Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
437,07 KB
Nội dung
CôngướcATAvàkhảnăngthựcthicủangành
Hải quantrongthờigiantới
Đỗ Mai Trang
Khoa Luật
Luận văn ThS ngành: Luật Quốc tế; Mã số: 60 38 60
Người hướng dẫn: TS. Bùi Xuân Nhự
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Giới thiệu về CôngướcATAvà nội dung chủ yếu củaCông ước. Phân tích
những lợi ích củaCôngước đối với hảiquanvàcộng đồng doanh nghiệp. Nhận định,
đánh giá thực trạng thủ tục hảiquan đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất tại Việt Nam.
Đề xuất các giải pháp để ngànhHảiquanthựcthi có hiệu quả Côngước ATA.
Keywords: Pháp luật Việt Nam; Luật Quốc tế; Côngước quốc tế; CôngướcATA
Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại hiện nay đang là vấn đề “thời
sự” nổi bật của kinh tế quốc tế. Đặc điểm này đã tạo ra sự liên kết, phụ thuộc ngày càng cao giữa
các quốc gia, vùng lãnh thổ và các khu vực. Thực tiễn và lý luận chứng tỏ rằng hội nhập kinh tế
quốc tế không phải chỉ là hành động của quốc gia mở cửa, sửa đổi chính sách, bổ sung pháp luật
để tạo điều kiện cho giao lưu, buôn bán, hợp tác quốc tế với các quốc gia khác hoặc cho phép tổ
chức, cá nhân hoạt động đầu tư, xuất nhập khẩu hàng hóa, ra nước ngoài du lịch, học tập,…mà
nó phải tiến hành trên cơ sở ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế.
Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra càng
mạnh mẽ. Bên cạnh đó, quá trình hội nhập và tham gia vào nền kinh tế quốc tế cũng đưa ra những
đòi hỏi hết sức thiết thực về cải cách hành chính như giảm bớt sự can thiệp trực tiếp quá mức vào
các hoạt động kinh tế, quốc tế và mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế. Xuất phát từ tình hình
trên, ngànhHảiquan cũng cần có sự đổi mới theo hướng đơn giản hóa, hiện đại hóa tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển. Bên cạnh những mặt tích cực mà quá trình hội
nhập mang lại cho nước ta như việc mở rộng thị trường, tăng khảnăng thu hút các nguồn vốn, tạo
điều kiện tiếp nhận công nghệ mới có hiệu quả hơn, thì những yêu cầu, thách thứcvà những tác
động tiêu cực ở mặt nào đó, cũng đòi hỏi phải có những biện pháp cải cách để những vấn đề đó
được giải quyết theo hướng thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo hộ sản xuất, bảo đảm nguồn thu cho
ngân sách, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ vững chủ quyền quốc gia. Cũng như
các ngành khác trong nước vàhảiquan các nước trên thế giới, Hảiquan Việt Nam đang đối mặt
với rất nhiều khó khăn và thách thứctrong bối cảnh thương mại quốc tế tăng trưởng mạnh cả về
giá trị và khối lượng, cả thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ, sự bùng nổ củacông nghệ
thông tin và sự phát triển gia tăng của buôn lậu, gian lận thương mại và những loại hình tội phạm
mới. Thực tế trên càng ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động củahảiquanvà càng đòi hỏi phải thực
hiện cải cách sâu rộng, trong đó, một chế độ thủ tục hảiquan đơn giản, minh bạch và hiện đại là
một yêu cầu đồng thời còn là một lợi thế của Việt Nam khi tham gia vào nền kinh tế thế giới
Với nhận thức trên, tôi cho rằng vấn đề hội nhập của Việt Nam nói chung vàcủangànhHảiquan
nói riêng có ý nghĩa cả về lý luận vàthực tiễn, do vậy việc nghiên cứu đề tài “Công ướcATAvàkhả
năng thựcthicủangànhHảiquantrongthờigian tới” là việc làm cần thiết, phục vụ thiết thực cho
việc tạm nhập - tái xuất hàng hóa thông qua việc đơn giản hóa vàhài hòa hóa các thủ tục hảiquan
theo các mục tiêu kinh tế, nhân đạo, văn hóa, xã hội hoặc du lịch. Mặt khác việc áp dụng mô hình
chuẩn các chứng từ hảiquan quốc tế cùng với sự bảo đảm quốc tế theo CôngướcATA sẽ góp phần
thuận lợi hóa thủ tục tạm nhập tái xuất hàng hóa, đóng góp hiệu quả cho sự phát triển thương mại
quốc tế.
2. Tình hình nghiên cứu
Đến nay, tại Việt Nam đã có các công trình nghiên cứu về pháp luật hảiquanvà tiến trình
hội nhập củaHảiquan Việt Nam như:
- “Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về hảiquan ở nước ta hiện nay”, Luận án tiến sĩ của Vũ
Ngọc Anh, bảo vệ thành công năm 1996;
- “Hải quan Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế”, Luận án tiến sĩ
của Nguyễn Văn Tới;
- “Tiếp tục cải cách hiện đại hóa hảiquan Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc
tế”, Luận án tiến sĩ của Nguyễn Ngọc Túc, bảo vệ thành công năm 2007.
Ngoài ra còn có một số đề tài nghiên cứu cấp ngànhHảiquan như:
- “Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực hảiquan
phù hợp với cam kết quốc tế mà Hảiquan Việt Nam ký kết, tham gia” (mã số 02-N2003, do TS.
Vũ Ngọc Anh làm chủ nhiệm đã bảo vệ thành công năm 2003);
- “Hoàn thiện thể chế pháp luật về kiểm tra, giám sát hảiquan phục vụ yêu cầu cải cách, hiện đại
hóa ngànhHảiquan đến năm 2010” (mã số 04-N2004, do TS. Vũ Ngọc Anh làm chủ nhiệm đã bảo
vệ thành công năm 2007).
Tuy nhiên, những công trình nêu trên mới chỉ nghiên cứu những vấn đề liên quan đến cải
cách và hiện đại hóa thủ tục hảiquancủa Việt Nam, chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về thủ
tục hảiquan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất khi sử dụng hệ thống Sổ ATAvà những lợi ích của
hệ thống này đem lại cho hảiquanvà cho người sử dụng. Có thể nói, đây là luận văn thạc sĩ luật
học, chuyên ngành Quốc tế đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này.
Đây cũng chính là một trong những trở ngại về nguồn tài liệu tham khảo đối với người viết
luận văn bên cạnh một số trở ngại khác về mặt thờigianvà kinh nghiệm nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tác giả sẽ tập trung nghiên cứu, làm rõ một số nội dung về Côngước ATA, về khảnăng
thực thicủaHảiquan Việt Nam trongthờigian tới; những bất cập trong các quy định về thủ tục
hải quan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất của Việt Nam đồng thời đề xuất một số giải pháp
khắc phục để ngànhHảiquanthực hiện tốt những lợi ích mà CôngướcATA đem lại.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích đó, luận văn có các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Giới thiệu về CôngướcATAvà nội dung chủ yếu củaCông ước;
- Phân tích những lợi ích củaCôngước đối với hảiquanvàcộng đồng doanh nghiệp;
- Nhận định, đánh giá thực trạng thủ tục hảiquan đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất tại
Việt Nam;
- Đề xuất các giải pháp để ngànhHảiquanthựcthi có hiệu quả Côngước ATA.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong phạm vi của một luận văn thạc sĩ luật học và với khảnăng cho phép, người viết luận văn
cố gắng nghiên cứu một cách tổng quát những vấn đề cơ bản liên quan đến Côngước ATA, đến thủ
tục hảiquan đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất và các khảnăngcủangànhHảiquan khi tham gia
Công ước này.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt nội dung: do thờigianvà kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế, người viết xin chủ
yếu tập trung vào nghiên cứu các quy định pháp luật về thủ tục hảiquan đối với loại hình tạm
nhập tái xuất phổ biến, điển hình, chiếm kim ngạch lớn để từ đó áp dụng được những chuẩn mực
của CôngướcATA về việc chấp nhận tạm thời hàng hóa.
- Về mặt thời gian: Mốc thờigian mà luận văn phân tích là năm 2010 khi mà Hảiquan Việt
Nam chưa tham gia vào Côngước ATA, giải pháp đề xuất áp dụng cho đến năm 2015.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của đề tài là phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác -
Lênin kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm phát triển kinh tế của Đảng Cộng sản
Việt Nam, pháp luật của Nhà nước, chính sách của nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội
nhập kinh tế quốc tế.
Ngoài ra, luận văn được thực hiện dựa trên việc áp dụng các phương pháp nghiên cứu tổng
hợp như: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp
diễn giải, phương pháp lịch sử,…
6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
Đây là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam về
thủ tục hảiquan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất khi gia nhập Côngước ATA.
Về mặt lý luận, luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên kể từ khi Luật Hảiquan năm 2001
và Luật Hảiquan sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hảiquan năm 2005 được ban hành đến
nay.
Về mặt thực tiễn, luận văn đưa ra những giải pháp và đề xuất cụ thể nhằm góp phần từng
bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về thủ tục hảiquan để thựcthi có hiệu quả Côngước ATA.
Như vậy, với kết quả đạt được, luận văn sẽ góp phần giải quyết một số vấn đề về mặt lý luận
và thực tiễn của pháp luật Hải quan, góp phần hoàn thiện những nội dung cơ bản nhất của pháp
luật về thủ tục hảiquan đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được chia
thành 3 chương:
Chương 1: CôngướcATAvà pháp luật về thủ tục hảiquan tại Việt Nam.
Chương 2: Thủ tục hảiquan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất tại Việt Nam theo Côngước
ATA.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thủ tục hảiquan nhằm thựcthi có hiệu quả
Công ướcATAcủangànhHải quan.
Chương 1
CÔNG ƯỚCATAVÀ PHÁP LUẬT
VỀ THỦ TỤC HẢIQUAN TẠI VIỆT NAM
1.1. Khái quát chung về CôngướcATA
1.1.1. Sự ra đời củaCôngướcATA
Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế đã làm cho các hình thức giao dịch thương
mại quốc tế ngày càng đa dạng. Trong đó, một trong những hình thức giao dịch tương đối phổ
biến là tạm nhập khẩu - tái xuất khẩu hoặc tạm xuất khẩu - tái nhập khẩu hàng hóa giữa một hoặc
nhiều quốc gia. Để đáp ứng các yêu cầu quản lý mới, từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX Hội
đồng hợp tác hảiquan (nay là Tổ chức Hảiquan thế giới WCO) cùng với sự hợp tác của Liên
hợp quốc, các thành viên tham gia Hiệp định chung về Thuế quanvà thương mại GATT, tổ chức
Khoa học Giáo dục của Liên hợp quốc UNESCO đã nghiên cứu và thông qua Côngước quốc tế
của WCO về Sổ tạm quảnATA (Công ước ATA) năm 1961. CôngướcATA có hiệu lực từ
30/7/1963 gồm 6 chương và 28 điều.
Công ướcATA gồm phần thân Côngướcvà 13 Phụ lục về các chuyên đề liên quan đến tạm
quản như về chứng từ tạm quản (Sổ ATA); về hàng hóa dùng để trưng bày hoặc sử dụng tại triển
lãm, hội chợ, hội nghị hay các sự kiện tương tự; về thiết bị nghề nghiệp; về bao bì, giá kê, gói,
mẫu hàng và các hàng hóa nhập khẩu khác liên quan đến hoạt động thương mại; về hàng hóa
nhập khẩu liên quan đến hoạt động sản xuất; về hàng hóa nhập khẩu cho mục đích giáo dục,
khoa học hoặc văn hóa; về hành lý cá nhân của du khách và hàng hóa nhập khẩu dùng cho hoạt
động thể thao; về vật tư quảng bá du lịch; về hàng hóa nhập khẩu qua biên giới; và về hàng hóa
nhập khẩu được miễn giảm một phần thuế nhập khẩu và thuế khác.
Mục đích củaCôngước này là tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế vàhài hòa hóa thủ tục
tạm quản để đạt được các mục tiêu về kinh tế, nhân đạo, văn hóa, xã hội hoặc du lịch. Việc chấp
nhận Côngướcvà trở thành bên tham gia củaCôngước chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho
cơ quanhảiquan làm cho các thủ tục đơn giản hơn và việc kiểm soát hoạt động tạm nhập cũng
linh hoạt hơn.
1.1.2. Nội dung cơ bản của Sổ ATA
1.1.2.1. Định nghĩa sổ ATA
a. ATA là sự kết hợp viết tắt của chữ cái tiếng Anh và tiếng Pháp nghĩa là “chấp nhận tạm
thời”.
b. Sổ ATA: là một chứng từ hảiquan quốc tế tạm thời được chấp nhận bởi cơ quanhải quan,
nó thay thế tạm thời cho chứng từ thông thường phải có khi mà hàng hóa di chuyển qua một
quốc gia. Chứng từ này được cung cấp bảo lãnh bởi một số cơ quanhảiquancủa một số nước
dưới sự điều hành của Phòng thương mại quốc tế. Nó cũng bảo lãnh việc nộp các khoản thuế hải
quan nếu những hàng hoá đó không được tái xuất hoặc tái nhập đúng thờigian quy định.
1.1.2.2. Hệ thống sổ ATA hoạt động như thế nào?
Sổ ATA là chứng từ hảiquan quốc tế dùng để tạm xuất tạm nhập và quá cảnh hảiquan thay
cho các chứng từ hảiquantrong nước và được sử dụng rộng rãi nhất khi làm thủ tục cho hàng tạm
nhập. Sổ ATA bao gồm một bộ chứng từ với nhiều màu sắc khác nhau: trang bìa và trang cuối màu
xanh lá cây, màu vàng dùng cho xuất khẩu và tái nhập, màu trắng dùng cho nhập khẩu và tái xuất,
màu xanh nước biển dùng cho quá cảnh. Danh mục hàng hóa được ghi ở mặt sau của trang bìa
(danh mục dùng chung của sổ) và ở mặt sau của mỗi biên lai (danh mục chung của biên lai) với các
trang bổ sung cùng màu sắc và cũng có các cuống chứng từ dành cho cán bộ hải quan. Các màu sắc
khác nhau sẽ giúp dễ dàng nhận ra chứng từ cần dùng, bởi vì hoạt động nhập khẩu và tái nhập ở
một nước xuất xứ sẽ trở thành hoạt động nhập khẩu và tái nhập ở nước đích và ngược lại. Người
giữ sổ hoặc đại diện của mình sử dụng các chứng từ để khai báo hàng hóa với hải quan, hai biên lai
dùng cho xuất cảnh và tái nhập ở nước xuất xứ vàhai biên lai khác dùng cho nhập cảnh và tái xuất
hoặc quá cảnh ở một nước đến, các cuống chứng từ để hảiquan xác nhận sẽ được giữ trong sổ. Sau
khi sử dụng chứng từ sẽ được trả lại cho tổ chức cấp phát.
1.1.2.3. Những loại hàng hóa hệ thống điều chỉnh
Công ước quy định những nguyên tắc cơ bản điều chỉnh tạm nhập/tái xuất cho 3 nhóm hàng
hóa chính: Hàng triển lãm; Hàng mẫu thương mại; Thiết bị chuyên ngành.
1.1.2.4. Phòng thương mại quốc tế (ICC)
Phòng thương mại quốc tế (ICC): là phòng thương mại đầu tiên của thế giới, có trụ sở ở Pari,
được thành lập năm 1919, có hội viên tại 140 quốc gia (như: Ấn Độ, Phillipin, Thái Lan, Trung
Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Singapo, EU,…)
1.1.2.5. Những quốc gia đang tham gia hệ thống Sổ ATA
Hệ thống Sổ ATA đã được chấp nhận và thẩm định bởi Hệ thống bảo lãnh hảiquan quốc tế
và đang có hiệu lực tại 55 quốc gia trong đó gồm có cả những quốc gia thương mại quốc tế lớn
và xuất khẩu vốn như: Trung Quốc, Ấn Độ, EU, Nam Triều Tiên, Srilanca, Thái Lan, Mỹ,
Malayxia,…
1.1.3. Những lợi ích khi tham gia CôngướcATA
1.1.3.1. Lợi ích đối với doanh nghiệp (người sở hữu Sổ)
- Giảm giấy tờ và sự vất vả: có Sổ ATA, người sử dụng không phải hoàn thành các tờ khai
và chứng từ hảiquan tại điểm nhập/xuất;
- Tiết kiệm thờigianvà tiền bạc: hệ thống cho phép các thương nhân, nhà triển lãm, những
chuyên gia, nhà làm phim, kỹ sư, người biểu diễn nghệ thuật, nhà nhiếp ảnh,…được làm thủ tục lữ
hành và thủ tục hảiquan nhanh chóng với chi phí tạm nhập được xác định trước. Hệ thống Sổ ATA
giúp cơ quanhảiquanvà người sử dụng giảm được chi phí vàthờigian làm thủ tục thông quan hàng
hóa;
- Giảm rủi ro cho người giữ Sổ: trong trường hợp phải giới thiệu sản phẩm cho những khách
hàng tiềm năng tại nhiều quốc gia khác nhau mà không cần phải mang theo nhiều ngoại tệ để đặt
cọc cho hàng mẫu tạm nhập;
- Khi một thương nhân muốn tham gia hội chợ tại nhiều quốc gia trong cùng hệ thống thì
cũng chỉ cần sử dụng một quyển Sổ ATA.
1.1.3.2. Lợi ích đối với cơ quanhảiquan
- Giảm bớt giấy tờ: Sổ ATA không cần tờ khai hảiquan tại điểm nhập và điểm xuất. Điều
này giúp giảm giấy tờ cho cả cán bộ công chức hảiquanvà người sử dụng Sổ;
- Giảm bớt khối lượng công việc: cán bộ, công chức hảiquan không còn phải giải quyết
những trường hợp doanh nghiệp từ chối hoặc đòi giảm mức bảo lãnh, không mang đủ tiền bảo
lãnh hoặc không thể hoàn thành các chứng từ tạm quản;
- Giúp cải thiện hiệu suất công việc;
- Giảm thờigianvà tiền bạc: hệ thống Sổ ATA giúp giảm thờigianvà chi phí hành chính để
theo dõi việc tạm nhập - tái xuất;
- Chống thất thu thuế: hệ thống đảm bảo thanh toán các khoản thuế hảiquanvà thuế khác
trong trường hợp người giữ Sổ không thực hiện tái nhập hoặc tái xuất theo quy định.
1.1.3.3. Lợi ích đối với Hiệp hội cấp phát và bảo lãnh quốc gia
- Mở rộng phạm vi hoạt động dịch vụ đến cộng đồng doanh nghiệp;
- Thể hiện tốt hơn lợi ích của các hội viên thông qua Phòng thương mại quốc tế. Do đó, khu
vực tư nhân sẽ được trang bị tốt hơn khi đối phó với môi trường kinh doanh luôn biến động. Hệ
thống sẽ giúp họ toàn cầu hóa hoạt động vànâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế.
- Dễ dàng thanh toán những khoản thuế khi người giữ Sổ vi phạm những quy định thì khoản
tiền bảo lãnh sẽ bị giữ để nộp cho cơ quanhảiquan liên quan.
1.1.4. Sử dụng sổ ATA
1.1.4.1. Những điều kiện quy định việc sử dụng đúng đắn Sổ ATA
Một điểm quantrọng cần phải lưu ý rằng Sổ là một công cụ để giúp người mang Sổ thu hút
đơn đặt hàng nước ngoài đối với những hàng hóa sau: không phải để bán, không phải hàng tiêu
dùng, hàng không có mục đích bỏ đi, hàng không để giao dịch thương mại như cho thuê, bảo
dưỡng chế biến, sửa chữa,… và Sổ không dùng đối với các mặt hàng đá và đá quý, đồ hóa trang
sân khấu, rượu mạnh, thuốc lá, chất đốt,…
1.1.4.2. Quyền hạn của Hiệp hội cấp phát và bảo lãnh
Khi tham gia chế độ tạm quản, bên yêu cầu phải đáp ứng yêu cầu về bảo lãnh hoàn thành các
nghĩa vụ đối với cơ quanhải quan. Tổ chức bảo lãnh sẽ đảm nhận trách nhiệm nộp cho cơ quan
hải quan số tiền thuế nhập khẩu và các khoản tiền khác nếu người nhập khẩu không thực hiện
những điều kiện chấp nhận tạm thời hoặc quá cảnh đối với những hàng hóa được đưa vào nước
đó theo quy định của Sổ ATA. Tổ chức bảo lãnh sẽ không cùng chịu trách nhiệm hoặc chịu trách
nhiệm riêng với những người phải trả số tiền đã nêu trên. Số tiền phải trả của tổ chức bảo lãnh sẽ
không vượt quá 10% số tiền thuế nhập khẩu. Khi cơ quanhảiquancủa nước nhập khẩu không
chấp nhận Sổ ATA đối với một số hàng hóa thì cơ quanhảiquan không yêu cầu tổ chức bảo lãnh
trả số tiền bảo lãnh đối với những hàng hóa đó. Tuy vậy, cơ quanhảiquan vẫn có thể yêu cầu
phải thanh toán nếu sau đó phát hiện Sổ không được sử dụng đúng mục đích hoặc có những gian
dối, vi phạm các điều kiện chấp nhận tạm thời hoặc quá cảnh.
1.1.4.3. Ngôn ngữ sử dụng
Theo CôngướcATA mẫu Sổ phải được in bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp hoặc có thể in
bằng tiếng thứ hai (tất nhiên nó cũng có thể được in bằng ba thứ tiếng, nhưng một trong những
thứ tiếng này phải là tiếng Anh hoặc tiếng Pháp). Trên thực tế thì rất khó có thể in bằng ba thứ
tiếng.
1.1.4.4. Trách nhiệm của người sử dụng Sổ
Tất cả những người sử dụng Sổ phải ký cam kết như sau:
- Thực hiện đúng các điều kiện điều chỉnh của việc sử dụng đúng hệ thống Sổ;
- Tái xuất/tái nhập trongthời hạn cơ quanhảiquan quy định (tuân theo thời hạn cho phép
ngắn nhất);
- Đảm bảo là tất cả cuống hóa đơn được điền đúng, hợp lý, chứng thực, ký, đề ngày tháng và
đóng dấu;
- Thông báo cho Hiệp hội bảo lãnh những khó khăn;
- Chuyển trả cho Hiệp hội bảo lãnh tất cả những khoản tiền đã trả và tất cả các chi phí phát
sinh do không tuân thủ các điều kiện quy định việc xuất khẩu và nhập khẩu tạm thời;
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn những tranh chấp khiếu nại chống lại chính họ hoặc chống lại
cơ quanhảiquan hoặc bất kỳ người nào khác, hoặc thương lượng liên quan đến tranh chấp;
- Cung cấp cho Hiệp hội bảo lãnh tất cả những chứng từ liên quantrongthờigian tranh chấp
theo yêu cầu của cơ quanhảiquan
1.1.4.5. Trách nhiệm của các bên tham gia CôngướcATA
Các bên tham gia thực hiện hệ thống Sổ ATA có trách nhiệm thực hiện thống nhất hoạt động
và hợp tác trong khuôn khổ thực hiện các quy định của hệ thống tạm quản. Bất cứ sự tranh chấp
nào giữa các bên ký kết liên quan đến giải thích và áp dụng các quy định của các Côngướctrong
hệ thống này sẽ được giải quyết thông qua đàm phán giữa các bên. Nếu không giải quyết được
các cuộc tranh chấp đó bằng đàm phán giữa các bên ký kết có tranh chấp thì sẽ đưa ra thảo luận
tại cuộc họp của cơ quanquản lý hệ thống là Phòng thương mại quốc tế ICC.
1.1.4.6. Các bước tiến hành để xin cấp Sổ
Thủ tục này đơn giảnvà bao gồm các bước sau:
- Hoàn thành một mẫu đơn, một bản cam kết và thanh toán phí cấp đơn.
- Đặt một khoản bảo đảm/bảo hành đủ để chi trả các khoản thế/chi phí,… nếu họ không thực
hiện được việc tái nhập khẩu hoặc tái xuất khẩu hàng hóa;
- Hoàn thành mẫu Sổ: cũng giống như tất cả các giấy tờ hảiquan khác, mẫu này cũng cần
phải được hoàn thành trung thựcvà chính xác;
- Nộp các tài liệu, chứng từ cần thiết;
- Có thư ủy quyền cho nhân viên/đại lý/đại diện được ủy quyền nếu Sổ sẽ được trao cho
người đó;
- Thư ủy quyền cho việc nhân Sổ (nếu Sổ sẽ được trao cho đại diện được ủy quyền).
1.1.4.7. Lệ phí sử dụng Sổ
Giá bán Sổ ATA carnet ở mỗi nước là do Hiệp hội cấp phát và bảo lãnh quốc gia NIGA ở
từng quốc gia tự do quy định nhưng giá này phải bao gồm lệ phí hành chính hàng năm (16
phrăng Pháp/1 giấy thông hành được chuyển đến Hội đồng quốc tế các phòng thương mại IBCC)
và có thể phụ thuộc vào chấp nhận củahảiquan quốc gia. Lệ phí được dựa trên giá trị hàng hóa,
số các mặt hàng và số nước đến và có thể cả chi phí bảo hiểm. Giá bán Sổ có thể bao gồm cả lệ
phí hợp lý hóa.
1.1.5. Tổ chức được chỉ định làm Hiệp hội cấp phát và bảo lãnh
Tại Việt Nam, VCCI đã được Chính phủ giao làm đầu mối bảo lãnh, cấp phát Sổ ATA. Hiện
VCCI đang tích cực triển khai phổ biến ATA carnet tới doanh nghiệp và các cơ quan liên quan ở
Việt Nam.
1.2. Pháp luật về thủ tục hảiquan tại Việt Nam
Pháp luật về thủ tục hảiquan là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội
phát sinh trong quá trình tiến hành thủ tục hải quan, tức là điều chỉnh hoạt động của cơ quanhảiquan
cũng như của các chủ thể khác tham gia các quan hệ xã hội được hình thành trong quá trình tổ chức
và thực hiện hoạt động chấp hành - điều hành của Nhà nước trong lĩnh vực thủ tục hải quan.
Dưới góc độ pháp lý, pháp luật về thủ tục hảiquan là bộ phận của pháp luật hảiquan nằm trong
hệ thống luật hành chính do Nhà nước quy định để điều chỉnh hoạt động của cơ quanhảiquan cũng
như của các chủ thể khác tham gia các quan hệ xã hội được hình thành trong quá trình tổ chức và
thực hiện hoạt động chấp hành - điều hành của Nhà nước về thủ tục hảiquan (thi hành các chế độ
kiểm tra, giám sát, quản lý Nhà nước đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương
tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, thu thuế và các khoản thu khác….) nhằm bảo vệ an
ninh và chủ quyền kinh tế đất nước, tạo điều kiện cho hoạt động giao lưu thương mại và hội nhập
quốc tế.
Pháp luật về thủ tục hảiquan có các đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, pháp luật về thủ tục hảiquan điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong quá
trình thực hiện thủ tục hải quan.
Thứ hai, pháp luật về thủ tục hảiquan mang tính quyền lực - phục tùng.
Thứ ba, pháp luật về thủ tục hảiquan bước đầu thể hiện yếu tố “phục vụ”.
Phạm vi điều chỉnh của pháp luật về thủ tục hảiquan bao gồm các nhóm quy định chính như
quy định về khai hải quan; quy định về kiểm tra và giám sát Hải quan; quy định về xác định trị
giá hải quan, tổ chức thu thuế và các khoản thu khác; quy định về kiểm tra sau thông quan.
Chương 2
THỦ TỤC HẢIQUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA TẠM NHẬP TÁI XUẤT TẠI VIỆT NAM
THEO CÔNGƯỚCATA
2.1. Các quy định của pháp luật Việt Nam về thủ tục hảiquan đối với hàng hóa tạm
nhập - tái xuất
2.1.1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục đối với hàng hóa tạm
nhập - tái xuất
a) Nghị định 12/2005/NĐ-CP ngày 23/01/2005 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại
về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia côngvà quá cảnh
hàng hóa với nước ngoài.
b) Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 quy định chi tiết một số điều của Luật Hải
quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.
c) Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 quy định về việc hướng dẫn thủ tục hải
quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vàquản lý thuế đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2.1.2. Các loại hình hàng hóa tạm nhập - tái xuất
Theo quy định tại Điều 29 Luật Thương mại năm 2005 và Nghị định số 12/2006/NĐ-CP quy
định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động
đại lý mua, bán, gia côngvà quá cảnh hàng hóa với nước ngoài thì tạm nhập - tái xuất hàng hóa
được chia thành hai loại: loại thứ nhất là hàng kinh doanh tạm nhập - tái xuất; loại thứ hai là các
hình thức tạm nhập - tái xuất khác như máy móc, thiết bị phục vụ thicôngcông trình, dự án đầu
tư, tài sản đi thuê, cho thuê; hàng tạm nhập - tái xuất là linh kiện phụ tùng để phục vụ thay thế,
sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài; tạm nhập - tái xuất hàng hóa để tham dự hội chợ, triển
lãm,…
2.1.3. Thủ tục hảiquan đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất
2.1.3.1. Một số khái niệm
- Tạm nhập tái xuất hàng hóa là việc hàng hóa được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực
đặc biệt trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hảiquan riêng theo quy định của pháp luật
vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa đó ra
khỏi Việt Nam. Một số loại hình hàng hóa tạm nhập - tái xuất như: hàng hóa là thiết bị, máy
móc, phương tiện thi công, khuôn, mẫu tạm nhập - tái xuất theo các hợp đồng thuê, mượn của
thương nhân Việt Nam ký với bên nước ngoài để sản xuất, thi công; hàng hóa là linh kiện, phụ
tùng tạm nhập (có hoặc không có hợp đồng) để phục vụ thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước
ngoài; hàng hóa tạm nhập - tái xuất để tham gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm;
- Tạm xuất tái nhập hàng hóa: tạm xuất tái nhập hàng hóa là việc hàng hóa được đưa từ lãnh
thổ Việt Nam hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hảiquan
riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam ra nước ngoài, có làm thủ tục xuất khẩu ra Việt Nam
và làm thủ tục nhập khẩu chính hàng hóa đó vào lãnh thổ Việt Nam.
- Thủ tục hải quan: là các công việc mà người khai hải quan, công chức Hảiquan phải thực
hiện theo quy định của Luật Hảiquan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.
2.1.3.2. Nguyên tắc quản lý, thủ tục hảiquan đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất, tạm xuất
- tái nhập
Quy trình thủ tục hảiquan bản chất là các biện pháp kỹ thuật để quản lý hàng hóa, có thể
thay đổi theo mỗi thời kỳ phụ thuộc vào chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu thay đổi
cũng như phụ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế và mục tiêu của một quốc gia.
Thủ tục hảiquan đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập được thực hiện
theo Quy trình thủ tục hảiquan cơ bản - đó là Quy trình thủ tục hảiquan đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu thương mại quy định tại Quyết định số 1171/QĐ-TCHQ ngày 16/5/2009 của
Tổng cục Hải quan.
2.1.4. Một số chính sách quản lý cụ thể đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất
2.1.4.1. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất
a) Nguyên tắc quản lý:
- Hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu thuộc Danh mục cấm nhập
khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo Giấy phép
của Bộ Công thương hoặc các Bộ quản lý chuyên ngành (hàng hóa thuộc Phụ lục số 01, 02, 03
Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ) khi tạm nhập - tái xuất phải có
Giấy phép của Bộ Công thương. Đối với hàng hóa khác hàng hóa nêu trên thì thương nhân chỉ
cần làm thủ tục tạm nhập - tái xuất tại hảiquancửa khẩu không cần có giấy phép của Bộ Công
thương;
- Hàng hóa tạm nhập - tái xuất được lưu tại Việt Nam không quá 120 ngày, kể từ ngày hoàn
thành thủ tục hảiquan tạm nhập. Trường hợp cần kéo dài thời hạn, thương nhân có văn bản gửi
Cục hảiquan tỉnh, thành phố nơi làm thủ tục đề nghị gia hạn; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá
30 ngày và không quá hai lần gia hạn cho mỗi lô hàng tạm nhập - tái xuất.
Sau khi nhận được văn bản đề nghị gia hạn thời hạn lưu tại Việt Nam cho lô hàng tạm nhập - tái
xuất của thương nhân, lãnh đạo Chi cục hảiquancửa khẩu nơi làm thủ tục tạm nhập hàng hóa xem
xét, chấp nhận thời hạn gia hạn theo quy định, ký, đóng dấu Chi cục trên văn bản đề nghị của thương
nhân và trả lại thương nhân để làm thủ tục tái xuất hàng hóa; lưu hồ sơ hảiquan 01 bản sao.
Trường hợp hàng hóa tạm nhập - tái xuất có giấy phép của Bộ Công thương, thời hạn ghi
trong giấy phép là thời hạn để thương nhân làm thủ tục hảiquan cho lô hàng tạm nhập vào Việt
Nam.
b) Thủ tục hảiquan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất
Thủ tục hảiquan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất được quy định tại Điều 37
Thông tư số 194/2010/TT-BTC.
2.1.4.2. Các loại hình hàng hóa tạm nhập - tái xuất khác
a) Hàng hóa là linh kiện, phụ tùng tạm nhập (có hoặc không có hợp đồng) để phục vụ thay
thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài
b) Hàng hóa tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản
phẩm
c) Các phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng
d) Nguyên tắc quản lý hàng hóa là thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, khuôn, mẫu tạm
nhập tái xuất theo các hợp đồng thuê, mượn của thương nhân Việt Nam ký với bên nước ngoài
để sản xuất, thicông
e) Nguyên tắc quản lý hàng hóa là các loại máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải tạm xuất tái
nhập để sửa chữa, bảo hành, sản xuất, thi công, cho thuê theo các hợp đồng sửa chữa, bảo hành, sản
xuất thi công, cho thuê với nước ngoài.
g) Thủ tục hảiquan đối với hàng hóa là máy móc, thiết bị, phương tiện tạm nhập - tái xuất,
tạm xuất - tái nhập phục vụ sửa chữa, bảo hành, sản xuất, thicông
2.1.4.3. Chính sách quản lý đối với một số nhóm hàng riêng biệt
a) Nhóm hàng kinh doanh tạm nhập - tái xuất có điều kiện
b) Nhóm hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất phải có Giấy phép của Bộ Công thương
2.1.5. Chính sách thuế đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất
2.1.5.1. Thuế nhập khẩu đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất
2.1.5.2. Thuế tiêu thụ đặc biệt
2.1.5.3. Thuế bảo vệ môi trường
2.1.5.4. Thuế giá trị gia tăng
2.2.5.5. Công tác thanh khoản tờ khai tạm nhập - tái xuất
a) Đơn vị thanh khoản
b) Hồ sơ thanh khoản
2.2. Một số dẫn chiếu liên quan đến thực trạng thực hiện thủ tục hảiquan đối với hàng
hóa tạm nhập - tái xuất tại Việt Nam
2.2.1. Những bất cập từ chính sách
Thời gian qua, hàng hóa tạm nhập - tái xuất diễn biến hết sức phức tạp là nguyên nhân gây ra
những lo ngại về nguy cơ ùn tắc hàng hóa, cản trở thương mại quốc tế, thẩm lậu hàng hóa cấm, hàng
hóa không bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, gây ô nhiễm môi trường và nguy hại đến
sức khỏe cộng đồng. Trong khi đó, vấn đề xử lý đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất vô
tình đã tạo điều kiện cho các đối tượng buôn lậu lợi dụng kẽ hở vi phạm, gây nhiều khó khăn cho
công tác điều tra, chống buôn lậu của cơ quanquản lý.
Tại cảng Hải Phòng hiện có hơn 1.000 container ứ đọng, khiến cảng phải bố trí cả những bãi
chứa không chuyên dụng để xếp hàng, nhiều container hàng đông lạnh đã phải xếp tràn ra gần
[...]... nòng cốt và trên cơ sở giám sát, thực hiện củacộng đồng doanh nghiệp và nhân dân 3.2 Giải pháp nhằm hoàn thi n hệ thống pháp luật hảiquan Thứ nhất, xây dựng và hoàn thi n khuôn khổ pháp lý cho hoạt động hảiquan theo yêu cầu của đất nước và hướng tới đạt các chuẩn mực của quốc tế Đẩy nhanh tiến độ nội luật hóa các điều ước, côngước quốc tế liên quan đến lĩnh vực hảiquan nhằm thỏa mãn và đáp ứng... đang phát triển và đang trong quá trình hội nhập Việc nghiên cứu các quy định củaCôngướcATA là rất cần thi t cho phép cơ quanhảiquan các nước có thể tận dụng tốt ưu điểm và tránh được rủi ro khi thực hiện CôngướcATA phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế của quốc gia Việc triển khai hệ thống ATA giúp cho cơ quanhảiquan các nước tiến gần hơn tới chuẩn mực quốc tế, cho phép thực hiện tốt hơn nhiệm... đăng ký tờ khai tại Cục HảiquanHải Phòng từ năm 2007 đến năm 2011 Bảng 2.4 Số liệu kim ngạch tạm nhập - tái xuất đăng ký tờ khai tại Cục Hảiquan tỉnh Lạng Sơn từ năm 2007 đến năm 2011 Chương 3 GIẢI PHÁP HOÀN THI N PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC HẢIQUAN NHẰM THỰCTHI CÓ HIỆU QUẢ CÔNGƯỚCATACỦANGÀNHHẢIQUAN 3.1 Định hướng phát triển ngànhHảiquan đến năm 2020 Chiến lược phát triển Hảiquan Việt Nam đến năm... gia thực hiện hệ thống ATA ngày càng tăng, chắc chắn trong tương lai hệ thống này sẽ phát huy đầy đủ các ưu điểm sẵn có để phục vụ mục tiêu tạo thuận lợi thương mại của các cơ quanhảiquan Với phương châm xây dựng một nền hành chính “chuyên nghiệp - trong sạch - hiện đại” trongngànhHải quan, Hảiquan Việt Nam thờigiantới sẽ tạo bước đột phá mới, góp phần vào công cuộc xây dựng dân giàu, nước mạnh,... bảo đảm các yêu cầu củacông tác quản lý hảiquan theo mô hình hiện đại và đáp ứng yêu cầu hội nhập, phát triển của đất nước 3.3 Giải pháp về hoàn thi n thủ tục hảiquan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất 3.3.1 Giải pháp trước mắt Xuất phát từ những bất cập về thực trạng thực hiện thủ tục hảiquan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất nêu trên, trước mắt ngànhHảiquan cần tập trung thực hiện một số giải... lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, cùng với các Bộ ngành, ngànhHảiquan đã có những bước tiếp cận, nắm bắt và từng bước làm chủ từng phần, toàn bộ các nội dung quản lý hảiquan từ đơn giản đến phức tạp, từ thô sơ đến hiện đại Thực tiễn tiếp cận củaHảiquan Việt Nam trong suốt quá trình cải cách mở cửa đã cho thấy rõ điều này Về hợp tác hội nhập quốc tế, chiến lược phát triển ngànhHảiquan đã nêu... chuẩn công chức - Tăng cường tuyên truyền với mục tiêu nâng cao nhận thứccủacông chức hảiquan cũng như các bên liên quan về tầm quantrọngcủa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tiến trình hiện đại hóa hảiquan - Nâng cao năng lực đào tạo cho Trường Hảiquan Việt Nam Tăng cường trang thi t bị phục vụ cho việc giảng dạy và học tập Tăng cường hợp tác đào tạo quốc tế và tranh thủ sự trợ giúp của. .. móc, thi t bị hiện đại phục vụ công tác quản lý hảiquan Thứ năm, cần đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế về hảiquanvànâng cao hiệu quả hoạt động của tình báo hảiquan Thứ sáu, quản lý có hiệu quả các trang thi t bị kỹ thuật, máy móc kiểm tra hàng hóa, kiểm soát hảiquan hiện đại tại các cửa khẩu, cảng 3.4 Giải pháp về ứng dụng công nghệ quản lý hiện đại - Thực hiện tự động hóa quy trình thủ tục hải quan: ... xây dựng và hoàn thi n khuôn khổ pháp lý cho hoạt động hảiquan theo yêu cầu của cải cách phát triển và hiện đại hóa theo mô hình quản lý hảiquan hiện đại Thứ tư, tăng cường công tắc phối, kết hợp giữa Bộ Tài chính, Tổng cục Hảiquan với các Bộ, cơ quan ban, ngành ở Trung ương cũng như ở địa phương; các tổ chức dân; chính, đảng, đoàn thể, đặc biệt là quan hệ công tác giữa các cơ quan có liên quan chặt... tế vàhảiquan các nước phục vụ cho công tác đào tạo dưới nhiều hình thức khác nhau - Triển khai thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, điều hành trước khi đề bạt, bổ nhiệm Gắn quy hoạch đào tạo với sử dụng và tạo nguồn cán bộ lâu dài Phát triển các chuyên đề nghiệp vụ mới trên cơ sở chức năng nhiệm vụ củangành hiện tại cũng như trongthờigiantới Đồng thời đổi mới chương trình và phương . Công ước ATA và khả năng thực thi của ngành
Hải quan trong thời gian tới
Đỗ Mai Trang
Khoa Luật
Luận văn ThS ngành: Luật Quốc. luật về thủ tục hải quan nhằm thực thi có hiệu quả
Công ước ATA của ngành Hải quan.
Chương 1
CÔNG ƯỚC ATA VÀ PHÁP LUẬT
VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN TẠI VIỆT NAM