1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích tác động tích cực và tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại

14 1,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,6 MB

Nội dung

Phân tích tác động tích cực và tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại Phân tích tác động tích cực và tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại Phân tích tác động tích cực và tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại Phân tích tác động tích cực và tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC – KỸ

THUẬT HIỆN ĐẠI 1

1 Khái niệm 1

2 Nguồn gốc của cuộc cách mạng Khoa học – Kỹ thuật hiện đại 2

3 Thành tựu Khoa học – Kỹ thuật trong các giai đoạn của cuộc cách mạng khoa

học kĩ thuật hiện đại 3

3.1 Cách mạng Khoa học – Kỹ thuật: Giai đoạn I……… 3

3.2 Cách mạng Khoa học – Kỹ thuật: Giai đoạn II 4

II PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC CỦA CUỘC CÁCH

MẠNG KHOA HỌC KĨ THUẬT HIỆN ĐẠI 7

1 Tác động tích cực của cuộc cách mạng Khoa học – Kỹ thuật hiện đại 7

2 Tác động tiêu cực của cuộc cách mạng Khoa học – Kỹ thuật hiện đại 10

III MỘT VÀI GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU NHỮNG MẶT

TIÊU CỰC CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC KĨ THUẬT HIỆN ĐẠI 11

KẾT LUẬN 12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 2

MỞ ĐẦU

Trong tiến trình phát triển của nhân loại, khoa học đóng vai trò ngày càng to

lớn Sự phát triển của khoa học gắn liền với sản xuất và là động lực mạnh mẽ thúc

đẩy sản xuất phát triển Ngày nay, khoa học phát triển và đạt được nhiều thành tựu

to lớn Khi mà con người đã trải qua ba cuộc đại cách mạng công nghiệp lần thứ

nhất, lần thứ hai và lần thứ ba thì khoa học trở thành nguyên nhân trực tiếp của

nhiều biến đổi to lớn trong sản xuất, trong đời sống và trở thành “lực lượng sản

xuất hàng đầu”, là yếu tố không thể thiếu được để làm cho lực lượng sản xuất có

động lực để tạo nên những bước phát triển nhảy vọt tạo thành cuộc cách mạng khoa

học và kỹ thuật hiện đại Có thể nói rằng: “Khoa học và kỹ thuật hiện đại là đặc

trưng cho lực lượng sản xuất hiện đại” bởi sự phát triển của kinh tế xã hội trong

thời đại ngày nay đã khẳng định: “Phát triển xã hội hội không thể dựa trên nền

tảng vững chắc của khoa học- kỹ thuật hiện đại”

Nhận thức được tầm quan trọng của cuộc cách mạng Khoa học – Kỹ thuật

hiện đại, để nghiên cứu cuộc cách mạng này rõ hơn, em mạnh dạn chọn đề tài số

05: “Phân tích tác động tích cực và tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật

hiện đại” làm đề tài cho bài thi của mình.

NỘI DUNG

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC – KỸ

THUẬT HIỆN ĐẠI

1 Khái niệm

Khoa học là một khái niệm thể hiện ở nhiều nội dung khác nhau: khoa học là

một hình thái ý thức xã hội, là một công cụ nhận thức; khoa học là một lĩnh vực

hoạt động xã hội; khoa học là một hệ thống tri thức của nhân loại được thể hiện

bằng những khái niệm, phán đoán, học thuyết…Tuy nhiên định nghĩa cho rằng

1

Trang 3

khoa học là một hệ thống chỉnh thể các tri thức của tiến trình lịch sử xã hội được

coi là định nghĩa đầy đủ nhất dưới góc độ lịch sử phát triển của khoa học

Kỹ thuật trước hết là tập hợp tri thức gắn liền và tương ứng với một tập hợp

kỹ thuật (Như máy móc, thiết bị, phương tiện…) bao gồm các tri thức về phương

pháp, kỹ năng, bí quyết, kinh nghiệm…được sử dụng theo một quy trình hợp lý để

vận hành, tập hợp kỹ thuật đó, tác động vào đối tượng lao động tạo ra sản phẩm

phục vụ cho nhu cầu của con người

Trong lịch sử khoa học, cuộc cách mạng khoa học là một giai đoạn phát sinh

nhiều ý tưởng mới về vật lý, thiên văn, sinh học, giải phẫu học, hóa học, và các

ngành khoa học khác dẫn tới sự loại bỏ các chủ nghĩa học thuyết đã được đưa ra từ

thời Hy Lạp cổ đại đến thời Trung cổ và đặt nền móng cho khoa học hiện đại

Cách mạng Khoa học – Kỹ thuật (KHKT) là một quá trình thay đổi căn bản

của hệ thống kiến thức về KHKT diễn ra trong mối quan hệ khăng khít với quá

trình phát triển của xã hội loài người

2 Nguồn gốc của cuộc cách mạng Khoa học – Kỹ thuật hiện đại

Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật thế kỷ XX bắt nguồn từ những nhu cầu

càng lúc càng tăng cao của con người trong suốt tiến trình lịch sử trong khi sức lực

và khả năng (sinh học) của con người có hạn không thể đáp ứng tất cả các nhu cầu

ngày càng tăng, đồng thời tài nguyên thiên nhiên, vật liệu tự nhiên về số lượng và

tính chất cũng có giới hạn, không thể đáp ứng những yêu cầu mới nảy sinh trong

cuộc sống Hơn thế nữa, trong cuộc sống hiện đại, các vấn đề về cạn kiệt tài nguyên

thiên nhiên, bùng nổ dân số, chiến tranh càng ngày càng cấp bách đòi hỏi những

bước phát triển kịp thời của kỹ thuật, công nghệ để khắc phục những khó khăn và

đáp ứng các đòi hỏi ngày càng đắt đỏ của nhân loại

Trang 4

Ngoài ra, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật từ giữa thế kỷ XX cũng đã có

nền tảng vững chắc từ những phát triển mang tính bước ngoặt về khoa học từ cuối

thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, như lý thuyết nguyên tử hiện đại, cấu trúc về nguyên

tử, thuyết tương đối và các thành tựu nổi bật khác trong vật lý, sinh học, hóa học,

Rất nhiều các phát minh lớn của thế kỷ XX như bán dẫn, tia laser, năng lượng hạt

nhân, máy tính điện tử, đều có liên quan đến những thành tựu khoa học này

Cũng cần phải kể đến hai sự kiện mang tính bước ngoặt có tác dụng thúc đẩy

việc đi sâu vào nghiên cứu khoa học Thứ nhất, đó là cuộc Chiến tranh thế giới lần

thứ hai (1939-45), nó đặt ra yêu cầu phát triển các phương tiện chiến tranh tối tân

hơn nhằm nâng cao tính cơ động, xây dựng mạng lưới chỉ huy và thông tin liên lạc

hiệu quả (ra đa) cùng những vũ khí có sức sát thương lớn (bom nguyên tử, tên lửa)

Và thứ hai, đó là cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973 đã gây ra sự khủng hoảng toàn

diện về cả kinh tế lẫn chính trị, đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết trong đó có

việc đẩy mạnh nghiên cứu khoa học - kỹ thuật theo chiều sâu nhằm giải quyết

khủng hoảng và tiếp tục phát triển

Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại có thể được chia ra làm hai giai

đoạn Giai đoạn thứ nhất bắt đầu từ thập niên 1940 tới giữa thập niên 1970 Giai

đoạn thứ hai bắt đầu từ những năm 1970 đến nay, với đặc điểm khoa học kỹ thuật

phát triển theo chiều sâu thay vì chiều rộng, trọng tâm đặt nhiều về việc phát triển

về nghiên cứu các loại công nghệ và cách mạng về công nghiệp được nâng lên

hàng đầu

3 Thành tựu Khoa học – Kỹ thuật trong các giai đoạn của cuộc cách mạng

khoa học kĩ thuật hiện đại

3.1 Cách mạng Khoa học – Kỹ thuật: Giai đoạn I

Cuộc Cách mạng Khoa học – Kỹ thuật diễn ra rất sôi động, phù hợp với thời

kỳ phục hồi và phát triển kinh tế đã bị tàn phá và kiệt quệ sau chiến tranh của nhiều

3

Trang 5

nước (trừ Hoa Kỳ) Những thành tựu khoa học được nghiên cứu, phát minh trong

thời gian chiến tranh đã được hoàn thiện và ứng dụng vào sản xuất cũng, như đời

sống để sản xuất ra nhiều của cải vật chất, bù đắp những thiệt hại do chiến tranh

gây ra Điều đó đã làm cho nền kinh tế thế giới phát triển mạnh theo chiều rộng, tập

trung vào các hướng chủ yếu: Tăng cường khai thác các nguồn năng lượng, mở

rộng các cơ sở nguyên vật liệu; Tăng cường cơ khí hóa, nâng cao năng suất lao

động; Chú trọng phát triển các ngành sản xuất truyền thống sử dụng nhiều nguyên

liệu như: luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất và dệt; Mở rộng phạm vi nghiên cứu

ra các đại dương và khoảng không vũ trụ; Nghiên cứu ứng dụng di truyền học như

kỹ thuật gen để nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi nhằm tăng sản lượng

lương thực, thực phẩm

Nhờ vậy, khối lượng các sản phẩm hàng hóa tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng

nền kinh tế thế giới trung bình năm khá cao (khoảng 5 – 6%) Nguồn của cải vật

chất dồi dào đã làm cho đời sống của nhân dân nhiều nước được cải thiện

Nhưng sự phát triển với tốc độ nhanh của nền kinh tế theo chiều rộng trong

giai đoạn này, đặc biệt là sản xuất công nghiệp với cường độ và quy mô lớn đòi hỏi

khối lượng nguyên, nhiên liệu lớn, dẫn đến tình trạng suy kiệt các tài nguyên, ô

nhiễm môi trường Thập kỷ 70 đã xảy ra cuộc khủng hoảng năng lượng và nguyên

liệu, giá các loại nguyên vật liệu cũng như nhân công tăng rất cao, sự cạnh tranh thị

trường giữa các nước công nghiệp diễn ra khốc liệt

Trước tình trạng đó, buộc các nước phải chuyển hướng sang phát triển bền

vững, phát triển kinh tế tri thức, tăng cường sử dụng KHKT nhiều hơn vào việc đổi

mới nền sản xuất, phát triển các ngành công nghệ mới nhằm giảm bớt sự tiêu hao

các nguyên vật liệu và nhân công lao động, tạo được nhiều sản phẩm có năng suất

cao, chất lượng tốt, giá thành hạ Do vậy, cuộc Cách mạng Khoa học – Kỹ thuật

hiện đại chuyển sang giai đoạn II

Trang 6

3.2 Cách mạng Khoa học – Kỹ thuật: Giai đoạn II

Tiếp tục những kết quả nghiên cứu của giai đoạn trước, trong giai đoạn này

cuộc Cách mạng Khoa học – Kỹ thuật nhằm vào các hướng nghiên cứu chính sau:

Thay thế và giảm bớt việc sử dụng các nguồn năng lượng, nguyên vật liệu truyền

thống Các nguồn năng lượng truyền thống vẫn được sử dụng trong sản xuất gồm:

than đá, dầu mỏ, khí đốt… Các nguồn năng lượng này đều thuộc các loại tài

nguyên có khả năng cạn kiệt Việc khai thác chúng ngày càng trở nên khó khăn, tốn

kém và các nguồn tài nguyên này đang bị suy kiệt Thêm vào đó, việc sử dụng các

loại năng lượng truyền thống lại gây ra tình trạng hiệu ứng nhà kính, làm cho Trái

Đất nóng lên và ô nhiễm môi trường

Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã và đang tăng cường phát triển các nhà

máy điện chạy bằng năng lượng nguyên tử để thay thế cho các nhà máy nhiệt điện

Ở một số nước, nguồn điện mới này đã chiếm tới 50% tổng sản lượng điện (như ở

Pháp) Những năm gần đây, công nghệ nano được nghiên cứu và ứng dụng trong

nhiều lĩnh vực, đặc biệt vào việc chế tạo, xây dựng các nhà máy điện năng lượng

nguyên tử để nâng cao độ an toàn của các thiết bị, tạo ra nguồn năng lượng sạch

(Pháp là nước đi đầu trong lĩnh vực này) Kế hoạch của Việt Nam năm 2020 sẽ có

nhà máy điện năng lượng nguyên tử đầu tiên đi vào vận hành

Song song với việc phát triển điện nguyên tử, các nhà khoa học và các nước

cũng đang tăng cường nghiên cứu, ứng dụng việc sử dụng các nguồn năng lượng

của thủy triều, gió, năng lượng Mặt Trời, nhiệt trong lòng đất… Việc giảm bớt mức

tiêu thụ năng lượng, nguyên vật liệu còn có nhiều thành cồng trong việc chế tạo ra

các loại phương tiện, thiết bị, máy móc sử dụng ít nguyên liệu truyền thống và

giảm tiêu hao năng lượng, hoặc sử dạng năng lượng mới không gây ô nhiễm…

Ngoài ra cũng đạt được nhiều thành tựu trong nghiên cứu và sử dụng các loại

nguyên vật liệu nhân tạo mới, có tính năng tốt hơn như: hợp kim, chất dẻo, sợi thủy

5

Trang 7

tinh, các chất tổ hợp, các chất gốm sứ chịu áp lực cao, các chất bán dẫn, siêu dẫn…

giúp cho việc giảm mức tiêu thụ các loại nguyên, nhiên vật liệu, giải quyết các vấn

đề phức tạp trong công nghệ và kinh doanh

Tăng cường tự động hóa trong sản xuất công nghiệp và nhiều ngành kinh tế

Để tăng cường tự động hóa đã có nhiều nghiên cứu, ứng dụng nhằm chế tạo

ra các thiết bị hiện đại như máy tính điện tử, máy điều khiển số, người máy (rôbôt)

… Nhờ đó mà có thể sản xuất ra nhiều loại sản phẩm ngày càng hoàn thiện hơn

Những kết quả này đã góp phần giảm bớt hoặc thay thế cho người lao động trong

những công việc đơn giản, công việc nặng nhọc hoặc nguy hiểm để tăng cường

nguồn lao động có kỹ thuật cao

Phát triển nhanh và không ngừng hoàn thiện kỹ thuật điện tử và tin học viễn thông

Đây là những ngành mới, nhưng có vai trò quan trọng, chi phối toàn bộ

phương tiện kỹ thuật hiện đại Nhờ đó, có thể phát huy tốt nhất sức mạnh và trí tuệ

của con người, rút ngắn được khoảng cách về thời gian và không gian trong thu

thập, xử lý thông tin, liên lạc cũng như trong nhiều lĩnh vực khác

Phát triển công nghệ sinh học để có những sản phẩm mới, năng suất cao, chất

lượng tốt

Các ngành công nghệ sinh học được phát triển trên cơ sở những khám phá,

phát minh trong lĩnh vực sinh vật học, di truyền học như kỹ thuật gen, kỹ thuật nuôi

cấy tế bào, công nghệ vi sinh…

Sự phát triển các ngành công nghệ này đã mở ra những triển vọng to lớn cho

ngành nông nghiệp và đối với sự sống của con người, như việc nhân bản tế bào,

xây dựng sơ đồ gen, men vi sinh, nuôi cấy mô… Kết quả giúp cho con người tạo ra

nhiều vật chất mới, giảm sự phụ thuộc của con người vào tự nhiên, tăng khả năng

chữa được nhiều bệnh nan y… Phát triển công nghệ môi trường bởi loài người sử

Trang 8

đụng ngày càng nhiều nguyên, nhiên liệu và xả vào môi trường ngày càng nhiều

chất thải Ô nhiễm môi trường do các chất thải trở thành vấn đề đối mặt của các

quốc gia và toàn thế giới Vì vậy, những thập kỷ gần đây có nhiều nghiên cứu, ứng

dụng vào việc xử lý, tái chế các chất thải Những nước công nghiệp phát triển đã

tăng cường phát triển công nghệ này như: CHLB Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Thụy

Sỹ…

II PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC CỦA CUỘC CÁCH

MẠNG KHOA HỌC KĨ THUẬT HIỆN ĐẠI

1 Tác động tích cực của cuộc cách mạng Khoa học – Kỹ thuật hiện đại

Cuộc Cách mạng KHKT đưa loài người đến một nền văn minh mới Cuộc

Cách mạng KHKT đã và đang đưa loài người chuyển sang một nền văn minh mới,

được gọi với nhiều tên: “Nền văn minh hậu công nghiệp”, “Nền văn minh truyền

tin”… Ở nền văn minh này, con người có thể phát huy cao độ năng lực sáng tạo

trong sản xuất, đời sống, phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống

Những thành tựu to lớn của cuộc Cách mạng KHKT đã làm thay đổi cơ bản

các nhân tố sản xuất và đời sống như: máy móc, thiết bị, công nghệ, năng lượng,

nguyên liệu, thông tin, y học, các giống cây trồng, vật nuôi… Nhờ vậy, trong hơn

60 năm từ sau Thế chiến thứ hai, con người đã tạo ra lượng của cải vật chất nhiều

hơn tất cả các thế hệ trước kia cộng lại

Cách mạng thông tin giúp con người liên kết chặt chẽ hơn, giao tiếp dễ dàng

hơn Giúp phơi bày những thông tin mà trong quá khứ có thể dễ dàng bị các chế độ

độc tài triệt hạ Cuộc Cách mạng KHKT đã làm thay đổi căn bản phương thức lao

động của con người Nhờ những phát minh, sáng chế ra nhiều loại máy móc, thiết bị

hiện đại, con người trong các ngành sản xuất được chuyển từ lao động thể lực sang

hình thức lao động có văn hóa và có KHKT Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách

mạng KHKT đòi hỏi người lao động phải được đào tạo và tự đào tạo, không ngừng

7

Trang 9

nâng cao trình độ văn hóa, kỹ năng nghề nghiệp và trình độ KHKT công nghệ.

Nguồn lao động có trình độ KHKT và kỹ năng nghề nghiệp cao là nhân tố quan

trọng, quyết định nhất để phát triển nền kinh tế tri thức của các quốc gia

Cách mạng KHKT làm thay đổi cơ cấu kinh tế quốc dân Thay đổi cơ cấu

các ngành kinh tế Các ngành thuộc khu vực I bao gồm : nông, lâm, ngư nghiệp có

xu hướng giảm tỷ lệ lao động và tỷ trọng trong tổng thu nhập quốc nội (Gross

Domestic Production – GDP) ở cả các nước phát triển và các nước đang phát triển

Hiện nay, ở các nước phát triển G8 tỷ lệ lao động trong nông nghiệp chỉ còn chiếm

từ 1 – 2% tổng số lao động, và giá trị thu nhập của ngành này chỉ còn chiếm từ 1 –

4% GDP Các ngành thuộc khu vực II bao gồm các ngành công nghiệp có xu hướng

tăng nhanh trong tỷ trọng GDP, cơ cấu các ngành ngày càng đa dạng và thay đổi

nhanh Ở nhiều nước phát triển, những năm 50 phát triển các ngành điện lực, công

nghiệp khai thác mỏ, luyện kim, cơ khí chế tạo máy, công nghiệp hóa dầu; những

năm 60 phát triển công nghiệp điện tử, công nghiệp vũ trụ, hóa chất ; những năm

70 phát triển công nghiệp tự động hóa (người máy), hàng không vũ trụ, dệt sợi

nhân tạo; từ năm 1980 đến nay phát triển các ngành tin học viễn thông, kỹ thuật vi

điện tử, công nghệ sinh học, công nghệ môi trường, công nghiệp hàng không vũ

trụ…

Trong nửa thế kỷ qua, việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế và tạo ra công

ăn việc làm luôn luôn đứng ở vị trí cao trong trong danh mục những ưu tiên hàng

đầu của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển Kết quả của

nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã cho thấy rằng ít nhất một nửa

mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu là nhờ những tiến bộ khoa học-kỹ thuật đem lại

thông qua việc chúng góp phần làm tăng thêm hiệu quả đầu tư của các nguồn vốn

và năng suất lao động xã hội cũng như tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới thoả mãn

nhu cầu ngày càng cao của xã hội Chính vì vậy khoa học và kỹ thuật đóng vai trò

rất lớn trong các chiến lược tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển va đang

Trang 10

phát triển Sự thành công của các nước trong việc đạt tới những mục tiêu về khoa

học kỹ thuật để tạo ra tăng trưởng kinh tế đã tác động trực tiếp tới sức cạnh tranh

và dẫn tới kết quả là làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế Khi nền kinh tế phát triển,

đời sống nhân dân được nâng cao, nhiều dịch vụ phục vụ con người cũng phát triển

theo như: y tế, chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, văn hóa nghệ thuật, thể thao, vui chơi

giải trí, du lịch…

Cuộc Cách mạng KHKT hiện dại cũng đã làm thay đổi cơ cấu sản phẩm.:

Năng lượng, nguyên liệu, vật tư, lao động thể lực và thời gian để tạo ra sản phẩm

có xu hướng giảm Trong các quá trình sản xuất, các yếu tố tự động hóa, đơn giản

hóa, tiêu chuẩn hóa (giảm thiểu tác động tới mỏi trường), chi phí cho môi trường và

cho dịch vụ, lao động có KHKT, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ được

tăng cường Thay đổi cơ cấu lao động Trong những thập kỷ gần đây, do tốc độ phát

triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng KHKT nên phát triển nền kinh tế tri thức trở

thành xu hướng và mục tiêu phát triển ở nhiều quốc gia

Cuộc Cách mạng KHKT làm thay đổi phân bố sản xuất: Nhờ các phát minh,

sáng kiến, một số loại nguyên liệu, năng lượng mới được sử dụng, nhiều ngành sản

xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao phát triển đã làm cho nhiều vùng

hoang vắng trở thành những trung tâm công nghiệp, kinh tế sầm uất như vùng phía

đông nam Hoa Kỳ, vùng phía đông nam nước Pháp, vùng phía tây nam Trung

Quốc, vùng phía nam Ấn Độ… Cuộc Cách mạng KHKT đã góp phần nâng cao chất

lượng cuộc sống của nhân dân ở nhiều quốc gia trên quy mô toàn cầu Nhờ những

thành tựu nghiên cứu và ứng dụng của Cách mạng KHKT trong sản xuất cũng như

đời sống nên đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân ở hầu hết các quốc

gia đều tăng

Các nước ngày càng phụ thuộc vào nhau Cuộc Cách mạng KHKT làm cho

các nước ngày càng bị phụ thuộc vào nhau về vốn, nguyên, nhiên liệu, lao động và

9

Ngày đăng: 05/04/2022, 11:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w