1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

định hướng và giải pháp phát triển làng nghề sóc sơn trong thời gian tới

97 267 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

Mục lục Danh mục các từ viết tắt 2.3.1.1. Đầu vào lao động 58 1 Bảng danh mục các chữ viết tắt: Viết tắt Chữ viết tắt CNH Công nghiệp hoá HĐH Hiện đại hoá NN Nông nghiệp CN Công nghiệp DV Dịch vụ XD Xây dựng TTCN Tiểu thủ công nghiệp LNTT Làng nghề truyền thống TCTT Thủ công truyền thống KT-XH Kinh tế-xã hội KH-KT&PTNT Kế hoạch-kinh tế phát triển nông thôn 2 Mở đầu Trong những năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, biểu hiện cụ thể đó là tốc độ tăng GDP liên tục tăng trong giai đoạn 2001-2005 với tốc độ cao, trung bình là 7.5%. cơ cấu kinh tế Việt Nam cũng chuyển dịch theo hướng tiến bộ: tỷ trọng NN-LN-TS giảm từ 38.7% năm 1990 xuống còn 20.9% năm 2005; tỷ trọng ngành CN-XD tăng mạnh từ 22.7% năm 1990 lên 41.0% năm 2005; tỷ trọng ngành DV năm 2005 đạt 38.1%. Tuy vậy, nhìn một cách tổng quát thì cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam năm 2005 cũng chỉ tương đương với cơ cấu kinh tế của những nước trong khu vực Đông Nam Á vào những năm 80 của thế kỷ trước, hiện vẫn lạc hậu hơn cơ cấu ngành kinh tế năm 2003 của những nước này. Bởi Vậy yêu cầu đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam, giảm nhanh tỷ trọng NN, tăng tỷ trọng CN, DV đang đặt ra đối với tất cả các địa phương, các ngành, các cấp. một bộ phận quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đó là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Bởi dân số nông thôn Việt Nam năm 2005 vẫn chiếm 73.25% tổng dân số. “Đẩy mạnh phát triển công nghiệp dịch vụ ở nông thôn, nhất là những ngành nghề sử dụng nhiều lao động, coi đây là hướng chính để tạo ra nhiều việc làm mới, góp phần tăng nhanh thu nhập cho nông dân” được đặt ra trong văn kiện Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ X. Một giải pháp để thực hiện điều đó một cách hiệu quả chính là đẩy mạnh khôi phục phát triển các làng nghề truyền thống ở các vùng nông thôn Việt Nam. miền đất Sóc Sơn cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Huyện Sóc Sơn là một huyện ngoại thành Hà Nội. Đây được coi là một huyện còn nhiều khó khăn nhất trong số 14 quận huyện của Hà Nội. Việc khôi phục phát triển các làng nghề Sóc Sơn đã đang được triển khai, 3 thực hiện một cách hiệu quả. Chuyên đề này sẽ nói rõ hơn về những thành tựu và khó khăn của các làng nghề Sóc Sơn, từ đó đưa ra những định hướng và giải pháp phát triển làng nghề Sóc Sơn trong thời gian tới. Em Xin trân thành cảm ơn! 4 Chương 1: Vai trò của làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá huyện Sóc Sơn. 1.1.Tổng quan về làng nghề. 1.1.1.Khái niệm đặc điểm làng nghề. 1.1.1.1. Khái niệm. Làng nghề là một cụm những hộ dân cư đang sinh sống trong một thôn (làng) cùng làm một nghề sản xuất ra một loại một sản phẩm, dịch vụ nào đó nhằm mục đích bán ra thị trường để thu lời. Trong làng nghề, công nông nghiệp kết hợp với nhau, vừa làm nông nghiệp, vừa làm nghề hoặc làm nghề nhưng “ly nông bất ly hương”. Nói đến làng nghề ta thường nghĩ ngay đến những làng làm nghề thủ công truyền thống như làng nghề lụa Vạn Phúc, làng gốm Bát Tràng, làng tranh Đông Hồ. Nghề thủ công là nghề sản xuất chủ yếu bằng tay công cụ giản đơn với con mắt bộ óc của nghệ nhân thợ kỹ thuật. Đối với mỗi nghề được xếp vào các nghề thủ công truyền thống, nhất thiết phải có các yếu tố sau: Một là, đã hình thành, tồn tại phát triển lâu đời ở nước ta hoặc là một nghề mới từ địa phương khác mang đến song được các nghệ nhân ở nơi cũ truyền đạt lại kinh nghiệm kỹ sảo kinh nghiệm. Hai là, sản xuất tập trung, tạo thành các làng nghề, phố nghề. Ba là, có nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa đội ngũ thợ lành nghề. Bốn là, kỹ thuật sản xuất tinh vi, chứa nhiều yếu tố kinh nghiệm từ đời sang đời khác công nghệ khá ổn định. Năm là, sử dụng nguyên liệu tại chỗ, trong nước hoàn toàn hoặc chủ yếu nhất. Nhìn chung nghề truyền thống được hình thành gắn liền với điều kiện tự nhiên của vùng (đất đai, khí hậu, môi trường…) như vậy nó gắn bó với vùng nguyên liệu có tình đặc thù cho sản xuất. 5 Sáu là, sản phẩm sản xuất ra mang tính chất độc đáo vừa là hàng hoá, vừa là sản phẩm văn hoá văn nghệ kỹ thuật mỹ thuật mang bản sắc văn hoá dân tộc, có giá trị chất lượng cao có vị trí cạnh tranh trên thị trường trong nước quốc tế. Bảy là, là nghề nghiệp nuôi sống một bộ phận dân cư của cộng đồng, có đóng góp đáng kể về kinh tế ngân sách nhà nước, đồng thời nó còn sử dụng lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp nông thôn lao dộng thành thị. Làng nghề truyền thống là làng nghề cổ truyền làm nghề thủ công, ở đây không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công. Người thợ thủ công cũng đồng thời là người làm nghề nông. Làng nghề là trung tâm sản xuất ra hàng thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề mang tính chất truyền thống lâu đời, có sự liên kết hỗ trợ nhau trong sản xuất, kỹ thuật, đào tạo thợ trẻ bán sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu doanh nghiệp vừa nhỏ, có cùng tổ nghề các thành viên luôn có ý thức tuân thủ những ước chế xã hội gia tộc. Làng nghề thủ công được công nghiệp hoá, có những nét khác biệt so với doanh nghiệp nghề nghiệp. Trước hết, doanh nghiệp nghề nghiệp là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, sản xuất tập trung theo một kế hoạch chung, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, còn làng nghề không có tư cách pháp nhân, các hộ gia đình trong làng không được tổ chức phối hợp chặt chẽ, sản xuất phân tán, mạnh ai lấy làm, tuy nhiên lại tận dụng được nhân lực rỗi rãi, thời gian rỗi rãi địa điểm sản xuất. 1.1.1.2. Đặc điểm. Thứ nhất, rất nhiều nghề thủ công truyền thống đã ra đời phát triển rực rỡ trên các miền quê thuộc đồng bằng Bắc Bộ, làng nghề thường gắn liền với nông thôn, các làng nghề thủ công tách dần khỏi nông nghiệp nhưng không tách khỏi nông thôn. 6 Thứ hai, kỹ thuật công nghệ sản xuất được truyền từ đời này sang đời khác có tính chất gia truyền. Công cụ lao động trong làng nghề đa số là công cụ thủ công truyền thống, thô sơ. Thứ ba, hình thức tổ chức sản xuất hộ gia đình, người chủ gia đình thường đồng thời là thợ cả mà trong số họ không ít nghệ nhân, còn những thành viên trong hộ được huy động vào làm những việc khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào khả năng kỹ thuật của từng người, vào giới tính hay lứa tuổi. Gia đình có thể thuê mướn lao động trong ngoài làng. Cá biệt có những lao động ở ngoại tỉnh thường xuyên hoặc theo thời vụ, tạo thành một số làng nghề ở vùng lân cận. Thứ tư, làng nghề thường ở các làng quê gắn liền với sản xuất nông nghiệp nông thôn nên nguồn vốn trong dân không nhiều. Hơn nữa, hệ thống tín dụng ở các vùng này hầu như chưa phát triển nên vốn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, hiện đại hoá trang thiết bị sản xuất, tìm nghiên cứu thị trường, tiêu thụ sản phẩm ở các làng nghề còn hạn chế. Thứ năm, các loại sản phẩm thường có một số sản phẩm mang tính nghệ thuật cao. Mặt khác, sản phẩm thường không phải do sản xuất hàng loạt mà có tính đơn chiếc nên có tính độc đáo khác biệt cao. Các sản phẩm của làng nghề truyền thống là sự kết tinh, sự bảo lưu phát triển của các giá trị văn hoá, văn minh lâu đời của dân tộc. 1.1.2. Phân loại làng nghề. Có rất nhiều tiêu chí có thể được sử dụng để phân loại làng nghề. Căn cứ vào thời gian tồn tại phát triển có thể chia làng nghề thành hai loại. 1.1.2.1. Làng nghề truyền thống (cổ truyền). Làng nghề truyền thống (LNTT) hình thành do các nghệ nhân truyền nghề. Những nghệ nhân này thường được suy tôn là tổ nghề. Các làng nghề nổi tiếng nhất ở đồng bằng Bắc Bộ đều được hình thành như vậy có tuổi 7 nghề rất cao, từ một vài trăm năm đến hàng nghìn năm. Lụa Hà Đông, với làng dệt lụa Vạn Phúc lừng danh đã từng xuất hiện từ thế kỷ thứ 3 sau công nguyên, do bà Lã Thị Nga - tổ nghề - truyền dạy cho dân làng. Tính đến nay đã tồn tại phát triển khoảng 1700 năm. Làng Gốm Bát Tràng có lịch sử hình thành, phát triển đã 500 năm nay. LNTT ra đời phát triển nhằm đáp ứng một nhu cầu của xã hội. Ví dụ như ở Thăng Long có làng nghề Nghĩa Đô chuyên làm giấy sắc rồng vì các triều vua có nhu cầu viết giấy chiếu sắc, hay La Khê có nghề dệt the phục vụ cho nhu cầu may mặc. Ngày nay, sự biến động của thị trường có tác động mạnh mẽ tới các làng nghề, các LNTT phát triển theo các xu thế:  Nhóm các làng nghề dần bị mai một do sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của thị trường hoặc nhu cầu thị trường về sản phẩm làng nghề bị hạn chế như làng Chuông, làm nón lá, làng nghề đan quạt nan, mành cọ, đan rổ rá, làng pháo Bình Đa. Nhóm này có hai xu thế có thể phát triển. Thứ nhất, nếu không thể khôi phục phát triển nghề cũ thì làng nghề có thể chuyển sang làm các nghề mới, có đặc điểm sản xuất phù hợp với người thợ thủ công. Thứ hai, có thể tìm thị trường tiêu thụ mới, hoặc giá trị sử dụng mới cho sản phẩm làng nghề.  Nhóm các LNTT cần được bảo tồn như làng nghề đúc đồng, nghề nặn Tò He, làng vẽ tranh dân gian…Sản phẩm không có tính hàng hoá, thị trường nhưng mang yếu tố truyền thống văn hóa dân tộc cần phải có chính sách bảo tồn để không bị thất truyền.  Nhóm các LNTT phát triển tốt do sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường như các làng dệt, làng nghề chế biến nông sản, làm đồ gỗ nội thất gia đình, hàng mây tre đan… 8 Tuy nhiên, không phải cứ ngành nghề nào kém phát triển thì mọi làng nghề làm nghề đó đều bị mai một, tan rã đi, mà có thể có làng nghề sản xuất mặt hàng đó vẫn tồn tại có khi còn phát triển được. Ví dụ như trong khi làng gốm Thổ Hà (Bắc Ninh) bị sa sút mạnh mẽ thì làng nghề Gốm Bát Tràng (Hà Nội) lại phát triển lan toả ra cả một vùng lân cận tạo nên xã nghề. Mặt khác, những làng nghề có xu hướng phát triển tốt cũng luôn phải đối diện với những khó khăn như sự cạnh tranh khốc liệt của lụa tơ tằm Vạn Phúc với lụa tơ tằm công nghiệp của Trung Quốc về mẫu mã cũng như chất lượng vải và các đặc tính nổi trội như độ bóng, độ nhàu, độ dai… Chính vì vậy, đòi hỏi các làng nghề cần phải luôn luôn cố gắng đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, cải tiến mẫu mã để đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường, sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai, đều do thị trường quyết định. Hay nói cách khác, là sản xuất và bán cái mà người ta cần chứ không phải sản xuất bán cái mà mình có.Vậy cái chính ở đây là sản phẩm của làng nghề phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường về kiểu dáng, chất lượng, giá cả thì mới có cơ hội phát triển được. 1.1.2.2. Làng nghê mới. Làng nghề mới được hình thành bằng nhiều con đường, nhưng chủ yếu do sức ép về kinh tế, đây cũng là nguyên nhân thúc đẩy sự hình thành làng nghề mới ra đời. Các làng nghề mới thường có vị trí địa lý, nằm ở nơi có đất chật, người đông, chất đất hoặc khí hậu không phù hợp nên nghề nông khó có điều kiện phát triển, không đảm bảo thu nhập cho người nông dân. Với tốc độ đô thị hoá như hiện nay, các làng nghề ven đô, làng ven thị bị mất đất sản xuất để xây dựng các khu đô thị, nhà máy, xí nghiệp, đường giao thông các công trình khác. Cần phải tạo ra công ăn việc làm cho những người nông dân bị thất nghiệp này để họ ổn định cuộc sống không trở thành gánh nặng cho 9 xã hội. Nghề thủ công truyền thống (TCTT) là một trong những lựa chọn phù hợp nhất vì nghề này có nhiều công đoạn cần sử dụng nhiều lao động, thời gian đào tạo để biết làm nghề về cơ bản là ngắn thích hợp với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi lao động. Mặt khác, đặc điểm của nghề nông là sau khi trồng trọt, chăm bón cần một khoảng thời gian cho cây hấp thụ tăng trưởng, đó chính là những lúc người nông dân rỗi rãi, nông nhàn. Tận dụng thời gian này để làm nghề thủ công tăng thu nhập thì thật là thích hợp. Các con đường hình thành nghề mới:  Một số làng nghề hình thành trên cơ sở sự lan toả dần từ một số LNTT, tạo thành một số làng nghề ở vùng lân cận LNTT.  Một số làng nghề gần dây mới hình thành một cách có chủ ý do chủ trương phát triển nghề phụ hay còn nói là cấy nghề mới. Các nghệ nhân, thợ thủ công lành nghề ở địa phương khác về dạy nghề phổ biến kinh nghiệm sản xuất cho dân địa phương.  Một số làng nghề cổ truyền cũ bị mai một chuyển sang làm nghề mới nhằm tận dụng các điều kiện sẵn có kỹ thuật tay nghề khéo léo của đội ngũ thợ thủ công trong làng để bù đắp khoản thu nhập đã bị mất do nghề cũ.  Một số làng nghề hình thành từ một số cá nhân hay gia đình có những kỹ năng có sự sáng tạo nhất định. Từ sự sáng tạo đó, quy trình sản xuất sản phẩm của họ không ngừng được hoàn thiện. Tiêu biểu cho hình thức này là sự phát triển của tranh thêu Đà Lạt. Những làng nghề mới được hình thành chủ yếu là những nghề có tiềm năng phát triển nên sản phẩm ít nhiều đã có chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, như ta đã biết chất lượng của sản phẩm nghề truyền thống chịu ảnh hưởng rất lớn vào tay nghề kỹ thuật của các nghệ nhân. Làng nghề mới thì đội ngũ nghệ nhân lành nghề được đào tạo bài bản không nhiều, trong khi đó các bí quyết công nghệ kỹ thuật ở các LNTT thường được truyền từ đời này sang 10 [...]... một làng nghề Cơ sở khoa học thực tiễn để xác định tiêu chí làng nghề là dựa trên những thành tố cơ bản để liên kết bên trong ở các làng nghề, đồng thời dựa vào đặc điểm các làng nghề CN-TTCN, cho phép chúng ta nhận thấy rằng trong các làng nghề gồm sáu thành tố gắn kết chặt chẽ với nhau để tạo thành những tiềm năng vững chắc cho sự phát triển mỗi làng nghề Một là, biên độ dao động số hộ làm nghề. .. cho phát triển du lịch Đặc biệt, trên địa bàn huyện còn có cảng hàng không quốc tế Nội Bài nhiều khu công nghiệp đã đang được thành lập tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế Sóc Sơn ngày càng phát triển Trong tương lai, Sóc Sơn là một hướng quan trọng để mở rộng thủ đô Hà Nội lên phía bắc Với các nét tự nhiên như trên thì chúng ta có thể kỳ vọng ở một Sóc Sơn phát triển giàu mạnh trong thời gian tới. .. KT-XH ở làng, uy tín của một làng nghề gắn với vai trò, trách nhiệm của lớp thợ các nghệ nhân dày dặn kinh nghiệm, tinh thông nghề nghiệp Từ việc phân tích các thành tố gắn kết trong làng nghề đã giúp chúng ta tìm ra một mẫu số chung định hình khá rõ ở các làng nghề điển hình Từ đó, chúng ta có thể có được những tiêu chí xác định về một làng nghề như sau: - Số hộ số lao động làm nghề TTCN ở làng. .. đề ra Sự phát triển mạnh mẽ đa dạng của các hộ gia đình, các làng nghề, hội nghề, các hộ ngành nghề, doanh nghiệp vừa nhỏ ở nông thôn đã có tác dụng tích cực về nhiều mặt đến quá trình phát triển KT-XH ngày càng trở thành động lực mang tính nội sinh thúc đẩy quá trình phân công lao động chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng CNH, HĐH Như vậy, với sự phát triển ngành nghề truyền... với số hộ lao động của làng - Số hộ làm nghề chính ở làng chiếm tỷ lệ trên 50% tổng thu nhập của làng trở lên so với hộ làm nghề TTCN nghề chính ấy là tên gọi của làng nghề - Có tỷ trọng giá trị thu nhập TTCN ở làng đạt trên 50% trong một năm lao dộng 12 - Có tổ chức điều phối các hoạt động KT –XH ở làng nghề, phường hội, HTX, câu lạc bộ, ban quản lý mang tính tự quản do người trong làng bầu ra... nghề TTCN các làng nghề trên chiếm 60%-80% số hộ trong làng Hai là, biên độ dao động số hộ làm một nghề chính ở làng chiếm từ 65%-90% so với tổng số hộ làm nghề TTCN Tên của làng nghề được gọi bằng chính tên của nghề chính đó Ba là, có ý kiến cho rằng cần xem xét tỷ trọng giá trị doanh thu của TTCN trong tổng doanh thu của làng trong năm, coi đó là một tiêu chuẩn xem xét công nhận một làng nghề Thực tiễn... trường trong nước hoặc phụ vụ cho xuất khẩu Ở hầu hết các làng nghề, đặc biệt là các LNTT đã được khôi phục phát triển đều giàu có hơn các làng thuần nông khác trong vùng Ở các làng nghề, tỷ lệ hộ khá giàu lên thường cao, không có hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo rất thấp, thu nhập từ ngành nghề chiếm đại bộ phận tổng thu nhập của dân cư trong làng, hệ thống công trình công cộng, kết cấu hạ tầng phát triển, ... hình kinh tế trang trại Sóc Sơn có nhiều đập trữ nước tưới cho cây trồng nhưng đây cũng là một tiềm năng du lịch của Sóc Sơn Ở đây còn có trữ lượng sét cao lanh lớn tại các xã Quang Tiến, Tiên Dược, Minh Phú, Phù Linh, có trữ lượng lớn cát vàng, sỏi tạo thuận lợi tiềm năng phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng phát triển nghề gốm sứ Ngoài ra, Sóc Sơn còn có các di tích lịch... lệ tới 60%-65% giá thành sản phẩm, nên việc phát triển các làng nghề sẽ phù hợp với yêu cầu giải quyết việc làm cho người lao động đang ngày càng dư thừa một cách nhanh chóng ở nông thôn Sự phát triển làng nghề không những chỉ thu hút lao động dư thừa ở gia đình mình, làng xã mình, mà còn có thể thu hút được nhiều lao động từ các địa phương khác đến làm thuê Không những thế, sự phát triển các làng nghề. .. phương”…Tinh thần của phong trào này đã hấp dẫn nhiều nước trong khu vực trên thế giới 1.3.2 Kinh nghiệm rút ra từ tình hình phát triển ngành nghề, LNTT ở một số nước Từ thực tiễn phát triển ngành nghề, LNTT ở một số nước trên, chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm sau: Một là, phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống gắn với quá trình CNH nông thôn Trong quá trình CNH, đô thị hoá, thương mại hoá . những thành tựu và khó khăn của các làng nghề Sóc Sơn, từ đó đưa ra những định hướng và giải pháp phát triển làng nghề Sóc Sơn trong thời gian tới. Em Xin. Phân loại làng nghề. Có rất nhiều tiêu chí có thể được sử dụng để phân loại làng nghề. Căn cứ vào thời gian tồn tại và phát triển có thể chia làng nghề thành

Ngày đăng: 19/02/2014, 14:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010 của huyện Sóc Sơn Khác
2. Đề án về chủ trương, giải pháp khuyến khích phát triển CN-TTCN làng nghề trên địa bàn huyện Sóc Sơn giai đoạn 2005-2010 Khác
3. Số liệu thống kê năm 2001-2005 của huyện Sóc Sơn Khác
4. Thời báo kinh tế Việt Nam: Kinh tế 2005-2006 Việt Nam và thế giới Khác
5. Sách: Vấn đề phát triển công nghiệp nông thôn ở nước ta. NXB chính trị quốc gia, Hà Nội-1997 Khác
6. Trang web Đảng cộng sản Việt Nam: Đangcongsanvietnam.com.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng danh mục các chữ viết tắt: - định hướng và giải pháp phát triển làng nghề sóc sơn trong thời gian tới
Bảng danh mục các chữ viết tắt: (Trang 2)
Bảng 1.1: Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn. - định hướng và giải pháp phát triển làng nghề sóc sơn trong thời gian tới
Bảng 1.1 Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn (Trang 15)
Bảng 1.2: Cơ cấu kinh tế Việt Nam qua các năm. - định hướng và giải pháp phát triển làng nghề sóc sơn trong thời gian tới
Bảng 1.2 Cơ cấu kinh tế Việt Nam qua các năm (Trang 19)
Bảng 2.1.: kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chính. - định hướng và giải pháp phát triển làng nghề sóc sơn trong thời gian tới
Bảng 2.1. kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chính (Trang 31)
Bảng 2.3: Cơ cấu kinh tế huyện quản lý. - định hướng và giải pháp phát triển làng nghề sóc sơn trong thời gian tới
Bảng 2.3 Cơ cấu kinh tế huyện quản lý (Trang 33)
Bảng 2.4: kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001_2005. - định hướng và giải pháp phát triển làng nghề sóc sơn trong thời gian tới
Bảng 2.4 kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001_2005 (Trang 34)
Bảng 2.5: số lượng làng nghề ở Sóc Sơn. - định hướng và giải pháp phát triển làng nghề sóc sơn trong thời gian tới
Bảng 2.5 số lượng làng nghề ở Sóc Sơn (Trang 41)
Bảng 2.6: Dân số nông thôn và doanh thu ở nông thôn Sóc Sơn. - định hướng và giải pháp phát triển làng nghề sóc sơn trong thời gian tới
Bảng 2.6 Dân số nông thôn và doanh thu ở nông thôn Sóc Sơn (Trang 42)
2.2.2.2. Hình thức tổ chức sản xuất và chủng loại sản phẩm của các làng nghề. - định hướng và giải pháp phát triển làng nghề sóc sơn trong thời gian tới
2.2.2.2. Hình thức tổ chức sản xuất và chủng loại sản phẩm của các làng nghề (Trang 43)
Bảng 2.9: Chủng loại sản phẩm của các làng nghề. - định hướng và giải pháp phát triển làng nghề sóc sơn trong thời gian tới
Bảng 2.9 Chủng loại sản phẩm của các làng nghề (Trang 45)
Bảng 2.10: Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của LNTT. - định hướng và giải pháp phát triển làng nghề sóc sơn trong thời gian tới
Bảng 2.10 Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của LNTT (Trang 51)
Bảng 2.11: Tốc độ gia tăng các kết quả kinh doanh của LNTT Sóc Sơn. - định hướng và giải pháp phát triển làng nghề sóc sơn trong thời gian tới
Bảng 2.11 Tốc độ gia tăng các kết quả kinh doanh của LNTT Sóc Sơn (Trang 52)
Bảng 2.12: Thu nhập bình quân/người/năm của lao động LNTT ở Sóc Sơn. - định hướng và giải pháp phát triển làng nghề sóc sơn trong thời gian tới
Bảng 2.12 Thu nhập bình quân/người/năm của lao động LNTT ở Sóc Sơn (Trang 55)
Bảng 2.13: Thu nhập của lao động làng nghề và doanh thu ở nông thôn. - định hướng và giải pháp phát triển làng nghề sóc sơn trong thời gian tới
Bảng 2.13 Thu nhập của lao động làng nghề và doanh thu ở nông thôn (Trang 57)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w