Hiện nay, việc đổi mới và phát triển kinh tế xã hội nông thôn theohướng CNH-HĐH, trong đó vấn đề chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp,cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông thôn là căn cứ quan trọng để giảiquyết đúng đắn mối quan hệ giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trên phạmvi cả nước khi chuyển sang giai đoạn phát triển theo hướng CNH-HĐH.
Xu hướng của quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theohướng CNH-HĐH, đổi mới bộ mặt kinh tế-xã hội nông thôn, nâng cao thunhập, sức mua và đời sống cho nông dân, giảm sự phân hoá giàu nghèo giữathành thị và nông thôn về mức sống cũng như sự hưởng thụ các thành quả docông cuộc đổi mới đem lại
Lao động nông thôn Việt Nam nói chung, huyện Sóc Sơn nói riêng làlao động nông nghiệp với kỹ thuật canh tác lạc hậu, chủ yếu vẫn là lao độngthuần nông, năng suất lao động, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thấp vàkhông ổn định Các hoạt động ngành nghề phi nông nghiệp theo hướng “lynông bất ly hương” cũng chưa có tác động đáng kể trong việc tạo việc làmcho nông dân vào những tháng nông nhàn, lao động trong các làng nghề thờigian qua có tăng lên đáng kể song so với dân số nông thôn thì vẫn chiếm tỷtrọng rất ít ỏi Bởi vậy luồng lao động di cư tự do từ nông thôn ra thành thị đểkiếm việc làm vẫn ngày càng tăng, làm nảy sinh thêm nhiều hậu quả xấu vềmặt xã hội cho cả khu vực thành thị cũng như nông thôn
Do vậy, để đánh giá được đầy đủ vai trò của phát triển ngành nghềnông thôn đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, cần căn cứ vào đầura của lao động, và đầu vào ngành nghề tại thời điểm xuất phát và tại thời
Trang 2điểm đánh giá Trong đó cần chú ý cả về cơ cấu số lượng và chất lượng trêncác mặt chủ yếu sau:
Thứ nhất là chuyển dịch lao động nông nghiệp từ độc canh, thuần lúa,tự cung tự cấp sang lao động sản xuất nông nghiệp hàng hoá đa canh với năngsuất, chất lượng và hiệu quả cao
Thứ hai là chuyển dịch lao động thuần nông sang lao động kiêm ngànhnghề.
Thứ ba là chuyển dịch lao động từ thuần nông và kiêm ngành nghềsang lao động chuyên hoạt động trong khu vực ngành nghề phi nông nghiệp
Thứ tư là chuyển dịch lao động từ lao động thủ công sang lao động kỹthuật có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.
Thứ năm là chuyển dịch từ lao động nông thôn sang lao động thành thịtrong quá trình phát triển đô thị hoá và mở rộng thị trường lao động trong khuvực.
3.2.2 Khôi phục và phát triển LNTT, mở mang các làng nghề mới Phát triểnlàng nghề gắn với lang nghề văn hoá du lịch
Làng nghề là điểm dân cư tập trung , có nhiều loại hình sản xuất vớiquy mô vừa và nhỏ, phương pháp tổ chức đa dạng, phong phú gắn bó vớinông thôn; có thể sử dụng nguyên liệu tại chỗ, giải quyết việc làm cho một sốlượng lao động xã hội; đã góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngthôn Vì vậy cần tích cực củng cố và phát triển LNTT, mở mang làng nghềmới trong nông thôn Sóc Sơn theo hướng sau:
Thứ nhất là củng cố làng nghề hiện có.
- Ổn định được sản xuất kinh doanh, tổ chức sản xuất từng hộ, từng tổchức kinh tế chặt chẽ, tổ chức các dịch vụ sản xuất hợp lý.
Trang 3- Tổ chức tiếp thị, từ đó nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất,chất lượng sản phẩm, cải tiến thay đổi mẫu mã, kiểu dáng sản phẩmphù hợp và có biện pháp củng cố, mở rộng thị trường tiêu thụ.
- Các cơ sở quản lý ngành, các huyện cần hướng dẫn giúp đỡ các làngnghề thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước.Thứ hai là xây dựng mô hình làng nghề mới trong thời kỳ đẩymạnh CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn.
- Xây dựng quy hoạch Kinh tế xã hội của làng nghề trong những nămtrước mắt và phương pháp phát triển lâu dài Nếu có điều kiện kết hợpxây dựng làng văn hoá thành “làng nghề-văn hóa du lịch”.
- Xây dựng mô hình quản lý theo quy định của pháp luật và phù hợp vớiyêu cầu của quá trình phát triển làng nghề.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy hoạch bao gồm: nhà xưởng sản xuất,khu vực trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm, kết hợp với hệ thốnggiao thông thuỷ lợi, điện, trường học…và các điều kiện cần thiết cho hệthống xử lý môi trường.
- Sở xây dựng phối hợp với các ngành liên quan (địa chính, giao thông,công nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn ) cùng với huyệngiúp đỡ quy hoạch các làng điểm.
Thứ ba là phát triển các nghề mới và làng nghề mới ở các nơi thuần nông.Việc phát triển nghề mới ở những vùng thuần nông trước đây chưa cónghề là một việc làm cần thiết trước mắt cũng như lâu dài trong nông nghiệpnông thôn theo hướng CNH.
- Tổ chức nghiên cứu học tập ở các địa phương khác những nghề phùhợp với điều kiện địa phương để hướng dẫn tổ chức sản xuất, từ sảnxuất nhỏ thí điểm mở rộng diện trong làng xã
Trang 4- Khuyến khích người lao động ở những nơi chưa có nghề tìm tòi học tậpnghề mới và đầu tư phát triển sản xuất.
Để thực hiện phương hướng trên, trước hết cần phải có những bước đi thíchhợp nhằm phát triển thêm nhiều làng nghề mới, từ những làng thuần nông vàtrong những làng nghề có các ngành nghề phi nông nghiệp còn chiếm tỷ trọngkhông đáng kể Bên cạnh đó việc khôi phục, bảo tồn và phát triển các LNTT,các làng nghề hiện có, cần có kế hoạch phát triển dần từng bước thêm nhiềulàng nghề mới Đối với các làng nghề hiện đã và đang có các ngành nghề phinông nghiệp hoạt động, nhưng còn chiếm tỷ lệ không đáng kể mà sản phẩmcủa nó có nhu cầu lớn trên thị trường, thì cần có chủ trương kế hoạch và biệnpháp hỗ trợ khuyến khích thúc đẩy phát triển nhân rộng ra nhiều hộ tronglàng Những làng cũng đã có một số hộ, lao động làm một hoặc một số ngànhnghề phi nông nghiệp, nhưng sản phẩm của nó có nhu cầu rất ít trên thịtrường thì có kế hoạch giúp đỡ chuyển hướng mặt hàng, mẫu mã, công nghệsản xuất đối với những hộ này cho phù hợp với nhu cầu thị trường, đồng thờicó biện pháp thúc đẩy phát triển thêm nhiều hộ trong làng nghề mới, nhằmhình thành các làng nghề mới với các ngành nghề mới thích ứng.
Đối với các làng nghề thuần nông, cần có kế hoạch và biện pháp thúcđẩy sự thâm nhập, “cấy” các nghề mới để phát triển dần từng bước trở thànhcác làng nghề mới Những làng nghề này có thể cho du nhập phát triển nghềthông qua việc học tập, phổ biến, lan toả từ các LNTT, các làng nghề đã có,mà sản phẩm của chúng còn có nhu cầu lớn trên thị trường và có thể mởrộng thị trường tiêu thụ ngày càng lớn mạnh, nhất là thị trường thế giới Đồngthời có thể bằng cách cho du nhập, phát triển những ngành nghề mới, thựchiện trước hoặc sau công đoạn sản xuất sản phẩm của các LNTT, các làngnghề hiện có ở lân cận, nhằm tạo ra những tụ điểm các làng nghề, có sự phâncông hợp tác chặt chẽ giữa các làng nghề để sản xuất ra một sản phẩm có chất
Trang 5lượng và giá trị kinh tế cao Cần có kế hoạch cho du nhập, phát triển một sốngành nghề hoàn toàn mới, công nghệ tiên tiến khác hẳn với các nghề ở địaphương kết hợp với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo điều kiện mở cửa đểcác doanh nghiệp trung ương, các tỉnh, thành phố, nước ngoài vào đầu tư vớicác hình thức liên doanh liên kết, thuê đất…nhằm giải quyết việc làm, tăngthu nhập cho người lao động, tăng nguồn vốn thu cho ngân sách nhà nước.Thứ tư là xây dựng và phát triển LNTT gắn với làng nghề văn hoá du lịch.Các làng nghề huyện Sóc Sơn với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáokhông những đáp ứng cho sinh hoạt hàng ngày mà còn trở thành tác phẩmnghệ thuật, mang đậm bản sắc nhân văn và bản sắc dân tộc Thăm làng nghề ởđây là dịp được khám phá, tìm hiểu quy trình kỹ thuật của nghề, thâm nhậpcuộc sống cộng đồng với những phong tục, tập quán, nếp sống và các nghithức phường hội riêng của nền văn minh nông nghiệp lúa nước Phần lớn cáclàng nghề đều có cảnh quan đẹp, giàu chất trữ tình, nét đặc trưng là cây đa,bến nước, đình chùa, đền, miếu gắn liền với các sinh hoạt văn hoá, lễ hội dângian Hiện nay, trong cuộc đổi mới, xây dựng kinh tế nông thôn được chútrọng, các nghề truyền thống đang từng bước phục hồi, tạo nên sinh khí, gópphần nâng cao mức sống của nhân dân.
Huyện Sóc Sơn là một huyện có truyền thống văn hiến và cách mạng, ởđây có nhiều điểm di tích văn hoá đã được xếp hạng như: đền Gióng, Chùanon nước, chùa Thanh Nhàn, Núi đôi, di tích lịch sử hội nghị Trung Giã, tạotiền đề cho phát triển du lịch Bỏi vậy, xây dựng và phát triển LNTT gắn liềnvới du lịch Sóc Sơn là một hướng đúng đắn và rất phù hợp với xu thế pháttriển hiện nay mà huyện đang hướng tới.
3.1.3 Tăng cường xuất khẩu các sản phẩm truyền thống.
Trang 6Đẩy mạnh phát triển những làng nghề mà sản phẩm của nó đang có nhucầu lớn trên thị trường, đồng thời tập trung phát triển mạnh những sản phẩmcó lợi thế, những mặt hàng có giá trị kinh tế cao để xuất khẩu.
Các LNTT của ta khá đa dạng và phong phú, song khả năng xuất khẩu,giá trị và hiệu quả kinh tế cũng như khả năng thu hút lao động đối với từngloại sản phẩm, từng ngành nghề cũng rất khác nhau Trong điều kiện đó, cầntập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm ngành nghề mà sản phẩm của nóđược coi là xuất khẩu mũi nhọn Đó là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ nhưmây tre đan, đồ gỗ, trạm khắc, các sản phẩm nhà tre độc đáo, các đồ nội ngoạithất bằng tre độc đáo và đẹp mắt, sang trọng… cần cải tiến mẫu mã, nâng caotrình độ tinh xảo và chất lượng của các loại hàng hoá này để có thể xuất khẩusang nhiều nước trên thế giới.
Đối với những làng nghề đã đổi mới được sản phẩm thích ứng với nhucầu thị trường, cần tập trung vào việc ổn định thị trường, đồng thời tích cựctìm hiểu nghiên cứu để thâm nhập mở rộng thị trường Tiếp tục cải tiến và đadạng hoá sản phẩm, đổi mới và hiện đại công nghệ nhằm theo kịp với sự biếnđổi nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
3.1.4 Phát triển LNTT trên cơ sở kết hợp yếu tố truyền thống với yếu tố hiệnđại.
Chú ý bảo tồn một số công nghệ cổ truyền tinh xảo, độc đáo, tập trungđổi mới, phát triển công nghệ tiên tiến, hiện đại phù hợp với sản xuất trongcác làng nghề.
Công nghệ cổ truyền có đặc trưng độc đáo, tinh xảo với công cụ thủcông dựa vào sự khéo léo của đôi bàn tay và đầu óc thẩm mỹ tinh tế củangười thợ, sản xuất mang tính đơn chiếc, năn suất thấp, chất lượng không cao.Tuy nhiên, xét về mặt công nghệ, kỹ thuật sản xuất của các làng nghề ta cóthể phân ra thành hai loại: một loại không thể thay thế hoàn toàn công nghệ
Trang 7thủ công truyền thống bằng máy móc hiện đại như ngành nghề trạm khắc,đóng nhà tre, đan nát Ở đây công nghệ chủ yếu dựa vào bàn tay khéo léo củangười lao động, chỉ hỗ trợ cho sản xuất chứ không thể thay thế được toàn bộcông nghệ cổ truyền Loại hai là có thể thay thế được toàn bộ công nghệ cổtruyền bằng công nghệ máy móc hiện đại như ngành sản xuất vật liệu xâydựng, dệt, may, sản xuất giấy, rèn, đúc, luyện kim, cơ khí
Bảo tồn và phát triển các làng nghề trên nguyên tắc “hiện đại hoá côngnghệ truyền thống và truyền thống hoá công nghệ hiện đại” hay “kết hợp côngnghệ truyền thống với công nghệ hiện đại”, cần theo hướng bảo tồn (duy trì)các công nghệ cổ truyền độc đáo, tinh xảo mà các công nghệ máy móc hiệnđại không thể thay thế được Trong những trường hợp này, cần phải cố gắngtới mức tối đa việc áp dụng, cải tiến phương pháp công nghệ ở từng côngđoạn để có thể đưa các thiết bị tiên tiến vào nhiều công đoạn sản xuất sảnphẩm, hạn chế tối thiểu các công đoạn sản xuất phải dùng kỹ thuật thủ công,song vẫn phải tuân thủ quy trình công nghệ truyền thống, nhằm nâng caonăng suất lao động, chất lượng sản phẩm mà vẫn đảm bảo tính độc đáo, tinhxảo của các sản phẩm Mặt khác, cần tập trung đổi mới từng bước và toàndiện công nghệ sản xuất thủ công bằng công nghệ bán cơ khí, cơ khí hoá từngsản phẩm và toàn bộ, tiến dần lên bán tự động và tin học hoá tự động hoá ởmột số khâu, công đoạn sản xuất Đây là hướng chủ đạo trong bảo tồn và pháttriển các làng nghề trong thời gian tới.
3.2 Giải pháp phát triển làng nghề huyện Sóc Sơn 3.2.1 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực là nhân tố cơ bản của sự tăng trưởng kinh tế bền vững.Vấn đề quan trọng không chỉ là số lượng mà là chất lượng nguồn nhân lực.Một số giải pháp chủ yếu cho công tác đào tạo nguồn nhân lực cho các ngànhnghề trong các ngành nghề:
Trang 8Một là: hoàn thiện quy hoạch các ngành nghề làm căn cứ cho công táclập kế hoạch, đầu tư về đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp cho người lao độngtrong các làng nghề Công tác quy hoạch các ngành nghề TTCN phải căn cứvào việc phân loại theo nhóm ngành nghề, trình độ lao động hiện nay củangười lao động ở nông thôn, bao gồm các ngành nghề truyền thống và ngànhnghề mới với các tiêu chí rõ ràng Trên cơ sở tính toán lạo năng lực sản xuấthiện tại và tiềm năng của mỗi loại ngành nghề làm căn cứ cho công tác kếhoạch đào tạo nguồn lao động dài hạn và ngắn hạn Công tác quy hoạch và kếhoạch sản xuất trong các ngành nghề tiểu thủ công phải gắn với nhu cầu củathị trường trong nước và nước ngoài Lấy thị trường làm căn cứ, gắn với kếhoạch, quy hoạch phát triển KT-XH của huyện, nhất là quy hoạch phân bổ,sử dụng và đào tạo nguồn lao động cho các ngành nghề theo trình độ và đặcđiểm của từng loại ngành nghề tiểu thủ công nghiệp
Hai là, hoàn thiện chính sách của nhà nước về lao động và đào tạo nghềnghiệp cho người lao động trong các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trongnông thôn huyện Sóc Sơn phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH củahuyện Khôi phục và phát triển nhành nghề tiểu thủ công nghiệp, thu hút laođộng vào các ngành nghề là nhiệm vụ trung tâm của quá trình chuyển dịch cơcấu kinh tế và lao động xã hội, nhất là khu vực nông thôn theo hướng giảmdần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơcấu kinh tế va lao động trong huyện.
Phát triển ngành nghề TTCN gắn với các hoạt động sản xuất nôngnghiệp, dịch vụ phi nông nghiệp và tạo ra thu nhập chính ở nông thôn Pháttriển ngành nghề TTCN là trung tâm tạo việc làm mới, thu hút lao động dưthừa và tạo nghề nghiệp trong nông nghiệp, gắn liền với chuyển dịch cơ cấulao động, cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Sóc Sơn Vì vậy, Thành phố vàhuyện cần có chính sách khuyến khích và đầu tư thoả đáng cho công tác đào
Trang 9tạo nghề trong các ngành tiểu thủ công và các làng nghề nhằm khắc phục tìnhtrạng tự phát, manh mún trong đào tạo nghề trong các ngành nghề và làngnghề Quan điểm và các chính sách đào tạo nghề trrong các ngành nghềTTCN cần phải đổi mới theo hướng phát huy vai trò của các thành phần kinhtế, huy động các nguồn lực trong dân vào sự nghiệp đào tạo, trong đó nhànước giữ vai trò chủ đạo
Ba là: tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho công tácđào tạo và chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên giảng dạy Thực hiện đàotạo theo nhu cầu của ngành nghề TTCN và các làng nghề phù hợp với địaphương và sản phẩm có thị trường tiêu thụ ở trong nước và nước ngoài.Khuyến khích các trường, các trung tâm dạy nghề và các cơ sở sản xuất kinhdoanh mời các chuyên gia và nghệ nhân của nước ngoài vào giảng dạy và traođổi kinh nghiệm về tổ chức sản xuất, tiếp cận thị trường các sản phẩm TTCN.Hình thức đào tạo này sẽ tạo ra sự kết hợp kỹ thuật truyền thống của nghềnghề thủ công truyền thống với kinh nghiệm và kỹ thuật tiên tiến của thế giới,tiếp thu công nghệ hiện đại vào phát triển các ngành nghề mới, từ đó sẽ nângcao trình độ tay nghề và chất lượng đào tạo trong các ngành nghề tiểu thủcông nghiệp trong nông thôn Sóc Sơn
Bốn là: Giải quyết tốt vấn đề vốn cho các trường, trung tâm dạy nghềvà các cơ sở sản xuất kinh doanh Huyện Sóc Sơn cần hỗ trợ các trường dạynghề trong huyện về vốn theo các hướng: ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạtầng cho các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, theo phương châm nhà nướcvà nhân dân cùng làm Hàng năm cần có kế hoạch dành một phần ngân sáchcủa tỉnh đầu tư cho các trường, trung tâm dạy nghề, bồi dưỡng nâng cao taynghề cho các chủ cơ sở ngành nghề kiến thức về kinh tế, tổ chức sản xuất, ápdụng chính sách tín dụng ưu đãi đối với các ngành nghề, trong đó khuyếnkhích cho vay đổi mới máy móc, chất lượng đào tạo trong các cơ sở dạy nghề.
Trang 10Giải pháp về vốn là rất quan trọng, nhằm đầu tư cho công tác đào tạo, bồidưỡng nghề cho người lao động cả văn hoá và nghề nghiệp để phát triển cácngành nghề TTCN trong nông thôn Sóc Sơn theo hướng CNH-HĐH.
Năm là: Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo nghề cho người laođộng trong các ngành nghề TTCN Nội dung đào tạo cần tập trung vào nhữngkiến thức chủ yếu cho việc phát triển các ngành nghề truyền thống với côngnghệ hiện đại Phương pháp đào tạo nên kết hợp lý thuyết với thực hành,truyền thống với hiện đại, phù hợp với đặc điểm của từng ngành nghề Chínhquyền huyện Sóc Sơn cần phối hợp với trường dạy nghề đưa chương trìnhhướng nghiệp vào các trường phổ thông, kết hợp dạy chữ và dạy nghề, đểnâng cao trình độ văn hoá cho lao động trong các ngành nghề Ứng dụng rộngrãi tiến bộ khoa học công nghệ kỹ thuật hiện đại vào các trường dạy nghề,nhằm khôi phục, bảo tồn các ngành nghề truyền thống và phát triển các ngànhnghề mới Giải pháp cho vấn đề này là lựa chọn đúng hướng sản xuất vànhững máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại phù hợp với đặc điểm sản phẩmcủa từng ngành nghề TTCN.
Sáu là: Đầu tư hơn nữa cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý,cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề cho các ngành nghề TTCN đi đôi vớiviệc nâng cao trình độ của các nghệ nhân để họ có thể sáng tạo ra nhiểu sảnphẩm nhưng vẫn duy trì, phát huy văn hoá truyền thống của dân tộc, có tínhnghệ thuật cao và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm truyền thống trên thịtrường trong nước và thế giới Khuyến khích mô hình dạy nghề trong các cơsở sản xuất kinh doanh trong các ngành nghề TTCN Đây là mô hình đào tạocó hiệu quả đã được thực tế chứng minh vì khả năng học đi đôi với làm,quyền lợi gắn với trình độ tay nghề Để phát triển mô hình đào tạo này, trongthời gian tới, nhà nước cần hỗ trợ máy móc, thiết bị, khoa học công nghệ mớivà giảng viên, đồng thời các chủ cơ sở sản xuất trong các ngành nghề TTCN
Trang 11cần chủ động tổ chức đào tạo nghề cho người lao động trực tiếp tại cơ sở củamình Trong chương trình đào tạo hàng năm của thành phố, huyện cần bổsung đào tạo, bồi dưỡng cho cả người thầy và người thợ Đối với những nghệnhân trong các LNTT, nhà nước, các cấp chính quyền huyện Sóc Sơn cần cóchính sách đãi ngộ thoả đáng và sử dụng hợp để họ mang hết khả năng và tâmhuyết của mình trong việc dạy và truyền nghề cho thế hệ trẻ trrong các ngànhnghề TTCN, của thời kỳ CNH-HĐH nông thôn Sóc Sơn.
3.2.2 Đổi mới công nghệ, kỹ thuật và đa dạng hoá sản phẩm trong LNTT Hiện nay, những trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất LNTT nóichung vẫn còn mang tính thủ công, đơn giản, dùng sức cơ bắp là chính và mộtít được cơ giới hoá từng phần, từng khâu trong quá trình sản xuất
Đổi mới công nghệ, hiện đại hoá kỹ thuật sản xuất là một trong các giảipháp quan trọng có ảnh hưởng tới sự phát triển của LNTT Có như vậy làngnghề mới có điều kiện tăng nhanh năng suất lao động, sản phẩm vừa mangtính hiện đại và tinh xảo, tăng thêm khả năng cạnh tranh của sản phẩm Đâychính là mặt tác động trở lại của CNH-HĐH đến sản xuất ở LNTT.
Trong điều kiện trên thế giới, quá trình công nghệ thay đổi rất nhanhchóng đến mức chỉ còn ba năm là một sản phẩm có thể mất đi, bị một sảnphẩm khác thay thế và trong vòng một chục năm một hai chục năm mộtngành sản xuất đang từ được xếp vào mặt trời mọc thì chuyển sang thành mặttrời lặn nên vấn đề đổi mới công nghệ thiết bị trong làng nghề lại càng là vấnđề bức thiết Nhưng sản xuất trong LNTT không thể đưa toàn bộ thiết bị hiệnđại vào vì như vây nếu loại bỏ khăn về vốn thì lúc đó sản phẩm mà được sảnxuất ra không còn mang tính văn hoá truyền thống hay nói cách khác là nókhông còn là một sản phẩm của làng nghề theo đúng tính chất của nó nữa Dođó phải đổi mới công nghệ thiết bị dần từng bước trên một số nguyên tắc:
Trang 12- Công nghệ cũ tỏ ra không thích hợp và sản phẩm sản xuất ra bằng côngnghệ cũ này không đủ khả năng cạnh tranh do chất lượng hay giáthành Nói cách khác là bản thân công nghệ truyền thống có yêu cầu donó có nguy cơ không thể tồn tại được mà đòi hỏi phải được hiện đạihoá phần nào đó hay khâu nào đó của công nghệ cũ để có sự kết hợpđược công nghệ truyền thống và công nghệ mới nhằm nâng cao khảnăng cạnh tranh của sản phẩm.
- Công nghệ được lựa chọn phải thích hợp với công nghệ truyền thốnghay công nghệ truyền thống phải có khả năng tiếp thu công nghệ mớivề trình độ kỹ thuật, về quy mô sản xuất và quan trọng là về vốn đầu tư.Sở dĩ phải có sự thích hợp vì nếu quá hiện đại hay quy mô quá lớn hayvốn đầu tư quá nhiều thì LNTT khó có khả năng tiếp thu được Mặtkhác cần chú ý đến công nghệ được lựa chọn phải phù hợp với nguyênliệu tại chỗ đồng thời chú ý đến có sở chế biến sản xuất nguyên vật liệutại chỗ.
- Hiện đại hoá công nghệ truyền thống nhưng phải đảm bảo nguyên tắcsản phẩm sản xuất ra không bị mất đi tính truyền thống, độc đáo của sảnphẩm
- Hiện đại hoá công nghệ đảm bảo vệ sinh môi trường, chống ô nhiễmmôi trường
- Vấn đề hiện đại hoá công nghệ phải lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo.- Có thể kết hợp nhiều ngành nghề, nhiều công nghệ trên một sản phẩm.Việc đổi mới công nghệ đối với LNTT là vấn đề khó khăn, vượt quá khảnăng của từng đơn vị sản xuất-kinh doanh trong làng nghề, do đó cần có sự hỗtrợ của nhà nước Do nhà nước không thể làm thay đơn vị sản xuất kinhdoanh nên chỉ có thể giúp đỡ bằng các biện pháp hỗ trợ sau: