Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
120,5 KB
Nội dung
Độc quyền
1.Độc quyền:
+Tiếng Việt: Độc quyền.
+Tiếng Anh:Monopoly.
+Tiếng Pháp:Monopole.
+Tiếng Ý:Monopolio.
2.Nội hàm khái niệm “độc quyền”:
Là tình trạng chỉ có một ít người hay tổ chức độc chiếm thị trường. ĐQ
có thể là do pháp luật nhà nước đặt ra, dành cho một ngành, một xí nghiệp
quốc doanh hay một tổ chức, một công ti tư nhân (vd. ĐQ về vũ khí, thuốc nổ,
rượu, thuốc lá ). ĐQ cũng có thể là giai đoạn cao của quá trình tích tụ và tập
trung tư bản và sản xuất, một công ti, một tập đoàn lớn mạnh độc chiếm thị
trường. Tuy nhiên, ĐQ không loại trừ cạnh tranh, trái lại cạnh tranh càng gay
gắt giữa những tổ chức kinh tế lớn để giành giật thị trường của nhau. ĐQ
được hình thành trên cơ sở tập trung lực lượng kinh tế vào tay một hay một số
ít người, làm cho những người và tổ chức này có quyền lực kinh tế lớn đối với
quá trình tái sản xuất. Các doanh nghiệp ĐQ có sức mạnh tài chính rất lớn,
chiếm đại bộ phận nguồn nguyên liệu, năng lực sản xuất, số lượng sản phẩm
cung cấp cho thị trường, do đó chi phối được thị trường, quy định giá bán ĐQ
cao, giá mua ĐQ hạ và thu được lợi nhuận ĐQ cao. Tổ chức ĐQ chính là cơ
sở kinh tế của chủ nghĩa đế quốc. ĐQ thường gây ra những hậu quả xấu cho
nền kinh tế nói chung như hạn chế sản xuất do các công ti nhỏ không có hoặc
ít có khả năng cạnh tranh với các công ti độc quyền, do nâng giá hàng hoá
làm thiệt hại cho người tiêu dùng. Nhiều nước phải thi hành những biện pháp
đấu tranh chống ĐQ. Trong các nền kinh tế tự do của chủ nghĩa tư bản, nhà
nước ban hành những luật cấm hoặc kiểm soát sự tích tụ thái quá của các
công ti, các liên minh (vd. luật chống tơrơt của Mĩ, quy chế đối với các liên
minh của Pháp và trong Khối Thị trường Chung Châu Âu).
3.Ngoại diên của khái niệm “độc quyền”:
1
a/ Độcquyền thường:
_Nguyên nhân chính dẫn đến độcquyền thường
+Chính phủ nhượng quyền khai thác một thị trường nào đó: chính quyền
địa phương có thể nhượng quyền khai thác rác thải cho một công ty nào đó
hay nhà nước tạo ra cơ chế độcquyền nhà nước cho một công ty như trường
hợp chính phủ Anh trao độcquyền buôn bán với Ấn độ cho Công ty Đông
Ấn.
+Nếu chi phí vận chuyển quá cao, thị trường có thể bị giới hạn trong
một khu vực địa lý nào đó và nếu trong khu vực đó có một doanh nghiệp cung
cấp sản phẩm thì sẽ dẫn đến tình trạng gần như độc quyền.
+Chế độ bản quyền đối với phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ: một
mặt chế độ này khuyến khích những phát minh, sáng chế nhưng mặt khác nó
tạo cho người nắm giữ bản quyền có thể giữ được vị trí độcquyền trong thời
hạn được giữ bản quyền theo quy định của luật pháp.
+Do sở hữu được một nguồn lực rất khan hiếm: điều này giúp cho người
nắm giữ có vị trí gần như độcquyền trên thị trường. Một ví dụ điển hình là
Nam Phi được sở hữu những mỏ kim cương chiếm phần lớn sản lượng của thế
giới và do đó quốc gia này có vị trí gần như độcquyền trên thị trường kim
cương.
_Tổn thất phúc lợi xã hội do độcquyền thường gây ra
Do tối đa hóa lợi nhuận nên doanh nghiệp độcquyền sẽ sản xuất hàng
hóa ở mức sản lượng mà tại đó chi phí biên bằng với doanh thu biên thay vì
sản xuất ở mức sản lượng mà ở đó giá sản phẩm bằng chi phí biên như trong
thị trường cạnh tranh hoàn hảo (cân bằng cung cầu). Khác với thị trường cạnh
tranh hoàn hảo, nơi mà giá bán sản phẩm không phụ thuộc vào số lượng sản
phẩm do một doanh nghiệp sản xuất ra, trong tình trạng độcquyền giá bán sẽ
giảm xuống khi doanh nghiệp độcquyền tăng sản lượng. Vì thế doanh thu
biên sẽ nhỏ hơn giá bán sản phẩm và cứ một đơn vị sản phẩm sản xuất thêm
doanh nghiệp độcquyền sẽ thu thêm được một khoản tiền nhỏ hơn giá bán
2
sản phẩm đó. Điều này có nghĩa là nếu cứ sản xuất thêm sản phẩm thì doanh
thu thu thêm được không đủ bù đắp tổn thất do giá bán của tất cả sản phẩm
giảm xuống. Mặt khác, nếu áp dụng nguyên tắc biên của tính hiệu quả nghĩa
là sản xuất sẽ đạt hiệu quả khi lợi ích biên bằng chi phí biên, tất nhiên lợi ích
biên và chi phí biên ở đây xét trên góc độ xã hội chứ không phải đối với
doanh nghiệp độcquyền ta thấy rằng: ở mức sản lượng mà doanh nghiệp độc
quyền sản xuất thì lợi ích biên (chính là đường cầu) lớn hơn chi phí biên đồng
nghĩa với tình trạng không hiệu quả. Tóm lại, doanh nghiệp độcquyền sẽ sản
xuất ở sản lượng thấp hơn và bán với giá cao hơn so với thị trường cạnh
tranh. Tổn thất mà xã hội phải gánh chịu do sản lượng giảm sút trừ đi tổng chi
phí biên để sản xuất ra phần sản lượng đáng lẽ nên được sản xuất ra thêm đó
chính là tổn thất do độc quyền.
b/Độc quyền tự nhiên:
_Nguyên nhân dẫn đến độcquyền tự nhiên
Một số ngành sản xuất có đặc điểm là những yếu tố hàm chứa trong quá
trình sản xuất cho phép đạt được thu nhập tăng theo quy mô hay nói cách
khác chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm giảm nếu quy mô tăng. Khi đó một
doanh nghiệp lớn cung cấp sản phẩm là cách sản xuất có hiệu quả nhất. Điều
này có thể thấy ở các ngành dịch vụ công cộng như sản xuất và phân phối
điện năng, cung cấp nước sạch, đường sắt, điện thoại Lấy ví dụ như ngành
cung cấp nước sạch: sẽ là có hiệu quả hơn nếu chỉ một doanh nghiệp cung cấp
nước sạch cho một vùng thay vì có hai doanh nghiệp cung cấp với hai hệ
thống đường ống dẫn nước đến từng nhà.
_Tổn thất phúc lợi xã hội do độcquyền tự nhiên gây ra
Do chi phí sản suất ra một đơn vị sản phẩm giản dần theo quy mô nên
chi phí biên của doanh nghiệp độcquyền tự nhiên có xu hướng giảm và luôn
thấp hơn chi phí sản xuất trung bình. Cũng do tối đa hóa lợi nhuận, doanh
nghiệp độcquyền sẽ cung ứng sản phẩm sao cho doanh thu biên bằng chi phí
3
biên. Tại trạng thái đó sản lượng sẽ thấp hơn và giá cao hơn so với trạng thái
cân bằng của thị trường cạnh tranh khi mà giá bán hay lợi ích biên bằng chi
phí biên. Sự giảm sút sản lượng cũng gây ra tổn thất do độcquyền giống như
độc quyền thường. Tuy nhiên nếu như trong trường hợp độcquyền thường,
khi bị điều tiết để sản xuất ở mức sản xuất hiệu quả, doanh nghiệp độc quyền
vẫn có lợi nhuận (tuy đã bị giảm xuống) thì trong trường hợp độcquyền tự
nhiên, nếu sản xuất ở mức sản lượng hiệu quả, doanh nghiệp độcquyền luôn
bị lỗ vì giá bán sản phẩm (bằng chi phí biên) thấp hơn chi phí trung bình.
c/Độc quyền bán và độcquyền mua
Khái niệm độcquyền thường dùng để chỉ độcquyền bán nhưng tương tự
như độcquyền bán cũng có độcquyền mua - một trạng thái thị trường mà ở
đó chỉ tồn tại một người mua trong khi có nhiều người bán. Khác với độc
quyền bán, trong trường hợp độcquyền mua, doanh nghiệp độcquyền sẽ gây
sức ép để làm giảm giá mua sản phẩm từ những người bán. Doanh nghiệp độc
quyền bán có thể đồng thời là độcquyền mua và trong trường hợp này lợi
nhuận siêu ngạch của nó rất lớn vì bán sản phẩm với giá cao hơn và mua yếu
tố đầu vào thấp hơn mức cân bằng của thị trường cạnh tranh. Doanh nghiệp
độc quyền bán có điều kiện thuận lợi để trở thành độcquyền mua vì nó sản
xuất ra sản phẩm không có sản phẩm thay thế gần gũi và do đó một vài yếu tố
đầu vào của nó có thể là duy nhất, kể cả trong trường hợp yếu tố đầu vào
không duy nhất thì doanh nghiệp độcquyền bán cũng có khả năng chi phối
mạnh giá các yếu tố đầu vào nếu nó có quy mô lớn.
4/Lịch sử khái niệm:
Tiếng Anh: monopoly có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp monos (nghĩa là
một) và polein (nghĩa là bán).
5/Nghi vấn và bổ sung của người biên soạn:
Có nên hay không việc tồn tạiđộc quyền?Làm sao để giảm thiểu được
những tổn thất mà độcquyền gây ra cho nền kinh tế?
6/Nguồn tài liệu tham khảo:
4
Sách “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học”
www.bachkhoatoanthu.gov.vn
vi.wikipedia.org
Tư bản (vốn):
1/Tư bản (vốn):
+Tiếng việt:Tư bản (vốn).
+Tiếng Anh:Capital.
+Tiếng Pháp:Capital.
+Tiếng Ý:Capitale.
2/Nội hàm khái niệm “Tư bản”hoặc “vốn”:
Từ "vốn" được sử dụng với nhiều nghĩa khác nhau, nên có nhiều hình
thức V khác nhau. Trước hết, V được xem là toàn bộ những yếu tố được sử
dụng vào việc sản xuất ra các của cải; V tạo nên sự đóng góp quan trọng đối
với sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Về mặt pháp luật, V của một doanh nghiệp là toàn bộ những tài sản của
mọi người (chủ sở hữu, thành viên ); nó tượng trưng các quyền, nhất là
quyền sở hữu, mà một người chiếm hữu V đó được tuỳ ý sử dụng và do đó
nhận được thu nhập trong lao động mà không bị phản đối. Về mặt kế toán tài
chính, V của doanh nghiệp là toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp, bao
gồm tiền mặt và hiện vật được sử dụng trong kinh doanh. Giá trị của những
tài sản này bất biến nhờ khấu hao.
3/Ngoại diên của khái niệm “tư bản “ hoặc “vốn”:
Trong kinh tế học cổ điển, tư bản/vốn là một trong bốn yếu tố sản xuất.
Ba yếu tố còn lại là đất đai, lao động và doanh nghiệp. Những hàng hóa có
đặc điểm sau được coi là tư bản:
5
+Có thể sử dụng để tạo ra hàng hóa khác (đây chính là đặc điểm khiến
hàng hóa đó trở thành tư bản)
+Có để tạo ra được, đối lập với đất đai là nguồn lực tồn tại tự nhiên với
các đặc điểm như vị trí địa lí, khoáng sản bên dưới.
+Không bị sử dụng hết ngay lập tức trong quá trình sản xuất như nguyên
liệu hoặc bán sản phẩm. (Có một ngoại lệ ở đây là khấu hao, giống như bán
sản phẩm, khấu hao được coi là chi phí doanh nghiệp).
Những đặc trưng này được kinh tế học tân cổ điển (neoclassical
economics) kế thừa với một chút thay đổi cho phù hợp với thời đại. Đó là đưa
thêm mục hàng hóa trong kho vào tư bản. Giá trị tư bản lưu kho có thể được
xác định tại những thời điểm cụ thể, ví dụ ngày cuối năm 31 tháng 12. Ngược
lại, đầu tư, vì lẽ sản phẩm tạo ra làm tăng giá trị của lưu kho (dạng tư bản),
được mô tả như một dòng, luồng vốn thực hiện theo thời gian.
Những biểu hiện dễ thấy của tư bản là ở dạng vật chất, như công cụ, nhà
xưởng, phương tiện vận chuyển, v.v những thứ được sử dụng trong quá trình
sản xuất. Ít ra là kể từ thập niên 1960, các nhà kinh tế học dần tăng sự chú ý
đến những dạng phi vật chất của tư bản. Ví dụ, đầu tư vào kỹ năng và giáo
dục có thể được xem là bồi đắp nguồn vốn/tư bản con người hoặc vốn hiểu
biết, và những đầu tư vào tài sản trí tuệ được con là xây dựng nguồn vốn trí
tuệ. Những khái niệm mới mẻ này dẫn đến những khúc mắc và những tranh
luận. Lý thuyết phát triển nguồn lực con người mô tả tư bản con người là thực
thể bao gồm những yếu tố xã hội, nhân rộng và sáng tạo riêng biệt:
+Nguồn vốn xã hội là giá trị của hệ thống những mối quan hệ đáng tin
cậy giữa những cá nhân trong một nền kinh tế.
+Nguồn vốn cá nhân là ưu điểm trong mỗi con người, được bảo vệ bởi
xã hội và đem trao đổi để thu về sự tin cậy hoặc tiền bạc. Những khái niệm
gần với nó là “tài năng”, “sự tháo vát”, “sự lãnh đạo”, “những kiến thức được
đào tạo”, hoặc “những khả năng bẩm sinh”. Đây là nguồn vốn không dễ tạo ra
được bằng cách kết hợp các dạng tư bản vật chất và phi vật chất kể trên.
6
Trong kinh tế học cổ điển, nguồn vốn cá nhân đơn giản chỉ nằm trong khái
niệm lao động.
Những cách phân loại tư bản/vốn khác được sử dụng trên lý thuyết hoặc
áp dụng trong thực tiễn gồm:
+Vốn tài chính là dạng tiền hoặc quyền lợi, quyền sở hữu. Nó ở dạng tài
sản vốn, đuợc giao dịch trên các thị trường tài chính. Giá trị của tư bản tài
chính không nằm ở sự tích tụ theo thời gian mà ở niềm tin của thị trường vào
khả năng sinh lợi và những rủi ro đi kèm.
+Vốn thiên nhiên là những đặc điểm sinh thái và được cộng đồng bảo vệ
để duy trì cuộc sống, ví dụ một con sông đưa nước đến các nông trang.
+Vốn cơ sở hạ tầng là hệ thống hỗ trợ do con người tạo ra (ví dụ nhưng
chốn ăn ở, đường xá, trang phục, máy tính cá nhân, v.v ), những vật chất sẵn
có giúp cho việc đâu tư, xây dựng một doanh nghiệp mới cần ít vốn, nguồn
lực hơn. Khác với vốn thiên nhiên, nguồn vốn cơ sở hạ tầng không tự khôi
phục và phát triển, chúng cần được xây dựng, bổ sung.
Các nghiên cứu đi đến thống nhất giữa các nhà kinh tế rằng vốn tự nhiên
và vốn xã hội đều là tư bản/vốn giống như vốn cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất
và chúng là những dạng tư bản tách biệt. Chúng được sử dụng, phát huy để
tạo ra hàng hóa khác và không tiêu dùng hết ngay trong quá trình sản xuất,
hơn thế chúng có thể được tạo ra, làm giàu thêm bởi nỗ lực của con người.
Cũng có các nghiên cứu về vốn trí tuệ và luật tài sản trí tuệ. Song,
những nghiên cứu này đi vào phân biệt đầu tư tư bản với việc thu thập các giá
trị tiềm năng của bản quyền (vốn sáng tạo hoặc vốn cá nhân), bằng phát minh
và những dạng nhãn hiệu đăng ký (nguồn vốn xã hội).
4/Lịch sử khái niệm:
“This word comes ultimately from the Latin word for "head". The words
capital and cattle come from this same root. Cattle were and are a source of
wealth, and are typically measured in terms of how many "head of cattle"”.
7
Có thể hiểu là:Khái niệm này cơ bản bắt nguồn từ chữ “đầu” trong tiéng
Latin.Từ “vốn” và từ “súc vật” có cùng chung một nguồn gốc vì súc vật trong
thời xưa là thứ quý giá của con người, được dùng làm thước đo cho giá trị vật
chất.
5/Nghi vấn và bổ sung của người biên soạn:
Có quá nhiều cách để phân loại vốn/tư bản.Vậy đâu là cách rõ ràng và
hiệu quả nhất?
6/Nguồn tài liệu tham khảo:
Sách “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học”
www.bachkhoatoanthu.gov.vn
vi.wikipedia.org
duckechouk.blogspot.com
8
Tài sản
1/Tài sản:
+Tiếng Việt:Tài sản.
+Tiếng Anh:Asset.
+Tiếng Pháp:Actif.
+Tiếng Bồ Đào Nha: Ativo.
2/Nội hàm của khái niệm “Tài sản”:
Là thuật ngữ kế toán kinh doanh chỉ tất cả những gì có giá trị tiền tệ
thuộc sở hữu của một cá nhân, một đơn vị hoặc của nhà nước; có thể được
dùng để trả nợ, sản xuất ra hàng hoá hay tạo ra lợi nhuận bằng cách nào đó.
Một TS có ba đặc tính không thể thiếu: lợi nhuận kinh tế có thể xảy ra trong
tương lai; do một thực thể hợp pháp kiểm soát; thu được kết quả ngay từ hợp
đồng kinh doanh hoặc giao dịch đầu tiên.
3/Ngoại diên của khái niệm “tài sản”:
a/Tài sản cố định
Tài sản cố định là tư liệu sản xuất chuyên dùng trong sản xuất kinh
doanh dùng được vào nhiều chu kì sản xuất.
Có ba loại tài sản cố định:
_Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình
thái vật chất (từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm
nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức
năng nhất định) thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham
gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban
đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị
9
_Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất,
thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản
cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí
liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát
minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả
_Tài sản cố định thuê tài chính: là những tài sản cố định mà doanh
nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên
thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều
kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại
tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá
trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
b/Tài sản lưu động
Là tư liệu sản xuất chỉ dùng được trong một chu kỳ sản xuất. Đó là tổng
thể nói chung tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và những khoản có thể chuyển
ngay thành tiền mặt, như thương phiếu, v.v.
c/Tài sản hữu hình
Bao gồm những vật(có những điều kiện nhất định)tiền và giấy tờ có giá.
(ngôn ngữ luật học).Tài sản hữu hình là những cái có thể dùng giác quan nhận
biết được hoặc dùng đơn vị cân đo đong đếm được.Điều kiện để vật trở thành
tài sản là một vấn đề còn tranh cãi rất nhiều. Bởi vì khi vật không thuộc của ai
gọi là vật vô chủ không ai gọi là tài sản vô chủ cả.khi nói đến tài sản hữu hình
bắt buộc chúng phải có một số đặc tính riêng như:
+Thuộc sở hữu của ai đó;
+Có đặc tính vật lý;
+Có thể trao đổi được;
+Có thể mang giá trị tinh thần hoặc vật chất;
10
[...]... tại (tài sản trước kia) đang tồn tại và có thể có trong tưong lai Tài sản hữu hình khi có càng nhiều đăc tính nêu trên thì càng chắc chắn đó là tài sản hữu hình d /Tài sản vô hình Là những quyêntài sản (nghĩa hẹp) thuộc sở hữu của một chủ thể nhất định và thường chỉ gắn với một chủ thể nhất định và không thể chuyển giao Tuy nhiên một số quyền tài sản có thể chuyển giao như thương hiệu hàng hóa hoặc ủy quyền. .. thác để làm ra tiền bạc Những thứ như vậy chính là tài sản vô hình Luật Thuế thu nhập của Mỹ tại khoản 1.482-4(b) định nghĩa tài sản vô hình là một tài sản có giá trị thực "độc lập với dịch vụ của bất kỳ một cá nhân nào" Sáu loại tài sản +Các sáng chế,phát minh,công thức,quy trình,mô hình,kỹ năng +Bản quyền +Thương hiệu,tên thương mại,nhãn hiệu hàng hoá +Quyền kinh doanh,giấy phép.hợp đồng 11 +Phương pháp,chương... trong luật còn việc xác định giá trị của tài sản vô hình không thể xác định được 4/Những nghi vấn và bổ sung của người biên soạn: Tài sản trí tuệ là một phần của tài sản vô hình Tuy nhiên, định nghĩa thế nào là tài sản vô hình là điều không dễ Nôm na là tất cả những gì không sờ mó được nhưng lại có thể mang lại giá trị thặng dự được tính thành tiền thì đều gọi là tài sản vô hình có rất nhiều thứ vô hình... chuyển giao như thương hiệu hàng hóa hoặc ủy quyền cho chủ thể khác Tài sản vô hình là những thứ không thể dùng giác quan để thấy được và không thể dùng đại lương để tính Nhưng trong quá trình chuyển giao có thẻ quy ra tiền (cái này là quan trọng nhất) Tùy từng thời điểm nhất định mà quyền tài sản có giá như thế nào Việc gây thiệt hại về tài sản vô hình của chủ thể sẽ phải bồi thường nhưng rất khó để xác... hàng,số liệu kỹ thuật +Các thứ "tương tự" khác Một thứ được gọi là "tương tự" nếu nó tạo ra giá trị không phải nhờ vào các "thuộc tính vật chất", mà nhờ vào "nội dung trí tuệ hoặc các quyền tài sản vô hình khác của nó" 5/Nguồn tài liệu tham khảo: Sách “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học” www.bachkhoatoanthu.gov.vn vi.wikipedia.org 12 13 14 . trung bình.
c /Độc quyền bán và độc quyền mua
Khái niệm độc quyền thường dùng để chỉ độc quyền bán nhưng tương tự
như độc quyền bán cũng có độc quyền mua -. niệm độc quyền :
1
a/ Độc quyền thường:
_Nguyên nhân chính dẫn đến độc quyền thường
+Chính phủ nhượng quyền khai thác một thị trường nào đó: chính quyền
địa