B. Nội dung
4.1. Một số bài học của các n−ớc trên thế giới
4.1.1. Kinh nghiệm của Hồng Kông
Hồng Kông đã gặt hái đ−ợc rất nhiều thành công bằng một cuộc cách mạng thầm lặng đó là cuộc cách mạng đã làm thay đổi các suy nghĩ và tình cảnh, và tạo nên những kết quả rực rỡ. Đó là năm 1974 đã thành lập uỷ ban độc lập chống tham nhũng (ICAC). Cơ quan này đã kiểm soát rất tốt tình trạng tham nhũng. Ngoài ra thái độ của dân chúng đối với tham nhũng cũng thay đổi rõ rệt với quan điểm thịnh hành coi tham nhũng là xấu xa và có tính phá hoại. Trong cuộc điều tra năm 1994 có tới 63% số ng−ời sẵn sàng tố cáo tham nhũng nếu họ gặp phải và 2,9% số ng−ời nói là dung thứ cho tham nhũng.
Ngoài ra khu vực t− nhân (hay th−ơng mại) không những ý thức đ−ợc mối nguy hiểm của tham nhũng mà còn sẵn sàng làm một điều gì đó về vấn đề này. Con số các tổ chức thuộc khu vực t− nhân tìm kiếm sự h−ớng dẫn của ICAC trong việc cải thiện kệ thống của họ nhằm chống tham nhũng đã tăng lên.
Vào tháng 5 năm 1994, ICAC bắt đầu chiến dịch đạo đức kinh doanh chỉ sau hơn 18 tháng, hơn 1200 công ty có niêm yết trên thị tr−ờng chứng khoán hoặc công ty t− nhân lớn và các hiệp hội th−ơng mại đã thông qua một tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp công ty, trong lúc 670 công ty và hiệp hội đang tích cực soạn thảo. Từ những thành công đó thì nguyên nhân từ đâu. Đó là việc nhận rõ vấn đề và cam kết giải quyết, một cơ quan chống tham nhũng không thể chê trách, một chiến l−ợc lâu dài và đ−ợc tổ chức tốt, quan tâm tới tất cả các báo cáo về tham nhũng, thiết lập những điều kiện hợp lý và tính bảo mật cho những ng−ời báo cáo về những vi phạm.
4.1.2 Kinh nghiệm của Singapo
Năm 1951. Cục điều tra hoạt động tham nhũng (GPIB) ra đời để ngăn chặn tình trạng này ở Singapo. Năm 1959, khi Singapo giành đ−ợc chính
quyền độc lập, tham nhũng đang hoành hành ở tất cả các khu vực công cộng. Tham nhũng liên kết đặc biệt phổ biến với các quan chức thi hành luật, trả tiền cho các dịch vụ là một sự "bắt buộc" và hối lộ họ là quy tăc.
Có một số vấn đề dần đến tình trạng này. Thứ nhất, các luật ngăn chặn tham nhũng rất yếu. Những ng−ời vi phạm không bị tịch thu tài sản và các nhân viên của GPIB không đủ quyền lực c−ỡng chế thi hành nhiệm vụ của mình. Thứ 2, thu thập bằng chứng rất khó khăn do sự yếu kém của luật pháp chống tham nhũng và do thực tế có nhiều công chức nhà n−ớc th−ờng xuyên dính líu đến các hoạt động tham nhũng. Thứ 3, dân chúng nói chung có trình độ học vấn thấp. Họ hầu hết là dân di c−, những ng−ời đã quen với sự đối xử không công bằng của quan chức nhà n−ớc. Họ đã phục tùng những ng−ời có quyền lực và không dám tố cáo sợ bị trả đũa. Họ không biết về các quyền của mình và cách duy nhất họ biết để có đ−ợc mọi thứ là bằng con đ−ờng hối lộ. Thứ t−, công chức nhà n−ớc đ−ợc trả l−ơng thấp hơn công nhân ở khu vực t− nhân, và kết quả là sự chính trực của họ bị giảm sút. Và cuối cùng, các nhân viên của CPIB đ−ợc lấy từ lực l−ợng cảnh sát Singapo để biệt phái trong thời gian ngắn. Vì vậy, họ không đ−ợc chuẩn bị đầy đủ về tâm lý để cống hiến hoàn toàn cho cuộc đấu tranh chống tham nhũng.
Từ những thực tế trên, ta có thể nhận thấy hết đ−ợc những khó khăn trong việc chống tham nhũng ở Singapo. Nh−ng sau khi giành chính quyền các nhà lãnh đạo chính trị mới ngay lập tức đã thể hiện những tấm g−ơng mẫu mực của công chức nhà n−ớc. Họ đã tự thoát khỏi các ràng buộc về tài chính và th−ơng mại, thể hiện một đạo đức nghiêm minh trong công việc. Vì vậy bằng tấm g−ơng của chính bản thân họ đã tạo ra một tin t−ởng về sự trung thực và chính trực. Các nhà lãnh đạo mới cũng đã bắt đầu thực hiện những biện pháp xử lý ban đầu.
Năm 1960, luật đã đ−ợc sửa đổi nhằm trao thêm quyền lực cho các nhân viên CPIB và gia tăng hình phạt đối với kẻ vi phạm.
Năm 1973, theo sự t− vấn của thủ t−ớng chính phủ về việc làm thế nào để CPIB có thể gia tăng các nỗ lực của mình để loại bỏ tham nhũng trong các
khu vực dịch vụ công cộng, uỷ ban t− vấn chống tham nhũng ACAC đã đ−ợc thành lập. Chức năng chính của nó bao gồm việc đ−a ra các h−ớng dẫn cho các bộ, ngành và các cơ quan khác của chính phủ để xử lý các việc tham nhũng đảm bảo tiến hành các biện pháp mạnh mẽ, nhất quán.
Năm 1989, đạo luật về tham nhũng (tịch thu các lợi ích) ra đời. Đạo luật này cho toà án quyền tịch thu các nguồn tiền khi một ng−ời bị buộc tội là tham nhũng. Không thể giải thích một cách thoả đáng về những khoản tiền đó. Nó cũng cho phép tịch thu những lợi ích nhận đ−ợc từ tham nhũng.
Ngoài ra, những quy định bảo vệ của hiến pháp, những biện pháp đối với công chức tham nhũng. Các quan chức tham nhũng họ đ−ợc xử lý theo 2 cách: bị buộc tội tr−ớc toà hoặc bị quy về trách nhiệm hành chính rất nặng.
Việc liên kết với các tổ chức bên ngoài cũng rất thành công. Chức năng tham nhũng không chỉ thuộc về một mình CPIB mà thuốc cả các bộ, ngành t−ơng ứng của chính phủ và nhiều cơ quan khác có thể đảm nhiệm đ−ợc.
4.2. Biện pháp của Đảng và nhà n−ớc ta về phòng chống tham nhũng nhũng
Những năm qua, cuộc đấu tranh chống tham nhũng tuy ch−a đạt kết quả nh− mong muốn, nh−ng rõ ràng từ các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, văn bản pháp luật nhà n−ớc, qua phát hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý…nhận thức của cán bộ và nhân dân về cuộc đấu tranh này ngày một nâng cao. Các cơ chế chính sách, quy định ngày đ−ợc ban hành đồng bộ và phù hợp hơn, đã cảnh báo và từng b−ớc khắc phục sơ hở mà kẻ tham nhũng lợi dụng. Việc tiến hành kê khai nhà đất và tài sản đối với cán bộ có chức vụ, tuy đang còn mang tính hành chính, nh−ng cũng có ý nghĩa đề cao tinh thần tự giác và tinh thần kỷ luật Đảng, góp phần răn đe, giáo dục, phòng ngừa. Kết quả rõ nhất là qua các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn, th− khiếu tố của công dân, các cơ quan chức năng đã thu hồi đ−ợc tài sản bị thất thoát và xử lý những ng−ời tham nhũng. Tất nhiên so với mong muốn thì còn xa mới đạt so với yêu cầu còn nhiều bất cập. Nh−ng một sự thật không thể phủ nhận là nếu không có
thanh tra, kiểm tra và xử lý kiên quyết thì tham nhũng còn ngang nhiên đến mức nào.
Hiện nay tham nhũng, tiêu cực vẫn còn diễn biến phức tạp, với những thủ đoạn cực kỳ tinh vi. Nó không chỉ diễn ra trong lĩnh vực kinh tế mà các loại hoạt động đấu thầu xây dựng, đầu t−, tín dụng, đất đai, ngân sách… mà còn diễn ra ở lĩnh vực nh− chạy chức quyền, chạy việc làm, chạy bằng cấp, chạy tội… trong các hoạt động giáo dục, y tế, bảo vệ pháp luật… tình trạng vòi vĩnh tinh vi sách nhiễu, gây phiền hà trong một bộ phận công chức khi thi hành công vụ ở các cấp đang gây bất bình nhức nhối trong nhân dân. Nghị quyết trung −ơng 4 khoá IX đã nêu 6 nguyên nhân của tham nhũng rất đúng. Đấu tranh chống tham nhũng tiêu cực là một cuộc chiến thực sự trên mặt trận đầy khó khăn, phức tạp đòi hỏi phải kiên quyết, khẩn tr−ơng và bền bỉ, phối hợp nhiều biện pháp đồng bộ và sự tham gia của toàn xã hội.
Các giải pháp mang tầm chiến l−ợc của cuộc đấu tranh này là xây dựng trên phạm vi toàn xã hội lối sống lành mạnh, hoàn thiện cơ chế chính sách, cải cách bộ máy và thủ tục hành chính, đổi mới cơ bản chế độ tiền l−ơng, kiện toàn các cơ quan bảo vệ pháp luật, tăng c−ờng các cơ quan kiểm tra, kiểm soát đảm bảo nghiêm kỷ c−ơng phép n−ớc…
Nh−ng tr−ớc mắt chính phủ cần thực hiện các biện pháp: xử lý dứt điểm các vụ việc nổi cộm, bức xúc. Những vụ án có liên quan đến cán bộ lãnh đạo, quản lý, dù ở cấp nào, đ−ơng chức hay nghỉ h−u hoặc chuyển công tác cũng phải đ−ợc xem xét đầy đủ về trách nhiệm hình sự. Không một ai can thiệp trái pháp luật quá trình điều tra, truy tố, xét xử.
Việc kê khai nhà đất, tài sản của cán bộ, công chức cần đ−ợc sửa đổi, bổ sung các quy định theo h−ớng đề cao tự giác, trung thực và minh bạch về tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức. Bản kê khai tài sản đ−ợc coi là bản cam kết của cán bộ, công chức các đơn vị. Tr−ờng hợp nghi vấn có tài sản bất minh thì thủ tr−ởng các cơ quan, đơn vị yêu cầu ng−ời đó phải giải trình, từ đó xem xét kết luận xử lý. Khi cần thiết thì yêu cầu các cơ quan chức năng thẩm tra, xác minh để xử lý theo pháp luật.
Tình trạng dùng tiền của nhà n−ớc, của tập thể để làm quà biếu, nhằm tranh thủ cán bộ lãnh đạo, quản lý, tham m−u… tìm kiếm cơ hội tiến thân tìm −u ái cho đơn vị đầu t−, đấu thầu, ngân sách, lao động việc làm… đang trở thành tệ nạn xã hội. Do vậy, chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành các đơn vị phải thực hiện nghiêm chỉnh quy định. Đối với những ng−ời cơ quan đơn vị tham nhũng thì cấp trên cũng phải chịu trách nhiệm liên đới. Bằng các biện pháp đấu tranh cơ bản nêu trên trong đấu tranh chống tham nhũng tiêu cực, chính phủ đang thực hiện t− t−ởng chủ đạo của hội nghị trung −ơng 4 theo tinh thần nghị quyết đại hội IX của Đảng là "Tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong bộ máy nhà n−ớc và toàn bộ hệ thống chính trị ở các cấp từ các ngành từ trung −ơng đến cơ sở, gắn chống tham nhũng với chống lãng phí quan liêu, buôn lậu, đăc biệt là chống các hành vi lợi dụng chức quyền để làm giàu bất chính.
Ngày nay khi Việt Nam tiếp vào nền kinh tế thị tr−ờng một cách thì tham nhũng lại diễn ra một cách rộng lớn và tinh vi hơn. Nó có thể xuất hiện ở bất kỳ ai có chức vụ và quyền hạn và ở bất kỳ n−ớc nào. Tham nhũng làm cho đất n−ớc chậm phát triển và nghèo đói. Tham nhũng là nguyên nhân chủ quan, cơ bản gây ra lãng phí tài sản của nhà n−ớc và của toàn xã hội. Tham nhũng gắn liền với trốn thuế, giảm nguồn thu ngân sách nhà n−ớc, nó làm lãng phí nguồn lực của toàn xã hội, tạo ra môi tr−ờng cạnh tranh không lành mạnh, làm cho các nguồn lực của xã hội bị phân bố kém hiệu quả, làm nản lòng các nhà đầu t− trong và ngoài n−ớc. Tham nhũng làm băng hoại đạo đức, gây bất bình, mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng, nhà n−ớc và pháp luật, làm thui chột tình thân ái, làm cho công lý bị đảo lộn, cái thiện sô cái ác "chân, mỹ, thiện" bị lãng quên, chạy theo đồng tiền và lợi ích vật chất, làm cho xã hội bất ổn, đe hoạ sự tồn vong của chế độ. Thấy rõ nguy cơ đe doạ của tham nhũng Đảng, nhà n−ớc và toàn dân ta vẫn đang ra sức ngăn chặn và đẩy lùi quốc nạn này. Hội nghị trung −ơng 6 (lần 2) khoá VIII ra nghị quyết số 10 ngày 2/2/1999 về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong việc xây dựng Đảng. Trong đó nêu nhiệm vụ tập trung chỉ đạo cuộc đấu tranh chống tham
nhũng, quan liêu có hiệu quả. Tháng 4 năm 2001, Đại hội lần thứ IX của Đảng quyết định về phải tiếp tục các nghị quýêt về xây dựng Đảng, nhất là nghị quyết trung −ơng 6 (lần 2) khoá VIII, đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn đẩy lùi tệ nạn tham nhũng, lãng phí. Kết luận yêu cầu phải đi sâu thực hiện có nội dung cơ bản của nghị quyết, trong đó chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ trọng tâm tr−ớc mắt, nhận rõ đây là cuộc đấu tranh khó khăn, quyết liệt, gắn liền với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc và đ−ợc tiến hành bằng nhiều biện pháp đồng bộ thực hiện đ−ờng lối, chủ tr−ơng của Đảng, nhà n−ớc đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật phòng chống tham nhũng nh−: pháp lệnhchống tham nhũng ngày 9 tháng 3 năm 1998 và đ−ợc sửa đổi bổ sung ngày 28 tháng 4 năm 2000: Bộ luật hình sự; pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính; pháp lệnh cán bộ công chức; pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí… tham nhũng không chỉ còn ở phạm vi quốc gia, mà là hiện t−ợng phổ biến trên toàn thế giới. Vì vậy, Việt Nam đã ký công −ớc Liên hiệp quốc về chống tham nhũng tại hội nghị quốc tế ở Mêhicô ngày 11 tháng 12 năm 2003 và kế hoạch chống tham nhũng khu vực Châu á tại Philippin ngày 5 tháng 7 năm 2004.
Về giải pháp phòng và chống tham nhũng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đ−a ra chiến l−ợc 2001 - 2010: "Nghiêm trị những kẻ tham nhũng, vô trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; ng−ời lãnh đạo cơ quan để xảy ra tham nhũng cũng phải bị xử lý về trách nhiệm. Bảo vệ những ng−ời kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Thực hiện những biện pháp ngăn chặn tham nhũng, quan liêu; đổi mới và hoàn thiện thể chế, thủ tục hành chính, kiên quyết chống tệ cửa quyền, sách nhiễu, "xin- cho" và sự tắc trách, vô kỷ luật trong công việc. Cụ thể là các biện pháp sau:
Một là, các biện pháp phòng ngừa đ−ợc áp dụng một cách th−ờng xuyên và có tác dụng rộng khắp đến nhiều đối t−ợng. Khi đó nó sẽ ngăn chặn đ−ợc mầm mống của nạn tham nhũng.
Hai là: Phòng ng−à tham nhũng sẽ làm giảm bớt tác hại rất nhiều nếu để tham nhũng xảy ra.
Ba là: Việc nghiên cứu và áp dụng các biện pháp phòng ngừa tham nhũng nhiều khi đồng nghĩa với biện pháp đổi mới và cải cách mà chúng ta thực hiện theo yêu cầu chung của quá trình hoàn thiện bản thân bộ máy quản lý và ph−ơng thức điều hành, cơ chế quản lý nền kinh tế nói riêng, xã hội nói chung.
Trong hội nghị lần thứ t− ban chấp hành trung −ơng (khoá IX) đã đ−a ra 10 biện pháp phòng chống tham nhũng bao gồm; 1: Tăng c−ờng giáo dục chính trị với cán bộ Đảng viên; 2: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách; 3: Khẩn tr−ơng giải quyết những vụ nổi cộm tr−ớc mắt; 4: Kê khai nhà đất, cơ sở sản xuất kinh doanh của cán bộ công chức; 5: Nghiêm cấm việc lấy tiền của Nhà n−ớc; 6: Thực hành tiết kiệm chống lãng phí; 7: Thực hiện đầy đủ nghiêm túc những điều Đảng viên không đ−ợc làm; 8: Xử lý trách nhiệm với lãnh đạo để xảy ra các vụ tiêu cực, tham nhũng; 9: Hoàn thiện cơ chế dân chủ cơ sở; 10: Về tổ chức, chỉ đạo: ban bí th− đứng đầu là đồng chí Tổng bí th− trực tiếp chịu trách nhiệm chỉ đạo cuộc xây dựng chỉnh đốn Đảng và cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng.
Nh−ng để chống tham nhũng thành công ngoài các biện pháp trên, ta còn phải có những giải pháp đột phá trong việc: Đầu t− về lực l−ợng con ng−ời đề phòng và chống tham nhũng; đầu t− về vật chất để phòng và chống tham nhũng; và ba vấn đề cần bán và hóc búa nhất đó là: Chế độ tiền l−ơng; chế độ th−ởng và quy định pháp luật.
4.3. Biện pháp của Đảng ta trong việc tránh tụt hậu xa hơn về kinh tế kinh tế
Việc tránh tụt hậu xa hơn về kinh tế cũng đồng nghĩa với việc tăng