Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
325,04 KB
Nội dung
0
Phân tíchbộnhiễmsắcthể(karyotype)ở
những cặpvợchồngsảythailiêntiếpvàsinh
con bịdịtậtbẩmsinh
Đặng Thị Nhâm
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Chuyên ngành:Sinh học thực nghiệm; Mã số: 60 42 30
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Rực
Năm bảo vệ: 2011
Abstract. Trình bày tổng quan về Bộ nhiễmsắcthể ở nhữngcặpvợchồngsảythai
liên tiếpvàsinhconbịdịtậtbẩm sinh: Lược sử nghiên cứu về nhiễmsắcthể người;
Tiêu chuẩn và qui định quốc tế về đặc điểm bộnhiễmsắcthể người; Tình hình
nghiên cứu bộ nhiễmsắcthể ở nhữngcặpvợchồng có tiền sử sảythailiêntiếpvà
sinh conbịdịtậtbẩmsinh trên thế giới; Tình hình nghiên cứu bộ nhiễmsắcthể ở
những cặpvợchồngsảythailiêntiếpvàsinhconbịdịtậtbẩmsinhở Việt Nam.
Trình bày các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu: Lập hồ sơ bệnh án di
truyền; Phương pháp nuôi cấy tế bào bạch cầu lympho máu ngoại vi để thu hoạch
cụm kỳ giữa, phântíchnhiễmsắcthểvà lập karyotype; Xử lý số liệu. Trình bày kết
quả và thảo luận: Tuổi của các cặpvợchồngsảythailiêntiếpvàsinhconbịdịtật
bẩm sinh; Nghề nghiệp của các cặpvợchồngsảythailiêntiếpvàsinhconbịdịtật
bẩm sinh; Biểu hiện rối loạn nhiễmsắcthểở các cặpvợchồngsảythailiêntiếpvà
sinh conbịdịtậtbẩm sinh; Biểu hiện rối loạn nhiễmsắcthể giữa người vợvà
người chồngở các cặpvợchồngsảythailiêntiếpvàsinhconbịdịtậtbẩm sinh;
Các biểu hiện về rối loạn nhiễmsắcthểở các cặpvợchồngsảythailiêntiếpvà
sinh conbịdịtậtbẩm sinh; Các kiểu chuyển đoạn nhiễmsắcthểở các cặpvợ
chồng sảythailiêntiếpvàsinhconbịdịtậtbẩm sinh; Sự phânbố các kiểu rối loạn
về số lượng nhiễmsắcthểở các cặpvợchồngsảythailiêntiếpvàsinhconbịdịtật
bẩm sinh.
Keywords. Sinh học thực nghiệm; Di truyền học; Nhiễmsắc thể; Dịtậtbẩm sinh;
Sảy thai
1
Content:
1. Lý do chọn đề tài
Ở nhữngcặpvợchồng có tiền sử sảythailiêntiếpvàsinhconbịdịtậtbẩm
sinh có thể do nhiều nguyên nhân như nhiễm trùng, hocmon, các bệnh mãn tính, bất
thường tử cung, bất thường NST… Đặc biệt đối với thaisảy sớm (dưới 3 tháng
trong thời kỳ mang thai) thì phôi thai mang bất thường NST đóng vai trò chủ yếu.
Trường hợp này nguyên nhân có thể do bố hoặc mẹ mang rối loạn NST cân bằng
dẫn đến không phân ly NST ở các cặp NST nào đó tạo nên những giao tử bất
thường và nguy cơ mang thai bất thường cao có thể chết trong thời kỳ bào thai hoặc
sinh ra những đứa trẻ dịtậtbẩm sinh.
Ởnhữngcặpvợchồngsảythailiêntiếpvàsinh ra conbịdịtậtbẩmsinh sẽ
tạo gánh nặng về tâm lý và kinh tế cho bệnh nhân, gia đình bệnh nhân và xã hội.
Xét nghiệm vàphântích NST ởnhữngcặpvợchồng này nhằm tìm ra nguyên nhân
gây sảythailiêntiếpvàsinhconbịdịtậtbẩmsinh đồng thời đưa ra lời khuyên di
truyền góp phần chăm sóc sức khỏe sinh sản ở cộng đồng và xã hội.
Hiện nay trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu NST vànhững báo
cáo về nhữngcặpvợchồng có tiền sử sảythailiêntiếpvàsinhconbịdịtậtbẩm
sinh mang rối loạn NST cân bằng như chuyển đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn…
Ở Việt Nam trong những năm gần đây đã có nhiều phòng xét nghiệm di
truyền tế bào như Viện nhi Trung ương, Viện Sản Trung ương, phòng Di truyền tế
bào bệnh viện Từ Dũ, bộ môn Y Sinh học – Di truyền trường Đại học Y Hà Nội làm
xét nghiệm vàphântích NST ởnhữngcặpvợchồng có tiền sử sảythailiêntiếpvà
sinh conbịdịtậtbẩmsinh góp phần trong chẩn đoán và đưa ra những lời khuyên di
truyền.
Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Phân tích bộ nhiễmsắcthể (karyotype) ở
những cặpvợchồngsảythailiêntiếpvàsinhconbịdịtậtbẩm sinh”
2
2. Mục tiêu của đề tài
Phát hiện các trường hợp rối loạn NST ởnhữngcặpvợchồngsảythailiêntiếpvà
sinh conbịdịtậtbẩm sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu
Từ tháng 10 năm 2009 đến tháng 10 năm 2011, tổng số 350 cặpvợchồng
(700 trường hợp) có tiền sử sảythailiêntiếpvàsinhconbịdịtậtbẩmsinh từ các
bệnh viện Phụ sản Trung Ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Khoa sản bệnh viện
Bạch Mai…. đã gửi đến bộ môn Y sinh học – Di truyền , trường Đại học Y Hà Nội
yêu cầu xét nghiệm NST
4. Tính cấp thiết của đề tài
Sảy thailiêntiếpvàsinhconbịdịtậtbẩmsinh là một vấn đề không ít các cặp
vợ chồng gặp phải và để lại tâm lý nặng nề, bất hành cho gia đình và xã hội.
Nhiều nghiên cứu đã đưa ra tỷ lệ bất thường nhiễmsắcthểở các cặpvợchồng
có hoàn cảnh nói trên.
Việc tìm ra căn nguyên của sảythailiêntiếpvàsinhconbịdịtậtbẩmsinh sẽ
giúp cho các bác sỹ di truyền, bác sỹ sản khoa tư vấn di truyền và có những biện
pháp giảm thiểu tỷ lệ sinhcondịtật
Vì vậy tiến hành đề tài nghiên cứu với mục tiêu là phát hiện các trường hợp
rối loạn nhiễmsắcthểởnhữngcặpvợchồngsảythailiêntiếpvàsinhconbịdị
tật bẩmsinh là cần thiết.
5. Bố cục luận văn
Luận văn dày 66 trang kể cả phụ lục, 75 tài liệu tham khảo. Trong đó có 10
bảng, 12 hình
Đặt vấn đề 1,5 trang, tổng quan tài liệu 20 trang. Đối tượng và phương pháp
nghiên cứu 5 trang. Kết quả và bàn luận 31 trang. Kết luận 1 trang. Tài liệu tham
khảo 8 trang.
3
6. Nội dụng
Lược sử nghiên cứu về nhiễmsắcthể người
Công trình của Tjio, J.H và Levan (1956) kết hợp xử lý nhược trương và
colchicine đã công bố nghiên cứu xác định lại bộ NST 2n của người là 46 NST chứ
không phải là 48 NST và công trình này đã được Ford và Hamerton khẳng định.
Từ năm 1968 đến năm 1970, là sự ra đời của các kỹ thuật nhuộm băng cho
phép các nhà di truyền học đánh giá chính xác tới từng chiếc NST trong bộ NST và
phát hiện rối loạn cấu trúc NST. Từ sau 1970 trở đi, lần lượt với các kỹ thuật nhuộm
băng Q, băng G, băng R, băng C, băng T, N và nhuộm băng có độ phân giải cao
NST, dùng BrdU (Bromodeoxyuridin) gắn vào ADN trên NST và nhuộm phân biệt
chromatit chị em đã mở ra thời kỳ phát triển mạnh mẽ của tế bào di truyền học
người ứng dụng các kỹ thuật băng để phát hiện các bất thường tinh tế đặc trưng trên
từng NST ứng với các bệnh, tật, các hội chứng trong lâm sàng.
Từ năm 1980 đặc biệt là sau năm 1985 là thời kỳ phát triển mạnh mẽ, vượt
bậc của di truyền tế bào lâm sàng vàdi truyền phân tử ứng dụng trong nghiên cứu
bộ gen loài người. Trong di truyền tế bào lâm sàng thì việc nghiên cứu NST chủ yếu
vẫn áp dụng các phương pháp nhuộm băng NST.
Tiêu chuẩn để xếp loại nhiễmsắcthể trong lập karyotype.
Lúc đầu người ta chỉ căn cứ vào chiều dài của NST để căn cứ và đặt tên cho
chúng từ 1 đến 23 theo thứ tự từ dài đến ngắn (công ước Denver 1960), nhưng ngay
sau đó cũng năm 1960 Patau không đồng ý và đề xuất thêm tiêu chuẩn vị trí phần
tâm, sau này được quốc tế chính thức chấp nhận.
Phân loại nhiễmsắcthể
Ở người bộ NST 2n = 46 trong đó có 22 cặp NST thường (autochromosome)
và 1 cặp NST giới tính (sex chromosome). Dựa vào đặc điểm hình thái như độ dài,
vị trí tâm động người ta sắp xếp các NST thành từng nhóm. 46 NST người được
chia thành 7 nhóm, kí hiệu là A, B, C, D, E, F và G trên nguyên tắc dài trước ngắn
sau, nếu các NST bằng nhau thì tâm giữa đặt trước, tâm lệch đặt sau.
4
Nhóm A có 3 cặp NST có kích thước lớn nhất, gọi tên từ số 1 đến 3, cặp số 1
tâm giữa, cặp số 2 tâm lệch, cặp số 3 tâm giữa.
Nhóm B có 2 cặp NST số 4 và 5. Các NST này có kích thước lớn và đều có
tâm lệch.
Nhóm C có 7 cặp từ số 6 đến 12 có chiều dài trung bình. NST X cũng được
xếp vào nhóm này. Tất cả đều tâm gần giữa và khó phân biệt.
Nhóm D có 3 cặp từ số 13 đến 15 gồm các NST có nhánh ngắn rất ngắn, gần
như không đáng kể gọi là các NST tâm đầu (acrocentric). Tất cả 3 cặp NST
này đều có vệ tinh ở nhánh ngắn.
Nhóm E có 3 cặp 16, 17,18 tương đối ngắn. NST số 16 tâm giữa, 17 và 18
tâm lệch.
Nhóm F có 2 cặp NST 19 và 20, ngắn và có tâm giữa.
Nhóm G có 2 cặp 21 và 22, kích thước ngắn và tâm đầu, có vệ tinh. NST Y
cũng được xếp vào nhóm này nhưng không có vệ tinh.
Các rối loạn về bộ nhiễmsắcthể người
Rối loạn số lượng
* Đa bội thể: là hiện tượng tăng chẵn hoặc tăng lẻ cả bộ NST. Ví dụ: ở người 3n =
69 NST = thể tam bội (3n) thuộc dạng thể đa bội lẻ, 4n = 96 NST = thể tứ bội (4n)
thuộc dạng thể đa bội chẵn.
Ở người, các trường hợp đa bội phần lớn phôi thai chết ở giai đoạn trước
sinh, một vài trường hợp sống đến khi sinh hoặc sau sinhnhưng hầu hết là các sơ
sinh bịdị tật.
* Lệch bội: là hiện tượng số lượng NST của tế bào tăng lên hoặc giảm đi một hoặc
vài NST so với bộ NST lưỡng bội.
Rối loạn cấu trúc nhiễmsắcthể
* Mất đoạn (deletion): là hiện tượng NST bị đứt rời ra một hoặc nhiều đoạn, đoạn
bị đứt rời ra không có tâm sẽ tiêu biến đi hoặc gắn sang NST khác, phầncòn lại
5
mang tâm trở lên ngắn hơn bình thường. Mất đoạn gồm các dạng: mất đoạn cuối
đơn, mất đoạn cuối kép, mất đoạn giữa.
* Chuyển đoạn (Translocation) Chuyển đoạn là hiện tượng trao đổi các đoạn của
NST. Chuyển đoạn NST đã được xác định là hay gặp nhất trong rối loạn cấu trúc
của NST [63]. Có hai kiểu chuyển đoạn là chuyển đoạn tương hỗ (reciprocal
translocation) và chuyển đoạn hòa hợp tâm (Robertsonian translocation).
* Lặp đoạn (duplication) là hiện tượng một đoạn nào đó của NST được nhân đôi
lên. Lặp đoạn xảy ra khi 2 NST tương đồng ghép đôi với nhau không tương xứng
trong kỳ đầu của phân bào giảm phân, có sự đứt của 2 NST và trao đổi đoạn giữa 2
đoạn khác nhau của 2 NST trong cặp tương đồng. Trong trường hợp này có 2 NST
bị thay đổi cấu trúc, nhưng không mất đi hoặc tăng thêm vật liệu di truyền trong tế
bào. Khi các NST trong cặp tương đồng này phân ly nhau trong giảm phân sẽ tạo ra
hợp tử mang NST lặp đoạn (trisomi từng phần) hoặc NST thiếu một đoạn có liên
quan (monosomi từng phần)…
* Đảo đoạn (invertion) là sự bất thường cấu trúc do NST bị đứt ở hai điểm, đoạn
giữa hai điểm đứt quay ngược 180
0
rồi nối lại, do đó một số gen bị đảo ngược thứ
tự so với đoạn ban đầu. Có ba kiểu đảo đoạn: đảo đoạn ngoài tâm, đảo đoạn quanh
tâm đối xứng, đảo đoạn quanh tâm không đối xứng.
- Đảo đoạn ngoài tâm: hai chỗ đứt ở cùng một nhánh của NST và đoạn đảo
không chứa tâm, NST không thay đổi hình thái.
- Đảo đoạn quanh tâm đối xứng: hai chỗ đứt ở hai nhánh và cách đều tâm,
NST không thay đổi hình thái.
- Đảo đoạn quanh tâm không đối xứng: hai chỗ đứt ở hai nhánh, khoảng cách
tâm không đều nhau, NST có cấu trúc lại và thay đổi hình thái.
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
Nhữngcặpvợchồng có tiền sử sảythailiêntiếp ít nhất từ hai lần trở lên
hoặc sảythaivàsinhconbịdịtậtbẩmsinh
6
Tiêu chuẩn loại trừ
Nhữngcặpvợchồng có tiền sử mắc các bệnh mãn tính (viêm gan siêu vi
trùng, bệnh đái đường…) hoặc có tiếp xúc với các loại hóa chất độc, thuốc bảo vệ
thực vật, nghiện rượu hoặc thuốc lá… hoặc nhữngcặpvợchồng đang mang thai
nhưng bị tai nạn lao động hoặc giao thông v v.…
Phương pháp nghiên cứu.
- Lập hồ sơ bệnh án di truyền
- Nuôi cấy tế bào bạch cầu lympho máu ngoại vi theo phương pháp của
Hungerford D.A. (1965) [39].
- Phương pháp nhuộm băng theo Seabright M (1971) [65].
- Phương pháp phântíchnhiễmsắcthểvà lập karyotype: theo tiêu chuẩn
ISCN (2005) [67].
- Xử lý số liệu : bằng chương trình Microsoft Excel 2007.
Kết quả
Trong thời gian từ tháng 10 năm 2009 đến tháng 10 năm 2011, tổng số 350
cặp vợchồng (700 trường hợp) có tiền sử sảythailiêntiếpvàsinhconbịdịtậtbẩm
sinh được thăm khám lâm sàng tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương, bệnh viện Phụ
sản Hà Nội, Khoa sản bệnh viện Bạch Mai…đã gửi đến bộ môn Y sinh học – Di
truyền, trường Đại học Y Hà Nội yêu cầu xét nghiệm NST, phântíchvà lập
karyotype, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Tuổi của các cặpvợchồngsảythailiêntiếpvàsinhconbịdịtậtbẩmsinh
Tổng số 350 cặpvợchồng (700 trường hợp) có tiền sử sảythailiêntiếpvà
sinh conbịdịtậtbẩm sinh. Trong đó:
- Tuổi của người vợ thấp nhất là 19 tuổi, cao nhất là 40 tuổi, trung bình 28,94 4,3
- Tuổi của người chồng thấp nhất là 23 tuổi, cao nhất là 50 tuổi, trung bình 33 6.
7
Nhìn chung các bệnh nhân trong nghiên cứu này phần lớn nằm trong độ tuổi
mà khả năng sinh sản là cao nhất.
Nghề nghiệp của các cặpvợchồngsảythailiêntiếpvàsinhconbịdịtậtbẩm
sinh
Trong tổng số 350 cặpvợchồng có tiền sử sảythailiêntiếpvàsinhconbịdị
tật bẩmsinh đã được xét nghiệm, phântích NST và lập karyotype bao gồm: cán bộ
viên chức (CBVC), công nhân, làm ruộng, bộ đội, lao động tự do.
Các cặpvợchồng trong nghiên cứu của chúng tôi thuộc các nhóm nghề khác
nhau nhưng nhìn chung đều không phải tiếp xúc với các chất đồng vị phóng xạ, các
loại hóa chất độc hại, các thuốc bảo vệ thực vật. Những bệnh nhân này đã được chỉ
định xét nghiệm di truyền để xác định xem họ có bị rối loạn ở mức độ NST hay
không, mà những bất thường này có thể là nguyên nhân gây sảythai sớm vàsinh
con bịdị tật.
Biểu hiện rối loạn nhiễmsắcthểở các cặpvợchồngsảythailiêntiếpvàsinhcon
bị dịtậtbẩmsinh
Trong số 350 cặpvợchồng (700 trường hợp) có tiền sử sảythailiêntiếp
hoặc sảythaivàsinhconbịdịtậtbẩmsinh được xét nghiệm NST, phântíchvà lập
karyotype chúng tôi đã phát hiện có 24 cặpvợchồngở 1 trong 2 người (người vợ
hoặc người chồng) mang rối loạn NST (chiếm tỷ lệ 6,86%), 326 cặpvợchồng
(chiếm tỷ lệ 93,14%) có karyotype bình thường (46,XX hoặc 46,XY).
Biểu hiện rối loạn nhiễmsắcthể giữa người vợvà người chồngở các cặpvợ
chồng sảythailiêntiếpvàsinhconbịdịtậtbẩm sinh.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, trong tổng số 24 cặpvợchồng có tiền sử
sảy thailiêntiếpvàsinhconbịdịtậtbẩmsinh có biểu hiện rối loạn NST (hoặc ở
người vợ hoặc ở người chồng), trong đó chúng tôi phát hiện có 16 người vợ (chiếm
tỷ lệ 66,67%) và 8 người chồng (chiếm tỷ lệ 33,33%).
8
Trong nghiên cứu này chúng tôi cũng phát hiện trong số các cặpvợchồng có
biểu hiện rối loạn NST thì biểu hiện rối loạn gặp ở người vợ là cao hơn ở người
chồng.
Các biểu hiện về rối loạn nhiễmsắcthểở các cặpvợchồngsảythailiêntiếpvà
sinh conbịdịtậtbẩm sinh.
Khi phântích NST của 350 cặpvợchồng (700 trường hợp) chúng tôi phát
hiện trong số 24 trường hợp mang rối loạn NST có 21 trường hợp (chiếm tỷ lệ
87,5%) có biểu hiện rối loạn về cấu trúc và 3 trường hợp (chiếm tỷ lệ 12,5%) là rối
loạn về số lượng ởcặp NST giới tính vàởthể khảm với hai dòng tế bào. Trong 21
trường hợp rối loạn về cấu trúc có 19 trường hợp là chuyển đoạn, 1 trường hợp mất
đoạn và 1 trường hợp đảo đoạn.
Các kiểu chuyển đoạn nhiễmsắcthểở các cặpvợchồngsảythailiêntiếpvàsinh
con bịdịtậtbẩmsinh
Khi phântích NST ởnhữngcặpvợchồngsảythailiêntiếpvàsinhconbịdị
tật bẩmsinh chúng tôi đã phát hiện có 19 trường hợp mang chuyển đoạn trong đó:
- 11 trường hợp chuyển đoạn tương hỗ bao gồm 6 người vợvà 5 người chồng.
- 8 trường hợp chuyển đoạn hòa hợp tâm bao gồm 6 người vợvà 2 người chồng.
Sự chuyển đoạn tương hỗ giữa các nhiễmsắcthểở các cặpvợchồng mang
nhiễm sắcthể chuyển đoạn
Trong số 21 cặpvợchồng có biểu hiện về rối loạn cấu trúc mà chúng tôi phát
hiện được thì rối loạn cấu trúc kiểu chuyển đoạn tương hỗ xảy ra ở 11 cặpvợchồng
(hoặc ở người vợ hoặc ở người chồng) chiếm tỷ lệ 52,38% tổng số các rối loạn cấu
trúc. Đó là sự chuyển đoạn xảy ra giữa 2 NST khác cặp tương đồng.
Sự phânbố các kiểu chuyển đoạn hòa hợp tâm giữa các nhóm
Trong 8 trường hợp mang chuyển đoạn hòa hợp tâm có 4 trường hợp có kiểu
chuyển đoạn giữa các NST nhóm D với nhóm D: t(D/D) trong đó phát hiện 3
9
trường hợp ở người vợvà 1 trường hợp ở người chồng. 3 trường hợp có kiểu
chuyển đoạn giữa NST nhóm D với NST nhóm G: t(D/G) trong đó 2 trường hợp
xảy ra ở người vợvà 1 trường hợp ở người chồng. 1 trường hợp có kiểu chuyển
đoạn giữa NST nhóm G với NST nhóm G: t(G/G) xảy ra ở người vợ.
Chúng tôi cũng phát hiện các trường hợp mang chuyển đoạn hòa hợp tâm
giữa NST nhóm D với NST nhóm D phần lớn xảy ra giữa NST số 13 và NST số 14,
một dạng chuyển đoạn thường gặp nhất ở người [13], trong 4 trường hợp mang
chuyển đoạn giữa NST nhóm D với NST nhóm D được phát hiện có 3 trường hợp là
chuyển đoạn giữa NST số 13 và NST số 14, t(13q;14q), gặp ở 2 người vợvà 1
người chồng, 1 trường hợp là chuyển đoạn giữa NST số 13 và NST số 13,
t(13q;13q), gặp ở 1 người vợ
Sự phânbố các kiểu rối loạn về số lượng nhiễmsắcthểở các cặpvợchồngsảy
thai liêntiếpvàsinhconbịdịtậtbẩmsinh
Tổng số 24 trường hợp có biểu hiện rối loạn NST, trong đó 21 trường hợp có
biểu hiện về rối loạn cấu trúc (87,5%), 3 trường hợp có biểu hiện về rối loạn số
lượng NST (12,5%). Trong số các rối loạn về số lượng chúng tôi phát hiện thấy có
sự rối loạn ởcặp NST giới tính vàởthể khảm với 2 dòng tế bào gặp ở người vợ
hoặc ở người chồng. Trong đó 1 trường hợp ở người vợ karyotype là
46,XX/47,XXX (96% là 46,XX, 4% là 47,XXX), 1 trường hợp ở người chồng
karyotype là 46,XY/47,XXY (95% là 46,XY, 5% là 47,XXY) và 1 trường hợp
người vợ karyotype là 45,X/46,XX (95% là 46,XX, 5% là 45,X).
Kết luận:
Kết luận 1: Phântích karyotype của 350 cặpvợchồngsảythailiêntiếpvàsinhcon
bị dịtật đã phát hiện 24 cặp có rối loạn NST. Những rối loạn này biểu hiện cả ở
người vợvà cả người chồng, rối loạn về cả số lượng và cấu trúc.
Kết luận 2: Đã phát hiện có sự rối loạn về số lượng NST ở 3 cặp (12,5%) tất cả đều
biểu hiện ở NST giới tính, trong đó 1 trường hợp 2n = 47 (XXX); 1 trường hợp 2n =
47 (XXY) và 1 trường hợp 2n = 45 (XO).
[...]... NST ở 21 cặp (87,5%) trong đó rối loạn về chuyển đoạn là chủ yếu (19 trường hợp) chỉ 1 trường hợp là mất đoạn và 1 trường hợp là đảo đoạn Kiến nghị: Sảythailiêntiếpvàsinhconbịdịtậtbẩmsinh có thể do rất nhiều nguyên nhân Về mặt di truyền có thể do phía bố mẹ hoặc phía thai, vì vậy cần phải tìm hiểu tiếp các nguyên nhân như phântích NST từ tế bào dịch ối hoặc tế bào gai rau hoặc phân tích. .. thailiêntiếpvàsinhcondịtật bằng phương pháp nhuộm băng G”, Tạp chí di truyền và ứng dụng – Hội di truyền học Việt Nam, tr 51-56 5 Nguyễn Văn Rực (2004), Nguyên cứu đặc điểm karyotype, kiểu hình của trẻ Down và karyotype của bố mẹ, Luận án tiến sĩ y học, ĐH Y Hà Nội 6 Nguyễn Văn Rực (2006), “Đặc điểm karyotype ởnhữngcặpvợchồngsảythailiêntiếpvàsinhconbịdịtậtbẩmsinh , Tạp chí nghiên... Phântích NST và nếp vân da của hai gia đình sinh hai con hội chứng Down”, Tạp chí nghiên cứu y học, 34(2), 5-12 3 Phan Xuân Khôi (2002), Nghiên cứu tình hình thai chết lưu trong tử cung tại viện bảo vệ bà mẹ trẻ sơ sinh trong 2 năm 1999-2000, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, ĐH Y Hà Nội 4.Nguyễn Văn Rực (2002), “Phát hiện NST chuyển đoạn ở một số cặpvợchồngsảythailiêntiếpvà sinh. .. Thúy Hằng (2010), Phântích NST ở 15 trẻ mắc hội chứng Down do chuyển đoạn và NST của bố mẹ”, Tạp chí nghiên cứu y học, 66(1) 11 Ngô Gia Thạch, Trinh Văn Bảo, Phạm Đức Phùng, Trần Thị Liên( 1985), Chuyên đề di truyền Y học, Nhà xuất bản y học 12 Nguyễn Nam Thắng (2004), Tình hình sảy thai, thai chết lưu ở một số xã của tỉnh Thái Bình và đặc điểm NST của một số cặpvợchồngsảy thai, thai chết lưu, Luận... ADN ởnhữngcặpbố mẹ có karyotype bình thường Hy vọng những kết quả này sẽ là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo References : Tiếng Việt 1 Trịnh Văn Bảo, Phan Thị Hoan, Trần Thị Thanh Hương, Hoàng Thị Ngọc Lan, Trần Đức Phấn, Đoàn Thị Kim Phượng, Nguyễn Văn Rực (2002), Phântích kết quả xét nghiệm di truyền tế bào tại bộ môn Y Sinh học – Di truyền – trường đại học Y Hà Nội”, Tạp chí di truyền và. .. tậtbẩmsinh , Tạp chí nghiên cứu y học, 46(6) 10 7 Nguyễn Văn Rực (2006), “Nguy cơ bất thường về sinh sản ở một số cặpvợchồng mang NST chuyển đoạn cân bằng”, Tạp chí nghiên cứu y học Phụ trương, 40(1) 8 Nguyễn Văn Rực, Phạm Đức Phùng, Nguyễn Thị Phượng (2006), “Nghiên cứu đặc điểm karyotype của trẻ Down và karyotype của bố mẹ”, Tạp chí nghiên cứu y học, 40(1), tr 11-14 9 Nguyễn Văn Rực (2008), “Nghiên... “Robertsonian translocations: mechanisms of formation, aneuploidy, and uniparental disomy and diagnostic considerations” Genet Test, 6, 163-8 14 46 Lakshmi Rao et al (2005), “Chromosome inversions and a novel chromosome insertion associated with recurrent miscarriages in South India”, Archives of Gyneconogy and Obstetrics, 272(4), 273-277 47 Lewis.B.V and Ridler.M.A.C (1977), “Recurrent abortion associated... spontaneous abortions: Are males and females equally likely to be carriers?”, Human Genetics, Vol 63, No 3, 252-257 14 Anil Biricik et al (2004) “A male (15;15) robertsonian translocation case with 11 previuos consecutive recurrent spontaneous abortions” Marmara Medical Journal, 17(1), 35-38 11 15 Anton E, Blanco J, Egozcue J et al (2004), “Sperm FISH studies in seven male carriers of Robertsonian translocation... 139-143 59 Razied Dehghani Firoozabadi et al (2006), “Cytogenetic analysis in couples with recurrent spontaneous abortion”, Iranian Journal of Reproductive Medicien, 4(1), pp 13-17 60 Robinson W.P., Bernasconi F., Basaran S., et al (1994), “ A somatic origin of homologous robetsonian translocation and isochromosomes”, Am.J Hum Genet, 54, 290-302 61 Scarbrough P R et al (1984), “Paternal robertsonian translocation... translocation t(13q;14q) and maternal reciprocal translocation t(7p;13q) in a couple with repeated fetal loss”, Journal of Medical Genetics, 21, 463-471 62 Stoll, C et al (1998), “Study of Down syndrome in 238942 consecutive births”, An Genet, 41(1), pp 44-51 63 Simona Farcas et al (2007), “Role of chromosomal translocations in recurrent spontaneous abortion”, TMJ, 57(2-3), 117-121 64 Sei Kwang Kim et al (2001), . liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh;
Các biểu hiện về rối loạn nhiễm sắc thể ở các cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và
sinh con bị dị tật bẩm sinh; Các. nhân gây sảy thai sớm và sinh
con bị dị tật.
Biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể ở các cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con
bị dị tật bẩm sinh
Trong