1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG VÀ VẬN DỤNG VÀO VIỆC NHẬN THỨC, GIẢI QUYẾT MỘT SỐ VẤN đề TRONG CUỘC SỐNG CÁ NHÂN

16 12 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 444,54 KB

Nội dung

Khái niệm: cái riêng, cái chung và cái đơn nhất Thế giới vật chất xung quanh con người tồn tại bằng muôn vàn các sự vật, hiện tượng rất khác nhau về màu sắc, trạng thái, tính chất, hình

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: Triết học Mac-Lênin

Giảng viên hướng dẫn: Vũ Thị Thu Hiền Sinh viên thực hiện : Lê Thị Lan Anh

Lớp : K24TCD

Mã sinh viên : 24A4012490

Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2022

ĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG

VÀ VẬN DỤNG VÀO VIỆC NHẬN THỨC, GIẢI QUYẾT MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG CUỘC SỐNG CÁ

NHÂN

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.……… 1 NỘI DUNG

Phần 1: Phần lý luận

1.1 Khái niệm: cái riêng, cái chung và cái đơn nhất……… 2

1.2 Mối quan hệ biện chứng và ý nghĩa phương pháp luận……… 2

Phần 2: Phần liên hệ thực tế và liên hệ bản thân

2.1 Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa cái chung và

thân……….6

2.2 Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng trong quan hệ giữa lợi ích cá nhân và tập thể……….9

KẾT LUẬN……… 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 13

Trang 3

MỞ ĐẦU

Sự vật tồn tại bao giờ cũng là sự tồn tại thống nhất giữa cái riêng và cái chung

Để nhận thức sự vật, hiện tượng một cách đúng đắn đòi hỏi phải dựa trên lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng về cặp phạm trù cái riêng và cái chung

Chúng ta đang sống trong một kỉ nguyên của tri thức, đòi hỏi mỗi con người phải phát triển một cách toàn diện, phải có đạo đức, phẩm chất, có sự nhìn nhận, đánh giá

sự vật hiện tượng bằng sự khách quan và tính đúng đắn cao Phải khẳng định rằng, con người là yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước Do đó, mỗi người, cụ thể là bản thân sinh viên, những người trẻ đang trong giai đoạn hình thành và phát triển bản thân càng cần phải nhận thức cái chung để vận dụng vào cái riêng trong hoạt động nhận thức và thực tiễn Có như vậy thì mới không

bị rơi vào tình trạng mò mẫm, mất phương hướng khi giải quyết các vấn đề trong thực tiễn

Mục đích của bài luận này là đưa một phần triết học ứng dụng vào đời sống: đưa quan điểm duy vật biện chứng về mối quan giữa cái chung và cái riêng vận dụng vào việc nhận thức, giải quyết một số vấn đề trong cuộc sống cá nhân Giúp cho sinh viên

có thể giải quyết vấn đề một cách đúng đắn, từ đó phát triển toàn diện bản thân Để đạt được mục đích đó, đề tài sẽ giải quyết những nội dung sau: phân tích và làm rõ nội dung, ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù cái riêng-cái chung, liên hệ bản thân và thực tiễn, để từ đó đưa ra những phương pháp giúp sinh viên phát triển bản thân, cũng như hiểu rõ về mối quan hệ lợi ích giữa cá nhân và tập thể

Cơ sở lý luận của bài luận là quan điểm của chủ nghĩa Mac Lê-nin về mối quan

hệ giữa cái riêng và cái chung Đề tài sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật với các phương pháp như: thống nhất logic với lịch sử, phân tích tổng hợp, khái quát hóa và hệ thống hóa

Ý nghĩa lý luận: giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mối quan hệ chặt chẽ giữa cái riêng

và cái chung Ý nghĩa thực tiễn: giúp sinh viên giải quyết vấn đề, phát triển bản thân cũng như hiểu rõ vấn đề lợi ích cá nhân-tập thể một cách khách quan, đúng đắn

Trang 4

NỘI DUNG

Phần 1: Phần lý luận

1.1 Khái niệm: cái riêng, cái chung và cái đơn nhất

Thế giới vật chất xung quanh con người tồn tại bằng muôn vàn các sự vật, hiện tượng rất khác nhau về màu sắc, trạng thái, tính chất, hình dáng, kích thước… nhưng đồng thời giữa chúng cũng có rất nhiều những đặc điểm, thuộc tính chung giống nhau

Cái riêng là phạm trù triết học dùng dể chỉ một sự vật, hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định trong thế giới khách quan Ví dụ: 1 quả cam trong tủ lạnh là cái riêng A, 1 quả cam để trên bàn là cái riêng B, cái riêng A khác với cái riêng B Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những thuộc tính chung không những có ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác Giữa 2 quả cam A và B nêu trên đều có thuộc tính chung

là đều có vỏ, có cùi, có múi và trong mỗi múi có rất nhiều tép Cái chung này được lặp lại ở bất kì quả cam nào khác Bên cạnh đó, ta cần phân biệt cái riêng với cái đơn nhất Cái đơn nhất là phạm trù triết học dung để chỉ những mặt, những điểm, những thuộc tính chỉ vốn có ở một sự vật, hiện tượng (một cái riêng) nào đó mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng nào khác Ví dụ như vân tay, tính cách của một người, độ cao của đỉnh núi cao nhất thế giới (Everest)… đều là những cái đơn nhất Ta có thể thấy, mỗi cái đơn nhất không phải là một sự vật, hiện tượng đơn lẻ mà nó tồn tại trong cái riêng, nó chỉ là đặc trưng của cái riêng

1.2 Mối quan hệ biện chứng và ý nghĩa phương pháp luận

a) Mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng, cái chung và cái đơn nhất

Trong lịch sử triết học có hai xu hướng là duy thực và duy danh đối lập nhau giải quyết vấn đề quan hệ giữa cái chung và cái riêng Triết học Mac-Lênin cho rằng quan điểm của hai phái trên đều có điểm sai lầm ở chỗ họ đã tách rời cái riêng khỏi cái chung, tuyệt đối hóa cái riêng, phủ định cái chung hoặc ngược lại Họ không thấy sự tồn tại khách quan và mối quan hệ khăng khít giữa chúng

Trang 5

Phái duy thực cho rằng cái chung tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào cái riêng Theo phái này thì cái riêng chỉ tồn tại tạm thời, thoáng qua, không phải là cái tồn tại vĩnh viễn, chỉ có cái chung mới tồn tại vĩnh viễn, thật sự độc lập với ý thức của con người Cái chung không phụ thuộc vào cái riêng, mà còn sinh ra cái riêng Cái chung

là những ý niệm tồn tại vĩnh viễn bên cạnh những cái riêng chỉ có tính chất tạm thời, cái riêng do cái chung sinh ra Ví dụ: con người là một khái niệm chung và chỉ có khái niệm con người mới tồn tại mãi mãi, còn những con người cụ thể là khái niệm tạm thời vì những con người cụ thể (cá nhân) này có thể mất đi (chết đi)

Phái duy danh cho rằng cái chung không tồn tại thực trong hiện thực khách quan, chỉ có sự vật đơn lẻ, cái riêng mới tồn tại thực, chỉ tồn tại trong tư duy con người, chỉ

là tên gọi của cái đối tượng đơn lẻ Tức là chỉ có cái riêng tồn tại thực sự, còn cái chung là những tên gọi trống rỗng, do con người đặt ra, không phản ánh cái gì trong hiện thực Quan điểm này không thừa nhận nội dung khách quan của các khái niệm Những khái niệm cụ thể đôi khi không có ý nghĩa gì trong cuộc sống con người, chỉ

là những thứ trống rỗng, không cần thiết phải bận tâm Ranh giới giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm bị xóa nhòa và con người và con người không phải quan tâm đến cuộc đấu tranh giữa các quan điểm triết học nữa Ví dụ: Không thể nhận thấy, nắm bắt một "con người" chung chung mà "con người" chỉ có thể được nhận thấy, nắm bắt qua những con người thực thể cụ thể, thông qua các cá nhân cụ thể

Chủ nghĩa duy vật biện chứng của triết học Mac Lê-nin đã khắc phục những khuyết điểm của cả hai trường phái trên trong việc lí giải mối quan hệ giữa cái chung

và cái riêng Trong tác phẩm “Bút kí Triết học”, Lê-nin đã viết như sau:

“Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung Bất cứ cái riêng nào cũng là cái chung Bất cứ cái chung nào cũng là một bộ phận, một khía cạnh, hay một bản chất của cái riêng Bất cứ cái chung nào cũng chỉ bao quát một cách đại khái tất cả mọi vật riêng lẻ Bất cứ cái riêng nào cũng không gia nhập đầy đủ vào cái chung”

Cụ thể là:

Thứ nhất, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng Nghĩa là

không có cái chung thuần túy tồn tại bên ngoài cái riêng Cả cái chung lẫn cái đơn

Trang 6

nhất đều không tồn tại độc lập, tự thân vì chúng là thuộc tính nên phải gắn với đối tượng xác định, chỉ có cái riêng (đối tượng, quá trình, hiện tượng riêng) mới tồn tại độc lập Còn cái chung và cái đơn nhất đều chỉ tồn tại trong cái riêng, như là các mặt

của cái riêng Ví dụ: có cùi, nhiều múi, rất nhiều tép là cái chung giữa các quả cam.

Rõ ràng, cùi, múi, tép ở đây (cái chung) chỉ và phải tồn tại trong một quả cam nhất định (cái riêng)

Thứ hai, cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung Điều này có

nghĩa là, cái riêng tồn tại độc lập, nhưng sự độc lập này không có nghĩa là cô lập với những cái khác Thông qua hàng ngàn mối liện hệ, hàng ngàn sự chuyển hóa, cái riêng của loại này có liên hệ với cái riêng của loại khác Bất cứ cái riêng nào cũng tồn tại trong một môi trường, hoàn cảnh nhất định, tương tác với môi trường, hoàn cảnh ấy, do đó đều tham gia vào các mối liên hệ qua lại hết sức đa dạng với các sự vật, hiện tượng khác xung quan mình Các mối liên hệ qua lại này cứ trải rộng dần, gặp gỡ rồi giao thoa với các mối liên hệ qua lại khác, kết quả là tạo nên một mạng lưới các mối liên hệ mới, trong đó có những mối liên hệ dẫn đến một hoặc một số cái chung nào đó Ví dụ: Mỗi con người là một cái riêng, nhưng mỗi người không thể tồn tại ngoài mối liên hệ với xã hội và tự nhiên Không cá nhân nào không chịu sự tác động của các quy luật sinh học và các quy luật xã hội Đó là những cái chung trong mỗi con người

Thứ ba, cái chung là một bộ phận của cái riêng, còn cái riêng không gia nhập hết

vào cái chung Do cái chung được rút ra từ cái riêng, nên rõ ràng nó là một bộ phận của cái riêng Mặt khác, bên cạnh những thuộc tính (cái chung) được lặp lại ở các sự vật khác, bất cứ cái riêng nào cũng còn chứa đựng những đặc điểm, thuộc tính mà chỉ cái riêng đó mới có Tức là, bất cứ cái riêng nào cũng chứa đựng những cái đơn nhất Ví dụ: người nông dân Việt Nam bên cạnh cái chung với nông dân của các nước trên thế giới là có tư hữu nhỏ, sản xuất nông nghiệp, sống ở nông thôn… Còn đặc điểm riêng là chịu ảnh hưởng của văn hóa làng xã, của các tập quán lâu đời của dân tộc, của điều kiện tự nhiên, của đất nước, nên rất cần cù lao động, có khả năng chịu đựng được những khó khăn trong cuộc sống

Thứ tư, cái đơn nhất có thể chuyển hóa thành cái chung và ngược lại Sự chuyển

hóa cái đơn nhất biến thành cái chung và cái chung biến thành cái đơn nhất sẽ xảy ra

Trang 7

trong quá trình phát triển khách quan của sự vật, trong những điều kiện nhất định Sở

dĩ như vậy là do trong hiện thực, cái mới không bao giờ xuất hiện đầy đủ ngay một lúc, mà lúc đầu xuất hiện dưới dạng cái đơn nhất, cái cá biệt Nhưng theo quy luật, cái mới nhất định sẽ phát triển mạnh lên, ngày càng hoàn thiện, tiến tới hoàn toàn thay thế cái cũ và trở thành cái chung Ngược lại, cái cũ ngày càng mất dần đi Từ chỗ là cái chung, cái cũ biến dần thành cái đơn nhất Ví dụ: sự thay đổi một đặc tính nào đấy của sinh vật trước sự thay đổi của môi trường diễn ra bằng cách ban đầu xuất hiện một đặc tính ở một cá thể riêng biệt Do phù hợp với điều kiện mới, đặc tính đó được bảo tồn, duy trì ở nhiều thế hệ và trở thành phổ biến của nhiều cá thể Những đặc tính không phù hợp với điều kiện mới sẽ mất dần đi và trở thành cái đơn nhất Trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng trong những điều kiện nhất định, cái đơn nhất có thể biến thành cái chung và ngược lại, cái chung có thể biến thành cái đơn nhất, nên trong hoạt động thực tiễn có thể và cần phải tạo điều kiện thuận lợi để cái đơn nhất có lợi cho con người trở thành cái chung và cái chung bất lợi trở thành cái đơn nhất Nói chung việc giải quyết mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng không hề đơn giản, Lênin đã cho rằng:

“Con người bị rối lên chính là ở trong phép biện chứng của cái riêng và cái chung”

b) Ý nghĩa phương pháp luận

Thứ nhất, phải xuất phát từ cái riêng để tìm ra cái chung Nếu bất cứ cái chung

nào cũng chỉ tồn tại trong cái riêng, như một thuộc tính chung của một số cái riêng, nằm trong mối liên hệ chặt chẽ với cái đơn nhất và mối liên hệ đó đem lại cho cái chung một hình thức riêng biệt, thì các phương pháp thực tiễn dựa trên việc vận dụng một quy luật nào đó đều không thể như nhau đối với mọi sự vật, hiện tượng (cái riêng)

có liên hệ với cái chung đó Vì bản thân cái chung trong mọi sự vật, hiện tượng không phải là một và không giống nhau hoàn toàn, mà chỉ là biểu hiện của cái chung đã được

cá biệt hóa, thì các phương pháp xuất phát từ cái chung đó, trong mỗi trường hợp cụ thể, cần phải thay đổi hình thức, phải cá biệt hóa cho phù hợp với đặc điểm của từng trường hợp

Trang 8

Thứ hai, nếu bất kì một phương pháp nào cũng bao hàm cả cái chung lẫn cái đơn

nhất thì khi sử dụng một kinh nghiệm nào đó trong điều kiện khác không nên sử dụng hình thức hiện có của nó, mà chỉ nên rút ra những mặt chung đối với trường hợp đó, chỉ rút ra những cái thích hợp với điều kiện nhất định

Thứ ba, trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định, cái

đơn nhất có thể biến thành cái chung và ngược lại, cái chung cũng có thể biến thành cái đơn nhất, do đó trong hoạt động thực tiễn có thể cần phải tạo điều kiện thuận lợi để cái đơn nhất có lợi cho con người và trở thành cái chung và cái chung bất lợi nên trở thành cái đơn nhất Tuy nhiên vẫn còn một khó khăn tỏng tư duy mà nhiều người biết nhưng thường lảng tránh tìm hiểu, giải đáp thấu đáo, đó là: Cái riêng và cái chung không nằm trên cùng một mặt bằng cơ sở, không cùng một đơn vị đo Cái riêng là đối tượng, còn cái chung và cái đơn nhất chỉ là các thuộc tính của nhiều (hoặc một) cái riêng đó, cho nên phép biện chứng đích thực phải đẩy chúng lên thành cặp phạm trù cái đặc thù và cái phổ biến Trong “Bút ký Triết học”, Lê-nin viết:

“Người nào bắt tay vào những vấn đề riêng trước khi giải quyết vấn đề chung, thì

kẻ đó, trên mỗi bước đi, sẽ không sao tránh khỏi những vấp váp những vấn đề chung một cách không tự giác Mà mù quáng vấp phải những vấn đề đó trong từng trường hợp riêng có nghĩa là đưa ra những chính sách của mình đến chỗ có những

sự giao động tồi tệ nhất và mất đi hẳn tính nguyên tắc”

Phần 2: Phần liên hệ thực tế và liên hệ bản thân

2.1 Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng trong sự phát triển của bản thân

Hầu hết sinh viên hiện nay đều gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề cá nhân Thông thường, sinh viên đều có những cách giải quyết vấn đề khá qua loa, hời hợt Và điều đó ảnh hưởng tới sự phát triển tích cực của sinh viên Như con thuyền ra khơi cần

có la bàn chỉ hướng, như những cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cần có đường lối đúng đắn, bản thân sinh viên muốn phát triển cũng cần xác định được những vấn đề chung nhất

Trang 9

Trước hết, sinh viên cần xác định rõ mục tiêu phát triển của bản thân Để xác định điều đó thì sinh viên cần nắm bắt được ước mơ, nguyện vọng và mong muốn của mình

“There is one quality that one must possess to win, and that is definiteness of purpose, the knowledge of what one wants, and a burning desire to possess it.” –

(Có một phẩm chất mà người ta phải sở hữu để giành được, và đó là sự dứt khoát về mục đích, hiểu biết về những gì người ta muốn, và khát khao cháy bỏng được sở hữu nó.)

“Mong muốn là chưa đủ Bạn phải khao khát Động lực phải tuyệt đối hấp dẫn để vượt qua đượt những trở ngại chắc sẽ chắn xuất hiện trên đường đi.” – Les Brown

Để làm một việc hiệu quả nhất, chúng ta cần phải có niềm đam mê, khao khát trong

đó, để nó thôi thúc bản thân cố gắng và vực dậy khả năng tìm tòi có sẵn trong mỗi con người Có một câu nói rất hay của Steve Jobs đó là:

“Nếu bạn thật sự yêu thích điều mình làm, bạn sẽ không cần ai thúc ép cả Chính tầm nhìn sẽ đưa bạn đi.”

Và trong tác phẩm “Dám ước mơ”, Florence Littauer có viết:

“ Ước mơ hướng bạn đến với những điều mới mẻ và khác biệt so với thực tại Ước

mơ giúp bạn nuôi dưỡng khát vọng vượt lên những điều bình thường Ước mơ mang đến cho bạn niềm vui sang tạo và những điều thú vị trong cuộc sống Nhưng trên hết, bạn phải là người quyết định ước mơ của mình Hãy thay đổi thói quen sống phụ thuộc vào những chỉ dẫn, lời khuyên của người khác để tự xác định ước

mơ riêng cho cuộc đời bạn.”

Việc xác định được mục tiêu thông qua ước mơ, nguyện vọng là rất quan trọng Tuy nhiên, bên cạnh đó sinh viên cần phải xem xét đến khả năng hiện thực hóa ước

mơ đó Điều đó có nghĩa là, cần phải xem xét xem mục tiêu đó có phù hợp với bản thân hay không Sinh viên có thể xem xét điều đó thông qua việc chú ý đến những sở trường sở đoản của mình Những sở trường, sở đoản đó chính là những cái riêng của bản thân sinh viên Và việc xem xét những cái riêng đó sẽ giúp sinh viên đánh giá

Trang 10

được sự phù hợp của bản thân đối với những cái chung mà xã hội, công việc đang hướng đến

Xã hội hiện nay phát triển đi kèm với sự đa dạng về các ngành nghề khác nhau Mỗi ngành nghề lại mang một đặc điểm riêng biệt, hướng đến những con người riêng biệt Bản thân có sự yêu thích với một công việc, một ngành nghề nào đó nhưng mục tiêu đặt ra lại không có sự tương quan thì sẽ hoàn toàn vô nghĩa Do đó, bản thân sinh viên cần phải thiết lập cho mình một mục tiêu phù hợp với năng lực, sự yêu thích của mình, và điều đó cũng hoàn toàn phải dựa trên những yêu cầu mà công việc mình hướng đến đặt ra

Sau khi đã đặt ra được một mục tiêu cho bản thân, sinh viên cần phải lên kế hoạch để hoàn thành mục tiêu đó Phải trả lời cho câu hỏi: cần phải làm gì để đạt được mục tiêu đề ra? Thông thường, sinh viên dễ dàng nản chí khi không thấy ngay được kết quả trước mắt của công việc sẽ, hoặc đang làm, đơn giản bởi họ không biết hoạch định đầy đủ những bước cơ bản để đạt được mục đích đề ra Những người phân biệt được đâu chỉ là sự hài long thức thời và đâu là thành quả sẽ đạt đực bằng long kiên trì thường sẽ gặt hái được thành công Cho dù nguyện vọng của bạn là gì đi nữa, thì phần sau đây sẽ là những gợi ý có thể giúp bạn trụ vững trong tiến trình chinh phục các mục tiêu của mình:

Trước hết, hãy liệt kê các mục đích, mục tiêu định làm ra giấy, lưu lại ở chỗ thuận tiện quan sát như bàn làm việc, trên gương nhà tắm, để trong ví…việc tiếp xúc với những mảnh giấy trên sẽ nhanh chóng giúp bạn có trong tiềm thức về những mục tiêu định ra

Sau đó, hãy tự nhắc nhở bản thân tại sao bạn lại muốn đạt được mục đích mình đề ra Mỗi lần khi nhìn vào những dòng chữ ghi mục tiêu – ví dụ như việc phải có chứng chỉ Ielts, hãy hình dung xem tờ chứng chỉ đó quý giá này sẽ có tầm ảnh hưởng quan trọng tới nhường nào trong cuộc sống cũng như công việc của bạn sau này

Tiếp đến, hãy tự nhắc nhở bản thân rằng mục tiêu bạn đề ra là điều thực tế Càng nhiều lần bạn tự nhủ với bản thân rằng bạn có thể hoàn thành được việc gì đó, thì bạn

sẽ càng chú tâm vào công việc đó hơn Trong thế giới văn minh được bao quanh bởi nhiều công nghệ hiện đại như hiện nay, chúng ta không còn phải hạn chế những

Ngày đăng: 01/04/2022, 19:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w