1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(SKKN mới NHẤT) SKKN sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực để tổ chức hoạt động học cho học sinh ở bài 6 – GDCD lớp 10 và bài 6 – GDCD lớp 11

17 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sử dụng Kĩ Thuật Dạy Học Tích Cực Để Tổ Chức Hoạt Động Học Cho Học Sinh Ở Bài 6 – GDCD Lớp 10 Và Bài 6 – GDCD Lớp 11
Trường học Trường Trung học Phổ Thông Quảng Xương 1
Chuyên ngành Giáo dục công dân
Thể loại sáng kiến kinh nghiệm
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 213,1 KB

Nội dung

Vì thế trong dạy học có nhiều giáo viên không tiếp cận không đổi mới, sáng tạo mà vẫn giữ lối dạy học thụ động đọc chép, thuyết trình đã gây ra sự nhàm chán trong môn học, đặc biệt là v

Trang 1

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội ,của chính sách

mở cửa và nền kinh tế thị trường đang tác động và làm thay đổi mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực của cuộc sống, trong đó có giáo dục Thực tế cho thấy xu hướng của giáo dục ngày nay đang có sự thay đổi nhanh chóng theo chiều hướng thực dụng của nền kinh tế và yêu cầu xã hội Chính vì lẽ đó trong hệ thống giáo dục có nhiều môn học không đáp ứng được yêu cầu của điều kiện nền kinh tế xã hội nên phần lớn học sinh không chú ý đến việc học tập các môn học đó ,trong đó có môn Giáo dục công dân Mặt khác, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội đã tác động mạnh mẽ vào ý thức của con người, đặc biệt là học sinh tạo cho các em có những nhận thức cao, cũng như tính sáng tạo trong học tập và tiếp cận kiến thức

Vì thế trong dạy học có nhiều giáo viên không tiếp cận không đổi mới, sáng tạo mà vẫn giữ lối dạy học thụ động (đọc chép, thuyết trình ) đã gây ra sự nhàm chán trong môn học, đặc biệt là với môn học Giáo dục công dân Việc vận dụng một số

kĩ thuật dạy học tích cực gây hứng thú và nâng cao chất lượng học sinh là rất cần thiết đối với môn học Giáo dục công dân.Trong điều kiện hiện nay để áp dụng thành công các kĩ thuật dạy học tích cực đòi hỏi cả người dạy và người học phải có

một vốn kiến thức nhất định để tiếp cận và thực hiện ( Nguồn Intenet)

Từ thực tế trên, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: “ Sử dụng kĩ thuật dạy học

tích cực để tổ chức hoạt động học cho học sinh ở bài 6 – GDCD lớp 10 và bài 6

– GDCD lớp 11” với hy vọng cùng chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết về kỹ thuật dạy

học với đồng nghiệp, đồng thời cùng nhau vận dụng vào thực tiễn dạy học để nâng cao chất lượng môn Giáo dục công dân

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

- Nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả dạy và học của thầy và trò trong nhà trường THPT

- Góp phần nâng cao trình độ chuyên môn,vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân ở nhà trường trung học phổ phông

- Giúp học sinh nâng cao kiến thức, kĩ năng tìm ra phương hướng học bộ môn để học sinh yêu thích học bộ môn hơn nữa

- Giúp cho bản thân người dạy cũng như đồng nghiệp bổ sung vào kĩ thuật dạy học

bộ môn của mình cũng như bài học thực tiễn

- Góp phần đẩy mạnh phong trào tự học tự nghiên cứu của những giáo viên dạy các môn xã hội, nhất là môn Giáo dục công dân tăng cường trao đổi việc đóng góp ý kiến,trao đổi thảo luận nhằm nâng cao trình độ chuyên môn khả năng tự học ,tự bồi dưỡng thực hiện phương châm học thường xuyên,học suốt đời

Trang 2

- Việc nghiên cứu đề tài nhằm tạo ra sự hứng thú tích cực trong quá trình học tập của bộ môn Giáo dục công dân cũng như đem lại hiệu quả tốt cho công tác giảng dạy của giáo viên trong thời kì mới

- Nghiên cứu đề tài còn nhằm thúc đẩy phát triển tư duy ,trí tuệ của học sinh trong quá trình tự vận động để tiếp cận, tìm tòi và khám phá đối tượng nghiên cứu một cách chủ động,tích cực nhất

3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Tổ chức các tiết dạy học cụ thể ở khối lớp 10 và khối 11Trường Trung học Phổ Thông Quảng Xương 1

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ đề cập đến một số phương pháp dạy học tích cực ( phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp giải quyết vấn đề) và hai kĩ

thuật dạy học tích cực để gây hứng thú và nâng cao chất lượng học sinh đó là( kĩ

thuật khăn phủ bàn và kĩ thuật mảnh ghép) áp dụng hai kĩ thuật trên vào việc giảng dạy hai bài bài trong chương trình GDCD lớp 10 và lớp 11

I CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.

1 Phương pháp dạy học

Phương pháp dạy học là cách thức tương tác giữa giáo viên và học sinh trong phạm trù hoạt động dạy và học nhằm mục đích giáo dục và trau dồi học vấn cho thế hệ trẻ

Phương pháp dạy học theo quan niệm hiện nay là cách thức hướng dẫn và chỉ đạo của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt động thực hành của học sinh, dẫn tới việc học sinh lĩnh hội vững chắc nội dung học vấn, hình thành thế giới quan và phát triển năng lực nhận thức

Theo quan điểm này thì dạy học chính là quá trình tổ chức cho học sinh lĩnh hội tri thức Vai trò của học sinh trong quá trình dạy học là quá trình chủ động Như vậy việc dạy học theo những phương pháp dạy học tích cực là vấn đề thật cần thiết

2 Kĩ thuật dạy học

Kĩ thuật dạy học là biện pháp, cách thức tiến hành các hoạt động dạy học dựa vào các phương tiện thiết bị nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả giảng dạy

và giáo dưỡng hay có thể nói cách khác đó là cách thức hoạt động dạy học, tổ chức hoạt động giáo dưỡng để bảo đảm hiệu quả, chất lượng giảng dạy

Các kỹ thuật dạy học chưa phải là các phương pháp dạy học độc lập, chúng

là những thành phần của phương pháp dạy học Kĩ thuật dạy học là đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học Trong mỗi phương pháp dạy học có nhiều kĩ thuật dạy học khác nhau, kĩ thuật dạy học khác với phương pháp dạy học Tuy nhiên, vì đều

là cách thức hành động của giáo viên và học sinh, nên kĩ thuật dạy học và phương pháp dạy học có những điểm tương tự nhau, khó phân biệt rõ ràng

Trang 3

Năng lực sử dụng các kĩ thuật dạy học khác nhau trong từng giáo viên và nó được xem là rất quan trọng đối với người đứng lớp, nhất là trong bối cảnh đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở trường phổ thông Rèn luyện để nâng cao năng lực này là một nhiệm vụ, một vấn đề thật cần thiết của mỗi giáo viên, nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học ở nhà trường

Kỹ thuật dạy học tích cực là những kĩ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của học sinh

Có rất nhiều kĩ thuật dạy học khác nhau mà người giáo viên có thể sử dụng trong quá trình giảng dạy để phát huy tính tích cực của học sinh Và trong đề tài này chỉ mới đề cập đến một số kĩ thuật dạy học tích cực thường xuyên sử dụng trong giảng dạy GDCD 10 và 11 Bao gồm các kỹ thuật: kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật khăn phủ bàn, kĩ thuật sơ đồ tư duy, kĩ thuật đặt câu hỏi

II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ

Hiện nay, việc áp dụng các kỹ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy còn hạn chế Nguyên nhân là do một số giáo viên vẫn còn có quan điểm cho rằng những kỹ thuật dạy học tích cực rất khó áp dụng vào giảng dạy trong thời gian 45 phút trên lớp nên cũng rất ít sử dụng các kỹ thuật này Ngoài ra còn do cơ sở vật chất phục

vụ cho việc dạy học còn hạn chế Đời sống một bộ phận cán bộ giáo viên còn nhiều khó khăn nên chưa đầu tư thỏa đáng vào việc đổi mới phương pháp kỹ thuật dạy học

Đối với học sinh, đa số chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời các câu hỏi

mà giáo viên đặt ra như các em đã chuẩn bị bài mới ở nhà, trả lời các câu hỏi cuối mục trong bài cho nên khi học các em luôn chú ý để nắm chắc bài hơn Đa số học sinh đều tích cực thảo luận nhóm và đã đưa lại hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội kiến thức

Tuy nhiên vẫn còn một số học sinh lười học, chưa có sự say mê học tập, (mặc dù hiện nay môn GDCD đã đựa đưa vào thi THPT Quốc Gia ) nhưng một bộ phận học sinh thường xuyên không chuẩn bị bài ở nhà, không làm bài tập đầy đủ, trên lớp các em thiếu tập trung suy nghĩ, cho nên không nắm vững được nội dung bài học Một số học sinh chỉ có thể trả lời được những câu hỏi dễ, đơn giản (như trình bày), còn một số câu hỏi tổng hợp, phân tích, giải thích, so sánh…thì còn rất lúng túng khi trả lời hoặc trả lời mang tính chất chung chung

Qua các lần kiểm tra đối với lớp 11C3 và 10C1 tôi có sử dụng đồ dùng dạy học

và một số phương pháp dạy học thông thường, chủ yếu học sinh khá- giỏi tham gia học tập, số học sinh yếu ít có cơ hội tham gia hoạt động Chính vì thế nên việc học tập thường ít hứng thú, nội dung đơn điệu, giáo viên ít quan tâm đến phát triển năng lực cá nhân

Đầu năm học 2017 - 2018 tôi đã tiến hành khảo sát tình trạng học tập của học sinh hai lớp 11C1 và 10C3 và thu được kết quả như sau:

Kết quả khảo sát của lớp 11C1

Trang 4

Sĩ số học sinh lớp: 39 hs

Nội dung Thường xuyên Đôi khi Không

Tham gia trả lời câu hỏi 17 12 10

Nhận xét ý kiến của bạn 16 11 12

Tựu giác làm bài tập 17 12 11

Kết quả khảo sát của lớp 10C3

Sĩ số học sinh lớp: 38 hs

Nội dung Thường xuyên Đôi khi Không

Tham gia trả lời câu hỏi 16 15 7

Nhận xét ý kiến của bạn 15 13 10

Tự giác làm bài tập 15 14 9

Qua kết quả kiểm tra trên cho thấy: mức độ chú ý nghe giảng còn hạn chế Học sinh tham gia trả lời câu hỏi, nhận xét ý kiến của bạn còn ít, vẫn còn học sinh chưa

tự giác làm bài tập Đồng thời, ở nhiều học sinh hoạt động giao tiếp, kỹ năng sống rất hạn chế, chưa mạnh dạn nêu chính kiến của mình trong các giờ học, không dám tranh luận nhất là với thầy cô giáo, chưa có thói quen hợp tác trong học tập đã ảnh hưởng rất không tốt đến việc học tập của học sinh Có nhiều nguyên nhân cho những hạn chế trên nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do phương pháp giáo dục

III GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

1 Kĩ thuật mảnh ghép:

1.1 Khái niệm:

Kĩ thuật mảnh ghép là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm mục tiêu:

 Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp

 Kích thích sự tham gia tích cực của học sinh trong hoạt động nhóm

 Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ nhận thức hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải truyền đạt kết quả và hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 2)

- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của mỗi cá nhân

Trang 5

1.2 Cách tiến hành

Kĩ thuật mảnh ghép được tiến hành qua 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: “Nhóm chuyên sâu”: Lớp học được chia thành các nhóm, mỗi nhóm được giao nhiệm vụ tìm hiểu sâu 1 vấn đề Sau 1 thời gian nhất định thảo luận, mỗi thành viên trong nhóm đều nắm vững và trình bày được kết quả của nhóm

- Giai đoạn 2: “Nhóm mảnh ghép”: Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở giai đoạn 1, mỗi học sinh ở các nhóm chuyên sâu khác nhau lại tập hợp lại thành nhóm mới là nhóm mảnh ghép Và nhóm “mảnh ghép” nhận được một nhiệm vụ mới, nhiệm vụ này mang tính khái quát, tổng hợp toàn bộ nội dung đã được tìm hiểu từ các nhóm

“chuyên sâu”

( Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực - Bộ giáo dục và đào tạo - Dự

án Việt – Bỉ, mục 2.3 Kĩ thuật mảnh ghép- trang 63,63- Nhà xuất bản Đại học sư phạm)

1.3 Vận dụng kĩ thuật “mảnh ghép” trong giảng dạy Bài 6 – GDCD 10

Trong điều kiện giảng dạy trên lớp, trong thời gian 1 tiết học, kỹ thuật mảnh ghép thích hợp nhất là vào những phần khi thảo luận bao gồm 2 nội dung chính Cách tiến hành như sau:

+ Trong giai đoạn 1, giáo viên chia lớp thành 8 hoặc 10 nhóm theo các bàn Yêu cầu các nhóm 1,3 thảo luận 1 nội dung; các nhóm 3,4 thảo luận 1 nội dung, các nhóm 5,6 thảo luận 1 nội dung, các nhóm 7,8 thảo luận 1 nội dung bài học Sau thời gian 2 đến 3 phút các thành viên trong nhóm đã nắm vững nội dung thảo luận của nhóm mình

Sang giai đoạn 2 giáo viên yêu cầu các nhóm lẻ sẽ quay xuống dưới và tạo thành nhóm mới là các nhóm: 1 và 2 tạo thành nhóm A; 3 và 4 là nhóm B; 5 và 6 là nhóm C; 7 và 8 tạo thành nhóm D Như vậy ở vòng 2 này các nhóm mới đã biết đầy đủ nội dung bài học và điền kết quả thảo luận vào bảng phụ để trình bày trước lớp

Khi áp dụng kỹ thuật mảnh ghép nếu chia nhóm như ở trên thi học sinh không phải thay đổi chỗ ngồi nhiều gây lộn xộn lớp Đồng thời tham gia tích cực quá trình thảo luận và nắm vững nội dung bài học

Ví dụ cụ thể:

Tiết 11 – Bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng ( tiết 1)

1.b Đăch điểm của phủ định biện chứng.

*Vòng 1 :Thành lập nhóm chuyên sâu

Trong mục “1 b Đặc điểm của phủ định biện chứng” Giáo viên giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm “chuyên sâu” tìm hiểu đặc điểm khách quan và kế thừa của các sự vật: Hạt đậu, con gà

Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm (theo 8 bàn), yêu cầu các nhóm dựa vào sgk + hiểu biết của bản thân + hoạt động thực tiễn làm vào phiếu học tập

Trang 6

+ Nhóm 1,2: Chỉ ra tính khách quan từ quả trứng gà nở thành con gà con?

+ Nhóm 3,4: Chỉ ra tính kế thừa từ quả trứng gà nở thành con gà con?

+ Nhóm 5,6: Chỉ ra tính khách quan của hạt đậu này mầm?

+ Nhóm 7,8,: Chỉ ra tính kế thừa của hạt đậu nảy mầm

Phiếu học tập (Nhóm 1,2)

Đặc điểm Tính khách quan từ quả trứng gà nở thành con gà con Phủ định biện chứng ………

………

………

Phiếu học tập (Nhóm 3,4)

Đặc điểm Tính kế thừa từ quả trứng gà nở thành con gà con? Phủ định biện chứng ………

………

………

Phiếu học tập (Nhóm 5,6)

Đặc điểm Tính khách qua của hạt đậu này mầm? Phủ định biện chứng ………

………

………

Phiếu học tập (Nhóm 7,8)

Đặc điểm Tính kế thừa của hạt đậu nảy mầm phủ định biện chứng ………

………

Ảnh “Nhóm chuyên sâu” đang cùng nhau thảo luận

Các nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao,tìm hiểu thảo luận nhóm đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm phải nắm chắc nội dung nhóm mình được giao nhiệm vụ để

trình bày trong nhóm mới- Nhóm mảnh ghép ở vòng 2.Như vậy vai trò của cá nhân

Trang 7

trong nhóm không chỉ hoàn thành nhiệm vụ hoạt động cá nhân mà còn phải trình bày truyền đạt lại kết quả và thực hiện tiếp nhiệm vụ ở mức độ cao hơn

Kiến thức cần đạt nhóm 1,2

Phiếu học tập (Nhóm 1,2)

Đặc điểm Tính khách quan từ quả trứng gà nở thành con gà con

Phủ định

biện

chứng

- Nguyên nhân khách quan nằm ngay trong quả trứng gà

- Quả trứng gà được ấp nở trong điều kiện bình thường, sau thời gian sẽ nở thành con gà con

Phiếu học tập (Nhóm 3,4)

Đặc điểm Tính kế thừa từ quả trứng gà nở thành con gà con?

Phủ định

biện chứng

Con gà con được kế thừa những yếu tố tích cực của gà bố, gà mẹ VD: bộ lông vàng mượt, thân hình to…

Phiếu học tập (Nhóm 5,6)

Đặc điểm Tính khách quan của hạt đậu này mầm?

Phủ định

biện

chứng

- Nguyên nhân khách quan nằm ngay trong bản thân hạt đậu

- Hạt đậu khi gieo trong điều kiện bình thường có thể nảy mầm và mọc thành cây đậu mới

Phiếu học tập (Nhóm 7,8)

Đặc điểm Tính kế thừa của hạt đậu nảy mầm

phủ định

biện chứng

-Hạt đậu được kế thừa từ yếu tố tích cực của hạt đậu trước đó VD: Màu hạt đậu, năng suất của hạt đậu…

* Vòng 2: Nhóm mảnh ghép

- Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 1 , mỗi thành viên từ các nhóm chuyên sâu khác nhau hợp lại thành các nhóm mới, gọi là nhóm “mảnh ghép” Lúc này , mỗi học sinh “chuyên sâu ” trở thành những mảnh ghép trong “nhóm mảnh ghép” Từng học sinh từ các nhóm “chuyên sâu” trong nhóm “mảnh ghép” lần lượt trình bày lại nội dung tìm hiểu của nhóm mình Đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm “mảnh ghép” nắm bắt được đầy đủ nội dung của các nhóm chuyên sâu

- Các “nhóm mảnh ghép” thực hiện nhiệm vụ mới “Chỉ ra đặc điểm khách quan, tính kế thừa của phủ định biện chứng”

Kiến thức các nhóm cần đạt

Trang 8

- Tính khách quan:

+ Nguyên nhân của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng

+ Là quá trình giải quyết mâu thuẫn, lượng đổi dãn đén chất đổi, cái mới ra đời thay thế cái cũ.Tạo điều kiện, làm tiền đề cho sự phát triển

- Tính kế thừa

+ Cái mới không ra đời từ hư vô , mà ra đời từ trong lòng cái cũ

+ Nó không phủ định “ sạch trơn”, không vứt bỏ hoàn toàn cái cũ, chỉ gạt bỏ yếu

tố tiêu cực, đồng thời giữ lại yếu tố tích cực còn thích hợp để phát triển cái mới

( Trích SGK GDCD 10- Trang 35- Nhà xuất bản giáo dục)

Nhóm mảnh ghép cùng thảo luận

Đại diện các nhóm “ mảnh ghép” trình bày kết quả

Giáo viên chuẩn kiến thức của các nhóm đưa lên máy chiếu

1.4 Nhận xét

Qua áp dụng kĩ thuật mảnh ghép trong chương trình bài 6- GDCD 10 có thể thấy rõ kĩ thuật này tạo ra hoạt động đa dạng, phong phú, học sinh được tham gia vào các nhiệm vụ khác nhau và các mức độ yêu cầu khác nhau Trong kĩ thuật mảnh ghép đòi hỏi học sinh phải tích cực nỗ lực tham gia và bị cuốn hút vào các hoạt động để hoàn thành vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân Thông qua hoạt động này hình thành ở học sinh tính chủ động, năng động, linh hoạt, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm cao trong học tập Đồng thời hình thành ở học sinh các kĩ năng giao tiếp, trình bày, hợp tác, giải quyết vấn đề…

Tuy nhiên để hoạt động nhóm có hiệu quả giáo viên cần hình thành ở học sinh thói quen học tập hợp tác và những kỹ năng xã hội, tính chủ động, tinh thần trách nhiệm trong học tập Cần lựa chọn nội dung/chủ đề phù hợp Từ đó xác định một nhiệm vụ phức hợp để giải quyết ở vòng 2 dựa trên kết quả các nhiệm vụ khác nhau đã được thực hiện ở vòng 1 Đồng thời giáo viên cần theo dõi quá trình hoạt động của các nhóm để đảm bảo tất cả mọi học sinh ở các nhóm đều hiểu nhiệm vụ

và hoàn thành nhiệm vụ được giao

2 Kĩ thuật “khăn phủ bàn”

2.1 Khái niệm

Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm nhằm:

Trang 9

 Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực

 Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh

 Phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh

2.2 Cách tiến hành

 Chia học sinh thành các nhóm và phát cho mỗi nhóm một bảng phụ,bút dạ, giấy làm việc cá nhân

 Trên bảng phụ chia thành các phần gồm phần chính giữa và các phần xung quanh Phần xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm Mỗi người ngồi vào vị trí tương ứng với phần xung quanh

 Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, tập trung suy nghĩ trả lời câu hỏi theo cách hiểu riêng của mỗi cá nhân và viết vào giấy làm việc cá nhân sau đó dán vào ô bảng phụ giáo cho mình

 Trên cơ sở ý kiến của mỗi cá nhân học sinh thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa của bảng phụ “khăn phủ bàn”

( Trích từ một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực – Bộ GD & ĐT - Dự án Việt – Bỉ, mục 2.2 Kĩ thuật khăn phủ bàn- trang 60- NXB Đại học sư phạm)

2 3 Vận dụng kĩ thuật “khăn phủ bàn” vào dạy bài 6 - GDCD 11

Có thể sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn vào tất cả các bài học Tuy nhiên kỹ thuật này cũng mất nhiều thời gian nên trong giảng dạy GDCD 11, 10 Bản thân tôi cũng chỉ áp dụng một số bài học, điển hình là bài 6 GDCD 11

* Ví dụ cụ thể:

Tiết 11 – bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ( tiết 2)

Mục 2: Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

- GV chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm từ 9 đến 10 thành viên (Vì lớp học có 39 học sinh),.Giáo viên phát cho mỗi nhóm 1 bảng phụ, dút dạ, giấy làm việc cá nhân Trên bảng phụ chia thành nhiều phần chính, trong đó có phần trung tâm dành ghi ý kiến thống nhất của cả tổ sau khi đã thảo luận và xung quanh dán ý kiến của mỗi cá nhân

Nội dung thảo luận của các nhóm

Nhóm 1,3: Thế nào là phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất? Cho ví dụ minh

họa?

Nhóm 2,4: Thế nào là cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiệu quả? Cho ví dụ minh

họa?

- Thời gian thảo luận: 5phút

+ HS làm việc cá nhân, ghi tóm tắt ý kiến cá nhân vào phiếu và dán gián vào xung quanh tờ giấy

+ Nhóm thống nhất ý kiến, thư kí ghi vào chính giữa tờ giấy?

- GV quan sát và hỗ trợ học sinh

Trang 10

- Đại diện các nhóm 1,2 lên trình bày

- Đại diện các nhóm 3,4 nhận xét, bổ sung

Sơ đồ kĩ thuật “ Khăn phủ bàn”

Sơ đồ kĩ thuật “ khăn phủ bàn”

( Trích từ một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực – Bộ GD & ĐT - Dự án Việt – Bỉ, mục 2.2 Kĩ thuật khăn phủ bàn- trang 61- NXB Đại học sư phạm)

Học sinh thảo luận theo nhóm

Các nhóm thảo luận

Giáo viên hỗ trợ học sinh khi thảo luận

Hết thời gian thảo luận ,giáo viên yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm.Học sinh sẽ cử đại diện trình bày kết quả của nhóm đã thống nhất Học sinh các nhóm khác tham gia phản hồi góp ý kiến, giáo viên nhận xét, kết luận

Học sinh lên trình bày kết quả của nhóm theo kỹ thuật khăn phủ bàn (dán ý kiến cá nhân) (dán ý kiến cá nhân) 1 2

Y 8 yY yy Ý y 6

3

ddrhS c ggsgsd Y

4

6 5

Ngày đăng: 29/03/2022, 22:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w