1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán quản trị chi phí và giá thành tại Công Ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ

103 785 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 919 KB

Nội dung

Xuất phát điểm của KTQT là kế toán chi phí, nghiên cứu chủ yếu về quátrình tính toán giá phí sản phẩm như giá phí tiếp liệu, giá phí sản xuất nhằm đề ra các quyết định cho phù hợp, xác đ

Trang 1

M C L CỤC LỤC ỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 8

PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 12

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 12

1.1.1 Tổng quan về kế toán quản trị 12

1.1.1.1 Khái niệm và mục đích của kế toán quản trị 12

1.1.1.2 Nội dung và vai trò của KTQT trong doanh nghiệp 14

1.1.2 Tổng quan về kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 16

1.1.2.1 Chi phí sản xuất và các cách phân loại chi phí sản xuất 16

1.1.2.2 Giá thành sản phẩm 22

1.1.3 Kế toán quản trị chi phí, giá thành 28

1.1.3.1 Khái niệm KTQT chi phí, giá thành 28

1.1.3.2 Ý nghĩa của KTQT chi phí, giá thành 28

1.1.3.3 Nội dung của KTQT chi phí, giá thành 30

1.1.4 Một số mô hình tổ chức KTQT chi phí, giá thành và kinh nghiệm một số nước trên thế giới 33

1.1.4.1 Một số mô hình tổ chức KTQT chi phí, giá thành 33

1.1.4.2 Một số kinh nghiệm về lĩnh vực KTQT của một số nước trên thế giới 37

1.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39

1.2.1 Phương pháp phân loại chi phí 39

1.2.2 Phương pháp thống kê kinh tế 39

1.2.3 Phương pháp chuyên gia 39

1.2.4 Phương pháp cân đối 39

1.2.5 Phương pháp kế toán quản trị 40

PHẦN II : THỰC TẾ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY TNHH KIM KHÍ SƠN MỸ 41

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH KIM KHÍ SƠN MỸ.41

Trang 2

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 41

2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý Công ty 42

2.1.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 42

2.1.2.2 Tổ chức Công tác kế toán tại Công ty 44

2.1.3 Đặc điểm về Sản xuất của Công ty 47

2.1.3.1 Về sản phẩm, quy trình sản xuất 47

2.1.3.2 Tổ chức sản xuất ở Nhà máy sản xuất 49

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY 50

2.2.1 Khái quát chung về chi phí, giá thành tại Công ty 50

2.2.1.1 Đặc điểm quản lý chi phí và tính giá thành tại Công ty 50

2.2.1.2 Phân loại chi phí tại Công ty 51

2.2.1.3 Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 53

2.2.2 Thực trạng KTQT chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty 54

2.2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán quản trị trong Công ty 54

2.2.2.2 Công tác lập kế hoạch chi phí, giá thành 55

2.2.2.3 Quá trình ghi chép, phản ánh việc thực hiện chi phí tại Công ty 60

2.2.2.5 Đánh giá công tác kế toán quản trị chi phí và giá thành tại Công ty 92

PHẦN III : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY TNHH KIM KHÍ SƠN MỸ 95

3.1 Ý NGHĨA 95

3.2 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY TNHH KIM KHÍ SƠN MỸ 96

3.3 CÁC BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY TNHH KIM KHÍ SƠN MỸ 96

3.4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 100

Trang 3

3.4.1 Kết luận 100 3.4.2 Kiến nghị 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

Trang 4

Danh môc b¶ng

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu phát triển của Công ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ

37

Bảng 2.2: Bảng tổng hợp dự toán giá thành Bể nước SM 4000 54

Bảng 2.3: Bảng tổng hợp dự toán giá thành Chậu rửa SM 1020 56

Bảng 2.4: Bảng tổng hợp CPNVL Bể nước SM 4000 63

Bảng 2.5: Bảng tổng hợp CPNVL Chậu rửa SM 1020 63

Bảng 2.6: Bảng quyết toán CP NCTT các sản phẩm 73

Bảng 2.7: Bảng quyết toán CPSXC các sản phẩm 84

Bảng 2.8: So sánh CPNVLTT giữa TH và DT Bể nước SM 4000 87

Bảng 2.9: So sánh CPNVLTT giữa TH và DT Chậu SM 1020 88

Bảng 2.10 : So sánh CPNCTT giữa TH và DT Bể nước SM 4000 90

Bảng 2.11: So sánh CPNCTT giữa TH và DT Chậu SM 1020 90

Bảng 2.12: So sánh CPSXC giữa TH và DT của Bể SM 4000 92

Bảng 2.13: So sánh CPSXC giữa TH và DT của Chậu SM 1020 93

Bảng 2.14: Bảng tổng hợp chi tiết giá thành thực tế sản phẩm Bể SM 4000 83 Bảng 2.15: Bảng tổng hợp chi tiết giá thành thực tế sản phẩm Chậu

SM 1020 84

Bảng 2.16: So sánh CPSX giữa TH và DT Bể nước SM 4000 84

Bảng 2.17: So sánh CPSX giữa TH và DT Chậu rửa SM 1020 85

Bảng 2.18: Báo cáo thu nhập của Công ty theo ứng xử của chi phí của các sản phẩm Bể SM 4000, Chậu SM 1020 95

Trang 5

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Chi phí khả biến 12

Sơ đồ 1.2: Chi phí bất biến 12

Sơ đồ 1.3: Chi phí hỗn hợp 13

Sơ đồ 1.4: Nội dung của KTQT chi phí, giá thành 24

Sơ đồ 1.5: Mối quan hệ giữa chi phí của KTTC và KTQT 32

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ

38

Sơ đồ 2.2: Bộ máy kế toán tại Công ty ….40

Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán hình thức sổ Nhật ký chung 43

Sơ đồ 2.4: Quy trình công nghệ sản xuất …….44

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp

CPSXC Chi phí sản xuất chung

Để tồn tại và thích ứng với nền kinh tế thị trường đa thành phần có sự

quản lý vĩ mô của Nhà nước ta hiện nay, cùng với xu hướng hội nhập kinh tế

thế giới, đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải tìm cách đối phó với những

cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp khác Từ những yêu cầu của thực

tế, bộ phận kế toán không chỉ cung cấp những thông tin về tình hình sản xuất

Trang 7

kinh doanh trong doanh nghiệp mà còn phải cung cấp thông tin cụ thể về chiphí, giá thành, doanh thu và kết quả của doanh nghiệp để các nhà quản trịdoanh nghiệp có kiểm tra, ra quyết định về giá cả, đầu tư và lựa chọn phương

án sản xuất Chính vì vậy kế toán quản trị đã ra đời và tồn tại như một tất yếukhách quan

Kế toán quản trị ngày càng đóng vai trò quan trọng là một công cụ quản

lý đắc lực, phục vụ cho việc quản lý, kiểm soát và ra quyết định của nhà quản trị trong các doanh nghiệp,hỗ trợ cho các nhà quản lý thành công trong môi trường cạnh tranh khốc liệt Báo cáo kế toán quản trị với vai trò là sản phẩm cuối cùng cung cấp cho các nhà quản trị các thông tin cần thiết phục vụ các chức năng của mình để đưa ra các quyết định đúng đắn.

KTQT nói chung và KTQT về chi phí, giá thành nói riêng trong các doanhnghiệp có tầm quan trọng đặc biệt trong việc thiết lập hệ thống thông tin mộtcách chi tiết phục vụ cho việc điều hành và quản lý nội bộ doanh nghiệp Tuynhiên, do đặc thù về hoàn cảnh ra đời cũng như mục đích trong việc cung cấpthông tin, cho đến nay khái niệm về KTQT nói chung và KTQT chi phí, giáthành nói riêng vẫn còn là một vấn đề tương đối mới mẻ trong hầu hết cácdoanh nghiệp Điều này cho thấy công tác về quản trị trong hệ thống kế toán ởnước ta còn chưa thật phát huy được vai trò của mình, đòi hỏi các nhà quản lýdoanh nghiệp phải luôn có cái nhìn đúng đắn để có thể sử dụng thông tin mộtcách hữu ích nhất và ra quyết định một cách chính xác nhất

Công Ty TNHH Sơn Mỹ là công ty chuyên về sản xuất các sản phẩmlàm từ inox, có vị trí khá vững trên thị trường sản xuất bể nước inox, chậurửa inox và quả cầu thông gió, mặc dù công tác kế toán quản trị đã đượcquan tâm, song tình hình kế toán quản trị chi phí và giá thành tại đây chưathực sự được chú trọng Một vấn đề đặt ra cho công ty là làm thế nào đểviệc tổ chức Kế toán quản trị chi phí và giá thành được tốt hơn? Làm thế nào

để cho những thông tin về chi phí và giá thành của Nhà máy luôn được cungcấp đầy đủ, kịp thời, phù hợp với yêu cầu quản trị? Cùng với những câu hỏi

Trang 8

như vậy và nhận thức tầm quan trọng của Kế toán quản trị chi phí và giá

thành, trong thời gian thực tập tại Công ty em lựa chọn đề tài “ Kế toán quản trị chi phí và giá thành tại Công Ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ” để làm đề tài

cho Khóa luận tốt nghiệp của mình

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

1.1.1 Tổng quan về kế toán quản trị

1.1.1.1 Khái niệm và mục đích của kế toán quản trị

* Khái niệm về kế toán quản trị

Trang 9

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghịêp, kếtoán góp phần rất quan trọng vào công tác quản lý các hoạt động kinh tế, tàichính Việc thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình thu nhập,chi phí, so sánh thu nhập với chi phí để xác định kết quả là một trong nhữngyêu cầu của KTTC Song doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm, kinhdoanh nhiều loại hàng hoá, dịch vụ khác nhau, muốn biết chi phí, thu nhập vàkết quả của từng loại sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ nhằm tổng hợp lại trongmột cơ cấu hệ thống kế toán phục vụ cho yêu cầu của quản trị doanh nghiệpthì KTTC không đáp ứng được yêu cầu này Do đó, các doanh nghiệp tổ chức

hệ thống KTQT để trước hết nhằm xây dựng các dự toán chi phí, dự toán thunhập và kết quả của từng loại sản phẩm hàng hoá, dịch vụ Sau đó phải tiếnhành theo dõi, kiểm tra suốt quá trình chi phí sản xuất, mua bán hàng hoá dịch

vụ, tính toán giá thành sản phẩm, giá vốn hàng mua, hàng bán, doanh thu vàkết quả của từng loại sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ để đáp ứng yêu cầu quản lý

cụ thể của doanh nghiệp

Xuất phát điểm của KTQT là kế toán chi phí, nghiên cứu chủ yếu về quátrình tính toán giá phí sản phẩm như giá phí tiếp liệu, giá phí sản xuất nhằm

đề ra các quyết định cho phù hợp, xác định giá trị hàng tồn kho và kết quảkinh doanh theo từng hoạt động Dần dần cùng với sự phát triển của khoa họcquản lý nói chung, khoa học kế toán cũng có những bước phát triển mạnh mẽ,đặc biệt từ năm 1957 trở lại đây, nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển trênthế giới đã đi sâu nghiên cứu, áp dụng và sử dụng những thông tin kế toánphục vụ cho yêu cầu quản lý Sự phát triển mạnh mẽ của kế toán đã đặt rahướng nghiên cứu các công cụ kiểm soát và lập kế hoạch, thu nhận và xử lýthông tin phục vụ cho công việc ra quyết định gọi là KTQT

Cho đến nay đã tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau về KTQT, tuy nhiên

có thể hiểu KTQT là một khoa học thu thập, xử lý và cung cấp những thôngtin định lượng về hoạt động của đơn vị một cách cụ thể, giúp các nhà quản lýtrong quá trình ra quyết định liên quan đến việc lập kế hoạch, tổ chức thực

Trang 10

hiện, kiểm tra, kiểm soát và đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động củađơn vị.

Như vậy, cùng với sự xuất hiện của nền kinh tế thị trường, KTQT đã rađời và trở thành công cụ quan trọng trợ giúp cho những người làm công tácquản lý ra quyết định sản xuất kinh doanh và là phương tiện để thực hiện kiểmsoát quản lý trong doanh nghiệp

* Mục đích của kế toán quản trị

KTQT là loại kế toán dành riêng cho các nhà quản lý, trợ giúp cho việc raquyết định theo từng tình huống cụ thể Các quyết định của nhà quản lý hầuhết đều liên quan đến vấn đề chi phí (tiêu dùng nguồn lực) và giá trị thu được(lợi ích) do các chi phí tạo ra Vì vậy mục tiêu của kế toán quản trị tập trungvào hai mục tiêu chủ yếu sau:

- Nhằm liên kết giữa việc tiêu dùng các nguồn lực (chi phí) và nhu cầu tài trợvới các nguyên nhân của việc tiêu dùng các nguồn lực đó (chi phí phát sinh)

để thực hiện các mục đích cụ thể của đơn vị

- Tìm cách tối ưu hoá mối quan hệ giữa chi phí với giá trị (lợi ích) mà chi phí

đó tạo ra

Song song với việc thực hiện nhiệm vụ của kế toán nói chung như: thuthập, xử lý, phân tích thông tin, số liệu; Kiểm tra, giám sát tình hình tài chính,tài sản; cung cấp thông tin, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầuquản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị, KTQT còn thực hiệnnhiệm vụ sau:

- Tính toán đưa ra mô hình nhu cầu vốn cho một hoạt động hay một quyếtđịnh cụ thể

- Đo lường, tính toán chi phí cho một hoạt động, sản phẩm hoặc một quyếtđịnh cụ thể

- Tìm ra những giải pháp tác động lên các chi phí để tối ưu hoá mối quan hệChi phí- Khối lượng- Lợi nhuận

1.1.1.2 Nội dung và vai trò của KTQT trong doanh nghiệp

* Nội dung của KTQT trong doanh nghiệp

Trang 11

Xuất phát từ những đặc thù về cung cấp thông tin như đối tượng sử dụngthông tin mà KTQT bao hàm rất nhiều nội dung và nó được phản ánh mộtcách chi tiết, tỉ mỉ cho từng vấn đề nhằm thực hiện vai trò là cơ sở để ra quyếtđịnh của nhà quản trị.

Có thể tìm hiểu KTQT trên hai bình diện cơ bản sau:

Xét trên nội dung các thông tin mà KTQT cung cấp:

- KTQT các yếu tố sản xuất kinh doanh: mua sắm, sử dụng đối tượng laođộng- hàng tồn kho; Tư liệu lao động- tài sản cố định; Tuyển dụng và sử dụnglao động – lao động và tiền lương…

- KTQT chi phí, giá thành sản phẩm: nhận diện, phân loại chi phí, giá thành;Lập dự toán chi phí sản xuất; tập hợp, tính toán, phân bổ chi phí, giá thành;Lập báo cáo phân tích chi phí theo bộ phận, theo các tình huống quyết định…

- KTQT doanh thu và kết quả kinh doanh: phân loại doanh thu, xác định giábán, lập dự toán doanh thu; tính toán, hạch toán chi tiết doanh thu, phân bổ chiphí chung, xác định kết quả chi tiết; Lập các báo cáo phân tích kết quả chi tiếttheo bộ phận, theo các tình huống ra quyết định…

- KTQT về các hoạt động đầu tư tài chính

- KTQT các hoạt động khác của doanh nghiệp

Trong tất cả các nội dung trên thì chi phí được coi là trọng tâm của KTQT.Chính vì vậy đã có một số quan điểm cho rằng KTQT là kế toán chi phí

Xét theo quá trình KTQT trong mối quan hệ với chức năng quản lý.

- Chính thức hoá các mục tiêu của đơn vị thành các chỉ tiêu kinh tế

- Lập dự toán chung và các dự toán chi tiết

- Thu thập, cung cấp thông tin về kết quả thực hiện các mục tiêu

- Lập các báo cáo KTQT

* Vai trò của KTQT trong doanh nghiệp

KTQT là công cụ quản trị, một công cụ rất quan trọng trong quá trìnhhoạch định và kiểm soát chi phí, thu nhập, tính toán hiệu quả quá trình kinhdoanh nhằm đưa ra các quyết định quản trị đúng đắn Thật vậy, quá trình sảnxuất kinh doanh của một doanh nghiệp ở bất kỳ hình thái kinh tế xã hội nào,

Trang 12

thành phần kinh tế nào muốn đạt được hiệu quả cao cũng cần phải biết đượcthông tin về tình hình hoạt động kinh tế tài chính một cách kịp thời, đầy đủ,chính xác và trung thực Những thông tin về tình hình chi phí mà các doanhnghiệp đã chi ra cho từng hoạt động kinh doanh, từng địa điểm kinh doanhhoặc từng loại sản phẩm Những thông tin về thu nhập và xác định kết quả sảnxuất kinh doanh theo từng hoạt động, địa điểm hoặc sản phẩm đó chỉ có thểnhận biết được một cách cụ thể thông qua việc thu nhận, xử lý và cung cấpthông tin của KTQT Trên cơ sở các thông tin đã thu nhận được, KTQT cónhiệm vụ phân tích, diễn giải, lập dự toán chi tiết để phục vụ cho nhà quản trịlựa chọn, quyết định phương án tối ưu nhất trong quản lý Việc quyết địnhđưa vào sản xuất sản phẩm nào đó, sản lượng là bao nhiêu, chi phi và lợinhuận ở mức nào, tại sao chi phí thực tế với dự tính vượt và phải có biện pháp

gì để giảm thấp chi phí, tăng lợi nhuận Những vấn đề này chỉ có thể quyếtđịnh được khi nhà quản trị có đầy đủ số liệu do KTQT cung cấp Hoạt độngquản trị doanh nghiệp là quá trình liên tục từ khâu lập kế hoạch đến khâu tổchức kiểm tra thực hiện kế hoạch vì thế không thể thiếu những thông tin doKTQT cung cấp

Mục đích và yêu cầu của KTQT là phải tính toán được chi phí của từnghoạt động kinh doanh, từng loại sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ hoặc từng địađiểm kinh doanh; phân tích chi tiết được kết quả của từng hoạt động, từng sảnphẩm, hàng hoá và dịch vụ đó Tập hợp được các số liệu cần thiết để pháchoạ, lập kế hoạch kinh doanh cho tương lai Ngoài ra, KTQT còn phải tínhtoán nhu cầu thị trường nhằm có kế hoạch ổn định chương trình sản xuất, bánhàng hợp lý và đưa ra các biện pháp cạnh tranh, mở rộng thị trường và pháttriển doanh nghiệp theo hướng có lợi nhất

1.1.2 Tổng quan về kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

1.1.2.1 Chi phí sản xuất và các cách phân loại chi phí sản xuất

* Chi phí sản xuất

Trang 13

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực chất là quá trìnhtiêu dùng các yếu tố sản xuất và kinh doanh bao gồm: Tư liệu lao động, đốitượng lao động và sức lao động để tạo ra các sản phẩm, công việc, lao vụ nhấtđịnh nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội Trong quá trìnhnày doanh nghiệp đã tiêu dùng một bộ phận nguồn lực làm phát sinh chi phíđồng thời tạo ra nguồn lực mới dưới dạng công việc, sản phẩm, lao vụ.

Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ hao phí về lao độngsống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp chỉ ratrong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh biểu hiện bằng thước đo tiền tệ,được tính cho một thời kỳ nhất định

Trong các doanh nghiệp chi phí sản xuất là một khoản mục quan trọng có ảnhhưởng lớn tới giá thành sản phẩm và có bản chất như sau:

- Những phí tổn về các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, kinh doanh gắnliền với mục đích kinh doanh

- Lượng chi phí phụ thuộc vào khối lượng các yếu tố sản xuất đã tiêu haotrong kỳ và giá cả của một đơn vị yếu tố sản đã hao phí

- Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải được đo lường bằngthước đo tiền tệ và được xác định trong một khoảng thời gian xác định

* Phân loại chi phí sản xuất

Dưới góc độ của KTQT, chi phí sản xuất được chia thành:

- Theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên bảng cân đối kế toán

và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

+ Chi phí hàng sản phẩm: Là những khoản chi phí gắn liền với quá trình sản

xuất sản phẩm hoặc quá trình mua hàng hoá để bán Đây là một khái niệmtương đối rộng và có sự khác nhau đối với từng loại hình doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh thì chi phí sảnphẩm trong doanh nghiệp sản xuất là chi phí ở khâu sản xuất tính cho sảnphẩm đã hoàn thành và sản phẩm chưa hoàn thành trong sản xuất và khi sảnphẩm đã được bán thì chi phí sản phẩm lại trở thành giá vốn hàng bán

Trang 14

Còn trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại thì chi phí hàng sản phẩm

là giá vốn hàng mua vào hoặc bán ra bao gồm giá của hàng hoá và các chi phíliên quan

+ Chi phí thời kỳ: Là các chi phí cho hoạt động kinh doanh trong kỳ không

tạo nên giá trị của hàng tồn kho – tài sản mà trực tiếp ảnh hưởng đến lợinhuận trong kỳ Chi phí thời kỳ bao gồm: CPBH, CPQL doanh nghiệp

- Theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán chi phí.

+ Chi phí trực tiếp: Là những chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tượng

kế toán tập hợp chi phí và được quy nạp trực tiếp cho từng đối tượng chịu chiphí Chính vì vậy nếu loại chi phí này chiếm đa số trong tổng chi phí thì sẽthuận lợi cho việc kiểm soát chi phí và xác định nguyên nhân tạo ra chi phí

+ Chi phí gián tiếp: Là những chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế

toán tập hợp khác nhau Chính vì vậy phải tập hợp chi phí theo từng nơi phátsinh và sau đó phân bổ gián tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí

Cách phân loại này có ý nghĩa về mặt kỹ thuật, quy nạp chi phí vào các đốitượng tập hợp chi phí sản xuất Thông qua đó kế toán có thể tư vấn các nhàquản trị doanh nghiệp đưa ra và thực hiện một cơ cấu tổ chức sản xuất, kinhdoanh hợp lý nhằm mục đích có thể quy nạp trực tiếp các khoản chi phí chotừng đối tượng tập hợp chi phí Từ đó giúp cho việc kiểm soát chi phí đượcthuận lợi hơn

- Theo mối quan hệ của chi phí với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và quy trình kinh doanh.

+ Chi phí cơ bản: Là các chi phí có liên quan trực tiếp đến quy trình công

nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm như: CPNVLTT, CPNCTT, chi phí công cụ,dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng trực tiếp vào sản xuấtsản phẩm…

+ Chi phí chung: Là các chi phí liên quan đến phục vụ và quản lý phân xưởng

có tính chất chung như: Chi phí quản lý ở các phân xưởng sản xuất, chi phíquản lý doanh nghiệp

Trang 15

Cách phân loại chi phí này có thể giúp các nhà quản trị đưa ra các phương ántiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm bằng cách quản lý và sử dụngchi phí theo định mức tiêu hao, cải tiến quy trình công nghệ đối với các chiphí cơ bản, đồng thời hạn chế hoặc loại trừ những khoản chi phí chung khôngcần thiết, tăng cường công tác quản lý theo dự toán.

- Các cách phân loại khác sử dụng trong việc lập kế hoạch, kiểm tra và ra quyết định.

+ Theo mối quan hệ giữa chí phí và mức độ hoạt động:

_ Chi phí khả biến (chi phí biến đổi, biến phí): Là bao gồm những chi phí có

sự thay đổi về tổng số khi có thay đổi mức độ hoạt động của doanh nghiệp.Mức độ hoạt động của doanh nghiệp ở đây có thể là số lượng sản phẩm sảnxuất, số lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu bán hàng thực hiện…Loại chi phínày có đặc điểm, nếu xét theo tổng số thì biến phí thay đổi tỉ lệ thuận với mức

độ hoạt động nhưng khi xét trên một đơn vị khối lượng hoạt động thì biến phí

có thể là một hằng số

Sơ đồ 1.1: Chi phí khả biến

Tổng biến phí(Bp) Biến phí đơn vị(bp)

Mức độ hoạt động Mức độ hoạt động

_ Chi phí bất biến (chi phí cố định, định biến): Là những chi phí mà về tổng

số không thay đổi khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động của đơn vị Loạichi phí này có đặc điểm, nếu xét theo tổng số thì định phí là không đổi, ngượclại, xét theo trên một đơn vị khối lượng hoạt động thì định phí tỉ lệ nghịch vớimức độ hoạt động Như vậy đối với loại chi phí này thì doanh nghiệp có hoạtđộng hay không thì luôn tồn tại định phí và ngược lại, khi doanh nghiệp tăngcường mức độ hoạt động thì định phí sẽ giảm dần

Trang 16

_ Chi phí hỗn hợp: Là loại chi phí mà trong đó bao gồm cả chi phí cố định và

chi phí biến đổi

Sơ đồ 1.3: Chi phí hỗn hợp

Yếu tố biến đổi

Yêú tố cố định

+ Theo thẩm quyền ra quyết định:

_ Chi phí kiểm soát được: Là những chi phí mà các nhà quản trị ở một cấp

quản lý nào đó xác định được lượng phát sinh của nó và có thẩm quyền quyếtđịnh về sự phát sinh chi phí đó

_ Chi phí không kiểm soát được: Là những chi phí mà nhà quản trị ở một cấp

quản lý nào đó không thể dự đoán được chính xác sự phát sinh của nó vàkhông có thẩm quyền quyết định đối với các khoản chi phí đó

Thông qua cách phân loại này giúp cho các nhà quản trị ở từng cấp hoạchđịnh được dự toán chi phí đúng đắn hơn, hạn chế sự bị động về việc huy độngnguồn lực để đảm bảo cho các khoản chi phí Đồng thời giúp cho các nhà

Trang 17

quản trị cấp cao đưa ra phương hướng để tăng cường chi phí kiểm soát đượccho từng cấp đưa ra phương hướng để tăng cường chi phí kiểm soát được chotừng cấp như mở rộng, phát triển các quy trình sản xuất kinh doanh có tỷ lệđịnh phí cao hơn, phân cấp quản lý chi tiết rõ ràng hơn về những chi phí giántiếp phục vụ cho quản lý sản xuất kinh doanh.

+ Các loại chi phí được sử dụng trong việc lựa chọn các phương án:

_ Chi phí chênh lệch: Là những khoản chi phí có ở phương án sản xuất kinh

doanh này nhưng không có hoặc chỉ có một phần ở phương án sản xuất kinhdoanh khác Có thể nói đây là thông tin thích đáng cho việc xem xét, lựa chọnphương án tối ưu

_ Chi phí cơ hội: Là những lợi ích bị mất đi khi lựa chọn phương án sản xuất

kinh doanh này thay vì lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh khác Loạichi phí này không được phản ánh trên sổ sách kế toán nhưng lại có vai trò rấtquan trọng, đòi hỏi nhà quản lý phải cân nhắc và xem xét trước khi đưa raquyết định Trong việc lựa chọn các phương án sản xuất thì chi phí cơ hộiđược xem là thông tin thích đáng

_ Chi phí chìm: Là những chi phí đã phát sinh mà buộc nhà quản trị phải chấp

nhận và nó tồn tại trong tất cả các phương án sản xuất kinh doanh Chính vìvậy không thể loại bỏ chi phí này, đây là thông tin không thích đáng cho việcxem xét, lựa chọn phương án tối ưu và do vậy khi lựa chọn phương án tối ưukhông cần phải xét tới chi phí này

* Phương pháp xác định chi phí trong KTQT

Trên góc độ của KTTC, chi phí được nhìn nhận như những khoản phí tổn

đã phát sinh gắn liền với các hoạt động của doanh nghiệp bao gồm các chi phí

đã phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường củadoanh nghiệp và các chi phí khác Những khoản chi phí này được kế toán ghinhận trên cơ sở các chứng từ, tài liệu phản ánh các nghiệp vụ phát sinh trong

kỳ Chẳng hạn như khi xuất kho NVL sử dụng vào sản xuất thì khi đó chi phínguyên vật liệu tăng lên và giá trị hàng tồn kho giảm xuống Nghiệp vụ nàyđược chứng minh bằng các phiếu xuất kho

Trang 18

Trong khi đó, dưới cái nhìn của KTQT thì mục đích của KTQT chi phí làcung cấp các thông tin thích hợp về chi phí, kịp thời đưa ra các quyết định vềsản xuất, kinh doanh Bởi vậy KTQT không chỉ đơn thuần là nhận diện cácchi phí như KTTC mà đó còn là sự nhận diện thông tin phục vụ cho các cấpquản lý Vì vậy chi phí được phản ánh có thể là những chi phí hiện tại diễn rahàng ngày hoặc cũng có thể đó là những chi phí ước tính, dự đoán nhằm thôngqua đó có thể lựa chọn được phương án tối ưu nhất và đưa ra quyết định đúngđắn nhất.

Việc xác định chi phí thường được thực hiện theo 2 phương pháp: Phươngpháp cực đại – cực tiểu ( Phương pháp Max-Min) và phương pháp bìnhphương nhỏ nhất

- Phương pháp cực đại – cực tiểu ( Phương pháp Max-Min):

Phương pháp này thường được sử dụng để tách chi phí hỗn hợp thành biếnphí và định phí, từ đó các nhà quản trị kinh doanh dự đoán chi phí hỗn hợpcăn cứ vào quy mô của hoạt động

Phương pháp này có ưu điểm là công việc tính toán đơn giản, song độchính xác chưa cao khi dự đoán chi phí hỗn hợp ngoài phạm vi hoạt động củaquy mô xác định Trình tự áp dụng của phương pháp này như sau :

+Xác định điểm cực đại, cực tiểu của chi phí hỗn hợp gắn với quy mô hoạtđộng

Xác định tỷ lệ biến phí trong chi phí hỗn hợp so với quy mô hoạt động (b)

b = ∆ Chi phí hỗn hợp : ∆ Quy mô hoạt động

+Xác định biến phí và định phí trong chi phí hỗn hợp

Biến phí ở điểm cực đại = Quy mô hoạt động ở điểm cực đại x b

Định phí ở điểm cực đại = Tổng chi phí hỗn hợp ở điểm cực đại – Biến phí ởđiểm cực đại

Biến phí ở điểm cực tiểu = Quy mô hoạt động ở điểm cực tiểu x b

Định phí ở điểm cực tiểu = Tổng chi phí hỗn hợp ở điểm cực tiểu – Biến phí

ở điểm cực tiểu

+Từ đó xây dựng phương trình dự đoán chi phí hỗn hợp có dang :

Trang 19

Ycphh = a + bx (a : định phí, b : tỷ lệ biến phí trong chi phí hỗn hợp, x : quy

mô hoạt động của doanh nghiệp )

- Phương pháp bình phương nhỏ nhất.

Phương pháp này cũng thường được sử dụng để tách chi phí hỗn hợpthành biến phí và định phí Phương pháp này có độ chính xác cao hơnphương pháp cực đại, cực tiểu, song công việc tính toán phức tạp hơn nhiều.Phương pháp này dựa trên sự biến thiên của hàm chi phí tuyến tính có dạng :

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí

về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công việc,sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành

b Các cách phân loại giá thành

- Theo phạm vi tính toán

+ Giá thành sản xuất theo biến phí: Giá thành sản xuất theo biến phí là giá

thành mà trong đó chỉ bao gồm biến phí thuộc CPNVLTT, CPNCTT, CPSXCtính cho sản phẩm hoàn thành Theo phương pháp này thì toàn bộ định phí sảnxuất được tính vào báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ mà không nằm tronggiá thành sản xuất sản phẩm

Trang 20

Giá thành sản xuất theo biến phí là một bộ phận trong giá thành toàn bộ theobiến phí Thông qua đó doanh nghiệp sẽ xác định lãi gộp trên biến phí (lãiđóng góp, số dư đảm phí) và cho phép mô hình hoá một cách đơn giản mốiquan hệ Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận.

Thông tin về giá thành sản xuất theo biến phí có vai trò quan trọng trong việcphục vụ cho việc đưa ra các quyết định ngắn hạn, mang tính sách lược, là cơ

sở để xác định điểm hoà vốn Nó thường được sử dụng chủ yếu trong môitrường kiểm soát hoạt động, ở đó nhà quản trị phải đưa ra các quyết định ngắnhạn, tức thời hoặc đột xuất

+ Giá thành sản phẩm có phân bổ hợp lý chi phí cố định: Nội dung của giá

thành sản phẩm có phân bổ hợp lý chi phí cố định bao gồm: Toàn bộ biến phísản xuất (trực tiếp, gián tiếp); phần định phí được phân bổ trên cơ sở mức hoạtđộng thực tế so với mức hoạt động chuẩn (theo công suất thiết kế và địnhmức) Phần định phí còn lại là chi phí hoạt động dưới công suất được coi làchi phí thời kỳ

+ Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu

thụ bao gồm giá thành sản xuất cộng với CPBH và CPQL doanh nghiệp Chỉtiêu này chỉ xác định khi sản phẩm đã được tiêu thụ và được sử dụng để xácđịnh kết quả

- Theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành

+ Giá thành kế hoạch: Là loại giá thành được tính trên cơ sở chi phí sản xuất

kế hoạch và sản lượng kế hoạch Loại giá thành này được xác định trước khitiến hành sản xuất và đó là mục tiêu của các doanh nghiệp nhằm tiết kiệmđược chi phí sản xuất đồng thời đánh giá tình hình tổ chức thực hiện kế hoạch

để hạ giá thành sản phẩm

+ Giá thành định mức: Là loại giá thành được tính trên cơ sở các định mức

chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản xuất Loại giá thành này cũngđược xác định trước khi tiến hành sản xuất Giá thành định mức là công cụ đểquản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm; Là thước đo chính xác để xác

Trang 21

định hiệu quả sử dụng tài sản, lao động, tiền vốn trong sản xuất; Là căn cứ đểđánh giá đúng đắn kết quả thực hiện các giải pháp kinh tế, kỹ thuật mà doanhnghiệp đã đề ra trong quá trình sản xuất kinh doanh.

+ Giá thành sản xuất thực tế: Là loại giá thành được xác định trên cơ sở các

chi phí thực tế đã phát sinh và số lượng sản phẩm được sản xuất thực tế trong

kỳ Loại giá thành này được xác định sau khi đã hoàn thành quá trình sảnxuất Đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanhnghiệp trong việc sử dụng các giải pháp tổ chức kinh tế, kỹ thuật để thực hiệnquá trình sản xuất sản phẩm Giá thành sản xuất thực tế là căn cứ để xác địnhkết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

c Báo cáo sản xuất

* Khái niệm và ý nghĩa

Báo cáo sản xuất là báo cáo chi tiết về tình hình chi phí phát sinh tại phânxưởng và kết quả hoàn thành nhằm cung cấp thông tin cho các cấp quản trị để

từ đó có các quyết định thích hợp Thực chất báo cáo sản xuất là mô tả cáchoạt động sản xuất diễn ra trong kỳ ở một phân xưởng hay đội sản xuất nhằmđánh giá trách nhiệm của Quản đốc phân xưởng hay Đội trưởng đội sản xuất.Báo cáo sản xuất có vai trò như các phiếu chi phí công việc trong việc tậphợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Từ những thông tin trên báocáo sản xuất, các nhà quản trị biết được kết quả sản xuất của toàn doanhnghiệp để có căn cứ đưa ra quyết định sản xuất và tiêu thụ với một mức sảnlượng thích hợp Đây là một tài liệu có ý nghĩa quan trọng đối với các nhàquản trị doanh nghiệp trong việc kiểm soát chi phí và đánh giá hoạt động sảnxuất của từng phân xưởng Đồng thời là nguồn thông tin quan trọng để xâydựng các định mức, dự toán chi phí cho các kỳ tiếp theo

* Nội dung của Báo cáo sản xuất

Báo cáo sản xuất thường được lập cho các phân xưởng, đội sản xuất, gồm 3phần :

Phần 1 : Kê khai sản lượng sản phẩm hoàn thành và sản lượng sản phẩmtương đương (Sản lượng tương đương)

Trang 22

Phần 2 : Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định chi phí đơn vị (giá thành sảnxuất đơn vị).

Phần 3 : Cân đối chi phí sản xuất

Nội dung chi tiết của từng phần trong báo cáo sản xuất :

Phần 1 : Kê khai sản lượng sản phẩm hoàn thành và sản lượng sản phẩm tương đương (Sản lượng tương đương)

Phần kê khai sản lượng tương đương nhằm phản ánh kết quả sản xuất củanhững phân xưởng và xác định sản lượng tương đương của sản phẩm dở dangđầu kỳ và cuối kỳ Phần này phụ thuộc vào các phương pháp tính giá vốnhàng xuất kho

- Trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp trung bình trọng (bình quân cả kỳ)

Theo phương pháp trung bình trọng, sản lượng tương đương của phânxưởng gồm 2 bộ phận : Sản lượng sản phẩm hoàn thành và sản lượng tươngđương của sản phẩm dở dang cuối kỳ, cụ thể được tính theo công thức :

Sản lượng tương đương = Sản lượng của sản phẩm hoàn thành trong kỳ

+ Sản lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ

Trong đó : Sản lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ =

= Sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ x Tỷ lệ % hoàn thành

Như vậy, theo phương pháp này thì chỉ cần xác định sản lượng sản phẩm

dở dang cuối kỳ thành sản lượng tương đương, không cần xét đến sản lượngsản phẩm dở dang đầu kỳ, và coi sản lượng dở dang đầu kỳ luôn luôn hoànthành trong kỳ hiện hành nên không cần quy đổi Do vậy phương pháp này độchính xác không cao, nhưng thuận tiên jcho quá trình tính toán

- Trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp Nhập trước – xuất trước (Phương pháp FIFO)

Với phương pháp này, sản lượng tương đương của phân xưởng bao gồm

3 bộ phận : Sản lượng tương đương của sản phẩm dở dang đầu kỳ, sản lượngsản phẩm mới đưa vào sản xuất và hoàn thành trong kỳ, sản lượng tươngđương của sản phẩm dở dang cuối kỳ Được tính như sau :

Trang 23

*Sản lượng tương đương = Sản lượng tương đương của sản phẩm dở dang đầu kỳ+ sản lượng sản phẩm mới đưa vào sản xuất và hoàn thành trong kỳ + sảnlượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Trong đó :

*Sản lượng sản phẩm mới đưa vào sản xuất và hoàn thành trong kỳ =

= Sản lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ - Sản lượng sản phẩm dở dang đầukỳ

*Sản lượng tương đương của sản phẩm dở dang đầu kỳ =

= Sản lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ x Tỷ lệ % chưa hoàn thành

*Sản lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ =

= Sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ x Tỷ lệ % hoàn thành

Theo phương pháp này thì sản lượng tương đương trong kỳ của phânxưởng bao gồm Sản lượng tương đương của sản phẩm dở dang đầu kỳ và sảnlượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ Do vậy phương pháp nàyphản ánh độ chính xác cao hơn phương pháp trung bình trọng

Phần 2 : Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định chi phí đơn vị (giá thành sản xuất đơn vị)

Phần tổng hợp chi phí sản xuất và xác định chi phí đơn vị sản phẩmnhằm phản ánh tổng chi phí sản xuất phải tính trong kỳ ở từng phân xưởng rồi

từ đó tính giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành chuyển đi và cho sản phẩm

Trang 24

-Xác định chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm hoặc giá thành sản xuất phânxưởng sản phẩm bằng cách lấy chi phí đã tổng hợp theo từng yếu tố chi phíchia theo sản lượng tương đương theo từng yếu tố Từ đó tổng hợp các chi phíđơn vị tính theo từng yếu tố ta được chi phí đơn vị của sản phẩm hoàn thànhchuyển đi.

- Chỉ rõ nguồn chi phí bao gồm chi phí dở dang đầu kỳ và chi phí phát sinhtrong kỳ

- Chỉ rõ phần phân bổ chi phí như thế nào cho sản phẩm đã hoàn thành,chuyển đi và cho sản phẩm dở dang cuối kỳ

Phần nguồn chi phí ,cả hai phương pháp FIFO và trung bình trọng đềuđược xác định giống nhau.Phần phân bổ chi phí,cách phân bổ chi phí phụthuộc vào từng phương pháp như sau :

*Phương pháp trung bình trọng phân bổ chi phí cho 2 bộ phận :

+Sản lượng sản phẩm chuyển đi,chi phí phân bổ cho bộ phận này được xácđịnh :

Sản phẩm chuyển đi x chi phí đơn vị phân xưởng

+Sản lượng tương đương dở dang cuối kỳ, chi phí phân bổ cho bộ phận nàyđược xác định theo từng yếu tố rồi tổng hợp lại theo công thức :

Sản lượng tương đương x chi phí đơn vị theo từng yếu tố

*Phương pháp FIFO phân bổ chi phí cho 3 bộ phận :

+Sản lượng tương đương của sản phẩm dở dang đầu kỳ, chi phí sản xuất phảitiếp tục kết tinh vào để hoàn tất sản lượng này,được xác định theo yếu tố sảnxuất rồi tổng hợp lại Cách tính như sau :

Sản lượng tương đương x chi phí đơn vị theo từng yếu tố

+Sản lượng mới đưa vào sản xuất và hoàn thành trong kỳ, chi phí xác địnhtheo công thức : Sản phẩm hoàn tất x chi phí đơn vị phân xưởng

+Sản lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ, chi phí phân bổ chosản lượng này được xác định :

Sản lượng tương đương x chi phí đơn vị theo từng yếu tố

1.1.3 Kế toán quản trị chi phí, giá thành

Trang 25

1.1.3.1 Khái niệm KTQT chi phí, giá thành

KTQT chi phí, giá thành là một chức năng quản trị có ý thức chứ khôngphải là một chương trình cụ thể, nó mang tính liên tục và đều đặn nhằm kiểmsoát tốt chi phí, giá thành để thu lợi và tái đầu tư cho tương lai

1.1.3.2 Ý nghĩa của KTQT chi phí, giá thành

Chi phí và giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ là các chỉ tiêu quan trọngtrong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp

và có mối quan hệ mật thiết với doanh thu, kết quả (lãi, lỗ) hoạt động sản xuấtkinh doanh Chính vì vậy đây là chỉ tiêu rất được các nhà quản lý doanhnghiệp quan tâm

Mục đích sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp luôn là lợi nhuận tối đa

Vì thế họ quan tâm đến công tác quản lý chi phí, giá thành để xem phải bỏ ranhững chi phí nào, mức độ bao nhiêu và kết quả sản xuất thu được làgì? Song nếu chỉ biết một cách tổng thể, khái quát như vậy thì chưa đủ đểđảm bảo một quá trình sản xuất kinh doanh hiệu quả Một trong những yêucầu của quản lý doanh nghiệp là phải chi tiết hoá các nội dung về chi phí, giáthành đối với từng loại hoạt động, từng loại sản phẩm, dịch vụ do vậy khibước vào nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp đã tiến hành đa dạng hoácác hoạt động sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp có thể tiến hành nhiều loạihoạt động khác nhau trên cơ sở ngành nghề, giấy phép kinh doanh đã đượccấp: vừa sản xuất tiêu thụ sản phẩm, vừa mua - bán vật tư, hàng hoá…Trongmỗi hoạt động lại bao gồm nhiều sản phẩm, vật tư, hàng hoá, dịch vụ khácnhau Một câu hỏi đặt ra là phải làm thế nào để có thể quản lý hiệu quả cáchoạt động đó và kiểm soát các khoản mục phát sinh một cách tốt nhất? Câuhỏi này chỉ được trả lời khi có sự tham gia của KTQT chi phí, giá thành,doanh thu và kết quả Do vậy, KTQT chi phí, giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch

cụ là nội dung không thể thiếu được trong toàn bộ nội dung tổ chức công tác

kế toán của doanh nghiệp và nó có ý nghĩa thiết thực đối với các nhà quản trịdoanh nghiệp bởi một số lý do chủ yếu sau:

Trang 26

- Giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp có thông tin hữu ích về chi phí, giáthành của từng hoạt động, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ.

- Giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp doanh nghiệp đưa ra được các quyếtđịnh phù hợp cho việc mở rộng hoặc thu hẹp quy mô hoạt động sản xuất kinhdoanh

Thông qua số KTQT chi phí, giá thành cùng với số liệu của KTQT doanhthu, kết quả mà các nhà quản lý có quyết định đúng đắn trong việc mở rộngmột hoạt động nào đó hoặc trong từng loại hoạt động thì mở rộng đối với loạisản phẩm, dịch vụ nào và ngược lại Điều này có ý nghĩa quan trọng quyếtđịnh sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

- Giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp quyết định ngừng hay tiếp tục sảnxuất kinh doanh cũng như các quyết định nên tự sản xuất hay nên đi mua hoặcchuyển hướng kinh doanh, đầu tư…

- Giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp định được giá bán sản phẩm dịch

vụ, hàng tồn kho…từ đó có chính sách giá cả hợp lý

Có thể nhận thấy những thông tin mà KTQT chi phí, giá thành sản phẩm,dịch vụ, lao vụ cung cấp là những thông tin cần thiết, nhanh chóng, kịp thờigiúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp đề ra được các quyết định phù hợp vớitình hình thực tế và có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong kỳ.Tuy nhiêncũng cần phải khẳng định một điều rằng KTQT chi phí, giá thành là công việchết sức phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và chỉ khi nào doanhnghiệp thực hiện tốt, đầy đủ các nội dung liên quan thì KTQT chi phí, giáthành mới có thể phát huy được hết vai trò to lớn của nó

1.1.3.3 Nội dung của KTQT chi phí, giá thành

KTQT chi phí, giá thành cũng giống như KTQT trong các lĩnh vực kháccủa quá trình sản xuất kinh doanh, tức là cũng bao gồm đầy đủ các nội dungcủa quản trị , từ giai đoạn lập kế hoạch đến tổ chức thực hiện, kiểm tra đánhgiá cho tới khâu ra quyết định

Sơ đồ 1.4: Nội dung của KTQT chi phí, giá thành

Trang 27

Ra quyết định

Bước 1 : Lập kế hoạch chi phí, giá thành:

Đây là một chức năng cơ bản của quản trị nói chung và là một nội dungquan trọng của quản trị chi phí, giá thành nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giáthành sản phẩm Lập kế hoạch chi phí, giá thành là xây dựng các mục tiêuphải đạt và vạch ra các bước thực hiện để đạt được những mục tiêu đó Các kếhoạch này có thể là kế hoạch ngắn hạn hoặc dài hạn

Việc lập kế hoạch được cụ thể hoá thông qua các dự toán về chi phí, giáthành Đây cũng là kế hoạch nhằm liên kết các mục tiêu và chỉ rõ cách huyđộng, sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu Có thể lập dự toán quamột số phương pháp sau:

- Phương pháp lập dự toán chi phí căn cứ vào các bộ phận khác Phương phápnày được dựa trên kết quả tính toán của các kế hoạch về lao động, tiền lương,cung nguyên liệu

- Phương pháp lập dự toán chi phí căn cứ vào kế hoạch giá thành được tínhtheo từng khoản mục chi phí

- Phương pháp lập dự toán chi phí căn cứ vào dự toán chi phí của từng phânxưởng đơn vị nội bộ của các bộ phận

KTQT thu thập thông tin thực hiện (thông tin quá khứ) và những thông tinliên quan đến tương lai (thông tin dự đoán) để phục vụ cho lập dự toán nhằm:

Trang 28

- Cung cấp thông tin một cách có hệ thống về toàn bộ kế hoạch chi phí tronghoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Xác định mục tiêu cụ thể cho từng chỉ tiêu chi phí trong từng giai đoạn

- Dự kiến được những tình huống để sử dụng và huy động các nguồn lực cũngnhư dự kiến những thuận lợi và khó khăn về vốn trong sản xuất kinh doanh

- Dự toán chi phí sản xuất còn là căn cứ để đánh giá tình hình thực hiện kếhoạch chi phí, giá thành

- Dự toán chi phí sản xuất là cơ sở để kiểm soát chi phí trong sản xuất, kinhdoanh

Bước 2 : Tính giá thành thực tế

*Tổ chức thực hiện chi phí, giá thành

Việc thực hiện dựa trên các kế hoạch đã được lập nhằm đạt được mục tiêu

đã đề ra Trong khâu tổ chức thực hiện đòi hỏi các nhà quản trị phải biết cáchliên kết giữa các yếu tố sao cho kế hoạch được thực hiện ở mức cao nhất vàđạt hiệu quả cao nhất

KTQT có vai trò thu thập và cung cấp các thông tin đã và đang thực hiện đểphục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh của nhà quản trị và chỉ đạo thựchiện các quyết định cả trong ngắn hạn và trong dài hạn Ngoài ra KTQT cònthu thập thông tin thực hiện để phục vụ cho việc kiểm tra, đánh giá sau này

* Tổ chức ghi chép phản ánh các khoản chi phí và tính giá thành sản phẩm:

Cũng giống như KTTC, khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế, KTQT tiếnhành phản ánh các khoản chi phí vào sổ sách có liên quan một cách đầy đủ,kịp thời và chi tiết cho từng loại sản phẩm, công việc khác nhau cùng với chiphí chung của toàn doanh nghiệp Thông qua những con số đã được phản ánh,các nhà quản trị có được hình dung về tình hình thực tế của doanh nghiệp để

có biện pháp kết hợp các nguồn lực, đồng thời có cơ sở phát hiện những saisót, những chi phí bất hợp lý để điều chỉnh kịp thời

Cuối cùng, KTQT thực hiện việc phân bổ chi phí và giá thành sản phẩm, cungcấp số liệu trên các báo cáo chi tiết và tổng hợp cho bộ phận quản lý

Trang 29

Bước 3 : Xác định chênh lệch giá thành

Sau khi lập kế hoạch đầy đủ về giá thành và tổ chức thực hiện hợp lý, nhàquản trị phải tiến hành kiểm tra và đánh giá việc thực hiện với số liệu của kếhoạch và dự toán

Xác định mức chênh lệch giữa kết quả đạt được với mục tiêu đề ra theo từngkhoản mục chi phí Từ đó đánh giá và đưa ra biện pháp, quyết định quản trị.Như vậy, KTQT có vai trò cung cấp thông tin thực hiện từng bộ phận, giúpnhà quản lý nhận diện và đánh giá kết quả thực hiện đồng thời phục vụ choviệc lập kế hoạch trong các kỳ sau

Bước 4 : Xử lý chênh lệch giá thành

Sau khi xác định mức chênh lệch giá thành, và đưa ra những đánh giá, kếtluận, nhà quản trị sẽ có biện pháp xử lý các chênh lệch này

Mục đích của KTQT không chỉ dừng lại ở việc chi tiết hoá các khoản mục màquan trọng hơn nữa đó là giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định sản xuấtkinh doanh Đó là cả một quá trình xuyên suốt các khâu quản trị doanhnghiệp, từ khâu lập kế hoạch cho đến việc tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánhgiá

KTQT có vai trò cung cấp thông tin, lập các báo cáo quản trị để phân tích việcthực hiện các phương án, tư vấn cho các nhà quản trị lựa chọn phương án tối

ưu nhất và đưa ra quyết định phù hợp nhất

1.1.4 Một số mô hình tổ chức KTQT chi phí, giá thành và kinh nghiệm một số nước trên thế giới

1.1.4.1 Một số mô hình tổ chức KTQT chi phí, giá thành

Cùng với những thăng trầm của nền kinh tế, kế toán cũng đã được hìnhthành và phát triển qua nhiều giai đoạn và đã có nhiều thay đổi để phù hợp với

sự phát triển của nền sản xuất xã hội Một trong những thay đổi được coi làbước ngoặt đó là sự phân tách giữa KTTC và KTQT Trong quá trình đó,KTQT thực sự đã phát huy được vai trò to lớn của mình và dần trở thành bộphận quan trọng trong việc cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản lý

và điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 30

Quá trình hình thành và phát triển của KTQT ở các nước đều gắn liền vớiquá trình phát triển nền kinh tế thị trường, đều mang trọng tâm là giải quyếtcác vấn đề quản trị doanh nghiệp Song ở mỗi nước vào mỗi thời kỳ lại cónhững quan niệm khác nhau Có thể khái quát sự khác nhau đó qua một số môhình như sau:

Mô hình kết hợp

Mô hình này nói lên rằng, KTQT kết hợp với KTTC cùng sử dụng mộtchế độ kế toán thống nhất, một hệ thống tài khoản chi tiết, các loại sổ sách vàcác báo cáo giống nhau Tuy nhiên hoạt động trong cùng một bộ máy nhưvậy, để mỗi loại kế toán có thể độc lập phát huy được chức năng của mình thìngay trong việc tổ chức cũng đã có sự phân chia cụ thể KTTC sử dụng các tàikhoản kế toán tổng hợp, hệ thống báo cáo tài chính theo quy định của Bộ tàichính Còn KTQT đi sâu vào các tài khoản chi tiết, sử dụng báo cáo KTQTcung cấp thông tin theo từng bộ phận, từng tình huống ra quyết định và đượclinh hoạt theo yêu cầu của quản lý Sự kết hợp giữa hai chức năng kế toán trênnhằm mục đích cung cấp thông tin cho cả đối tượng bên trong và bên ngoàidoanh nghiệp

Mô hình này được sử dụng phổ biến ở hầu hết các nước, đặc biệt là ở Mỹ

và các nước áp dụng kế toán Mỹ hoặc đã tổ chức kế toán theo thông lệ vàchuẩn mực quốc tế

Theo mô hình này, KTQT đặt trọng tâm vào việc hoạch định, kiểm tra,xác định các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh

Từ đó để hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, doanh nghiệp có thể

áp dụng phương pháp kế toán chi phí, giá thành sau:

* Kế toán chi phí, giá thành sản xuất theo công việc:

Hệ thống kế toán này được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất cácsản phẩm đơn chiếc hoặc từng lô hàng khác nhau về quy cách, nguyên liệuhay kỹ thuật sử dụng Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các đơn đặt hàng,

lô sản phẩm hoặc từng sản phẩm đơn lẻ Đối tượng tính giá thành là từng đơnđặt hàng, lô sản phẩm hoặc từng sản phẩm hoàn chỉnh

Trang 31

Với đặc trưng là các khoản chi phí phát sinh trong kỳ được kế toán tổnghợp và cộng dồn theo công việc đã giúp cho các nhà quản trị có thể so sánhgiá thành thực tế với giá thành kế hoạch nhằm kiểm soát chi phí.

Kế toán chi phí, giá thành sản xuất theo công việc có đặc điểm:

- Đối với khoản mục CPNVLTT và CPNCTT: Do có liên quan trực tiếp tớitừng đối tượng chịu chi phí nên chi phí sẽ được tập hợp trực tiếp cho từng đơnđặt hàng Trong trường hợp một phân xưởng đảm nhận thực hiện nhiều đơnđặt hàng thì chi phí được tập hợp theo phân xưởng và chi tiết theo từng đơnđặt hàng

- Đối với khoản mục CPSXC: Nếu mỗi phân xưởng tiến hành thực hiện mộtđơn đặt hàng riêng biệt thì CPSXC cũng là chi phí trực tiếp nên sẽ được tậphợp trực tiếp cho từng đơn đặt hàng Ngược lại, nếu phân xưởng đó thực hiệnđảm nhận nhiều đơn đặt hàng thì CPSXC sẽ tập hợp theo từng phân xưởngsau đó tiến hành phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí theo tiêu thức thíchhợp

* Kế toán chi phí, giá thành sản xuất theo quá trình sản xuất:

Đây là phương pháp được áp dụng cho các doanh nghiệp mà quá trình sảnxuất phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau và sản xuất hàng loạt một loạisản phẩm Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất theo từng công đoạn hoặc từng

bộ phận khác nhau của doanh nghiệp Đối tượng tính giá thành là sản phẩmhoàn thành ở mỗi giai đoạn hoặc sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn công nghệcuối cùng

Hình thức kế toán này được tổ chức tương ứng với từng quy trình sản xuất ởtừng doanh nghiệp: quy trình sản xuất liên tục, quy trình sản xuất song songhay quy trình sản xuất hỗn hợp

Kế toán chi phí, giá thành sản xuất theo quá trình sản xuất có đặc điểm:

- Quá trình tập hợp chi phí được thực hiện đơn giản, chi phí phát sinh gắn liềnvới quá trình sản xuất ở từng phân xưởng và được luân chuyển từ phân xưởngnày đến sang phân xưởng khác

Trang 32

- Việc tính giá thành đơn vị bán thành phẩm và lập báo cáo chi phí sản xuấtđược thực hiện ở từng phân xưởng.

- Chi phí sản xuất phát sinh ở phân xưởng nào thì tập hợp trực tiếp cho phânxưởng đó Sau đó những chi phí đó được chuyển cho phân xưởng kế tiếp Chiphí mỗi phân xưởng sau bao gồm giá trị bán thành phẩm của phân xưởngtrước chuyển sang và chi phí phát sinh tại phân xưởng đó Bán thành phẩmcủa phân xưởng trước là đối tượng chế biến của phân xưởng sau và sẽ đượcvận động qua các phân xưởng sản xuất Ở phân xưởng cuối cùng, bán thànhphẩm được hoàn thành và trở thành thành phẩm của doanh nghiệp

Mô hình tách rời

Theo mô hình này thì KTTC và KTQT hoạt động độc lập với nhau KTQTđược tổ chức thành một bộ phận riêng biệt, tách rời với KTTC cả về hệ thốngtài khoản, sổ sách kế toán và các báo cáo kế toán KTTC thu thập, xử lý, lậpcác báo cáo tài chính phục vụ sự quan tâm của các đối tượng bên ngoài doanhnghiệp Còn KTQT cung cấp thông tin, cho đối tượng bên trong doanhnghiệp, phục vụ cho mục tiêu quản trị

Mô hình này áp dụng chủ yếu ở Cộng hoà Pháp và những nước thực hiện theo

kế toán Pháp

Trong mô hình này, KTQT đặt trọng tâm vào việc xác định và kiểm soátchi phí ở các doanh nghịêp sản xuất bằng cách chia chi phí theo các trung tâmtrách nhiệm quản lý, phân tích và đánh giá tìm ra các nguyên nhân làm sailệch chi phí và điều hoà mối quan hệ giữa KTTC và KTQT Chi phí sẽ đượclập dự toán và tất cả các chi phí sẽ được tập hợp theo các bộ phận tạo thànhcác trung tâm phân tích, bao gồm trung tâm chính và trung tâm phụ Ở đây,những khoản chi phí phát sinh ở trung tâm nào thì sẽ được phản ánh vào cáctrung tâm đó Cuối kỳ chi phí của các trung tâm phụ được phân bổ cho cáctrung tâm chính sau đó được phân bổ vào giá thành theo những tiêu thức thíchhợp

Đặc điểm nổi bật là các chi phi trong KTTC được phân loại theo bản chấtkinh tế, việc phân loại này chỉ mang tính tổng quát mà chưa cung cấp đượccác thông tin cần thiết để tính toán giá thành trong KTQT Do đó các chi phí

Trang 33

của KTTC khi chuyển sang KTQT, đại bộ phận chi phí được đưa vào giáthành, những khoản chi phí này gọi là chi phí phân bổ Tuy nhiên có một sốkhoản chi phí không được đưa vào giá thành, gọi là chi phí không phân bổ.Như vậy, chi phí không phân bổ là những chi phí mà ở KTTC được coi là chiphí nhưng ở KTQT lại không coi đó là chi phí và không được tính vào giáthành Ngược lại, có một số khoản mục ở KTTC không coi là chi phí như tiềnlương của chủ doanh nghiệp, lãi cố định hàng năm của cổ đông…nhưng đượcKTQT phản ánh vào giá thành Các khoản này được KTQT gọi là chi phí bổsung Mối quan hệ giữa chi phí của KTTC và KTQT được thể hiện qua sơ đồsau:

Sơ đồ 1.5: Mối quan hệ giữa chi phí của KTTC và KTQT

Các trung tâm chínhTrung

tâm tiếpliệu(muahàng)

Trungtâmchế tạo(sảnxuất)

Trungtâmthươngmạibánhàng

Trang 34

Giá phí và giá thành sản phẩm

1.1.4.2 Một số kinh nghiệm về lĩnh vực KTQT của một số nước trên thế giới

Qua hai mô hình nêu trên có thể nhận thấy, mặc dù kế toán đã có sự phânchia song KTTC và KTQT vẫn tồn tại song song với nhau và KTQT đangdần phát huy vai trò quan trọng tron việc cung cấp thông tin cho công tácquản lý và kiểm soát chi phí KTQT sử dụng thông tin do KTTC cung cấpđồng thời thu thập thông tin liên quan tới tương lai một cách cụ thể và chi tiếtnhằm thực hiện chức năng quản lý Ở các nước như Mỹ, Pháp – nơi có hệthống kế toán phát triển và tương đối hoàn chỉnh thì kế toán đều nhấn mạnhđến tính linh hoạt, kịp thời trong việc xác định chi phí, không bị ràng buộc bởicác quy định, pháp lý mà thể hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp là đạt được lợi nhuận cao nhất

Ở mỗi nước, do có sự khác nhau về kinh tế và tài chính nên việc áp dụng theo

mô hình nào tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế của nước đó Song qua thực tế ápdụng hai mô hình trên ở một số nước trên thế giới mà tiêu biểu là Mỹ và Pháp,

có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, đối với mô hình kết hợp:

Mô hình này có ưu điểm:

- Kết hợp chặt chẽ giữa quản lý tổng hợp do KTTC đảm nhiệm và quản lydchi tiết theo từng chỉ tiêu do KTQT phụ trách

Trang 35

- Việc phân công trách nhiệm cho từng người được thực hiện dễ dàng, đơngiản và tạo điều kiện kiểm soát được khối lượng công việc của từng nhân viêntrong phòng kế toán.

- Quá trình thu thập và xử lý thông tin được kế toán tiến hành nhanh chóng

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng máy tính trong quá trình làm việc,tiết kiệm công sức và thời gian cho kế toán

Tuy nhiên, mô hình này lại mang nhược điểm nổi bật là không tạo điềukiện thuận lợi cho việc chuyên môn hoá giữa KTTC và KTQT, không pháthuy được chức năng của từng loại kế toán đó Từ đó hạn chế đến công tácquản lý nội bộ

Thứ hai, đối với mô hình tách rời:

Mô hình này khắc phục được nhược điểm của mô hình kết hợp, tạo điềukiện phát huy vai trò của KTTC và KTQT trong doanh nghiệp

Tuy nhiên, mô hình này cũng mang một số nhược điểm chủ yếu sau:

- Do KTTC và KTQT hoạt động độc lập nên không có sự kết hợp chặt chẽgiữa việc quản lý tổng hợp và quản lý cụ thể

- Do có sự luân chuyển chứng từ giữa các bộ phận nên làm giảm thời gian thunhận và xử lý các thông tin

1.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.2.1 Phương pháp phân loại chi phí

Phân loại các khoản mục chi phí theo yêu cầu của quản trị thông qua cáctiêu thức chi phí thích hợp nhằm đánh giá chính xác mức độ hợp lý của cáckhoản mục chi phí đó trong doanh nghiệp và từ đó rút ra kết luận Áp dụngtrong đề tài là các bảng chi phí đựơc tập hợp theo tiêu thức, theo yếu tố chiphí…

1.2.2 Phương pháp thống kê kinh tế

Phương pháp này nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội số lớn, xảy ra

ở nhiều nơi trong nhiều điều kiện Chính vì vậy với mục tiêu là tìm ra tính quyluật của những hiện tượng phức tạp đó, phương pháp đi sâu tiến hành điều trathu thập tài liệu trên cơ sở quan sát số lớn, tổng hợp và hệ thống hoá các tài

Trang 36

liệu trên cơ sở phân tổ thống kê và cuối cùng phân tích mối quan hệ ảnhhưởng lẫn nhau giữa các hiện tượng Áp dụng trong đề tài là các bảng so sánhtình hình thực hiện chi phí qua các kỳ…

1.2.3 Phương pháp chuyên gia

Đây là phương pháp nghiên cứu khoa học dựa trên ý kiến của các chuyêngia Thông qua đó có thể nắm bắt được cả về lý luận và thực trạng của vấn đềnhằm đưa ra định hướng phù hợp Trong đề tài, phương pháp này được xưyênsuốt quá trình nghiên cứu, đó là các ý kiến về xây dựng định mức chi phí vàkiểm soát chi phí của các phòng ban có liên quan

1.2.4 Phương pháp cân đối

Phương pháp này dựa trên những tính toán cân đối để rút ra kết luận Ápdụng trong đề tài là việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới chi phí sản xuấttrong kỳ từ đó có sự điều chỉnh kịp thời những ảnh hưởng xấu, lập lại sự cânđối trong sự phát triển chung

Trang 37

1.2.5 Phương pháp kế toán quản trị

Phương pháp này dựa trên các báo cáo về quan hệ giữa thu nhập- chi lợi nhuận để cung cấp cho thông tin cho nhà quản lý Công ty Từ đó nhà quản

phí-lý đưa ra quyết định trong ngắn hạn, dài hạn đồng thời cung cấp thông tin choviệc lập kế hoạch sản xuất, định gia sản phẩm Áp dụng trong đề tài là dựatrên các báo cáo thu nhập theo phương pháp lãi đóng góp của các năm, củacác sản phẩm từ đó đưa ra quyết định có nên đầu tư cho hợp đồng kinh tế nàykhông, có nên nhận đơn đặt hàng không?

Trang 38

PHẦN II : THỰC TẾ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY TNHH KIM KHÍ SƠN MỸ

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH KIM KHÍ SƠN MỸ 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty trách nhiệm hữu hạn kim khí Sơn Mỹ, tên viết tắt là Sơn MỹCo.,Ltd được thành lập ngày 15 tháng 02 năm 2008 theo giấy phép kinhdoanh số 0103698146, cấp bởi trọng tài kinh tế thành phố Hà Nội ngày 17tháng 02 năm 2008 và giấy phép thành lập số 01355GP cấp bởi Uỷ ban Nhândân Thành phố Hà Nội ngày 21 tháng 08 năm 2008 Mã số thuế công ty :0103698146

Điện thoại : 043.996.4003, Website: bonnuocsonmy.com

Tại thời điểm thành lập, công ty có số vốn kinh doanh ban đầu là 300 triệuđồng, số nhân viên là 6 người Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bồn nướcinox, chậu rửa inox với quy mô chỉ là một xưởng sản xuất inox nhỏ

Từ khi thành lập đến nay, đã hơn 3 năm, công ty đã trải qua 2 lần thay đổigiấy phép kinh doanh và vốn điều lệ Lần cấp giấy phép kinh doanh gần đâynhất, ngày 08 tháng 04 năm 2010 quy định công ty có số vốn điều lệ là 1,5 tỷđồng Việt Nam

Như vậy, từ một cơ sở nhỏ sản xuất bồn chứa nước inox, trải qua một quátrình nỗ lực không mệt mỏi, Sơn Mỹ đã định hướng phát triển thành nhà sảnxuất các sản phẩm làm từ inox có thế mạnh tại Việt Nam Các sản phẩm mangthương hiệu Sơn Mỹ đã và đang khẳng định được chỗ đứng đối với mỗingười tiêu dùng Việt Nam và hướng tới sẽ là một bạn hàng tin cậy của các đốitác quốc tế

Sau hơn 3 năm hoạt động và phát triển, hiện nay Công ty TNHH Kim KhíSơn Mỹ được xác định như sau :

 Công ty là đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập, có tư cáchpháp nhân và con dấu riêng, có tài khoản tiền Việt Nam tại ngân hàng

Trang 39

Vietinbank và Techcombank, có trụ sở đặt tại Số 324 Kim Ngưu , quận Hai

Bà Trưng, Hà Nội

 Sản phẩm của công ty : Bồn nước inox, chậu rửa inox, quả cầu thông gió

 Nhà máy sản xuất rộng 2 ha tại Khu Công Nghiệp Vĩnh Tuy – Hoàng Mai –

Hà Nội

 Hiện tại, tổng số nhân viên văn phòng, quản lý của công ty là 25 người, và

100 công nhân làm việc tại nhà máy

 Tổng số vốn điều lệ hiện nay là 4.000.000.000 đồng

 Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong giai đoạn 2010-2011

Đ

8.737.497.000 21.896.868.000 47.876.821.00

0 Lợi nhuận trước

thuế

VN Đ

1.855.955.000 3.090.799.000 6.421.269.000

Nộp ngân sách

nhà nước

VN Đ

463.988.750 772.699.750 1.605.317.250

Thu nhập bình

quân

VN Đ

Bảng 2.1 : Một số chỉ tiêu phát triển của Công ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ

2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý Công ty

2.1.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Để tăng cường bộ máy quản lý có hiệu lực , đảm bảo quản lý chặt chẽ trêntất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, bộ máy quản lý của công tyđược tổ chức theo mô hình trực tiếp tham mưu với cấp trên Việc quản lý củacông ty do Giám đốc của công ty trực tiếp điều hành bao gồm các phòng ban

Trang 40

và các đội sản xuất Số cán bộ nhân viên thuộc cơ quan công ty hiện nay có 25người.

Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ : Sơ đồ 2.1 :

Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty như sau :

* Giám Đốc : Là người quản lý công ty , có toàn quyền nhân danh công ty để

quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty

*Phó giám đốc 1: Phụ trách về kĩ thuật sản xuất và xây dựng quy trình sản

xuất, phụ trách phòng thiết bị kỹ thuật

*Phó giám đốc 2 : Làm công tác tham mưu cho Giám đốc về sản xuất kinh

doanh, trực tiếp điều hành phòng tài chính kế toán và phòng kinh doanh củaCông ty

*Phó giám đốc 3 : Điều hành nội chính , phụ trách đời sống vật chất cho cán

bộ nhân viên trong công ty, trực tiếp theo dõi các phòng tổ chức cán bộ và laođộng, phòng hành chính và bảo vệ Công ty

-Phòng tổ chức cán bộ: Đảm nhận công tác quản lý lao động , theo dõi thi đua

, khen thưởng, công tác văn thư , tiếp khách, bảo vệ tài sản Ngoài ra còn làm

kỹ thuật

Phòng tài chính

kế toán

Phòng kinh doanh

Phòng

kế hoạch

Ngày đăng: 15/02/2014, 09:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Chế độ kế toán doanh nghiệp, Bộ tài chính, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế độ kế toán doanh nghiệp
2. ĐOÀN XUÂN TIẾN, Giáo trình Kế toán quản trị doanh nghiệp, NXB Tài chính, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kế toán quản trị doanh nghiệp
Nhà XB: NXB Tài chính
3. ĐẶNG VĂN THANH – ĐOÀN VĂN TIẾN, Kế toán quản trị Doanh nghiệp, NXB Tài chính, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán quản trị Doanh nghiệp
Nhà XB: NXB Tài chính
5. Từ điển thuật ngữ kế toán Mỹ, NXB Đà Nẵng, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ kế toán Mỹ
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
6. Từ điển thuật ngữ kế toán, NXB Thống kê, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ kế toán
Nhà XB: NXB Thống kê
7. PGS.TS NGUYỄN NĂNG PHÚC, Kế toán quản trị doanh nghiệp, NXB Tài chính, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán quản trị doanh nghiệp
Nhà XB: NXB Tài chính

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.2: Chi phí bất biến - Kế toán quản trị chi phí và giá thành tại Công Ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ
Sơ đồ 1.2 Chi phí bất biến (Trang 14)
Sơ đồ 1.4: Nội dung của KTQT chi phí, giá thành - Kế toán quản trị chi phí và giá thành tại Công Ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ
Sơ đồ 1.4 Nội dung của KTQT chi phí, giá thành (Trang 25)
Sơ đồ 1.5: Mối quan hệ giữa chi phí của KTTC và KTQT - Kế toán quản trị chi phí và giá thành tại Công Ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ
Sơ đồ 1.5 Mối quan hệ giữa chi phí của KTTC và KTQT (Trang 32)
Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ : Sơ đồ 2.1 : - Kế toán quản trị chi phí và giá thành tại Công Ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ
Sơ đồ b ộ máy quản lý Công ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ : Sơ đồ 2.1 : (Trang 39)
Bảng cân đối số  phát sinh - Kế toán quản trị chi phí và giá thành tại Công Ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ
Bảng c ân đối số phát sinh (Trang 43)
Sơ đồ 2.3 :  Trình tự ghi sổ kế toán hình thức sổ Nhật ký chung - Kế toán quản trị chi phí và giá thành tại Công Ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ
Sơ đồ 2.3 Trình tự ghi sổ kế toán hình thức sổ Nhật ký chung (Trang 43)
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp dự toán giá thành Bể nước SM 4000 - Kế toán quản trị chi phí và giá thành tại Công Ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ
Bảng 2.2 Bảng tổng hợp dự toán giá thành Bể nước SM 4000 (Trang 54)
Bảng 2.4 : Bảng tổng hợp CPNVL Bể nước SM 4000 - Kế toán quản trị chi phí và giá thành tại Công Ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ
Bảng 2.4 Bảng tổng hợp CPNVL Bể nước SM 4000 (Trang 62)
Bảng 2.6: Bảng quyết toán CP NCTT các sản phẩm - Kế toán quản trị chi phí và giá thành tại Công Ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ
Bảng 2.6 Bảng quyết toán CP NCTT các sản phẩm (Trang 66)
Hình thức thanh toán: …TM…………. MST : 0103698146 Chỉ số - Kế toán quản trị chi phí và giá thành tại Công Ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ
Hình th ức thanh toán: …TM…………. MST : 0103698146 Chỉ số (Trang 69)
Hình thức thanh toán: …TM…………. MST : 0103698146 Số đọc - Kế toán quản trị chi phí và giá thành tại Công Ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ
Hình th ức thanh toán: …TM…………. MST : 0103698146 Số đọc (Trang 70)
Bảng 2.7: Bảng quyết toán CPSXC các sản phẩm - Kế toán quản trị chi phí và giá thành tại Công Ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ
Bảng 2.7 Bảng quyết toán CPSXC các sản phẩm (Trang 73)
Bảng 2.8: So sánh CPNVLTT giữa TH và DT Bể nước SM 4000 - Kế toán quản trị chi phí và giá thành tại Công Ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ
Bảng 2.8 So sánh CPNVLTT giữa TH và DT Bể nước SM 4000 (Trang 77)
Bảng 2.9: So sánh CPNVLTT giữa TH và DT Chậu SM 1020 - Kế toán quản trị chi phí và giá thành tại Công Ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ
Bảng 2.9 So sánh CPNVLTT giữa TH và DT Chậu SM 1020 (Trang 78)
Bảng 2.10 : So sánh CPNCTT giữa TH và DT Bể nước SM 4000 - Kế toán quản trị chi phí và giá thành tại Công Ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ
Bảng 2.10 So sánh CPNCTT giữa TH và DT Bể nước SM 4000 (Trang 80)
Bảng 2.11: So sánh CPNCTT giữa TH và DT Chậu SM 1020 - Kế toán quản trị chi phí và giá thành tại Công Ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ
Bảng 2.11 So sánh CPNCTT giữa TH và DT Chậu SM 1020 (Trang 80)
Bảng 2.12: So sánh CPSXC giữa TH và DT của Bể SM 4000 - Kế toán quản trị chi phí và giá thành tại Công Ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ
Bảng 2.12 So sánh CPSXC giữa TH và DT của Bể SM 4000 (Trang 82)
Bảng 2.13: So sánh CPSXC giữa TH và DT của Chậu SM 1020 - Kế toán quản trị chi phí và giá thành tại Công Ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ
Bảng 2.13 So sánh CPSXC giữa TH và DT của Chậu SM 1020 (Trang 83)
Bảng 2.15: Bảng tổng hợp chi tiết giá thành thực tế sản phẩm  Chậu SM 1020 - Kế toán quản trị chi phí và giá thành tại Công Ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ
Bảng 2.15 Bảng tổng hợp chi tiết giá thành thực tế sản phẩm Chậu SM 1020 (Trang 85)
Bảng 2.16: So sánh CPSX giữa TH và DT Bể nước SM 4000 - Kế toán quản trị chi phí và giá thành tại Công Ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ
Bảng 2.16 So sánh CPSX giữa TH và DT Bể nước SM 4000 (Trang 86)
Bảng 2.17: So sánh CPSX giữa TH và DT Chậu rửa SM 1020 - Kế toán quản trị chi phí và giá thành tại Công Ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ
Bảng 2.17 So sánh CPSX giữa TH và DT Chậu rửa SM 1020 (Trang 87)
Bảng 2.18: Báo cáo thu nhập của Công ty theo ứng xử của chi phí của các  sản phẩm Bể SM 4000, Chậu SM 1020 : - Kế toán quản trị chi phí và giá thành tại Công Ty TNHH Kim Khí Sơn Mỹ
Bảng 2.18 Báo cáo thu nhập của Công ty theo ứng xử của chi phí của các sản phẩm Bể SM 4000, Chậu SM 1020 : (Trang 89)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w