Tài liệu TỔNG QUAN VỀ KAIZEN pptx

46 5.9K 38
Tài liệu TỔNG QUAN VỀ KAIZEN pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài Luận Đề Tài: TỔNG QUAN VỀ KAIZEN MỤC LỤC NỘI DUNG I. TỔNG QUAN VỀ KAIZEN: 1. Nguồn gốc & Khái niệm & Mục tiêu của Kaizen: a. Nguồn gốc: Kaizen là cách tiếp cận mang tính triết lý và có hệ thống, được Nhật Bản phát triển sau chiến tranh thế giới thứ 2. Trong tiếng Nhật, Kaizen được ghép từ “Kai”-“thay đổi” hay “làm cho đúng” và “zen” – “tốt”, nghĩa là “cải tiến liên tục. Kaizen là triết lý kinh tế Nhật nổi tiếng đã được ứng dụng đặc biệt thành công trong cả doanh nghiệp vừa và nhỏ trên tất cả các lĩnh vực ở phương Tây. Kaizen đã cung cấp một phương pháp mới đối với tất cả mọi người trong một tổ chức. b. Khái niệm Kaizen là sự tích lũy các cải tiến nhỏ thành kết quả lớn, tập trung vào xác định vấn đề, giải quyết vấn đề và thay đổi chuẩn để đảm bảo vấn đề được giải quyết tận gốc. Do đó, Kaizen còn hơn một quá trình cải tiến liên tục, với niềm tin rằng sức sáng tạo của con người là vô hạn. Qua đó, tất cả mọi thành viên trong tổ chức từ lãnh đạo đến công nhân đều được khuyến khích đưa ra đề xuất cải tiến dù là nhỏ xuất phát từ những công việc thường ngày. Xuất phát từ suy nghĩ rằng "trục trặc" có thể nảy sinh liên tục ở bất kỳ thời điểm nào, bộ phận nào của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, người Nhật đề ra triết lý quảnKaizen với nội dung 5S (năm nguyên tắc bắt đầu bằng chữ S trong tiếng Nhật) để khắc phục các "trục trặc" này: • Seiri - Sàng lọc (Sort - tiếng Anh): Nhằm loại bỏ tất cả mọi thứ không cần thiết, không có giá trị ra khỏi công việc, nhà xưởng, tổ chức • Seiton - Sắp xếp (Simply - tiếng Anh): Phân loại, hệ thống hoá để bất cứ thứ gì cũng có thể "dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra, dễ trả lại". • Seiso - Sạch sẽ (Shine - tiếng Anh): Thực chất là lau chùi, quét dọn, vệ sinh, kiểm tra xem mọi thứ có được sắp xếp đúng nơi quy định. Ba nguyên tắc nêu trên thực chất chỉ là việc sàng lọc, sắp xếp phân loại khoa học hệ thống nhà xưởng, máy móc, công cụ sản xuất và tổng vệ sinh doanh nghiệp. Hai nguyên tắc tiếp theo: • Seiketsu - Săn sóc (Standardize - tiếng Anh): Nhằm "Tiêu chuẩn hoá", "quy trình hoá" những gì đã đạt dược với ba nguyên tắc nêu trên đề mọi thành viên của doanh nghiệp tuân theo một cách bài bản, hệ thống. • Shitsuke - Sẵn sàng (Sustain - tiếng Anh): Giáo dục, duy trì và cải tiến bốn nguyên tắc nêu trên trong bất kỳ mọi hoàn cảnh nào và trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. c. Mục tiêu - Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức. - Tạo môi trường thuận lợi để nhân viên phát huy sáng kiến. - Tạo sự gắn bó giữa các nhân viên với nhau. - Phát hiện, bồi dưỡng và phát triển thế hệ lãnh đạo kế thừa. 2. 7 lý do sử dụng Kaizen: - Đơn giản, dễ áp dụng. - Không tốn chi phí mua sắm, đầu tư công nghệ. - Mang lại những tiến bộ liên tục, khởi động và duy trì văn hóa thay đổi hướng tới sự bền vững. - Kaizen đi trước các vấn đề có thể xảy ra, ngăn ngừa ngay từ đầu. - Kaizen là bộ khung chiến lược cho kiểm soát chất lượng toàn diện, mang lại lợi ích cho toàn tổ chức và hơn thế nữa. - Kaizen giúp giảm lãng phí trong các lĩnh vực như hàng tồn kho, thời gian chờ đợi, vận chuyển, thao tác nhân viên, kỹ năng nhân viên, sản xuất thừa, chất lượng không đạt và giảm lãng phí trong các quá trình. - Kaizen giúp cải thiện mặt bằng sản xuất, chất lượng sản phẩm, sử dụng vốn, thông tin, năng lực sản xuất và giữ chân nhân viên. 3. Kaizen và Đổi mới: a. Phân biệt Bảng 1: Nội dung Kaizen Đổi mới Hiệu quả Dài hạn, không tác động đột ngột Ngắn hạn, tác động đột ngột Nhịp độ Các bước đi nhỏ Các bước đi lớn Khung thời gian Liên tục và gia tăng Gián đoạn và không tăng dần Thay đổi Từ từ và liên tục Đột ngột và luôn thay đổi Liên quan Tất cả mọi người Một vài người được chọn Cách cải tiến Nổ lực tập thể Ý tưởng và nổ lực cá nhân Cách thức Duy trì và cải tiến Đột phá và xây dựng Tính chất Kỹ thuật thường và hiện đại Đột phá kỹ thuật, sáng kiến Yêu cầu Đầu tư ít, nổ lực lớn để duy trì Đầu tư lớn, nổ lực ít để duy trì Định hướng Con người Công nghệ Đánh giá Quá trình và nổ lực Kết quả và lợi nhuận Lợi thế Có thể đạt kết quả tốt với nền kinh phát triển chậm Thích hợp hơn với nền công nghiệp phát triển nhanh Sơ đồ Mô hình dây chuyền sản xuất • Toàn bộ dây chuyền sản xuất cho thấy quá trình nối tiếp từ công cuộc nghiên cứu cho tới thị trường tiêu thụ. • Công nghệ là sự áp dụng những lý thuyết và thực nghiệm khoa học, đưa tới các đề án sản xuất và cuối cùng là thể hiện bằng sản phẩm trên thị trường. • Hai thành phần của cải tiến – đổi mới và Kaizen – có thể được áp dụng ở mỗi giai đoạn của dây chuyền này. • Nhưng thường thường tác động của Kaizen dễ nhận thấy và gần gũi với sản xuất và thị trường hơn trong khi tác động của đổi mới thường gần với khoa học và công nghệ hơn. b. Kết hợp • Tất cả các hệ thống đều đi đến sự xuống cấp sau khi chúng được thiết lập. Khi không có sự nỗ lực cải tiến liên tục thì sự xuống cấp là không tránh khỏi. Khi đổi mới tạo ra một chuẩn mực hoạt động mới tồn tại thì mức hoạt động mới cũng sẽ suy giảm nếu như chuẩn mực này không được bổ sung và cải tiến liên tục. Do vậy, bất cứ khi nào đổi mới đạt được thì nó phải được tiếp nối với các hoạt động Kaizen để duy trì và cải tiến nó. • Đổi mới là một sự đột phá mà ảnh hưởng của nó được tạo dựng dần dần nhờ sự cạnh tranh có chủ ý và sự phá huỷ các chuẩn mực, còn Kaizen là nỗ lực với các ảnh hưởng tích luỹ đánh dấu một tiến bộ vững chắc theo thời gian, duy trì và còn nâng cấp các chuẩn mực. 4. Đặc điểm của Kaizen: • Là quá trình cải tiến liên tục nơi làm việc. • Tập trung nâng cao năng suất và thỏa mãn yêu cầu khách hàng thông qua giảm lãng phí. • Triển khai dựa trên sự tham gia nhiệt tình của mọi thành viên với sự cam kết mạnh mẽ của lãnh đạo. • Đặc biệt nhấn mạnh hoạt động nhóm. • Thu thập và phân tích dữ liệu là công cụ hữu hiệu. 5. 10 Nguyên tắc của Kaizen: • Tập trung vào khách hàng Nguyên tắc bất biến: sản xuất và cung cấp dịch vụ theo định hướng thị trường và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Mục tiêu: chủ yếu tập trung vào cải tiến và quản trị chất lượng sản phẩm, nhằm phục vụ khách hàng, gia tăng lợi ích sản phẩm để tối đa hoá sự hài lòng của khách hàng. Người hưởng lợi cuối cùng chính là khách hàng nên bất cứ hoạt động nào không làm tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm và không ngừng nâng cao sự thoả mãn của khách hàng thì đều bị loại bỏ. • Luôn luôn cải tiến Nguyên tắc: hoàn thành không có nghĩa là kết thúc công việc mà chỉ là hoàn thành ở giai đoạn này trước khi chuyển sang giai đoạn kế tiếp. Các tiêu chuẩn kỹ thuật, mẫu mã và chi phí hiện tại sẽ không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong tương lai. Tập trung cải tiến sản phẩm hiện tại sẽ hiệu quả hơn rất nhiều, ở cả góc độ chi phí lẫn thời gian so với việc sản xuất ra một sản phẩm mới. Vì vậy quá trình cải tiến sản phẩm, dịch vụ cần được lập kế hoạch và thực hiện một cách liên tục rõ ràng. • Xây dựng “văn hoá không đổ lỗi” Phương châm “lỗi do tôi, thành công do tập thể”, quy trách nhiệm đúng đắn và phù hợp cho từng cá nhân, cá nhân phải chịu trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Không báo cáo, xin lỗi vì những lý do không chính đáng như: trời nắng, trời mưa, điều kiện nghèo nàn Phát huy năng lực của mỗi thành viên để cùng nhau sửa lỗi, hoàn thiện sản phẩm tốt nhất có thể Từ đó, uy tín của doanh nghiệp tăng, sản phẩm và dịch vụ sẽ có chỗ đứng vững chắc hơn trên thị trường. • Thúc đẩy môi trường văn hoá mở Xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo tiêu chí «doanh nghiệp duy nhất cho sản phẩm» trên thị trường. Xây dựng một môi trường văn hoá mở, văn hoá không đổ lỗi, nhân viên dám nhìn thẳng vào sai sót, chỉ ra các điểm yếu và yêu cầu đồng nghiệp, lãnh đạo giúp đỡ. Xây dựng tốt hệ thống thông tin nội bộ, trong đó các kênh thông tin cần hỗ trợ đắc lực để nhân viên chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm giữa các bộ phận, giữa đồng nghiệp, nhân viên với lãnh đạo và ngược lại trong toàn công ty. • Khuyến khích làm việc theo nhóm Tạo dựng các nhóm làm việc hiệu quả là một phần quan trọng trong cấu trúc của công ty. Mỗi nhóm cần được phân quyền hạn nhất định: - Trưởng nhóm: bao quát, nắm rõ nhiệm vụ, yêu cầu và có khả năng tập hợp, biết đánh giá và sắp xếp phù hợp năng lực các thành viên để triển khai dự án hiệu quả. - Thành viên: từng cá nhân cần nỗ lực phối hợp để nhóm đạt kết quả tốt, hiệu quả và liên tục cải tiến. Tôn trọng uy tín và cá tính của mỗi thành viên. • Quản lý các dự án kết hợp các bộ phận chức năng Các dự án được lập kế hoạch và thực hiện trên cơ sở sử dụng nguồn lực kết hơp từ các bộ phận, phòng ban trong công ty, kể cả tận dụng nguồn lực ngoài công ty. • Nuôi dưỡng các quy trình quan hệ đúng đắn Không tạo dựng quan hệ đối đầu hay kẻ thù. Đầu tư nhiều vào các chương trình đào tạo kỹ năng giao tiếp cho nhân viên, đặc biệt là các khoá đào tạo cho người quản lý và lãnh đạo là những người có trách nhiệm cao nhất đảm bảo cho quá trình giao tiếp, trao đổi thông tin tốt đẹp nhất . Tăng cường các chương trình đào tạo kỹ năng giao tiếp là một khoản đầu tư để tạo dựng niềm tin cho nhân viên luôn có lòng trung thành và cam kết làm việc lâu dài trong công ty. • Rèn luyện ý thức kỷ luật tự giác Tự nguyện thích nghi với nghi lễ, luật lệ của xã hội. Hy sinh quyền lợi bản thân để có sự đồng nhất với đồng nghiệp và cương lĩnh của công ty. Luôn tự soi xét để kiềm chế cá tính của riêng mình, đặt lợi ích công việc lên trên hết. • Thông tin đến mọi nhân viên Thông tin là một yếu tố đầu vào quan trọng hàng đầu trong quá trình sản xuất kinh doanh hiện đại. Nhân viên không thể đạt kết quả xuất sắc ngoài mong đợi nếu không thấu hiểu nhiệm vụ, giá trị, sản phẩm, kết quả kinh doanh, nhân sự và các kế hoạch khác của công ty. Duy trì việc chia sẻ thông tin cho mọi nhân viên chính là một phương thức san sẻ khó khăn, thách thức của công ty cho mỗi thành viên. • Thúc đẩy năng suất và hiệu quả Triết lý Kaizen thúc đẩy năng suất và hiệu quả công việc của nhân viên thông qua tổng hợp các phương pháp gồm: - Đào tạo đa kỹ năng. - Khuyến khích và tạo ra động cơ làm việc. [...]... đoàn chuyên gia tư vấn về Kaizen Bắt đầu từ kế hoạch ở xưởng sản xuất thực sự cần áp dụng Kaizen Sau đó, dần mở rộng đến những xưỏng khác nhằm đến việc triển khai Kaizen rộng khắp công ty Sơ đồ 1 : Việc tổ chức áp dụng Kaizen trong toàn công ty Sơ đồ 2 : Việc tổ chức trong các xưởng sản xuất  Vấn đề đào tạo Việc đào tạo người lãnh đạo là vô cùng quan trọng Nếu tổ chức muốn áp dụng Kaizen thực sự có hiệu... dụng Kaizen đã được triển khai rộng khắp các xưởng nhờ những chuyên gia này Nếu muốn tiếp tục những hoạt động áp dụng Kaizen, NLM cần phải tiếp tục đào tạo những chuyên gia về tiêu chuẩn này Mục đích khóa đào tạo này là cung cấp cho người tham dự vốn tri thức và kỹ năng về Kaizen mà sau này họ sẽ áp dụng ở từng phân xưởng sản xuất • Những người sau khi kết thúc những khoá hội thảo chuyên đề về Kaizen. .. việc triển khai Kaizen ở từng phân xưởng Kết quả là trong dây chuyền sản xuất ở nhiều phân xưởng Kaizen đã thực sự thâm nhập và trở thành một hoạt động thường nhật trong những dây chuyền sản xuất ấy  Các bước triển khai Kaizen Những người kết thúc khoá hội thảo chuyên đề về Kaizen sẽ trở thành lãnh đạo các hoạt động áp dụng Kaizen ở từng xưởng sản xuất Họ sẽ tiến hành việc áp dụng Kaizen theo từng... bước sau: Bước 1 Những yêu cầu trong việc áp dụng Kaizen là điều kiện tiên quyết Phải sáng suốt trong việc bắt đầu áp dụng Kaizen vào những dây chuyền sản xuất thực sự cần đến tiêu chuẩn này Nếu mọi người không nhận thấy được tầm quan trọng của việc áp dụng Kaizen thì bất kỳ hoạt động nào có liên quan đến Kaizen sẽ không kéo dài lâu Có thể áp dụng Kaizen từ 1 điểm nhất định sau đó mở rộng từ 1 điểm... áp dụng Kaizen vào tổ chức Ngoài ra, người hướng dẫn việc triển khai Kaizen phải có quan hệ tốt với quản đốc xưởng và những hoạt động áp dụng Kaizen được triển khai dưới sự đồng ý và uỷ nhiệm của quản đốc xưởng Vì việc áp dụng Kaizen là trên toàn bộ tổ chức, vì vậy, nhiều xưởng sản xuất có thể yêu cầu có thêm người hướng dẫn, cho nên cần tốn thêm chi phí để tiếp tục đào tạo những chuyên gia về tiêu... nó là điểm cốt yếu trong các hoạt động về Kaizen Không thực hiện 5S sẽ dẫn đến việc không thể tiến hành đến những hoạt động khác 5S chính là giai đoạn cơ bản của Kaizen Lợi ích của 5S chính là mỗi nhân viên có thể tham gia vào hoạt động này mà không đòi hỏi phải có trước kiến thức hoặc kỹ năng liên quan đến Kaizen Kết quả của việc thực hiện 5S khá rõ ràng trực quan Do đó, hoạt động này rất hữu hiệu... Nippon Light Metal  Những yêu cầu trong việc áp dụng Kaizen là điều kiện tiên quyết khi thực hiện cải tiến Tập đoàn áp dụng Kaizen vào những dây chuyền sản xuất thực sự cần đến tiêu chuẩn này Đồng thời, mọi thành viên đều phải nhận thấy được tầm quan trọng của việc áp dụng bất kỳ hoạt động nào có liên quan đến Kaizen Thông thường, tập đoàn áp dụng Kaizen từ 1 điểm nhất định sau đó mở rộng từ 1 điểm... từ lúc ban đầu áp dụng Kaizen, NLM thường bắt đầu tiến hành với 5S vì nó là điểm cốt yếu trong các hoạt động về Kaizen Không thực hiện 5S sẽ dẫn đến việc không thể tiến hành đến những hoạt động khác 5S chính là giai đoạn cơ bản của Kaizen Lợi ích của 5S chính là mỗi nhân viên có thể tham gia vào hoạt động này mà không đòi hỏi phải có trước kiến thức hoặc kỹ năng liên quan đến Kaizen Kết quả của việc... về thời gian vận chuyển Những xe tải vận chuyển có thể đậu ở sân vào thời điểm đã định 4 Phương pháp quản lý trực quan Việc chia sẻ những kiến thức cho việc áp dụng Kaizen trong toàn công ty là quan trọng Quản đốc xưởng, giám đốc sản xuất và những người có liên quan nên thường xuyên đến thăm khu sản xuất để thu thập những thông tin khác nhau ở đấy Họ có thể hiểu thêm quy trình thực hiện bằng cách quan. .. sản phẩm theo đơn hàng thật sự của khách hàng Thay vào đó, nó tính tổng khối lượng B Kaizen ở các công ty Việt Nam: Dù đã thịnh hành ở Nhật 40 năm qua nhưng tại Việt Nam, Kaizen chỉ mới phổ biến trong vài năm gần đây Chỉ có 10/100 doanh nghiệp sản xuất được phỏng vấn cho biết họ có quan tâm đến Kaizen Tuy nhiên, số doanh nghiệp ứng dụng Kaizen như một quy trình cải tiến liên tục rất ít, nếu có thì chỉ . Luận Đề Tài: TỔNG QUAN VỀ KAIZEN MỤC LỤC NỘI DUNG I. TỔNG QUAN VỀ KAIZEN: 1. Nguồn gốc & Khái niệm & Mục tiêu của Kaizen: a. Nguồn gốc: Kaizen. nhận thấy được tầm quan trọng của việc áp dụng Kaizen thì bất kỳ hoạt động nào có liên quan đến Kaizen sẽ không kéo dài lâu. Có thể áp dụng Kaizen từ 1 điểm

Ngày đăng: 14/02/2014, 04:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: - Tài liệu TỔNG QUAN VỀ KAIZEN pptx

Bảng 1.

Xem tại trang 7 của tài liệu.
Mơ hình ngơi nhà chất lượng của Toyota - Tài liệu TỔNG QUAN VỀ KAIZEN pptx

h.

ình ngơi nhà chất lượng của Toyota Xem tại trang 24 của tài liệu.
Vì những đặc trưng trên mà mơ hình tổ chức áp dụng Kaizen nên cơ cấu theo 2 mô hình chính là: - Tài liệu TỔNG QUAN VỀ KAIZEN pptx

nh.

ững đặc trưng trên mà mơ hình tổ chức áp dụng Kaizen nên cơ cấu theo 2 mô hình chính là: Xem tại trang 38 của tài liệu.
• Hoặc mơ hình quản lý chức năng chéo - Tài liệu TỔNG QUAN VỀ KAIZEN pptx

o.

ặc mơ hình quản lý chức năng chéo Xem tại trang 39 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • NỘI DUNG

  • I. TỔNG QUAN VỀ KAIZEN:

    • 1. Nguồn gốc & Khái niệm & Mục tiêu của Kaizen:

    • 2. 7 lý do sử dụng Kaizen:

    • 3. Kaizen và Đổi mới:

      • a. Phân biệt

      • b. Kết hợp

      • 4. Đặc điểm của Kaizen:

      • 5. 10 Nguyên tắc của Kaizen:

      • 6. Các bước thực hiện Kaizen tại nơi làm việc:

        • Các bước thực hiện Kaizen tuân thủ theo vòng PDCA. Từ bước 1 đến bước 4 là P (kế hoạch), bước 5 là D (thực hiện), bước 6 là C (kiểm tra) và bước 7, 8 là A (hành động khắc phục hoặc cải tiến). Các bước thực hiện Kaizen giúp chúng ta giải quyết vấn đề dựa trên việc phân tích dữ liệu. Các bước thực hiện Kaizen được tiêu chuẩn hoá như sau:

        • 7. Lợi ích của việc áp dụng Kaizen:

        • 8. Các chương trình Kaizen cơ bản:

        • 9. 4 lý do khiến Kaizen ngày một phổ biến:

        • 10. Ưu nhược điểm của Kaizen:

        • 11. Chi phí áp dụng Kaizen:

        • II. THỰC TẾ ỨNG DỤNG KAIZEN:

          • A. Kaizen ở các công ty Nhật:

            • 1. Kaizen ở tập đoàn Nippon Light Metal:

              • a. Lý do áp dụng Kaizen

              • b. Thực trạng áp dụng

              • c. Đặc điểm riêng của Kaizen tại Nippon Light Metal

              • 2. Kaizen ở tập đoàn Toyota:

              • a. Lý do áp dụng:

              • b. Thực trạng áp dụng:

                • Thay đổi phương thức sản xuất:

                • Sản xuất đúng thời điểm

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan