chỉlàm tăng giá trị tài sản tài chính của các tổ chức, cá nhân Với sự hoạt động của hìnhthức đầu tư này, vốn được lưu chuyển dễ dàng, khi cần có thể rút ra nhanh chóng Đâythực sự là một nguồn cung cấp vốn quan trọng cho đầu tư phát triển
Đầu tư thương mại:
Đầu tư thương mại là hình thức đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra mua hànghóa và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận chênh lệch do giá khi mua và khibán Loại đầu tư này không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế (nếu không xét đến ngoạithương), mà chỉ làm tăng tài sản tài chính của nhà đầu tư trong quá trình mua đi bán lại,chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá giữa người bán với nhà đầu tư và giữa nhà đầu tư
Trang 3với khách hàng của họ Tuy nhiên đầu tư thương mại có tác dụng thúc đẩy quá trình lưuthông của cải vật chất do đầu tư phát triển tạo ra Từ đó thúc đẩy đầu tư phát triển, tăngthu cho ngân sách, tăng tích luỹ vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ nóiriêng và nền sản xuất xã hội nói chung.
Đầu tư phát triển :
Đầu tư phát triển là những hoạt động đầu tư tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế,làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủyếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội Nói cách khácđầu tư phát triển là việc bỏ tiền ra để xây dựng, sửa chữa nhà cửa, kết cấu hạ tầng, muasắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thựchiện các chi phí thường xuyên gắn liền với hoạt động của các tài sản này nhằm duy trìtiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xãhội
Ba loại đầu tư trên luôn tồn tại và có mối quan hệ tương hỗ với nhau, trong đó đầu
tư phát triển là cơ bản nhất, tạo tiền đề đề tăng tích lũy, phát triển hoạt động đầu tư tàichính và đầu tư thương mại Đầu tư phát triển là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời, tồntại và tiếp tục phát triển của mọi cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ Bên cạnh đó, đầu
tư tài chính và đầu tư thương mại hỗ trợ và tạo điều kiện để tăng cường đầu tư pháttriển Tuy nhiên trong khuân khổ của đề tài này chúng ta chỉ đi sâu, tiềm hiểu, xem xétcác vấn đề kinh tế của đầu tư phát triển- loại đầu tư quyết định trực tiếp sự phát triểncủa nền sản xuất xã hội, là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời, tồn tại và tiếp tục pháttriển của mọi cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ
2.Các lý thuyết về đầu tư
Trang 42.1.Số nhân đầu tư
Số nhân đầu tư phản ánh vai trò của đầu tư đối với sản lượng Nó cho thấy sảnlượng gia tăng bao nhiêu khi đầu tư gia tăng 1 đơn vị
Công thức tính:
k = ∆Y/ ∆I (1)
Trong đó: ∆Y: Mức gia tăng sản lượng
∆I : Mức gia tăng đầu tư
k : Số nhân đầu tư
Từ công thức (1) ta được
∆Y = k * ∆I (2)
Như vậy, việc gia tăng đầu tư có tác dụng khuyếch đại sản lượng tăng lên sốnhân lần Trong công thức trên, k là số dương lớn hơn 1 Vì, khi I = S, có thể biếnđổi công thức (2) thành:
1
1
Trang 5Thực tế, gia tăng đầu tư, dẫn đến cầu về các tư liệu sản xuất (máy móc, thiết
bị, nguyên nhiên vật liệu…) và quy mô lao động Sự kết hợp hai yếu tố này làmcho sản xuất phát triển, kết quả là gia tăng sản lượng nền kinh tế
Mô hình số nhân đầu tư phản ánh quan hệ giữa gia tăng thu nhập với gia tăng đầu
tư, theo Keynes mỗi sự gia tăng của đầu tư đều kéo theo sự gia tăng nhu cầu bổ sungcông nhân, nâng cao cầu về tư liệu sản xuất, do vậy làm tăng cầu về tiêu dùng, tăng giáhàng, làm tăng việc làm cho công nhân Tất cả điều đó làm cho thu nhập tăng lên, đếnlượt mình thu nhâp lại là tiền đề cho sự gia tăng đầu tư mới, tăng đầu tư mới lại làmtăng thu nhập mới Cứ như vậy, đầu tư quyết định thu nhâp, thu nhâp lại tạo tiền đề đểgia tăng đầu tư
2.2 Gia tốc đầu tư
Số nhân đầu tư giải thích mối quan hệ giữa gia tăng đầu tư gia tăng sảnlượng hay việc gia tăng đầu tư có ảnh hưởng như thế nào đến sản lượng Như vậy,đầu tư xuất hiện như một yếu tố của tổng cầu Theo Keynes (nhà kinh tể học trongthập niên 30 thế kỉ trước), đầu tư cũng được xem xét từ góc độ tổng cung, nghĩa là,mỗi sự thay đổi của sản lượng làm thay đổi đầu tư như thế nào
Theo lí thuyết này, để sản xuất ra 1 đơn vị đầu ra cho trước cần phải có mộtlượng vốn đầu tư nhất định Tương quan giữa sản lượng và vốn đầu tư có thể đượcbiểu diễn như sau:
Trang 6x = Y K (4)
Trong đó:
K: Vốn đầu tư tại thời kì nghiên cứu
Y: Sản lượng tại thời kì nghiên cứu
x : Hệ số gia tốc đầu tư
Từ công thức (4) suy ra:
K = x * Y (5)
Như vậy, nếu x không đổi thì khi quy mô sản lượng sản xuất tăng dẫn đếnnhu cầu vốn đầu tư tăng theo và ngược lại Nói cách khác, chi tiêu đầu tư tăng haygiảm phụ thuộc nhu cầu về tư liệu sản xuất và nhân công Nhu cầu các yếu tố sảnxuất lại phụ thuộc vào quy mô sản phẩm cần sản xuất
Theo công thức (5), có thể kết luận:sản lượng phải tăng liên tục mới là chođầu tư tăng cùng tốc độ, hay không đổi so với thời kì trước
- Theo lí thuyết này toàn bộ vốn đầu tư mong muốn đều được thực hiện ngaytrong cùng một thời kì Điều này không đúng bởi nhiều lí do, chẳng hạn do việccung cấp các yếu tố liên quan đến thực hiện vốn đầu tư không đáp ứng, do cầuvượt quá cung… Do đó, lí thuyết gia tốc đầu tư tiếp tuc được hoàn thiện qua thờigian.theo lí thuyết gia tốc đầu tư sau này thì vốn đầu tư mong muốn được xác địnhnhư là một hàm của mức sản lượng hiện tạivà quá khứ, nghĩa là, qui mô đầu tưmong muốn được xác định trong dài hạn
Nếu gọi: Kt và K (t-1) là vốn đầu tư thực hiện ở thời kì t và (t-1)
Trang 7Kt* là vốn đầu tư mong muốn
Lí thuyết gia tốc đầu tư và số nhân đầu tư giải thích mối quan hệ qua lại giữa đầu
tư và sản lượng Mỗi sự gia tăng của đầu tư đều kéo theo việc gia tăng bổ sung lao
Trang 8động,nguyên vật liệu sản xuất… dẫn đến gia tăng sản phẩm (giải thích qua số nhânđầu tư) Sản lượng gia tăng,dẫn đến gia tăng tiêu dung (do thu nhập người tiêudùng tăng), tăng cầu hàng hóa và dịch vụ nên lại đòi hỏi gia tăng đầu tư mới (giảithích qua mô hình gia tốc đầu tư) Gia tăng đầu tư mới dẫn đến gia tăng sản lượng,gia tăng sản lượng lại là nhân tố thúc đẩy gia tăng đầu tư Quá trình này diễn raliên tuc, dây chuyền
2.3.Quỹ nội bộ của đầu tư
Theo lí thuyết này,đầu tư có quan hệ tỷ lệ thuận với lợi nhuận thực tế:
I = f (lợi nhuận thực tế) Do đó, dự án đầu tư nào đem lại lợi nhuận cao sẽđược lựa chọn Vì lợi nhuân cao, thu nhập giữ lại cho đầu tư sẽ lớn và mức đầu tư
sẽ cao hơn Nguồn vốn cho đầu tư có thể huy động bao gồm: Lợi nhuận giữ lại,tiền trích khấu hao, đi vay các loại trong đó bao gồm cả việc phát hành trái phiếu
và bán cổ phiếu Lợi nhuận giữ lại và tiền trích khấu hao tài sản là nguồn vốn nội
bộ của doanh nghệp, còn đi vay và phát hành trái phiếu, bán cổ phiếu là nguồn vốnhuy động từ bên ngoài Vay mượn thì phải trả nợ, trường hợp nền kinh tế lâm vàotình trạng suy thoái, doanh nghiệp có thể không trả được nợ và lâm vào tình trạngphá sản Do đó việc đi vay không phải là điều hấp dẫn, trừ khi được vay ưu đãi.Cũng tương tự, việc tăng vốn đầu tư bằng phát hành trái phiếu cũng không phải làbiện pháp hấp dẫn Còn bán cổ phiếu để tài trợ cho đầu tư chỉ được các doanhnghiệp thực hiện khi hiệu quả của dự án đầu tư là rõ ràng và thu nhập do dự ánđem lại trong tương lai lớn hơn các chi phí đã bỏ ra
Chính vì vậy, theo lí thuyết quỹ nôi bộ của đầu tư, các doanh nghiệp thườngchọn biện pháp tài trợ cho đầu tư từ các nguồn vốn nội bộ và chính sự gia tăng củalợi nhuận sẽ làm cho mức đầu tư của doanh nghiệp lớn hơn
Trang 9Sự khác nhau giữa lí thuyết gia tốc đầu tư và lí thuyết nàydẫn đến việc thực thi cácchính sách khác nhau để khuyến khích đầu tư Theo lí thuyết gia tốc đầu tư, chínhsách tài khóa mở rộng sẽ làm cho mức đầu tư cao hơn và do đó sản lượng thu đượccũng sẽ cao hơn Còn việc giảm thuế lợi tức của doanh nghiệp không có tác dụngkích thích đầu tư Ngược lại, theo lí thuyết quỹ nội bộ của đầu tư thì việc giảm thuếlợi tức của doanh nghiệp sẽ làm tăng lợi nhuận từ đó tăng đầu tư và tăng sản lượng,
mà tăng lợi nhuận có nghĩa là tăng quỹ nội bộ Quỹ nội bộ là một yếu tố quan trọng
để xác định lượng vốn đầu tư mong muốn, còn chính sách tài khóa mở rộng không
có tác dụng trực tiếp làm tăng đầu tư theo lí thuyết này
2.4 Lí thuyết tân cổ điển
Các nhà kinh tế tân cổ điển đã cố gắng giải thích nguồn gốc của sự tăngtrưởng thông qua hàm sản xuất Hàm số này nêu lên mối quan hệ giữa sự tăng lêncủa đầu ra với sự tăng lên của các yếu tố đầu vào: vốn, lao động, tài nguyên vàkhoa học – công nghệ
Trang 10Ở đây α, β, γ là các số luỹ thừa, phản ánh tỷ lệ cận biên của các yếu tố đầuvào.
(α + β + γ = 1)
Sau khi biến đổi Cobb-Douglas thiết lập được mối quan hệ theo tốc độ tăngtrưởng của các biến số
g = t + αk + βl + γr
K, l, r: Tốc độ tăng trưởng của các yếu tố đầu vào
T: Phần dư còn lại, phản ánh tác động của khoa học công nghệ
Ví dụ: Giả sử các biến số của phương trình trên nhận các giá trị sau:
y = 0,07 (vốn tăng 7%)
k = 0,02 (lao động tăng 2%)
r = 0,01 (tài nguyên – ví dụ đất đai – tăng 1%)
α = 0,3 (vốn chiếm 30% trong GDP)
β = 0,6 (lao động chiếm 60% trong GDP)
γ = 0,1 (tài nguyên chiếm 10% trong GDP)
Thay các số liệu vào phương trình trên chúng ta có:
0,06 = t + (0,3 x 0,07) + (0,6 x 0,02) + (0,1 x 0,01)
t = 0,026
Trang 11Con số này cho biết rằng trong số 6% tăng GDP thì tác động của khoa họccông nghệ là 2,6%.
Như vậy hàm sản xuất Cobb – Douglas cho biết có 4 yếu tố cơ bản tác độngđến tăng trưởng kinh tế và cách thức tác động của 4 yếu tố này là khác nhau giữacác yếu tố K, L, R với yếu tố T Họ cũng cho rằng khoa học – công nghệ có vai tròquan trọng nhất với sự phát triển kinh tế
2.5 Mô hình Harrod - Domar
Mô hình Harrod - Domar giải thích mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởngkinh tế với yếu tố tiết kiệm và đầu tư
Để xây dựng mô hình, các tác giả đưa ra 2 giả định:
- Lao động đầy đủ việc làm, không có hạn chế với cung lao động
- Sản xuất tỷ lệ với khối lượng máy móc
Nếu gọi: Y : Là sản lượng năm t
g =Yt Y : Tốc độ tăng trưởng kinh tế Y : Sản lượng gia tăng trong kì
S : Tổng tiết kiệm trong năm
Trang 12Từ đây suy ra: Y ICO s*YR
Phương trình phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế:
Y ICO
Y s
Như vậy, theo Harrod - Domar, tiết kiệm là nguồn gốc của tăng trưởng kinh
tế Muốn gia tăng sản lượng với tốc độ g thì cần duy trì tỷ lệ tích luỹ để đầu tưtrong GDP là s với hệ số ICOR không đổi Mô hình thể hiện S là nguồn vốn của I,đầu tư làm gia tăng vốn sản xuất (K), gia tăng vốn sản xuất sẽ trực tiếp gia tăng
Y Cũng lưu ý rằng, do nghiên cứu ở các nước tiên tiến,nhằm xem xét vấn đề: đểduy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế 1% thì đầu tư phải tăng bao nhiêu, nên những kếtluận của mô hình cẩn được kiểm nghiệm kỹ khi nghiên cứu đối với các nước đangphát triển như ở nước ta Ở những nước đang phát triển, vấn đề không đơn thuầnchỉ là duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế như cũ mà quan trọng là phải tăng với tốc
độ cao hơn Đồng thời do thiếu vốn, thừa lao động, họ thường sử dụng nhiều nhân
tố khác phục vụ tăng trưởng
Trang 13II.NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ.
1.Tăng trưởng kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời giannhất định (thường là một năm) Sự gia tăng này được thể hiện ở quy mô và tốc độ tăngtrưởng Quy mô phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít còn tốc độ tăng trưởng được dùng để
so sánh sự gia tăng giữa các thời kỳ Người ta thường xác định tăng trưởng kinh tếthông qua các chỉ tiêu GDP (tổng sản phẩm quốc nội), GNP (tổng sản phẩm quốc dân)
và GNI (thu nhập bình quân đầu người)
Đầu tư là một trong những yếu tố được tính đến trong tăng trưởng kinh tế, dựa vàocông thức tính GDP sau:
Trang 14triển chính là một yếu tố không thể thiếu đối với quá trình tăng trưởng của một nền kinhtế.
2.phát triển kinh tế.
Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế Pháttriển kinh tế là một khái niệm rộng hơn tăng trưởng Nếu tăng trưởng được xem là quátrình biến đổi về lượng thì phát triển là quá trình biến đổi cả về lượng và chất của nềnkinh tế Đó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của cả hai vấn đề vềkinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia Phát triển kinh tế bao gồm có tăng trưởng, sự chuyểndịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tiến bộ (thường xét đến sự chuyển dịch cơ cấungành: sự gia tăng tỉ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỉ trọng ngành nôngnghiệp), sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội (xóa bỏ nghèo đói, suydinh dưỡng, tăng tuổi thọ bình quân, tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, nước sạchcủa người dân, đảm bảo phúc lợi xã hội, giảm thiểu bất bình đẳng trong xã hội…)
Một mặt trái của đầu tư phát triển, bên cạnh việc làm tăng sản lượng của nền kinh
tế, đầu tư phát triển còn gây nên một số tác động tiêu cực như ô nhiễm, suy thoái môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người Hiện nay, ở nhiều quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, người ta đã chú ý tới những ảnh hưởng tiêu cực đến tương lai do tăng trưởng nhanh gây ra Trên thế giới đã xuất hiện khái niệm mới về phát triển, đó là phát triển bền vững Theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới WB: “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại
mà không làm nguy hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” Nói cách khác, phát triển bền vững là sự kết hợp hài hòa, chặt chẽ, hợp lý cả về ba mặt: tăngtrưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường Đây là mục tiêu
hướng tới của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam
Trang 15III.VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ THÔNG QUA LÝ THUYẾT VỀ KINH TẾ ĐẦU TƯ
1 Đầu tư kích thích tổng cầu nền kinh tế:
1.2 Vai trò của đầu tư với tổng cầu:
1.2.1 Vai trò của đầu tư với tổng cầu thông qua mô hình số nhân của Keynes:
Số nhân đầu tư phản ánh vai trò của đầu tư đối với sản lượng Cụ thể nhưsau: mỗi sự gia tăng của vốn đầu làm tăng nhân công và tư liệu sản xuất, từ đó dẫnđến sự gia tăng của nhu cầu tiêu dùng và kéo theo đó là thu nhập Thu nhập giatăng lại làm tăng sự đầu tư mới Quá trình này lặp đi lặp lại, kết quả là thu nhập sẽgia tăng theo cấp số nhân nhờ sự gia tăng của đầu tư Đó là nội dung của mô hình
số nhân
k = dR/dI = dR/dS = 1/(1- dC/dR )
Trong đó k hệ số nhân đầu tư
dR sự gia tăng thu nhập
dI sự gia tăng đầu tư
dS sự gia tăng tiết kiệm
dC sự gia tăng tiêu dùng
1.2.2 Vai trò của đầu tư thông qua các chính sách kinh tế:
Qua phân tích tổng quan về việc làm, Keynes đã đi đến kết luận, muốn thoátkhỏi khủng hoảng, thất nghiệp, Nhà nước phải thực hiện điều tiết bằng các chínhsách kinh tế, những chính sách này nhằm nâng cao cầu tiêu dùng, đồng thời kíchthích đầu tư Theo ông nhà nước nên sử dụng ngân sách để kích thích đầu tư thông
Trang 16qua các đơn đặt hàng và trợ cấp vốn cho các doanh nghiệp Ông đánh giá cao vaitrò của các chính sách tài khóa và tiền tệ Ông tán thành đầu tư của chính phủ vàocông trình công cộng, đồng thời cũng phải đẩy mạnh và khuyến khích đầu tư củakhu vực tư nhân.
Như vậy các chính sách của nhà nước có vai trò quan trọng trong việckhuyến khích đầu tư, tăng cầu tiêu dùng và từ đó sản xuất phát triển - là nhân tốquyết định đến tăng trưởng kinh tế
2 Đầu tư là cú huých bên ngoài thoát khỏi vòng luẩn quẩn:
Mô hình vòng luẩn quẩn của Samuelson:
Theo ông các nước có trình độ kinh tế phát triển thấp thường rơi vào vòngluẩn quẩn Vòng luẩn quẩn này đưa các nước đang phát triển từ mức phát triểnthấp đến thấp hơn, và gần như không thoát ra nổi tình trạng đó
Tiết kiệm và đầu tư thấp
Thu nhập bình quân thấp Tốc độ tích lũy vốn thấp
Năng xuất thấp
Trang 17
Vậy phải có những giải pháp gì để thoát khỏi vòng luẩn quẩn đó? Samuelsoncho rằng, giải pháp duy nhất để thoát khỏi vòng luẩn quẩn đó là cú huých từ bênngoài, cũng có nghĩa là đầu tư nước ngoài Đầu tư nước ngoài chính là cú huýchmạnh nhất, có hiệu quả nhất Muốn vậy, các nước đang phát triển phải tạo ra cácđiều kiện thuận lợi nhằm kích thích đầu tư nước ngoài, cụ thể bằng các chính sáchcủa nhà nước, bằng môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư Đây chính là vai tròquan trọng của đầu tư nước ngoài trong việc thúc đẩy kinh tế của các nước đangphát triển.
3.Tác động của đầu tư phát triển đến tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Đầu tư phát triển vừa tác động đến tốc độ phát triển vừa tác động đến chấtlượng tăng trưởng Tăng quy mô vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư hợp lý là nhữngnhân tố rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng năng suất tổng hợp,tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đạihoá, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế do đó nâng cao chất lượng tăngtrưởng kinh tế Biểu hiện tập trung của mối quan hệ giữa đầu tư phát triển với tăng
Hệ số ICOR ( Incremental - tỷ số gia tăng của vốn so với sản lượng ) là tỷ số giữaquy mô đầu tư tăng thêm với mức gia tăng sản lượng hay là phần đầu tư cần thiết
để tạo ra một đơn vị sản lưọng GDP tăng thêm:
Vốn đầu tư tăng thêm Đầu tư trong kỳ
Chia cả tử cả mẫu của công thức trên cho GDP, ta có:
Trang 18Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP
ICOR=
Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Từ công thúc trên cho thấy: Nếu COR không đổi thì mức tăng trưởng kinh tếhoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư
Hệ số ICOR của nền kinh tế cao hay thấp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tốnhư:
* Do thay đổi của cơ cấu đầu tư ngành.Cơ cấu đầu tư ngành thay đổi ảnhhưởng đến hệ số ICOR từng ngành, từ đó tác động đến ICOR chung
* Sự phát triển của khoa học công nghệ có ảnh hưởng đến ICOR.Gia tăngkhoa học công nghệ làm cho đầu tư trong kỳ (tử số của công thức) tăng thêm, mặtkhác sẽ làm cho máy móc hoạt động có hiệu quả hơn, năng suất cao hơn kết quảlàm cho đấu tư tăng lên, GDP tăng lên (mẫu số của công thức)
*Do thay đổi cơ chế chính sách và phương pháp tổ chức quản lý, nếu cơ chếchính sách phù hợp thì đầu tư có hiệu quả hơn làm cho ICOR giảm và ngược lại
4 Đầu tư phát triển tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế là cơ cấu tổng thể các yếu tố cấu thành nền kinh tế ,có quan
hệ chặt chẽ với nhau, được thể hiện cả về mặt chất và mặt lượng, tuỳ thuộc thayđổi tỷ trọng của bộ phận cấu thành nền kinh tế.Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế xảy
ra có sự phát triển không đồng đều về quy mô, tốc độ giữa các nghành ,vùng.Những cơ cấu kinh tế chủ yếu của nền kinh tế quốc dân bao gồm cơ cấu kinh
tế ngành, lãnh thổ, theo thành phần kinh tế
Trang 19Đầu tư có tác động quan trọng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.nó góp phần làmchuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với quy luật và chiến lược phát triển kinh tếkinh tế xã hội của một quốc gia trong từng thời kỳ, tạo cân đối mới trên phạm vinền kinh tế quốc dân và giữa các ngành, vùng, phát huy nội lực của nền kinhtế,trong khi vẫn coi trọng yếu tố ngoại lực Đối với cơ cấu ngành, đầu tư vốn vàongành nào, quy mô vốn đầu tư ngành nhiều hay ít, việc sử dụng vốn hiệu quả caohay thấp đều ảnh hưởng đến tốc độ phát triển, đến khả năng tăng cường cơ sở vậtchất của từng ngành ,tạo tiền đề vật chất để phát triển các ngành mới, do đó, làmchuyển dịch cơ cấu kinh tế Đối với cơ cấu lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyếtnhững mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém pháttriển thoát khỏi tình trạng đói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tàinguyên, địa thế, kinh tế, chính trị của những vùng có khả năng phát triển nhanhhơn, làm bàn đạp thúc đẩy những vùng khác cùng phát triển.
Có thể đánh giá vai trò của đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua cácchỉ tiêu dưới đây:
% thay đổi tỷ trọng đầu tư của
Hệ số co dãn giữa việc ngành/tổng vốn đầu tư xã hội giữakỳ
thay đổi cơ cấu đầu tư nghiên cứu so với kỳ trước
với thay đổi cơ cấu =
kinh tế ngành %thay đổi tỷ trọng GDPcủa ngành
trong tổng GDP giữa kỳ nghiên cứuvới
kỳ trước
Trang 20Chỉ tiêu này cho biết, để tăng 1% tỷ trọng GDP của ngành trong tổng GDP(thay đổi cơ cấu kinh tế ) thì phải đầu tư cho ngành tăng thêm bao nhiêu.
% thay đổi tỷ trọng vốn đầu tư của ngành
Hệ số co dãn giữa việc nào đó /tổng vốn đầu tư xã hội knghiên
thay đổi cơ cấu cứu so với kỳ trước
đầu tư ngành với thay =
đổi GDP % thay đổi tốc độ tăng trưởng GDP giữa
kỳ nghiên cứu so với kỳ trước
Chỉ tiêu này cho biết : để góp phần dưa tăng trưởng kinh tế ( GDP ) lên 1% thì tỷtrọng đầu tư vào một ngành nào đó tăng lên bao nhiêu
5 Tác động của đầu tư phát triển đến khoa học và công nghệ
Đầu tư là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đổi mới và pháttriển khoa học công nghệcủa một doanh nghiệp và quốc gia
Công nghệ bao gồm các yếu tố cơ bản: phần cứng ( máy móc,thiết bị ),phầnmềm( các văn bản,các tài liệu,các bí quyết …),yếu tố con người ( các kỹ năng quảnlý,kinh nghiệm ),yếu tố tổ chức(các thể chế,phương pháp tổ chức…) Muốn cócông nghệ ,cần phải đầu tư vào các yếu tố cấu thành
Trang 21Đối với các nước đang phát triển ,do có nhiều lao động và nguyên liệuthường đầu tư các loại công nghệ sử dụng nhiều lao động và nguyên liệu,sau đó,
ảm dần hàm lượng lao động và nguyên liệu trong sản xuất sản phẩm và tăng dầnhàm lượng vốn thiết bị và tri thức thông qua việc đầu tư công nghệ hiện đại hơn vàđầu tư đúng mức để phát triển nguồn nhân lực Đến giai đoạn phát triển,xu hướngđầu tư mạnh vốn thiết bị và gia tăng hàm lượng tri thức chiếm ưu thế tuyệt đối
Công nghệ mà doanh nghiệp có được là do nhập khẩu từ bên ngoài hoặc tựnghiên cứu và ứng dụng.Dù nhập hay là nghiên cứu thì đề đòi hỏi vốn đầu tưlớn.Mỗi doanh nghiệp mỗi nước mỗi nước khác nhau cần có bước đi phù hợp đểlựa chọn công nghệ thích hợp Trên cơ sở đó, đầu tư có hiệu quả để phát huy lợithế so sánh của từng đơn vị cũng như toàn nền kinh tế quốc dân
Để phản ánh sự tác động của đầu tư đến trình độ phát triển khoa học và côngnghệ ,có thể sử dụng các chỉ tiêu sau :
Tỷ trọng vốn đầu tư đổi mới công nghệ /tổng vốn đầu tư Chỉ tiêu này chothấy mức độ đầu tư đổi mới công nghệ nhiều hay ít trong mỗi thời kỳ
Tỷ trọng chi phí mua sắm máy móc thiết bị /tổng vốn đầu tư thực hiện.Chỉtiêu này cho thấy tỷ lệ vốn là do máy máoc thiết bị chiếm bao nhiêu Đối với doanhnghiệp sản xuất công nghệ khai khoáng, chế tạo, lắp ráp, tỷ lệ này phải lớn
Tỷ trọng vốn đầu tư theo chiều sâu /tổng vốn đầu tư thực hiện Đầu tư chiềusâu thường gắn liền với đổi mới công nghệ Do đó, chỉ tiêu này càng lớn phản ánhmức độ đầu tư đổi mới khoa học công nghệ cao
Tỷ trọng vốn đầu tư cho các công trình mũi nhọn ,trọng điểm Các côngtrình trọng điểm mũi nhọn thường là các công trình đầu tư lớn,công nghệ hiệnđại,mang tính chất đầu tư mồi,tạo tiền đề để đầu tư phát triển các công trình khác
Trang 22Chỉ tiêu này cho thấy mức độ tập trung của công nghệ và gián tiếp phản ánh mức
độ hiện đại của công nghệ
CHƯƠNG II TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1990 – 2009
1 ĐẦU TƯ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1.1 Tỷ trọng đầu tư trong GDP cao:
Ở Việt Nam trong giai đoạn 2000-2007 vừa qua kinh tế cũng đạt đượcnhững thành tựu khả quan Tốc độ tăng trưởng hằng năm cao, ổn định (khoảng7,6%) Trong đó tỷ lệ đầu tư chiếm tỷ trọng khá lớn (>30%)
Năm 2008 khủng hoảng kinh tế tác động mạnh tới kinh tế Việt Nam làmgiảm tăng trưởng GDP xuống còn 6.18%, năm 2009 tăng trưởng GDP là 5,32%đầu tư tăng gần 17% chiếm gần 43% GDP
Bảng: Dự báo tăng trưởng kinh tế của WB tháng 11 năm 2008
Trang 231.2 Đầu tư tác động đến tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây liên tục gia tăngnhưng chất lượng tăng trưởng chưa cao, chủ yếu do đóng góp từ việc gia tăng quy
mô vốn mà chưa phải là gia tăng chất lượng sử dụng nguồn lực
Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP từ năm 2004 đến nay đều đã vượt qua mốc40% (năm 2004 đạt 40,7%, năm 2005 đạt 40,9%, năm 2006 đạt 41%, năm 2007đạt 40,4%, năm 2009 là 42,8%), kế hoạch năm 2010 ước chừng tầm 40-42% Đây
Trang 24là một trong những tỉ lệ cao nhất của thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc.
Ngồn: số liệu Tổng cục thống kê Việt Nam
Trang 25Để làm rõ vấn đề này, đề tài sử dụng mô hình tăng trưởng nội sinh để hồiquy và phân tích những đóng góp của các yếu tố đầu vào cơ bản đến tăng trưởng
và từ đó đánh giá tác động của việc sử dụng vốn đến chất lượng tăng trưởng kinh
tế Việt Nam thời gian qua, như thể hiện trong các bảng sau
Bảng : Tỷ trọng đóng góp của các yếu tố đầu vào cơ bản cho tăng trưởng kinh
tế Việt Nam giai đoạn 1994-2003
Đơn vị : %
Năm Tăng trưởng
kinh tế Vốn đầu tư Lao động
Năng suất nhân
trưởng kinh tế Việt Nam, Thực trạng và giải pháp’’ 2005
Bảng: Tỷ trọng đóng góp của các yếu tố đầu vào cơ bản cho tăng trưởng
kinh tế Việt Nam qua các giai đoạn.
Trang 26Số liệu tính toán ở các bảng trên cho phép rút ra một số kết luận sau:
giai đoạn 1994-2004 là rất đáng kể và có xu hướng ngày càng gia tăng Nếu nhưvào năm 1994, vốn đầu từ chỉ đóng góp 28.8% vào tăng trưởng kinh tế thì đến năm
2002 mức đóng góp đã là 48.7% và năm 2003 là 49.6% Cá biệt có năm 1998,
1999 mức đóng góp của vốn đầu tư là 56.3 và 68.8% Nguyên nhân là do đây làthời kì nền kinh tế nước ta bắt đầu trong quá trình mở cửa và nền kinh tế mới nổiđầy tiềm năng này đã thu hút được các nhà đầu tư Nhưng quy mô vốn đầu tư làchưa cao, chưa tương xứng
+ Tuy nhiên trong giai đoạn tiếp theo từ năm 2000 đến năm 2004, đây làthời kì đánh dấu bước chuyển mình của nền kinh tế Việt Nam Chúng ta đã thu hútđược rất nhiều vốn đầu tư từ trong nước, nước ngoài, từ các nguồn viện trợ và tỷtrọng vốn đầu tư trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở mức cao nhưng chưa pháttriển một cách liên tục
tăng trưởng là tương đối ổn định Giai đoạn 1998-2004 nếu tính cả sự đóng gópcủa yếu tố số lượng vốn đầu tư và sự đóng góp của yếu tố số lượng lao động, thì
Trang 27hai yếu tố này đã đóng góp trên ba phần tư tổng tốc độ tăng trưởng kinh tế của ViệtNam Điều đó chứng tỏ, sự đóng góp của yếu tố TFP đối với tổng tốc độ tăngtrưởng kinh tế còn nhỏ, chưa được một phần tư, thấp chỉ bằng hai phần ba tỷ trọngđóng góp của yếu tố này của các nước trong khu vực hiện nay.
Nếu như năm 1994, mức đóng góp của năng suất nhân tố tổng thể là 48.1% thì đếnnăm 2003 chỉ còn đóng góp 23.3% vào mức tăng trưởng kinh tế Điểm đáng lưu ý
là mức đóng góp của năng suất nhân tố tổng thể vào tăng trưởng kinh tế có mốiquan hệ chặt chẽ với tốc độ tăng trưởng kinh tế
Kết luận: Tăng trưởng kinh tế của Việt nam vẫn chủ yếu nghiêng về bề rộng
hơn là về chiều sâu Trong xu hướng phát triển theo chiều rộng thì chủ yếu nghiêng
về yếu tố vốn, một yếu tố mà Việt Nam còn thiếu và sử dụng chưa thật hiệu quả.Trên góc độ khác lại thấy rằng, mặc dù sử dụng chưa hiệu quả nhưng đóng góp chotăng trưởng vẫn xấp xỉ 50% Điều này phản ánh dư địa cho tăng trưởng kinh tể củaViệt nam vẫn rất tiềm tàng khi vốn được sử dụng hiệu quả hơn, tình trạng thấtthoát và lãng phí vốn được cải thiện
2 HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CHUNG TOÀN XÃ HỘI CHƯA CAO DẪN ĐẾNCHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CÒN NHIỀU HẠN CHẾ
Trong quá trình đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động đầu tư theohướng thị trường, các nguồn vốn đầu tư ngày càng được đa dạng hóa, quy mô vốnđầu tư ngày càng được mở rộng Đây là nhân tố tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế Việt Nam thời gian qua
Cơ chế phân bổ và sử dụng vốn đầu tư công, đặc biệt bằng nguồn vốn ngânsách nhà nước còn chưa hợp lý dẫn đến hiệu quả đầu tư của nguồn vốn này có xu
Trang 28Tỷ trọng vốn đầu tư từ khu vực nhà nước dao động từ 55 đến 58% tổng quy
mô vốn đầu tư toàn xã hội, của khu vực ngoài quốc doanh trong nước từ 24–27%
và của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tương đối ổn định ở mức 18% Điều nàycho thấy nguồn lực đầu tư từ vốn nhà nước vẫn chiếm vị trí chi phối quá trình tăngtrưởng kinh tế Việt Nam Nguồn vốn nhà nước bộc lộ những yếu kém bất cập dẫnđến hiệu quả đầu tư thấp là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng tăngtrưởng chưa đạt được yêu cầu phát triển của đất nước
Do cơ chế phân bổ chưa hiệu quả , hiệu quả mỗi đồng vốn đầu tư gia tăngchưa tương xứng với tiềm năng, hiện đang có xu hướng sụt giảm Hệ số ICOR có
xu hướng ngày càng tăng
Cụ thể là : nếu năm 1995, hệ số ICOR chỉ mới đạt 3,3, thì năm 2000 là 4,9
và đến năm 2005 đã là 5.3 (tức là để tăng 1 đơn vị GDP thì cần phải tăng thêm 5.3đơn vị vốn đầu tư) Khác hẳn với giai đoạn trước đây
Quan sát hai bảng dưới để thấy rõ được điều này:
Bảng: Tốc độ tăng trưởng và hệ số ICOR các năm
trong giai đoạn 1986-2007
Trang 291994 8.8 2.9 2005 8.44 5.3
Nguồn: Tạp chí nghiên cứu kinh tế
So sánh ICOR của Việt Nam với các nước trong khu vực có cùng giai đoạn phát
triển kinh tế, ICOR của Việt Nam cao hơn rất nhiều
Điều đó chứng tỏ, hiệu quả đầu tư của Việt Nam còn thấp
Hiệu quả đầu tư còn được tính theo cách lấy GDP chia cho vốn đầu tư hàngnăm (đều tính theo giá thực tế) Theo cách này, thì GDP/vốn đầu tư (có nghĩa là 1đồng vốn đầu tư tạo ra được bao nhiêu đồng GDP) của Việt Nam đã bị sút giảmqua các thời kỳ: nếu thời kỳ 1991-1995 đạt 3,55 đồng/đồng, thì năm 1996-2000còn 3,0 đồng/đồng, 2001-2005 còn 2,56 đồng/đồng, 2006-2007 còn 2,46đồng/đồng
Trang 30Ở tầm vi mô, tỷ suất lợi nhuận trên vốn và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thucủa các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp đầu tư trong nước rất thấp, có nơi
có lúc còn thấp hơn lãi suất ngân hàng, trong khi tỷ trọng vốn vay lại rất lớn
VĐT/GDP
%
ICOR(lần)
Nguồn: Sách kinh tế đầu tư trang 27 Bảng 2.2
Có 2 nguyên nhân liên quan đến cơ chế quản lý và phần bổ nguồn lực làm cho hiệu quả đầu tư ngày càng thấp:
+ Thứ nhất, vào những năm đầu của thập kỉ 1990 tăng trưởng kinh tế chủyếu thiên về bề rộng, vì thế hiệu suất sử dụng vốn đầu tư được gắn liền với chínhsách đổi mới kinh tế và hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế Do vậy nhu cầu về vốnđầu tư thấp mà hiệu quả vẫn cao
Trang 31+ Thứ hai, trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi tăng trưởng kinh tế theo chiềusâu, nhìn chung các yếu tố về đổi mới cơ chế chính sách đã phát huy hết tiềm năngvốn có của nó Để tăng trưởng cần đầu tư nhiều vốn hơn
3 TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
Một xã hội muốn tồn tại và phát triển cần phải đầu tư, đầu tư đó được biểu hiện dưới dạng tiền gọi là vốn đầu tư
Xét về phương diện toàn xã hội thì vốn đầu tư là toàn bộ giá trị nhân lực, tài lực được bỏ thêm vào cho hoạt động của toàn xã hội trong thời gian nhất định thường là một năm
Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, đầu tư gồm:
- Đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng và bảo vệ môitrường;
- Đầu tư cho sức khoẻ con người và phát triển trí tuệ văn hoá xã hội;
- Đầu tư khác như: đầu tư cho bộ máy quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, hợp tác quốc tế,
Suy cho cùng, đầu tư đều đưa tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế, nhưng tác động đến tăng trưởng kinh tế thì đầu tư ở mỗi lĩnh vực lại không giống nhau;
Đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng và bảo vệ môi trường có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế và hiệu quả của đầu tư cho thấy nhanh hơn, rõ ràng hơn Chính vì vậy vốn đầu tư vào lĩnh vực này được xem là quan trọng nhất, đặc biệt với các nước đang phát triển Trong nhiều
Trang 32diễn đàn đầu tư người ta xem đây là đầu tư vào kinh tế và dùng để tính các chỉ tiêu phát triển kinh tế tầm vĩ mô.
Đầu tư cho sức khoẻ con người, phát triển trí tuệ, văn hoá xã hội và đầu tư khác cũng có tác động không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội, nhưng gián tiếp qua nguồn nhân lực và các nhân tố về môi trường đầu tư; hơn nữa tác động của đầu tư ở các lĩnh vực này mang tính chiến lược, bởi vậy hiệu quả phải sau thời gian dài, thậm chí 10 năm hoặc 20 năm sau mới thấy được, mặc dù hiệu quả đó là rất to lớn, cho nên khi nghiên cứu về vốn đầu tư trong các lĩnh vực này phải chú ý đến tác động của nó tới lĩnh vực xã hội
3.1 Về cơ cấu nguồn vốn đầu tư
Cơ cấu vốn đầu tư thể hiện quan hệ tỷ lệ giữa từng loại vốn trong tổng vốn đầu tư
xã hội, vốn đầu tư của doanh nghiệp hay một dự án
Trên thực tế có một số cơ cấu đầu tư quan trọng cần được chú ý xem xét như cơ cấu vốn xây lắp và vốn máy móc thiết bị trong tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ và môi trường, vốn đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực, những chi phí tạo ra tài sản lưu động và những chi phí khác như chi phí quảng cáo, tiếp thị Cơ cấu vốn đầu tư theo quá trình lập và thực hiện dự án như chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí chuẩn bị thực hiện đầu tư, chi phí thực hiện đầu tư
3.2 Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành
3.2.1 Cơ cấu đầu tư theo 2 nhóm ngành: Sản xuất sản phẩm xã hội và nhóm ngành kết cấu hạ tầng
Bảng :Cơ cấu đầu tư thời kỳ 1996-2005.
Trang 33Đơn vị tính:%
(Nguồn: Niên giám thống kê)
Trong những năm qua nền kinh tế nước ta diễn ra sự chuyển dịch theohướng ngày càng hợp lý hơn về cơ cấu vốn đầu tư cho 2 ngành sản xuất kinhdoanh và kết cấu hạ tầng, đảm bảo kết cấu hạ tầng được đầu tư đúng mức pháttriển đi trước một bước để thúc đẩy ngành sản xuất sản phẩm xã hội phát triển Cơcấu vốn đầu tư cho khối ngành kết cấu hạ tầng có xu hướng giảm xuống, dành vốncho khối ngành sản xuất sản phẩm dịch vụ để thúc đẩy sự tăng trưởng của nềnkinh tế
3.2.2 Cơ cấu đầu tư theo 3 nhóm ngành là: Công nghiệp, Nông lâm ngư nghiệp và Dịch vụ.
Bảng: Cơ cấu đầu tư phân theo ngành thời kỳ 1996-2009.
(Nguồn: Niên giám thống kê).
Nguồn vốn đầu tư cho ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong giai đoạn từ 1996
đến 2005 giảm từ 13,7% xuống 10,8%, nhưng trong giai đoạn 2006-2009 đã tănglên 22,0%
Trang 34Nguồn vốn đầu tư cho ngành công nghiệp trong giai đoạn 5 năm từ chiếm
36,1% tổng vốn đầu tư của toàn xã hội trong giai đoạn 1996-2000, và sang giaiđoạn 2001-2005 đã tăng lên mức 40,6%, sau đấy giảm nhẹ xuống 39,9% vào giaiđoạn 2006-2009
Nguồn vốn đầu tư cho các ngành dịch vụ cũng liên tục tăng lên nhưng tỷ
trọng vốn đầu tư gần như không thay đổi, chiếm 50,2% tổng vốn đầu tư của toàn
xã hội trong giai đoạn 1996-2000, giảm đôi chút xuống 38,1% vào giai đoạn 2009
2006-Bảng: Tỉ trọng các ngành trong GDP giai đoạn 2000-2009.
(Nguồn: Niên giám thống kê)
Nhìn chung trong những năm qua, xét theo tỷ trọng gia tăng thêm trong nềnkinh tế thì tỷ trọng giá trị chiếm trong GDP của khu vực công nghiệp và xây dựng
đã tăng từ 38,13% vào năm 2001 lên 40,18% vào năm 2009; khu vực ngư-nghiệp tuy đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm là 5,42% nhưng tỷ trọng GDP
nông-lâm-đã giảm từ 23,24% năm 2001 xuống 20,44% vào năm 2009; khu vực dịch vụ vẫnduy trì được tỷ trọng trên dưới 39% tổng GDP
Bảng : Đóng góp của các ngành kinh tế vào tăng trưởng tổng sản phẩm trong
nước giai đoạn 2001-2009.
Đơn vị tính:%
Trang 35Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2009
(Nguồn: Niên giám thống kê)
Trong 3 khu vực kinh tế thì khu vực công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăngtrưởng bình quân hàng năm cao nhất là 10,24%/năm, tiếp theo là khu vực dịch vụvới tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 6,96%/năm, khu vực nông lâm ngưnghiệp có mức tăng trưởng thấp nhất là 3,83%/năm Qua đây, cho thấy tốc độ pháttriển của các ngành CN-XD và Dịch vụ chưa tương xứng với mức đầu tư dành chongành đó
Tỷ trọng của 3 khu vực qua các năm đã thể hiện rõ nền kinh tế đang tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH
Bảng: Chuyển dịch cơ cấu của hai ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp
Nguồn : Sách Kinh tế đầu tư Trang 32 Bảng 2.4
Độ lệch trong tỷ trọng nông nghiệp (dNN) thời kỳ 1990-2004 âm, giai đoạn1990-1994 là -11.31%, giai đoạn 1995-1999 là -1.75% và giai đoạn 200-2004 là -4.13% Số liệu này cho thấy, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH diễn rabình thường Hệ số k chuyển dịch cơ cấu kinh tế của hai ngành Nông nghiệp và
Trang 36Phi Nông nghiệp thời kỳ 1990-2004 đều dương và nhỏ hơn ½ cho thấy: Cơ cấu
kinh tế chuyển dịch theo đúng hướng CNH- HDH nhưng chưa có sự chuyển dịch
mạnh mẽ Giai đoạn chuyển dịch chậm nhất (k= 0.018) là 1995-1999.
3.2.3 Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế
Cơ cấu thành phần kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng giữ vững vai tròchủ đạo của kinh tế nhà nước và tăng đóng góp của thành phần kinh tế ngoài nhànước
Bảng: Cơ cấu vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế
giai đoạn 2001-2009.
Đơn vị tính: Tỷ đồng
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Kinh tế nhà nước tăng bình quân hàng năm là 7,46%, gần bằng mức tăng
trưởng chung của nền kinh tế Cơ cấu vốn đầu tư vào thành phần kinh tế nhà nướcvẫn duy trì ở mức cao Kết quả thu được là do đã có sự sắp xếp lại hoạt động và tổchức của các doanh nghiệp nhà nước, tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp,giảm đáng kể các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ Do vậy, trong giai đoan 10 năm từ2001-2009, kinh tế nhà nước vẫn giữ được tỷ trọng tương đối ổn định
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng bình quân hàng năm với tốc
độ 9,9%/năm, chính vì vậy giá trị gia tăng của khu vực này cũng tăng lên, năm
Trang 372001 thành phần kinh tế nay đã đóng góp 17,6% vào giá trị của tổng sản phẩmtrong nước, và năm 2009 tỷ lệ này là 35%.
Trong 10 năm 2001-2009, VN đã đạt được nhiều thành tích quan trọng trong
sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội cũng như trong lĩnh vực quan hệ đối ngoại.Các nhà tài trợ đã cam kết dành cho VN nguồn vốn ODA khá lớn với tổng giá trịđạt gần 14,9 tỉ USD Các chương trình, dự án ODA đã được ký kết có giá trị hơn11,2 tỉ USD, trong đó khoảng 80% là nguồn vốn vay ưu đãi Vốn ODA giải ngântrong thời kỳ này đạt hơn 7,9 tỉ USD Trong kế hoạch 5 năm 2001 - 2005, ODA đã
bổ sung một nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, khoảng 11% tổng vốnđầu tư toàn xã hội và khoảng 17% trong tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước
Tỷ trọng giá trị tăng thêm của khu vực kinh tế ngoài nhà nước thường chiếm
46-47% giá trị tổng sản phẩm trong nước và những năm gần đây có xu hướng giảmxuống do khu vực kinh tế cá thể chiếm tỷ trọng 2/3 khu vực kinh tế ngoài nhànước nhưng chỉ tăng bình quân hàng năm là 6,26% Trong khu vực kinh tế này thìkinh tế tư nhân tuy có tốc độ tăng trưởng cao nhưng mới chiếm tỷ trọng trên 8%trong giá trị tổng sản phẩm trong nước nên không bù đắp được cho sự tăng trưởngthấp của khu vực kinh tế cá thể và khu vực kinh tế tập thể
Biểu đồ: Cơ cấu vốn đầu tư theo thành phần kinh tế giai đoạn 1995-2007
Trang 38Nguồn: Đề tài, Tiết kiệm - đầu tư và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
(Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam, kinh tế Việt Nam và thế giới 2009)
Trong tổng số vốn đầu tư giai đoan 2001-2005 thì vốn đầu tư trong nướcchiếm tới 81.6%, cao hơn hẳn tỷ lệ 78,6% ở giai đoạn 1996-2000 Sở dĩ có đượckết quả này một mặt là do nhà nước tăng cường đầu tư vốn, mặt khác là do các
Trang 39chính sách khuyến khích kinh tế ngoài nhà nước phát triển, trong đó có nghị quyếttrung ương 5( khoá IX) về kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân đã góp phần rất quantrọng vào sự phát triển của thành phần kinh tế này.Trong 5 năm từ 2001-2005 đã
có gần 14 vạn doanh nghiệp dân doanh đăng ký thành lập với tổng số vốn đăng kýlên tới 294 nghìn tỷ đồng; số vốn của khu vực này tăng từ 23.5%( năm 2001) lên32,8%( năm 2005)
Thực tế, vai trò của đầu tư đối với sự phát triển chung và riêng của từngthành phần kinh tế còn rất nhiều hạn chế Nguyên nhân có thể rút ra là:
+ Chuyển dịch sang cơ chế thị trường diễn ra chậm, chưa đồng bộ Môitrường đầu tư chưa thực sự tạo cơ chế thông thoáng cho chủ đầu tư
+ Các chính sách đưa ra chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư đổ vốn vàonền kinh tế, các chính sách thực hiện thiếu sự đồng bộ, chưa phát huy được hết thếmạnh sẵn có của các vùng kinh tế
+ Khu vực kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn hoat động trong nhiềungành kinh tế quan trọng, các ngành này được hưởng nhiều ưu đãi nhưng hoạtđộng kém hiệu quả Xu hướng cổ phần hoá diễn ra chậm
+ Vốn đầu tư của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước chênh lệch giữa vốnđăng ký và vốn thực hiện còn rất lớn
3.2.4 Tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế đứng trên góc độ doanh nghiệp
Đầu tư doanh nghiệp FDI đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế trongthời gian qua Khu vực này luôn tăng trưởng nhanh hơn toàn nền kinh tế, mà đỉnhcao là 20,7% năm 1997 Tỷ trọng vốn FDI đã tăng lên rất nhanh trong thời kỳ 1990– 1996, đặc biệt là thời kỳ 1995, 1996 đã đạt tới 1/3 tổng nguồn vốn đầu tư của nềnkinh tế Tuy nhiên nguồn vốn FDI lại có xu hướng giảm trong giai đoạn 1997 –
2002 và chỉ có xu hướng phục hồi từ năm 2003 đến nay "Làn sóng đầu tư nước