1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(SKKN CHẤT 2020) một số biện pháp làm sinh động trò chơi âm nhạc giúp trẻ 5 6 tuổi trường mầm non định trung phát triển khả năng âm nhạc

23 18 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 41,29 KB

Nội dung

Đặc biệt là các hoạtđộng như: Dạy hát, vận động minh họa, nghe hát,… Tuy nhiên, qua thực tế côngtác giảng dạy của mình đặc biệt trong các giờ học âm nhạc tôi cảm thấy các tròchơi âm nhạc

Trang 1

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1 Lời giới thiệu

Như chúng ta đã biết, nghệ thuật là một dạng hoạt động của con người nhằmdiễn tả cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ, ý tưởng, , kĩ năng sáng tạo,…Nghệ thuật là kếtquả của quá trình nhận thức về thế giới tự nhiên, xã hội và con người, trong đó conngười luôn ở vị trí trung tâm Thông qua nghệ thuật, con người có thể tiếp cận khotàng tri thức của nhân loại để làm giầu vốn hiểu biết của cá nhân Nghệ thuật đã vàđang được sử dụng như là hình thức, phương tiện để giáo dục con người PGS.TSNguyễn Ánh Tuyết và PGS.TS Ngô Công Hoàn đều khẳng định: Giai đoạn dưới 6tuổi được coi là giai đoạn khởi đầu – giai đoạn “vàng” trong quá trình phát triểncon người Đây là thời kì phát cảm về mặt xúc cảm thẩm mĩ , xúc cảm nghệ thuật(đặc biệt là những xúc cảm tích cực) của trẻ

Đối với trẻ thơ, âm nhạc là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc Tham giavào các hoạt động âm nhạc, trẻ sẽ mạnh dạn - tự tin, thông minh - nhanh nhẹnhơn Giáo dục âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc,tình yêu thương con người Thông qua các hoạt động giáo dục âm nhạc còn giúphình thành và phát triển ở trẻ những thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể như:Tính tổ chức kỷ luật, tự chủ, mạnh dạn trước mọi người Giáo dục âm nhạc còn

là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triểntrí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi Quá trình trẻ tiếpxúc và hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, chơi tròchơi âm nhạc sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triểntoàn diện, hài hoà về Đức, Trí, Thể, Mỹ Chính vì vậy, giáo dục âm nhạc cho trẻmầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng

Trong những năm gần đây, hoạt động giáo dục âm nhạc trong trường mầmnon đã được quan tâm bồi dưỡng và phát triển Các nội dung trong giờ học đãđược tổ chức phong phú và đạt hiểu quả cao hơn trước Đặc biệt là các hoạtđộng như: Dạy hát, vận động minh họa, nghe hát,… Tuy nhiên, qua thực tế côngtác giảng dạy của mình đặc biệt trong các giờ học âm nhạc tôi cảm thấy các tròchơi âm nhạc còn bị hạn chế: Các trò chơi âm nhạc còn nghèo nàn về đồ dùng,

số lượng trò chơi ít - không có trò chơi mới và một số trò chơi không phù hợpvới khả năng của trẻ (ví dụ: Trò chơi “Nghe âm thanh đoán tên bạn hát”/ “Nghe

âm thanh đoán số lượng bạn hát” – quá khó so với khả năng của trẻ) …v…v…khiến hiệu quả giáo dục trên trẻ không cao và trẻ không hứng thú khi tham gia.Nội dung trọng tâm trong các tiết học âm nhạc chủ yếu là dạy hát và vận độngminh họa, rất ít nội dung dạy trò chơi mới Những tiết dạy hay trong các cuộc thigiáo viên giỏi cấp trường môn Âm nhạc thường chọn nội dung trọng tâm là dạy

Trang 2

hát/ Dạy vận động hoặc nghe hát chứ rất ít giáo viên chọn việc dạy trò chơi mới.Trên thực tế một số giáo viên nghĩ rằng loại tiết đó mới quá? Lạ quá? Chưa cónhiều người dạy nên thôi cứ chọn một nội dung trọng tâm khác cho “an toàn”.Thực tế cho thấy: Nếu như giáo viên không quan tâm tạo điều kiện học tập chotrẻ, không sáng tạo trong việc tổ chức, việc dạy học chỉ là hình thức thực hiệncho xong thì giờ học sẽ trở nên gò bó, căng thẳng, cô giáo luôn luôn phải cốgắng bắt ép sự chú ý của trẻ thì đương nhiên hiệu quả dạy học sẽ không cao.

Là một giáo viên trẻ có tình yêu đối với nghề dạy học, tôi thiết nghĩ: Tạisao mình không tìm hiểu để sáng tạo ra những cách tổ chức trò chơi âm nhạchay nhằm gây hứng thú và làm sinh động hơn các trò chơi âm nhạc? Làm đượcđiều đó, chắc chắn trẻ của tôi sẽ tham gia vào các hoạt động tích cực hơn: Tựgiác, chủ động và hứng thú hơn rất nhiều Các trò chơi âm nhạc mới không chỉgiúp trẻ thỏa mãn nhu cầu được chơi mà qua đó trẻ phát triển tính sáng tạo, sự tựtin, mạnh dạn cũng như thỏa thích vận động phù hợp theo giai điệu của âm nhạc

theo cách của riêng mình Với niềm mong muốn đó, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp làm sinh động trò chơi âm nhạc giúp trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Định Trung phát triển khả năng âm nhạc” để nghiên cứu áp dụng trong năm học 2018 - 2019 này.

2. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp làm sinh động trò chơi âm nhạc

giúp trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Định Trung phát triển khả năng âm nhạc”.

3. Tác giả sáng kiến

Họ và tên: Hồ Thị Huế

Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị: Trường Mầm non Định Trung

Điện thoại: 0349 599 636 Email: hohue.hhvp@gmail.com

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường mầm non Định Trung.

5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ lứa tuổi

mẫu giáo lớn tại các trường mầm non

6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: tháng 9 năm 2018

7. Mô tả bản chất của sáng kiến:

7.1 Nội dung sáng kiến

7.1.1 Thực trạng trước khi thực hiện đề đài:

Năm học 2018 - 2019, trường Mầm non Định Trung có 6 lớp mẫu giáolớn (5 - 6 tuổi) được chia làm hai khu (khu Đồng Vèo và khu Gia Viễn) với tổng

số 176 trẻ và 12 giáo viên Trong năm học này, tôi được nhà trường phân

2download by : skknchat@gmail.com

Trang 3

công chủ nhiệm lớp mẫu giáo lớn ( 5- 6 tuổi) với số lượng trẻ là 34 cháu Trongquá trình nghiên cứu - thực hiện đề tài này tôi nhận thấy mình có được rất nhiềunhững điều kiện thuận lợi cũng như còn gặp phải một số những khó khăn nhưsau:

* Thuận lợi:

- Trường tôi nằm trên địa bàn nông thôn mới của thành phố, là ngôitrường nhiều năm đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, năm học 2018 – 2019cũng là năm nhà trường đạt danh hiệu trường chuẩn quốc gia mức độ II

- Lớp học rộng rãi – thoáng đãng, có đủ các phòng nhóm và được trang bịđầy đủ các trang thiết bị đồ dùng thuận tiện như: Máy vi tính, ti vi màn hình lớn,loa đài, giá đồ chơi,…phù hợp với lứa tuổi của trẻ

- Đa số trẻ trong lớp đều thông minh, nhanh nhẹn, có sức khỏe tốt để thamgia vào các hoạt động của trường, lớp

- 100% trẻ ăn bán trú tại lớp, trẻ sống gần trường học nên đi học đều

- Bản thân tôi là một giáo viên yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi, có khảnăng sư phạm và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc Giáo viên trongmột lớp trẻ trung, nắm được những định hướng đổi mới trong phương phápgiảng dạy, luôn đoàn kết và sáng tạo trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ

- Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện đểgiáo viên có đủ đồ dùng dạy học cũng như được học hỏi và bồi dưỡng chuyênmôn

- Đa số phụ huynh của lớp nhiệt tình, quan tâm chu đáo tới con em,thường xuyên trao đổi với giáo viên viên về tình hình của con em mình và rấtnhiệt tình ủng hộ đồ dùng đồ chơi cũng như các nguyên vật liệu khác phục vụviệc học và dạy của cô và trẻ

* Khó khăn:

- Lớp học chưa có nhiều đồ chơi trong góc âm nhạc để cho trẻ có thể pháthuy hết khả năng cũng như sức sáng tạo khi tham gia vào các hoạt động âmnhạc

- Các nội dung dạy trẻ trong hoạt động âm nhạc còn rập khuôn theo kếhoạch chương trình, hoạt động trò chơi âm nhạc đã được đưa vào chương trìnhgiảng dạy nhưng nội dung còn chưa phong phú

- Môi trường trong và ngoài lớp học đã được giáo viên chú ý trang trí đẹp mắt song hầu hết đều ít thay đổi theo từng chủ đề

- Giáo viên trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy cũng nhưtrong công tác chủ nhiệm lớp; Khả năng tin học còn hạn chế nên trong quá trìnhtìm kiếm - cắt ghép nhạc còn gặp nhiều khó khăn

Trang 4

Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên mà tôi muốn đi sâu nghiên

cứu, tìm hiểu và đưa ra một số biện pháp làm sinh động trò chơi âm nhạc giúp

trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Định Trung phát triển khả năng âm nhạc

Mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu này, ngay từ đầu năm học tôi đã thực

hiện một cuộc khảo sát đầu năm về khả năng âm nhạc của trẻ lớp mình Kết quả

thu được như sau:

Bảng 1 Khảo sát thực trạng kĩ năng âm nhạc của trẻ 5- 6 tuổi

đầu năm (Tổng số: 176 trẻ)

STT

Tiêu chí đánh giá Trẻ yêu thích hoạt động trò chơi âm

âm thanh theo cách riêng của mình)

Qua việc điều tra - khảo sát trên tôi đã nắm bắt được những vấn đề còn

tồn đọng và những khiếm khuyết cần bổ sung và tôi đã hình dung được những

công việc mình cần làm tiếp theo cho trẻ ở lớp của mình

Tôi thấy rằng, trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi trường Mầm non Định Trung

đều yêu thích hoạt động trò chơi âm nhạc, vì thế trẻ cũng khá tích cực tham gia

vào hoạt động này Tuy nhiên, một số trẻ khả năng nghe - cảm nhận giai điệu âm

nhạc, nhịp điệu của bài hát (phân biệt được sự nhanh / chậm của các trạng thái

âm nhạc) và thực hiện vận động nhịp nhàng phù hợp với bài hát, bản nhạc theo

mẫu còn hạn chế, trẻ ít có khả năng phối kết hợp với cô và các bạn để thực hiện

các vận động theo nhạc một cách phong phú Thậm chí, số trẻ có thể đứng lên

để biểu diễn một cách mạnh dan, tự tin là chưa nhiều Có nhiều trẻ thực hiện

4

Trang 5

download by : skknchat@gmail.com

Trang 6

vận động theo nhạc theo khuôn mẫu một cách máy móc, bên cạnh đó khả năng

sáng tạo các động tác vận động theo nhạc theo cách riêng của mình cũng rất ít

Qua thực trạng trên, là một giáo viên chủ nhiệm lớp 5 - 6 tuổi tôi tôi luôn

suy nghĩ phải làm thế nào để trẻ thực sự say mê âm nhạc và hứng thú với các bài

hát, bản nhạc và trẻ biết chơi các trò chơi âm nhạc vui vẻ và sáng, đó là việc

không hề dễ Vậy nên, tôi đã tìm tòi, học hỏi và mạnh dạn nghiên cứu để tìm ra

một số biện pháp góp phần phát triển khả năng âm nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn 5

-6 tuổi Trường mầm non Định Trung qua việc làm sinh động trò chơi âm nhạc

cho trẻ

7.1.2 Biện pháp thực hiện.

* Biện pháp 1: Lập kế hoạch.

Lập kế hoạch là một việc rất quan trọng! Một kế hoạch chu đáo, kỹ càng

sẽ giúp người giáo viên hình dung ra được công việc cụ thể của mình cần phải

làm đối với từng chủ đề (sự kiện) tương ứng Từ đó, giáo viên có thể lựa chọn

được những nội dung cũng như chuẩn bị được đồ dùng phù hợp – hiệu quả cho

mỗi nội dung dạy học mà mình đã đề ra

Để thực hiện được đề tài này, tôi đã tự lập cho mình một bảng kế hoạch

để tổ chức các trò chơi âm nhạc cho trẻ trong từng chủ điểm và sự kiện:

Bảng: Kế hoạch tổ chức các trò chơi âm nhạc trong năm học.

Trang 7

5download by : skknchat@gmail.com

Trang 9

* Biện pháp 2: Tìm kiếm - khai thác - làm nhạc theo ý tưởng đã định.

- Một trong những điều kiện quyết định thành công của những trò chơi âm

nhạc chính là hiệu quả của âm thanh Việc thay đổi tốc độ nhanh - chậm, sắc thái

vui tươi - sâu lắng hay sự xuất hiện mới lạ bởi những âm thanh trẻ thường bắt

gặp hằng ngày sẽ khiến trẻ đặc biệt hứng thú Tôi đã sưu tầm được một số bản

nhạc trên mạng và cắt ghép theo ý tưởng của mình để phù hợp với từng trò chơi

- Việc cắt ghép phải thỏa mãn các yêu cầu:

+ Âm nhạc mới lạ, có các sắc thái và giai điệu thay đổi khác nhau đảm

bảo để trẻ vận động từ nhẹ nhàng, nhanh dần rồi mạnh mẽ sau đó chậm dãi hơn

để thả lỏng các cơ toàn thân (Tránh việc cho trẻ vận động nhanh mạnh ngay từ

đầu vì dễ khiến trẻ nhanh mệt mỏi)

+ Phù hợp với nội dung và ý tưởng của trò chơi (Nếu như phù hợp với

chủ đề - sự kiện thì càng tốt)

Trang 10

+ Thời gian hợp lý với độ tuổi của trẻ (Thời gian tối đa: 3 phút)

* Biện pháp 3: Biên đạo một số động tác nhảy/ múa/ vận động phù hợp với trò chơi.

Sau khi đã làm được nhạc phù hợp cho ý tưởng của mỗi trò chơi, tôi bắtđầu lên ý tưởng cho các động tác vận động phù hợp để gợi ý cho trẻ Tùy thuộcvào từng sắc thái âm thanh, tôi sáng tạo ra các động tác vận động với các tínhchất mềm dẻo/ vui tươi/ khỏe khoắn, phù hợp theo luồng ý tưởng chủ đạotrong từng trò chơi của mình Tôi thường áp dụng một số động tác sau:

* Các động tác múa dân gian, dân

tộc: - Guộn cổ tay, ngón tay

+ Hái đào 1 tay ( Tính chất: Mềm, nhẹ nhàng):

Chuẩn bị: Chân đứng thế 5 ( Kí ở cạnh chân trụ), tay bên chân trụ chống

ngang thắt lưng, người nghiêng và hơi cúi về bên chân kí, tay làm động tác

Nhịp 1: Tay làm động tác để dọc theo người, bàn tay ngửa về phía trước,tay từ từ đưa lên cao ngang thắt lưng và xế góc 45o, giữ nguyên khuỷu tay

Nhịp 2: Cổ tay guộn một vòng, sau đó dựng bàn tay

Nhịp 3: cánh tay úp và vuốt xuống sát bên đùi

Nhịp 4: Lật bàn tay ngửa

Khi đứng vuốt lên, chân trụ đứng thẳng, tay vuốt xuống, chân nhún mềm.Đầu hơi cúi xuống và ngẩng lên theo tay

+ Hái đào 2 tay (Tính chất: Nhẹ nhàng, mềm):

Phần tay: Hai tay để thế 6b ( Một tay đưa sang một bên cao ngang đầu,khuỷu tay hơi gập, cổ tay bẻ, lòng bàn tay ngửa Một tay đưa vào cùng bên taycao, bàn tay đỡ vào bên tay cao, khuỷu tay ngang ngực, lòng bàn tay cảm giác

đỡ tay trên, hai tay đỡ cùng hàng với người), guộn cổ tay và ngón tay rồi vuốtxuống, bàn tay dựng, sau lại đưa lên vị trí cũ hoặc vuốt sang và đổi bên

Phần chân: Đứng thế 5 (Kí- Một chân trụ, một chân sau đặt ngửa bànchân – kiễng gót sát lòng bàn chân trụ), chân kí ngược bên tay làm động tác

Người trên: Lưng thẳng, người nghiêng bên chân kí, đầu mặt ngẩng theo tay.Động tác làm kết hợp nhún tại chỗ hoặc bước đi hư hái đào một tay

+ Xốc tay - Dân tộc Khơ me (Tính chất: Dịu dàng, e

lệ) Gạt tay ở trước ngực hoặc trước chán.

Một tay ngửa, mũi ngón tay hướng thẳng ra trước, khuỷu tay khép, gốcbàn tay gần người hoặc gần chán Một tay nằm ngang trên gốc bàn tay kia, lòngbàn tay hướng ra trước, khuỷu tay nâng Từ từ gạt bàn tay từ gốc bàn tay ngửa rangoài hết một nhịp, trong khi đó, bàn tay ngửa hơi kéo từ ngoài vào sát ngườihoặc sát trán Sau đó, cả hai bàn tay guộn và đổi ngược lại, bàn tay gạt để ở tưthế ngửa, bàn tay di chuyển để ở tư thế nằm ngang để gạt

8download by : skknchat@gmail.com

Trang 11

+ Đi chân vịt – Khơ me (Tính chất: Vui, ngộ nghĩnh)

Hai bàn chân đứng tư thế 2a (hai bàn chân song song cách nhau một bànchân), chùng đầu gối Hai tay thẳng xuôi theo người, bàn tay cong ngang haibên Bước đi theo phách, mỗi bước đi, một chân đá hất ngang bên cạnh bàn châncong, hai đầu gối chụm nhau

+ Nhích vai - Khơ me (Tính chất: Vui, nghịch)

Hai tay xuôi thẳng theo người, bàn tay cong ngang hai bên; Hoặc hai tayngang vai, khuỷu tay thẳng - bàn tay cong: Một tay giữ nguyên vị trí, tay kiaguộn cổ tay, gập khuỷu tay đưa ra tư thế ban đầu Sau đó, chuyển sang tay kiaguộn- hai tay đuổi nhau Trong khi đó, hai vai nhích mẩy liên tục Chú ý giữ saocho không bị rụt cổ

+ Đánh chiêng - Tây Nguyên (Tính chất: Vui, rộn

ràng) Phân tích động tác:

Tay trái, bàn tay nắm hờ cao bằng đầu, khuỷu tay gập góc vuông hơi xếtrước (Tư thế cầm chiêng) Tay phải thấp ngang người, bàn tay nắm, khuỷu tay gậpvuông góc Bàn tay phải ngửa đánh vào khuỷu tay trái (Núm chiêng) sau đó vẽ mộtvòng tròn nhỏ úp bàn tay đưa thẳng khuỷu tay sang bên cạnh Tiếp theo, lại vẽ mộtvòng tròn nhỏ ngửa bàn tay đánh vào, vẽ hai vòng tròn (vẽ hai vòng tròn giốngđộng tác vòng khăn của dân tộc Mông) Chân đứng nhún bật tại chỗ hoặc vừa đivừa nhún bật hoặc nhảy hất một chân ra sau, người hơi đổ về phía trước

+ Sát coong - Tây nguyên (Tính chất: Vui tươi, nhịp nhàng, khỏe

khoắn)

Phân tích động tác:

Hai tay để tư thế 6b (Một tay dơ lên cao, bàn tay ngang đầu - khuỷu taygập; Một tay gập trước ngực, hai bàn tay nắm hờ, vị trí tay để chếch về đằngtrước 45o Hai khuỷu tay hơi nâng lên rồi nhấn xuống theo nhịp bật hoặc đi rung

* Một số động tác nhảy:

- Nhảy đơn (Một mình trẻ thể hiện): Tùy sức sáng tạo và ý thích của trẻ

- Nhảy đôi (Trẻ nhảy cùng bạn): Hai trẻ có thể khoác tay nhau-tay còn

lại dơ cao vung những dải ruy băng hoặc khăn bung bay - chạy bật vòng trònquanh nhau lắc đầu sau đó đổi bên,

=> Thường áp dụng khi thể hiện vận động nhanh – mạnh với âm nhạc cótốc độ nhanh hơn ( Ví dụ: Với trò chơi “Nhảy múa cùng gió” tôi áp dụng khi âmnhạc nhanh - mạnh lên đến đỉnh điểm Đó là lúc có bão đến - những làn gió thổi

ào ào rất nhanh….thì các con cũng sẽ vận động nhảy đôi cùng nhau cũng rấtnhanh- khỏe và ngộ nghĩnh Chính sự nhanh nhẹn- khỏe khoắn và ngộ nghĩnhcủa các động tác nhảy đôi rất thu hút trẻ nên lúc này là thời điểm mang lại chonhiều niềm vui và hứng thú nhất)

Ngày đăng: 05/04/2022, 20:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Khảo sát thực trạng kĩ năng âm nhạc của trẻ 5-6 tuổi đầu năm. (Tổng số: 176 trẻ) - (SKKN CHẤT 2020) một số biện pháp làm sinh động trò chơi âm nhạc giúp trẻ 5 6 tuổi trường mầm non định trung phát triển khả năng âm nhạc
Bảng 1. Khảo sát thực trạng kĩ năng âm nhạc của trẻ 5-6 tuổi đầu năm. (Tổng số: 176 trẻ) (Trang 4)
Bảng 2. Đánh giá kết quả đạt được trên trẻ cuối năm học. (Tổng số: 176 trẻ ) - (SKKN CHẤT 2020) một số biện pháp làm sinh động trò chơi âm nhạc giúp trẻ 5 6 tuổi trường mầm non định trung phát triển khả năng âm nhạc
Bảng 2. Đánh giá kết quả đạt được trên trẻ cuối năm học. (Tổng số: 176 trẻ ) (Trang 17)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w