Điều kiện vĩ mô

Một phần của tài liệu Ứng dụng Marketing vào hoạt động bán hàng của công ty TNHH Lương thực Hà Việt (Trang 45 - 51)

Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng Marketing vào hoạt động bán hàng của công ty Lương thực Hà Việt

3.3.2.Điều kiện vĩ mô

Các yếu tố Thể chế- Luật pháp

Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó.

+ Sự bình ổn: Chúng ta sẽ xem xét sự bình ổn trong các yếu tố xung đột chính trị, ngoại giao của thể chế luật pháp. Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh và ngược lại các thể chế không ổn định, xảy ra xung đột sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó.

+ Chính sách thuế: Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêu thụ, thuế thu nhập... sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. + Các đạo luật liên quan: Luật đầu tư, luật doanh nghiệp,luật lao động, luật chống độc quyền, chống bán phá giá ...

+ Các chính sách khác: Các chính sách của nhà nước sẽ có ảnh hưởng tới doanh nghiệp, nó có thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với doanh nghiệp. Như các chính sách thương mại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh

tế, thuế, các chính sách điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng...

Các yếu tố Kinh tế

Các doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố kinh tế cả trong ngắn hạn, dài hạn và sự can thiệp của chính phủ tới nền kinh tế.

Thông thường các doanh nghiệp sẽ dựa trên yếu tố kinh tế để quyết định đầu tư vào các ngành, các khu vực.

+ Tình trạng của nền kinh tế: Bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ, trong mỗi giai đoạn nhất định của chu kỳ nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ có những quyết định phù hợp cho riêng mình.

+ Các yếu tố tác động đến nền kinh tế: Lãi suất, lạm phát, + Các chính sách kinh tế của chính phủ: Luật tiền lương cơ bản, các chiến lược phát triển kinh tế của chính phủ, các chính sách ưu đãi cho các ngành: Giảm thuế, trợ cấp....

+Triển vọng kinh tế trong tương lai:Tốc độ tăng trưởng, mức gia tăng GDP, tỉ suất GDP trên vốn đầu tư...

Các yếu tố văn hóa xã hội

Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng, và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó.

Những giá trị văn hóa là những giá trị làm lên một xã hội, có thể vun đắp cho xã hội đó tồn tại và phát triển. Chính vì thế các yếu tố văn hóa thông thường được bảo vệ hết sức quy mô và chặt chẽ, đặc biệt là các văn hóa tinh thần. Bên cạnh văn hóa , các đặc điểm về xã hội cũng khiến các doanh nghiệp quan tâm khi nghiên cứu thị trường, những yếu tố xã hội sẽ chia cộng đồng thành các nhóm khách hàng, mỗi nhóm có những đặc điểm, tâm lý, thu nhập ... khác nhau:

+ Tuổi thọ trung bình, tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, ăn uống + Thu nhập trung bình, phân phối thu nhập

+ Lối sống, học thức,các quan điểm về thẩm mỹ, tâm lý sống + Điều kiện sống

Yếu tố công nghệ

Cả thế giới vẫn đang trong cuộc cách mạng của công nghệ, hàng loạt các công nghệ mới được ra đời và được tích hợp vào các sản phẩm, dịch vụ. Nếu cách đây 30 năm máy vi tính chỉ là một công cụ dùng để tính toán thì ngày nay nó đã có đủ chức năng thay thế một con người làm việc hoàn toàn độc lập.

Đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ truyền thông hiện đại đó giúp giảm khoảng cách về địa lý,phương tiện truyền tải. + Tốc độ, chu kỳ của công nghệ, tỷ lệ công nghệ lạc hậu: nếu trước đây các hóng sản xuất phải mất rất nhiều thời gian để tăng tốc độ bộ vi xử lý lên gấp đôi thỡ hiện nay tốc độ này chỉ mất khoảng 2-4 năm. Xuất phát từ các máy tính Pen II, Pen III, chưa đầy 10 năm hiện nay tốc độ bộ vi xử lý đó tăng với chip set thông dụng hiện nay là Core Dual tốc độ 2.8 GB/s. Một bộ máy tính mới tinh chỉ sau nửa năm đó trở nờn lạc hậu với cụng nghệ và cỏc phần mềm ứng dụng.

+ Ảnh hưởng của công nghệ thông tin, internet đến hoạt động kinh doanh.

Hoạt động Marketing và bán hàng của công ty Lương thực Hà Việt sẽ ngày càng có hiệu quả nếu có một nền tảng công nghệ hiện đại, từ dây chuyền sản xuất đến hệ thống quản lý

Yếu tố hội nhập

Không ai phủ nhận toàn cầu hóa đang là xu thế, và xu thế này không tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, các quốc gia trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh.

+ Toàn cầu hóa tạo ra các sức ép cạnh tranh, các đối thủ đến từ mọi khu vực. Quá trình hội nhập sẽ khiến các doanh nghiệp phải điều chỉnh phù hợp với các lợi thế so sánh.,phân công lao động của khu vực và của thế giới + Điều quan trọng là khi hội nhập, các rào cản về thương mại sẽ dần dần được gỡ bỏ, các doanh nghiệp có cơ hội buôn bán với các đối tác ở cách xa khu vực địa lý, khách hàng của các doanh nghiệp lúc này không chỉ là thị trường nội địa nơi doanh nghiệp đang kinh doanh mà còn là các khách hàng trên toàn thế giới

Kết luận

Hiện nay, Nỗ lực đầu tư của các doanh nghiệp vào hoạt động Marketing là những bằng chứng sống động nhất chứng minh cho sự cần thiết áp dụng Marketing vào hoạt động kinh doanh. Nền kinh tế thị trường cùng với sự cạnh tranh quyết liệt và quy luật đào thải của nó đã dẫn dắt cho sự phát triển của Marketing hiện đại và ứng dụng vào thực tiễn.

Chỉ có doanh nghiệp nào nắm bắt được các cơ hội thị trường trên cơ sở phát huy tiềm năng, nguồn lực của mình mới có thể tồn tại và phát triển với một thị trường luôn phát triển và đầy biến động. Đã xa rồi cái thời mà người bán đóng vai trò quyết định mọi việc. Ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế khách hàng trở thành trung tâm của mọi hoạt động kinh doanh, là nguồn gốc và đích để hoạt động của các doanh nghiệp hướng đến.

Xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế diễn ra mạnh mẽ, các doanh nghiệp đều cố gắng mở rộng thị trường của mình, hoạt động bán hàng có thể giúp cho các doanh nghiệp nhanh chóng mở rộng và thúc đẩy phát triển hoạt động tiêu thụ sản phẩm ra thị trường. Vấn đề là ở chỗ làm thế nào để có thể đem lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động này trong điều kiện thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Nhận thức được điều này, em đã mạnh dạn lựa chọn việc nghiên cứu ứng dụng Marketing vào hoạt động bán hàng của công ty Lương thực Hà Việt làm chuyên đề khoá luận tốt nghiệp của mình. Đề tài đã đi sâu nghiên cứu và đạt được một số kết quả:

1) Tổng hợp và nghiên cứu để đưa ra một số vấn đề khái quát về Marketing bán hàng và điều kiện thực tiễn của một doanh nghiệp trong việc xúc tiến hoạt động này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2) Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động, Marketing bán hàng của công ty Lương thực Hà Việt trong những năm hoạt động, từ đó rút ra những bài học và vấn đề còn tồn tại

3) Đề xuất những giải pháp Marketing phục vụ cho chiến lược kinh doanh trên thị trường của công ty Lương thực Hà Việt trên cơ sở lý luận, thực tế hoạt động kinh doanh và những điều kiện khác.

Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Xuân Hương và sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị trong Ban lãnh đạo, Phòng Hành chính, Phòng Kế toán, Phòng Marketing, Phòng Kinh doanh tổ chức Công ty TNHH Lương thực Hà Việt để hoàn thành bài viết này.

Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2010

Sinh viên thực hiện

MỤC LỤC

Một phần của tài liệu Ứng dụng Marketing vào hoạt động bán hàng của công ty TNHH Lương thực Hà Việt (Trang 45 - 51)