Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
372,15 KB
Nội dung
1
Nghiên cứusửdụng nấm LECANICILLIUM
Kí sinhcôntrùngđểkiểmsoátrệphạirau
Vũ Xuân Đạt
Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Khoa Sinh học
Chuyên ngành: Vi sinh vật học; Mã số: 60.42.40
NNgƣời hƣớng dẫn: PGS TS Quyền Đình Thi
Năm bảo vệ: 2011
Abstract. Tổng quan về rệphại cây trồng; thuốc diệt côntrùng hóa học; thuốc diệt
côn trùng nguồn gốc sinh học; sản xuất bào tử nấmkísinhcôn trùng. Nghiêncứu ảnh
hƣởng của môi trƣờng lên sựsinh bảo tử của nấm Lecanicillium: nguồn carbon; nguồn
nitơ; nhiệt độ môi trƣờng; độ ẩm không khí và độ ẩm cơ chất. Trình bày vật liệu, hóa
chất và thiết bị: chủng giống và plasmid, hóa chất, dung dịch và đệm, môi trƣờng nuôi
cấy. Trình bày phƣơng pháp nghiên cứu: sàng lọc chủng nấm có độc lực diệt rệp cao;
các phƣơng pháp sinh học phân tử; xác định ảnh hƣởng của điều kiện môi trƣờng lên
sự sinh bào tử của chủng nấm 485. Đƣa ra kết quả và thảo luận: sàng lọc chủng nấm
có độc lực cao; định tên chủng nấm 485; ảnh hƣởng của điều kiện môi trƣờng lên sự
sinh bào tử của L. lecanii 485.
Keywords: Vi sinh vật học; Rệp; Ký sinh trùng; Nấm
Content
Rệp (Aphidoidae) là nhóm côntrùng chích hút nhựa cây phổ biến nhất trên thế giới, kí
sinh trên hơn 11000 loài cây thuộc 243 họ khác nhau, trong đó có nhiều cây trồng quan trọng
nhƣ bông, cải, cải dầu, các loại đậu, cà chua, khoai tây, ngũ cốc. Hàng năm, rệp cùng với các
côn trùng khác gây thiệt hại 15% sản lƣợng cây trồng trên toàn thế giới. Do tính chất nguy hại
của rệp, việc sửdụng các biện pháp phòng trừ rệp là cần thiết.
Biện pháp phòng trừ rệp phổ biến nhất cho đến nay vẫn là sửdụng thuốc diệt côn
trùng hóa học. Mặc dù có ƣu điểm là phổ tác dụng rộng và hiệu quả tác dụng nhanh, nhƣng
thuốc hóa học ngày càng bộc lộ rõ những nhƣợc điểm nhƣ nhanh bị kháng bởi côntrùng sau
một thời gian sử dụng, gây ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe con ngƣời. Với
ƣu điểm vƣợt trội về độ thân thiện với môi trƣờng, hệ sinh thái và sức khỏe con ngƣời, thuốc
diệt côntrùngsinh học đƣợc coi là sự lựa chọn có tiềm năng lớn trong xu hƣớng phát triển
nền nông nghiệp bền vững.
Lecanicillium là chi nấm có khả năng kísinh tự nhiên trên rệp và nhiều loài côntrùng
khác. Từ những năm 1960, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiêncứu ứng dụng
Lecanicillium để diệt rệp bảo vệ cây trồng, nhiều sản phẩm đã đƣợc sản xuất và thƣơng mại
hóa. Tuy nhiên, kết quả đạt đƣợc trong nghiêncứu và sửdụng thuốc diệt côntrùngsinh học
còn hạn chế.
Từ những lí do trên, việc tăng cƣờng nghiêncứu phát triển các chế phẩm diệt rệp từ
nấm Lecanicillium là cần thiết. Do vậy, tôi thực hiện đề tài: "Nghiên cứusửdụng nấm
Lecanicillium kísinhcôntrùngđểkiểmsoátrệphại rau".
2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Rệp hại cây trồng
Rệp là nhóm côntrùng chích hút nhựa cây phổ biến nhất thế giới, phân bố tập trung
nhất ở các vùng ôn đới, rệp cũng phân bố khá phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt với
độ đa dạng thấp hơn. Khoảng 3700 loài rệp đã đƣợc biết đến trên thế giới, trong đó có 250
loài rệp là côntrùng phá hoại nguy hiểm đối với nông, lâm nghiệp cần đƣợc kiểm soát. Tuy
nhiên, đứng trên quan điểm động vật học, rệp là nhóm động vật thích nghi tốt với môi trƣờng
nhờ khả năng sinh sản vô tính.
Rệp là tác nhân chính gây hại ở nhiều loại cây trồng quan trọng nhƣ bông, đậu tƣơng,
hƣớng dƣơng, củ cải đƣờng, khoai tây, ngô, ngũ cốc và rau cải. Nhiều loài rệp có khả năng kí
sinh trên nhiều loại cây khác nhau nhƣ Aphis gossypii, Myzus persicae và Aphis craccivora.
Với nguy cơ làm giảm năng suất cây trồng của rệp, yêu cầu phải có biện pháp kiểm
soát rệpđể bảo vệ mùa màng là cấp thiết. Biện pháp kiểmsoátrệp và các loại côntrùng khác
đƣợc áp dụng chủ yếu trong nhiều thập kỷ qua là sửdụng hóa chất diệt côntrùng tổng hợp.
Thuốc diệt côntrùng hóa học
Thuốc diệt côntrùng (thuốc trừ sâu) chiếm tỉ lệ lớn trong thuốc bảo vệ thực vật.
Chúng có nguồn gốc tự nhiên hoặc đƣợc tổng hợp hoàn toàn trong các nhà máy hóa chất,
đƣợc sửdụng trong nông nghiệp để bảo vệ cây trồng, hoặc phi nông nghiệp để tiêu diệt các
vectơ truyền bệnh cho ngƣời và vật nuôi nhƣ ruồi, muỗi.
Ƣu điểm của thuốc diệt côntrùng hóa học là dễ sản xuất ở quy mô lớn với giá thành
rẻ, phổ tác dụng rộng với độc lực mạnh và hiệu quả tác dụng nhanh. Tuy nhiên, chúng ngày
càng bộc lộ rõ những nhƣợc điểm nhƣ nhanh bị kháng bởi côn trùng, gây ô nhiễm đất, nguồn
nƣớc và không khí, ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe con ngƣời.
Vì những nhƣợc điểm của thuốc diệt côntrùng hóa học, xu hƣớng chung trên thế giới
hiện nay là không sửdụng thuốc diệt côntrùng hoặc sửdụng thuốc có nguồn gốc sinh học để
thay thế dần nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững.
Thuốc diệt côntrùng nguồn gốc sinh học
Mặc dù có một số nhƣợc điểm nhƣ giá thành sản xuất còn cao, hoạt lực không mạnh
bằng hóa chất tổng hợp, hiệu lực tác dụng chậm, hiệu quả bị ảnh hƣởng nhiều bởi các điều
kiện ngoại cảnh, nhƣng với các ƣu điểm vƣợt trội so với hóa chất tổng hợp về độ thân thiện
với môi trƣờng, hệ sinh thái và sức khỏe con ngƣời, các chế phẩm sinh học ngày càng đƣợc
nhận đƣợc nhiều sự quan tâm trong nghiêncứu và sản xuất đểsửdụng trong nông nghiệp.
Lecanicillium là chi nấmkísinhcôntrùng thuộc ngành nấm túi Ascomycota, lớp
Sordariomycetes, bộ Hypocreales, họ Clavicipitaceae.
Lecanicillium có khả năng kísinh tự nhiên và giết chết nhiều loại côntrùng nhƣ rệp,
ruồi trắng, bộ cánh đều, bộ cánh cứng, bộ cánh thẳng, bƣớm. Cơ chế diệt côntrùng của
Lecanicillium dựa trên sự tiếp xúc trực tiếp của bào tử với côn trùng. Sau khi bám trên vỏ côn
trùng (chitin), các bào tử nảy mầm rồi tiết enzyme (chitinase, proteinase) phân hủy lớp biểu
bì, kết hợp với áp lực nảy mầm của bào tử nấm giúp sợi nấm đâm sâu vào các khoang trong
cơ thể. Tại đây, sợi nấm tiết các enzyme (proteinase, lipase, chitinase) thủy phân các mô, tiết
các độc tố nấm gây độc thần kinh cho côn trùng. Kết quả là côntrùng bị tổn thƣơng, bị đa
nhiễm bởi Lecanicillium và các vi sinh vật gây bệnh khác. Sau khi côntrùng chết, nấm tiếp
tục phát triển và sinh bào tử bên ngoài cơ thể côntrùng và có thể lây truyền bệnh cho côn
trùng khác.
3
Mặc dù tiềm năng kiểmsoát các côntrùng gây hại cây trồng của nấmLecanicillium
rất lớn, nhƣng việc nghiêncứu ứng dụngLecanicilliumđể bảo vệ cây trồng cũng nhƣ kết quả
đạt đƣợc còn hạn chế, nhất là ở Việt Nam. Hiệu quả diệt côntrùng của chế phẩm
Lecanicillium cũng nhƣ các chế phẩm sinh học khác còn kém, khối lƣợng chế phẩm diệt côn
trùng sinh học đƣợc sửdụng mới chỉ chiếm tỉ trọng thấp trong tổng khối lƣợng các loại thuốc
diệt côn trùng. Do vậy, việc tăng cƣờng nghiêncứu phát triển chế phẩm diệt côntrùng từ nấm
Lecanicillium là cần thiết.
Sản xuất bào tử nấmkísinhcôntrùng
Để sản xuất chế phẩm diệt côntrùng trƣớc tiên phải có bào tử nấmkísinhcôn trùng.
Việc lựa chọn phƣơng pháp lên men và tối ƣu các điều kiện lên men là cần thiết để sản xuất
đƣợc nhiều bào tử với hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay có hai phƣơng pháp lên men phổ biến
nhất là lên men lỏng và lên men rắn.
Phƣơng pháp lên men rắn mặc dù có một số nhƣợc điểm là khó khăn trộn môi trƣờng
lên men, môi trƣờng lên men có độ đồng nhất không cao, khó tiếp giống và phải tiếp giống
theo từng đợt, việc kiểmsoát pH khá phức tạp, độ ẩm cơ chất liên tục thay đổi trong quá trình
lên men, khả năng truyền nhiệt của cơ chất kém. Nhƣng nó có nhiều ƣu điểm quan trọng nhƣ
yêu cầu thiết bị và vận hành đơn giản, có thể tận dụng các nguồn cơ chất không tan trong
nƣớc và sản phẩm phụ của nông nghiệp với chi phí thấp (tinh bột, cellulose, lignin, pectin), bề
mặt lên men rộng nên dễ trao đổi nhiệt và không khí, không đòi hỏi kiểmsoát nghiêm ngặt
các thông số trong quá trình lên men, tiêu thụ ít nƣớc và năng lƣợng, ít nƣớc thải, dễ dàng
kiểm soátsự tạp nhiễm, chi phí đầu tƣ thiết bị và vận hành rẻ.
Sự sinh bào tử của nấm chịu ảnh hƣởng chủ yếu của các yếu tố nhƣ nguồn carbon,
nguồn nitơ, nguồn khoáng, độ ẩm, nhiệt độ, độ thoáng khí và một số yếu tố khác.
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP
Vật liệu, hóa chất và thiết bị
Bảy chủng nấmLecanicillium L18, L43, L85, 85k, 485, 8514 và L1185 do Phòng
Công nghệ Sinh học Enzyme, Viện Công nghệ Sinh học, Viện KH và CN Việt Nam cung cấp.
Rệp hạirau lấy trên rau cải ngoài đồng ruộng sau đó đƣợc nuôi trên cải thảo trong
phòng thí nghiệm.
Các hóa chất đƣợc sửdụng có độ tinh khiết cao, đƣợc cung cấp bởi các hãng có uy tín
nhƣ Invitrogen, Fermentas…
Các thiết bị đƣợc sửdụng thuộc phòng Công nghệ Sinh học Enzyme, đƣợc cung cấp
bởi các hãng có uy ín về thiết bị sinh học nhƣ Eppendorf, Pharmacia…
Phƣơng pháp nghiêncứu
Phƣơng pháp sàng lọc đƣợc sửdụngđể lựa chọn chủng nấm có độc lực diệt rệp cải
cao.
Phƣơng pháp sinh học phân tử, xác định và so sánh trình tự gen 28S rRNA để xác định
tên nấm.
Phƣơng pháp tối ƣu đƣợc sửdụngđể lựa chọn môi trƣờng phù hợp để lên men nấm
thu bào tử cao nhất.
4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Sàng lọc chủng nấm có độc lực cao
Sau 7 ngày phun, chủng 485 có khả năng diệt rệp cải cao nhất với 67 ± 7% rệp bị diệt.
Chủng L18 hầu nhƣ không diệt đƣợc rệp, là chủng có độc lực yếu nhất.
0
10
20
30
40
50
60
70
80
0 1 2 3 4 5 6 7
Thời gian sau phun (ngày)
Tỉ lệ rệp chết (%)
Đối chứng
L18
L43
L85
85k
485
8514
41185
Độc lực diệt rệp của 7 chủng Lecanicillium spp.
Định tên chủng nấm 485
Chủng 485 đƣợc định tên bằng phƣơng pháp đọc và so sánh trình tự gene 28S rRNA
với trình tự của các chủng đã đƣợc công bố trên GenBank.
Trình tự gene 28S rRNA của chủng 485 có độ tƣơng đồng 99,8% với các chủng L.
lecanii trong GenBank. Từ kết quả trên bƣớc đầu có thể kết luận chủng 485 thuộc loài
Lecanicillium lecanii.
Cây phân loại Chủng 485 và các chủng từ GenBank
Ảnh hƣởng của điều kiện môi trƣờng lên sựsinh bào tử của L. lecanii 485
Ảnh hưởng của nguồn cơ chất
Trong tám môi trƣờng đã khảo sát, môi trƣờng bột lõi ngô/bột ngô (1:1, w/w) cho sự
sinh bào tử cao nhất với (5,02 ± 0,26)×10
9
bào tử/g cơ chất.
EF026004 Lecanicillium fusisporum
HM057107 Verticillium sp.
AY312604 Verticillium sp.
EF026003 Lecanicillium lecanii
EF026005 Lecanicillium lecanii
Lecanicillium sp. 485
80 70 60 50 40 30 20 10 0
82,7
L1185
5
0
1
2
3
4
5
6
G BG CG BN LG LN MG MN
Các nguồn cơ chất
Số lượng bào tử (x10
9
/g cơ chất)
Ảnh hƣởng của nguồn cơ chất lên sựsinh bào tử của chủng L. lecanii 485
G: gạo, BG: bột gạo, CG: cám gạo, BN: bột ngô, LG: bột lõi ngô/bột gạo,
LN: bột lõi ngô/bột ngô, MG: bột bã mía/bột gạo, MN: bột bã mía/bột ngô.
Ảnh hưởng của tỉ lệ các thành phần cơ chất
Môi trƣờng gồm bột lõi ngô/bột ngô sau khi đƣợc lựa chọn, ảnh hƣởng của tỉ lệ hai
thành phần này lên sựsinh bào tử của chủng nấm L. lecanii 485 đã đƣợc khảo sát. Tỉ lệ bột lõi
ngô/bột ngô bằng 1:1 (w/w) cho sựsinh bào tử cao nhất với (5,37 ± 0,95)×10
9
bào tử/g cơ
chất.
0
1
2
3
4
5
6
7
8:2 7:3 6:4 5:5 4:6 3:7 2:8
Tỉ lệ lõi ngô/bột ngô
Số lượng bào tử (x10
9
/g cơ chất
)
Ảnh hƣởng của tỉ lệ bột lõi ngô/bột ngô trong môi trƣờng
lên sựsinh bào tử của chủng L. lecanii 485
Ảnh hưởng của độ dày cơ chất
Độ dày cơ chất 27,5 mm thích hợp nhất cho sựsinh bào tử của chủng L. lecanii 485
với số lƣợng bào tử đạt đƣợc (1,032 ± 0,032)×10
10
bào tử/g cơ chất.
6
3
6
9
12
8 12 16 20 24 28 32
Độ dày cơ chất (mm)
Số lượng bào tử (x10
9
/g cơ chất)
Ảnh hƣởng của độ dày cơ chất lên sựsinh bào tử của chủng L. lecanii 485
Ảnh hưởng của độ ẩm cơ chất
Khi lƣợng nƣớc đƣợc bổ sung bằng 70% cơ chất (tƣơng đƣơng với độ ẩm môi trƣờng
cơ chất 41%), chủng L. lecanii 485 sinh bào tử cao nhất, đạt đƣợc (5,43 ± 1,08)×10
9
bào tử/g
cơ chất.
1
2
3
4
5
6
7
30 40 50 60 70 80 90 100 110 120
Lượng nước bổ sung so với cơ chất khô (%)
Số lượng bào tử (x10
9
/g cơ chất)
Ảnh hƣởng của độ ẩm cơ chất lên sựsinh bào tử của chủng L. lecanii 485
Ảnh hưởng của nhiệt độ
Sự sinh bào tử của chủng L. lecanii 485 tốt nhất ở 30°C, đạt đƣợc (7,88 ± 0,64)×10
9
bào tử/g cơ chất.
7
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
20 25 30 35 40
Nhiệt độ (
o
C)
Số lượng bào tử (x10
9
/g cơ chất)
Ảnh hƣởng của nhiệt độ lên sựsinh bào tử của chủng L. lecanii 485
Ảnh hưởng của một số nguồn nitơ vô cơ
Sự sinh bào tử của chủng L. lecanii 485 cao nhất với nguồn (NH
4
)
2
SO
4
, số lƣợng bào
tử đạt đƣợc (1,159 ± 0,050)×10
10
Ảnh hƣởng của một số nguồn nitơ vô cơ lên sựsinh bào tử của chủng L. lecanii 485
KBS: không bổ sung nguồn nitơ vô cơ
Ảnh hưởng của nồng độ (NH
4
)
2
SO
4
Sau khi đƣợc xác định là nguồn nitơ vô cơ phù hợp, ảnh hƣởng của (NH
4
)
2
SO
4
ở các
nồng độ khác nhau lên sựsinh bào tử của chủng L. lecanii 485 đã đƣợc khảo sát. Kết quả
nồng độ (NH
4
)
2
SO
4
tƣơng đƣơng 0,1 mol N/1000g cơ chất cho sựsinh bào tử cao nhất với
(1,071 ± 0,028)×10
10
bào tử/g cơ chất.
0
2
4
6
8
10
12
14
KBS NaNO3 KNO3 NH4NO3 (NH4)2SO4 (NH4)2HPO4
Một số nguồn nitơ vô cơ
Số lượng bào tử (x10
9
/g cơ chất)
KBS NaNO
3
KNO
3
NH
4
NO
3
(NH
4
)
2
SO
4
(NH
4
)
2
HPO
4
8
0
2
4
6
8
10
12
0,00 0,10 0,20 0,30 0,40 0,50 0,60
Nồng độ (NH
4
)
2
SO
4
(mol N/1000 g cơ chất)
Số lượng bào tử (x10
9
/g cơ chất)
Ảnh hƣởng của nồng độ (NH
4
)
2
SO
4
lên sựsinh bào tử của chủng L. lecanii 485
Ảnh hưởng của nồng độ MgSO
4
Ảnh hƣởng của MgSO
4
lên sựsinh bào tử của chủng L. lecanii 485 ở các nồng độ
khác nhau đã đƣợc khảo sát. Kết quả cho thấy nồng độ MgSO
4
tối ƣu là 0,035% với số lƣợng
bào tử đạt đƣợc (1,304 ± 0,018)×10
10
bào tử/g cơ chất.
8
9
10
11
12
13
14
0,00 0,01 0,02 0,03 0,04 0,05 0,06
Nồng độ MgSO
4
(%)
Số lượng bào tử (x10
9
/g cơ chất)
Ảnh hƣởng của nồng độ MgSO
4
lên sựsinh bào tử của chủng L. lecanii 485
Ảnh hưởng của nồng độ KH
2
PO
4
Sự sinh bào tử của chủng L. lecanii 485 cao nhất khi bổ sung KH
2
PO
4
ở nồng độ 0,1%
và 0,25%, với số lƣợng bào tử đạt đƣợc lần lƣợt là (1,156 ± 0,043)×10
10
và (1,159 ±
0,008)×10
10
bào tử/g cơ chất. Tuy nhiên, với các nồng độ KH
2
PO
4
đã đƣợc khảo sát, sự khác
biệt về sựsinh bào tử của chủng L. lecanii 485 trong môi trƣờng đƣợc bổ sung và không đƣợc
bổ sung KH
2
PO
4
không có ý nghĩa thống kê.
9
9
10
11
12
13
0,00 0,05 0,10 0,15 0,20 0,25 0,30 0,35
Nồng độ KH
2
PO
4
(%)
Số lượng bào tử (x10
9
/g cơ chất)
Ảnh hƣởng của nồng độ KH
2
PO
4
lên sựsinh bào tử của chủng L. lecanii 485
Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng
Trong ba chế độ chiếu sáng đã đƣợc khảo sát, chủng L. lecanii 485 sinh bào tử cao
nhất ở chế độ chiếu đáng thông thƣờng (12 giờ/ngày) với số lƣợng bào tử đạt đƣợc lần lƣợt là
(1,326 ± 0,050)×10
10
.
8
10
12
14
0 12 24
Thời gian chiếu sáng (giờ/ngày)
Số lượng bào tử (x10
9
/g cơ chất)
Ảnh hƣởng của thời gian chiếu sáng lên sựsinh bào tử của chủng L. lecanii 485
Ảnh hưởng của thời gian lên men
Sau 8 ngày lên men, số lƣợng bào tử của nấm L. lecanii 485 đạt đƣợc tối đa với (1,353
± 0,019)×10
10
bào tử/g cơ chất.
10
9
10
11
12
13
14
15
4 6 8 10 12 14
Thời gian lên men (ngày)
Số lượng bào tử (x10
9
/g cơ chất)
Ảnh hƣởng của thời gian lên men lên sựsinh bào tử của chủng L. lecanii 485
Nhƣ vậy, sau khi lên men chủng nấm L. lecanii 485 với các điều kiện tối ƣu, cụ thể: 8
ngày lên men ở 30°C, chế độ chiếu sáng 12 giờ/ngày với cơ chất bột lõi ngô/bột ngô (1:1,
w/w) có độ dày 27,5 mm (tƣơng đƣơng 22g cơ chất/bình lên men 250 ml), đƣợc bổ sung
lƣợng nƣớc bổ sung bằng 70% cơ chất (tƣơng đƣơng độ ẩm môi trƣờng cơ chất là 41%), nồng
độ (NH
4
)
2
SO
4
tƣơng đƣơng 0,1 mol N/1000 g cơ chất, MgSO
4
bằng 0,035% cơ chất, KH
2
PO
4
bằng 0,1% cơ chất, đã đạt đƣợc số lƣợng (1,353 ± 0,019)×10
10
bào tử/g cơ chất.
KẾT LUẬN
1. Chủng 485 có độc lực cao nhất đối với rệp cải trong số 7 chủng nấm đƣợc nghiên
cứu. Trong điều kiện 21-25°C và độ ẩm không khí 75-80%, dung dịch bào tử của chủng 485
có mật độ 3×10
8
/ml trong Tween 80 nồng độ 0,05% sau 7 ngày đƣợc phun lên rệp cải đã diệt
đƣợc 67% rệp.
2. Chủng 485 thuộc loài Lecanicillium lecanii theo phân tích và so sánh trình tự gene
28S rRNA.
3. Điều kiện cho sựsinh bào tử tối đa của chủng L. lecanii 485 trong môi trƣờng rắn
là: lên men 8 ngày ở 30°C, chế độ chiếu sáng 12 giờ/ngày với cơ chất bột lõi ngô/bột ngô
(1:1, w/w) có độ dày 27,5 mm, độ ẩm môi trƣờng cơ chất 41%, nồng độ (NH
4
)
2
SO
4
tƣơng
đƣơng 0,1 mol N/1000 g cơ chất, MgSO
4
bằng 0,035% cơ chất, KH
2
PO
4
bằng 0,1% cơ chất.
Chủng L. lecanii 485 khi lên men trong điều kiện tối ƣu, đạt đƣợc số lƣợng bào tử
(1,353 ± 0,019)×10
10
/g cơ chất.
[...]... Dƣơng Khuê (2005), Sử dụng nấm Metarhizium anisopliae Sorok phòng trừ mối nhà (Coptotetrmes formosanus Shiraki) theo phương pháp lây nhiễm, Hội nghị côntrùng học toàn quốc lần thứ 5, Hà Nội 2 Võ Thị Thu Oanh, Lê Đình Đôn, Bùi Cách Tuyến (2007), “Đặc điểm sinh học và khả năng gây bệnh của nấm Metarhizium anisopliae (METSCH.) Sorokin đối với sâu khoang (Spodoptera litura F.) hạirau cải xanh (Brassica... L.)”, Tạp chí khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp, 1&2, pp 58-63 3 Phạm Thị Thuỳ, Trần Văn Huy, Nguyễn Duy Mạn (2005), Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất thuốc trừ sâu vi nấm Beauveria và Metarhizium để phòng trừ sâu hại đậu tương và đậu xanh ở Hà Tĩnh năm 2003-2004, Hội nghị công nghệ sinh học toàn quốc, Hà Nội Tài liệu tiếng Anh: 4 Abbott W S (1925), “A method of computing the effectiveness of an... P., Terra A L., Bittencourt V R (2010), “Efficiency of Lecanicillium lecanii to control the tick 11 Rhipicephalus microplus”, Vet Parasitol, 172(3-4), pp 317-322 10 Arevalo J., Hidalgo-Díaz L., Martins I., Souza J F., Castro J M C., Carneiro R M D G., Tigano M S (2009), “Cultural and morphological characterization of Pochonia chlamydosporia and Lecanicillium psalliotae isolated from Meloidogyne mayaguensis... Scientific Detective Story, Dutton, New York 12 21 Cuthbertson A G S., Blackburn L F., Northing P., Luo W., Cannon R J C., Walters K F A (2010), “Chemical compatibility testing of the entomopathogenic fungus Lecanicillium muscarium to control Bemisia tabaci in glasshouse environment”, Int J Environ Sci Tech, 7(2), pp 405-409 22 Damalas C A (2009), “Understanding benefits and risks of pesticide use”, Sci Res... coverage and international classification of formulation types”, Biol Control, 43, pp 237-256 24 Diaz B M., Oggerin M., Lopez Lastra C C., Rubio V., Fereres A (2009), “Characterization and virulence of Lecanicillium lecanii against different aphid species”, Bio Control, 54, pp 825–835 25 El-Defrawi G M., El-Harty E H (2009), Injury levels and yield loss model for the cowpea aphid (Aphis craccivora Koch)... Wu L (2011), Pesticides industry sales and usage, 2006 and 2007 market estimates, United States EPA 13 32 Guclu S., Ak K., Eken C., Akyol H., Sekban R., Beytut B., Yildirim R (2010), “Pathogenicity of Lecanicillium muscarium against Ricania simulans”, Bull Insectol, 63(2), pp 243-246 33 Hall R A (1981), “A new insecticide against greenhouse aphids and whitefly: the fungus Verticillium lecanii”, Ohio... A (2004), Pesticides industry sales and usage, 2000 and 2001 market estimates, United States EPA 46 Kim H Y., Lee H B., Kim U C., Kim I S (2008), “Laboratory and field evaluations of entomopathogenic Lecanicillium attenuatum CNU-23 for control of green peach aphid (Myzus persicae)”, J Microbiol Biotechnol, 18(12), pp 1915-1918 47 Kim J J., Lee M H., Yoon C S., Kim H S., Yoo J K., Kim K C (2001), “Control... strains of Metarhizium anisopliae (Metch.) Sorok In submerged culture”, Biocontrol Sci Technol, 2, pp 127-135 49 Kope H H., Alfaro R I., Lavallée R (2008), “Effects of temperature and water activity on Lecanicillium spp conidia germination and growth, and mycosis of Pissodes strobi”, BioControl, 53, pp 489-500 50 Le V V., Nguyen D D., Le K A., Pham K S., Tetsu A (2011), “Sex pheromone components and... 80 Vu V H., Hong S I., Kim K (2007), “Selection of entomopathogenic fungi for aphid control”, J Biosci Bioeng, 104(6), pp 498-505 81 Vu V H., Hong S I., Kim K (2008), “Production of aerial conidia of Lecanicillium lecanii 41185 by solid-state fermentation for use as mycoinsecticide”, Mycobiology, 36(3), pp 183-189 17 82 Weiner B P., Worth R M (1972), “Insecticides: household use and respiratory impairment”, . " ;Nghiên cứu sử dụng nấm
Lecanicillium kí sinh côn trùng để kiểm soát rệp hại rau& quot;.
2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Rệp hại cây trồng
Rệp là nhóm côn.
1
Nghiên cứu sử dụng nấm LECANICILLIUM
Kí sinh côn trùng để kiểm soát rệp hại rau
Vũ Xuân Đạt
Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Khoa Sinh học