- Biết được thế nào là giới hạn sinh thái - Biết được nhóm cây ưa bóng - Xác định được khi nào cơ thể sinh vật trở thành môi trường sống.. - Xác định được các nhân tố sinh thái thuộc nhó
Trang 1KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN: SINH HỌC - LỚP 9
I Mục tiêu:
1 Kiến thức: Kiểm tra đánh giá nhận thức của học sinh về:
1 Sinh vật và môi trường
2 Hệ sinh thái
3 Con người, dân số và môi trường
4 Bảo vệ môi trường
2 Kĩ năng: Rèn kĩ năng tổng hợp và vận dụng các kiến thức đã học.
3 Thái độ: Có ý thức tự giác, độc lập và nghiêm túc khi làm bài.
4 Định hướng phát triển năng lực:
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự chủ
- Năng lực ngôn ngữ: Sử dụng ngôn ngữ sinh học trong trình bày nội dung bài kiểm tra
- Năng lực thẩm mĩ: Trình bày bài trên giấy kiểm tra khoa học, sạch đẹp
II
Hình thức kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận.
III Ma trận 2 chiều
Nội dung
kiến thức
Mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
1 Sinh vật
và môi
trường
- Nêu được khái niệm cộng sinh và hội sinh, lấy được ví dụ minh hoạ
- Biết được thế nào là giới hạn sinh thái
- Biết được nhóm cây ưa bóng
- Xác định được khi nào cơ thể sinh vật trở thành môi trường sống
- Xác định được các nhân tố sinh thái thuộc nhóm nhân tố vô sinh
- Xác định được đặc điểm của cây sống ở nơi
- Xác định được đặc điểm không
có ở lá cây ưa bóng
2 Hệ sinh
thái
- Nhận biết được quần thể sinh vật
- Biết được vai trò của
Hiểu được thế nào là phát triển dân số hợp lí
Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia
Trang 2nhóm tuối sinh sản trong quần thể
- Biết được đặc điểm pháp luật chỉ có ở quần thể người
- Biết được nguyên nhân quần thể người có các đặc trưng mà các quần thể sinh vật khác không có
3 Con
người, dân
số và môi
trường
- Biết được các hình thức khai thác thiên nhiên của con người thời nguyên thủy
- Biết được biện pháp giúp cải tạo môi trường tự nhiên
Hiểu được những việc làm ảnh hưởng xấu tới môi trường
tự nhiên; tác hại của những việc làm đó
Đề ra được những hành động cần thiết
để khắc phục những ảnh hưởng xấu tới môi trường
4 Bảo vệ
môi
trường
- Hiểu được tài nguyên tái sinh
- Hiểu được tài nguyên năng lượng vĩnh cửu
- Xác định đúng nhận định về tài nguyên rừng
- Hiểu được các biện pháp bảo
vệ hệ sinh thái
Giải thích được tại sao phải sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
Trang 3Tỉ lệ % 10% 10% 20%
IV Đề bài
A Phần trắc nghiệm khách quan(4,0 điểm)
* Khoanh tròn vào một chữ cái A hoặc B, C, D đứng đầu câu trả lời đúng
Câu 1(0,25 điểm) Đặc điểm nào chỉ có ở quần thể người mà không có ở các quần thể
sinh vật khác?
Câu 2(0,25 điểm) Cơ thể sinh vật được coi là môi trường sống khi
A chúng là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống của các sinh vật khác
B chúng tạo ra nơi ở cho các sinh vật khác
C chúng cung cấp dinh dưỡng cho các sinh vật khác
D chúng cung cấp nơi ở cho các sinh vật khác
Câu 3(0,25 điểm) Cho các biện pháp sau:
1 Trồng cây gây rừng 3 Chọn giống vật nuôi và cây trồng thích
hợp và có năng suất cao
2 Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh 4 Cấm săn bắn động vật hoang dã
Trong các biện pháp trên, số biện pháp giúp cải tạo hệ sinh thái bị thoái hóa là
Câu 4(0,25 điểm) Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với
A tất cả các nhân tố sinh thái B nhân tố sinh thái hữu sinh
C một nhân tố sinh thái nhất định D nhân tố sinh thái vô sinh
Câu 5(0,25 điểm) Nhận định nào sai trong các nhận định sau?
A Rừng là lá phổi xanh của Trái Đất
B Tài nguyên rừng là tài nguyên không tái sinh
C Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất, nước và các tài nguyên sinh vật khác
D Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng là phải kết hợp giữa khai thác có mức độ tài nguyên rừng với bảo vệ và trồng rừng
Câu 6(0,25 điểm) Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các
nhân tố sinh thái sau: mức độ ngập nước (1), nhiệt độ không khí (2), kiến (3), ánh sáng (4), rắn hổ mang (5), cây gỗ (6), gỗ mục (7), sâu ăn lá cây (8) Những nhân tố nào thuộc nhóm nhân tố sinh thái vô sinh?
A (1), (2), (4), (7) B (1), (2), (4), (5), (6)
C (1), (2), (5), (6) D (3), (5), (6), (8)
Câu 7(0,25 điểm) Nhận định nào đúng trong các nhận định sau?
A Tài nguyên thiên nhiên là vô tận
B Tài nguyên nước là tài nguyên không tái sinh
C Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu khi sử dụng không gây ô nhiễm môi trường
D Tất cả các dạng tài nguyên đều không thể tái sinh
Câu 8(0,25 điểm) Hãy lựa chọn phát biểu đúng
A Các cây sống ở nơi quang đãng có lá dày, thân cao hơn so với cây sống trong bóng râm
Trang 4B Các cây sống ở nơi quang đãng có lá mỏng, thân thấp, có nhiều cành, tán rộng hơn so với cây sống trong bóng râm
C Các cây sống ở nơi quang đãng có kích thước, hình dạng của lá và thân không đổi so với cây sống trong bóng râm
D Các cây sống ở nơi quang đãng có lá to, dày hơn so với cây sống trong bóng râm
Câu 9(0,25 điểm)Những dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển
phục hồi gọi là
A tài nguyên sinh vật B tài nguyên tái sinh
C tài nguyên không tái sinh D tài nguyên năng lượng vĩnh cửu
Câu 10(0,25 điểm) Cho các loại cây sau: Bạch đàn, lá lốt, dong riềng, cây xoài, cây
phượng, bằng lăng Những cây nào thuộc nhóm cây ưa bóng?
A Bạch đàn, cây xoài, cây phương, bằng lăng B Lá lốt
C Lá lốt, dong riềng, bằng lăng D Lá lốt, dong riềng
Câu 11(0,25 điểm) Biện pháp giúp cải tạo và bảo vệ môi trường tự nhiên là
A khai thác khoáng sản B phục hồi và trồng rừng mới
C xây dựng nhiều nhà máy công nghiệp D đốt rừng lấy đất trồng trọt
Câu 12(0,25 điểm) Đặc điểm nào sau đây không đúng với cây ưa bóng?
A Mọc dưới tán của cây khác B Mô giậu kém phát triển
C Lá nằm nghiêng so với mặt đất D Có phiến lá mỏng
Câu 13(0,25 điểm) Các hình thức khai thác thiên nhiên của con người thời nguyên thủy
là
A hái quả, bắt cá, săn bắt thú, đốt rừng để
săn thú
B lai tạo và nhân giống cây trồng và giống vật nuôi quý
C trồng trọt và chăn thả gia súc D khai thác khoáng sản
Câu 14(0,25 điểm) Ví dụ nào sau đây là quần thể sinh vật?
A Tập hơp các cá thể chim sẻ sống ở 3 hòn đảo khác nhau
B Tập hợp cá rô phi đực cùng sống trong một ao
C Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam
D Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè sống chung trong một ao
Câu 15(0,25 điểm) Vì sao quần thể người có những đặc trưng kinh tế - xã hội mà những
quần thể sinh vật khác không có?
A Con người có khả năng tự điều chỉnh
các đặc điểm sinh thái trong quần thể
C Con người có khả năng cải tạo thiên nhiên
B Con người có lao động và tư duy D Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 16(0,25 điểm) Nhóm tuổi sinh sản có ý nghĩa
A làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể
B quyết định mức sinh sản của quần thể
C không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể
D làm cho kích thước quần thể giảm sút
B Phần tự luận(6,0 điểm)
Câu 1(1,0 điểm) Thế nào là quan hệ cộng sinh? quan hệ hội sinh? Cho ví dụ minh hoạ? Câu 2(2,0 điểm) Thế nào là phát triển dân số hợp lí ? Ý nghĩa của việc phát triển dân số
hợp lý của mỗi quốc gia?
Câu 3(2,0 điểm) Hãy kể tên 2 việc làm ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên mà em
biết; tác hại của những việc làm đó; những hành động cần thiết để khắc phục ảnh hưởng xấu đó
Câu 4 (1,0 điểm) Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên?
Trang 5V Hướng dẫn chấm:
A Phần trắc nghiệm khách quan(4,0 điểm)
Mỗi câu khoanh đúng được 0,25 điểm
B Phần tự luận(6,0 điểm)
Câu 1
(1,0 điểm)
+ Cộng sinh là sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật
+ Ví dụ: Vi khuẩn sống cộng sinh trong nốt sần của rễ cây họ đậu, nấm cộng sinh với tảo ở địa y…
+ Hội sinh là sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên
có lợi còn bên kia không có lợi và cũng không có hại
+ Ví dụ: Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa
0,25 0,25 0,25
0,25
Câu 2
(2,0 điểm)
* Phát triển dân số hợp lý là không để dân số phát triển quá nhanh
dẫn đến thiếu nơi ở, nguồn thức ăn, nước uống, ô nhiễm môi trường, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác kiệt quệ, đói nghèo
* Việc phát triển dân số hợp lý nhằm đảm bảo cuộc sống cho mỗi
cá nhân, mỗi gia đình và toàn xã hội, nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên, môi trường của đất nước, để mọi người trong xã hội đều được môi trường chăm sóc và có điều kiện phát triển tốt
1,0
1,0
Câu 3
(2,0 điểm)
1- Chặt phá rừng bừa bãi
- Tác hại: Gây xói mòn đất, thoái hóa đất, lũ lụt, biến đổi khí hậu, mất cân bằng sinh thái
- Cách khắc phục: Khai thác rừng hợp lí có quy hoạch, sau khi khai thác có thực hiện trồng lại rừng, phục hồi và bảo vệ
2- Xả rác bừa bãi
- Tác hại: Gây ô nhiễm môi trường
- Cách khắc phục: Giáo dục mọi người có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường, giữ vệ sinh nơi ở và nơi công cộng
(Học sinh kể ra các việc làm khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa)
1,0
1,0
Câu 4
(1,0 điểm)
+ Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, không đáp ứng được hết nhu cầu sử dụng của con người
+ Nếu chúng ta không sử dụng chúng một cách hợp lý thì không thể duy trì chúng lâu dài cho thế hệ con cháu mai sau
+ Vì vậy để đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại và duy trì các nguồn tài nguyên cho các thế hệ con cháu mai sau cần phải sử dụng tiết kiệm và hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên
0,25 0,5 0,25