Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên và môi trường phục vụ nuôi trồng thủy hải sản trên các dải cát ven biển Quảng Bình Nguyễn Phương Thảo Trường Đại học Khoa học Tự nhiên; Khoa:
Trang 1Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên
và môi trường phục vụ nuôi trồng thủy hải sản trên các dải cát ven biển Quảng Bình
Nguyễn Phương Thảo
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên; Khoa: Địa lý Chuyên ngành: Sử dụng và Bảo vệ Tài nguyên Môi
trường; Mã số: 60 85 15 Người hướng dẫn: TS.Lại Vĩnh Cẩm
Năm bảo vệ: 2011
Abstract rình bày cơ sở lý luận, phương pháp về quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên
và môi trường với phát triển bền vững nuôi trồng thủy hải sản Tổng quan tình hình nuôi trồng thủy hải sản ở Việt Nam và Quảng Bình Nghiên cứu về đặc điển hệ sinh thái của dải cát như rất nhạy cảm, dễ biến động; đặc điểm nội tại của dải cát phụ thuộc rất nhiều vào các đặc điểm của các đơn vị sinh thái liền kề trong quá trình hình thành và phát triển; sử dụng hợp lý các dải cát phải nằm trong chiến lược sử dụng hợp lý đới ven biển Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy hải sản ở dải cát ven biển Bắc Quảng Bình Đề xuất một số định hướng quy hoạch nuôi trồng thủy hải sản bền vững trên dải cát phía Bắc tỉnh Quảng Bình
Keywords Điều kiện tự nhiên; Môi trường; Nuôi trồng thủy sản; Biển Quảng Bình
Content:
Việt Nam là quốc gia biển, có một vùng biển rộng, bờ biển dài và hội tụ nhiều đảo, đa dạng về kiểu loại đất ngập nước với nhiều hệ sinh thái đa dạng sinh học cao Điều đó đã tạo cho đất nước ta tính đa dạng hình về tiềm năng phát triển và nguồn lợi thủy sinh, là tiền đề cho sự phát triển một ngành thủy sản phát triển mạnh Ngành thủy sản nước ta có thể phát triển mạnh ở các lĩnh vực như khai thác, nuôi trồng và hậu cần dịch vụ Trong đó, có thể phát triển nuôi trồng thủy sản ở tất cả các vùng sinh thái khác nhau, từ vùng núi, trung du, đồng bằng đến các vùng biển đảo
Vì thế, nuôi trồng thủy sản nước ta được xem là một nghề truyền thống, gắn bó với các cộng đồng dân cư ở các vùng nông thôn và ven biển
Nuôi trồng thủy sản đang từng bước trở thành lĩnh vực sản xuất hàng hóa có tính cạnh tranh cao Ngoài ra, phát triển của ngành cũng đã đóng góp vào giải quyết việc làm và lao động cho hàng triệu người Sự phát triển của thủy sản đã góp phần
Trang 2vào bình ổn xã hội, an ninh quốc phòng, xóa đói giảm nghèo và tăng thu ngoại tệ cho quốc gia, cũng như góp phần giảm áp lực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên, đa dạng sinh học
Tỉnh Quảng Bình có diện tích đất cát tương đối lớn, khoảng 40.000 ha, nhiều
xã ven biển hoàn toàn là cát Các huyện có diện tích cát lớn: Quảng Trạch, Bố Trạch, thành phố Đồng Hới, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ Việc nuôi trồng thủy sản ở đây
sẽ tận dụng nguồn tài nguyên đất cát phong phú và thực tế đã đem lại hiệu quả kinh
tế cao cho các hộ ven biển trên địa bàn tỉnh Để phát triển, mở rộng quy mô cũng như tăng chất lượng thủy hải sản nuôi trồng ở đây, cần có những nghiên cứu tổng hợp các điều kiện tự nhiên, môi trường vùng ven biển để có những biện pháp bền vững trong công nghệ nuôi trồng, khai thác
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, cũng như nhu cầu bổ sung, nâng cao nhận thức của học viên trong nghiên cứu địa lý tổng hợp nói chung và địa lý địa phương nói riêng nhằm mục tiêu sử dụng hợp lý tài nguyên, đảm bảo cho sự phát
triển và bảo vệ môi trường nên học viên đã lựa chọn đề tài: “Phân tích, đánh giá
các điều kiện tự nhiên và môi trường phục vụ nuôi trồng thủy hải sản trên các dải cát ven biển Quảng Bình”
Kết quả của đề tài sẽ có ý nghĩa thực tiễn và cơ sở khoa học góp phần vào việc định hướng sử dụng và khai thác hợp lý dải cát ven biển trên địa bàn tỉnh
2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
a Mục tiêu
Định hướng quy hoạch nuôi trồng thủy hải sản bền vững trên các dải cát ven biển phiá Bắc tỉnh Quảng Bình theo quan điểm địa lý tổng hợp
b Nhiệm vụ
- Thu thập, phân tích và đánh giá hệ thống tư liệu đã có (tài liệu, số liệu về tự
nhiên, kinh tế xã hội, các bản đồ hợp phần…) vùng cát phía Bắc tỉnh Quảng Bình
- Nghiên cứu xác lập cơ sở lý luận, phương pháp luận cho nội dung nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên và môi trường dải cát phía Bắc tỉnh Quảng Bình phục vụ nuôi trồng thủy hải sản
Trang 3- Đề xuất một số định hướng quy hoạch nuôi trồng thủy hải sản bền vững trên dải cát phía Bắc tỉnh Quảng Bình
3 Phạm vi nghiên cứu
a) Phạm vi không gian
Đề tài chỉ phân tích, đánh giá về điều kiện tự nhiên của dải cát ven biển phía Bắc tỉnh Quảng Bình vì các lý do sau:
- Dải cát phía Bắc phân hóa mạnh do có điều kiện địa chất và địa mạo phong phú, đa dạng và chia cắt rõ rệt
- Vùng cát ven biển tỉnh Quảng Bình là tập hợp của nhiều hệ sinh thái rất nhạy cảm đối với việc khai thác và sử dụng
- Vùng cát ven biển phía Bắc tỉnh Quảng Bình được xem là một trong những vùng tự nhiên có tính đặc thù, tạo ra nhiều lợi thế để phát triển kinh tế- xã hội
b) Phạm vi khoa học
- Phân tích, đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên và môi trường của dải cát phía Bắc ven biển tỉnh Quảng Bình
- Đề xuất các định hướng phát triển nuôi trồng thủy hải sản bền vững ở dải cát phía Bắc ven biển tỉnh Quảng Bình
4 Cơ sở dữ liệu thực hiện đề tài
- Các tài liệu về kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình và các huyện phía Bắc dải cát Quảng Bình năm 2009
- Các dữ liệu bản đồ hợp phần tỉnh Quảng Bình
- Các tài liệu về đánh giá điều kiện tự nhiên của dải cát ven biển tỉnh Quảng Bình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
5 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
a) Quan điểm nghiên cứu
- Quan điểm hệ thống
- Quan điểm tổng hợp
- Quan điểm lãnh thổ
Trang 4- Quan điểm phát triển bền vững
b) Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu
- Phương pháp bản đồ
- Phương pháp hệ thông tin địa lý
6 Kết quả và ý nghĩa
a) Kết quả
- Phân tích, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và môi trường cho phát triển nuôi trồng thủy sản ở dải cát ven biển Quảng Bình
- Định hướng tổ chức nuôi trồng thủy sản ở dải cát ven biển Quảng Bình
b) Ý nghĩa
Ý nghĩa khoa học: Đề xuất định hướng nuôi trồng thủy hải sản bền vững cho
dải cát ven biển phía Bắc tỉnh Quảng Bình
Ý nghĩa thực tiễn: Là tài liệu tham khảo cho các cơ quan địa phương trong
việc thực hiện nuôi trồng thủy hải sản bền vững ở dải cát ven biển
7 Các tài liệu có liên quan đến khu vực nghiên cứu
Các dải cát ven biển tỉnh Quảng Bình là khu vực chưa ổn định, một đặc thù
tự nhiên của miền duyên hải, được thành tạo trong các mối tương tác lâu dài giữa biển và lục địa, giữa sông và biển, giữa gió và những tác động của con người… Đây
là khu vực nhạy cảm, tiềm ẩn nhiều những khả năng cũng như hiểm hoạ, vì vậy để
có thể khai thác hợp lý các dải cát, đem lại hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo phát triển bền vững cần phải có những nghiên cứu tổng hợp, nắm bắt được các quy luật hình thành và phát triển của chúng và dự báo được những biến đổi do tác động của con người
Đề xuất giải pháp tổng thể sử dụng hợp lý các dải cát ven biển Quảng Bình cũng chính là góp phần xây dựng một chương trình quản lý đới bờ biển thống nhất bao gồm cả việc quản lý phát triển cũng như bảo vệ nguồn tài nguyên tự nhiên một cách tổng hợp, liên quan đến nhiều lĩnh vực quan trọng về kinh tế - xã hội, đảm bảo chia sẻ lợi ích cho toàn cộng đồng
Trang 5Trước một thực tế đa dạng, phong phú, rộng lớn lại có nhiều điểm đặc thù như vậy, trong những năm qua đã có nhiều đề tài, đề án nghiên cứu về vùng này
Trước hết là đề tài “Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổng thể sử dụng hợp lý các dải
cát ven biển miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận” (KC.08-21) do TS.Trần
Văn Ý làm chủ nhiệm với mục tiêu:
- Đề xuất các giải pháp tổng thể có căn cứ khoa học để sử dụng hợp lý hệ sinh thái các dải cát ven biển miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận
- Đề xuất một số mô hình sử dụng hợp lý các dải cát ven biển
Năm 2005 - 2006, Sở Khoa học Công nghệ Quảng Bình đã phối hợp với Viện Địa Lý và Viện Khoa học Vật liệu (Viện KH&CN Việt Nam) thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến nuôi tôm trên cát và các giải pháp khắc phục” cho dải cát ven biển phía Nam Quảng Bình
Năm 2007 – 2008, Sở Khoa học Công nghệ Quảng Bình đã giao cho Viện
Địa lý, Viện Khoa học Vật liệu (Viện KH&CNVN) thực hiện đề tài “Nghiên cứu đề
xuất giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên nước dưới đất ở vùng cát ven biển Bắc Quảng Bình nhằm phát triển kinh tế-xã hội bền vững”, năm 2007
Ngoài các đề tài trên còn nhiều các công trình khác như:
- Nguyễn Văn Cư, Hoa Mạnh Hùng, Nguyễn Thị Thảo Hương, 2001 Điều
tra cơ bản tài nguyên môi trường nhằm khai thác sử dụng hợp lí đất hoang hoá các bãi bồi ven biển cửa sông miền Trung ( từ Thanh Hoá đến Bình Thuận) Báo cáo
Tổng kết Đề án điều tra cơ bản cấp Nhà nước
- Nguyễn Tiến Hải, Nguyễn Văn Bách và nnk, 1997 Vài nét về vấn đề phân
loại các thành tạo cát dải ven biển miền Trung Các công trình nghiên cứu địa chất
và địa vật lý biển tập III, trang 213-221 NXB Khoa học Kĩ thuật, Hà Nội
- Nguyễn Tiến Hải, Nguyễn Văn Bách, 1997 Đặc tính biến động của các dải
cát ven biển miền Trung (Quảng Bình-Bình Thuận) và hậu quả của chúng Các
công trình nghiên cứu địa chất và địa vật lý biển tập III, trang 222-233 NXB Khoa học Kĩ thuật, Hà Nội
- Phan Liêu, 1981 Đất cát biển Việt Nam Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật
Hà Nội
Trang 6- Vũ Văn Phái, 1996 Địa mạo khu bờ biển hiện đại Trung Bộ Việt Nam ( từ
Đèo Ngang đến mũi Đá Vách) Luận án phó tiến sỹ ngành Địa lý - Địa chất Lưu trữ
thư viện Quốc Gia, Hà Nội
8 Cấu trúc của đề tài
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
1.1 Quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên và môi trường với phát triển bền vững nuôi trồng thủy hải sản
1.1.1 Địa điểm nuôi trồng thủy sản
1.1.2 Sử dụng nguồn nước và chất lượng nước
1.1.3 Ảnh hưởng của môi trường đến nuôi trồng thủy sản
1.2 Tổng quan các tài liệu liên quan đến đề tài
1.2.1 Tình hình nuôi trồng thủy hải sản ở Việt Nam và Quảng Bình
1.2.2 Các nghiên cứu liên quan đến vùng nghiên cứu
1.3 Đặc điểm hệ sinh thái của dải cát
1.3.1 Rất nhạy cảm, dễ biến động
1.3.2 Đặc điểm nội tại của dải cát phụ thuộc rất nhiều vào các đặc điểm của các đơn vị sinh thái liền kề trong quá trình hình thành và phát triển
1.3.3 Sử dụng hợp lý các dải cát phải nằm trong chiến lược sử dụng hợp lý đới ven biển
1.4 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Quan điểm nghiên cứu
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản ở dải cát ven biển Bắc Quảng Bình
2 1 Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu
2.2 Các yếu tố cấu thành hệ sinh thái các dải cát
Trang 72 3 Đặc điểm tự nhiên
2.3.1 Đặc điểm địa chất
2.3.2 Đặc điểm địa mạo
2.3.3 Đặc điểm địa chất thuỷ văn
2.3.4 Đặc điểm khí hậu
2.3.5 Đặc điểm thuỷ văn
2.3.6 Đặc điểm thổ nhưỡng
2.4 Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.4.1 Dân số và nguồn lao động
2.3.2 Cơ cấu dân số theo giới tính
2.3.3 Đặc điểm kinh tế
Chương 3: Định hướng phát triển nuôi trồng thủy hải sản bền vững trên dải cát ven biển Bắc Quảng Bình
3.1 Các loại hình phát triển nuôi trồng thủy hải sản trên cát
3.1.1 Nuôi tôm trên cát
3.1.2 Nuôi cá và cá loài thủy sản khác trên cát
3.2 Môi trường với vùng nuôi thủy sản trên cát
3.2.1 Những thuận lợi về môi trường từ nuôi thủy sản trên cát
3.2.1 Dự báo các ảnh hưởng đến môi trường do nuôi thủy sản trên cát
3.3 Quan điểm cho việc định hướng nuôi trồng thủy sản
3.3.1 Quan điểm phát triển chung
3.3.2 Quan điểm, mục tiêu phát triển của tỉnh Quảng Bình
3.4 Giải pháp nuôi trồng thủy hải sản bền vững trên dải cát ven biển Bắc Quảng Bình
3.4.1 Đánh giá những khu vực có khả năng phát triển nuôi trồng thủy hải sản trên dải cát Bắc Quảng Bình
3.4.2 Giải pháp khoa học kĩ thuật để nuôi trồng thủy hải sản bền vững
Trang 8Kết luận
1 Dải cát Bắc Quảng Bình dài khoảng 25km, phân bố từ phía nam đèo Ngang tới bờ Bắc cửa sông Nhật Lệ với chiều rộng thay đổi từ 500-2500 m, loại cát vàng nhạt là chủ yếu Địa hình dải cát ghồ ghề, tạo nên 1-2 dãy cồn, đụn với độ cao phổ biến 10-15m chạy dọc ven biển Cấu thành nên dải cát này chủ yếu là cát vàng nhạt, xám vàng phân bố trên các cồn, đụn; các thành tạo cát trắng phân bố trong nội đồng và ở các bãi biển
2 Dải cát ven biển Bắc Quảng Bình là phần lãnh thổ không thể tách rời của đới bờ biển Đặc điểm nội tại của các dải cát phụ thuộc rất nhiều váo các đặc điểm của đới bờ biển (hay các đơn vị sinh thái liền kề) trong quá trình hình thành và phát triển Dải cát ven biển là vùng đất không ổn định, sự ổn định chỉ là tạm thời (đặc biệt là các đụn cát và các bãi cát trống) do ảnh hưởng tích cực của thảm phủ thực vật Vùng cát ven biển là một vùng nhạy cảm, dễ tổn thương, tạo ra nhiều xung đột môi trường khi tiến hành sản xuất trên vùng cát Sử dụng vùng cát phải gắn liền với công việc bảo vệ môi trường, lợi nhuận kinh tế phải san sẻ cho công tác kiểm soát, phục hồi môi trường cũng như cảnh báo thảm họa thiên tai
3 Khí hậu trên dải cát ven biển Bắc Quảng Bình mang nhiều đặc điểm khí hậu của miền Đông Trường Sơn Nhiệt độ trung bình năm dao động trong khoảng 24,0 - 24,6C, lượng mưa phân bố không đều trong năm, phân hóa ra hai mùa mưa
và ít mưa Đây là khu vực chịu ảnh hưởng khá nặng nề của các hiện tượng thời tiết đặc biệt mang tính thiên tai như: bão, khô nóng, hạn hán,… Các tầng chứa nước nhạt phân bố không đều, nước nhạt thường chỉ gặp ở các cồn cát ven biển, nơi có địa hình cao và thường gắn với các trầm tích ở gần mặt đất Độ mặn của nước tầng chứa nước qh phía sâu trong đất liền ít biến đổi theo mùa, phía gần bờ biền độ mặn của nước có chiều hướng tăng lên nhưng không nhiều vào mùa khô Độ mặn thay đổi từ 0,003 - 0,243‰ Nước thuộc loại siêu nhạt, nhìn chung có thể dùng để cấp nước sinh hoạt, nuôi trồng thuỷ sản và cấp nước nông nghiệp Thảm thực vật tự nhiên trên các dải cát hiện nay mặc dù chỉ là những quần thể có cấu trúc thảm đơn giản, ít có giá trị về gỗ và lâm sản nhưng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng về môi trường, giảm nhẹ thiên tai trong khi đó nhờ vào sự năng động của nhiều thế hệ người sử dụng mà thảm thực vật nhân tác trên các dải cát đã có những biến cải sâu sắc đưa lại nhiều mặt về kinh tế - xã hội và môi trường
Trang 94 Dải cát ven biển Bắc Quảng Bình có tất cả 16 xã, thuộc 3 huyện, thành phố: Quảng Trạch, Bố Trạch, Đồng Hới Phần lớn các xã vùng cát là nghèo Trong những năm gần đây, sự phát triển của dịch vụ đã đầu tư thu hút vào một số khu vực, tạo ra cơ hội mới cho sự cơ cấu kinh tế và tạo ra nhiều việc làm mới cho dân cư Điều này lại là động lực để thu hút dân cư từ các địa phương ngoài vùng cát tới, tạo
ra ở một chừng mực nhất định sức ép lên sự phát triển bền vững của vùng cát
5 Nuôi trồng thủy sản đang từng bước trở thành lĩnh vực sản xuất hàng hóa
có tính cạnh tranh cao Ngoài ra, phát triển của ngành cũng đã đóng góp vào giải quyết việc làm và lao động cho hàng triệu người Sự phát triển của thủy sản đã góp phần vào bình ổn xã hội, an ninh quốc phòng, xóa đói giảm nghèo và tăng thu ngoại
tệ cho quốc gia, cũng như góp phần giảm áp lực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên, đa dạng sinh học
Dải cát Bắc Quảng Bình có đủ các điều kiện để nuôi trồng thủy hải sản Nuôi trồng thủy hải sản trên cát tận dụng được đất cát bỏ hoang hoặc đất cát chuyển đổi
từ các ngành sản xuất khác kém hiệu quả Để nuôi trồng thủy hải sản bền vững trên cát thì cần tuân thủ nghiêm về quy hoạch vùng nuôi Các khu nuôi phải được xây dựng xa những sinh cảnh nhạy cảm ven bờ, bảo đảm việc xây dựng cơ sở nuôi không gây cản trở cho các hoạt động ven bờ khác; không gây tổn thất cho rừng ngập mặn và hệ sinh thái ngập nước nhạy cảm; không cho phát triển thêm các cơ sở nuôi trên cát ở những nơi có thể gây nhiễm mặn nước nông nghiệp hoặc nguồn cung cấp nước ngọt do rò rỉ hoặc xả thải nước mặn; không xây dựng các trại nuôi mới ở những vùng mà năng lực môi trường đã đạt ngưỡng tới hạn Theo đó, khu vực phù hợp để phát triển nuôi thủy sản ở dải cát ven biển Bắc Quảng Bình gồm các xã: Quảng Phúc, Trung Trạch, Nhân Trạch
Cùng với việc xây dựng vùng nuôi hợp lý thì các chất thải, nước thải trong quá trình nuôi trồng thủy hải sản cần được xử lý trước khi đổ ra môi trường Như vậy sẽ tránh làm ô nhiễm, mặn hóa nguồn nước ngầm, không làm ảnh hưởng tới các
hệ sinh thái liền kề, các dịch bệnh không xuất hiện do chất thải làm ảnh hưởng đến năng suất nuôi trồng
6 Các biện pháp khoa học kĩ thuật góp phần nuôi trồng thủy sản bền vững trên dải cát ven biển Bắc Quảng Bình bao gồm:
- Giải pháp về hệ thống ao nuôi
Trang 10- Giải pháp về con giống và thức ăn
- Giải pháp về thủy lợi cho thủy sản
- Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ nuôi trồng thủy sản
References :
1 Bộ Thủy sản (2004), Ngành nuôi tôm Việt Nam hiện trạng cơ hội và thách
thức, Hà Nội
2 Cục thống kê tỉnh Quảng Bình, Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2010
3 Lại Vĩnh Cẩm và nnk (2004), Xây dựng luận cứ khoa học phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội miền Tây Quảng Bình sau khi hoàn thành xây dựng đường
Hồ Chí Minh
4 Nguyễn Văn Cư, Hoa Mạnh Hùng, Nguyễn Thị Thảo Hương (2001), Điều tra
cơ bản tài nguyên môi trường nhằm khai thác sử dụng hợp lí đất hoang hoá các bãi bồi ven biển cửa sông miền Trung ( từ Thanh Hoá đến Bình Thuận)
Báo cáo Tổng kết Đề án điều tra cơ bản cấp Nhà nước
5 Nguyễn Tiến Hải, Nguyễn Văn Bách và nnk (1997), Vài nét về vấn đề phân loại
các thành tạo cát dải ven biển miền Trung Các công trình nghiên cứu địa
chất và địa vật lý biển tập III, trang 213-221, NXB Khoa học Kĩ thuật, Hà
Nội
6 Nguyễn Tiến Hải, Nguyễn Văn Bách (1997), Đặc tính biến động của các dải cát
ven biển miền Trung (Quảng Bình-Bình Thuận) và hậu quả của chúng Các
công trình nghiên cứu địa chất và địa vật lý biển tập III, trang 222-233 NXB
Khoa học Kĩ thuật, Hà Nội
7 Phòng thống kê huyện Bố Trạch, Niên giám thống kê huyện Bố Trạch năm 2009
8 Phòng thống kê thành phố Đồng Hới, Niên giám thống kê thành phố Đồng Hới
năm 2009
9 Phòng thống kê huyện Quảng Trạch, Niên giám thống kê huyện Quảng Trạch
năm 2009
10 Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê Việt Nam 2009, Nhà xuất bản Thống kê,
Hà Nội
11 Trần Đình Quang (2001) “Thay đổi một vùng quê nhờ nuôi trồng thuỷ sản”, Tạp
chí Thuỷ sản,
12 Viện Địa lý (2005), Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổng thể sử dụng hợp lý