1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý với bài toán xoá đói giảm nghèo và nâng cao dân trí khu vực miền núi phía Bắc

40 763 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 74,55 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU Xoá đói giảm nghèo và nâng cao dân trí là bài toán khó mà bất kì quốc gia đang phát triển nào cũng phải đối mặt. Hậu quả do đói nghèo và dân trí thấp gây ra cho sự phát triển chung của m

Trang 1

MỞ ĐẦU

Xoá đói giảm nghèo và nâng cao dân trí là bài toán khó mà bất kì quốcgia đang phát triển nào cũng phải đối mặt Hậu quả do đói nghèo và dân tríthấp gây ra cho sự phát triển chung của một vùng cũng như một quốc gia là

vô cùng nặng nề Sự bất ổn về kinh tế sẽ dẫn đến sự bất ổn về chính trị, đó làđiều mà bất kì nhà quản lý vĩ mô nào cũng hiểu được.Nhưng những nhà quản

lý Việt Nam vẫn đang rất lúng túng trong việc giải quyết bài toán khó, màbiểu hiện cụ thể của nó là: khoảng cách giàu nghèo của việt nam ngày càngtăng, tình trạng tái nghèo vẫn diễn ra…Đừng đổ lỗi cho răng sự bất bình đẳng

là sự trả giá cho sự tăng trưởng, đừng dựa vào mô hình “chữ U ngược “ củaKuznes để biện minh Nếu chúng ta, những nhà quản lý không vô tráchnhiệm , sử dụng lãng phí những đồng vốn vào những dự án mía đường, dự ánnuôi bò sữa…hay để thất thoát, tham nhũng, chi tiêu sai mục đích hàng ngàn

tỷ đồng thì mọi sự có thể sẽ khác đi Quản lý với đầy đủ những chức năng của

nó, thêm vào đó là những chính sách đúng đắn và sự quan tâm của toàn xã hội

sẽ là lời giải hay cho bài toán khó xoá đói giảm nghèo

Xoá đói giảm nghèo là vấn đề trước mắt, nâng cao dân trí là vấn đề lâudài, song hai vấn đề này cần phải được giải quyết song song, tuy không phải

là trong một sớm một chiều, nhưng những nhà quản lý cần phải nhanh chóngtìm lời giải, tháo dỡ sợi dây níu giữ sự bứt phá trên con đường phát triển của

Việt Nam Đề án này đề cập đến vấn đề: Quản lý với bài toán xoá đói giảm

nghèo và nâng cao dân trí khu vực miền núi phía Bắc với mong muốn cung

cấp một lời giải cho bài toán khó này

Trang 2

Với định nghĩa trên, quản lý có phạm vi hoạt động vô cùng rộng lớn,được chia làm ba dạng chính:

- Quản lý giới vô sinh

- Quản lý giới sinh vật

- Quản lý xã hội loài người

Tất cả các dạng quản lý trên đều mang những đặc điểm chung sau đây:

- Để quản lý được phải tồn tại một hệ quản lý bao gồm hai phânhệ: chủ thể quản lý và đối tượng quản lý Chủ thể quản lý là tác nhântạo ra các tác động quản lý nhằm dẫn dắt đối tượng quản lý đi đếnmục tiêu Chủ thể có thể là một người, một bộ máy quản lý gồm nhiềungười Đối tương quản lý tiếp nhận các tác động của chủ thể quản lý.Đây có thể là những yếu tố thuộc giới vô sinh, giới sinh vật hoặc conngười

- Phải có một hoặc một tập hợp mục đích thống nhất cho cả chủthể và đối tượng quản lý Đạt mục đích theo cách tốt nhất trong hoàncảnh môi trường luôn biến động và nguồn lực hạn chế là lí do tồn tạicủa quản lý Đó cũng chúnh là căn cứ quan trọng nhất để chủ thể tiếnhành các tác động quản lý

- Quản lý bao giờ cũng liên quan đến việc trao đổi thông tin nhiềuchiều Quản lý là một quá trình thông tin Chủ thể quản lý phải liêntục thu thập dữ liệu về môi trường và hệ thống, tiến hành chọn lọc

Trang 3

thông tin, xử lý thông tin, bảo quản thông tin, truyền tin và ra quyếtđịnh, một dạng thông tin đặc biệt nhằm tác động lên các đối tượngquản lý Còn đối tượng quản lý phải tiếp nhận các tác động quản lýcủa chủ thể cùng các đảm bảo vật chất khác để thực hiện các chứcnăng, nhiêm vụ của mình.

- Quản lý bao giờ cũng có khả năng thích nghi Đứng trước nhữngthay đổi của đối tượng quản lý cũng như môi trườngcả về quy mô vàmức độ phức tạp, chủ thể quản lý không chịu bó tay mà vẫn có thểtiếp tục quản lý có hiệu quả thông qua việc điều chỉnh, đổi mới cơcấu, phương pháp, công cụ và hoạt động của mình

Với những đặc điểm trên có thể khẳng định rằngquản lý là một tiếntrình năng dộng

2 Quản lý nhà nước về kinh tế:

2.1 Khái niệm:

Quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân là sự tác động có tổchức và bằng pháp quyền của nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sửdụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội

có thể có, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đã đặt ra, trongđiều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế Quản lý kinh tế là nội dungcốt lõi của quản lý xã hội nói chung và nó phải gắn chặt với các hoạt độngquản lý khác của xã hội Quản lý nhà nước về kinh tế được thể hiện thông quacác chức năng kinh tế và quản lý kinh tế của nhà nước

Như đã phân tích ở trên, việc khắc phục những nhược điểm, hạn chếkhuyết tật của cơ chế thị trường, để tạo điều kiện thuân lợi cho cơ chế nàyhoạt động có hiệu quả, không thể không có nhà nước với tư cách là chủ thểcủa toàn bộ nền kinh tế quốc dân Như vậy, nhà nươc thực hiện chức năngquản lý kinh tế là nhu cầu khách quan , nội tại và nền kinh tế vận động theo

cơ chế thị trường; còn việc điều tiết, khống chế và định hướng các hoạt độngkinh tế của các cơ sở thuộc các thành phần kinh tế theo phương hướng và mục

Trang 4

tiêu nào lại lệ thuộc vào bản chất của các hình thức nhà nước và con đườngphát triển mà nước đó lựa chọn.

2.2 Các kết luận cần lưu ý:

Từ định nghĩa đã nêu có thể rút ra các kết luận cơ bản sau:

- Thực chất của quản lý nhà nước về kinh tế là việc tổ chức và sử dụng

có hiệu quả nhất các nguồn lực trong và ngoài nước mà nhà nước có khả năngtác động vì mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước Trong đó có vấn đềnắm bắt được con người, tổ chức và tạo động lực lớn nhấtcho con người hoạtđộng trong xã hội Đúng như Trần hưng Đạo đã nói “ Kể ra dân không baogiờ hai lòng, sợ ta thì khinh địch, sợ địch thì khinh ta Bị dân khinh thì thua,dân sợ uy thì thắng”

- Bản chất của quản lý nhà nước về kinh tế là đặc trưng thể chế chínhtrị của đất nước; nó chỉ rõ nhà nước là công cụ của giai cấp hoặc lực lượngchính trị nào? Nó dựa vào ai, hướng vào ai để phục vụ? Đây là vấn đề khácnhau cơ bản giữa quản lý nhà nước về kinh tế của các chế độ xã hội khácnhau

- Quản lý nhà nước về kinh tế còn là một nghệ thuật và một nghề vì nó

lệ thuộc không nhỏ vào trình độ nghề nghiệp, nhân cách , bản lĩnh của độingũ cán bộ quản lý kinh tế; phong cách làm việc, phương pháp và hình thức

tổ chức quản lý; khả năng thích nghi cao hay thấp… của bộ máy quản lý kinh

tế nhà nước

II Khái niệm về đói nghèo:

1 Quan niệm chung:

Trong đời sống thực tiễn cũng như trong nghiên cứu khoa học các vấn

đề kinh tế-xã hội chúng ta thường thấy các khái niệm sau đây: đói nghèo hoặcnghèo khổ; giàu- nghèo và phân hóa giàu nghèo; trong xã hội học còn đề cậpđến cả thuật ngữ: phân tầng xã hội , phân hóa giai cấp, phân cực xã hội Ngaykhái niệm đói nghèo nếu tách riêng ra để phân tích và nhân dạng, cũng thấygiữa đói và nghèo, trong cặp đôi này vừa quan hệ mật thiết với nhau lại vừa

Trang 5

có sự khác biệt về mức độ và cấp độ Đã lâm vào tình trạng đói thì đươngnhiên là nghèo Theo cách tư duy của người Việt nam, chúng ta thừong nhândiện đói ở hai dạng: đói kinh niên và đói gay gắt Đây vẫn thuần túy là đói ăn,nằm chọn trong phạm trù kinh tế vật chất Nó khác với đói thông tin, đói thụhưởng văn hóa thuộc phạm trù đời sống tinh thần Quan niệm về nghèo thì cóthể có nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối Tất nhiên dù ở dạng nào thì nghèovẫn có quan hệ mật thiết với đói Nghèo là một kiểu đói tiềm tàng và đói làmột tình trạng hiển nhiên của nghèo Sự nghèo vànghèo khổ kéo dài, nếukhông ra khỏi cái vòng của sự trì trệ, túng thiếu thì chỉ cần xảy ranhữngbiến

cố đột xuất của hoàn cảnh (thiên tai, đau ốm , bệnh tật, rủi ro…) là con người

ta dễ dàng rơi vào cảnh đói ( đói khổ , đói rách) Ở đây, chúng ta xem xét hiệntượng đói nghèo ở góc độ đời sống vật chất, góc độ kinh tế, tức là tính vậtchất của nó Chủ thể xem xét ở đây là con người, từng cá thể cũng nhưtrongpham vi xã hội, tức là cộng đồng dân cư xác định, quy mô lớn, nhỏ,rộng, hẹp khác nhau Vì thế, với những cách tiếp cân khác nhau, chúng ta cóthể hướng mục tiêu nghiên cứu vào người nghèo, hộ nghèo, vùng dân cưnghèo, nước nghèo và khu vực nghèo

Các hội nghị bàn về giảm nghèođói trong khu vực châu Á- Thái bìnhDương do ESCAP tổ chức ở Băng Cốc tháng 9.1993 đã đưa ra khái niệm vàđịnh nghĩa về nghèo đói như sau : “Nghèo đói là tình trạng một bộ phân dân

cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người đãđựoc xã hội thừa nhận tùy theo tình trạng phát triển kinh tế, xã hội và phongtục tập quán của các địa phương”

Có thể xem đây là định nghĩa chung nhất về nghèo đói, một định nghĩa

có tính chất hướng dẫnvề phương pháp đánh giá, nhận diện nét chính yếu, phổbiến về nghèo đói Các tiêu chí và chuẩn mực đánh giá còn để ngỏ về mặtlượng hóa ( định lượng) , bởi nó chưa tính đến sự khác biệt và độ chênh lệchgiữa các vùng, các điều kiện lịch sử cụ thể quy định trình độ phát triển ở mỗinơi Quan niệm hạt nhân có trong định nghĩa này là ở nhu cầu cơ bản của con

Trang 6

người Căn cứ xác định đói hay nghèo là ở chỗ đối với những nhu cầu cơ bản

ấy, con người không được hưởng và thỏa mãn Nhu cầu cơ bản nói ở đâychính là cái thiết yếu, tối thiểu để duy trì sự tồn tại của con người như ăn,mặc, ở Theo đó, sự nghèo khổ tuyệt đối, sự bần cùng được biểu hiện là đói,

là tình trạng con người không có ăn, ăn không đủ lượng dinh dưỡng tối thiểucần thiết, sự đứt đoan trong nhu cầu ăn Nói một cách khác, đói là một kháiniệm biểu đạt tình trạng con người ăn không đủ no, không đủ năng lượng tốithiểu cần thiết để duy trì sự sống hằng ngày và không đủ sức để lao động, đểtái sản xuất sức lao động Đây là trường hợp đói gay gắt kinh niên, là tìnhtrạng thiếu ăn thường xuyên Cũng như vậy, nếu con người trong những hoàncảnh đột xuất, bất ngờ do thiên tai bão lụt, mất mùa, bệnh tật, rơi vào cùngcực , không còn gì để sống, không có lương thực thực phẩm để ăn, có thể dẫntới cái chết thì đólà trường hợp đói gay gắt cấp tính, phải cứu trợ khẩn cấp

Để lượng hóa các tiêu chí đói, người ta thường dùng số đo hiện vật theoquy chuẩn gạo hoặc số đo giá trị theo quy chuẩn tiền theo mức bình quân đầungười trong tháng ở đây, mức chenh lệch là khác nhau giữa nông thôn vàthành thị Tính đến những biến động về giá cả trên thị trường tiêu dùng, nhất

là khi có lạm phát, khủng hoảng,nền kinh tế suy thoái hoặc chậm phát triển, tathường thấy mức hiện vật ( gạo) phổ biến được dùng làm số đo hiện trạng đóinghèo Cách tính hiện nay ở nước ta là như vậy, nhất là khi khảo sát đóinghèo ở nông dân và nông thôn

Tiếp theo ta xem xét về khái niệm nghèo Về mặt kinh tế, nghèo đồngnghĩa với nghèo khổ, nghèo túng, túng thiếu Trong hoàn cảnh nghèo thìngười nghèo và hộ nghèo vẫn chỉ vật lộn với những mưu sinh hằng ngày vềkinh tế, vật chất, biểu hiện trực tiếp nhất ở bữa ăn Họ không thể vươn tới cácnhu cầu vêg văn hóa, tinh thần hoặc những nhu cầu này phải cắt giảm tới mứctối thiểu nhất, gần như không có Điều này đặc biệt rõ ở nông thôn với hiệntượng trẻ em thất học, bỏ học, cán bộ nông dân nghèo không có khả năng đểhưởng thụ văn hóa, chữa bệnh khi ốm đau, không đủ hoặc không thẻ mua sắm

Trang 7

thêm quần áo cho nhu cầu mặc, sửa chữa nhà cửa cho nhu cầu ở… Nghèo làkhái niệm chỉ tình trạng mà thu nhập thực tế của người dânchỉ dành chi hầunhư toàn bộ cho ăn, thậm chí không đủ chi cho ăn, phần tích lũy hầu nhưkhông có Các nhu cầu tối thiểu ngoài ăn ra thì các mặt khác như ở, mặc , vănhóa, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp chỉ đáp ứng một phần rất ít ỏi, không đángkể.

Cần phân biệt hai dạng nghèo : nghèo tương đối và nghèo tuyệt đối.Nghèo tuyệt đối là tình trạngmột bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãncác nhu cầu tối thiểu để duy trì sự sống Trên thưc té, một bộ phận dân cưnghèo tuyệt đổi rơi vào tình trạng đói và thiếu đói Nghèo tương đối là tìnhtrạng của một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộngđồng tại địa phương Quan niệm này phù hợp với sự xác định khái niệmnghèo khổ, hiểu theo hai nghĩa tuyệt đối và tương đối do ủy ban kinh tế, xãhội khu vực châu Á – Thái Bình Dương đưa ra gần đây

2 Phương pháp đánh giá nghèo khổ:

Theo quan điểm tiếp cận của WB , thì phạm vi của sự nghèo khổ ngàycàng mở rộng Nghèo khổ thường gắn với sự thiếu thốn trong tiêu dùng.Nhưng từ giữa năm 1970 và những năm 1980 , nghèo khổ được tiếp cận theonhu cầu cơ bản gồm: tiêu dùng, dịch vụ xã hội và nguồn lực Từ giữa nhữngnăm 1980 đến nay tiếp cận theo năng lực và cơ hội, gồm: tiêu dùng , dịch vụ

xã hội, nguồn lực và tính dễ bị tổn thương Từ cách tiếp cận trên, khi đánhgiá tình trạng nghèo khổ không chỉ dựa theo tiêu chí thu nhập mà còn gồm cảnhững tiêu chí không gắn với thu nhập

Tuy nhiên ở các nước đang phát triển, việc phân tích và đánh giá nghèokhổ chủ yếu dựa trên tiêu chí thu nhập ( hay chi tiêu) Phương pháp này chophép so sánh tình trạng nghèo khổ giữa các nước, các vùng khác nhau theothời gian nhằm cung cấp thông tin cho các chính sách công và đánh giá đượcmức độ thành công của chính sách đó Nhưng làm thế nào để biểu thị “ nghèokhổ” bằng một con số có ý nghĩa? Các nhà kinh tế đã dựa trên khái niệm”

Trang 8

nghèo khổ tuyệt đối” Khái niệm này nhằm biểu thị một mức thu nhập tốithiểu cần thiết để đảm bảo những nhu cầu vạt chất cơ bản như lương thực ,quần áo, nhà ở để cho mỗi người có thể tiếp tục tồn tại Tuy nhiên khi xem xétmức nghèo khổ theo khái niệm trên nảy sinh một số vấn đề sau:

- Thứ nhất, việc xác định mức này là một vấn đề chủ quan, gây khókhăn cho việc so sánh giữa các nước

- Thứ hai, mức thu nhập tối thiểu cần thiết sẽ thay đổi theo tiêu chuẩncủa mức sống theo thời gian và theo quốc gia ( hay khu vực) Chẳng hạn, mộtngười dân ở nước phát triển hiện nayđược phân loại là nghéo thì thực ra họ lạicòn có mức sống tốt hơn những người dân ở nước họ vào những năm 1960hoặc một số người dân ở một số nước kém phát triển ngày nay mà họ khôngđược coi là nghèo

Do vậy một phương pháp đã được các nhà kinh tế sử dụng là xác định “giới hạn nghèo khổ” hay còn gọi là “đường nghèo khổ”

Vậy “ giới hạn nghèo khổ được tính như thế nào? Về phương pháp luậntiếp cận, chúng ta có thể lựa chọn xác định giới hạn nghèo khổ theo thu nhậphay theo chi tiêu Tuy nhiên phương pháp được sử dụng nhiều hơn là tiếp cậntheo chi tiêu.Vì chi tiêu của hộ gia đình là chỉ số liên quan chặt chẽ đến phúclợi hơn là thu nhập Và số liệu về thu nhập thường không chính xác, đặc biệt

là ở các nước đang phát triện ( có một bộ phận những người lao động là tựhành nghề)

- Phương pháp của Ngân hàng thế giới:

Phương pháp mà WB đã sử dụng ở nhiều nước đang phát triển là dựavào ngưỡng chi tiêu tính bằng dolla mỗi ngày Ngưỡng nghèo thường dùnghiện nay là 1 dolla và 2 dolla/ ngày ( theo sức mua tương đương) Đây làngưỡng chi tiêu có thể đảm bảo mức cung cấp năng lượng tôi thiểu cần chocon người, mức chuẩn đó là 2100 calo/ người/ ngày

Ngưỡng nghèo này gọi là ngưỡng nghèo lương thực, thực phẩm( nghèo đói ở mức thấp) Vì mức chi tiêu này chỉ đảm bảo mức chuẩn về cung

Trang 9

cấp năng lượng mà không đủ chi tiêu cho những hàng hóa phi lương thực.Những người có mức chi tiêu dưới mức chi cần thiết để đạt được 2100calo/ngày gọi là “nghèo về lương thực, thực phẩm”.

- Phương pháp của Việt Nam:

Ở Việt Nam hiện nay, có phương pháp tiếp cận với ranh giới nghèo đóinhư sau:

+ Phương pháp dựa vào cả thu nhập và chi tiêu theo đầu người( phương pháp của tổng cục thống kê)

Phương pháp này xác định hai ngưỡng nghèo

* Ngưỡng nghèo thứ nhất là số tiền cần thiết để mua được một số lươngthực hằng ngày để đảm bảo mức độ dinh dưỡng Như vậy phương pháp nàytương tự như phương pháp của WB

*Ngưỡng nghèo thứ hai, thường được gọi là “ ngưỡng nghèo chung”,ngưỡng này bao gồm cả phần chi tiêu cho hàng hóa phi lương thực

Ngưỡng nghèo Việt Nam đựoc tính toán từ cuộc điều tra mức sống dân

cư năm 1998 như sau: Ngưỡng nghèo về lương thực thực phẩm: 1 287 000 đ/người/ năm Ngưỡng nghèo chung: 1 788 000 đ/ người/ năm

+ Phương pháp dựa trên thu nhập hộ gia đình( Phương pháp của BộLao Động và Thương Binh Xã Hội) Phương pháp này hiện đang được sửdụng để xác định chuẩn nghèo đói của chương trình xóa đói giảm nghèo quốcgia ( chuẩn nghèo quốc gia)

Chuẩn nghèo áp dụng cho thời kì 2001-2005 được xác định dựa trênthu nhập theo 3 vùng Cụ thể là:

* Vùng hải đảo và vùng núi nông thôn: bình quân thu nhập là 80 000/người/ tháng

*Vùng đồng bằng nông thôn; 100 000đ/ người/ tháng

*Khu vực thành thị là 150 000 đ/ người/ tháng

Người được coi là nghèo khổ về thu nhập là những người mà thu nhậpcủa họ nằm bên dưới các “giới hạn’ đã được quy định nói trên

Trang 10

Việc nhận diện ai là người nghèo luôn là một vấn đề khó khăn Cáchthông thường và đã được các nước đang phát triển , WB sử dụng là dựa vàokết quả các cuộc điều tra về thu nhập ( chi tiêu) của hộ gia đình Nhữngngười đang sống trong “ nghèo khổ tuyệt đối” là những ngừoi mà 4/5 chi tiêucủa họ cho nhu cầu về ăn mà chủ yếu là lương thực và một chút ít cho thựcphẩm ( thịt hoặc cá ); tất cả đều thiếu dinh dưỡng; chỉ khoảng 1/3 số ngườilớn biết chữ; và tuổi thọ trung bình của họ vào khoảng 40 năm.

Một cách tiếp cận khác cũng thường được sử dụng để xem xét nghèođói là chia dân cư thành các nhóm khác nhau ( theo 5 nhóm ), Nhóm 1/5nghèo nhất là 20% dân số, những người sống trong các hộ gia đình có mứcthu nhập ( chi tiêu) thấp nhất

III Quản lý với bài toán xoá đói giảm nghèo và nâng cao dân trí:

Từ thực trạng đói nghèo trên thế giới, chúng ta tim những bài học kinhngiệmchống đói nghèo của các nước trong khu vực, kinh nghiệm tổng quátbao trùm mà nhiều nước trên thế giới và khu vực đã thực hiệncó kết quả.Những kinh nghiệm đó lấp dụng những can thiệp vĩ môthuộc về vai trò quản

lý kinh tế, xã hội của nhà nước để chống lại đói nghèo , xóa đói , giảm nghèotường bước có hiệu quả Điểm mấu chốt trong kinh nghiệm các nước này làNhà nước kịp thời có những giải pháp và chính sách đúng đắn, đồng bộ, đồngthời đảm bảo được những điều kiện để thực thi Những giải pháp và chínhsách đó hướng vào phát triẻn sản xuất, tăng trưởng kinh tế, thực hiện bằngđược nhữngnhững cải thiện rõ rệt mức sống dân cư , gắn tăng trưởng kinh tếvới công bằng xã hội Về mặt lý thuyết, ý tưởng nằm ở vị trí chủ đạo của mọichiến lược phát triển và mọi chương trình, kế hoạch quản lyax hội của Nhànước Những kết quả, thành tựu đạt được trong việc khắc phục đói nghèở cácnước trong mỗi giai đoạn xây dựng và cải cách kinh tế- xã hội đã vừa xácnhận, vừa làm tăng thêm ý nghĩa của bài học kinh nghiệm này Nó như mộtđiểm tựa, là cơ sở lý luận cho các quyết sách của chính phủ Về mặt thực tiễn

xã hội, bài học kinh nghiệm này cho thấy tần quạn trọng thiết thựccủa các

Trang 11

chính sách hỗ trợ , phát triển cho người nghèo bằng cách tạo việc làm và tăngthu nhập thực tế cho họ, tạo cho họ cơ hội và trợ giúp các điều kiện để tựmình thoát khỏi đói nghèo Đay là phương thức cơ bản , lâu dài vì không thểgiải quyết đói nghèo trên quy mô xã hội và cộng đồng dân cư chỉ bằng cách

tự cứu, cứu tế đơn thuần Cũng không thể giản đơn cắt bớt thu nhập của ngườigiàu để phân phối cho người nghèo Biện pháp này có tính chất thụ động gâyhiệu quả tiêu cực , tạo thêm tâm lý chờ đợi ỷ lại và đòi hỏi Nhà nước giảiquyết ở những người nghèo và làm suy giảm nhân tố kích thích đối với laođộng, làm triệt tiêu động lực phát triển của sản xuất , của hoạt động kinh tế

Lẽ dĩ nhiên điều tiết xã hội qua thu nhập, phân phối để khắc phục những sựphân hóa giàu nghèo bằng những chính sách hợp lý ( thuế thu nhập đối vớinhững người có thu nhập cao ), tăng quỹ phúc lợi xã hội là cần thiết và đượccoi trọng vì mục đích công bằng xã hội

Kinh nghiệm nêu trên được rút ra từ sự tổng kết thực tiễn việc áp dụnghàng loạt các chính sách trong khu vực Ở đó đã đưa ra các chính sách kinh tế

để thúc đẩy phát triển và ổn định kinh tế , cung cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu vàdịch vụ xã hội để hỗ trợ phát triển Nó phải hạn chế những điều tiết khôngcần thiết hoặc qua smức gây trở ngại cho sự phát triển, đặc biệt là các doanhnghiệp, khu vực phi kết cấu Khu vực này ( phi kết cấu ) chính là cầu nối giữađói nghèo và dòng chảy chính của nền kinh tế , là địa bàn chính cho sự hoạtđộng của số đông người để tạo ra thu nhập vượt khỏi đường biên nghèo khổ.Đồng thời trong những tình huống đột xuất, Nhà nước vẫn áp dụng những canthiệp tức thời khi cần giải quyết nạn đói , các thảm họa xảy ra ở một khu vựcnào đó

Kinh nghiệm cho thấy , nhà nước không nên can thiệp trược tiếp tới hộnghèo, mà chỉ thông qua các chính sách để hỗ trợ phát triển cho người nghèo

Kinh nghiệm của các nước Đông nam Á : tăng trưởng kinh tế là cầnthiết song không thể chỉ dựa hoàn toàn vào tăng trưởng kinh tế để xóa đóigiảm nghèo.Thành công của Trung Quốc trong vấn đề này không chỉ do tăng

Trang 12

trưởng kinh tế, mà còn do những biện pháp giải quyết việc làm ở nông thôn,

mở rộng hệ thống dạy nghề, tăng kỹ thuật mới, giảm nhẹ đièu kiện làm việc,cải thiện điều kiện sống ( mô hình xí nghiệp hương trấn )

(Từ những kinh nghiệm trên, các nhà nghiên cứu đã khái quát hóa vềmặt lý luận và thống nhất một định nghĩa là: Chương trình Xóa đói giảmnghèo là một hệ thống các giả pháp xác định rõ vai trò của Nhà nước, của các

tổ chức trong xã hội, trong việc phân phối hợp lý các hành động của mình đểnâng cao mức sống cho người nghèo, tạo cho họ những cơ hội phát triển trongđời sống cộng đồng bằng chính lao động của bản thân.)

Nhưng có gì để đảm bảo rằng chúng ta sẽ thành công khi áp dụngnhững kinh nghiệm trên; Những chính sách , đường lối của Nhà nước là hoàntoàn đúng đắn, vấn đề còn lại là việc thực hiện Theo tôi có hai lý do lớn nhấtcản trở việc biến các chính sách này thành hiện thực: Một là, trình độ và nhâncách nhà quản lý kém; Hai là trình độ dân trí thấp

Trình độ quản lý kém dẫn tới tình trạng sử dụng kém hiệu quả nhữngđồng vốn của những dự án xóa đói , giảm nghèo; thiếu kế hoạch rõ ràng, tổchức nhân sự chưa khoa học, lãnh đạo thiếu trách nhiệm, kiểm tra thiếu sátsao Tất cả những yếu kém ấy lam lệch đi những đường lối đúng đắn củaĐảng và Nhà nước, ấy là chưa kể đến sự tha hóa về đạo đức của một số nhàquản lý, gây lãng phí , thất thoát và mất niềm tin của nhân dân với Đảng

Nghèo đói và dân trí thấp dường như là đôi bạn song hành luôn đi cùngnhau Bất kì một xã nghèo nào của Việt nam đều có dân trí thấp, trẻ em khôngđược đi học hoặc việc đi học hết sức khó khăn, các phong tục lạc hậu ăn sâuvào cuộc sống của những người dân nghèo, việc tiếp súc với các hoạt độngvăn hóa tiên tiến, lối sống lành mạnh rất hạn chế…

Quá trình xóa đói giảm nghèo đòi hỏi các nhà quản lý phải khắc phụcđược hai khó khăn trên, có thể nói việc khắc phục được hai khó khăn trên làhai tiền đề vô cùng cần thiết để những chính sách, đường lối của nhà nướcphát huy hiệu quả tối đa trong việc giúp đỡ người nghèo thoát nghèo

Trang 13

Phần II: Lời giải cho bài toán

xóa đói giảm nghèo

I Nguyên nhân của đói nghèo:

Nghèo khổ hay đói nghèo là một hiện tượng kinh tế , xã hội, vừa là vấn

đề của lịch sử để lại, vừa là vấn đề của phát triển, thường có trong quá trìnhphát triển, mà quốc gia nào cũng vấp phải Nó đụng chạm trực tiếp tới cuộcsống của con người, từ cá nhân, gia đình đến cộng đồng Mỗi quốc gia ở cácmức độ khác nhau đều phải quan tâm giải quyết vấn đề đói nghèo để vượt quanhững trở ngại cho sự phát triển phồn thịnh về kinh tế và từng bước đạt tớicông bằng xã hội Tất nhiên, các chế độ xã hội khác nhau thì mục đích vàmức độ quan tâm cũng khác nhau Song đây đang là vấn đề toàn cầu nên nócũng thu hút sự quan tâm, phối hợp cac snỗ lực giải quyết của cộng đồngquốc tế

Để chống lại đói nghèo, giản bớt sự nghèo khổ, cần phải xác định đúngnhững nguyên nhân dẫn tới đói nghèo

Có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc xác định nguyên nhân củađói nghèo Trên thực tế không có một nguyên nhân biệt lập, riêng rẽ dẫn tớiđói nghèo, nhất là đói nghèo trên diện rộng, có tính chất xã hội Nó cũngkhông phải là nguyên nhân thuần túy về kinh tế hoặc do thiện tai, địch họa Ởđây nguyên nhân của tình trạng đói nghèo là có sự đan xen, thâm nhập vàonhau cả cái tất yếu lẫn ngẫu nhiên, cả cái cơ bản và tức thời ( đột xuất ) , cảnguyên nhân sâu xa lẫn nguyên nhân trực tiếp, cả khách quan lẫn chủ quan, tựnhiên lẫn kinh tế- xã hội

Vì vậy phải giải thích hiện tượng này theo một hệ thống các nguyênnhân, nhận diện các nhóm nguyên nhân có tính phổ biến và đặc thù khácnhau Cũng cần thấy sự khác biệt, tính trội theo các vùng, các nhóm dân cư,khu vực khi chịu tác động tác động của những nguyên nhân đó Có ý kiến

Trang 14

đưa ra 3 nhóm nguyên nhân, trong mỗi nhóm lại bao gồm nhiều nguyên nhân

cụ thẻ như sau:

Nhóm 1: Do bản thân người nghèo: không biết làm ăn, thiếu hoặckhông có vốn, đông con, neo đơn , thiếu lao động, ăn tiêu lãng phí, lười laođộng, mắc vào tệ nạn xã hội

Nhóm 2: Do điều kiện tự nhiên và môi trường: đất canh tác ít và xấu,thời tiết không thuận lợi, bất lợi về địa lý ( xa xôi, hẻo lánh, không có đườnggiao thông…)

Nhóm 3: Do thể chế, chính sách và cơ chế lạc hậu: Không đồng bộ,không phù hợp với thực tiễn, không có sự quan tâm và khuyến khích pháttriển sản xuất, hoặc áp dụng chính sách cứng nhắc…

Tổng hợp các nguyên nhân trên chúng ta thấy; nhóm 1 có nguyên nhânchủ yếu là do đối tượng ( chủ quan ) ; nhóm 2 và 3 có tính chất khách quan

Cả ba nhóm này tác động vào đối tượng trong không gian và thời gian, dẫnđến tình trạng đói nghèo

Kết quả điều tra xã hội học cho thấy:

- Thiếu vốn : chiếm 70%-90% tổng số hộ được điều tra

- Đông con: chiếm 50%-60%

- Thiếu kinh nghiệm làm ăn: chiếm 40%-50%

- Rủi ro, đau ốm nặng: 10%-15%

-Neo đơn, thiếu lao động: 6%-155

- Lười lao động, ăn tiêu lãng phí: 5%-6%

- Mắc các tệ nạn xã hội: 2%-3%

Kết quả thu được đã xác nhận giả thiết nghiên cứu cho rằng thiếu vốn

và đông con cũng như thiếu kinh nghiệm làm ăn là những nguyên nhân quantrọng và phổ biến nhất của đói nghèo

Dùng phhương pháp điều tra xã hội học để kiểm chứng trên thực tế chothấy: Các phân loại theo ba nhóm nguyên nhân treen là hợp lý và có sứcthuyết phục

Trang 15

Cũng theo phươnmg pháp này, có thể nhận diện một cách cụ thể hơnthành năm nhóm nguyên nhân sau:

*Nhóm 1: Những nguyên nhân chủ quan

Là những nguyên nhân do bản thân người lao động , phổ biến là:

- Không có kinh nghiệm làm ăn, không biết cách sản xuất , kinh doanh

- Thiếu hoặc không có vốn

- đông con, ít lao động

- Neo đơn, thiếu lao động

- Rủi ro, đau ốm

- Ăn tiêu lãng phí, lại lười biếng…

*Nhóm 2: Những nguyên nhân khách quan

Ở đây có nguyên nhân khách quan về mặt tự nhiên và nguyên nhânkhách quan về mặt xã hội:

Những nguyên nhân khách quan về mặt điều kiện tự nhiên như:

- Không có đường giao thông…

Những nguyên nhân khách quan về mặt xã hội như sự quan tâm xã hội(của chính quyền địa phương và trung ương) Nhóm này có ảnh hưởng khámạnh tới tình trạng đói nghèo của nhân dân cả nước và địa phương Chẳnghạn như:

- Nhà nước ( trung ương- địa phương ) chưa có biện pháp xây dựng các

cơ sở hạ tầng tối thiểu: giao thông, thủy lợi, điện…

- Chưa có biện pháp hành chính và giáo dục thích đáng để hạn chế xóa

bỏ tệ nạn xã hội

Trang 16

- Chưa có biện pháp chấn áp, giáo dục thích đáng làm cho xã hội, địaphương được an toàn như nạn trộm cắp tài sản, hoa màu, vật nuôi…làm chodân không yên tâm sản xuất.

- Hợp tác xã thu hồi bớt ruộng của người nghèo do họ không thể trảđược nợ sản phẩm, làm cho họ càng nghèo hơn

*Nhóm 3: Các nguyên nhân kết hợp

Các nhóm 1 và 2 nêu trên là những nguyên nhân trực tiếp có tính chấtchủ quan và khách quan Kết hợp lại tạo thành 3 dạng nguyên nhân gây nghèođói:

- Vì mắc tệ nạn xã hội mà nghèo đói ( nhất là cờ bạc, nghiện hút, sốđề)

- Do thiếu đất và do bị thu hồi bớt ruộng đất mà nghèo đói

- Do không biết làm gì khác ngoài nghề nông mà nghèo đói

Dĩ nhiên , thiếu vốn, đông con, thiếu tư liệu sản xuất và kinh nghiệmvẫn là trục tác động chính dẫn tới nghèo đói

*Nhóm 4: Nguyên nhân do thiếu thị trường

Đối với người nghèo, tất cả mọi biện pháp cứu trợ chỉ có giá trị tứcthời, không thể làm thay đổi hoàn cảnh đói nghèo kinh niên của người nghèo,

do đó cũng không thay đổi thân phận của người nghèo đói được Điều quantrọng để họ tự mình vượt qua đói nghèo là đẩy mạnh sản xuất, tăng thu nhập.Muốn vậy phải có thị trường cung cấp vật tư nông nghiệp, nguyên vật liệu,tiêu thụ sản phẩm theo giá thỏa thuận Nguyên nhân thiếu thị trường lại có thểtìm ở các nguyên nhân khác: xa xôi hẻo lánh, thiếu đường giao thông, thiếu

an toàn, thiếu các chính sách, biện pháp khuyến khích

*Nhóm 5: Những tình huống đột xuất

Những tình huống đột xuất như sự tàn phá của các điều kiện tự nhiênlàm mât cân bằng, ổn định bình thường đã có như mưa đá, gió Lào, bão, lụt,hạn hán, trựot núi, sóng thần, động đất, sâu bệnh… gây ra đói gay gắt cấptính, phải cứu trợ khẩn khấp

Trang 17

Để tìm độ xác thực của từng giả thiết trên, một cuộc kiểm tra theo bảnghỏi và thay đổi cách hỏi đối với đối tượng Bảng hỏi được xây dựng thànhmột khung có 9 vấn đề được hiểu là 9 tình huống, nguyên nhân Kết quả chothấy:

1 Thiếu vốn: có 70-90% câu trả lời

2 Đông con: 50-60%

3 Thiếu kinh nghiệm: 40-50%

4 Thiếu ruộng, thiếu việc làm: 10-30%

5 Gặp rủi ro, đau ốm: 10-15%

6 Neo đơn, thiếu lao động:5-10%

7 Lười và lãng phí: 5-6%

8 Mắc tệ nạn xã hội:2-3%

9 Thiếu thị trường: Không ai trả lời, không ai chú ý tới

Tuy nhiên, trật tự sẽ thay đổi khi gợi ý đối tượng trả lời ngay vào hoàncảnh của chính mình

1 Thiếu vốn; 50-70%

2 Thiếu kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh: 40-50%

3 Thiếu ruộng, thiếu việc làm: 10-30%

4 Đông con, thiếu lao động; 10-25%

5 Neo đơn, thiếu lao động: 5-10%

6 Lười, lãng phí: 5-6%

7 Rủi ro, đau ốm;2-3%

8 Tệ nạn: 2-3%

9 Thiếu thị trường: o%

Từ đây có thể nhận xét : Do người nghèo làm không đủ ăn nên hầu như

có rất ít, hoặc không có sản phẩm để tiêu thụ trên thị trường Mặt khác, họcũng chưa thật sự có hoạt động kinh doanh , tư duy kinh tế hàng hóa chưaphát triển Đây là dấu vết của kinh tế tự nhiên, thuần nông, tự cấp tự túc

Trang 18

Do hoàn cảnh kinh tế mang lại, người nông dân nghèo và hộ nông dânnghèo có những suy nghĩ, tâm lý khác căn bản so với người nông dân giàu có.

Họ chưa có đầu óc sản xuất, kinh doanh sinh lãi, chưa dám mơ tưởng tớidoanh nghiệp, chủ trại của kinh tế nông trại

Từ vị trí, đặc điểm của các nguyên nhân trên, chúng ta có thể rút ra mộtvài nhận xét:

- Trong các nguyên nhân gây nghèo đói, có một số nguyên nhân khá ổnđịnh, có ý nghĩa phổ biến, thay đổi không lớn Thiếu vốn, thiếu kinh nghiệmlàm ăn là nguyên nhân có trọng số cao

- Rủi ro, bệnh tật, neo đơn, tệ nạn xã hội cũng là nguyên nhân ổn địnhnhưng có trọng số thấp

- Thị trường là một nguyên nhân tiềm tàng, có tầm quan trọng, là cơ sở

để khai thông nghèo đói, vượt qua đói nghèo, tiến tới giàu có, khá giả Đây làmột xu hướng khách quan, có vùng đã chín muồi, có nơi còn ẩn dấu Nó gắnliền với xu hướng có tính quy luật; Muốn giảm bớt đói nghèo và vượt qua đóinghèo, trở thành trung lưu, khá giả, phải chuyển kinh tế tự nhiên- thuần nôngthành kinh tế hàng hóa, đa dạng cơ cấu, loại hình nghành nghề, loại hình sảnphẩm, chuyển từ tư duy hiện vật sang tư duy giá trị

- Nguyên nhân đông con tuy được thừa nhận ở nhiều nơi nhưng lại cótrọng số không ổn định, khác xa nhau, tùy theo vùng và địa phương ( từ 5-10% đến 50-60% )

- Các nguyên nhân về điều kiện tự nhiên cũng có sự thay đổi theo địaphương Ở những vùng tưn nhiên quá khắc nghiệt thì tỷ lệ nghèo đói rất cao,

có khi biết làm ăn mà vẫn nghèo đói Trong trường hợp này hoặc là Nhà nướcphải đầu tư để cải tạo, hoặc chuyển căn bản cơ cấu kinh tếtừ nông nghiệpsang công nghiệp, thậm chí di dân

- Nguyên nhân về đường giao thông có tính đặc thù rõ nét, nhất là vùngnúi, vùng cao Ở đây, có khi nó lại là nguyên nhân bao trùm gây nên đói

Trang 19

nghèo và lạc hậu Đây cũng là vùng đòi hỏi đầu tư lớn của Nhà nước trungương.

- Đặc biệt nguyên nhân về thiên tai nặng là nguyên nhân bao trùm nhất,quyết định nhất gây ra đói gay gắt cấp tính cục bộ, đòi hỏi cứu trợ khẩn cấp

Trên đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến nghèo đói, tiếp theochúng ta sẽ tìm hiểu về thực trạng đói nghèo ở Việt nam hiện nay

II Thực trạng nghèo đói ở Việt nam:

1 Việt Nam được xếp vào nhóm các nước nghèo của thế giới :

Tỷ lệ hộ đói nghèo của Việt Nam còn khá cao Theo kết quả Điều tramức sống dân cư (theo chuẩn nghèo chung của quốc tế), tỷ lệ đói nghèo năm

1998 là trên 37% và ước tính năm 2000 tỷ lệ này vào khoảng 32% (giảmkhoảng 1/2 tỷ lệ hộ nghèo so với năm 1990) Nếu tính theo chuẩn đói nghèo

về lương thực, thực phẩm năm 1998 là 15% và ước tính năm 2000 là 13%

Theo chuẩn nghèo của Chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia mới,đầu năm 2000 có khoảng 2,8 triệu hộ nghèo, chiếm 17,2% tổng số hộ trong cảnước

2 Nghèo đói phổ biến trong những hộ có thu nhập thấp và bấp bênh :

Mặc dù Việt Nam đã đạt được những thành công rất lớn trong việcgiảm tỷ lệ nghèo, tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng, những thành tựu này vẫncòn rất mong manh

Thu nhập của một bộ phận lớn dân cư vẫn nằm giáp ranh mức nghèo,

do vậy chỉ cần những điều chỉnh nhỏ về chuẩn nghèo, cũng khiến họ rơixuống ngưỡng nghèo và làm tăng tỷ lệ nghèo

Phần lớn thu nhập của người nghèo là từ nông nghiệp Với điều kiệnnguồn lực rất hạn chế (đất đai, lao động, vốn), thu nhập của những ngườinghèo rất bấp bênh và dễ bị tổn thương trước những đột biến của mỗi gia đình

Trang 20

và cộng đồng Nhiều hộ gia đình tuy mức thu nhập ở trên ngưỡng nghèo,nhưng vẫn giáp ranh với ngưỡng nghèo đói, do vậy, khi có những dao động

về thu nhập cũng có thể khiến họ trượt xuống ngưỡng nghèo Tính mùa vụtrong sản xuất nông nghiệp cũng tạo nên khó khăn cho người nghèo

Mức độ cải thiện thu nhập của người nghèo chậm hơn nhiều so vớimức sống chung và đặc biệt so với nhóm có mức sống cao Sự gia tăng chênhlệch thu nhập giữa nhóm 20% giàu nhất và 20% nghèo nhất (từ 7,3 lần năm

1993 lên 8,9 lần năm 1998) cho thấy, tình trạng tụt hậu của người nghèo(trong mối tương quan với người giàu) Mặc dù chỉ số nghèo đói có cải thiện,nhưng mức cải thiện ở nhóm người nghèo chậm hơn so với mức chung và đặcbiệt so với nhóm người có mức sống cao Hệ số chênh lệch mức sống giữathành thị và nông thôn còn rất cao

Những tỉnh nghèo nhất hiện nay cũng là tỉnh xếp thứ hạng thấp trong cảnước về chỉ số phát triển con người và phát triển giới

3 Nghèo đói tập trung ở các vùng có điều kiện sống khó khăn:

Đa số người nghèo sinh sống trong các vùng tài nguyên thiên nhiên rấtnghèo nàn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như ở vùng núi, vùng sâu, vùng xahoặc ở các vùng Đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung, do sự biến động củathời tiết (bão, lụt, hạn hán ) khiến cho các điều kiện sinh sống và sản xuấtcủa người dân càng thêm khó khăn Đặc biệt, sự kém phát triển về hạ tầng cơ

sở của các vùng nghèo đã làm cho các vùng này càng bị tách biệt với cácvùng khác Năm 2000, khoảng 20-30% trong tổng số 1.870 xã đặc biệt khókhăn chưa có đường dân sinh đến trung tâm xã; 40% số xã chưa đủ phònghọc; 5% số xã chưa có trạm y tế; 55% số xã chưa có nước sạch; 40% số xãchưa có đường điện đến trung tâm xã; 50% chưa đủ công trình thuỷ lợi nhỏ;20% số xã chưa có chợ xã hoặc cụm xã

Bên cạnh đó, do điều kiện thiên nhiên không thuận lợi, số người trongdiện cứu trợ đột xuất hàng năm khá cao, khoảng 1-1,5 triệu người Hàng năm

Ngày đăng: 23/11/2012, 16:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS.TS Đỗ hoàng Toàn, PGS.TS Mai văn Bưu: Giáo trình Quản lý Nhà nước về kinh tế . NXB Lao động- Xã hội Khác
2. Giáo trình chính sách Kinh tế xã hội. Khoa Khoa học Quản lý. NXB Khoa học kỹ thuật, HN, 2000 Khác
3. Phạm ngọc Côn: Đổi mới các chính sách kinh tế. NXB Nông nghiệp, HN, 1996 Khác
4. PGS.TS Lê du Phong, TS Hoàng văn Hoa: Kinh tế thị trường và sự phân hóa giàu nghèo ở vùng dân tộc và miền núi phía bắc nước ta hiện nay. Đại học Kinh tế quốc dân, Viện nghiên cứu Kinh tế và phát triển Khác
5. Nguyễn thị Hồng: Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay. NXB Chính trị Quốc gia Khác
6. Jean Christophe Castella và Đặng quang Bình: Đổi mới ở vùng miền núi. NXB Nông nghiệp Khác
7. TSKH Lương Xuân Quỳ, GS.TS Lê Đình Thắng: Giá trị gia tăng hàng nông sản xuất khẩu của Việt nam. Đại học kinh tế quốc dân. NXB Đại học kinh té quốc dân Khác
8. Chính sách đất đai cho tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo. Báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng Thế giới.NXB Văn hóa thông tin Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w