Vấn đề áp dụng các quy định tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu trong quản lý Nhà nước về hải quan Nguyễn Vĩnh Kiên Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật
Trang 1Vấn đề áp dụng các quy định tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu trong quản lý Nhà nước về hải quan
Nguyễn Vĩnh Kiên
Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Quốc tế; Mã số: 60 38 60
Người hướng dẫn: PGS.TS Đoàn Năng
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn thực thi các quy định về hàng rào kỹ thuật
của các cơ quan có liên quan nói chung và cơ quan hải quan nói riêng Đánh giá đúng đắn và toàn diện thực trạng xây dựng và áp dụng các quy định về hàng rào kỹ thuật trong thời gian qua ở nước ta Phân tích kinh nghiệm và thực tế triển khai các quy định hàng rào kỹ thuật của một số nước trên thế giới để làm cơ sở cho việc xây dưng và triển khai tại Việt Nam Đề xuất được phương hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định về hàng rào kỹ thuật, đánh giá tổng quan việc thực thi các quy định về hàng rào
kỹ thuật trong công tác quản lý về hải quan, đưa ra định hướng trong thời gian tới Keywords: Luật Quốc tế; Tiêu chuẩn kỹ thuật; Xuất khẩu; Nhập khẩu; Luật Hải quan
Content
MỞ ĐẦU
Hàng rào kỹ thuật là một loại hàng rào phi thuế quan liên quan tới việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật như tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, các biện pháp nhằm đảm bảo quá trình sản xuất hàng hóa phải an toàn, vệ sinh, bảo vệ môi trường, các vấn đề liên quan tới ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản hàng hóa Để hiểu và áp dụng các quy định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế nói chung và đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam tôi đã dành thời gian nghiên cứu, tìm hiểu các quy định, tài liệu có liên quan để làm rõ những nội dung cơ bản nhất của vấn đề này Đồng thời trên cơ sở những quy định của pháp luật, những kinh nghiệm và bài học trong công tác quản lý nhà nước về hải quan về vấn đề thực thi các quy định hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, tôi nhận thấy đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ của mình có thể sẽ giúp ích cho bản thân, đồng nghiệp trong quá trình nghiên cứu và áp dụng trong thực tế
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trang 2Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu có liên quan, thực tế công tác trong ngành hải quan
tôi chọn nội dung “Vấn đề áp dụng các quy định tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu trong quản lý Nhà nước về hải quan” làm đề tài cho luận văn
thạc sỹ chuyên ngành Luật Quốc tế của mình Đề tài đề cập đến những kiến thức cơ bản và mới nhất về hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế, những kinh nghiệm của các nước trong việc triển khai các quy định của Hiệp định hàng rào kỹ thuật, thực trạng áp dụng các quy định hàng rào kỹ thuật tại Việt Nam và vai trò quản lý nhà nước của cơ quan Hải quan trong việc thực thi các quy định này
2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
- Luận văn Tiến sỹ “Hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Hoa Kỳ đối với thủy sản nhập khẩu” của Việt Nam của tác giả Trần Văn Nam – Đại học Kinh tế quốc dân
- Luận văn thạc sỹ “Các biện pháp vượt rào cản đối với hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO” của tác giả Nguyễn Huy Hùng - Khoa
Kinh tế Đại học Thương mại
Luận văn thạc sỹ “Một số quy chế hạn chế nhập khẩu hàng hóa của EU và giải pháp đối với Việt Nam trong việc ứng phó” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Anh – Đại học
Ngoại thương Hà Nội
Hiện nay trong ngành hải quan cũng chưa có một đề tài khoa học nào đặt vấn đề và thực hiện việc nghiên cứu các quy định về các quy định có liên quan đến công tác quản lý nhà nước về hải quan đối với vấn đề thực thi các quy định về hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
3 MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
3.1 Mục đích của đề đài
- Khái quát hóa các quy định có liên quan đến Hiệp định TBT và các vấn đề có liên quan, đề cập đến một số hàng rào kỹ thuật của các nước đối với hàng hóa xuất khẩu chính của Việt Nam trong thời gian qua, đánh giá, phân tích và đề xuất một số giải pháp để các doanh nghiệp Việt Nam có thể vượt qua các hàng rào kỹ thuật thúc đẩy xuất khẩu
- Làm rõ các nội dung các quy định hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam hiện nay phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia
- Phân tích một số giải pháp hoàn thiện hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chất lượng hàng hóa nhập khẩu
- Đánh giá thực trạng và đề ra một số giải pháp trong việc thực thi các quy định hàng rào kỹ thuật trong công tác quản lý nhà nước về hải quan
Trang 33.2 Nhiệm vụ của đề tài
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn thực thi các quy định về hàng rào kỹ thuật của các
cơ quan có liên quan nói chung và cơ quan hải quan nói riêng
- Đánh giá đúng đắn và toàn diện thực trạng xây dựng và áp dụng các quy định về hàng rào kỹ thuật trong thời gian qua ở nước ta
- Phân tích kinh nghiệm và thực tế triển khai các quy định hàng rào kỹ thuật của một
số nước trên thế giới để làm cơ sở cho việc xây dưng và triển khai tại Việt Nam;
- Đề xuất được phương hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định về hàng rào kỹ thuật;
- Đánh giá tổng quan việc thực thi các quy định về hàng rào kỹ thuật trong công tác quản lý về hải quan, đưa ra định hướng trong thời gian tới
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin
- Phương pháp tiếp cận cá biệt và so sánh
- Phương pháp phân tích và tổng hợp, so sánh
- Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở chuẩn mực của WTO về hàng rào
kỹ thuật trong thương mại quốc tế, các quy định có liên quan của Việt Nam, Tổ chức Hải quan Thế giới WCO
- Cơ sở thực tiễn: Các báo cáo tổng kết, số liệu thống kê của các chương trình nghiên cứu trong và ngoài nước, của các Bộ, Ngành, Tổng cục Hải quan về vấn đề có liên quan
5 ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá tổng thể các quy định về Hiệp định TBT trên cơ sở nghiên cứu các nội dung của Hiệp định và các văn bản có liên quan, thực trạng việc triển khai và thực thi của Việt Nam trong thời gian qua cũng như sự so sánh với các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới
- Bước đầu đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định hàng rào kỹ thuật trong hoạt động của hải quan trong thời gian qua
- Hình thành luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện các quy định về hàng rào kỹ thuật
và áp dụng trong hoạt động quản lý nhà nước về hải quan
6 KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn gồm 3 chương:
- Chương I: Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế và hàng rào kỹ thuật của một số nước đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
Trang 4- Chương II: Việc thực thi các quy định về hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Việt Nam
- Chương III: Hoạt động quản lý nhà nước về hải quan đối với vấn đề thực thi các quy định hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng
CHƯƠNG 1 HIỆP ĐỊNH HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ VÀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT CỦA MỘT SỐ NƯỚC
ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 1.1 Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế
1.1.1 Tổ chức thương mại thế giới và Hiệp định hàng rào kỹ thuật
1.1.1.1 Tổ chức thương mại Thế giới
1.1.1.2 Khái niệm về hàng rào kỹ thuật
Là một hình thức bảo hộ mậu dịch thông qua việc nước nhập khẩu đưa ra các yêu cầu về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hết sức khắt khe đối với hàng hóa nhập khẩu, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật này có thể liên quan đến tất cả các quá trình của sản phẩm từ sản xuất, phân phối đến tiêu dùng Hàng hóa nếu không đạt được các tiêu chuẩn trên sẽ không được phép nhập khẩu vào lãnh thổ của nước nhập khẩu”
1.1.2 Các rào cản trong thương mại quốc tế
1.1.2.1 Hàng rào thuế quan
1.1.2.2 Hàng rào phi thuế quan
Hàng rào phi thuế quan bao gồm nhiều loại khác nhau, có thể được áp dụng ở biên giới hay nội địa, có thể là các biện pháp hành chính hay các biện pháp kỹ thuật, bắt buộc hay tự nguyện,
1.1.3 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Hiệp định hàng rào kỹ thuật
Vòng đàm phán TOKYO năm 1979 có 32 quốc gia thành viên GATT đã ký kết Hiệp định
về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT)
Đến năm 1994, Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại thế giới WTO đã hợp nhất Hiệp định Hàng rào kỹ thuật trong thương mại
1.1.4 Sự cần thiết của Hiệp định hàng rào kỹ thuật
- Đối xử công bằng đối với sản phẩm trong nước và quốc tế;
- Không được tạo ra các cản trở không cần thiết cho thương mại:
Trang 51.1.5 Một số nội dung cơ bản của Hiệp định hàng rào kỹ thuật
1.1.5.1 Kết cấu của Hiệp định
- Hiệp định TBT gồm 6 phần với 15 điều và 3 phụ lục
1.1.5.2 Đối tượng áp dụng của Hiệp định
- Đối tượng áp dụng của Hiệp định bao gồm tất cả các sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp, các biện pháp vệ sinh động vật và thực vật
Đối tượng của hiệp định TBT chia thành ba nhóm cụ thể sau:
- Tiêu chuẩn:
- Quy chuẩn kỹ thuật:
- Các thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn, hợp quy
1.1.5.3 Mục đích của Hiệp định TBT
Mục đích hoạt động của hiệp định TBT bao gồm các mục đích sau:
- Bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người tiêu dung, Bảo vệ đời sống của động thực vật, Bảo vệ môi trường, Bảo vệ các mục đích khác liên quan đến các quy định về chất lượng, hài hòa hóa
1.1.5.4 Các nguyên tắc cơ bản của Hiệp định TBT
Hiệp định TBT có sáu nguyên tắc cơ bản: Không đưa ra những cản trở không cần thiết
đến hoạt động thương mại.b, Không phân biệt đối xử, Hài hòa hóa, Bình đẳng, Công nhận
lẫn nhau, Minh bạch
1.1.6 Phạm vi và mục đích sử dụng các hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế:
Vì mục đích chính trị, Bảo vệ việc làm, Bảo vệ người tiêu dung, Khuyến khích các lợi ích quốc gia, An ninh quốc gia, Bảo vệ môi trường:
1.1.7 Mối quan hệ giữa Hiệp định hàng rào kỹ thuật và Hiệp định kiểm dịch SPS
- Hiệp định TBT, quy định các quy tắc về xây dựng, chấp nhận và áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp
- Hiệp định SPS đưa ra các quy tắc cơ bản về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và sức khỏe ở động thực vật
1.1.8 Cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến hàng rào kỹ thuật của WTO
Các điều khoản cụ thể của TBT về giải quyết tranh chấp được quy định trong các Điều 14.2 đến 14.4 và Phụ lục 2 của Hiệp định TBT
1.1.9 Các Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến thực thi hàng rào kỹ thuật:
Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO, Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế - IEC, Liên minh viễn
Trang 6thông quốc tế - ITU, Tổ chức Đo lường pháp quyền Quốc tế - OILM, Ủy ban thực phẩm CODEX, Công ước bảo vệ thực vật Quốc tế - IPPC, Cơ quan Thú y quốc tế - OIE
Tại Việt Nam hiện nay Trung tâm Chứng nhận phù hợp - QUACERT trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng do Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập
1.2 QUY ĐỊNH VỀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
1.2.1 Đối với sản phẩm dệt may
1.2.1.1 Tác động của hàng rào kỹ thuật đối với sản phẩm dệt may xuất khẩu
- Ngành dệt may Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong những năm vừa qua Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam cũng đạt được những kết quả tăng trưởng khá ấn tượng luôn chiếm tỷ trọng lớn về kim ngạch đối với cơ cấu xuất khẩu của cả nước
1.2.1.2 Một số giải pháp và kiến nghị nhằm vượt qua các hàng rào kỹ thuật để đẩy mạnh xuất khẩu của hàng dệt - may
+ Trước hết, các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu cần rà soát một cách kỹ lưỡng, cẩn thận những hóa chất, chất trợ, thuốc nhuộm đang sử dụng
+ Thay thế những hóa chất, chất trợ thân thiện với môi trường, các thuốc nhuộm biết
rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng tốt, loại mới, không độc hại và ít ô nhiễm môi trường
1.2.2 Đối với sản phẩm giày dép
Trong những năm qua mặt hàng da giày là một trong số những mặt hàng có số lượng, kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu của Việt Nam Hiện Việt Nam đứng thứ 4 trong 10 nước xuất khẩu giày dép hàng đầu trên thế giới
1.2.2.1 Tác động của các hàng rào kỹ thuật đối với giày dép xuất khẩu
Hàng hóa trên thị trường EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước khác vốn có yêu cầu rất khắt khe về tiêu chuẩn, quy định về nhãn mác, quy định về bao bì v.v do vậy các sản phẩm
da giày khi xuất khẩu vào các thị trường này phải tuân thủ theo những tiêu chuẩn rất cao như ISO 9000, ISO 14000,
1.2.2.2 Một số giải pháp và kiến nghị nhằm vượt qua hàng rào kỹ thuật đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm giày dép
- Mặc dù có nhiều điểm tương đồng với các doanh nghiệp dệt may, các doanh nghiệp
da giày cần có thêm những bước đi mang sắc thái riêng biệt nhằm vượt qua các hàng rào kỹ thuật của các nước Yêu cầu về hoạt động phối hợp, phân công sản xuất giữa các doanh nghiệp da giày đòi hỏi sự liên kết rất cao
1.2.3 Đối với mặt hàng thủy sản
Trang 7Hàng thủy sản của Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm, góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những nước cung ứng thủy sản lớn cho thế giới
1.2.3.1 Tác động của các hàng rào kỹ thuật đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu
Thủy sản xuất khẩu là mặt hàng luôn có đòi hỏi cao về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm
mà một trong các quy trình điều chỉnh tiêu chuẩn chất lượng là HACCP
1.2.3.2 Một số giải pháp và kiến nghị nhằm vượt qua các hàng rào kỹ thuật để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thủy sản
Để đảm bảo một chất lượng toàn diện, thỏa mãn những yêu cầu khắt khe nhất của các thị trường nhập khẩu, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thủy sản cần tiếp tục đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị, cơ giới hóa, tự động hóa dây chuyền chế biến, đẩy mạnh việc liê kết hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài trong ngành chế biến thủy sản để tiếp cận nền công nghiệp chế biến hiện đại của thế giới
1.2.4 Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn vượt qua hàng rào kỹ thuật của các doanh nghiệp Việt Nam
CHƯƠNG 2 VIỆC THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH VỀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT ĐỐI VỚI HÀNG
HÓA XUẤT KHẨU NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM 2.1 VIỆC TRIỂN KHAI CÁC QUY ĐỊNH VỀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT TẠI VIỆT NAM
2.1.1 Cam kết thực thi của Việt Nam về Hiệp định hàng rào kỹ thuật khi gia nhập WTO
Cam kết của Việt Nam thể hiện các nội dung sau: “Đại diện của Việt Nam khẳng
định Việt Nam sẽ tuân thủ tất cả các nghĩa vụ trong Hiệp định TBT kể từ ngày gia nhập mà không cần thời gian chuyển đổi Hơn nữa, với mục đích nâng cao tính minh bạch hóa và có thể dự đoán trước, đại diện của Việt Nam khẳng định rằng Việt Nam sẽ ban hành các biện pháp đã được quy định cụ thể trong các Điều 2.1, 2.2, 5.1, 5.2, 5.4 và Phụ lục 1.1 Hiệp định TBT”[Báo cáo cam kết về việc gia nhập WTO của Việt Nam]
2.1.2 Mối quan hệ giữa Hiệp định TBT và Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa của Việt Nam
Để thực thi các quy định của Hiệp định TBT cũng như hài hòa hóa các quy định về quy chuẩn và chất lượng sản phẩm, Việt Nam đã ban hành Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006 và Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007dựa trên cơ sở các quy định của Hiệp định TBT, các Hiệp định có liên quan và điều kiện thực tế
Trang 82.1.3 Triển khai Hiệp định hàng rào kỹ thuật tại Việt Nam
2.1.3.1 Tình hình triển khai
Ngày 10/5/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 682/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án thực thi Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại giai đoạn 2011-2015”
2.1.3.2 Tổ chức mạng lưới
- Mạng lưới TBT của Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 114/2005/QĐ-TTg ngày 26/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ
2.1.3.3 Đánh giá việc triển khai Hiệp định hàng rào kỹ thuất tại Việt Nam
2.1.4 Hoạt động triển khai Hiệp định hàng rào kỹ thuật tại các một số nước
* Tổ chức TBT của Hàn Quốc
* Hoạt động TBT ở Trung Quốc
2.1.5 Tình hình thông báo hàng rào kỹ thuật của các nước thành viên WTO 2.1.5.1 Tại các nước thành viên
2.1.5.2 Tại Việt Nam
2.1.6 Sự cần thiết của việc phải xây dựng hệ thống hàng rào kỹ thuật tại Việt Nam
- Việc xây dựng hệ thống tự vệ bằng các hàng rào kỹ thuật là công việc chủ động bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng và nhà sản xuất trong nước
- Mục đích của hàng rào kỹ thuật đối với thương mại chủ yếu kiểm soát chất lượng hàng hóa nhập khẩu, đồng thời nâng cao chất lượng của sản phẩm cùng loại được sản xuất trong nước, bảo vệ các sản phẩm này và nâng cao tính cạnh tranh của chúng đối với hàng hóa ngoại nhập
2.1.7 Một số biện pháp để thiết lập hệ thống hàng rào kỹ thuật tại Việt Nam
- Đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn hóa trên mọi phương diện và từ nhiều phía
- Hỗ trợ cho cả nhà sản xuất và người tiêu dùng tăng cường cơ sở vật chất của các phòng thí nghiệm, thử nghiệm
2.2 MỘT SỐ LĨNH VỰC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC TRIỂN KHAI HIỆP ĐỊNH HÀNG RÀO KỸ THUẬT
2.2.1 Các quy định về hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
để bảo vệ an toàn, sức khỏe của con người
Quy định của Hoa Kỳ, Quy định của Nhật Bản, Quy định của EU, Quy định của một
số thị trường khác
2.2.1.1 Thực trạng thực thi
Trang 9- Bảo vệ sức khỏe và tính mạng của con người là một trong những nhiệm vụ của quản
lý của các cơ quan nhà nước, trách nhiệm của các đơn vị sản xuất, kinh doanh
2.2.1.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra chất lượng hàng hóanhập khẩu nhằm bảo vệ an toàn, sức khỏe của con người
a Một số bất cập trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa trong thời gian qua:
b Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa nhằm đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng:
2.2.2 Các quy định về hàng rào kỹ thuật đối với động, thực vật nhập khẩu nhằm bảo vệ động thực vật trong nước
2.2.2.1 Sự ảnh hưởng, tác động của động thực vật ngoại lai đối với động thực vật trong nước
Một số loài nguy hiểm như sau: Cây mai dương (Tên khoa học Mimosa pigra), Ốc bươu vàng, Ốc sên, Lục bình (bèo Nhật Bản, bèo tây), Chuột hải ly, Rùa tai đỏ, Bọ ăn lá hại dừa
2.2.2.2 Một số giải pháp nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của động vật ngoại lai nhằm bảo vệ động thực vật trong nước
+ Nâng cao nhận thức về tác hại của sinh vật ngoại lai xâm hại đối với đa dạng sinh học, sức khỏe con người,
+ Ưu tiên cho công tác ngăn chặn sự du nhập của các loài sinh vật ngoại lai ở quy mô quốc gia cũng như trên toàn thế giới;
+ Giảm thiểu sự du nhập vô tình hoặc nhập lậu sinh vật ngoại lai;
2.2.3 Các quy định về hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu
để bảo vệ môi trường
Nhìn chung, các nghĩa vụ của các thành viên tham gia các hiệp định này để kiểm soát thương mại được thể hiện dưới hình thức cấm nhập khẩu hoặc xuất khẩu
2.2.3.1 Sự ảnh hưởng, tác động của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đến hoạt động bảo vệ môi trường
- Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, một số “hàng rào xanh” do các nước phát triển đưa ra chính là các thách thức về môi trường trong hoạt thương mại quốc tế khi gia nhập WTO
2.2.3.2 Các giải pháp để thiết lập hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhằm bảo vệ môi trường
Trang 10- Ban hành các quy định về cấm nhập khẩu các sản phẩm đã bị cấm ở thị trường nước ngoài, các quy định về nhãn hàng hóa thân thiện môi trường (nhãn sinh thái – ecolabel), các quy định cụ thể về thuế và phí môi trường và các quy định về cơ sở khoa học áp dụng các biện pháp “hàng rào xanh” phù hợp với quy định của WTO
2.2.4 Các quy định về hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhằm bảo vệ các lợi ích cơ bản và các vấn đề khác có liên quan
2.2.4.1 Các quy định về hàng rào kỹ thuật đảm về chất lượng hàng hóa xuất khẩu
- Nâng cao nhận thức và phổ biến thông tin đến các doanh nghiệp về các hàng rào kỹ thuật của các nước
- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc
tế và các tiêu chuẩn xã hội
- Hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nhãn mác sinh thái để đối phó và vượt qua các hàng rào kỹ thuật liên quan đến môi trường
- Tăng cường đàm phán cấp nhà nước, vận động hành lang và quan hệ công chúng trong giải quyết những tranh chấp thương mại
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống đại diện thương mại Việt Nam tại nước ngoài
2.2.4.2 Các quy định về hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm kiểm soát nhập siêu, bảo hộ sản xuất trong nước
Một số giải pháp để xây dựng hàng rào kỹ thuật nhằm kiểm soát chất lượng hàng hóa nhập khẩu kiềm chế nhập siêu
- Có thể giảm nhập siêu bằng việc xây dựng các hàng rào kỹ thuật
CHƯƠNG 3 HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HẢI QUAN VỀ VẤN ĐỀ THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH HÀNG RÀO KỸ THUẬT ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU NHẬP KHẨU, PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG 3.1 VẤN ĐỀ THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH HÀNG RÀO KỸ THUẬT ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HẢI QUAN
3.1.1 Nhiệm vụ của Ngành hải quan
Một số nội dung quy định tại điều 6 Luật Hải quan
3.1.2 Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu theo phương thức đăng ký trước kiểm tra sau