Bảng 2.3 Tóm tắt khoản mục doanh thu của công ty ABC
3.2.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
và cung cấp dịch vụ
Từ những thực trạng trong kiểm toán doanh thu như trên đã nêu, em xin đưa ra một vài giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm toán doanh thu trong kiểm toán BCTC tại công ty IFC-ACAGroup như sau:
Thứ nhất, giải pháp về việc phân bổ mức độ trọng yếu cho từng khoản mục trên BCTC trong bước lập kế hoạch kiểm toán.
Trước hết, KTV có thể xây dựng một bảng tính mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC, phân tích mức thấp nhất và cao nhất có thể chấp nhận được, và tùy từng công ty, từng trường hợp cụ thể mà sử dụng chỉ tiêu hợp lý. Tính mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC có thể áp dụng theo bảng sau:
Bảng 3.1: Bảng tính mức trọng yếu đối với toàn bộ BCTC S TT Chỉ tiêu Tỷ lệ % Số tiền Ước tính mức trọng yếu Thấp nhất Cao
nhất Tối thiểu Tối đa
1 Lợi nhuận trước thuế 4 8 a 4%*a 8%*a
2 Doanh thu thuần 0,4 0,8 b 0,4%*b 0,8%*b
3 TSCĐ và đầu tư dài hạn 1,5 2 c 1,5%*c 2%*c
4 Nợ ngắn hạn 1,5 2 d 1,5%*d 2%*d
5 Tổng tài sản 0,8 1 e 0,8%*e 1%*e
Mức ước lượng x
Lựa chọn mức trọng yếu là y
(Đây là bảng tính mức trọng yếu ước tính của KTV, được lập dựa trên kinh nghiệm lâu năm trong quá trình làm việc của KTV)
Việc lựa chọn mức ước lượng sẽ là mức thấp nhất có thể, tuy nhiên, KTV sẽ kết hợp với tính chất hoạt động kinh doanh và từng chỉ tiêu để lựa chọn cho hợp lý.
Sau đó, Các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán sẽ được chia ra làm ba nhóm khác nhau đi với hệ số 1, 2, 3. Trong đó, các khoản mục đi với hệ số 1 để chỉ nhóm các khoản mục có rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát là trung bình và cao, chi phí thu thập bằng chứng kiểm toán thấp. Nhóm đi với hệ số 2 là nhóm có rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát là thấp và trung bình, chi phí thu thập bằng chứng kiểm toán là trung bình. Nhóm các khoản mục đi với hệ số 3 là nhóm có rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát thấp, chi phí thu thập bằng chứng kiểm toán là cao.
Công thức để phân bổ mức ước lượng ban đầu về trọng yếu được các KTV sử dụng như sau:
Mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục A =
Ước lượng ban đầu về trọng yếu * Số dư của khoản mục A * Hệ số đi kèm Tổng số dư từng khoản mục
nhân với hệ số đi kèm
Do tính chất của khoản mục doanh thu và khoản phải thu, nên việc phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục doanh thu được được dựa trên kết quả từ việc phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục phải thu.
Cơ sở khoa học cho giải pháp này :
Theo giáo trình kiểm toán của trường Học viện tài chính: Cơ sở của việc tiến hành phân bổ là bản chất của các khoản mục, đánh giá về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, kinh nghiệm kiểm toán của KTV và chi phí kiểm toán đối với từng khoản mục. Trong thực tế, rất khó dự đoán về khả năng xảy ra sự sai sót cũng như chi phí kiểm toán cho từng khoản mục, nên công việc này mang tính chủ quan và đòi hỏi sự xét đoán nghề nghiệp của KTV .
Do đó, việc áp dụng phương pháp phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục doanh thu là rất cần thiết.
Điều kiện áp dụng :
Tại IFC-ACAGroup có nguồn nhân lực trẻ, năng động, có kiến thức căn bản, khả năng tiếp cận phương pháp mới nhanh, hiệu quả và giám đốc kiểm toán giàu kinh nghiệm nên việc áp dụng một mô hình phân bổ mức trọng yếu nêu trên là hoàn toàn có thể thực hiện được. Với giải pháp đưa ra, việc phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục doanh thu sẽ được thực hiện chính xác hơn, cụ thể hơn và ít dựa vào xét đoán nghề nghiệp hơn
Trên đây là một trong các cách phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục được một số công ty kiểm toán Việt Nam sử dụng.
Thứ hai, giải pháp cho việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Thực tế Công ty IFC-ACAGroup đã thực hiện công tác tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như hoạt động kinh doanh của khách hàng còn có những hạn chế mà nguyên nhân chủ yếu là do hầu hết các hợp đồng kiểm toán được ký kết sau khi kết thúc niên độ kế toán, thời gian thực hiện kiểm toán bị giới hạn bởi yêu cầu của khách hàng. Mặt khác, nếu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong thời điểm này có thể không chính xác khi doanh nghiệp mới thiết lập các thủ tục kiểm soát nội bộ, hoặc có những thay đổi khác...
Những thông tin được KTV tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng được lưu rất ít vào hồ sơ kiểm toán, chủ yếu chỉ là một số giấy tờ có liên quan như: Bản sao điều lệ hoạt động, quy chế quản lý tài chính, cơ cấu tổ chức bộ máy, các Báo cáo tài chính, Biên bản họp Hội đồng quản trị.... Ngoài ra, đây cũng là lý do
khiến KTV khó nắm bắt nhanh chóng và thấu đáo những đặc trưng về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, do đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian, tiến độ công việc và hiệu quả của cuộc kiểm toán.
IFC-ACAGroup nên lập bảng hỏi để đánh giá rủi ro kiểm soát cho khoản mục doanh thu, ví dụ trong kiểm toán khoản mục doanh thu tại khách hàng ABC, KTV có thể sử dụng bảng hỏi như sau:
Bảng 3.2: Bảng câu hỏi đáng giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với khoản mục doanh thu của công ty ABC
Câu hỏi Có Không
1. Công ty có gửi đơn chào hàng và thông báo giá cho khách hàng trước không? 2. Giá bán có thể bị thay đổi không?
3. Công ty có chính sách giảm giá, chiết khấu thương mại không?
4. Các lô hàng bán xuất đi có đúng kế hoạch đã ký với khách hàng không? 5. Khi xuất bán một lô hàng, có phê chuẩn của người có thẩm quyền không?
6. Công ty có chính sách hoa hồng hoặc khuyến khích cho nhân viên bán hàng theo doanh số không?
7. Bộ phận bán hàng có độc lập với kế toán bán hàng không?
8. Công ty có dễ dàng nhận biết được sự thông đồng giữa bộ phận bán hàng và người mua hàng không?
9. Có nguy cơ nào xảy ra đối với hàng trên đường vận chuyển đến cho khách hàng hay không?
Hơn nữa, các thông tin có được từ phỏng vấn KTV không lấy xác nhận bằng văn bản và không được lưu vào hồ sơ kiểm toán. KTV chưa thực hiện việc tổng hợp các thông tin thu thập được dưới dạng tóm tắt, chắt lọc những thông tin quan trọng, khái quát nhất về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng để làm bằng chứng đánh giá cũng như làm tài liệu lưu trữ cho các kỳ kiểm toán sau. Chính vì vậy, đến kỳ kiểm toán sau, nếu công việc kiểm toán được phân công cho người khác thực hiện thì KTV kế nhiệm sẽ phải tốn nhiều thời gian và công sức để tìm hiểu lại các thông tin đã có
Như vậy, các kỹ thuật tìm hiểu Hệ thống kiểm soát nội bộ cần được mở rộng để đáp ứng nhu cầu kiểm toán và nâng cao chất lượng kiểm toán của IFC- ACAGroup. Trên cơ sở những thông tin thu thập được, KTV nên tóm tắt lại toàn bộ những thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ dưới dạng Bảng tường thuật, Bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ hoặc Lưu đồ tuỳ theo từng trường hợp cụ thể và lưu
trữ vào hồ sơ kiểm toán. Điều đó không chỉ nhằm mục đích đạt được sự hiểu biết để đánh giá độ tin cậy của Hệ thống kiểm soát nội bộ mà còn hướng tới việc hình thành các ý kiến tư vấn cho khách hàng.
Nếu trường hợp Hệ thống kiểm soát nội bộ giản đơn mà KTV nên sử dụng Bảng tường thuật. Bên cạnh đó, KTV có thể sử dụng Bảng câu hỏi khi tiến hành tiếp xúc, phỏng vấn với Ban giám đốc hay nhân viên của khách hàng. Bảng câu hỏi là một hệ thống các câu hỏi được thiết kế sẵn dưới dạng trả lời “Có” hay “Không”. Các câu trả lời “Không” sẽ cho thấy những nhược điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ. Ngoài ra, Bảng câu hỏi có thể được dùng như một chương trình kiểm tra chi tiết hệ thống kiểm soát nội bộ qua các tham chiếu.
Cơ sở khoa học của giải pháp:
Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 : ” Hệ thống kiểm soát nội bộ: Là các qui định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các qui định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị. Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát”.
Việc tìm hiểu về hệ thống kiếm soát nội bộ cũng được quy định trong chuẩn mực kiểm toán Viêt Nam số 400 như sau:” Hiểu biết hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán.
Trong phạm vi kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán viên chủ yếu quan tâm đến các chính sách, thủ tục của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ có liên quan đến cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính. Việc tìm hiểu hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán và việc đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát sẽ giúp cho kiểm toán viên:
- Xác định được phạm vi kiểm toán cần thiết đối với những sai sót trọng yếu có thể tồn tại trong báo cáo tài chính;
- Xem xét những nhân tố có khả năng gây ra sai sót trọng yếu;
- Xây dựng các thủ tục kiểm toán thích hợp.
Khi tìm hiểu hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ để lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên sẽ hiểu biết được việc thiết kế và thực hiện của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Điều đó giúp cho kiểm toán viên xác định được khối lượng các nghiệp vụ kinh tế tài chính cần được kiểm tra cũng như việc thiết lập các thủ tục kiểm tra cần thiết”.
Điều kiện áp dụng:
Đây là mô hình bảng hỏi được sử dụng khá phổ biến tại các công ty kiểm toán lớn, nhỏ. Mô hình này đơn giản tiện sử dụng cho KTV cũng như khách hàng của các công ty kiểm toán, đặc biệt là công ty IFC-ACAGroup với khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những câu hỏi cụ thể giúp khách hàng trả lời rõ ràng hơn và KTV có thể đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ thông qua câu trả lời cũng như thái độ trả lời của khách hàng. Do tích chất và tác dụng của bảng hỏi này, giái pháp sử dụng bảng hỏi trong thực hiện tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục doanh thu tại công ty IFC-ACAGroup là hoàn toàn thực hiện được.
Thứ ba,giải pháp để thống nhất và hoàn thiện hệ thống giấy tờ làm việc nhằm mục đích lưu hồ sơ kiểm toán. Việc sử dụng giấy tờ làm việc của KTV là chưa thống nhất, như KTV (A) thì sử dụng giấy tờ làm việc bằng tiếng Việt trong khi KTV (B) thì sử dụng giấy tờ làm việc bằng tiếng anh. Việc sử dụng giấy tờ làm việc không thống nhất ngôn ngữ sẽ gây khó khăn cho những người thực hiện kiểm toán năm sau khi đọc hồ sơ kiểm toán, vì giấy tờ làm việc của các KTV sẽ được lưu kèm với khoản mục KTV làm trong hồ sơ kiểm toán năm. Như vậy, cần thống nhất về ngôn ngữ sử dụng trong giấy tờ làm việc, nếu sử dụng bằng tiếng anh, IFC-ACAGroup cần đồng nhất trình độ ngoại ngữ của toàn bộ các KTV từ khi tuyển dụng và đào tạo để đảm bảo mọi KTV đều có thể sử dụng các tài liệu bằng tiếng Anh.
Cơ sở khoa học áp dụng giải pháp:
Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 230 thì :” Kiểm toán viên được phép sử dụng các mẫu biểu, giấy tờ làm việc, các bảng phân tích và các tài liệu khác của
khách hàng, nhưng phải bảo đảm rằng các tài liệu đã được lập một cách đúng đắn”. Các tài liệu được lập đúng đắn cả về nội dung và hình thức.
Vậy, để hồ sơ kiểm toán được lập đúng đắn cần sử dụng giấy tờ làm việc để lưu hồ sơ theo mẫu thống nhất và sử dụng ngôn ngữ thống nhất.
Điều kiện áp dụng:
IFC-ACAGroup là công ty kiểm toán Việt Nam, khách hàng chính của công ty chủ yếu là những doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp liên doanh nước ngoài, hồ sơ kiểm toán nhằm phục vụ cho KTV tham khảo khi tiến hành kiểm toán, do đó việc sử dụng giấy tờ làm việc thống nhất theo mẫu chung và sử dụng ngôn ngữ viết là tiếng Việt sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình tham khảo.
Thứ tư, kiến nghị về vấn đề nhân lực và bố trí kiểm toán viên trong từng hợp đồng kiểm toán. Do những áp lực về thời gian, độ dày của các hợp đồng kiểm toán trong mùa kiểm toán đã ảnh hưởng đến việc phân bố nhân lực cho các hợp đồng kiểm toán. Việc phân công các trưởng nhóm kiểm toán là những KTV mới có kinh nghiệm khoảng 2 năm trong nghề sẽ làm tăng rủi ro cho cuộc kiểm toán, do kinh nghiệm chưa nhiều và việc đảm nhận những phần hành kiểm toán khó, chứ đựng nhiều rủi ro sẽ không hợp lý. Công ty nên có những chính sách để đào tạo nhân viên cũ và thu hút nhân viên mới, nhất là những người có kinh nghiệm để bổ sung cho đội ngũ nhân viên còn rất trẻ về tuổi đời và tuổi nghề của mình.
3.3 Những điều kiện để hoàn thiện quy trình kiểm toán Doanh thu và cung cấp dịch vụ tại công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính IFC-ACA Group