1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SƠ ĐỒ PHẢN ỨNG HÓA HỌC VÔ CƠ VÀ HỮU CƠ DÀNH CHO HỌC SINH TỪ LỚP 9 LỚP 12

16 12,3K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 600,69 KB

Nội dung

Trong sáng kiến kinh nghiệm năm 2006-2007 với tiêu đề: “Xây dựng sơ đồ chuỗi phản ứng hoá học THPT và ứng dụng của sơ đồ phản ứng hoá học trong việc dạy- học môn hoá học ở trường THPT

Trang 1

-GV: Lê Ngọc Tú - Trường THPT Hàm Rồng – TP Thanh Hóa Trang 1

DÀNH CHO HỌC SINH TỪ LỚP 9 LỚP 12

PHIÊN BẢN 2-2004-2011

-

A ĐẶT VẤN ĐỀ

I- LỜI MỞ ĐẦU

Giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ mà tất các các quốc gia trên thế giới đều coi là

chiến lược của dân tộc mình.Vì thế đại hội lần IX đảng cộng sản Việt Nam trong

nghị quyết ghi rõ:”Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, tương lai của một dân tộc,

một quốc gia phải nhìn vào nền giáo dục của quốc gia đó

Nêu về tầm quan trọng của giáo dục cho thế hệ trẻ nhân ngày khai trường đầu

tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “ non sông

Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh

quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ

một phần công lớn công học tập của các em” Trước khi người ra đi trong duy

chúc chủ tịch Hồ Chí Minh có dặn: “Phải giáo dục thế hệ trẻ để cho họ trở thành

người vừa hồng vừa chuyên ”

Trong điều kiện hiện nay khi khoa học kỹ thuật của nhân loại phát triển như vũ

bão, nền kinh tế trí thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của nghành giáo dục vô

cùng to lớn: Giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải

giúp học sinh vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống, vừa mang tính giáo

dục, vừa mang tính giáo dưỡng nhưng cao hơn giáo dưỡng hướng thiện khoa

học

Trong sáng kiến kinh nghiệm năm 2006-2007 với tiêu đề: “Xây dựng sơ đồ

chuỗi phản ứng hoá học THPT và ứng dụng của sơ đồ phản ứng hoá học trong

việc dạy- học môn hoá học ở trường THPT ” đã đạt giải C, tôi đã đề cập đến việc

xây dựng sơ đồ phản ứng hoá học và có giới thiệu kèm 02 sơ đồ chuỗi phản ứng

hoá học gồm vô cơ và hữu cơ đã được xây dựng xong từ năm 2004 Và tài liệu

này tôi đã chia sẻ rộng dải trên mạng internet và đã được sự hưởng ứng các em

học sinh và đồng nghiệp qua con số tải về đến nay hơn 100.000 lượt mỗi sơ đồ

Tháng 09 năm 2007 toàn quốc đều học theo chương trình sách giáo khoa mới

và nội dung trương trình có sự thay đổi đáng kể, có các phần lý thuyết, nhiều

dạng bài tập và phương trình hóa học cũng mới lạ Với sự ủng hộ và góp ý của

đồng nghiệp và học sinh những năm qua, để phù hợp hơn với chương trình mới

và để thiết thực hơn trong sử dụng 02 sơ đồ đối với học sinh từ lớp 9 đến lớp 12

và cho ôn thi tốt nghiệp, đại học, cao đẳng… tôi đã chỉnh sửa, xây dựng thành

02 sơ đồ mới: Phiên bản 2-2004-2011

Trang 2

Nội dung trọng điểm cho sáng kiến kinh nghiệm(SKKN) của tôi năm học

sinh từ lớp 9 lớp 12-Phiên bản 2-2004-2011

Mỗi sơ đồ nằm trên 01 trang giấy khổ A4 với số lượng cả 2 sơ đồ hơn 500

phương trình hoá học từ khó đến dễ, có đầy đủ trong phần lý thuyết và bài tập

trong sách giáo khoa dành cho học sinh từ lớp 9 đến lớp 12 và thiết thực cho cả

học sinh ôn thi tốt nghiệp, đại học, cao đẳng

Hai sơ đồ sẽ giúp học sinh hoá học chủ động hơn, dễ hiểu, thiết thực, gần gủi

với đời sống và lôi cuốn học sinh khi học hoá học theo chương trình cải cách

giáo khoa mới hiện nay, hữu ích cho cả đồng nghiệp và học sinh

II- THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:

1-THỰC TRẠNG :

Môn hoá học trong trường phổ thông giữ một vai trò quan trọng trong việc

hình thành và phát triển trí dục của học sinh

Mục đích của môn học là giúp cho học sinh hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh,

nâng cao cho học sinh những tri thức, hiểu biết về thế giới, con người thông qua

các bài học, giờ thực hành của hoá học

Học hoá học để hiểu, giải thích được các vấn đề thực tiễn thông qua cơ sở

cấu tạo nguyên tử, phân tử, sự chuyển hoá của các chất bằng các phương trình

hoá học Đồng thời khởi nguồn, là cơ sở phát huy tính sáng tạo đưa những ứng

dụng phục vụ trong đời sống của con người

Hoá học góp phần giải toả, xoá bỏ hiểu biết sai lệch làm phương hại đến đời

sống, tinh thần của con người

Để đạt được mục đích của học hoá học trong trường phổ thông thì không chỉ

giáo viên mà phương pháp, phương tiện học tập…cũng là nhân tố tham gia quyết

định chất lượng Đó là vấn đề cần quan tâm và nghiên cứu nghiêm túc

Trước tình hình phải đổi mới phương pháp dạy - học, đã và đang thực sự là

yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy Một trong những yếu tố để đạt kết quả dạy –

học tốt thì phải phát huy tính thực tế, giáo dục về môi trường, về tư tưởng vừa

mang bản sắc dân tộc mà không mất đi tính cộng đồng trên toàn thế giới, những

vấn đề cũ nhưng không cũ mà vẫn có tính chất cập nhật và mới mẽ, đảm bảo:

Tính khoa học – hiện đại, cơ bản, tính thực tiễn và giáo dục kỹ thuật tổng hợp,

tính hệ thống sư phạm

Hệ thống bài tập, câu hỏi phải có tác dụng tái tạo kiến thức đã học, phải có

khả năng tăng tính tự giác, sức lôi cuốn, tư duy và có tác dụng hệ thống hoá các

kiến thức, sơ đồ phản ứng hóa học vô cơ và hữu cơ dành cho học sinh từ lớp

9 đến lớp 12 -Phiên bản 2-2004-2011 đáp ứng được yêu cầu đó

Trang 3

-GV: Lê Ngọc Tú - Trường THPT Hàm Rồng – TP Thanh Hóa Trang 3

Môn hoá học trong trường phổ thông là một trong môn học khó, nếu không

có những bài giảng và phương pháp hợp lý phù hợp với thế hệ học trò dễ làm

cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu, cảm nhận Đã có hiện tượng một số bộ

phận học sinh do không hiểu, khó khăn trong lĩnh hộ kiến thức, không muốn

học hoá học, ngày càng lạnh nhạt với giá trị thực tiễn của hoá học

Nhiều giáo viên chưa quan tâm đúng mức đối tượng giáo dục: Chưa đặt ra

cho mình nhiệm vụ và trách nhiệm nghiên cứu, hiện tượng dùng đồng loạt cùng

một cách dạy, một bài giảng cho nhiều lớp, nhiều thế hệ học trò là không ít và

không phải lĩnh vực kiến thức trọng tâm cho từng đối tượng

Tuy nhiên, có những dạng bài tập, những phương pháp dạy – học vẫn có thể

áp dụng cho nhiều lớp, nhiều thế hệ học trò Trên thực tế, như bảng hệ thống

tuần hoà các nguyên tố hoá học, bảng tính tan của một số muối quen thuộc, từ

điển hoá học vẫn là tài liệu phù hợp cho nhiều thế hệ học trò và bản thân của

những giáo viên như chúng tôi Mặc dùng tính hữu ích của mỗi loại tài liệu là

khác nhau và cách vận dụng mỗi tài liệu cũng khác nhau tuỳ thuộc vào đối tượng

sử dụng Để có kết quả dạy- học tốt phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau,

cách sử dụng phương pháp trong những trường hợp cụ thể cũng khác nhau:

“Trong cái chung cũng có cái riêng, trong cái riêng cũng có cái chung”

Kết quả, hiệu qủa của thực trạng trên để việc dạy – học môn hoá học đạt

hiệu quả cao hơn tôi đã mạnh dạn cải tiến phương pháp dạy học, phát huy

phương pháp tăng tính chủ động học tập Một trong những điểm tôi đã làm là: sử

đến lớp 12 -Phiên bản 2-2004-2011 làm công cụ học tập cho học sinh

Cụ thể là: 01 sơ đồ phản ứng hoá hữu cơ và 01 sơ đồ phản ứng hoá vô cơ”

đến dễ, có đầy đủ trong phần lý thuyết và bài tập trong sách giáo khoa hiện hành

Hai sơ đồ đã giúp học sinh khi học hoá học chủ động hơn, dễ hiểu, thiết thực,

gần gủi và lôi cuốn hơn và thực tế thấy học sinh tự nguyện hưởng ứng mà không

có sự lệ thuộc nào Qua thực tế, tôi thấy kết quả tác động đến việc học tập hoá

học của học sinh là rất lớn , các sơ đồ này như một bài tập lớn về sơ đồ phản

ứng đa chiều, như một bảng tra cứu… rất có hiệu quả cho học sinh và đặc biệt

có thể thông qua việc viết các phương trình hoá học theo sơ đồ, giúp học sinh

tái tạo kiến thức rất nhanh, có khả năng nâng cao kiến thức học sinh mà không

có một sự ép buộc khó chịu nào Bản thân học sinh khi tìm hiểu, kiểm tra một sơ

đồ chuyển hoá của một chất cụ thể trong sơ đồ này cũng coi như một lần học lại

bài học có liên quan đến chất đó

Trang 4

Mặt khác, sơ đồ phản ứng hoá học có tác dụng liên kết kiến thức các bài học

thành một thể thống nhất, tạo điều kiện cho học sinh so sánh tính chất của các

chất, giúp học sinh có cái nhìn tổng quát về môn học trong hai trang giấy A 4

Thực tế thấy răng nếu để học sinh đọc thuộc bài học là rất khó mà cho học

sinh viết phương trình thì kiến thức hóa học được nâng lên rõ rệt

Trong đề tài này, Ngoài việc giới thiệu chính thức hai sơ đồ phản ứng hóa

học vô cơ và hữu cơ dành cho học sinh từ lớp 9 đến lớp 1Phiên bản

2-2004-2011, tôi cũng nêu hướng dẫn sử dụng các sơ đồ hiệu quả và nêu ra một

vài ví dụ minh họa Đây chỉ là suy nghĩ, đề suất của cá nhân tôi, coi đó là kinh

nghiệm với mong muốn góp phần nhỏ nhoi vào việc tạo ra và phát triển phương

pháp dạy- học hoá học hiệu quả cao hơn theo hướng đổi mới

Trang 5

-GV: Lê Ngọc Tú - Trường THPT Hàm Rồng – TP Thanh Hóa Trang 5

SƠ ĐỒ PHẢN ỨNG HÓA HỌC VÔ CƠ VÀ HỮU CƠ

DÀNH CHO HỌC SINH TỪ LỚP 9 ĐẾN LỚP 12

PHIÊN BẢN 2-2004-2011

Trang 7

-GV: Lê Ngọc Tú - Trường THPT Hàm Rồng – TP Thanh Hóa Trang 7

Trang 8

B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Trong thực tiễn dạy học tôi đã thấy rằng sơ đồ phản ứng hoá học có tác

động mạnh mẽ đến việc lĩnh hội-truyền đạt kiến thức Phải khẳng định răng viết

phương trình theo sơ đồ là một cách học lý thuyết rất hiệu quả, hiệu quả hơn

nhiêu việc học sinh học đọc thuộc lòng

Để vận dụng tốt hai sơ đồ phản ứng hóa học vô cơ và hữu cơ tôi đã nêu thì

đối tượng sử dụng cần phải:

1- Nếu là giáo viên:

- Đối tượng học trò là lớp nào, khối nào, học sinh đang ôn thi…để lấy sơ đồ

phù hợp

- Cần phải xác định rõ mục đích: Bài tập ôn luyện về chất nào, bài nào, chương

nào? Ở lớp hay ở nhà, bài tập vận dụng kiến thức hay bài tập phát triển tư duy

cho học sinh…từ đó quan sát sơ đồ, xác định chất đó, bài đó… rồi rút ra sơ đồ

nhỏ cụ thể

- Xác định được kiến thức trọng tâm, tìm hiểu ý đồ để đưa ra sơ đồ phản ứng hoá

học phù hợp với chương, bài, phần cần vận dụng

2- Nếu là học sinh:

- Xác định phần kiến thức cần kiểm tra hay tra cứu: Chất nào, bài nào…?

- Xác định mục đích sử dụng sơ đồ để tra cứ hay lấy bài tập để luyện tập?

I- CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN :

Việc vận dụng hai sơ đồ phản ứng hóa học vô cơ và hữu cơ dành cho học

sinh từ lớp 9 đến lớp 12-Phiên bản 2-2004-2011, cần phải thấy rõ mặt tốt, mặt

tích cực của 02 sơ đồ tôi đã nêu là :

1- Toàn bộ chương trình hóa học được gói gọn trong 02 trang A4, bao gồm các

phương trình ở phần lý thuyết và cả phần bài tập

2- Như một bảng kiểm tra kiến thức cơ bản của học sinh về bài học có chất liên

quan Từ chất A có thể chuyển hóa thành những chất gì Phương trình hóa học

viết ra sao?( dựa vào gợi ý của từng chuyển hóa trong sơ đồ)

3- Như một bảng tra cứu kiến thức khi tiến hành làm học tập về chất liên quan

Khi làm các bài tập dạng sơ đồ chuyển hóa có thể dựa vào sơ đồ này để tìm sự

gợi ý về chất, phương trình

4- Như một bài tập lớn đa chiều từ một chất: “Hoàn thành sơ đồ phản ứng hoá

học bằng các phương trình hoá học ” về chất liên quan: Đa chiều vì từ 1 chất A

có thể xây dựng sơ đồ chuyển hóa thành nhiều chất khác theo nhiều hướng khác

nhau Vì vậy việc đánh số thứ tự phương trình trong 02 sơ đồ chỉ có ý nghĩa

kiểm soát được số lượng phương trình

Trang 9

-GV: Lê Ngọc Tú - Trường THPT Hàm Rồng – TP Thanh Hóa Trang 9

học, của một chương, một phần, nhiều chương, nhiều phần, của khoá học Tạo

ra cái nhìn toàn diện hơn về các kiến thức đã học: Nhìn vào một chất A có thể

chuyển hóa thành nhiều chất sẽ liên quan đến nhiều bài, nhiều chương, nhiều

lớp

6- Có tác dụng kích thích phát triển kiến thức người học thông qua tái tạo kiến

thức, tìm tòi kiến thức phù hợp với sơ đồ chuyển hoá cụ thể: Với một sơ đồ

chuyển hóa cụ thể người học, dạy đều có thể tạo thêm chuyển hóa vào sơ đồ,

phát triển sơ đồ đầy đủ hơn, rộng hơn

7- Có khả năng định hướng, tập chung sự lĩnh hội kiến thức của người học khi

học tập qua các bài học có liên quan đến một sơ đồ chuyển hoá hoá học Quan

sát sơ đồ học sinh có thể hình dung kiến thức cần phải học cho suốt quá trình học

hóa học để thi đại học, cao đẳng

8- Là tài liệu phù hợp trong tiết luyện tập, ôn tập chương, phần, hết học kỳ ,

gọn nhẹ nhưng chứa đựng kiến thức lớn, tuy vậy nó vẫn làm cho người tìm hiểu

về nó phải suy nghĩ, tìm tòi, kiểm định, kích thích tính tòi một cách tự nhiên và

kiến thức của người học cũng khá lên tự nhiên

9- Sơ đồ là một gợi ý, nêu vấn đề cho người sử dụng có thể phát triển và tái tạo

kiếm thức Căn cứ vào sơ đồ có thể tự xây dụng bài tập cho chất, bài học, chương

học, phần học Đối với người đang học là phát triển và tái tạo Với người học

xong là chủ yếu là tái tạo kiến thức

10- Cả đồng nghiệp và học sinh đều có thể sử dụng để tạo ra các loại bài tập

phong phú hơn mà chỉ dựa vào một trang giấy A 4

11- Học sinh sử dụng sơ đồ thì kiến thức lý thuyết hóa học cũng tự nhiên tăng

lên như một người bị lôi cuối vào câu chuyện lúc nào không biết, có thể ban đầu

người đó không có ý định nghe nó

Trang 10

II- CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN :

1-Thực hiện

- Ý nghĩ của việc sử dụng hai sơ đồ phản ứng vô cơ và hữu cơ là: Tra cứu tái tạo

kiến thức phục vụ tốt cho học lý thuyết Là một bài tập đa chiều nếu đi từ một chất A

bất kỳ trong sơ đồ

- Việc đánh số thứ tự chỉ mang tính kiểm soát số phương trình hóa học trong sơ đồ

mà thôi Nếu có đánh số thứ tự thì chỉ theo một chiều nhất định Nhưng từ một chất lại

chuyển hóa đa chiều vậy khi lấy một sơ đồ theo ý đồ kiến thức nào đó thì người sử

dụng có thể tự đánh lại số thứ tự cho sơ đồ cụ thể

- Phần chất gợi ý có thể có hoặc không có tùy thuộc vào mức độ khó, vị trí của

chuyển hóa trong sơ đồ

- Nếu gặp khó khăn trong viết phương trình thì người sử dụng nên kết hợp các tài

liệu, có thể sơ đồ chỉ là một gợi ý, nêu vấn đề cho người sử dụng

2-Phần ví dụ minh hoạ :

Trong bất kể bài học, chương, phần học, lớp học nào cũng có thể vận dụng sơ đồ

này cụng thể như:

Ví dụ 1

Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau bằng các phương trình hoá học:

F 2 ¾ ¾ ® +H2¾ ( 1 )

HF ¾ ¾ +SiO2¾ ( 2 ) ®

SiF 4 FeCl 2

Cl 2¾¾ ®+NaBr¾¾( 3 )

Br 2¾ ¾ ® +SO2¾ ( 4 )

H 2 SO 4¾ ¾ +C12¾H22O¾11¾ ( 5 ) ®

C ¾ ¾ +H2O¾ ( 6 ) ®

H 2 ¾ ¾ +CuO¾ ( 7 ) ®

Cu Hướng dẫn :

H2 + F2 –––––> 2HF (1)

HF + SiO2 –––––> SiF4 # + H2O (2)

Cl2 + 2NaBr –––––––> NaCl + Br2 ( 3)

Br2 + H2O + SO2 –––––––> HCl + H2SO4 (4)

H2SO4 đặc + C12H22O11 ––––––>12 C + H2SO4.11 H2O (5)

C + H2O hơi –––––> CO + H2 (6)

H2 + CuO –––––> Cu + H2O (7)

Cu + 2FeCl3 ––––> CuCl2 + 2FeCl2 (8) 2H2SO4đặc + CaF2(bột) –––––> 2HF + Ca(HSO4)2

& Lĩnh vực áp dụng:

- Về kiến thức huy động các kiến thức của : Halogen, HF, H SO ; muối sắt (III)

Trang 11

-

tập về các halogen, phần vô cơ tổng hợp

Ví dụ 2

Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau bằng các phương trình hoá học:

C2H2¾ ¾ +HO;xt¾ :HgSO¾4¾ ( 1 ) ®

CH3CHO ¾ ¾;¾: ¾ 2 + ¾(2)®

2xt Mn O

axit axetic ¬ ¾ +O2¾ ,men¾ ( 3 ) ¾

C2H5OH

Glucozơ ¾ ¾ +AgNO¾3¾ /NH3¾ ( 5 ) ®

amoni gluconat Hướng dẫn :

C2H2 + H2O ¾ ¾xt:HgSO¾4¾ ( 1 ) ®

CH3 -CHO (1) 2CH3 –CHO + O2 ¾ ¾ ; ¾ : ¾ 2+¾ ( 2 ) ®

2xt Mn O

2CH3COOH (2)

CH3-CH2-OH + O2 ¾ ¾ ®xt: men¾

CH3COOH + H2O (3)

C6H12O6 ¾ ¾ ®xt: men¾

2CH3-CH2-OH + 2CO2 (4)

––> CH2OH-(CHOH)4-COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3 (5)

& Lĩnh vực áp dụng:

- Về kiến thức: áp dụng cho các phần axit, anđehit, rượu, gluxit

- Có thể áp dụng là bài tập ôn bài, ôn tập chương, tổng hợp về hợp chất dẫn suất

Ví dụ 3

Cho các hợp chất của sắt : Fe ; FeO ; Fe2O3 ; Fe3O4 ; FeSO4 ;Fe2(SO4)3 ; FeCl2 ;

FeCl3 ; Fe(OH)2 ; Fe(OH)3 ;Fe(NO3)2 ;Fe(NO3)3 và O2 Xắp xếp các chất theo thứ

tự từ A1–––> A14

A3

FeCl2 A5 A6

A1 A7 A8

A4 A9

A13 A2

A10 A11 A12

Men (4)

Ngày đăng: 10/02/2014, 21:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w