Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
342,14 KB
Nội dung
Quảntrịcôngtyniêmyết những vấnđềlý
luận vàthựctiễn
Lê Minh Thắng
Khoa Luật
Luận văn ThS ngành: Luật Kinh tế; Mã số: 60 38 50
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Như Phát
Năm bảo vệ: 2008
Abstract: Khái quát nhữngvấnđề chung về quảntrịcông ty, quảntrịcôngtyniêmyếtvà
đặc điểm côngtyniêmyết tại Việt Nam. Nghiên cứu khung pháp luật về quảntrịcôngty
niêm yết ở Việt Nam đối với cổ đông, đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, giám đốc hoặc
tổng giám đốc công ty, ban kiểm soát, ngăn ngừa xung đột lợi ích và giao dịch với các bên có
quyền lợi liên quan đến công ty, công bố thông tin và minh bạch thông tin. Tìm hiểu thực
trạng thực hiện quảntrịcôngtyniêmyết ở Việt Nam qua một số côngty cổ phần như: Công
ty cổ phần Phát triển đầu tư công nghệ FPT, Côngty cổ phần Vận tải Xăng dầu Vipco, Công
ty Dầu thực vật Tường An, Côngty cổ phần Bông Bạch Tuyết. Từ đó nêu một số kiến nghị
nhằm xây dựng một khung quảntrịcôngty hiệu quả ở Việt Nam: nâng cao nhận thức về sự
can thiệp và ý nghĩa của khung quảntrịcông ty; nâng cao vai trò của Hội đồng quản trị; Công
khai hoá thông tin và mức độ minh bạch trong quảntrịcông ty; Nâng cao tính độc lập,
chuyên nghiệp và hiệu lực của Ban kiểm soát
Keywords: Chứng khoán, Côngtyniêm yết, Luật kinh tế, Quảntrịcôngty
Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Sau hơn 20 năm đổi mới kinh tế (1986 - 2006), hệ thống doanh nghiệp Việt Nam ta đã và
đang từng bước hình thành và phát triển; đông đảo về số lượng, đa dạng về loại hình và quy mô
ngày càng lớn. Doanh nghiệp tồn tại dưới hình thứccôngty ngày càng trở lên phổ biến do
môi trường kinh doanh đa dạng và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam để đạt
mục tiêu đến năm 2010, cả nước có 500.000 doanh nghiệp (bao gồm cả các loại côngtyvà
doanh nghiệp tư nhân).
Theo báo cáo tại Hội thảo "Giải pháp phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh", diễn ra tại
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 28/5/2007, cả nước hiện có khoảng 260.000 doanh nghiệp ngoài
quốc doanh với tổng số vốn khoảng 600.000 tỷ đồng. Loại hình côngty trách nhiệm hữu hạn
chiếm gần 47% số doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp tư nhận chiếm 36,4% và
công ty cổ phần chiếm hơn 15%. Sự phát triển của doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên các
lĩnh vực phát triển kinh tế, đặc biệt ở khu vực chế biến, bán lẻ và dịch vụ thời gian qua đã
góp phần không nhỏ trong GDP của cả nước. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện đang
chiếm 50% giá trịcông nghiệp chế biến thủy sản, 30% giá trị ngành công nghiệp dệt may.
Khu vực này cũng là nơi thu hút hơn 90% số lao động mới hàng năm. Tuy nhiên 75% số
doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện có mức vốn dưới 2 tỷ đồng. Công nghệ sản xuất của các
doanh nghiệp này còn lạc hậu và hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực có giá trị thấp như chế biến và
gia công. Mục tiêu đến năm 2010, cả nước có 500.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Công ty nói chung vàcôngty đại chúng/ niêmyết nói riêng đã và đang khẳng định được vai
trò của mình trong nền kinh tế thị trường và trở thành một nhân tố cơ bản thúc đẩy phát triển
kinh tế và xã hội ở nước ta. Theo số liệu thống kê, trong 8 năm hoạt động của thị trường
chứng khoán Việt Nam (7/2000-7/2008), đã có khoảng 1.015 Côngty cổ phần đăng ký là
công ty đại chúng với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tại thời điểm 15/8/2008, với tổng vốn
đăng ký là gần 39.665,9 tỷ VNĐ. Tại thời điểm 31/12/2007, có 249 côngtyniêmyết trên hai sàn
giao dịch chứng khoán với giá trị vốn hoá toàn thị trường là 500.000 tỷ VNĐ, tương đương
31,25 tỷ USD (bằng khoảng 43,7% GDP của năm 2007), gấp đôi năm 2006 và gấp 15 lần so
với năm 2005. Trong đó, số côngtyniêmyết trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ
Chí Minh (HOSE) là 138 côngtyvà Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HASTC) là
111 công ty. Năm 2007, các côngtyniêmyết đã huy động được số vốn hơn 90.000 tỷ VNĐ.
Hiện có hơn 300 côngtyniêmyết trên hai sàn giao dịch chứng khoán tại thời điểm 15/8/2008,
trong đó, số côngtyniêmyết trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE)
là 146 côngtyvà Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HASTC) là hơn 160 công ty.
Đạt được kết quả nói trên do nhiều nguyên nhân, trong đó, không thể không kể đến chủ
trương đổi mới phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường và việc thể chế hóa
một cách hợp lý chủ trương đó thành hệ thống pháp luật về doanh nghiệp như Luật Doanh
nghiệp năm 2005, Luật Đầu tư năm 2005, Luật Chứng khoán năm 2006 và các văn bản
hướng dẫn thi hành các Luật này. Trong đó, Luật doanh nghiệp năm 2005 và Luật Chứng
khoán năm 2006 là các văn bản pháp lýquan trọng nhất quy định việc thành lập, tổ chức
quản lývà hoạt động, giải thể và phá sản doanh nghiệp, trong đó có phần quan trọng về quản
trị côngty nói chung vàquảntrịcôngtyniêmyết nói riêng.
Quản trịcôngtyđề cập đến các cơ cấu và quá trình cho việc định hướng và kiểm soát các
công ty. Quảntrịcôngty liên quan đến mối quan hệ giữa ban giám đốc, Hội đồng Quản trị, các
cổ đông lớn, các cổ đông nhỏ vànhững bên có quyền lợi liên quan. Quảntrịcôngty tốt góp phần
vào phát triển kinh tế bền vững do cải thiện được hoạt động của các côngtyvà nâng cao khả
năng tiếp cận các nguồn vốn bên ngoài của các côngty đó.
Các nguyên tắc quảntrịcôngty của OECD (Corporate Governance Principles of OECD)
cung cấp một khuôn khổ cho công việc của nhóm Ngân hàng Thế giới trong lĩnh vực này, xác
định nhữngvấnđề chính trong thực tiễn: quyền và việc được đối xử bình đẳng của các cổ
đông vànhững bên có lợi ích tài chính liên quan, vai trò của những bên có lợi ích phi tài
chính liên quan, việc công bố thông tin và tính minh bạch, trách nhiệm của Hội đồng quản trị.
Đối với những quốc gia có nền kinh tế thị trường mới nổi như Việt Nam, việc tăng cường
quản trịcôngty có thể phục vụ cho rất nhiều các mục đích chính sách côngquan trọng. Quản
trị côngty tốt giảm thiểu khả năng tổn thương trước các khủng hoảng tài chính, củng cố
quyền sở hữu, giảm chi phí giao dịch và chi phí vốn, dẫn đến việc phát triển thị trường vốn,
thị trường chứng khoán. Một khuôn khổ quảntrịcôngty yếu kém sẽ làm giảm mức độ tin
tưởng của các nhà đầu tư, và không khuyến khích đầu tư từ bên ngoài. Ngoài ra, khi các quỹ
hưu trí tiếp tục đầu tư vào các thị trường chứng khoán, quảntrịcôngty tốt đóng vai trò quan
trọng trong việc bảo vệ các khoản tiết kiệm hưu trí. Trong vòng vài năm qua, tầm quan trọng
của quảntrịcôngty đã được nhấn mạnh thể hiện ở số lượng các nghiên cứu ngày càng tăng
lên. Các nghiên cứu cho thấy các thựctiễnquảntrịcôngty tốt dẫn tới tăng trưởng mạnh đối
với giá trị kinh tế gia tăng của các công ty, năng suất cao hơn và giảm rủi ro tài chính hệ
thống cho các quốc gia.
Quản trịcôngty tốt có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế lành
mạnh. Quảntrịcôngty tạo ra một loạt các mối quan hệ giữa ban giám đốc công ty, hội đồng
quản trị, các cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan tạo nên định hướng và sự kiểm soát
công ty. Mối quan hệ này được xác định một phần bởi luật pháp, lịch sử, văn hóa của quốc
gia nơi côngty đặt trụ sở. Quảntrịcôngty tốt thúc đẩy hoạt động của công ty, tăng cường
khả năng tiếp cận của côngty với các nguồn vốn bên ngoài ở mức chi phí thấp hơn. Với việc
tăng cường giá trị của côngtyvàquảnlý rủi ro tốt hơn, quảntrịcôngty tốt góp phần vào việc
tăng cường đầu tư và phát triển bền vững.
Nâng cao hoạt động quảntrịcôngty đồng nghĩa với việc góp phần vào sự phát triển ổn
định, bền vững do cải thiện được hoạt động và nâng cao khả năng tiếp cận được các nguồn
vốn bên ngoài của các côngty đó. Ngược lại, một khuôn khổ quảntrịcôngty yếu kém sẽ làm
giảm độ tin tưởng của các nhà đầu tư, không đón nhận được nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài,
giảm giá trị kinh tế của côngtyvà có thể dẫn tới các nguy cơ bị phá sản hoặc thôn tính, sáp
nhập công ty, điều này sẽ làm tăng rủi ro đối với hệ thống kinh tế của quốc gia. Như vậy, việc
hoàn hiện và tăng cường hệ thống quảntrịcôngty đóng vai trò vô cùng quan trọng. Quảntrị
công ty tốt sẽ giảm thiểu khả năng tổn thương đối với nền kinh tế trước các cuộc khủng
hoảng tài chính, phục vụ cho việc hoạch định tốt các chính sách công của Đảng và Nhà nước.
Đối với các nhà đầu tư, quảntrịcôngty sẽ góp phần củng cố quyền sở hữu, giảm thiểu các chi
phí giao dịch, chi phí vốn và đồng nghĩa với việc đầu tư có hiệu quả.
Với ý nghĩa quan trọng đó, quảntrịcôngty đã được nhiều quốc gia quan tâm, trong đó có
Việt Nam. Trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay của nước ta, khuôn khổ pháp lý cho
việc nâng cao hoạt động quảntrịcôngty về cơ bản đã được đề cập trong Luật doanh nghiệp
năm 2005, Luật chứng khoán năm 2006, Điều lệ Mẫu áp dụng cho các côngtyniêmyết
(Quyết định 15/2007/QĐ-BTC, ngày 19/03/2007 của Bộ Tài chính). Riêng với côngtyniêm
yết, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/03/2007 về Quy chế
quản trịcôngty áp dụng cho các côngtyniêmyết trên Sở Giao dịch Chứng khoán/ Trung tâm
Giao dịch Chứng khoán (sau đây gọi tắt là Quy chế quảntrịcôngtyniêm yết).
Tuy nhiên, việc tuân thủ các nguyên tắc quảntrịcôngty trong các côngtyniêmyết hiện
nay chưa thực sự hiệu quả, hàng loạt các bất cập liên quan đến cơ cấu tổ chức, bảo bảo quyền
và lợi ích của cổ đông, công khai hoá thông tin và các lợi ích có liên quan, các quy định về kế
toán và kiểm toán đã nảy sinh làm ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều công ty; các nhóm cổ
đông bị phân hoá quyền và lợi ích rất sâu sắc; quyền của cổ đông thiểu số bị lạm dụng, v.v
Điều này do nhiều nguyên nhân khác nhau, mà một trong các nguyên nhân chính là khung
pháp lý về quảntrị được ban hành và tuân thủ chưa đầy đủ làm cơ sở để bảo vệ quyền lợi cho
các cổ đông/ nhà đầu tư và ngăn ngừa các xung đột lợi ích một cách hiệu quả.
Xuất phát từ thựctiễn nêu trên, tác giả đã chọn đề tài "Quản trịcôngtyniêmyết - những
vấn đềlýluậnvàthực tiễn" để làm luậnvăn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Quản trịcôngty đã được cộng đồng tài chính quốc tế công nhận là một trong 12 tiêu
chuẩn cơ bản tốt nhất trong thực tiễn. Ngân hàng Thế giới là tổ chức đánh giá việc áp dụng
các tiêu chuẩn của OECD về quảntrịcông ty. Các đánh giá này là một phần trong chương
trình "Báo cáo về tình hình tuân thủ các tiêu chuẩn và chuẩn mực (ROSC)" của Ngân hàng
Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Mục tiêu của sáng kiến ROSC này là xác định những yếu
kém có thể dẫn đến khả năng dễ bị tổn thương về kinh tế và tài chính của một quốc gia. Mỗi
đánh giá ROSC về quảntrịcôngty rà soát khuôn khổ pháp lý cũng như các thông lệ và việc
tuân thủ của các côngtyniêm yết, đồng thời đánh giá khuôn khổ quảntrịcôngty so với các
chuẩn mực được quốc tế công nhận.
Cho đến thời điểm hiện nay, ngoài các bài báo và một số ấn phẩm có đề cập hoặc nghiên
cứu một số khía cạnh của vấnđềquảntrịcôngty nói chung thì ở Việt Nam hiện nay chưa có
một công trình nghiên cứu nào đề cập, đánh giá một cách hệ thống và đầy đủ nhất về vấnđề
quản trịcôngtyniêmyết dựa trên cơ sở các quy định hiện hành tại Quy chế quảntrịcôngty
áp dụng cho các côngtyniêm yết.
Nghiên cứu đáng chú ý nhất là "Báo cáo đánh giá tình hình quảntrịcôngty của Việt
Nam" của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam (World Bank) được thực hiện vào tháng 6/2006
trong khuôn khổ của chương trình "Báo cáo về tình hình tuân thủ các tiêu chuẩn và chuẩn
mực (ROSC)" của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Theo đánh giá của Ngân hàng
Thế giới tại Việt Nam (World Bank in Vietnam-WBVN): "Khuôn khổ về quảntrịcôngty ở
Việt Nam đang ở trong giai đoạn phát triển ban đầu, các luật và quy định liên quan đang được
xây dựng. Khu vực doanh nghiệp vẫn còn mang nhiều tính chất phi chính thức, trong đó thị
trường chứng khoán không chính thức đang còn lớn hơn nhiều so với thị trường chính thức,
và nhà nước vẫn duy trì việc nắm giữ một tỷ lệ đáng kể trong các doanh nghiệp cổ phần hóa.
Năng lực và nguồn lực của các cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm quản lý, cưỡng chế thực thi
và phát triển thị trường còn hạn chế. Một số vấnđề lớn khác bao gồm: chưa có sự bảo vệ đầy
đủ cho nhà đầu tư, chưa tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực kế toán, và còn hạn chế công bố các
thông tin có chất lượng".
Lý do cơ bản của việc còn có ít các nghiên cứu, đánh giá về tình hình quảntrịcôngty tại
Việt Nam là:
Thứ nhất, nguyên tắc quảntrịcôngty là một vấnđề mới đối với hệ thống pháp luật Việt
Nam. Trong khi Việt Nam mới chỉ tập trung cho mục tiêu xây dựng mô hình quảnlý trong
công ty thì vấnđềquảntrịcôngty nói chung vàquảntrịcôngtyniêmyết nói riêng chưa thực
sự được quan tâm thoả đáng mặc dù trên thực tế chúng ta đã ghi nhận sự khuyến nghị của Tổ
chức Hợp tác và phát triển Kinh tế (OECD) và Ngân hàng Thế giới (World Bank).
Thứ hai, mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam đã hoạt động được 8 năm (2000-
2008), Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn đầu của việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp
luật thị trường chứng khoán. Theo đó, mục tiêu thu hút các côngtyniêm yết, tạo ra nhiều
hàng hóa cho thị trường đang là ưu tiên của cơ quanquảnlý thị trường chứng khoán (Chính
phủ, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước). Vì vậy, vấnđềquảntrịcôngtyniêmyết
chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức, mặc dù đã có khung pháp lý điều chỉnh và hiện
có hơn 300 côngtyniêmyết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thứ ba, Quảntrịcôngty chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các côngtyniêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam là do: (i) các côngtyniêmyết hiện nay chủ yếu
được thành lập từ quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước kết hợp với niêmyết - nơi
mà cơ cấu quảntrị chưa có nhiều khác biệt so với mô hình doanh nghiệp nhà nước trước đây;
(ii) tại các côngtyniêmyết này, cổ đông nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối (tính đến
30/6/2008, có 3.786 doanh nghiệp đã được cổ phần hóa. Tổng số vốn điều lệ khi cổ phần hóa
là 106 ngàn tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 50%, người lao động nắm giữ 11%, nhà
đầu tư bên ngoài nắm giữ 39% vốn điều lệ. Quá trình cổ phần hóa, các doanh nghiệp nhà
nước đã thu về khoảng 78 ngàn tỷ đồng cho Nhà nước và doanh nghiệp. Trong đó, phần thu
được do chênh lệch giữa giá bán cổ phiếu so với mệnh giá khoảng 54 ngàn tỷ đồng); (iii) các
công tyniêmyết là côngty gia đình- một mô hình khá phổ biến ở các quốc gia châu Á - nơi
mà vấnđềquảntrị vốn không được chú trọng hoặc dễ bị lạm dụng quyền hạn trong các vấn
đề có liên quan đến cơ cấu tổ chức, công khai hóa thông tin, giao dịch tư lợi; (iv) khả năng
nhận thứcvà bảo vệ lợi ích của các cổ đông, nhất là cổ đông thiểu số trong mô hình quảntrị
doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, tính khả thi thấp và sự chưa hoàn thiện của hệ thống pháp
luật về quảntrịcôngtyniêm yết.
Tác giả hy vọng rằng, với sự đầu tư thời gian, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một tài
liệu tham khảo góp phần làm phong phú hơn việc nghiên cứu về quảntrịcôngty nói chung
và quảntrịcôngtyniêmyết nói riêng trong môi trường pháp luật kinh doanh tại Việt Nam
hiện nay.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ trên, luậnvăn đã sử dụng tổng hợp các phương pháp
nghiên cứu bao gồm:
Phương pháp phân tích, bình luận các quy định của khung pháp luật hiện hành về quản
trị côngty nói chung vàquảntrịcôngtyniêmyết nói riêng. Trong đó tập trung vào các quy
định tại Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật chứng khoán năm 2006, Điều lệ Mẫu áp dụng
cho các côngtyniêmyết (Quyết định 15/2007/QĐ-BTC, ngày 19/03/2007 của Bộ Tài chính);
Quy chế quảntrịcôngniêmyết (Quyết định 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/03/2007 của Bộ Tài
chính).
Phương pháp so sánh khi so sánh các quy định của khung pháp luật Việt Nam về quản
trị côngty nói chung vàquảntrịcôngtyniêmyết nói riêng với thông lệ quốc tế (Tổ chức
Hợp tác và phát triển Kinh tế OECD) và Ngân hàng thế giới - World Bank) và các quy định
về quảntrịcôngty trong luật pháp các nước. Phương pháp này được sử dụng trong chương 2
khi phân tích và đánh giá về tình hình quảntrịcôngtyniêmyết tại Việt Nam.
Bên cạnh các phương pháp nói trên, việc phân tích thực trạng tình hình quảntrịcôngty
niêm yết tại Việt Nam thông qua việc nghiên cứu, đánh giá các tình huống nghiên cứu (Case
study) về quảntrịcôngty của các côngtyniêmyết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
thời gian qua cũng được sử dụng như một phương pháp nghiên cứu nhằm đánh giá một cách
khách quan hơn về thực trạng của tuân thủ các nguyên tắc quảntrịcôngty tại Việt Nam.
Trong bối cảnh Luật Chứng khoán có hiệu lực được hơn 1 năm (từ 1/1/2007), việc nghiên
cứu các côngtyniêmyết sẽ tập trung chủ yếu vào các quy định của Luật này.
4. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Thực hiện bản luậnvăn này, mục tiêu của tác giả là tìm hiểu, phân tích và làm rõ hàng loạt
các vấn đềlýluậnvàthựctiễn có liên quan đến quảntrịcôngtyniêm yết; những nguyên nhân
làm ảnh hưởng đến việc tuân thủ các nguyên tắc quảntrịcôngtyniêmyết tại Việt Nam, qua đó
đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quảntrịcôngtyniêmyết hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu của luậnvăn chỉ tập trung chủ yếu vào các côngtyniêmyết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam, đặc biệt là từ khi Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Chứng
khoán năm 2006 và Quy chế quảntrịcôngtyniêmyết được ban hành và có hiệu lực pháp luật.
Luận văn không thảo luận các vấnđềquảntrịcôngty của các côngty đại chúng nói chung cũng
như các côngty có chứng khoán niêmyết trên thị trường chứng khoán phi chính thức (Black
market) hay thị trường OTC (Over the Counter).
5. Giới hạn thời điểm nghiên cứu
Các số liệu phân tích và khung pháp luật về quảntrịcôngtyniêmyết được luậnvăn nghiên
cứu được cập nhật và có giá trị tại thời điểm 15/8/2008.
6. Kết cấu của luậnvăn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấnđềlýluận chung về quảntrịcôngtyvàquảntrịcôngtyniêm yết.
Chương 2: Khung pháp luật về quảntrịcôngtyniêmyết ở Việt Nam.
Chương 3: Thực trạng của việc tuân thủ các nguyên tắc quảntrịcôngtyniêmyết ở Việt
Nam và một số giải pháp kiến nghị.
References
CÁC VĂN BẢN NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb
Sự thật, Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC
5. Bộ Tài chính (2007), Quyết định 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/03 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
về việc ban hành Quy chế quảntrịcôngty áp dụng cho các côngtyniêmyết trên
Sở Giao dịch Chứng khoán/ Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, Hà Nội.
6. Bộ Tài chính (2007), Quyết định 15/2007/QĐ-BTC ngày 19/03 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính về việc ban hành Điều lệ mẫu áo dụng cho các côngtyniêmyết trên Sở
Giao dịch Chứng khoán/ Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, Hà Nội.
7. Chính phủ (2007), Nghị định 14/2007/NĐ-CP ngày 19/1 hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Chứng khoán năm 2006, Hà Nội.
8. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.
9. Quốc hội (2001), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
10. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội.
11. Quốc hội (2006), Luật chứng khoán, Hà Nội.
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC
12. Nguyễn Đức Dy (chủ biên), Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đức Minh (1996), Từ điển giải
nghĩa kinh tế - kinh doanh Anh Việt, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
13. Francis Lemeunier (1993), Nguyên lývàthực hành luật thương mại, luật kinh doanh,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Nguyễn Am Hiểu (1999), "Mấy vấnđề pháp luật kinh tế Việt Nam hiện nay", Luật học, (3).
15. Học viện Tài chính (2006), Quảntrị doanh nghiệp hiện đại cho giám đốc và thành viên
hội đồng quảntrị ở Việt Nam, Nxb Tài chính, Hà Nội.
16. Khoa Luật, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (2001), Giáo trình Luật Kinh tế Việt
Nam, Hà Nội.
17. Kuebler (1992), Một số vấnđề về luật kinh tế Cộng hoà Liên bang Đức; Nxb Pháp lý,
Hà Nội.
18. Luật Kinh tế Việt Nam (2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (2006), Báo cáo đánh giá về tình hình quảntrịcôngty
của Việt Nam, Hà Nội.
20. Phạm Duy Nghĩa (1998), Giáo trình Luật thương mại, Khoa Luật, Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Hà Nội.
21. Phạm Duy Nghĩa (2003), Giáo trình Pháp luật kinh doanh, Khoa Luật- Đại học Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội.
22. Nguyễn Như Phát (1996), "Luật kinh tế trong nửa thế kỷ phát triển của nhà nước", Nhà
nước và pháp luật, (6).
23. Nguyễn Như Phát (1999), "Quyền tự chủ về vốn và tài sản của doanh nghiệp nhà nước",
Nhà nước và pháp luật, (3).
24. Lê Minh Toàn (2000), "Nhà đầu tư nên biết: Côngty cổ phần, các loại cổ phần và phát
hành chứng khoán", Chứng khoán Việt Nam, (6).
25. Lê Minh Toàn (2001), Côngty cổ phần - Quyền và nghĩa vụ của cổ đông, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
26. Lê Minh Toàn (chủ biên) (2005), Tìm hiểu Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp, (tái bản
lần thứ 2 có bổ sung), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Lê Minh Toàn (chủ biên) (2006), Luật kinh doanh Việt Nam, tập 1, Nxb Bưu điện, Hà
Nội.
28. Lê Minh Toàn (chủ biên) (2006), Luật kinh doanh Việt Nam, tập 2, Nxb Bưu điện, Hà
Nội.
29. UNDP (1999), Hoàn thiện khung pháp luật của Việt Nam cho phát triển kinh tế, Tài liệu
thảo luận số 2 của UNDP, Hà Nội.
30. UNDP - DANIDA - Ủy ban Kinh tế và ngân sách của Quốc hội (1999), Hội thảo về các
giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, Tổ chức tại
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12-14/7, (PROJECT VIE/95/016).
31. Văn phòng dự án UNDP - Bộ Tư pháp (1998), Báo cáo chuyên đề về khung pháp luật
kinh tế, Kỷ yếu dự án VIE/94/003, Tập 1, Hà Nội.
32. Văn phòng dự án UNDP - Bộ Tư pháp (1998), Báo cáo chuyên đề về khung pháp luật
kinh tế, Kỷ yếu dự án VIE/94/003, Tập 2, Hà Nội.
33. Văn phòng dự án UNDP - Bộ Tư pháp (1998), Báo cáo chuyên đề về khung pháp luật
kinh tế, Kỷ yếu dự án VIE/94/003, Tập 3, Hà Nội.
34. Văn phòng dự án UNDP - Bộ Tư pháp (1998), Báo cáo chuyên đề về khung pháp luật
kinh tế, Kỷ yếu dự án VIE/94/003, Tập 4, Hà Nội.
35. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (1995), Chứng khoán và thị trường
chứng khoán, Đề tài nghiên cứu khoa học, Hà Nội.
36. Viện Quảnlý Kinh tế Trung ương (1995), Mô hình tổ chức doanh nghiệp ở Cộng hòa
Liên bang Đức và EU, (Lưu hành nội bộ), Hà Nội.
37. Viện Quảnlý Kinh tế Trung ương (1995), Mô hình tổ chức doanh nghiệp ở Hợp chủng
quốc Hoa Kỳ, (Lưu hành nội bộ), Hà Nội.
38. Viện Quảnlý Kinh tế Trung ương (1995), Mô hình tổ chức doanh nghiệp ở Nhật bản, (L-
ưu hành nội bộ), Hà Nội.
39. Viện Quảnlý Kinh tế Trung ương (1995), Các nguyên tắc quảntrịcôngty của OECD,
(Lưu hành nội bộ), Hà Nội.
40. Viện Quảnlý Kinh tế Trung ương (1998), Đánh giá Luật công ty, Luật doanh nghiệp tư
nhân và Nghị định 66/HĐBT, Hà Nội.
41. Viện Quảnlý Kinh tế Trung ương (1999), Báo cáo nghiên cứu so sánh Luật Côngty ở
bốn quốc gia Đông Nam Á: Thái Lan, Singapore, Malaysia và Philippine, Dự án
UNDP VIE/ 97/ 016, Hà Nội.
42. Viện Quảnlý Kinh tế Trung ương, Tổ hợp tác kỹ thuật Việt - Đức (GTZ), Chương trình
phát triển Liên hợp quốc (UNDP) (2004), Thời điểm cho sự thay đổi: Đánh giá
Luật doanh nghiệp và kiến nghị sửa đổi, Hà Nội.
43. Viện Quảnlý Kinh tế Trung ương, Tổ hợp tác kỹ thuật Việt - Đức (GTZ) (2006), 6 năm
thi hành Luật doanh nghiệp: Nhữngvấnđề nổi bật và bài học kinh nghiệm, Hà Nội.
TIẾNG ANH
44. Farrar, John (2001), Corporate Governance in Australia and New Zealand.
45. Farrar, John (2003), Comparative Corporate Governance.
46. Farrar, John (2005), Corporate Governance: Theories, Principles, and Practice.
47. Lewis D. Solomon, Donald E. Schwartz, Jeffey D.Bouman, Elliott J. Weiss (1998),
Corporations Law and Policy: Meterials and Problems (Fourth edition), American
casebook series, West group, St. Paul, Minn.
48. Shleifer, Andrei and Vishy, Robert W. (1997), "A Survey of Corporate Governance",
52(2) The Journal of Finance 737
49. Tomasic, Roman, Bottomley, Stephen and McQueen, Rob (2002), Corporations Law in
Australia.
TRANG WEB
50. http//www.chinhphu.vn;
51. http//www.ciem.org.vn;
52. http//www.hse.org.vn;
53. http//www.hsx.vn;
54. http//www.laodong.com.vn;
55. http//www.mof.gov.vn;
56. http//www.mpi.gov.vn;
57. http//www.oecd.org;
58. http//www.ssc.gov.vn;
59. http//www.thanhnien.com.vn;
60. http//www.tienphong.vn;
61. http//www.tinnhanhchungkhoan.vn;
62. http//www.tuoitre.com.vn;
. quát những vấn đề chung về quản trị công ty, quản trị công ty niêm yết và
đặc điểm công ty niêm yết tại Việt Nam. Nghiên cứu khung pháp luật về quản trị công.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tác giả đã chọn đề tài " ;Quản trị công ty niêm yết - những
vấn đề lý luận và thực tiễn& quot; để làm luận văn thạc