Thực trạng, định hướng và giải pháp đẩy mạnh đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu, hàng thay thế nhập khẩu đến năm 2020
ĐỀ ÁN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ 2011-2020 ______________________________________________________ DỰ THẢO CHUYÊN ĐỀ Thực trạng, định hướng và giải pháp đẩy mạnh đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu, hàng thay thế nhập khẩu đến năm 2020 Người thực hiện: PGS.TS. Bùi Tất Thắng Ths. Nguyễn Hoàng Hà CN. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh CN. Phan Thị Sông Thương Đơn vị công tác: Viện Chiến lược Phát triển Hà Nội, 11 - 2010 ii MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 I. QUAN NIỆM CHUNG 3 1. Hàng hóa thay thế nhập khẩu 3 2. Hàng hóa hướng xuất khẩu 3 II. HIỆN TRẠNG ĐẦU TƯ NHỮNG NGÀNH HÀNG THAY THẾ NHẬP KHẨU VÀ HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU 4 1. Hàng hóa thay thế nhập khẩu 4 1.1. Thực trạng nhập khẩu 4 1.2. Thực trạng đầu tư hàng hóa thay thế nhập khảu 8 2. Nhóm hàng hóa định hướng xuất khẩu 14 2.1. Thực trạng về xuất khẩu 14 2.2. Thực trạng đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu 18 III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 23 1. Đối với hàng hóa thay thế nhập khẩu 23 1.1. Định hướng đầu tư phát triển sản xuất hàng thay thế nhập khẩu 23 1.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất hàng thay thế nhập khẩu 24 2. Đối với hàng hóa hướng xuất khẩu 25 2.1. Định hướng sản xuất hàng hóa hướng xuất khẩu 25 2.2. Giải pháp về đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO 30 1 LỜI NÓI ĐẦU Trong suốt gần hai mươi tư năm mở cửa, từ năm 1986 cho đến nay (2010), Việt Nam gần như nhập siêu tất cả các năm (trừ năm 1992 có xuất siêu với giá trị không đáng kể), đặc biệt trong 4 năm trở lại đây, mức xuất siêu đã vượt trên mức 10 tỷ USD (trong đó năm 2008 là 18 tỷ USD, gần bằng 20% GDP). Chính điều này là một trong những nguyên nhân khiến không ít nhà kinh tế nhận định nền kinh tế Việt Nam thiếu đi tính ổn định cao, mặc dù chúng ta đã tăng trưởng liên tục trong suốt 20 năm qua với tốc độ khoảng 6%. Nhập siêu trường kỳ đã làm cho cán cân thanh toán (CA) luôn rơi vào trạng thái âm và dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đang có chiều hướng giảm dần, thậm chí cạn kiệt một khi dòng FDI và dòng ngoại hối không tăng thêm. Nguyên nhân nào khiến nhập siêu liên tục qua các năm và ở mức cao như vậy? Nếu như tình trạng nhập siêu chỉ diễn ra trong khoảng 10-15 năm thì sẽ không có gì đáng bàn nhưng nếu đó là 24 năm thì câu chuyện sẽ lại là khác. Phải chăng nền sản xuất nội địa của Việt Nam chưa được cải thiện nhiều nên phải nhập khẩu lớn các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ từ bên ngoài? Câu trả lời chắc chắn là có. Bài nghiên cứu này, không đi sâu tìm hiểu câu trả lời đó mà đi tìm một trong những nguyên nhân lý giải cho biết tại sao nền sản xuất nội địa của chúng ta vẫn chưa tốt – vốn đầu tư và chính sách đầu tư đối với sản xuất hàng thay thế nhập khẩu và xuất khẩu. Thật khó có thể tìm được số liệu để minh chứng cho những nhận định có phần định tính và mang tính chủ quan của nhóm tác giả bởi trên thực tế, hiện nay, chúng ta chưa xác định rõ hàng hóa nào là hàng hóa thay thế nhập khẩu và hàng hóa nào là hàng hóa xuất khẩu. Bởi lẽ, một quốc gia mở cửa hội nhập kinh tế với thế giới thì quốc gia đó chắc chắn có cả hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu dù quốc gia đó dù có lợi thế tuyệt đối đến mấy (đã được minh chứng bằng cả lý thuyết và thực tiễn). Nhiều hàng hóa quốc gia nhập khẩu có lợi thế hơn là trong nước sản xuất và đó cũng là một nguyên nhân thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa kinh tế mà Việt Nam cũng là “một người chơi”. Do vậy, không phải hàng hóa nhập khẩu nào cũng được xác định là hàng hóa cần thay thế nhập khẩu và tương tự, không phải hàng hóa xuất khẩu nào cũng là hàng hóa mà chúng ta mong muốn xuất khẩu, đặc biệt là nguyên, nhiên liệu thô và hàng sơ cấp, ít chế biến cho giá trị thấp. Một đặc điểm nữa, cần lưu ý, những hàng hóa mà ta cần thay thế nhập khẩu và hướng tới xuất khẩu trong thời gian hiện tại sẽ có thể không 2 còn phù hợp trong tương lai. Hay nói cách khác, chúng có tính “động” theo thời gian và trong báo cáo này là khoảng thời gian từ nay cho đến năm 2020. Mục tiêu của báo cáo chuyên đề là: - Xác định được hàng hóa cần thay thế nhập khẩu và cần hướng xuất khẩu trong thời gian tới (đến năm 2020) - Đánh giá khái quát hiện trạng đầu tư đối với những nhóm ngành sản phẩm hàng hóa đó - Định hướng và kiến nghị chính sách. Đó cũng chính là những nội dung và khung kết cấu của chuyên đề “Thực trạng, định hướng và giải pháp đẩy mạnh đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu, hàng thay thế nhập khẩu đến năm 2020”. Nhóm tác giả 3 I. QUAN NIỆM CHUNG 1. Hàng hóa thay thế nhập khẩu Hàng hóa thay thế nhập khẩu là những mặt hàng mà một quốc gia có khả năng sản xuất thay thế hàng nhập khẩu dựa trên năng lực huy động và sử dụng nguồn lực trong nước và nước ngoài. Theo đó, các quốc gia xác định loại hàng hóa nào cần được đầu tư sản xuất trong nước nhằm hạn chế nhập khẩu và hướng đến cân bằng cán cân thương mại. Tùy vào từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế, loại hàng hóa được lựa chọn để đầu tư sản xuất thay thế nhập khẩu cũng thay đổi cho phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế ấy. Thực tế cho thấy những mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu là nhóm hàng nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng, và máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất trong nước. Đây là những mặt hàng Việt Nam có khả năng đầu tư sản xuất thay vì phải nhập khẩu từ nước ngoài, nhất là trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hóa. Do vậy, hàng hóa thay thế nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn này chủ yếu là những sản phẩm thuộc ngành công nghiệp phụ trợ - ngành cung cấp yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất hướng đến xuất khẩu. Qua đó tăng giá trị gia tăng của sản phẩm trong chuỗi giá trị toàn cầu khi tham gia vào thị trường thế giới. Để xác định nên đầu tư vào loại hàng hóa thay thế nhập khẩu cần phải dựa trên yếu tố cơ bản sau: - Có giá trị kim ngạch tương đối lớn trong tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu quốc gia. - Có khả năng huy động và sử dụng nguồn lực trong nước và nước ngoài để đầu tư sản xuất bao gồm nguồn vốn, nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, khoa học công nghệ, thông tin. - Phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế. 2. Hàng hóa hướng xuất khẩu Hàng xuất khẩu chủ lực là các mặt hàng chiếm vị trí quyết định trong kim ngạch xuất khẩu do có thị trường ngoài nước và điều kiện sản xuất trong nước thuận lợi. Ở Việt Nam, vấn đề xây dựng các mặt hàng chủ lực đó được Nhà nước đề ra từ cuối những năm 1960. Tuy nhiên, chỉ mới gần đây, khi chúng ta tiếp xúc mạnh mẽ với nền kinh tế thị trường của thế giới thì chúng ta mới ý thức được một cách nghiêm túc tầm quan trọng của vấn đề này. Mặt hàng chủ lực được hình thành trước hết qua quá trình thâm nhập vào thị trường nước ngoài, qua những cuộc cọ sát, cạnh tranh mãnh liệt trên thị trường thế giới, kéo theo 4 việc tổ chức sản xuất trong nước trên qui mô lớn với chất lượng phù hợp với đòi hỏi của người tiêu dùng, đứng vững và liên tục phát triển. Một mặt hàng xuất khẩu chủ lực ra đời cần có ít nhất 3 yếu tố cơ bản: + Có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định và luôn cạnh tranh được trên thị trường đó. + Có nguồn lực để tổ chức sản xuất với chi phí thấp tương đối so với các sản phẩm cạnh tranh khác để có thể vừa đảm bảo khả năng cạnh tranh vừa mang lại hiệu quả cao hơn. + Có khối lượng kim ngạch lớn trong tổng khối lượng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia. Tuy nhiên, vị trí của mặt hàng xuất khẩu chủ lực không phải là vĩnh viễn mà trong quá trình phát triển luôn diễn ra những vận động, biến đổi của thị trường, kéo theo nó là sự vận động và biến đổi cơ cấu các sản phẩm làm thay đổi vị trí của các sản phẩm trên thị trường. Do vậy, việc xác định và xây dựng cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu chủ lực không chỉ căn cứ vào khả năng sẵn có và nội lực trong nước, vào nhu cầu và khả năng hiện tại trên thị trường thế giới mà còn phải tính đến những xu hướng và diễn biến thị trường trong tương lai. Tóm lại, mặt hàng xuất khẩu chủ lực là những mặt hàng có vị trí đáng kể trong tổng giá trị xuất khẩu của một đất nước và có ảnh hưởng ít nhiều trên thương trường quốc tế. Ở một chừng mực nhất, định chúng phản ánh thế lực kinh tế của một nước trong nền kinh tế thị trường. II. HIỆN TRẠNG ĐẦU TƯ NHỮNG NGÀNH HÀNG THAY THẾ NHẬP KHẨU VÀ HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU 1. Hàng hóa thay thế nhập khẩu 1.1. Thực trạng nhập khẩu Việt Nam đang đứng trước thực trạng nhập siêu liên tiếp trong thời gian qua, kim ngạch nhập siêu của hầu hết các năm từ 2009 trở về trước đều bằng hơn 20% kim ngạch xuất khẩu. Một số mặt hàng nhập khẩu do không chủ động được nguyên, phụ liệu… nhập khẩu lớn như: dệt may, đồ gỗ, da giày, thiết bị công nghệ cho một số ngành công nghiệp thiết yếu. Phần lớn khoảng 90% hàng hóa nhập khẩu của nước ta là từ nhóm hàng tư liệu sản xuất (Bảng 1). Trong đó, nhập khẩu nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, trên 60% tổng kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2000-2010. Bảng 1: Giá trị nhập khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng 5 ĐVT: Triệu USD Nhóm hàng 2000 2005 2008 sơ bộ 2009 KN TT (%) KN TT (%) KN TT (%) KN TT (%) TỔNG SỐ 15636.5 100.0 36761.1 100.0 80713.8 100.0 69948.8 100.0 Tư liệu sản xuất 14668.2 93.8 32949.2 89.6 71715.9 88.9 63121.8 90.2 Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng 4781.5 30.6 9285.3 25.3 22566.7 28.0 20500.8 29.3 Nguyên, nhiên, vật liệu 9886.7 63.2 23663.9 64.4 49149.2 60.9 42621.0 60.9 Hàng tiêu dùng 968.3 6.2 2992.5 8.1 6269.9 7.8 6500.0 9.3 Lương thực 0.3 0.0 3.8 0.0 3.8 0.0 Thực phẩm 301.8 1.9 1100.2 3.0 2190.2 2.7 Hàng y tế 333.8 2.1 527.1 1.4 890.2 1.1 1097.0 1.6 Hàng khác 332.4 2.1 1361.4 3.7 3185.7 3.9 Nguồn: Tổng cục thống kê Nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất trong nước thời gian qua đang có xu hướng tăng (trừ năm 2009 do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu). Nếu chỉ xét trong nhóm hàng tư liệu sản xuất, hình 1 cho thấy giá trị nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu có xu hướng tăng nhanh hơn so với mặt hàng máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng. Hình 1: Giá trị nhập khẩu hàng hóa theo hai nhóm hàng chính Nguồn: Tổng cục thống kê 6 Việt Nam được đánh giá là có điều kiện để phát triển sản xuất các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất trong nước hướng đến xuất khẩu. Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Bảng…sẽ chi tiết một số mặt hàng nhập khẩu chính giai đoạn 2000-2009. Bảng 2: Tình hình nhập khẩu một số hàng hóa chủ yếu của Việt Nam giai đoạn 2005 -2010 ĐVT: Triệu USD Tên hàng 2005 2006 2007 2008 2009 9T/2010 Sữa và SP sữa 311 321 462 534 515 545 Lúa mỳ 201 225 343 293 345 374 Bột mỳ 9 9 24 26 Dầu mỡ động thực vật 193 257 485 666 495 431 Đờng 22 49 10 36 Thức ăn gia súc và NPL chế biến 594 737 1.181 1.747 1.765 1.669 NPL thuốc lá 198 161 205 246 321 227.376 Clinker 127 110 119 165 133 67.715 Xăng dầu các loại 5.024 5.97 7.71 10.966 6.255 4.770 Xăng 1.338 1.711 2.261 3.157 1.969 1.119 Dầu Do 2.715 3.188 4.096 6.039 Dầu Fo 564 624 834 1.024 Nhiên liệu bay 239 305 358 617 378 424 Dầu hoả 169 141 162 129 26 13 Hoá chất 865 1.042 1.466 1.776 1.624 1.468 Các SP hoá chất 841 1.007 1.285 1.604 Bột ngọt 1 3 1 5 NPL dợc phẩm 116 133 158 158 168 141 Tân dược 502 548 703 864 1.096 931 Phân bón các loại 641 687 1 1.473 1.414 701 Phân U rê 216 176 200 286 416 174 Phân NPK 41 36 77 99 132 68 7 Phân DAP 165 226 263 379 374 147 Phân SA 90 78 137 184 156 60 Phân bón loại khác 129 171 323 524 278 189 Thuốc trừ sâu và NL 243 305 383 474 488 370 Chất dẻo NL 1.456 1.866 2.507 2.945 2.813 2.714 Cao su 216 416 379 497 409 442 Gỗ và SP gỗ 651 775 1.016 1.098 904 216 Bột giấy 71 81 85 117 Giấy các loại 362 475 600 753 770 637 Giấy in báo 10 0 34 46 Bông 167 219 267 467 392 488 Sợi 340 544 741 775 801 795 Vải 2.399 2.985 3.957 4.458 4.226 3.863 NPL dệt may, da giầy 2.282 1.951 2.152 2.355 * 1.895 Kính xây dựng 9 11 16 37 Sắt thép 2.931 2.936 5.112 6.721 5.360 4.313 Phôi thép 838 750 1.103 1.636 1.032 803 Kim loại thờng khác 797 1.46 1.885 1.785 1.624 1.813 Máy vi tính, SP điện tử 1.706 2.048 2.958 3.714 3.953 3.532 Máy móc thiết bị 5.281 6.628 11.123 13.994 12.673 9.701 ô to nguyên chiếc 285 213 579 1.04 * 683 Dưới 12 13 28 192 375 Trên 12 chỗ 23 10 25 22 ô tô tải 183 122 191 326 418 249 ô tô loại khác 64 52 171 316 Linh kiện và phụ tùng ô tô 909 759 1.302 1.918 * 1.404 Linh kiện ô tô CKD, SKD dới 12 chỗ 446 280 533 796 Linh kiện ô tô CKD, SKD loại khác 350 225 389 604 Phụ tùng ô tô 113 253 381 519 Xe máy 541 557 725 764 8 Xe máy nguyên chiếc 66 77 145 139 132 92 Linh kiện và phụ tùng xe máy 476 481 580 625 * 563 Hàng hóa khác 0 0 11.535 15.947 7.625 7.127 Nguồn: Tổng cục hải quan Dưới tác động của cuộc khủng hoàng tài chính ngày càng lan rộng và sự giảm giá của đồng USD, tình hình sản xuất và xuất khẩu của các nước trên thế giới gặp nhiều khó khăn. Nhu cầu nhập khẩu hàng hóa phục vụ cho hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu dùng trong nước có phần hạn chế. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong năm 2009 chỉ đạt 68,97 tỷ USD, giảm 18,2% so với năm 2008. Bước sang năm 2010, tình hình kinh tế thế giới dần phục hồi, nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của các nước cũng tăng theo. Các doanh nghiệp tiếp tục nhập khẩu hàng hóa và nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất. Chỉ tính riêng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong 9 tháng đầu năm 2010 của Việt Nam đã lên tới 58,69 tỷ USD, tăng 23,46% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, đứng đầu là nhập khẩu máy móc thiết bị, với kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này trong 9 tháng đầu năm 2010 đạt 9,7 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2009. Tiếp đến là vải với kim ngạch nhập khẩu đạt 3,8 tỷ USD, tăng 26,8%; chất dẻo nguyên liệu với kim ngạch nhập khẩu đạt 2,7 tỷ USD tăng 35,6% Đáng chú ý, trong 9 tháng đầu năm 2010, mặt hàng bông nhập khẩu về tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2009, với lượng và kim ngạch bông nhập về đạt 276,4 triệu tấn và 488 triệu USD, tăng tương ứng 26,70% về lượng và 78,70% về kim ngạch. 1.2. Thực trạng đầu tư hàng hóa thay thế nhập khảu Trên cơ sở đánh giá tình hình nhập khẩu trong thời gian qua, có thể thấy các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu và linh kiện, phụ tùng phục vụ cho sản xuất là những mặt hàng nhập khẩu có giá trị lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Theo kinh nghiệm của các nước và dựa trên các nguồn lực sẵn có, Việt Nam có khả năng và nên đầu tư và phát triển sản xuất những ngành hàng này để hạn chế nhập khẩu. Do vậy, với mong muốn hạn chế nhập siêu, Chính phủ Việt Nam đã và đang từng bước chú trọng đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ 1 , một ngành đóng vai trò quan trọng trong việc tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá theo hướng mở rộng và chuyên sâu. Sản xuất nguyên phụ liệu, linh kiện, phụ tùng, 1 Công nghiệp phụ trợ (supporting industries) là khái niệm chỉ toàn bộ những sản phẩm công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính. Cụ thể là những linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn, nhuộm, v.v., và cũng có thể bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế. Sản phẩm công nghiệp phụ trợ thường được sản xuất với quy mô nhỏ, thực hiện bởi các doanh nghiệp nhỏ và vừa. [...]... tại Việt Nam và có thể sáng tạo các công nghệ mới - Đội ngũ công nhân lành nghề thực thi nhiệm vụ sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm theo chuẩn khu vực và trên thế giới 23 1.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất hàng thay thế nhập khẩu a) Giải pháp về cơ chế chính sách - Cần có chính sách khuyến khích đầu tư sản xuất hàng thay thế nhập khẩu cụ thể và theo hướng phù hợp với định hướng chuyển... giai đoạn 2010 -2020 - Cần có văn bản xác định những ngành hàng cụ thể Việt Nam cần chú trọng đầu tư và thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất thay thế hàng nhập khẩu b) Giải pháp về vốn đầu tư Để phát triển các doanh nghiệp trong nước sản xuất linh kiện, phụ tùng và nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất hàng thay thế nhập khẩu, Chính phủ cần có những giải pháp quan trọng... ngành sản xuất các loại máy móc Chúng tôi đề xuất một số định hướng đầu tư phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, một ngành quan trọng hàng đầu trong việc sản xuất hàng thay thế nhập khẩu a) Định hướng về sản phẩm và cơ cấu sản phẩm: - Nhóm sản phẩm định hướng đầu tư: các sản phẩm nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến (chú trọng vào ngành dệt may, da giầy,…), các sản phẩm là yếu tố đầu vào... dạng hoá nguồn vốn, khuyến khích mạnh vốn đầu tư cho sản xuất hàng xuất khẩu, đặc biệt là các nhóm mặt hàng chủ lực Đối với đầu tư nước ngoài cần dành ưu đãi đặc biệt cho các ngành sản xuất sản phẩm xuất khẩu hoặc có khả năng xuất khẩu sản phẩm trong tư ng lai gần cũng như các ngành sản xuất nguyên liệu đầu vào cho sản xuất các mặt hàng chủ lực + Các vấn đề tín dụng và tiền tệ: Trong thời gian tới đây... đa dạng của thị trường thế giới III ĐỊNH HƯỚNG VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 1 Đối với hàng hóa thay thế nhập khẩu 1.1 Định hướng đầu tư phát triển sản xuất hàng thay thế nhập khẩu Trên cơ sơ phân tích thực trạng và kinh nghiệp các nước cho thấy việc đầu tư phát triển ngành công nghiệp phụ trợ không chỉ góp phần hạn chế nhập khẩu mà còn có vai trò đặc biệt trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), nhất...máy móc là những sản phẩm chủ yếu chúng ta đang hướng đến sản xuất để thay thế hàng nhập khẩu Bài viết sẽ tập trung phân tích thực trạng đầu tư và sản xuất ngành cộng nghiệp phụ trợ trước khi đưa ra định hướng và giải pháp cho lĩnh vực này Công nghiệp phụ trợ được xem là "chìa khóa vàng" thúc đẩy phát triển công nghiệp Thế nhưng, ngành công nghiệp phụ trợ hiện đang yếu thế bởi phần lớn sản phẩm công nghiệp... kinh tế nhưng trên thực tế việc đầu tư chủ yếu vẫn đang tập trung vào sản xuất hàng thay thế nhập khẩu Để xuất khẩu có được nguồn vốn đầu tư cần thiết trong hoàn cảnh tích luỹ nội bộ có hạn, cần nhanh chóng khắc phục tình trạng này theo các hướng sau: - Triệt để và nhất quán thi hành các hình thức ưu đãi dành cho sản xuất hàng xuất khẩu đã được đề cập đến trong Luật khuyến khích đầu tư trong nước sửa... từng sản phẩm xuất khẩu; giảm xuất khẩu hàng chế biến thô, tăng tỷ trọng hàng chế biến sâu bằng công nghệ mới; giảm gia công, đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu sử dụng nguyên, vật liệu chất lượng cao trong nước với công nghệ mới Trên cơ sở đó, chúng tôi đưa ra định hướng cho sản xuất một số ngành hàng xuất khẩu chủ yếu trong thời gian tới như sau: (1) Khu vực nông nghiệp hướng ra xuất khẩu Nhóm hàng. .. kim ngạch xuất khẩu 2 nhóm hàng khoáng sản và nông lâm, thuỷ sản sẽ giảm trong các năm tới Vì vậy, tăng trưởng xuất khẩu trong giai đoạn từ nay đến 2020 là do tăng xuất khẩu các mặt hàng thuộc nhóm này Dự kiến kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng cao nhất cũng chỉ đạt khoảng 30-35% /năm Trong đó mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn là hàng dệt may, da giày, hàng điện tử và linh kiện... ngạch xuất khẩu có thể tăng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong nhóm hàng nông lâm, thuỷ sản (2) Khu vực công nghiệp hướng ra xuất khẩu 25 Nhóm hàng khoáng sản Nhóm này khó có khả năng tăng trưởng trong những năm tới, do sản lượng dầu thô và than đá xuất khẩu giảm mạnh phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu thụ trong nước, giá xuất khẩu sẽ không ở mức cao như năm 2008 Dự báo, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của . CHUYÊN ĐỀ Thực trạng, định hướng và giải pháp đẩy mạnh đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu, hàng thay thế nhập khẩu đến năm 2020 Người thực hiện: PGS.TS với hàng hóa thay thế nhập khẩu 23 1.1. Định hướng đầu tư phát triển sản xuất hàng thay thế nhập khẩu 23 1.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất