1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Điều kiện kinh tế xã hội và vai trò của C.Mác và Ph.Ăngghen trong việc hình thành chủ nghĩa xã hội khoa học; sự bảo vệ và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học của V.I.Lênin

6 1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 89,52 KB

Nội dung

1. Phân tích điều kiện kinh tế xã hội và vai trò của C.Mác và Ph.Ăngghen trong việc hình thành chủ nghĩa xã hội khoa học?2. Phân tích sự bảo vệ và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học của V.I.Lênin?

Trang 1

ĐỀ BÀI

1 Phân tích điều kiện kinh tế- xã hội và vai trò của C.Mác và Ph.Ăngghen trong việc hình thành chủ nghĩa xã hội khoa học?

2 Phân tích sự bảo vệ và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học của V.I.Lênin?

BÀI LÀM Câu 1:

1.1Điều kiện kinh tế xã hội:

Vào những năm 40 thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản ở châu Âu đã đạt được những bước phát triển rất quan trọng trong kinh tế Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật lần thứ nhất đã thúc đẩy phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ Chính sự phát triển đó làm cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bộc lộ mâu thuẫn giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất

xã hội hóa ngày càng cao với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa Chính vì vậy mà chủ nghĩa tư bản tạo ra những khả năng hiện thực cho những nhà dân chủ cách mạng tiến bộ nhận thức đúng đắn bản chất của chủ nghĩa tư bản, để đề ra lý luận khoa học

và cách mạng

Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân hiện đại trưởng thành bước lên

vũ đài đấu tranh chống giai cấp tư sản với tư cách là một lực lượng xã hội độc lập Giai cấp công nhân là lực lượng xã hội có khả năng giải quyết những mâu thuẫn mà chủ nghĩa tư bản đã tạo ra

Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh mẽ, đã bắt đầu có tổ chức và trên quy mô rộng khắp Nó đòi hỏi có một lý luận khoa học hướng dẫn Tiêu biểu cho các phong trào công nhân lúc đó là: cuộc khởi nghĩa công nhân thành phố Liông (Pháp) 1831 – 1834; cuộc khởi nghĩa công nhân dệt Xêlidi (Đức) 1844; phong trào Hiến chương (Anh) 1838 – 1848 Những phong trào đó có tính quần chúng và mang hình thức chính trị Sự lớn mạnh của phong trào công nhân đặt ra yêu cầu bức thiết phải xây dựng một hệ thống lý luận khoa học và cách mạng

Đó là những điều kiện kinh tế - xã hội khách quan cho chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời để thay thế các trào lưu xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa đã tỏ ra lỗi thời, không còn có khả năng

Trang 2

đáp ứng phong trào công nhân trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản, đồng thời chủ nghĩa

xã hội khoa học ra đời phản ánh bằng lý luận phong trào công nhân

- Những tiền đề văn hóa – tư tưởng (tiền đề lý luận)

Đến đầu thế kỷ XIX, nhân loại đã đạt nhiều thành tựu to lớn trong lĩnh vực khoa học, văn hóa và

tư tưởng Về khoa học tự nhiên có: thuyết tế bào của M Sơlayđen và T Savanxơ (Đức); thuyết tiến hóa của Đ Đácuyn (Anh); thuyết bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của M Lômônôxốp (Nga) Về khoa học xã hội có: triết học cổ điển Đức (Ph Hêghen, L Phơbách,…), kinh tế chính trị học Anh (Ađam Smít, Đ Ricácđô,…), chủ nghĩa xã hội không tưởng – phê phán (H Xanhximông, S Phuriê, R.Ôoen,…) Những thành tựu của khoa học, văn hóa, tư tưởng đã tạo ra những tiền đề tư tưởng – văn hóa cho sự ra đời chủ nghĩa Mác nói chung và chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng

1.2 Vai trò của C Mác, Ph Ăngghen đối với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học:

- Các Mác (1818 – 1883):

C Mác là người sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học, chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và kinh tế chính trị khoa học Ông là lãnh tụ và người thầy của giai cấp vô sản thế giới

- Phriđrích Ăngghen (1820 – 1895):

Ph Ăngghen là nhà bác học, lãnh tụ và là người thầy của giai cấp công nhân hiện đại, đã cùng với C Mác sáng lập ra học thuyết mác xít

Khi nghiên cứu miếng đất hiện thực tư bản chủ nghĩa trên quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng với phương pháp luận khoa học, C Mác đã nêu ra hai phát kiến vĩ đại đó là: chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư “Nhờ hai phát kiến ấy, chủ nghĩa xã hội đã trở thành khoa học” Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời không phải do tưởng tượng, ước mơ mà là kết quả tất yếu trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, của tư duy lý luận có cơ sở khoa học

Tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản” do C Mác và Ph Ăngghen soạn thảo theo sự ủy nhiệm của “Đồng minh những người cộng sản” – một tổ chức công nhân quốc tế, đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

Trang 3

“Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản” (2-1848) là tác phẩm bất hủ, là khúc ca tuyệt tác của chủ nghĩa Mác, là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của phong trào công nhân, phong trào cộng sản Với những nội dung đã được trình bày một cách rõ ràng và sáng sủa của thế giới quan khoa học,

“Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản”, theo V.I Lênin, xứng đáng được thừa nhận là Tuyên ngôn của chủ nghĩa xã hội thế giới, là “cuốn sách gối đầu giường cho tất cả những người công nhân giác ngộ”

“Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản” là kim chỉ nam cho hành động của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế Các Đảng Cộng Sản mác xít – lêninnít lấy tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản” làm cơ sở cho việc xây dựng đường lối chiến lược và sách lược cách mạng nhằm thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân: thủ tiêu chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội, để tiến lên chủ nghĩa cộng sản

Câu 2:

Cống hiến xuất sắc của V.I Lênin trong bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác là tìm ra những đặc điểm cơ bản và quy luật vận động của chủ nghĩa đế quốc, giới hạn tồn tại của nó - điểm “cốt lõi”, nấc thang cuối cùng của chủ nghĩa tư bản để vạch trần ngọn nguồn bí mật của xã hội tư bản, giúp giai cấp vô sản nhận thức đúng âm mưu, bản chất phản động, sự lừa gạt, tráo trở của giai cấp tư sản và giới trí thức tư sản theo đuổi nó đang cản trở tiến bộ lịch sử Phân tích các mâu thuẫn nội tại trong xã hội tư bản chủ nghĩa đương thời, V.I Lênin nhận định rằng, chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn phát triển cao nhất, đồng thời là giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản Nó hoàn toàn không phải là một hình thái kinh tế - xã hội mới, cao hơn hình thái kinh tế - xã hội tư bản như những người cơ hội, xét lại tuyên truyền, xuyên tạc nhằm ca ngợi chủ nghĩa đế quốc, phủ nhận bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác để lừa mị dân Sự phát triển của các mâu thuẫn này tất yếu đẩy xã hội tư bản vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng và cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân cùng nhân dân lao động thế giới chống lại các thế lực phản động, cản trở sự phát triển của lịch sử, kìm hãm sự tiến bộ xã hội sẽ kết thành làn sóng vô cùng mạnh mẽ để xóa

bỏ mọi tội ác và bất công do giai cấp tư sản sản sinh ra

Trên cơ sở hiện thực sinh động của sự phát triển chủ nghĩa đế quốc, thực tiễn phong trào công nhân và đời sống kinh tế - xã hội Nga, V.I Lênin đã phát hiện quy luật phát triển không đều về kinh tế và chính trị của xã hội tư bản và chỉ ra tính tất yếu khách quan giành thắng lợi của cách

Trang 4

mạng vô sản do giai cấp công nhân lãnh đạo Người cho rằng, giai cấp vô sản cần phải lợi dụng triệt để các mâu thuẫn trong lòng chủ nghĩa đế quốc để chiến thắng nó tại nơi tập trung những mâu thuẫn, ở khâu yếu nhất, mắt xích yếu nhất trong sợi dây chuyền vô tận của chủ nghĩa tư bản Quan điểm của V.I Lênin về cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhất là việc chỉ ra mục tiêu cách mạng, đối tượng và chủ thể, lực lượng tham gia cách mạng, nội dung và hình thức của cách mạng, phương thức và điều kiện bảo đảm thắng lợi của cách mạng có ý nghĩa lý luận - thực tiễn sâu sắc, mang tính định hướng chính trị, chỉ đạo thực tiễn thiết thực đối với việc vạch ra con đường đi mới và triển vọng thắng lợi của cách mạng vô sản ở một số nước, thậm chí ở một nước chủ nghĩa

tư bản phát triển tầm trung bình như nước Nga; đồng thời, đề cao vai trò của nhân tố chủ quan, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của giai cấp vô sản, đặc biệt là vai trò của Đảng Cộng sản trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động

Để cách mạng thắng lợi, V.I Lênin đã nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo đảm quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp vô sản, Đảng Cộng sản phải trở thành đảng cầm quyền, lãnh đạo nhà nước và xã hội; đồng thời, phải xây dựng được khối liên minh công nông, khối liên minh giữa các dân tộc bị

áp bức, bóc lột thành một khối đoàn kết, thống nhất, có sức mạnh vững chắc Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã chứng minh lý luận và sách lược của V.I Lênin về cách mạng xã hội chủ nghĩa là hoàn toàn đúng đắn Với giá trị và ý nghĩa lý luận khoa học, cách mạng, V.I Lênin đã trang bị cho giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới tri thức khoa học và niềm tin vững chắc để đấu tranh, thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng tự giải phóng mình; xây dựng một chế độ xã hội mới tốt đẹp hơn: xã hội xã hội chủ nghĩa

Bảo vệ và phát triển sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác về chuyên chính vô sản và về xây dựng chủ nghĩa xã hội là một trong những cống hiến xuất sắc của V.I Lênin Phê phán quan điểm sai lầm của chủ nghĩa cơ hội - xét lại và “chủ nghĩa xã hội chân chính” về vấn đề này, V.I Lênin chỉ rõ: chuyên chính vô sản là điểm cốt lõi, trọng yếu trong lý luận về nhà nước của C Mác, là linh hồn của chủ nghĩa Mác Việc thừa nhận hay phản đối chuyên chính vô sản là hòn đá thử vàng để phân biệt lập trường, quan điểm của người cộng sản với bọn cơ hội, xét lại và các phần tử lưu manh Chuyên chính vô sản là công cụ sắc bén và đặc biệt cần thiết của giai cấp vô sản để trấn

áp bọn phản cách mạng, cải tạo xã hội cũ, xây dựng chế độ xã hội mới Việc duy trì chuyên chính

vô sản không có nghĩa là cách mạng đã kết thúc mà thực chất mới chỉ bắt đầu, bởi vì cách mạng

đã giành thắng lợi nhưng còn chưa đủ mạnh để trấn áp các thế lực phản động “ngóc đầu dậy”;

Trang 5

các thế lực thù địch đã bị đánh đổ nhưng chưa bị tiêu diệt hẳn, chúng vẫn còn lực lượng và dã tâm, âm mưu cướp chính quyền cách mạng, phá hoại sự nghiệp xây dựng chế độ xã hội mới của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Do vậy, chính quyền nhà nước của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có thể là hình thức này, hay hình thức khác, song xét về bản chất, nhất thiết phải

là chuyên chính vô sản và phải là chuyên chính vô sản! Vì lẽ đó, V.I Lênin căn dặn chúng ta: Chừng nào kẻ thù của cách mạng còn tồn tại thì chừng đó, những người cộng sản không được vứt bỏ vũ khí Đó là tinh thần cảnh giác cách mạng, chủ động tiến công của người cộng sản, nó cho phép chúng ta giải quyết thấu đáo vấn đề “ai thắng ai” giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, thực hiện thành công các yêu cầu, nhiệm vụ bức thiết của cách mạng trong thời kỳ quá độ

từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội còn nhiều cam go, quyết liệt và vô cùng phức tạp

Để xây dựng nền kinh tế mới xã hội chủ nghĩa dựa trên nền tảng lực lượng sản xuất hiện đại, quan hệ sản xuất tiên tiến, phù hợp với một kiến trúc thượng tầng mới; nhân tố mang ý nghĩa quyết định giúp giai cấp vô sản chiến thắng giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản cả về năng suất lao động, cả về nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, theo V.I Lênin, là tiếp nhận được tinh hoa và vận dụng sáng tạo học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác, nhất là vận dụng sáng tạo các quy luật của nó; đồng thời, phải tuyệt đối giữ vững vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân

Sách lược của mọi sách lược của cách mạng là dành sự ưu tiên làm tốt việc củng cố nền chuyên chính vô sản, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đặc biệt là xây dựng và củng cố vững chắc khối liên minh giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự hỗ trợ đắc lực của Hồng quân, quân đội đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là xóa đói nghèo, làm cho đất nước giàu mạnh, văn minh, thực hiện công bằng, dân chủ trong xã hội mới Cùng với đó, V.I Lênin nhấn mạnh yêu cầu phải tiến hành thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước, xây dựng cho được nền công nghiệp nặng, giải phóng đôi tay người lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân Nghiên cứu hoàn cảnh những nước nghèo đi lên chủ nghĩa xã hội, V.I Lênin đưa ra công thức nổi tiếng: “Chủ nghĩa cộng sản là chính quyền Xô viết cộng với điện khí hóa toàn quốc”, là “hợp tác hóa nông nghiệp, phát triển

và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn” Chìa khóa để thực hiện thắng lợi cách mạng xã hội chủ nghĩa phải là nâng cao sự giác ngộ và phát huy vai trò làm chủ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đặc biệt là việc đào tạo và sử dụng đội ngũ trí thức xã hội chủ nghĩa

Ngày đăng: 29/03/2022, 14:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w