1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu Trắc nghiệm: "Biệt dược" chống gian lận thi cử pptx

4 364 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 105,34 KB

Nội dung

Trắc nghiệm: "Biệt dược" chống gian lận thi cử Trắc nghiệm theo nghĩa rộng là một hoạt động để đo lường năng lực của các đối tượng nào đó, nhằm mục đích xác định. Người ta thường gọi loại trắc nghiệm mà trong đó đề thi thường gồm nhiều câu hỏi, mỗi câu nêu ra một vấn đề cùng với những thông tin cần thiết, sao cho thí sinh phải trả lời vắn tắt cho từng câu là trắc nghiệm khách quan (TNKQ). Thực hiện lộ trình đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi tuyển sinh vào ĐH- CĐ, Bộ GD-ĐT chủ trương thi trắc nghiệm khách quan đối với môn Ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi vào ĐH-CĐ từ năm 2006. Đây là vấn đề đang được dư luận và học sinh đặc biệt quan tâm. Chúng tôi đã phỏng vấn TS Nguyễn An Ninh - Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục * Xin ông nói rõ về loại đề thi trắc nghiệm? - Thi trắc nghiệm phải hiểu chính xác là trắc nghiệm khách quan (objective test) nhưng do thói quen lâu nay vẫn gọi tắt là trắc nghiệm. Thi trắc nghiệm đã ra đời 100 năm. Trong TNKQ, kiểu câu hỏi phổ biến là câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn (multiple choise questions - gọi tắt là MCQ). MCQ có 2 phần: phần đầu gọi là phần dẫn (hay câu dẫn), nêu ra vấn đề, cung cấp thông tin cần thiết hoặc nêu một câu hỏi; phần sau là các phương án chọn để trả lời, thường được đánh dấu bằng các chữ cái A, B, C, D. Ông Nguyễn An Ninh: "Hiện nay, phần mềm tin học cho phép xáo trộn từ một đề thi gốc thành rất nhiều phiên bản có nội dung giống nhau nhưng thứ tự câu hỏi khác nhau, như vậy các thí sinh ngồi cạnh nhau sẽ không thể "tham khảo" bài làm của nhau". * Ông cho biết cụ thể hình thức ra đề thi? - Tất cả các câu hỏi của đề thi được ra hoàn toàn dưới hình thi trắc nghiệm. Loại câu trắc nghiệm dùng trong đề thi là câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn (có 4 lựa chọn A, B, C, D). Các câu hỏi đồng nhất về hình thức và điểm số, điều này thuận lợi cho việc chấm và tính điểm bằng máy. Thời gian làm bài thi tốt nghiệp THPT 45 phút với khoảng 50 câu trắc nghiệm. Thời gian làm bài thi ĐH-CĐ 90 phút với khoảng 70 đến 100 câu trắc nghiệm. * Muốn thực hiện một kỳ thi trắc nghiệm phải có ngân hàng câu hỏi. Xin ông cho biết việc chuẩn bị ngân hàng câu hỏi như thế nào? - Tất nhiên chúng tôi đã phải chuẩn bị đầy đủ ngân hàng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm gồm nhiều câu hỏi, được lấy ra ngẫu nhiên, theo những yêu cầu nhất định từ ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm. Ngân hàng này được "xây dựng" quanh năm, do đó có thể gia công những câu trắc nghiệm có độ chính xác cao và có thể xác định các đặc trưng của câu hỏi như độ khó, độ dễ trước khi làm đề. * Nếu có dấu hiệu đánh dấu bài trên bài thi trắc nghiệm, máy quét chấm thi có thể phát hiện được không? Trắc nghiệm là phương pháp hiệu quả nhất để chống gian lận trong thi cử vì đề thi gồm rất nhiều câu hỏi nên có thể tránh được sự "rò rỉ" thông tin trong lúc làm đề hoặc coi thi. Khi chấm thi, các bài thi được quét bằng máy chấm với tốc độ 5.000-10.000 bài/giờ, không ai có thể thực hiện được hành vi gian lận dưới sự giám sát trực tiếp, tại chỗ của hội đồng thi. Song điều quan trọng hơn cả là bằng phương pháp trắc nghiệm, năng lực của thí sinh được đánh giá chính xác do đề thi có nhiều câu hỏi, có thể rải khắp nội dung môn học, cho phép kiểm tra một cách có hệ thống và toàn diện kiến thức và kỹ năng ở nhiều cấp độ. Đặc biệt, tránh được việc học tủ, dạy tủ. - Bài thi trắc nghiệm được chấm tự động trên máy quét quang học nên cùng với đề thi in sẵn, thí sinh được phát một phiếu trả lời trắc nghiệm. Khi làm từng câu trắc nghiệm, thí sinh chọn phương án đúng nhất (A hoặc B, C, D) và phải làm động tác "tô đen" - tức là dùng bút chì đen loại mềm (2B, 6B) tô kín ô tròn tương ứng với một trong các chữ cái. Tô kín cả ô thật đậm để máy chấm có thể ghi nhận được. Trong trường hợp tô nhầm hoặc muốn thay đổi câu trả lời, thí sinh phải dùng tẩy xóa thật sạch ô và tô kín các ô khác (nếu tẩy không sạch máy tính sẽ xem như có 2 ô được tô đen, câu đó sẽ không được chấm điểm). Nếu thí sinh trả lời ngay trên đề thi hoặc giấy nháp thì coi như không hợp lệ, toàn bộ bài làm sẽ không được chấm. * Theo ông, trắc nghiệm có phải là phương pháp tốt nhất trong việc đánh giá năng lực thực của học sinh? - Cần khẳng định ngay trong thi cử, mỗi phương pháp đều có ưu điểm, nhược điểm nhất định. Tùy theo mục đích, yêu cầu đặt ra mà người ta lựa chọn phương pháp có nhiều ưu điểm hơn. Ví dụ, kỳ thi tốt nghiệp THPT hay kỳ thi tuyển sinh vào ĐH-CĐ có rất đông thí sinh, đòi hỏi phải giải quyết tốt các yêu cầu: 1. Có đủ thời gian để ra đề chính xác và đề thi cho phép tránh may rủi vì trúng tủ, trật tủ; 2. Tổ chức thi nhanh gọn; 3. Chống gian lận; 4. Chấm bài dễ dàng, nhanh chóng, điểm số chính xác, bảo đảm khách quan, công bằng; 5. Đánh giá đúng năng lực thí sinh. Với những yêu cầu này, thi trắc nghiệm có những ưu điểm vượt trội so với thi tự luận. Ngoài ra, với hình thức thi trắc nghiệm, thời gian làm bài của thí sinh có thể rút ngắn chỉ bằng 1/3 hay một nửa thời gian thi tự luận. . bài thi trắc nghiệm, máy quét chấm thi có thể phát hiện được không? Trắc nghiệm là phương pháp hiệu quả nhất để chống gian lận trong thi cử vì đề thi. Trắc nghiệm: "Biệt dược" chống gian lận thi cử Trắc nghiệm theo nghĩa rộng là một hoạt động để

Ngày đăng: 14/02/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w