http://diendankienthuc.net
Chủ đề 4
SỰ PHÂNHÓACÁC MIỀN TỰNHIÊNVIỆTNAM
I. CÂU HỎI
Câu 1. Trình bày sựphânhóatựnhiên nước ta theo vĩ độ
Câu 2. Trình bày sựphânhóatựnhiên nước ta theo kinh độ
Câu 3. Trình bày sựphânhóatựnhiên nước ta theo độ cao
Câu 4. Trình bày sựphânhóatựnhiên nước ta thành các mùa
Câu 5. Trình bày các vùng địa lí tựnhiên nước ta
II. GIẢI ĐÁP
Câu 1. Sựphânhóatựnhiên nước ta theo vĩ độ
Nước ta nằm hoàn toàn ở vùng nội chí tuyến thuộc bán cầu Bắc, trải dài gần 15
0
vĩ
tuyến và nhích về phía chí tuyến Bắc hơn là về phía xích đạo.
Tuy vậy, sựphânhóa theo vĩ độ chỉ trở nên rất rõ ràng vào thời kì mùa đông khi
mà gió mùa đông bắc hoạt động mạnh ở miền Bắc làm giảm sút nhanh chóng tính chất
nhiệt đới. Có thể nói gió mùa Đông Bắc đã làm cường điệu thêm sựphânhóa bắc nam và
được biểu hiện rõ rệt nhất trong chế độ nhiệt.
Có thể nhận biết sựphânhóa theo vĩ độ của tựnhiên nước ta theo hai đới tựnhiên
với ranh giới là đèo Hải Vân vắt ngang qua dãy Bạch Mã ở khoảng vĩ độ 16
0
B.
1. Đới rừng nhiệt đới gió mùa (còn gọi là đới rừng chí tuyến gió mùa)
Vị trí, giới hạn: bao gồm Bắc Bộ cho đến miền Trung Trung Bộ từcác tỉnh biên giới
phía Bắc đến đèo Hải Vân.
Địa điểm: Tổng nhiệt độ trung bình nămtừ 7500
0
C đến 9300
0
C. Nhiệt độ trung bình
năm dưới 25
0
C, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất có thể xuống dưới 20
0
C, nhiệt độ
thấp nhất có thể xuống dưới 10
0
C. Mùa đông (nhiệt độ trung bình tháng dưới 20
0
C) kéo
dài 3 đến 5 tháng. Thảm thực vật với rừng tựnhiên có nhiều loài có nguồn gốc phương
Bắc, có độ cao trung bình khoảng 30m.
Đới rừng nhiệt đới gió mùa có thể phân chia thành hai á đới:
http://diendankienthuc.net
a. Á đới rừng nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, khô
- Vị trí, giới hạn: Trải dài từ Bắc Bộ cho đến Bắc Trung Bộ từcác tỉnh biên giới
phía Bắc đến đèo Ngang ở vĩ độ 18
0
B.
- Đặc điểm: Có đến ba tháng nhiệt độ trung bình xuống dưới 18
0
C, có lượng
mưa nhỏ hơn lượng bốc hơi (hoặc P < 2T, trong đó P là lượng mưa trung bình
tháng, T là nhiệt độ trung bình tháng). Ở miền núi cao và các tỉnh biên giới
phía Bắc còn có tháng nhiệt độ xuống dưới 15
0
C. Ở những nơi có địa hình
khuất gió và ở sâu trong nội địa thường có tới trên ba tháng khô.
b. Á đới rừng nhiệt đới gió mùa không có mùa đông lạnh và khô rõ rệt
- Vị trí, giới hạn: nằm ở miền Trung Trung Bộ từ đèo Ngang ở vĩ độ 18
0
B đến
đèo Hải Vân ở vĩ độ 16
0
B
- Đặc điểm: không còn tháng lạnh dưới 18
0
C nhưng vẫn chưa vượt quá 20
0
C và
không còn tháng khô. Lượng mưa trung bình năm lớn hơn độ bốc hơi. Khi bị
ảnh hưởng mạnh của gió mùa đông bắc vẫn có thể có những ngày rét, nhiệt độ
có thể xuống thấp trên dưới 10
0
C và khi có gió Tây khô nóng hoạt động cũng
thường xuất hiện thời tiết khô.
2. Đới rừng á xích đạo gió mùa
Vị trí, giới hạn: bao gồm toàn bộ phần còn lại của lãnh thổ từ phía nam đèo Hải
Vân trở vào cho đến mũi Cà Mau.
Đặc điểm: tổng nhiệt độ trung bình nămtừ 9300
0
C đến trên 10.000
0
C. Nhiệt độ
trung bình năm trên 25
0
C, không có tháng nào nhiệt độ xuống dưới 20
0
C. Vì vậy, khí hậu
của đới này nóng quanh năm, không có mùa đông lạnh và nhiệt độ thấp nhất ở các vùng
núi cao cũng đạt trên 10
0
C. Thảm thực vật rừng tựnhiên chủ yếu thuộc họ Dầu có nguồn
gốc từ Malaixia – Inđônêxia, các cây thân gỗ cao to tới 40 – 50m.
Đới rừng á xích đạo gió mùa có thể phân chia thành hai á đới:
a. Á đới rừng á xích đạo gió mùa không có mùa khô rõ rệt:
Á đới này nằm ở phía Bắc của Nam Trung Bộ từ đèo Hải Vân cho tới bãi biển Sa
Huỳnh ở khoảng vĩ độ 14
0
30’B. Đặc điểm của á đới này là có nền nhiệt độ cao,
quanh năm nóng. Trong năm chỉ có khoảng 2 – 3 tháng khô ở vùng thấp còn ở
vùng núi hầu như không có tháng khô.
b. Á đới rừng á xích đạo gió mùa có mùa khô rõ rệt, kéo dài:
Á đới này nằm ở bộ phận còn lại của lãnh thổ từ vĩ độ 14
0
30’B trở vào cho đến
mũi Cà Mau. Đặc điểm của á đới này là có nền nhiệt độ cao, quanh năm nóng, có
mùa khô kéo dài từ 4 – 6 tháng, trong đó có những tháng hạn (P < T). Ngoài thảm
thực vật rừng thường xanh, ở miền núi và ở các nơi có độ ẩm lớn, đã xuất hiện
http://diendankienthuc.net
rừng rụng lá, rừng thưa, xa van cây bụi và truông gai. Tình trạng khô hạn thường
xuyên xảy ra vì có lượng mưa thấp hơn lượng bốc hơi rất nhiều.
Câu 2. Sựphânhóatựnhiên theo kinh độ
Sựphânhóa theo kinh độ ở nước ta do hai yếu tố phi địa đới đồng thời kết hợp và
tác động, đó là điều kiện kiến tạo – địa mạo và hoạt động của chế độ gió mùa.
Trên lãnh thổ ViệtNam có hai đơn vị cấu trúc kiến tạo lớn là nền Hoa Nam, Bắc
Việt Nam và địa máng Đông Dương với ranh giới phân chia là đứt gãy sông Hồng.
Từ hai đơn vị cấu trúc kiến tạo này, trải qua lịch sử phát triển lâu dài của lãnh thổ
đã hình thành nên các dãy núi chính, khá cao và có hai hướng chính là hướng Tây Bắc –
Đông Nam ở Tây Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ và hướng vòng cung ở Đông Bắc Bộ
và Nam Trung Bộ.
Nước ta hàng năm lại chịu sự chi phối chặt chẽ của chế độ gió mùa: Mùa hạ là gió
mùa Tây Nam và mùa đông là gió mùa Đông Bắc. Sự kết hợp của chế độ gió mùa với các
hướng cấu trúc sơn văn chủ yếu trên đã dẫn đến hệ quả là trên lãnh thổ nước ta có sự
phân hóa theo hướng Đông – Tây khá rõ rệt:
- Về mùa đông trong khi ở khu vực phía đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chịu ảnh
hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc nên rất lạnh và khô thì ở Tây Bắc do có
địa hình chắn nên bớt lạnh hơn. Ngay ở miền Đông Bắc Bộ, khu vực phía tây
dãy núi cánh cung sông Gâm cũng bớt lạnh hơn và ẩm hơn so với khu vực phía
đông.
- Về mùa hạ, gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh làm cho ở Tây Bắc mùa hạ đến
sớm hơn và gây hiệu ứng phơn với khu vực phía đông dãy núi Trường Sơn.
Chính dãy núi Trường Sơn đã tạo nên một ranh giới khí hậu tựnhiên khác hẳn
giữa hai sườn đông và sườn tây. Trong khi mùa hạ mưa tầm tã ở sườn tây Trường Sơn thì
ở sườn đông còn nắng hạn và ngược lại vào thời kì cuối năm mưa rất lớn ở sườn đông
Trường Sơn thì ở phía tây Trường Sơn lại bước và thời kì khô hạn.
Sự phânhóa Đông – Tây đã làm cho thiên nhiênViệtNamphânhóa thêm đa dạng
và phức tạp và biểu hiện rất rõ trong một phạm vi hẹp, giữa hai bên sườn của cùng một
dãy núi
Câu 3. Trình bày sựphânhóatựnhiên nước ta theo độ cao
Nước ta là một nước có nhiều đồi núi, song chủ yếu là đồi núi thấp, đại bộ phận
lãnh thổ nước ta có độ cao dưới 1000m. Tính chất đai cao chỉ thể hiện rõ ở những vùng
http://diendankienthuc.net
núi có độ cao tương đối lớn và mang tính địa phương vì còn lệ thuộc vào vị trí, hướng
núi, hướng sườn.
Nguyên nhân chính gây nên sựphânhóa theo độ cao là có sự giảm nhiệt độ theo
độ cao với độ giảm nhiệt độ khoảng 0,6
0
C mỗi khi lên cao 100m. Theo độ cao, ở Việt
Nam có thể phân biệt được ba đai cao là đai nhiệt đới gió mùa chân núi, đai á nhiệt đới
gió mùa trên núi và đai ôn đới trên núi.
1. Đai nhiệt đới gió mùa chân núi ở độ cao từ 0m đến 600m
Đặc điểm của á đai này có tổng nhiệt độ trung bình năm trên 7500
0
C và mùa hạ nóng
(nhiệt độ trung bình tháng trên 25
0
C). Có hệ số tương quan nhiệt ẩm K = R/0,1t (R là
lượng mưa trung bình năm, t là tổng nhiệt độ trung bình năm) biến thiên từ khô (K < 1),
hơi khô (K = 1 – 1,5) đến hơi ẩm (K = 1,5 – 2) và ẩm (K > 2).
Trong đai này, căn cứ vào chế độ nhiệt lại có thể phân chia thành 3 á đai:
- Á đai nhiệt đới gió mùa chân núi có độ cao dưới 100m: Thuộc á đai này, trong
khi ở miềnNam quanh năm nóng, có nhiệt độ trung bình tháng trên 25
0
C thì ở
miền Bắc vẫn có mùa đông lạnh với một số tháng có nhiệt độ trung bình dưới
18
0
C.
- Á đai nhiệt đới gió mùa chân núi có độ cao từ 100 – 300m: Thuộc á đai này, ở
miền Nam số tháng nóng đã giảm đi, trong khi đó ở miền Bắc có một số nơi có
mùa đông rét (nhiệt độ trung bình tháng dưới 15
0
C).
- Á đới nhiệt đới gió mùa trên núi có độ cao từ 300 – 600m: thuộc á đai này, ở
miền Nam số tháng nóng chỉ còn 2 – 5 tháng, đa số có nhiệt độ trung bình
tháng từ 20 – 25
0
C, trong khi đó ở miền Bắc đã có mùa đông rét ở nhiều nơi.
2. Đai á nhiệt đới gió mùa trên núi ở độ cao từ 600 – 2600m
Á đai này có tổng nhiệt độ trung bình năm trên 4500
0
C, có mùa hè mát (nhiệt độ
từ 20 – 25
0
C) và có độ ẩm cao với tương quan nhiệt ẩm (từ hơi ẩm đến ẩm). Trong đai
này, căn cứ vào đặc điểm sinh thái của thảm thực vật tựnhiên có thể phân chia thành
3 á đai:
- Á đai á nhiệt đới gió mùa trên núi có độ cao từ 600 – 1000m: Á đai này mang
tính chất chuyển tiếp từ đai nhiệt đới gió mùa chân núi sang đai á nhiệt đới gió
mùa trên núi. Ở miền Bắc có thể quan sát thấy ở độ cao 900m đất feralit đỏ
vàng, một số loài thực vật nhiệt đới có biên độ sinh thái rộng như táu, sến. Ở
miền Nam, á đai này không còn tháng nào nhiệt độ trên 25
0
C, có nhiều loài
http://diendankienthuc.net
nhiệt đới song cũng đã bắt đầu xuất hiện một số loài á nhiệt đới và ôn đới như
dẻ, re.
- Á đai á nhiệt đới gió mùa trên núi có độ cao từ 100 – 1600m: đây là á đai mang
tính chất á nhiệt đới gió mùa trên núi điển hình với khí hậu mát, ẩm, loại đất
mùn alít đỏ vàng là chủ yếu, các loài thực vật á nhiệt đới chiếm ưu thế như dẻ,
re, thông.
- Á đai á nhiệt đới gió mùa trên núi có độ cao từ 1600 – 2600m: á đai này mang
tính chất chuyển tiếp từ đai á nhiệt đới trên núi sang đai ôn đới trên núi. Ở đây,
mùa hạ tương đối mát mẻ, mùa đông lạnh nhưng ít khi có băng tuyết. Thảm
thực vật vẫn mang tính chất á nhiệt đới rõ rệt.
3. Đai ôn đới gió mùa trên núi ở độ cao trên 2600m.
Đai này có phạm vi nhỏ, chủ yếu tập trung ở dãy núi cao Hoàng Liên Sơn với các
đỉnh núi cao trên dưới 3000m. Ở đây tổng nhiệt độ trung bình năm đã xuống dưới
4500
0
C, quanh năm rét, mùa đông nhiệt độ xuống dưới 5
0
C, thường hay xảy ra tuyết
rơi, lượng mưa đã giảm đi rõ rệt. Chiểm ưu thế là các loài thực vật ôn đới như đỗ
quyên, lãnh sam, thiết sam và các rừng tre trúc lùn.
Câu 4. Sựphânhóatựnhiên nước ta thành các mùa.
Trong sựphânhóa của tự nhiênViệtNam còn có một biểu hiện nữa rất rõ nét, đó
là có sự diễn biến theo thời gian của các cảnh quan tựnhiên cũng như của các thành phần
tự nhiên. Các loại hình thời tiết, diễn biến của dòng chảy trong năm, các trạng thái vật
hậu của thảm thực vật tựnhiên và cây trồng… cho thấy thiên nhiên nước ta có nhịp điệu
mùa rất đặc sắc.
Có thể xác định tính mùa của một số yếu tố khí hậu quan trọng nhất và qua đó chi
phối tính mùa của các thành phần khác của tựnhiên cũng như cảnh sắc diện mạo của các
cảnh quan tựnhiên ở nước ta.
1. Mùa nóng và mùa lạnh
Mùa nhiệt ở nước ta chịu tác động sâu sắc của chế độ cán cân bức xạ và chế độ gió
mùa. Mùa nóng được xác định là mùa có các tháng có nhiệt độ trung bình tháng trên
25
0
C. Mùa nóng ở miền Bắc kéo dài tới 4 – 5 tháng, ở Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình
Thuận) và Nam Bộ quanh năm là mùa nóng. Ở cácmiền đồi núi thấp dưới 1000m, mùa
nóng rút ngắn lại và lên đến độ cao trên 1000m không còn mùa nóng nữa. Nếu tính theo
trị số trung bình tháng của tháng lạnh nhất không xuống dưới 20
0
C làm chỉ tiêu cho khí
hậu nhiệt đới thì ở mức từ vĩ độ 16
0
B trở xuống hoàn toàn là khí hậu nhiệt đới, quanh
năm nóng, không có mùa đông lạnh.
http://diendankienthuc.net
Mùa lạnh được xác định là các tháng có nhiệt độ trung bình tháng xuống dưới
20
0
C (theo dự báo thời tiết khi có nhiệt độ dưới 15
0
C là rét đậm, dưới 13
0
C là rét hại).
Mùa lạnh ở Bắc Bộ kéo dài 4 – 5 tháng, ở Bắc Trung Bộ từ 1 – 3 tháng, ở miềnNam
hoàn toàn không có tháng lạnh. Ở các vùng núi trung bình và núi cao, mùa lạnh kéo dài
hơn do bắt đầu sớm hơn và kết thúc muộn hơn.
2. Mùa mưa và mùa khô
Mùa mưa ở nước ta thông thường diễn ra trong bối cảnh có sự thích ứng của chế
độ hoàn lưu với điều kiện địa hình. Mùa mưa được xác định bởi các tháng có lượng mưa
trung bình ≥ 100mm. Trên phần lớn lãnh thổ nước ta, mùa mưa diễn ra vào thời kì gió
mùa Tây Nam (hoặc Đông Nam) hoạt động mạnh, thường từ tháng 5 đến tháng 10.
Mùa mưa ở Bắc Bộ diễn ra từ thượng – hạ tuần tháng 4 đến trung tuần tháng 9 và
hạ tuần tháng 10. Lượng mưa lớn nhất thường xảy ra vào tháng 7, tháng 8. Ở Tây
Nguyên, cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ kéo dài từ cuối tháng 4, đầu tháng 5 cho đến
thượng tuần hoặc trung tuần tháng 11, ba tháng có lượng mưa cao nhất là các tháng 8, 9,
10. Riêng ở duyên hải Trung Bộ có lượng mưa khá lớn vào 3 – 4 tuần trước và sau tiết
Tiểu mãn (còn gọi là mưa Tiểu mãn và gây nên tình trạng lũ Tiểu mãn) sau đó là thời kì
khô nóng do hiệu ứng phơn kéo dài từ đầu hoặc giữa tháng 6 cho đến tháng 8. Sau tháng
8, mùa mưa bắt đầu và kéo dài tới tháng 11, 12 thậm chí tới tháng 1. Đối với khu vực
duyên hải Bắc Trung Bộ, lượng mưa lớn nhất vào tháng 9, tháng 10, còn đối với khu vực
duyên hải Nam Trung Bộ lượng mưa lớn nhất vào tháng 10, tháng11.
Mùa khô là thời kì ít mưa, cả về lượng mưa và số ngày mưa. Tuy vậy, mùa khô ở
Bắc Bộ bớt khắc nghiệt và gay gắt hơn ở Tây Nguyên và Nam Bộ do lượng mưa trong
những tháng khô tuy ít nhưng vẫn lớn hơn ở Nam Bộ và đặc biệt có nhiều ngày có mưa
phùn và sương mù đã làm lượng bốc hơi giảm đi rõ rệt.
Mùa khô ở Tây Nguyên và Nam Bộ thường rất sâu sắc và điển hình do rất thiếu
nước và điều kiện nắng nóng càng làm cho lượng bốc hơi tăng nhanh. Đối với miềnNam
nước ta với khí hậu nắng nóng quanh năm khá đồng nhất toàn lãnh thổ thì mùa mưa và
mùa khô tạicác khu vực và thời điểm diễn ra khác nhau chính là sựphânhóatựnhiên rõ
rệt nhất.
Câu 5. Các vùng địa lí tựnhiên nước ta.
Căn cứ vào sựphân tích tác động đồng thời của các quy luật địa đới, phi địa đới và
quy luật diễn biến theo thời gian diễn ra trên đất nước ta, căn cứ vao các chỉ tiêu của các
http://diendankienthuc.net
cấp trong hệ thống phân vị, tác giả Vũ Tự Lập đã phân chia lãnh thổ tự nhiênViệtNam
thành ba miền địa lí tựnhiên là:
- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ;
- Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ;
- MiềnNam Trung Bộ và Nam Bộ;
Trong mỗi miền do những đặc điểm chi tiết về địa chất và địa hình như độ cao,
hướng núi, hình dáng sườn, nham cấu tạo mà có thể chia ra thành một số khu địa lí tự
nhiên. Cụ thể là miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có 3 khu là các khu Việt Bắc, khu Đông
Bắc và đồng bằng Bắc Bộ. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có 5 khu là các khu Hoàng
Liên Sơn, Tây Bắc, Hòa Bình – Thanh Hóa, Nghệ - Tĩnh và Bình – Trị - Thiên. Miền
Nam Trung Bộ và Nam Bộ có 5 khu là các khu Kom Tum – Nam Ngãi, Tây Nguyên –
Bình Phú, Cực Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
Gần đây cũng có một số ý kiến thống nhất với 3 miền địa lí tựnhiên nói trên, song
có điều chỉnh lại một số khu địa lí tựnhiên cho phù hợp hơn với đặc điểm phânhóa của
tự nhiên và cách khai thác, sử dụng hợp lí lãnh thổ:
- Miền Đông Bắc Bắc Bộ gồm có ba khu: Việt Bắc, Đông Bắc và Đồng bằng
Bắc Bộ.
- Miền Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ gồm 4 khu: Tây Bắc, Bắc Trường Sơn,
đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh và đồng bằng Bình – Trị - Thiên.
- MiềnNam Trung Bộ Và Nam Bộ gồm bốn khu: Nam Trường Sơn (bao gồm cả
Tây Nguyên), duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ (đồng
bằng sông Cửu Long).
. đề 4
SỰ PHÂN HÓA CÁC MIỀN TỰ NHIÊN VIỆT NAM
I. CÂU HỎI
Câu 1. Trình bày sự phân hóa tự nhiên nước ta theo vĩ độ
Câu 2. Trình bày sự phân hóa tự nhiên. Trình bày sự phân hóa tự nhiên nước ta theo độ cao
Câu 4. Trình bày sự phân hóa tự nhiên nước ta thành các mùa
Câu 5. Trình bày các vùng địa lí tự nhiên