1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình Truyền thông và vận động xã hội (Nghề Công tác xã hội - Trình độ Trung cấp) - CĐ GTVT Trung ương I

104 25 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 17,69 MB

Nội dung

Giáo trình Truyền thông và vận động xã hội (Nghề Công tác xã hội - Trình độ Trung cấp) cung cấp cho người học các kiến thức: Lập kế hoạch truyền thông; Truyền thông cổ động trực quan; Truyền thông bằng ngôn ngữ nói; Truyền thông bằng ngôn ngữ viết; Truyền thông bằng nghệ thuật; Xây dựng chương trình phát triển văn hóa quần chúng ở tuyến cơ sở. Mời các bạn cùng tham khảo.

Trang 1

BO GIAO THONG VAN TAI

TRUONG CAO BANG GIAO THONG VAN TAI TRUNG UONG |

0

TRINH DO TRUNG CAP

NGHỀ: CÔNG TÁC XÃ HỘI

Ban hành theo Quyết định số 1955/QĐ-CĐGTVTTWI-ĐT ngày 21/12/2017

Trang 3

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI -

TRƯỜNG CAO ĐĂNG GIAO THÔNG VẬN TẢI TW I

GIÁO TRÌNH

TRUN THƠNG VÀ VẬN ĐỘNG XÃ HỌI (Lưu hành nội bộ)

Trang 4

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU

PHẦN A: TRUYỀN THÔNG

Bài 1: Những vấn đề chung về phát triển văn hóa cộng đồng 1 Khái quát về phát triển văn hóa cộng đồng

1.1 Khái niệm của truyền thông trong vận động xã hội 2 Phương pháp vận động phát triển văn hoá cộng đồng

2.1 Các khái niệm:

2.2 Phương pháp vận động phát triển văn hoá cộng đồng

3 Quản lý Nhà nước về truyền thông và phát triển văn hóa cộng đồng 3.1 Quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông

3.2 Sự phát triển của báo chí điện tử và truyền thông xã hội 3.3 Tổ chức xây dựng lực lượng truyền thông cổ động trực quan

4 Tuyên truyền bằng ngôn ngữ nói a Tim hiểu tâm lý và đặc điểm đối tượng

b Lựa chọn nội dung và chất lượng thông tin

5 Tuyên truyền bằng ngôn ngữ viết (biên tập tin) 5.1 Khái niệm tin tức ˆ 11 11 12 18 18 18 30 30 30 31 34 34

VAI TRÒ CỦA TIN TỨC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI: SỰ XUẤT HIỆN CỦA TIN GẮN LIỀN VỚI NHU CẦU NHẬN THỨC CÁI MỚI CỦA CON NGƯỜI, GIÚP CON NGƯỜI HIỂU BIẾT VỀ THẾ GIỚI MÀ HỌ ĐANG SỐNG VÀ THÔNG QUA ĐÓ, GIÚP HỌ HÀNH ĐỘNG PHÙ HỢP VỚI NHỮNG LỢI ÍCH VÀ SỰ TỒN TẠI CỦA CHÍNH BẢN THÂN HỌ

5.3 Các bước tuyên truyền bằng ngôn ngữ viết 6 Tuyên truyền nghệ thuật

6.1 Một số vến đề chung về phương pháp truyền thông a Phương pháp truyền thông trực tiếp:

b Phương pháp truyền thông gián tiếp

6.2 Phương pháp thực hiện truyền thông nghệ thuật

BÀI 3: THỰC HÀNH CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG

1 Thực hành về phương pháp tuyên truyền cổ động trực quan trong phát triển văn hoá cộng đồng

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Truyền thông và vận động xã hội là Mô đun chuyên môn nghề quan trọng trong chương trình đào tạo trung câp nghê công tác xã hội liên quan đên rèn luyện kỹ năng của nhân viên xã

hội

Điều tra xã hội học là một môn học bắt buộc nằm trong chương trình đào tạo nghề

Công tác xã hội trình độ trung cấp

Môn học này là công cụ hỗ trợ đắc lực cho sinh viên nghề Công tác xã hội thực hiện được các công việc thực tế khi đi làm Nó giúp cho nhân viên Công tác xã hội có được những thông tin, kiến nghị, đề xuất cần thiết đối với thân chủ, nhóm xã hội và cộng

đồng qua đó giải quyết tốt công việc của mình Vậy Điều tra xã hội học là gì? Điều tra dé làm gì? Có những phương pháp gì đề điều tra? Sẽ được trình bày trong giáo trình nội bộ

môn học Điều tra xã hội học

Giáo trình Truyền thông và vận động xã hội được biên soạn theo chương trình đào tạo trình độ cao đẳng nghề nghề Công tác xã hội đã được phê duyệt

Giáo trình gồm có 4 chương:

CHƯƠNG |: MOT SO VAN DE CHUNG VE DIEU TRA XA HOI HOC CHUONG 2: CAC GIAI DOAN DIEU TRA XA HOI HOC

CHƯƠNG 3: MOT SO PHUONG PHAP CO BAN CUA DIEU TRA XA HOI

HOC

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHAP TRINH BAY KET QUA DIEU TRA XA HOI

HQC DE DONG GOP CHO XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH

Mặc dù đã có sự cô gắng lớn của tập thé tac gia cùng sự tạo điều kiện của Khoa và Nhà trường, nhưng đây là giáo trình được biên soạn lần đầu nên không tránh khỏi những thiếu sót Tập thê tác giả mong nhận được những ý kiến góp ý cả các chuyên gia, đồng nghiệp và độc giả đề giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn

Xin tran trong cam on!

Trang 6

Phần A: Truyền thông

Bài 1: Những vấn đề chung về phát triển văn hóa cộng đồng

1 Khái quát về phát triển văn hóa cộng đồng 1.1 Khái niệm của truyền thông trong vận động xã hội

a Khái niệm:

Truyền thông là sự luân chuyền thông tin và hiểu biết từ người này sang

người khác thông qua các ký tín hiệu có ý nghĩa Truyền thông không chỉ là quá trình chia sẻ thông tin Các quá trình truyền thông phần lớn các trường hợp là các tương tác bằng dấu hiệu được trung gian hoà giải Ba mức độ quy tắc tín hiệu học thống trị các quá trình truyền thông là: cú pháp, thực dụng và ngữ nghĩa Thế nên, truyền thông là phần nào một loại tương tác xã giao có ít nhất hai tác nhân làm việc tương tác cùng chia sẻ chung một bộ các ký hiệu và chung một quy tắc tín hiệu học

Truyền thông đại chúng được hiều là một quá trình truyền đạt thông tin đến

các nhóm cộng đồng đông đảo trong xã hội thông qua các phương tiện truyền

thông đại chúng

Các phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại bao gồm: báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình, sách, phim và video, các phương tiện truyền thông mới

Các phương tiện truyền thông mới là khái niệm ra đời sau và được hiểu bao gồm việc truyền đạt thông tin thông qua internet, bao gồm các loại hình như: web, báo

điện tử

b Tiến trình truyền thông gôm:

1 Người gửi thông điệp: là nơi phát đi thông tin, điểm khởi đầu của tiền

trình truyền thông Trước khi gửi người truyền tin phải lựa chọn thông tin sau đó mã hóa thông điệp dưới một dạng ngôn ngữ nào đó (lời nói, chữ viết ) đề gửi đi

2 Người nhận thông điệp

3 Nội dung thông điệp 4 Kênh truyền thông

Trang 7

6 Nhận thức

c Truyền thông trong vận động xã hội:

Là quá trình truyền đạt, chia sẽ thông tin; là một kiểu tương tác xã hội với sự

tham gia của ít nhất 02 tác nhân

Lịch sử loài người cho thấy, con người có thể sống được với nhau, giao tiếp

và tương tác lẫn nhau trước hết là nhờ vào hành vi truyền thông (thông qua ngôn ngữ hoặc cử chỉ, điệu bộ, hành vi để chuyên tải những thông điệp, biéu 16 thai

độ cảm xúc) Qua quá trình truyền thông liên tục, con người sẽ có sự gắn kết với

nhau, đồng thời có những thay đổi trong nhận thức và hành vi Chính vì vậy,

truyền thông được xem là cơ sở để thiết lập các mối quan hệ giữa con người với con người, là nền tảng hình thành nên cộng đồng, xã hội Nói cách khác, truyền

thông là I trong những hoạt động căn bản của bat cứ 1 tô chức xã hội nao

Thông thường người ta thường chia truyền thông thành 3 loại:

- Truyền thông liên cá nhân (giữa người này với người khác);

- Truyền thông tập thể (truyền thông trong nội bộ 1 tổ chức); - Truyền thông đại chúng

Truyền thông đại chúng: Nếu truyền thông là 1 hành vi xuất hiện từ từ

trước khi hình thành xã hội loài người và có thể diễn ra không có chủ đích, thì truyền thông đại chúng (mass communication) với tư cách là 1 quá trình xã hội có

chủ đích - quá trình truyền đạt thông tin 1 cách rộng rãi đến mọi nguời trong xã hội

thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng — thuật ngữ truyền thông đại chúng chỉ xuất hiện trên thế giới từ khoảng cuối thế kỷ XVI, trên cơ sở của nhiều loại tiến bộ kỹ thuật khác nhau, đặc biệt là kỹ thuật in ấn Bước sang thế kỷ XX, với sự ra đời của phát thanh, truyền hình, điện thoại và tiếp đó là sự xuất hiện của

máy tính điện tử cá nhân rồi đến mạng máy tính toàn cầu và mạng internet, truyền

Trang 8

dân chúng, mà còn tác động trở lại l cách sâu xa và mạnh mẽ vào tất cả các định chế xã hội khác, từ chính trị, kinh tế cho đến văn hóa, gia đình

Theo nhà xã hội học truyền thông Franeis Balle, trong lịch sử các phương

tiện truyền thông đại chúng, thời gian kế từ khi phát minh ra 1 kỳ thuật tới khi 1

phương tiện truyền thông mới ra đời và được thương mại hóa ngày càng được rút

ngắn Đối với báo in, phải mắt mắt 4 thế lỷ, kỹ thuật điện ảnh chỉ mắt khoảng 60

năm, kỳ thuật truyền sóng phát thanh là hơn 20 năm, trong khi truyền hình chi mat hơn 10 năm Điều này cho thấy, ngồi yếu tơ kỹ thuật, nhu cầu nắm bắt thông tin

của con người cũng có sự phát triển nhanh chóng và ngày càng đa dạng

Năm 1946, lần đầu tiên thuật ngữ “truyền thông đại chúng” được sử dụng trong lời nói đầu của Hiến chương Liên hợp quốc về Văn hóa, Khoa học và Giáo duc

Hiện nay, các phương tiện truyền thông đại chúng như báo in, phát thanh, truyền hình, internet quảng cáo, các loại băng, đĩa âm thanh, hình ảnh đã trở

thành nhu cầu “không thể thiếu” trong đời sống của đại đa số người dân trên toàn

cầu Theo thống kê mới nhất của Hiệp hội Xuất bản - Báo chí thế giới (WAN- IFRA), hon 3 tỷ người, hoặc 72% số người lớn biết chữ trên toàn thế giới đọc, theo

dõi thường xuyên các phương tiện thông tin đại chúng Bảo đảm quyền được thông tin

Được thông tin là l trong những quyền cơ bản của con người, được pháp

luật bảo vệ Truyền thông đại chúng (còn gọi là báo chí) có vai trò quan trọng và

không thể thay thé trong việc đáp ứng quyền cơ bản đó và thông tin cũng được xem là chức năng cơ bản của báo chí

Thật vậy truyền thông đại chúng ra đời là nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi

thông tin của công chúng và sự phát triển mạnh mẽ của báo chí cũng dựa trên nền

tảng là sự gia tăng nhu cầu thông tin trong xã hội

Trang 9

phần quan trọng đáp ứng quyền được thông tin của công chúng Thông qua các kênh thông tin này, các giá trị xã hội, các quy tắc, luật lệ thành văn cũng như bất thành văn của xã hội được phổ biến và nhắc đi nhắc lại cho mọi người cùng biết, thuyết phục mọi người cùng đồng tình và vận động mọi người cùng nhau tuân thủ

Nhiều cuộc điều tra xã hội đã cho thấy, phần lớn người dân thường trả lời là mình biết tin tức và tất cả những thông tin diễn ra xung quanh nhờ theo dõi các

phương tiện truyền thông đại chúng Nói cách khác báo chí, truyền thông chính là phương tiện hữu hiệu trong việc cung cấp, trang bị thông tin, kiến thức trên tất cả

các lĩnh vực, góp phần nâng cao nhận thức cho công chúng Đây cũng là lý do tạo

nên sự tin tưởng của công chúng đối với chất lượng và nội dung thông tin được

báo chí đưa ra Chính từ sự tin tưởng đó, công chúng mới đi theo định hướng của

báo chí, có phản hồi và tích cực hợp tác, thậm chí trỡ thành nguồn tin của báo chí 1.2 Mục đích, vai trò của truyền thông trong phát triển văn hoá và vận động các nhóm và cộng đồng

Trong số những thành tựu quan trọng nhất mà loài người đạt được trong thời

gian gần đây, những phát triển nhảy vọt của các kỹ thuật truyền thông là một hiện tượng gây kinh ngạc và có những ảnh hưởng mạnh mẽ nhất Bên cạnh sự cải tiến không ngừng về tốc độ, dung lượng và tính đa dạng, các phương tiện truyền thông tăng nhanh khả năng chuyền tải lẫn chất lượng kỹ thuật của chúng Những thay đôi

ấy làm cho các phương tiện truyền thông có khả năng lan xa và thấm sâu, làm thay

đổi cả bản chất của xã hội cũng như đời sống tâm lý, các chuân mực văn hoá và những thói quen của con người

Trong sứ điệp gởi cho toàn thế giới nhân ngày Thế Giới Truyền Thông lần

thứ 43, với chủ đề được chọn là “Các kỹ thuật công nghệ mới, các tương quan mới - Khuyén khích một nên văn hóa tôn trọng, đối thoại, tình bạn”, Đức Thánh Cha

Bênêđictô XVI nhân mạnh đến tiềm năng phi thường của những phương tiện mới

này khi chúng có thể được sử dụng để tạo điều kiện thúc đầy sự hiểu biết và tình liên đới của con người: “Những công nghệ kỹ thuật như thế là một ân huệ đích

Trang 10

mang lại được phục vụ hết thảy mọi người và mọi cộng dong, dac biét la nhitng người nghèo túng và những người dễ bị thương tổn nhát.”

Tuy nhiên có thể nói rằng hiện nay rất nhiều phương tiện truyền thông mới

mẻ đang len lỏi khắp nơi và trong lúc đem lại cho con người những cơ hội đề có một cuộc sống tốt hơn, chúng cũng đặt ra rất nhiều thách đố cho con người Những khoảng cách về không gian và thời gian đang bị thu hẹp và trở nên tương đối Một thế giới ảo day hap dẫn đang mở rộng và đan xen với thế giới thực, gây nên những

ảo tưởng dẫn đến nhiều đồ vỡ và các vấn đề chưa từng có trước đây Các mối giao

tiếp giữa con người với nhau và những vấn đề liên quan đến tình bạn, tình yêu hay

các quan hệ xã hội thời hiện tại đều có nhiều gắn kết với các phương tiện truyền thông hiện đại, khiến chúng trở thành một loại kỹ thuật công nghệ có tầm ảnh

hưởng lớn nhất từ khi loài người xuất hiện Thế nhưng kỹ thuật công nghệ không

hoàn toàn tốt mà cũng khơng hồn tồn xấu, vì nó hoàn toàn tuỳ thuộc vào cách sử

dụng của con người Sứ điệp ngày Thế Giới Truyền Thông lần thứ 43 có nói: “Nếu

các công nghệ kỹ thuật mới phải phục vụ cho thiện ích của các cá nhân và xã hội, thì những người sử dụng chúng phải tránh sự chia sẻ những lời nói và hình ảnh

lam mat phẩm giá con người, và như thế loại trừ những gì đang nuôi dưỡng lòng

hận thù và su bat bao dung, những gì làm giảm giá vẻ đẹp và sự sâu kín của giới tính con người, những gì khai thác những người yếu đuối và những người dễ bị

thương tôn ” Thomas L Friedman, tác giả quyền sách “Thế Giới Phẳng” (2006) đã

nhắn mạnh đặc biệt vai trò của các phương tiện truyền thông như một trong những yếu tố căn bản nhất góp phần làm cho thế giới trở nên “phẳng” thông qua các loại tín hiệu kỹ thuật số, các chương trình Internet, điện thoại di động với nhiều chức

năng mới, và nhiều hình thức lưu trữ, chuyên tải thông tin khác Đàng khác, cuộc

sống con người đang bị phụ thuộc vào chúng ngày càng nhiều hơn, và nhiều lãnh

vực của đời sống như phẩm giá con người và các giá trị của cuộc sống đang có nguy cơ bị “biến chất” trầm trọng

Trang 11

Bchavioral Science ra thang 10/1957, cho rang một trong những điều kiện và đặc điểm của quá trình chuyền đổi từ các xã hội cổ truyền sang các xã hội hiện đại chính là sự chuyền tiếp từ các hệ thống truyền thông truyền miệng sang các hệ thống truyền thông đại chúng

Các hệ thống truyền thông đại chúng (như báo chí, xuất bản, phát thanh,

truyền hình ) mang một số đặc điểm như sau: do những tổ chức chuyên nghiệp

đảm trách, đưa thông tin ra công thúng một cách rộng rãi mà không phân biệt ai

với ai, và nội dung thông điệp thủ yếu mang tính chất tường thuật chứ không phải

là ra lệnh Trong khi đó, đặc điểm của các hệ thống truyền thông truyền miệng là

truyền đạt thông tin bằng cách nói trực tiếp (mặt đối mặt), và nội dung các thông điệp chủ yếu mang tính chất mệnh lệnh (thí dụ: thời xưa, cửa quan thường ra thông

báo về sưu thuế, phu dịch, tuyên mộ binh lính ), và thường được phát ra theo hệ

thống tôn ti trật tự trong xã hội

Sự thay đổi trong ứng xử truyền thông này (chuyên từ truyền thông truyền miệng sang truyền thông đại chúng) có liên quan chặt chẽ với những thay đổi khác về ứng xử trong hệ thống xã hội Lerner kết luận rằng "một hệ thống truyền thông

chính là một đấu chỉ và cũng đồng thời là một tác nhân của sự thay đổi trong toàn

bộ một hệ thống xã hội" Nói khác đi, hệ thống truyền thông đại chúng đã trở thành

một trong những động lực của sự phát triển của xã hội

Theo Lerner, khi con người biết đọc biết viết, tức là khi thoát ra khỏi tình

trạng mù chữ, thì bát đầu có được một khả năng còn quan trọng hơn cả việc biết đọc biết viết Đó là khả năng bước vào "thế giới của những kinh nghiệm gián tiếp",

tức là bước vào một thế giới mà trong đó các kinh nghiệm của người khác đã được

tường thuật và ghi chép lại trên chữ viết qua sách vở, báo chí Mặt khác, cũng

chính nhờ đó mà người ta tăng cường được khả năng thấu cảm (empathy), tức là

Trang 12

trưng của con người trong xã hội hiện đại Chính các phương tiện truyền thông đại chúng là nhân tố góp phần mạnh nhất vào việc rèn luyện khả năng thấu cảm cũng

như khả năng linh hoạt trí tuệ, khi chúng giúp cho con người tiếp xúc được với

nhiều tư tưởng khác nhau và biết được những vân đề công cộng của xã hội

Trong một công trình in năm 1962, triết gia người Đức Júrgen Habermas đã khai triển khái niệm "tính công cộng" hay "không gian công cộng" (óffentlichkeit, tiếng Anh dịch là publicity hoặc public sphere) mà Emmanuel Kant đã đề cập vào

nam 1784, và nhấn mạnh rằng việc sử dụng lý tính trong không gian công cộng

chính là điều kiện để hình thành nên công luận, và đây cũng là điều kiện đề thiết

lập một nén dan chu Theo Kant, người độc thoại chỉ đối điện với chính mình, chỉ khi tranh luận với người khác về những vấn đề công cộng thì người ta mới thoát ra khỏi những chuyện cục bộ, cá biệt, mới vượt qua được cái "tính thô thiển" của mình

Theo Habermas, không gian công cộng là không gian mà trong đó bất cứ cá nhân nào cũng có thê tham gia và trao đổi ý kiến với nhau mà không bị áp lực từ

bên ngoài Trên nguyên tắc, đây là nơi diễn ra những cuộc tranh luận mang tính

chất lý tính và phê phán (rational-critical debate), và do vậy đây chính là nơi kết

tỉnh nên những ý kiến (công luận) và ý muốn của công chúng Tính duy lý của sự đối thoại trong không gian công cộng giúp cho người ta vượt dần ra khói những lợi ích đặc thù để đạt tới một sự đồng thuận (consensus) giữa những người có thiện chí với nhau Trong xã hội thời Trung cổ, chưa hề có không gian công cộng theo nghĩa này, không gian này chỉ xuất hiện vào thời hiện đại trong xã hội tư bản chủ nghĩa như là một sự đối trọng đề ngăn ngừa những quyền lực chuyên chế

Habermas cho rằng không gian công cộng không phải là nơi chỉ dành riêng

cho những người ưu tú và tài giỏi, mà bao gồm cả xã hội dân sự, các phương tiện

truyền thông đại chúng, các hiệp hội, các phong trào xã hội

Không gian công cộng đóng vai trò trung gian giữa xã hội công dân và nhà nước, buộc Nhà nước phải chịu trách nhiệm trước xã hội do "tính công cộng" của

Trang 13

phải có những thông tin về các hoạt động của Nhà nước để công luận có thể xem xét và phê phán các hoạt động này Theo Habermas, chính các phương tiện truyền

thông đại chúng là định chế điền hình nhất của không gian công cộng Chúng đóng

vai trò làm trung gian liên lạc và tiếp xúc trong nội bộ xã hội dân sự, cũng như giữa xã hội dân sự và các thiết chế nhà nước Hiểu theo ý nghĩa này, truyền thông đại chúng không phải là một lãnh địa dành riêng cho những người có quyền lực, những nhà truyền thông hay các chuyên gia, mà là một nơi có mục tiêu thực hiện

cùng một lúc hai chức năng: vừa là nơi trình bày các kiến thức về xã hội con

người, vừa là nơi diễn ra các mối quan hệ tiếp xúc, liên lạc giữa các tầng lớp, các

khu vực, hay các nhóm xã hội

2 Phương pháp vận động phát triển văn hoá cộng đồng

2.1 Các khái niệm:

a Văn hoá:

Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiều khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sóng vật chất và tinh thần của con người

Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh Các "trung tâm văn hóa" có ở

khắp nơi chính là cách hiểu này Một cách hiểu thông thường khác: văn hóz là

cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả dire tin, tri thức được tiếp nhận Vì thế chúng ta nói một người nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa thấp, vô văn hóa

Trong nhân loại học và xã hội học, khái niệm văn hóa được đề cập đến theo một nghĩa rộng nhất Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống con người Văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tỉnh thần mà bao gồm cả vật chất

Trang 14

Cộng đồng là một tập thể có tổ chức, có mối quan hệ chặt chẽ, có các đặc điểm văn hoá tương đối đồng nhất, có nhu cầu và quyền lợi gần giống nhau cùng chung sống trên một địa bàn nhất định

Cộng đồng được xây dựng bởi các yếu tố sau:

- Cùng chung lãnh thé, dia bàn dân cư, phường xã, mối quan hệ tương tác, giúp đỡ lẫn nhau hoặc có chung những mối quan tâm

- Cùng chung ngành nghề, sắc tộc, tôn giáo, có thé họ ở nhiều địa bàn khác

nhau nhưng có sinh hoạt chung

Cộng đồng có thể chia làm 02 loại:

- Cộng đồng địa lý: Bao gồm những người dân cư trú trong cùng một địa bàn có thể có chung các đặc điểm văn hoá - xã hội và có thể có mối quan hệ ràng buộc với nhau Họ cùng được áp dụng chung một hoặc nhiều chính sách Vi dụ: Khu dân cư xóm A; Huyện B; Tỉnh C

- Cộng đồng chức năng: Gồm những người có thể cư trú cùng một địa bàn hoặc không gần nhau nhưng có lợi ích chung Họ liên kết với nhau trên cơ sở nghề

nghiệp, sở thích, công việc Ví dụ: Cộng đồng người Việt đang du học ở nước

ngoài; Hội đồng hương tỉnh X, Y; Hội người khuyết tật

2.2 Phương pháp vận động phát triển văn hoá cộng đồng

a Sự tham gia của cộng đồng:

Là một quốc gia tương đối nhỏ trong khu vực, trong lịch sử xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam ta đã vượt qua nhiều khó khăn gian khổ nhờ vào việc huy động được sức mạnh của các cộng đồng trong nhân dan dé tồn tại và phát triển

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết sâu sắc kinh nghiệm này của dân tộc

trong câu nói “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”

Kinh nghiệm này được vận dụng rộng rãi, lâu dài có hiệu quả không những

trong cuộc chiến tranh giữ nước mà còn trong xây dựng đất nước, phát triển kinh

Trang 15

Sự tham gia của cộng đồng là một quá trình qua đó có thể tạo những ảnh hưởng của mình đóng góp vào quá trình ra quyết định khi lập kế hoạch, chính sách

hay quy hoạch ở quy mô quốc gia, khu vực

“Sự tham gia của cộng đông” là một phương tiện nhằm thu hút các bên có quyền lợi tham gia vào việc quyết định về loại hình và quá trình phát triển Có thể

áp dụng ở quy mô dự án (như xây dựng một nhà máy), cho những phát triển có tầm

quan trọng ở khu vực và quốc gia (xây đập thủy điện) và cao hơn nữa là những

quyết định chiến lược về phương hướng phát triển (như xây dựng phương án quy

hoạch đường bộ hay đường sắt)

Sự tham gia của cộng đồng có thể xem như là một quá trình thông tin hai chiều liên tục nhằm khuyến khích và huy động mọi hiểu biết, nhận thức của cộng

đồng về quá trình và cơ chế, qua đó các vấn đề môi trường, nhu cầu môi trường

được các cơ quan có trách nhiệm đầu tư giải quyết

- Nó cung cấp thông tin về trạng thái, tiến trình nghiên cứu, thực thi và các

hoạt động đánh giá dự án

- Quá trình này thu hút sự đóng góp và cảm nhận của mọi công dân về đối

tượng, yêu cầu cũng như sở thích có liên quan đến sử dụng tài nguyên, các phương

án thay thế hoặc chiến lược quản lý đối với dự án trước khi ra quyết định cuối

cùng

Hai chiều của thông tin là chiều từ cơ quan đến công dân và chiều ngược lại

từ công dân đến cơ quan

Sự tham gia của cộng đồng có thể có nhiều hình thức tùy theo các nhân tố

như:

- Quy mô và bản chất của dự án/ kế hoạch/ quy hoạch/ chương trình;

- Mức độ quan tâm lo lắng của cộng đồng (có thé không phải lúc nào cũng

tỷ lệ thuận với mức nghiêm trọng của các tác động dự kiến);

- Phạm vi địa lý của dự án và những nơi dân cư chịu ảnh hưởng (nếu các dự án có tác động xuyên quốc gia thì phạm vi địa lý lúc đó mang tính quốc tế và

Trang 16

- Trinh độ dân trí, kể cả học van;

- Bối cảnh văn hóa và chính trị khi tiền hành cuộc phát triển; - Khoảng thời gian mà công cuộc phát triển diễn ra

Có thể phân quá trình lấy ý kiến cộng đồng thành 4 khâu chủ chốt, mỗi khâu

trước là tiền đề cho khâu sau:

- Thu thập thông tin: thu thập dữ liệu cơ bản để mô tả các điều kiện hiện tại

về kinh tế xã hội và văn hóa

- Phổ biến thông tin: thông tin cho cộng đồng những vấn đề có liên quan

thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng (TV, radio, báo chí)

- Tư van: tao cơ hội cho cộng đồng đóng góp ý kiến và các mối quan tâm để chuyền tải cho các nhà ra quyết định

- Tham gia: đây là sự mở rộng thêm cho việc tư vấn, theo đó các nhóm chịu ảnh hưởng trực tiếp sẽ trở thành những đối tác hợp tác trong việc thiết kế, thực

hiện quy hoạch và tham gia ra quyết định b Sw dụng các chính sách:

Chính sách có thể hàm chứa những tính toán, những định hướng dài hạn của chính phủ, nhà nước, của người lãnh đạo, thể hiện mối quan tâm đến toàn XH, mọi người, mọi nhóm có liên quan, hoặc đến một số nhóm đối tượng nào đó

Nhưng cũng có khi chính sách chỉ được hiểu là những giải pháp có tính chất

tình huống hoặc có tính chất “mệnh lệnh” để khắc phục một thực trạng cụ thể nào

đó

Theo James Anderson (2003): “chính sách là quá trình hành động có mục đích mà một cá nhân hoặc một nhóm theo đuồi một cách kiên định trong việc giải quyết vấn đề”

Còn nhiều cách trình bày khái niệm của thuật ngữ chính sách, nhưng thường

có các điểm chung sau đây:

Trang 17

- Chính sách phải tác động vào những đối tượng cụ thể, hay nói cách khác

chính sách phải chỉ rõ đối tượng tiếp nhận hoặc hưởng lợi * Chính sách công

- Là những chính sách do nhà nước ban hành và cũng giới hạn ở những chính sách công được áp dụng ở lĩnh vực KT-XH hoặc có liên quan trực tiếp đến

các vấn đề này Trong các chính sách công về KT-XH, nhà nước luôn luôn là chủ

thể quan trọng

~ Một khái niệm đơn giản và dễ nhớ nhất của Thomas R Dye (1984) đã trình bày như sau: “Chính sách công là những điều mà Chính phủ lựa chọn làm hay không làm”

~ Đó là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của một nhà chính trị hay một nhóm các nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp để đạt các mục tiêu đó (William Jenkin 1978)

- Đó là sự kết hợp phức tạp những sự lựa chọn liên quan lẫn nhau, bao gồm

cả các quyết định không hành động, do các cơ quan Nhà nước hay các quan chức Nhà nước đề ra (William N Dunn, 1992)

- Chính sách công bao gồm các hoạt động thực tế do Chính phủ tiến hành

(Peter Aucoin 1971)

~ Chính sách công là toàn bộ các hoạt động của Nha nước có ảnh hưởng một

cách trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi công dân (B Guy Peter 1990)

~ Khái niệm tổng quát “Chính sách công là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và các công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể

KT-XH nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định, hoặc giải quyết những vấn đề

nhất định”

Theo O Jones (1984), chính sách công là một tập hợp các yếu tố, bao gồm:

- Dy dinh (intentions): Trình bày những mong muốn của chính quyền;

- Mục tiêu (goals): Trình bày những dự định được tuyên bố một cách cụ thể hoặc cụ thể hóa những dự định bằng các mục tiêu về số lượng;

Trang 18

- Thực tế, có nhiều loại chính sách công khác nhau đang tồn tại Mỗi loại

chính sách đều có những tính năng, tác dụng nhất định phù hợp với mục đích yêu

cầu sử dụng của chủ thẻ

- Tùy theo mục đích, yêu cầu của chủ thê quản ly đề lựa chọn cách phân loại độc lập hay kết hợp giữa các cách phân loại sau đây:

* Theo lĩnh vực hoạt động (KT, XH, y tế, quốc phòng, đối ngoại, dân tộc )

* Theo thời gian phát huy tác dụng (dài hạn, trung hạn, ngắn hạn) * Theo chủ thề ban hành (TW, địa phương, doanh nghiệp )

- Các chính sách được ban hành và thực thi đều có ảnh hưởng tới xã hội, mọi người và cuộc sống của chúng ta Thông qua việc thực thi các Chính Sách đã ban hành trong thực tế, nếu có những ý kiến và cần thiết phải thay đồi chính sách hiện hành đề tạo nên những tác động tích cực cho cộng đồng và thực hiện công bằng xã hội tốt hơn thì chúng ta cần phải tham gia vào quá trình vận động chính sách

- Thông qua vận động chính sách, chúng ta có cơ hội đóng góp ý kiến với các nhà hoạch định chính sách để thay đổi các chính sách hiện hành đáp ứng được

yêu cầu của các bên liên quan Nếu chúng ta đứng bên lề cuộc sống, thì mọi việc sẽ

không thay đổi được

* Với tư cách cá nhân, làm thế nào đề có thể đóng góp ý kiến, tạo ra sự thay

đổi chính sách

* Với tư cách là một tô chức, thì nên làm gì? Có khó khăn nào ở phía trước?

* Có rất nhiều thứ cần thay đồi Nên bắt đầu từ đâu?

* Chỉ là một cá nhân đơn lẻ hoặc là thành viên của một nhóm, một tổ chức nhỏ Làm thế nào đề có thể tạo ra sự thay đổi

* Tìm sự đồng thuận và ủng hộ của ai, tổ chức nào

Đó là điều cần thiết phải biết trong công tác vận động, đề dần tạo nên những

sự thay đổi mong muốn

Trang 19

* Như vậy một “người vận động” là người có hành động như nói hay viết để

ủng hộ một việc nào đó

* Theo định nghĩa nêu trên, thì chúng ta đã là những “người vận động” Thí

dụ như trong cuộc sông hàng ngày:

- Trẻ em thường vận động để được xem tivi, đi chơi

- Nhân viên vận động đề lãnh đạo tăng lương

Các hình thức vận động

- Vận động cá nhân - Vận động nhóm

- Vận động chính sách: Vận động chính sách là những nỗ lực có tính hệ thống nhằm tác động đến những người ra quyết định nhằm tạo ra những chính sách phù hợp hơn với điều kiện thực tiễn

Vận động chính sách có vai trò bổ sung, tác động mạnh mẽ tới các bước của

quá trình ra quyết định

Vận động chính sách được coi là chiến lược nhằm kết nối tích cực giữa các

bên liên quan

Kết quả của Vận động chính sách là mong muốn đạt được mục tiêu vì công

bằng, dân chủ và phát triển của xã hội

- Khi VÐ chính sách cần lưu ý các vấn đề sau:

* Vận động luôn là quá trình gây ảnh hưởng đến các nhà hoạch định chính

sách

* Vận động là các hành động được tính toán kỹ lưỡng Có nghĩa người đi

vận động luôn phải hiểu mình muốn thay đổi chính sách nao và cần tác động đến

những ai

* Người ra quyết định chính sách có nhiều cấp độ và loại hình khác nhau

* VD chính sách liên quan đến các vấn dé xã hội nhằm mang lại sự thay đổi, cải thiện cuộc sóng của con người, nhất là những người bị thiệt thòi trong xã hội

Trang 20

- Nâng cao nhận thức về vai trò của người dân đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước - Tăng cường tính công khai minh bạch, khả năng tiếp cận thông tin về các CS của nhà nước - Tăng cường sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng và thực hiện luật pháp

- Tao ra kha năng “dân biết, ‘dan ban’, ‘dan lam’, ‘dan kiém tra’ trong qua

trình ra các quyết định của nhà nước

- Góp phần xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa Nhà nước - Doanh nghiệp -

Xã hội dân sinh

3 Quản lý Nhà nước về truyền thông và phát triển văn hóa cộng đồng

3.1 Quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông

Quản lý nhà nước trong lĩnh vực thông tin và truyên thông cũng như bât kỳ dạng quản lý công vụ của bộ máy hành pháp, mang tính quyền lực, tính tổ chức

cao, được điều chỉnh bằng pháp luật, vừa mang tính phổ biến, vừa mang tính đặc

thù quản lý ngành

3.2 Sự phát triển của báo chí điện tử và truyền thông xã hội

Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến hết năm 2011, Việt Nam có hơn 30 triệu người sử dụng in-tơ-nét, tương đương tỷ lệ 35% dân số, và là một trong những quốc gia phát triển in-tơ-nét nhanh nhất trên thế giới Cùng với đó, thông tin điện tử trên mạng bao gồm báo chí điện tử và truyền thông xã hội cũng có sự phát triển rất nhanh chóng

Trang 21

Kết quả nghiên cứu năm 2011 của một công ty chuyên về điều tra xã hội học trong lĩnh vực in-tơ-nét cho thấy, hơn 95% số người truy cập in-tơ-nét để đọc

thông tin, chủ yếu thông qua các website tổng hợp và các mạng xã hội (MXH); và

một tỷ lệ tương tự sử dụng công cụ tìm kiếm thông tin khi sử dụng in-tơ-nét Theo đó, nhu cầu tìm kiếm và sử dụng thông tin là nhu cầu chủ đạo của người dùng in-

tơ-nét Điều đó cho thấy, in-tơ-nét đã trở thành phương tiện truyền thông rất quan

trọng, thậm chí đang từng bước lấn át các phương tiện truyền thông, nhất là đối với báo, tạp chí in Hơn nữa, những số liệu thống kê không chính thức cuối năm 2011

cũng cho thấy, các website truyền thông xã hội chiếm đến 80% trong số 10 website

có số lượng người dùng thường xuyên lớn nhất ở Việt Nam

Về bản chất công nghệ, in-tơ-nét là môi trường mở, cho phép người sử dụng

được tự do cung cấp, tìm kiếm và sử dụng thông tin Vì vậy, tùy thuộc vào động

cơ, mục đích và nhận thức của cá nhân, tổ chức sử dụng mà thông tin đưa lên in- tơ-nét là tích cực, hoặc tiêu cực, hoặc thậm chí đi ngược lại lợi ích chính đáng của cộng đồng, xã hội Ngày nay, bên cạnh những tác động tích cực nhiều mặt thúc đây sự phát triển xã hội, trên in-tơ-nét cũng tồn tại đầy rẫy những thông tin sai trái, độc hại với các tính chất khác nhau, bao gồm: Thông tin không phù hợp về chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục như kích động dâm ô đồi trụy, kích động tình dục, bạo lực, bôi nhọ đời tư, vu khống Thông tin sai trái, độc hại có tính chất tội phạm tin học: sai phạm về lừa đảo trên mạng, đánh cắp thông tin, mật khẩu, phát tán vi-rút Thông tin sai trái có tính chất chính trị: Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; xuyên tạc chống phá

đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, đe dọa an ninh quốc gia

Số liệu thống kê người dùng in-tơ-nét cuối năm 2011 của Google cho thấy,

trong số 10 website có số lượng người dùng nhiều nhất tại Việt Nam, thì đứng đầu

là 4 website truyền thông xã hội, sau đó mới đến các website truyền thông chính thống Vì vậy, truyền thông xã hội đang ngày càng thu hút đông đảo người dùng in-tơ-nét, nhất là trong những năm gần đây, và đang có sự dịch chuyền thói quen

Trang 22

thông xã hội, nhất là các trang thông tin điện tử tổng hợp Bên cạnh những ưu thế,

truyền thông xã hội cũng có thê hiện những mặt trái, đó là: Thông tin không chính

thống, mang tính cá nhân, thiếu chọn lọc, dàn trải, vụn vặt; khó xác định nguồn tin, khó kiểm chứng; có động cơ, mục đích không rõ ràng hoặc động cơ xấu nhằm mục đích xuyên tạc, lừa đảo, vu khống

Vì vậy, truyền thông xã hội khi được sử dụng vào các mục đích lừa đảo, vi phạm pháp luật, đi ngược lại lợi ích chính đáng của cộng đồng, xã hội, đe dọa an

ninh quốc gia thì hậu quả cũng vô cùng lớn, nhất là khi người sử dụng đa số là giới

trẻ, còn thiếu bản lĩnh, tỉnh táo khi tiếp nhận thông tin trên in-tơ-nét

3.3 Thực trạng và một số bắt cập trong công tác quản lý

Nhận thức được sự phát triển mạnh mẽ của nội dung thông tin trên in-tơ-nét

với những đặc thù rất phức tạp về công nghệ kỹ thuật toàn cầu, trong những năm

gần đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp cùng các bộ, ngành liên quan

tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với thông tin trên in-tơ-nét Tuy nhiên,

trên thực tế in-tơ-nét đang thể hiện ngày càng rõ nét đặc trưng của một xã hội ảo, phản ánh ngày càng toàn diện các hoạt động của đời sông thật ở mức độ tự do hơn cho mỗi cá thể, phức tạp hơn cho công tác quản lý Mặc dù vậy, bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với Bộ Công an, nhận thức về trách nhiệm và sự phối hợp của các bộ, ngành khác còn nhiều hạn chế

In-tơ-nét là lĩnh vực đặc thù có sự phát triển nhanh, mạnh, gắn liền với SỰ phát triển của thế giới Vì vậy, hệ thông các văn bản quy phạm pháp luật quản lý lĩnh vực này cũng đòi hỏi phải được bồ sung, điều chỉnh thường xuyên cho phù

hợp với sự phát triển và yêu cầu quản lý Đến nay hệ thống văn bản điều chỉnh các

hoạt động liên quan đến việc cung cấp, sử dụng thông tin trên in-tơ-nét đã được bổ

sung, hoàn thiện đáng kể Tuy nhiên hệ thống các văn bản về quản lý nội dung

Trang 23

Vấn đề khó khăn trong việc áp dụng chính sách pháp luật là do tính chất

không biên giới của in-tơ-nét Một hành vi trên in-tơ-nét có thể vi phạm pháp luật của một nước, nhưng lại là được phép ở một quốc gia khác, vì vậy việc xử lý vi phạm, yêu cầu gỡ bỏ thông tin sai trái trên môi trường mạng cũng bị giới hạn, chỉ có tác dụng nhất định khi người vi phạm, hành vi vi phạm xảy ra ở quốc gia đó

Hiện nay, việc xác định và xử lý công khai nội dung sai phạm vẫn do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, chủ yếu dựa vào các quy định định tính, chưa cy thé về hành vi sai phạm, của van ban quy phạm pháp luật hiện hành; chưa có sự

phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành có liên quan Vì vậy, việc đưa ra quyết định

của cơ quan chức năng hay bị cho là có tính áp đặt chủ quan, không khách quan Nhiều trường hợp bị lợi dụng kích động, gây khó khăn cho việc tạo sự đồng thuận của dư luận xã hội; tạo ra áp lực lớn cho cơ quan chức năng, nhất là đối với những thông tin nhạy cảm về chính trị, đối ngoại mà dư luận quốc tế đang quan tâm

Vì vậy trong nhiều trường hợp, các đơn vị thực thi còn khó khăn khi quyết định hình thức xử lý, nhiều trường hợp không dám công khai biện pháp xử lý do

có yếu tố nhạy cảm, nên chưa đề cao tinh ran de Công tác thanh tra, kiểm tra và

xử lý sai phạm tuy đã được tăng cường nhưng năng lực bộ máy thanh tra, kiểm tra,

xử lý vi phạm còn hạn ché, rất thiêu về số lượng thanh tra chuyên ngành; năng lực kỹ thuật xử lý, ngăn chặn thông tin sai phạm từ các máy chủ đặt tại nước ngoài còn nhiều bất cập Chế tài xử lý chưa đủ mạnh, chưa đạt được hiệu quả răn đe cần thiết Trên thực tế, nguồn phát tán thông tin sai phạm chủ yếu là từ các máy chủ nước ngoài nhằm tránh sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam, không điều chỉnh

bằng các biện pháp hành chính được; trong khi các biện pháp ngăn chặn kỹ thuật

mới chỉ tập trung đối với những thông tin sai phạm về an ninh chính trị, còn đối

với những sai phạm thông tin khác chưa có điều kiện quan tâm đúng mức

3.4 Hệ thống các giải pháp

Do tính mở của công nghệ, tính hai mặt của thông tin trên in-tơ-nét và do nhu cau tat yếu sử dụng dịch vụ và nội dung thông tin trên in-tơ-nét, các giải pháp

Trang 24

tác động tiêu cực của in-tơ-nét; các biện pháp cắm đoán cực đoan bằng hành chính và kỹ thuật chỉ mang lại hiệu quả hạn chế Vì vậy, chính sách quản lý phải là sự

kết hợp đồng bộ nhiều nhóm giải pháp, bao gồm cả giải pháp hành chính, giải pháp

kỹ thuật và giải pháp tuyên truyền giáo dục, trong đó tuyên truyền giáo đục nâng cao nhận thức của người sử dụng ¡in-tơ-nét là giải pháp thường xuyên, liên tục, lâu dai va dong vai trò chủ đạo để người dùng in-tơ-nét từng bước thích ứng một cách tích cực với môi trường mạng, biết sàng lọc thông tin xấu, tiếp nhận thông tin hữu ích Bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm môi

trường pháp lý rõ ràng, công khai, minh bạch và bình đẳng cho mọi đơn vi, cá

nhân cung cấp và sử dụng thông tin in-tơ-nét trên lãnh thổ Việt Nam Rà soát và sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả các văn bản hiện có phù hợp với yêu cầu thực tiễn Xây dựng các văn bản mới phù hợp với xu thế phát triển và yêu cầu công tác quản lý nhà nước Nghiên cứu đề xuất, đàm phán các cơ chế

phối hợp giữa các quốc gia trong việc quản lý các dịch vụ thông tin xuyên biên

giới, phù hợp với các cam kết quốc tế và yêu cầu hội nhập Cần phải tạo ra nhiều dịch vụ hấp dẫn, lành mạnh về thông tin và giải trí để thu hút người sử dụng trong

nước, giảm thiểu tác động tiêu cực của thông tin xấu Do môi trường pháp lý

không bình đẳng về quản lý nội dung thông tin trên in-tơ-nét giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, dịch vụ in-tơ-nét của các doanh nghiệp Việt Nam không thu hút được người dùng Việt Nam như dịch vụ của các doanh nghiệp nước ngoài Vì vậy, cần có cơ chế đặc thù khuyến khích phát triển một số dich vu in-to-nét quan trong để thu hút người dùng Việt Nam; tập trung phát triển các dịch vụ quan trọng nhất như mạng xã hội, công cụ tìm kiếm và các dịch vụ giải trí trực tuyến

Nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước về tổ chức bộ máy, về nguồn

nhân lực, về cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật công nghệ cao, hiện đại bảo

đảm triển khai có hiệu quả các biện pháp quản lý về cả hành chính và kỹ thuật đề

Trang 25

Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng là nhóm giải pháp có ý nghĩa then chốt và lâu dài nhằm nâng cao dân trí một cách toàn diện, để mỗi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên có ý thức tự bảo vệ mình và trở thành bộ lọc thông tin, hướng dẫn những người chung quanh nhận biết, sàng lọc các thông tin xấu, thông tin độc hại Nhóm giải pháp này đòi hỏi phải xây dựng một đề án thông tin riêng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, đời sống, trình độ nhận thức và điều kiện thực tiễn của Việt Nam, bảo đảm tính đa dạng, hấp dẫn, đáp ứng đúng yêu cầu thực tiễn đặt ra Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương, phối hợp trách nhiệm giữa các cơ quan chức năng với

các tơ chức, đồn thể, giữa gia đình và nhà trường, giữa ý thức cá nhân với các

phong trào mang tính cộng đồng hướng tới một văn hóa in-tơ-nét lành mạnh, đóng góp ngày càng tích cực và hiệu quả vào sự phát triển của toàn xã hội

Bài 2:

Lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động truyền thông trong phát triên văn hoá cộng đông

1 Xác định các vấn đề của cộng đồng làm cơ sở cho các chương trình

văn hóa cộng đồng

1.1 Tham vẫn với chính quyền địa phương và các tổ chức dân sự để xác

định các vấn đề của cộng đồng

Là việc thông qua các phương pháp điều tra, thu thập và xử lý thông tin để đưa ra những đánh giá chung nhất, cơ bản và đầy đủ về cộng đồng Các thông tin cần tập trung vào các lĩnh vực sau đây:

* Yếu tổ vị trí địa lý như đất đai, sông ngòi, tài nguyên thiên nhiên

* Yếu tố dân số như: Tổng sé dan, tổng số tuôi, tháp tuổi, các van dé, các thông tin về tình trạng thất nghiệp

* Yếu tố kinh tế: Cơ cấu ngành nghè, tiềm năng phát triển, cơ cấu thu nhập,

Trang 26

* Yếu tố văn hoá, xã hội: Tộc người, tôn giáo, tín ngưỡng, hệ giá trị chuẩn mực, dịch vụ y tế công cộng, giáo dục, các tệ nạn xã hội

* Các nhu cầu về: Ăn, ở, mặc, tiện nghi sống, đi lại, học hành, chữa bệnh, việc làm, thu nhập; các vấn đề về trẻ em thiếu sự quan tâm chăm sóc, bất đồng gia đình, bất đồng tín ngưỡng, tệ nạn xã hội

* Những vấn đề về tầm quan trọng của phụ nữ, vấn đề hoà nhập xã hội với

những người yếu thế, dễ bị tổn thương như người khuyết tật, dân tộc thiếu số,

người già

1.2 Tham vẫn với các nhóm frong cộng đồng và cá nhân Các nội dung càn tập trung tham vấn là:

* Cơ cấu chính trị, hành chính, địa lý: Vị trí, đất đai, tài nguyên thiên nhiên

* Các đặc điểm về dân số: Tông số dân, theo giới tính, độ tuôi, tốc độ tăng dan

SỐ, tháp tuổi, các lứa tuổi đáng quan tâm, trẻ em, người già, thanh niên, tuổi lao động

* Các hoạt động kinh tế: Cơ cấu ngành nghề (công — nông — thương mại -

dịch vụ) khoa học kỹ thuật phục vụ kinh tế, tiềm năng phát triển

* Văn hoá, xã hội, y tế: Trình độ dân trí, vấn đề mù chữ, bỏ học, lớp phổ cập, cơ sở trường học, bệnh viện, đời sống giáo viên, sức khoẻ, môi trường, phong tục tập quán, tín ngưỡng

* Tình hình xã hội và các hoạt động xã hội (sự phân tầng xã hội và các mối tương quan quyền lực, cung cách lãnh đạo và ảnh hưởng của cung cách lãnh đạo), các tô chức trong cộng đồng và nhiệm vụ, chức năng hay các mặt hoạt động của các tổ chức này, các khía cạnh về văn hoá, trình độ dân trí,

* Các nguồn lực và thế mạnh, các hệ thống dịch vụ xã hội sẵn có trong cộng đồng * Nhu cầu và vấn đề đang ton tại trong cộng đồng: đây là một trong những

vấn đề chúng ta cần đặc biệt quan tâm tới Các nhu cầu cơ bản của con người như

ăn, ở, mặc, di lại, học hành, việc làm đã được đáp ứng chưa? vấn đề nổi cộm

Trang 27

* Các tiềm năng và những hạn chế của người dân và cộng đồng: Đây lại là một trong những điều cần quan trọng và phải chú trọng, vì mục tiêu chính của phát

triển cộng đồng là tăng cường năng lực để người dân sau khi kết thúc dự án có thé

dựa vào những nguồn lực sẵn có tiếp tục tự mình nâng cao đời sống của mình Trong lĩnh vực xã hội, tinh thần từ thiện còn ăn quá sâu nên khi đi tới đối tượng xã

hội hay một CD, ta thường hay quên đánh giá tiềm năng của CÐ đó Mà chính tiềm

năng này là nguồn lực giúp CĐ vươn lên giải quyết vấn đề Nhờ đó mới có thé phát triển (nội sinh) một cách đích thực

* Các mối quan hệ xã hội, tương tác của các nhóm xã hội trong cộng đồng: Đây cũng là một trong những vấn dé cần thiết khi đi nghiên cứu, điều tra về cộng đồng Khi thực hiện bước này, người tác viên phát triên cộng đồng phải chú ý đến

chức năng, nhiệm vụ và sự tương tác (hợp tác qua lại lẫn nhau) giữa các nhóm xã

hội trong cộng đồng Tìm hiểu các mối quan hé trong CD ta sẽ phát hiện song song với cơ chế hình thức (như tổ chức chính quyên, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức

hợp pháp ) cũng như là các cơ chế phi hình thức Ví dụ các nhóm chơi thể thao,

giải trí, các đội công tác tình nguyện, những người chơi hụi, đánh đề, băng đảng trộm cướp 2 Các bước lập kế hoạch cho chương trình/ hoạt động văn hoá cộng đồng Bước I: Thành lập một nhóm công tác đề giúp xây dựng và thực hiện các hoạt động cộng đồng

Bước 2: Khuyến khích sự tham gia của người dân trong cộng đồng và chính

quyền địa phương

Bước 3: Chính quyền duyệt kế hoạch

Bước 4: Huy động nguồn lực

Bước 5: Thực hiện kế hoạch, giao nhiệm vụ, giám sát các bước thực hiện 3 Tuyên truyền và cỗ động trực quan

Trang 28

a Tuyên truyền là hành động truyền bá thông tin với mục đích dua day thái độ, suy nghĩ, tâm lý và ý kiến của quần chúng theo chiều hướng có lợi cho một

phong trào hay tập đoàn, thường lồng sau mục tiêu chính trị Thông tin tuyên

truyền có thể không thực, hoặc có thể có thực nhưng được thôi phồng đề làm nồi bật mục đích và đồng thời có thể cố tình che giấu một số dữ kiện liên hệ nhưng

phản tác dụng khác (tức là nói láo bằng cách giấu một phần của điều có thực)

Mục tiêu tối hậu của tuyên truyền hiện đại không dừng lại ở thay đổi suy

nghĩ hay thái độ của quần chúng, mà cần phái tạo hành động trong quần chúng Tuyên truyền không chỉ lôi kéo cá nhân ra khỏi sự tin tưởng cũ, mà cần phải làm

cá nhân đó tin mù quáng vào suy nghĩ mới và đưa đến hành động có lợi cho thế lực tuyên truyền Cá nhân bị tuyên truyền sé mat kha năng lựa chọn và phản xạ tự nhiên, và từ đó sẽ làm những hành động với sự tin tưởng không cần bằng chứng cụ

thể

Những phương tiện tuyên truyền gồm có:

* Tin đồn (truyền miệng)

Năm 1927 Harold Lasswell, một trong những nhà nghiên cứu về tuyên

truyền đầu tiên, định nghĩa về tuyên truyền là "mục đích duy nhất là điều khiển ý

kiến bằng biểu tượng, hoặc tuyên bố mạnh dạn nhưng không chính xác, bằng truyện kể, tin đồn, báo cáo báo chí, hình ảnh và nhiều loại thông tin xã hội khác" Tin đồn thường bị xem là tin sai lạc (nguồn tin sai) hoặc tin nhảm (cố ý tung tin không thực từ chính quyền đến giới báo chí truyền thông)

* Truyền đơn:

Truyền đơn phát tay hay thả từ máy bay là phương pháp thông tin tuyên

truyền hữu hiệu Trong chiến tranh, truyền đơn được tung vào những nơi đông dân

cư trong phần đất của phe đối địch với thông tin lam lung lạc ý chí hoặc kêu gọi

dân chúng nổi dậy, v.v

* Bích chương và những biểu tượng nơi công cộng:

Tuyên truyền bằng cách nhồi nhét thông tin hoặc lặp đi lặp lại các khẩu hiệu

Trang 29

tượng đài ghi công, v.v được dựng lên trưng bày lâu dài trên đường phố, công viên, với mục đích nhắc nhở quần chúng về thành công và quyền lực của chính quyền, hoặc vĩ đại hóa lĩnh tụ Thí dụ điền hình: Saddam Hussein, Joseph Stalin

* Dién van, Dién hanh:

Nhà nước tổ chức các budi dién hanh, tập họp đông đảo dân chúng vào một khu công cộng đề nghe tuyên truyền Lĩnh tụ nhà nước đọc diễn văn ca ngợi thành tích của mình, của nhà cầm quyên, đồng thời chỉ trích và đe dọa các suy nghĩ đối lập Ngoài ra còn cho diễn hành quân đội, biểu dương lực lượng, khích lệ lòng yêu

nước và căm thù đối phương trong quần chúng Thí dụ: Hitler va budi diễn binh tại

Nữrnberg năm 1935 Liên Xô, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Trung Quốc cũng từng tổ chức những buổi diễn binh tương tự

* Báo chí, TV, Radio, Internet:

Các cơ quan truyền thông như báo chí, radio và website do nhà nước quản lý sẽ đưa tin tức có lợi cho chính quyên, nêu cao thành tích nhưng đồng thời che giấu sai lầm của chính phủ Ngay cả những cơ quan truyền thông độc lập cũng có thê bị nhà nước dùng trong tuyên tuyền Kênh TV Fox News của Mỹ là một hãng thông

tn hoàn toàn tư nhân nhưng bị xem là thiên vị, ngả theo chiều hướng tuyên truyền

có lợi cho chính phủ của tổng thống Bush Khả năng đọc thông tin trên internet tại một số quốc gia có thể bị hệ thống tường lửa của nhà nước kiềm chế

Ý Phim ảnh, Văn nghệ, Nghệ thuật

* Hệ thống giáo dục

Thông tin tuyên truyền có lợi cho nhà nước có thể được giảng dạy trực tiếp trong các lớp học chính trị tại các trường mọi cấp Sách vở tài liệu trong mọi môn học - nhất là lịch sử - đều có thể được biên soạn theo chiều hướng tuyên truyền

Thí dụ: hệ thống giáo dục của chính phủ kỳ thị Nam Phi

b Cổ động trực quan:

Tuyên truyền, cô động trực quan là phương thức tác động trực tiếp vào giác quan, tạo cho người xem những ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc vì “trăm nghe không

Trang 30

làm Nhờ vậy mang lại hiệu quả to lớn trong công tác tuyên truyền Các hình thức cô động trực quan phô biến hiện nay là: băng rôn, khâu hiệu, tranh áp phích,

biển quảng cáo

Ngày nay, khi xã hội càng phát triển, vai trò của tuyên truyền, cổ động trực quan càng quan trọng hơn khi thực hiện chức năng tuyên truyền kịp thời những chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng và các ngày lễ lớn của đất nước, của địa phương Với

vai trò quan trọng đó, nhiều năm qua, các cấp, ngành rất quan tâm đến công tác

tuyên truyền, cô động trực quan Ngành chức năng đặt, treo, dựng bảng bién, pa

nô, băng rôn tại một số địa điểm phù hợp, góp phần đây mạnh phong trào thi dua yêu nước, học tập và làm theo tắm gương đạo đức Hồ Chí Minh; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân; thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; quyết tâm xây dựng nông thôn mới, xây dựng nếp sống văn mỉnh đô thị; đấu tranh chống tiêu cực,

tham nhũng, lãng phí

3.2 Các kỹ năng truyền thông cổ động trực quan

a Chuan bi dé cương cho nội dung tuyên truyền, cổ động

- Đề cương tuyên truyền, cổ động là loại văn bản sử dụng ngôn ngữ viết để phân tích, giải thích, minh họa đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhằm giúp cho cán bộ tuyên truyền, cổ động có nội dung tư tưởng thống nhất, có những thông tin cần thiết để tiến hành tuyên truyền, cô động Nó giúp cho đối tượng nhận thức đúng đắn, chính xác các quan điểm của Đảng,

định hướng suy nghĩ, hành động theo mục tiêu đề ra Có hai dạng đề cương tuyên

truyền chủ yếu: Bài luận văn giải thích và dạng hỏi — đáp b Các bước xây dựng đề cương tuyên truyền, cỗ động:

Trang 31

+ Thu thập thông tin từ các nguồn: các tác phâm kinh điển của chủ nghĩa Mác — Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; văn kiện, chỉ thị, nghị quyết, chủ trương,

chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; những bài viết của các đồng chí lãnh

đạo, các nhà khoa học; sách báo, băng ghi âm, những tài liệu tuyên truyền của cấp trên về vấn đề đó Chú ý những thông tin chính thống, thông tin có tính thời sự Ngoài ra, cần sưu tầm các thông tin về các quan điểm khác nhau và cách lập luận khác nhau

+ Phân tích, xử lý thông tin, chọn lọc những thông tin càn thiết, quan trọng,

có giá trị, sắp xếp tư liệu theo trình tự nội dung của đề cương

+ Xác định dạng và bố cục đề cương tuyên truyền, cổ động Chú ý từng dạng đề cương có yêu cầu, có logic, có đặc điểm riêng Xác định dạng đề cương

tùy theo nội dung và nhiệm vụ tuyên truyền, cổ động đối tượng Xây dựng dàn ý

chỉ tiết, chú trọng luận dé, luận điểm, luận chứng, luận cứ của đề cương Số liệu nêu trong đề cương phải tiêu biểu, làm luận chứng đề chứng minh cho luận đề Xác

định rõ vấn đề trọng tâm của đề cương, cấu trúc của đề cương phải hợp lý, chặt

chẽ

+ Xác định ngôn ngữ thể hiện, ngôn ngữ phải phô thông, trong sáng, dễ

hiểu, phủ hợp với trình độ và quá trình nhận thức của đối tượng

+ Chọn phong cách thể hiện làm sao đạt được hiệu quả tuyên truyền, cỗ động Tùy theo từng chủ đề, đối tượng và điều kiện ở cơ sở mà sử dụng phong cách thể hiện phù hợp Có thể sử dụng phong cách cởi mở thân thiện, hoặc nghiêm trang, lịch sử v.v Có thể dùng phương pháp diễn giảng, quy nạp, hoặc kết hợp cả hai v.v

Đề cương tuyên truyền cần có sự tham gia của các ban, ngành và được cấp

ủy có thẩm quyền duyệt và được ding cho nhiều người tuyên truyền

Trang 32

3.3 Tổ chức xây dựng lực lượng truyền thông cô động trực quan

- Lực lượng tuyên truyền, cỗ động ở cơ sở có vai trò quan trọng, quyết định trực tiếp đến hiệu quả công tác Lực lượng tuyên truyền, cô động ở cơ sở rất đông đảo, bao gồm: Cấp ủy viên, báo cáo viên của cơ sở, báo cáo viên của các ngành, đoàn thể, tuyên truyền viên, cán bộ, đảng viên, trưởng thôn, trưởng xóm Lực lượng tuyên truyền, cỗ động phải là những người nhiệt tình, có năng lực, say mê nghề nghiệp

- Phương tiện tuyên truyền có vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền, cổ động ở cơ sở Trước hết, phải sử dụng có hiệu quả các phương tiện hiện có, như sách, báo, tài liệu tuyên truyền, các phương tiện thông tin đại chúng, các hoạt động văn hóa — văn nghệ, hệ thống giáo dục quốc dân

- Thời gian tổ chức buổi tuyên truyền và hoạt động cô động phải phù hợp

với hồn cảnh học tập, cơng tác của đối tượng, để cổ động tham gia, tránh thời

điểm như ca kíp, lúc mùa vụ v.v Thời điểm tuyên truyền cũng cần căn cứ vào nhu cầu thông tin của đối tượng Khi đối tượng đang khao khát, có nhu cầu được thông tin, muốn biết những vấn đề đó thì hiệu quả tuyên truyền sẽ cao hơn

Chọn vị trí đi lại thuận lợi, nơi tập trung đông người, có điều kiện ánh sáng,

không ôn ào, thuận lợi cho tiếp nhận thông tin của đối tượng

Ở xã, phường không nên tuyên truyền thời gian quá dài Việc tuyên truyền không đúng lúc cũng sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động tuyên truyền, cổ động

4 Tuyên truyền bằng ngôn ngữ nói

Tuyên truyền miệng là hoạt động tuyên truyền chủ yếu và có hiệu quả nhất ở cơ sở Hiệu quả tuyên truyền miệng phụ thuộc trực tiếp vào trình độ nghiệp vụ, nghệ thuật tuyên truyền miệng của báo cáo viên Đề nâng cao chất lượng và hiệu

quả tuyên truyền miệng, cần chú ý một só vấn đề nghiệp vụ sau đây:

Trang 33

Đối tượng tuyên truyền miệng ở cơ sở rất đa dạng, có đặc điểm tâm lý, nghề nghiệp và điều kiện sống khác nhau và có nhu cầu, sự quan tâm đến các vấn đề

khác nhau Vì vậy, am hiểu đặc điểm và tâm lý đối tượng là yêu cầu đầu tiên dé

tiến hành có hiệu quả công tác tuyên truyền miệng

Muốn nắm được tâm lý, đặc điểm đối tượng ở cơ sở cần nghiên cứu, tìm

hiểu trước, thông qua thông báo, trao đổi của các cơ quan, tổ chức Nắm tâm lý,

đặc điểm đối tượng qua nắm bắt tư tưởng và dư luận xã hội, trao đổi với đội ngũ

cán bộ chính quyền, đoàn thể ở cơ sở Qua việc quan sát trực tiếp phong trào quần

chúng ở cơ sở, điều tra bằng phiếu hỏi, quan sát trong các buôi báo cáo đê thay

được thái độ, phản ứng của người nghe Khi nắm được thái độ, đặc điểm của đối tượng phải lựa chọn nội dung, phương pháp tuyên truyền cho phù hợp để đạt hiệu quả cao

b Lựa chọn nội dung và chất lượng thông tin

Nhu câu nhận thức của con người rât phong phú, đa dạng Chỉ khi đáp ứng được nhu cầu, thỏa mãn những mong đợi, khát khao của họ thì nội dung thông tin mới được họ tiếp thu tích cực, tự giác Vì vậy, lựa chọn nội dung tuyên truyền cần chú ý đến những yêu cầu thông tin của đối tượng

Khi trình bày các vấn đề, sự kiện, báo cáo viên cần phân tích, khai thác các

khía cạnh của bản chất sự kiện, tổng hợp, khái quát định hướng suy nghĩ và hành

động, thỏa mãn nhu cầu nhận thức, trí tuệ và tình cảm của người nghe, để từ đó mà đạt được mục đích của tuyên truyền

Chất lượng thông tin phụ thuộc vào mức độ “sâu” và mức độ “mới” của nó Những thông tin được phân tích trên cơ sở khoa học và thực tiễn sâu sắc, chỉ rõ bản chất, quy luật, dự báo xu hướng phát triển sẽ giải đáp trúng những vướng mắc của người nghe Đó là những thôn tin có giá trị soi sáng về tư tưởng, hướng dẫn dư luận và hướng dẫn hành động

Trang 34

nhận xét, bình luận tinh tế, dự báo có cơ sở khoa học, liên hệ thực tiễn gần gũi, sống động, phương pháp trình bày hấp dẫn, lôi cuốn cũng có thể được coi là mới với người nghe Vì vậy, đổi mới cách trình bày phù hợp với đối tượng là yêu cầu quan trọng của tuyên truyền miệng

c Chuẩn bị đề cương bài nói

Hoạt động tuyên truyền miệng bao gồm xây dựng nội dung và trình bày bài nói Sự chuẩn bị chu đáo bài nói, đáp ứng được yêu cầu tuyên truyền và yêu cầu của người nghe sẽ góp phần lớn vào thành công của buổi nói chuyện Đề cương tuyên truyền

có thể là đề cương khái quát hoặc đề cương chỉ tiết, thậm chí là một bài viết hoàn

chỉnh, thường có những phần sau:

- Phần mở đâu, có tính chất giới thiệu vấn đề và làm quen, có tác dung tao

ra sự thân mật, gần gũi giữa người nói và người nghe Mở đầu cần định hướng sự

theo dõi, chú ý của người nghe vào nội dung tuyên truyền, giới thiệu những phần

chính sẽ trình bày, thời gian sẽ kết thúc và phương thức tiến hành đề người nghe

chủ động theo dõi

Mở đầu cần ngắn gọn, súc tích, tránh dài dòng, có thể mở đầu trực tiếp, bắc cầu, tương phản, dẫn câu của lãnh tụ, danh nhân v.v

- Phân nội dung, đây là phần quan trọng nhất của bài nói Chuẩn bị từng vấn để, từng sự kiện, theo lôgic, tầm quan trọng hoặc tiến trình lịch sử, có nguồn

gốc, nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp; những nét diễn biến chính, xu hướng vận

động, ý kiến đánh giá bình luận; thái độ và biện pháp xử lý Kết thúc mỗi vấn đề

cần tóm tắt, chốt lại những ý chính Cấu trúc của bài nói phải đảm bảo tính lôgic chặt chẽ, hợp lý

Với từng vấn đề, cần phải dùng các luận điểm, luận cứ, luận chứng, các ví

dụ xác đáng, tiêu biểu, rõ ràng để giải thích và chứng minh Giữa các phần có

Trang 35

- Phần kết luận có giá trị khái quát những điều đã trình bày, nhấn mạnh

điểm chính, khêu gợi suy nghĩ và cổ vũ hành động, định hướng tư tưởng đề người nghe nâng cao niềm tin và xác định rõ trách nhiệm của mình trong thực hiện nhiệm vụ được giao

d Sử dụng ngôn ngữ và phong cách trong buổi nói chuyện

Ngôn ngữ là công cụ chủ yéu của người tuyên truyền miệng Ngôn ngữ còn

là biểu hiện của nhân cách, đạo đức, năng lực trí tuệ, khí chất và thê lực của người

nói Cùng với lời nói, các biểu hiện của nét mặt, nụ cười, ánh mắt, cử chỉ cũng có tác dụng quan trọng, tạo nên thành công của buổi nói chuyện Nói chuyện tin vui, nói chuyện buồn, thông báo việc quan trọng phải có thái độ khác nhau Thông qua những biều hiện của người nói, người nghe hiểu được thái độ, tình cảm, niềm vui, nỗi buồn, sự xót xa, sự mỉa mai phê phán, thái độ kiên quyết ủng hộ, tình yêu thương, niềm tin vào lẽ phải của người nói Những biểu hiện ngoài lời nói của tuyên truyền miệng được hình thành ồn định, trở thành phong cách riêng của mỗi người Biêu cảm và phong cách cùng với lời nói làm cho nội dung tuyên truyền càng trở nên hấp dẫn hơn Điều chủ yếu của việc thể hiện phong cách, biểu cảm là

phải chân thực, không giả tạo, không mang tính biểu cảm, đề khỏi gây ức chế cho

người nghe

e Chủ động xử lý các tình huống trong lúc nói chuyện

Với tinh thần hướng về cơ sở, tăng cường đối thoại, người nói nên chuẩn bị tinh

thần sẵn sàng trao đổi với người nghe Dù câu hỏi ở đạng nào cũng cần chủ động, trao đổi chân tình, không lãng tránh hoặc tỏ ra lúng túng, gây phản ứng với người nghe

Khi tiến hành buổi nói chuyện, người nói là “vai chính”, vì vậy, cần phải

chủ động xử lý các tình huống có thể xảy ra:

- Lựa chọn cách mở đầu và các bước tiếp theo một cách hợp lý, nhằm cuốn hút người nghe theo chu dé, lam ting su hung phan, sự chú ý của người nghe

Trang 36

- Chú ý quan sát và phát hiện các quá trình tâm lý diễn ra ở người nghe khi trình bày để điều chỉnh nội dung, cách nói, nhịp điệu và thời gian cho phù hợp Thậm chí phải kích thích người nghe, tạo ra nhu cầu mới cho họ, dẫn dắt họ theo

định hướng của mình, hứa hẹn đáp ứng nhu cầu mới trong dip khác Biết nghỉ giải

lao, biết dừng câu chuyện, biết kết thúc bài nói đúng lúc Không kết thúc sớm quá,

và tốt nhất là không quá giờ, không kết thúc đột ngột mà có sự chuẩn bị trước về nội dung và ngữ điệu đề kết thúc đúng lúc, kết thúc có hậu bằng sự hứa hẹn gặp

lại, cảm ơn sự chú ý

5 Tuyên truyền bằng ngôn ngữ viết (biên tập tin)

5.1 Khải niệm tin tức

Tin tức là những sự kiện mới đã đang và sẽ xảy ra, liên quan đến nhiều người và được nhiều người quan tâm

Vai trò của tin tức trong đời sống xã hội: Sự xuất hiện của tin gắn liền với

nhu cầu nhận thức cái mới của con người, giúp con người hiểu biết về thế giới mà họ đang sống và thông qua đó, giúp họ hành động phù hợp với những lợi ích và sự tồn tại của chính bản thân họ

5.2 Tổ chức hoạt động truyền thanh ở xã, phường, thị trấn a Một số vấn đề chung:

Hoạt động truyền thanh, xã, phường, thị trấn có vai trò, vị trí rất quan trọng trong việc tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, các chủ trương, nghị quyết của cấp ủy, chính quyền địa phương về các lĩnh vực của đời sống ở cơ SỞ

Truyền thanh ở xã, phường, thị trần có chức năng như một tờ báo (báo nói),

là cơ quan ngôn luận của cấp ủy, chính quyền xã, phường, thị trấn, là tiếng nói của

nhân dân ở cơ sở, hoạt động dưới sự chỉ đạo của đảng ủy, Ủy ban nhân dân Ban Tuyên giáo cơ sở tham mưu và trực tiếp giúp cấp ủy cơ sở chỉ đạo về nội dung tư

Trang 37

Hoạt động truyền thanh xã, phường, thị trấn cần phải có chương trình phong phú, đa dạng, hấp dẫn, đáp ứng yêu cầu của nhân dân và nhiệm vụ tuyên

truyền trong những thời điểm khác nhau Nội dung chương trình cần tập trung vào các vấn đề:

- Tóm tắt những chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước mới ban hành, nhất là những chủ trương, chính sách, pháp luật có liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân địa phương, đơn vị

- Truyền đạt các chủ trương, nghị quyết, quyết định mới của đảng ủy và

chính quyền địa phương Thông báo nội dung sinh hoạt của các tơ chức đảng, đồn

thể ở địa phương và tình hình những sự kiện, van dé thoi su dang dién ra tai dia phuong, don vi

- Kip thoi biểu dương những gương người tốt, việc tốt, phê bình nhắc nhở

những hiện tượng tiêu cực mới nảy sinh trên địa bàn; cổ động các phong trào thi đua, các cuộc vận động đang diễn ra tại địa phương, đơn vị

- Phổ biến khoa học, kỹ thuật, những kiến thức cần thiết đối với các hoạt động kinh tế - xã hội đang diễn ra, những tri thức và kinh nghiệm bồ ích đối với

đời sống của nhân dân địa phương, đơn vị

- Các tiết mục văn nghệ do người địa phương thực hiện

Liều lượng của các nội dung nói trên được điều chỉnh linh hoạt, phù hợp

với tình hình của địa phương trong từng thời gian

Các tin, bài của buổi phát thanh cần ngắn gọn, dễ hiểu, thiết thực, sát với thực tế địa phương và phải được duyệt trước khi phát Cán bộ đài truyền thanh phải

được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết, có trình độ lý luận chính trị nhất

định, có thể thay nhau đảm nhiệm việc duyệt tin, bài khi có người đi vắng

Chỉ đạo truyền thanh xã, phường, thị trấn cần khắc phục khuynh hướng

buông lỏng, khoán trắng cho một số cán bộ thông tin, văn hóa, làm cho hiệu quả tuyên truyền qua đài truyền thanh không cao Cần cảnh giác các lực lượng xấu lợi dụng đài truyền thanh để tuyên truyền, kích động quần chúng dưới các chiêu bài

Trang 38

b Cách viết một bản tin

- Bản tin, được hiểu và tin về những sự kiện quan trọng có tính thời sự và có ảnh hưởng đến mọi người Đó là sự kiện vừa xảy ra, có thật trong cuộc sống Nó đáp ứng yêu cầu thông tin và tạo nên sự hứng thú cho người đọc, người nghe, bởi tính chân thực, nhiều hình, nhiều vẻ, có tính thời sự và góp phần nâng cao nhận thức, hình thành tình cảm, thái độ cho người nghe

- Khi viết tin cho đài truyền thanh, phát thanh ở cơ sở phải tuân theo một số

nguyên tắc sau:

+ Câu đầu tiên của tin không dài quá, trả lời được các câu hỏi sau: Cái gì? Ai? Ở đâu? Thời gian nào? Tại sao? Như thế nào?

+ Bắt đầu vào bản tin phải nêu được sự việc đáng lưu ý nhất, có thể là chỉ tiết quan trọng nhất của sự kiện chứa đựng chủ đề tư tưởng; cũng có thể vào đầu phải giản dị, cụ thê, làm nỗi bật sự kiện

+ Tin cần được viết theo thứ tự: chủ yếu, quan trọng (nghĩa là cái nên, cái

cốt lõi) lên đầu Dựa trên những nguyên tắc cơ bản này, người viết luôn phải khách

quan, không suy diễn sự kiện, không liên tưởng theo ý chủ quan của riêng mình Người viết tin đưa ra nguồn tin tư liệu phải có độ chính xác cao, không bịa đặt Mô thức kết câu của tin có thể là: mơ thức hình xốy ốc, mô thức kết cầu nhân - quả

- Viết tin cần phải đảm bảo những yêu cầu sau:

+ Đầu đề tin thường biểu đạt cô đọng nội dung, thê hiện bản chất chính trị và tạo ra sự chú ý, quan tâm của công chúng đối với tin Tùy theo từng loại tin mà trình bày đầu đề cho phù hợp Có một số dạng đầu đề đầu đề là nội dung của sự kiện hoặc là phán đoán về nội dung quan trọng về sự kiện Đầu đề thể hiện tín đặc trưng của sự kiện, tạo ấn tượng mạnh trong tâm lý người đọc Đầu đề trích dẫn: đưa nguyên văn một câu nói hoặc một ý quan trọng của một nguồn tin có trách

nhiệm về sự kiện đó Đầu đề số liệu: đưa những con số với tư cách là chỉ tiết thông

tin quan trọng nhất đáng chú ý nhất về sự kiện

+ Mở đâu của tin là phần đặc biệt quan trọng, giữ vai trò chủ đạo, dan dat

Trang 39

Mở đầu trực tiếp: là thông tin trực tiếp về sự kiện Đây là kiều mở đầu phổ

biến nhất, nhanh, kịp thời

Mở đầu sự kiện: là điều đưa thông tin về các điều kiện trong đó xảy ra sự

kiện

Mở đầu giai thoại: Đưa những chỉ tiết thông tin có kịch tính, nhằm tác động mạnh vào tâm lý của người đọc, tạo ra sự chú ý ngay từ đầu cho người nghe

+ Phân thân tin:

Thân tin chứa đựng nội dung thông tin chủ yếu của tin, thỏa mãn các câu hỏi về

quy mô, tính chất, diễn biến của sự kiện, các yếu tô tác động đến sự kiện và quan

hệ của sự kiện đó đến các vấn đề, sự kiện khác Các chỉ biết ở thân tin được liên kết với nhau trong một lôgic nhất định, tùy theo các mô thức kết cấu của tin

+ Phân Kết luận của tin thường có xu hướng vận động, ý nghĩa xã hội của sự kiện

Nói tóm lại, viết tin là một hoạt động sáng tạo, tùy theo sự gợi hướng của sự kiện và yêu cầu tuyên truyền, cỗ động ở cơ sở mà người viết tin lựa chọn viết cho phù hợp

+ Ngôn ngữ của tin:

Ngôn ngữ là một trong những phương tiện cơ bản để ghi nhận, truyền đạt sự vật mới xảy ra, đang xảy ra hoặc sắp xảy ra Do quy định của những chức năng

cơ bản của tin nên ngôn ngữ cũng mang tính đặc thù: ngôn ngữ sự kiện Các từ và

các đơn vị mệnh đề, câu, đều tập trung dé phan doan truc tiếp về sự kiện Trong tin ít sử dụng các mỹ từ, tính từ, hoặc các kiểu câu phức hợp có kết cầu nhiều tầng

Ngôn ngữ tin thường có đặc điểm là trực tiếp, cụ thể, xác thực, cô đúc, ngắn gọn, súc tích; rõ ràng, khúc triết, sinh động, thường dùng câu ngắn; luôn đổi

mới và nhiều hình, nhiều vẻ Văn phong phải quảng đại quần chúng, sát hợp với

trình độ nhận thức của công chúng Tránh dùng từ mượn của nước ngoài khi ngôn ngữ quốc gia đã có %

Trang 40

a Quan niệm về thể loại Tỉn: Tìn là thể loại cơ bản, xung kích nhất trong các thể loại báo chí

- Tin tức phản ánh những cái mới (cụ thể, đang xảy ra, sắp xảy ra mà nhiều

người muốn biết), tin phản ánh những sự kiện, sự việc có thật, tiêu biểu, có quan hệ và có ý nghĩa với nhiều người ( tính điển hình )

- Tin đáp ứng những câu hỏi bức xúc của quần chúng về những cái mới xảy ra, để biết và có những hành động đúng đắn

- Tin chỉ phản ánh những sự kiện cụ thể, xảy ra ở địa điểm, không gian cụ

thể, có ý nghĩa cụ thể theo quan điểm nhất định Đó là những sự kiện có thật, mới

vừa xảy ra, đang xảy ra, sắp xảy ra

- Tin không phản ánh về những vấn đề của đời sông, mặc đù trong bất cứ sự

kiện tiêu biểu nào mà tin phản ánh cũng chứa đựng những vấn đề Nếu đó là vấn

đề cần phải được tiếp tục phản ánh kỹ càng hơn, một số thể loại khác như bình luận, điều tra, phóng sự sẽ tiếp tục vào cuộc

Tom lai, Tin Ia thể loại báo chí cơ bản, ngắn gon nhất, cô đúc nhất, nhanh

chóng nhất, kip thời nhất, được thể hiện bằng chữ, bằng lời, bằng hình ảnh để

phản ảnh những sự kiện mới xảy ra, đang xảy ra, sắp xảy ra có tâm quan trọng đối

với xã hội, nhằm thúc đẩy và cải tạo xã hội

b Đặc điểm của tin

- So với tất cả các thể loại khác, Tin là thể loại phổ biến nhất, năng động nhất và thể hiện rõ nhất sự nhạy bén, tính xác thực của báo chí trong việc phản ánh sự kiện mới Nói cách khác, thể loại Tin có nhiệm vụ thông tin, thông báo kịp thời nhất về những sự việc, sự kiện thời sự mới nhất, dưới một hình thức đơn giản, ngắn gọn nhất

- Nói đến Tin là nói đến sự kiện Sự kiện là đối tượng nhận thức, là đối tượng phản ánh của thể loại tin, đông thời là nội dung của tin

- Cần chú ý: Tin không phải là sự kiện Nó chỉ là một cách phản ánh về sự

Ngày đăng: 02/04/2022, 07:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN