1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu hoạt tính quang xúc tác phân hủy của vật liệu tổ hợp quang xúc tác biến tính từ tio2 đối với thuốc trừ sâu

23 720 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Nghiên cứu hoạt tính quang xúc tác phân hủy của vật liệu tổ hợp quang xúc tác biến tính từ TiO 2 đối với thuốc trừ sâu Vũ Thị Kim Thanh Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn Thạc sĩ ngành: Hóa Môi Trường; Mã số: 60 44 41 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Minh Phương Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Khái quát về vật liệu nano TiO2vật liệu nano TiO2 biến tính, một số phương pháp điều chế TiO2biến tính TiO2, ứng dụng của quang xúc tác TiO2 trong quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ ô nhiễm. Tổng quan về thuốc trừ sâu: Thực trạng ô nhiễm thuốc trừ sâu trong môi trường; Tính chất hóa học và độc tính của Methomyl. Nghiên cứu các phương pháp xử lý thuốc trừ sâu trong môi trường: Quá trình Fenton; Các quá trình oxi hóa nâng cao trên cơ sở ozon: Peroxon và catazon; Quá trình quang Fenton; Các quá trình quang xúc tác bán dẫn. Tiến hành thí nghiệm khảo sát hoạt tính xúc tác của vật liệu: Khảo sát ảnh hưởng của lượng xúc tác Fe-C- TiO2 tới quá trình phân hủy Methomyl; Khảo sát ảnh hưởng của pH; Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ H2O2; Khảo sát khả năng hấp phụ của vật liệu Fe-C-TiO2/AC. Trình bày các kết quả đạt được: Tối ưu hóa điều kiện chạy HPLC; Đặc trưng của vật liệu xúc tác Fe-C-TiO2; Khảo sát hoạt tính xúc tác của vật liệu Fe-C-TiO2 với quá trình phân hủy Methomyl; Khảo sát hoạt tính xúc tác của vật liệu tổ hợp quang xúc tác Fe-C-TiO2/AC tới quá trình phân hủy Methomyl. Keywords: Hóa môi trường; Vật liệu tổ hợp; Thuốc trừ sâu; Quang xúc tác; Biến tính từ Content Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung và đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước nói riêng đang là mối quan tâm của toàn nhân loại. Việt Nam là một nước nông nghiệp, trong đó sản xuất lúa nước vẫn là chủ yếu, lượng hóa chất bảo vệ thực vật được sử dụng ngày tăng. Sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ giúp tăng năng suất cây trồng, mang lại lợi ích kinh tế cho người dân. Tuy nhiên, khi sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật thường xuyên không đúng qui cách, quá liều lượng, làm cho các hợp chất này xâm nhập vào nguồn nước mặt, sông, hồ rồi thấm vào nguồn nước ngầm gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động vật thủy sinh. Hầu hết các thuốc trừ sâu này là những hợp chất hữu cơ bền vững không bị phân hủy trong môi trường theo thời gian, thậm chí khi di chuyển từ vùng này đến vùng khác, có thể rất xa với nguồn xuất phát ban đầu vẫn không bị biến đổi. 2 Trong những năm gần đây, việc sử dụng quang xúc tác bán dẫn để ứng dụng trong xử lý các hợp chất hữu cơ nói chung và các thuốc bảo vệ thực vật nói riêng đã thu được những thành tựu đáng kể. Titan dioxit (TiO 2 ) là một trong những chất xúc tác quang bán dẫn được sử dụng để xúc tác phân hủy các chất hữu cơ ô nhiễm trong môi trường nước và không khí. Nhờ đặc tính lí hóa ổn định, hoạt tính xúc tác cao và dễ tổng hợp nên titan dioxit được ứng dụng rộng rãi. Do titan dioxit ở dạng anatase có mức năng lượng vùng dẫn khoảng 3,2eV nên chỉ thể hiện hoạt tính xúc tác dưới tác dụng của bức xạ UV. Vì vậy, hoạt tính xúc tác của TiO 2 dưới bức xạ mặt trời bị hạn chế (bức xạ mặt trời chỉ có 3 – 5% bức xạ UV). Do đó, cần có những nghiên cứu để gia tăng hiệu quả xúc tác quang hoá của titan dioxit trong vùng ánh sáng khả kiến. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng quá trình biến tính TiO 2 với một số nguyên tố kim loại (Fe, Cr, Ni, Ag…) và phi kim (N, C, S…) có thể làm giảm năng lượng vùng cấmtừ đó có thể mở rộng vùng quang xúc tác sang vùng ánh sáng khả kiến. Ngoài ra, việc biến tính TiO 2 bằng kim loại và phi kim cũng tạo ra các bẫy đối với các electron quang sinh, ngăn cản quá trình tái kết hợp của các electron quang sinh với lỗ trống quang sinh, làm tăng thời gian sống của electron quang sinh, từ đó nâng cao hiệu quả quang xúc tác của TiO 2 . Trong nghiên cứu trước đây việc doping đồng thời Fe và C lênTiO 2 đã được tổng hợp thành công để ứng dụng trong quá trình phân hủy phẩm màu Rhodamine B. Tuy nhiên, hoạt tính xúc tác này đối với thuốc trừ sâu chưa được đi sâu nghiên cứu. Ngoài hoạt tính quang xúc tác của TiO 2 , sự có mặt của Fe trên xúc tác có thể hình thành quá trình Fenton dị thể, thúc đẩy quá trình phân hủy thuốc trừ sâu. Vì vậy đề tài: “Nghiên cứu hoạt tính quang xúc tác phân hủy của vật liệu tổ hợp quang xúc tác biến tính từ TiO 2 đối với thuốc trừ sâu” có ý nghĩa thực tiễn cao 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Ở Việt Nam, những nghiên cứu xử lý thuốc trừ sâu trong môi trường còn rất hạn chế. Việc biến tính TiO 2 bằng các kim loại và phi kim cũng chỉ mới được phát triển nghiên cứu trong vài năm gần đây để xử lý các hợp chất dễ bay hơi trong không khí, hay các chất màu hữu cơ gây ô nhiễm. Biện pháp oxi hóa quang hóa sử dụng huyền phù TiO 2 kết hợp chiếu ánh sáng tử ngoại, quá trình quang Fenton thường được sử dụng để đảm bảo sự oxi hóa hoàn toàn thuốc trừ sâu, không tạo ra các sản phẩm phụ độc hại. Tuy nhiên, các phương pháp oxi hóa quang hóabằng TiO 2 nanocó những nhược điểm sau:TiO 2 chỉ có hoạt tính xúc tác trong trong vùng ánh sáng tử ngoại (UV) nên việc áp dụng trong thực tế khó khăn, ít hiệu quả vì trong ánh sáng mặt trời chỉ có < 4% tia UV. Hoạt tính quang xúc tác của TiO 2 hay tốc độ quá trình tạo gốc hydroxyl OH có được do sự tạo thành của electron quang sinh e- (e- trong vùng dẫn) và lỗ trống quang sinh h + (h + trong vùng hóa trị). Electron quang sinh và lỗ trống quang sinh chính là nguyên nhân dẫn đến các quá trình hoá học xảy ra, bao gồm quá trình oxi hoá đối với lỗ trống quang sinh và quá trình khử đối với electron quang sinh. Tuy nhiên, electron quang sinh ở trạng thái kích thích (vùng dẫn) không bền, dễ tái kết hợp với lỗ trống quang sinh h + trong vùng hóa trị, làm mất hoạt tính quang xúc tác của TiO 2 Các electron quang sinh và lỗ trống quang sinh có thể di chuyển ra bề mặt hạt xúc táctác dụng trực tiếp hay gián tiếp với các chất hấp phụ trên bề mặt. Hình 1.2. Cơ chế quá trình xúc tác quang trên vật liệu bán dẫn Các electron quang sinh trên bề mặt chất xúc tác có khả năng khử mạnh. Nếu có mặt O 2 hấp phụ lên bề mặt xúc tác sẽ xảy ra phản ứng tạo • O 2 - (ion supe oxit) trên bề mặt và tiếp sau đó xảy ra phản ứng với H 2 O như sau: e - + O 2  • O 2 - (1.7) 2 • O 2 - + 2H 2 O  H 2 O 2 + 2OH - + 2 O 2 (1.8) e CB - + H 2 O 2  • OH + OH - (1.9) 4 - Các lỗ trống có tính oxy hoá mạnh và có khả năng oxy hoá nước thành HO  . h + + H 2 O  • OH + H + (1.10) h + + OH -  • OH (1.11) Các gốc tự do • OH, • O 2 - , đóng vai trò quan trọng trong cơ chế phân huỷ hợp chất hữu cơ. Trong đó gốc tự do • OH là một tác nhân oxi hoá rất mạnh, không chọn lọc và có khả năng oxi hoá nhanh chóng hầu hết các chất hữu cơ cho sản phẩm phân hủy cuối cùng là CO 2 và H 2 O. Khi sử dụng TiO 2 để xử lý môi trường nước, quá trình oxi hóa thường tạo huyền phù trong dung dịch nước nên khó tách loại ra khỏi môi trường nước sau khi xử lý Để nâng cao hiệu quả của quá trình quang xúc tác của TiO 2 , phải tìm cách hạn chế quá trình tái kết hợp của electron quang sinh và lỗ trống quang sinh. Theo những nghiên cứu mới đây nhất trên thế giới, quá trình biến tính TiO 2 với một số nguyên tố kim loại (Fe, Cr, Co, Mo, V ) hoặc phi kim (B, C, N, S ) có thể làm giảm năng lượng vùng cấm E bg , từ đó có thể mở rộng vùng quang xúc tác sáng vùng ánh sáng khả kiến. Ngoài ra, việc biến tính TiO 2 bằng kim loại và phi kim cũng sẽ tạo ra các bẫy đối với các electron quang sinh, ngăn cản quá trình tái kết hợp của các electron quang sinh với lỗ trống quang sinh, làm tăng thời gian sống của electron quang sinh, từ đó nâng cao hiệu quả quang xúc tác của TiO 2 5 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Tối ưu hóa điều kiện phân tích Methomyl bằng HPLC Qua việc khảo sát các điều kiện: - Khảo sát thành phần pha động - Khảo sát tốc độ dòng pha động - Khảo sát độ lặp lại của hệ thống Đã đưa ra điều kiện tối ưu để phân tích Methomyl bằng HPLC như sau: - Thiết bị: Máy HPLC Shimadzu LC – 10ADVP - Cột: Cadenza CD – C18 (250 x 4,6mm x 3m). - Bước sóng phát hiện : UV - 234 nm - Tốc độ dòng: 0,8ml/phút - Thể tích tiêm mẫu: 50l - Pha động: ACN : H 2 O (40:60) (v/v) - Nhiệt độ buồng cột: 25 0 C Sau đó dựng đường chuẩn biểu diễn sự phụ thuộc của nồng độ Methomyl vào diện tích pic, thu được phương trình đường thẳng dạng phương trình hồi qui: y = 117500x + 26568 với hệ số tương quan: R 2 = 0,9999 (→ r = 0,99995) 2. Đặc trưng của vật liệu xúc tác Fe-C-TiO 2 Xác định các đặc trưng vật liệu qua phổ EDX, ảnh SEM, phổ nhiễu xạ XRD, phổ UV Hình : Phổ XRD của vật liệu Fe-C-TiO 2 Hình : Ảnh SEM của vật liệu Fe-C-TiO 2 6 Hình 3.8. Phổ UV – Vis của các mẫu TiO 2 và Fe-C-TiO 2 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 8.00 9.00 10.00 keV 002 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 Counts CKa OKa TiLa TiKa TiKb FeLl FeLa FeKesc FeKa FeKb Hình 3.7. Phổ EDX của vật liệu xúc tác Fe-C-TiO 2 Bảng 3.5. Thành phần của các nguyên tố trong xúc tác Fe-C-TiO 2 Fe- C – TiO 2 C O Ti Fe Tổng % Khối lượng 0,84 46,38 53,08 0,55 100 7 3. Khảo sát hoạt tính xúc tác của vật liệu Fe-C-TiO 2 với quá trình phân hủy Methomyl 3.1. Khảo sát ảnh hưởng của lượng xúc tác tới quá trình phân hủy Methomyl Hình 3.9. Ảnh hưởng của lượng xúc tác tới hiệu quả phân huỷ methomyl của Fe-C-TiO 2 (Nồng độ Methomyl ban đầu 40mg/l, H 2 O 2 0,5mM) Từ bảng kết quả và đồ thị ta thấy khi không sử dụng xúc tác, chỉ thực hiện quang phân độ chuyển hóa của Methomyl chỉ đạt khoảng 10%, giá trị này gần như không thay đổi trong suốt 480 phút chiếu sáng. Khi sử dụng xúc tác Fe-C-TiO 2 độ chuyển hóa của Methomyl sau 480 phút chiếu sáng lần lượt là 21,5%; 44,8%; 59,2%; 66,3%; 81,2% tương ứng với lượng xúc tác khảo sát là 1; 2; 4; 5; 10g/l. 0.0 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 6.0 7.0 8.0 min 0.0 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 6.0 7.0 8.0 9.0 10.0 11.0 (x100,000) Hình 3.10. Phổ HPLC của quá trình phân hủy Methomyl với lượng xúc tác Fe-C-TiO 2 10g/l Ban đầu Sau 30’ Sau 60’ Sau 120’ Sau 240’ Sau 360’ Sau 480’ 8 Kết quả trình bày trong hình 3.11 cho thấy, quá trình phân hủy Methomyl trong điều kiện ánh sáng khả kiến sử dụng xúc tác Fe-C-TiO 2 là mô hình bậc một, tuân theo định luật Langmuir-Hinshelwood với phương trình: ln 0 C C = kKt = k’t Với k ’ là một hằng số tỉ lệ biểu thị cho mức độ chuyển hóa Methomyl Hình 3.11. Ảnh hưởng của lượng xúc tác tới tốc độ phản ứng của quá trình phân hủy Methomyl Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với một số nghiên cứu đã công bố. Quá trình phân hủy Methomyl sử dụng xúc tác TiO 2 có thể được mô tả theo mô hình động học Langmuir-Hinshelwood (Bảng 3.7). Giá trị của hằng số tốc độ phản ứng k ’ khi sử dụng lượng xúc tác khác nhau được trình bày trong bảng 3.7. Bảng 3.7. Hằng số tỉ lệ k ’ của quá trình phân huỷ Methomyl với các lượng xúc tác khác nhau Lượng xúc tác (g/l) k ’ x 10 -3 (phút -1 ) R 2 1 0,5 0,94129 2 1,2 0,97928 4 2,1 0,99415 5 2,5 0,98998 10 3,7 0,99106 Từ bảng kết quả thấy khi tăng lượng xúc tác, tốc độ phản ứng phân hủy Methomyl đã tăng lên đáng kể. 9 3.2. Khảo sát ảnh hưởng của pH Trong phản ứng Fenton, độ pH ảnh hưởng rất lớn đến độ phân hủy và nồng độ Fe 2+ , từ đó ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và hiệu quả phân hủy các hợp chất hữu cơ. Hình 3.12. Ảnh hưởng của pH tới hiệu quả phân huỷ methomyl của Fe-C-TiO 2 (Nồng độ Methomyl ban đầu 40mg/l, lượng xúc tác Fe-C-TiO 2 là 10g/l, nồng độ H 2 O 2 là 0,5mM) Theo kết quả thu được, tại pH =2,0, sự phân hủy Methomyl đạt kết quả tốt nhất, chỉ sau 360 phút chiếu sáng, độ chuyển hóa đạt tới 99,1% . 3.3.3. Khảo sát nồng độ H 2 O 2 Tốc độ phản ứng tăng khi nồng độ H 2 O 2 tăng, đồng thời nồng độ H 2 O 2 lại còn phụ thuộc vào nồng độ chất ô nhiễm cần xử lý, đặc trưng bởi giá trị COD. Theo Schwarzer tỉ lệ mol H 2 O 2 : COD thường 0,5:1 Theo phương trình (1.14), tỉ lệ của H 2 O 2 : COD là 1:1, tuy nhiên trong thực tế còn xảy ra cả phản ứng (1.16) và (1.17) nên làm tiêu hao gốc hydroxyl vừa được sinh ra. Do vậy nồng độ H 2 O 2 và tỉ lệ Fe 2+ : H 2 O 2 có ảnh hưởng đến sự tạo thành và sự mất mát gốc hydroxyl theo các phương trình nói trên, vì thế cần tồn tại một tỉ lệ Fe 2+ : H 2 O 2 tối ưu khi sử dụng. tỉ lệ tối ưu này nằm trong khoảng rộng, 0,3-1:10 mol/mol, tùy theo đối tượng chất cần xử lý và do đó cần phải xác định bằng thực nghiệm đối với từng đối tượng cụ thể. Kết quả ảnh hưởng của sự thay đổi nồng độ H 2 O 2 tới quá trình phân hủy Methomyl được trình bày ở hình 3.13 10 Hình 3.13. Ảnh hưởng của nồng độ H 2 O 2 tới hiệu quả phân huỷ Methomyl (Nồng độ Methomyl ban đầu 40mg/l, lượng xúc tác Fe-C-TiO 2 là 10g/l) Kết quả thực nghiệm cho thấy khi nồng độ H 2 O 2 thêm vào tăng từ 0,1mM đến 0,7mM thì độ chuyển hóa Methomyl cũng tăng đáng kể (hình 3.13) và hệ số k’ cũng tăng (hình 3.14). Điều này là hợp lý vì khi tăng H 2 O 2 cũng có nghĩa là gốc . OH được thêm vào nhiều hơn, sẽ đẩy mạnh quá trình phân hủy Methomyl. Hình 3.14. Hằng số tốc độ (k) của phản ứng ở các nồng độ H 2 O 2 khác nhau Tuy nhiên khi nồng độ H 2 O 2 lớn (>0,7mM) thì độ chuyển hóa giảm Methomyl giảm và giá trị k’ cũng giảm nhẹ. Điều này có thể giải thích khi nồng độ H 2 O 2 tăng quá mức cho phép, xảy ra các phản ứng làm tiêu hao gốc hydroxyl vừa tạo ra. H 2 O 2 + HO •  HO 2 • + H 2 O (3.1) HO 2 • + HO •  H 2 O + O 2 (3.2) [...]... kết quả của Tomašević et al.(2010) và Tamimi et al (2006) đã công 12 bố [22] Theo đó, cơ chế của quá trình phân huỷ methomyl có thể được mô tả như sau: Hình 3.16 Quá trình phân hủy của Methomyl 3.5 Khảo sát hoạt tính xúc tác của vật liệu tổ hợp quang xúc tác Fe-C -TiO2/ AC tới quá trình phân hủy Methomyl 3.5.1 Đặc trưng của vật liệu Fe-C -TiO2/ AC Phổ nhiễu xạ tia X (XRD) của mẫu vật liệu Fe-C -TiO2/ AC... lượng xúc tác (5g/l) của xúc tác Fe-CTiO2/AC (74,5%) cao hơn so với xúc tác Fe-C -TiO2 (64,4%) Điều này có thể giải thích là đối với xúc tác Fe-C -TiO2/ AC, methomyl có thể được hấp phụ và lưu giữ trên bề mặt của AC, sau đó quá trình phân huỷ bởi quang xúc tác sẽ diễn ra trên bề mặt vật liệu 17 KẾT LUẬN Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn chúng tôi đã đạt được những kết quả như sau: 1 Tổng hợp được vật. .. methomyl của vật liệu Fe-C -TiO2/ AC Hoạt tính của xúc tác Fe-C -TiO2/ AC đối với sự chuyển hóa Methomyl được khảo sát với lượng xúc tác sử dụng là 2,5g/l và 5g/l Kết quả được chỉ ra ở hình 3.23 Hình 3.23 Ảnh hưởng của lượng xúc tác Fe-C -TiO2/ ACtới hiệu suất phân huỷ Methomyl 16 Từ bảng số liệu và đồ thị thấy hiệu suất chuyển hóa của Methomyl là 66,4 và 74,5% tương ứng với lượng xúc tác Fe-C -TiO2/ AC là 2,5g/l... tác sau xử lý và khả năng ứng dụng của vật liệu xúc tác trong thực tế xử lý, chúng tôi đã bước đầu nghiên cứu khả năng phân hủy thuốc trừ sâu của vật liệu tổ hợp quang xúc tác Fe-C -TiO2/ AC dạng composit trong điều kiện ánh sáng khả 18 kiến Kết quả cho thấy xúc tác Fe-C -TiO2/ AC có khả năng phân hủy khá tốt (hiệu suất chuyển hóa là 74,5% với lượng xúc tác sử dụng là 5g/l) References Tiếng Việt 1 N T D... để phân hủy Methomyl là pH = 2 - Ảnh hưởng nồng độ H2O2: Khảo sát nồng độ H2O2 trong khoảng từ 0,1mM đến 2 mM Nồng độ tối ưu để phân hủy Methomyl là 0,7mM 4 Động học của quá trình phân hủy Methomyl trong điều kiện ánh sáng khả kiến bởi quang xúc tác Fe-C -TiO2 tuân theo mô hình động học của Langmuir – Hinshelwood Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây về phân hủy thuốc trừ sâu. .. IR của vật liệu tổ hợp quang xúc tác Fe-C -TiO2/ AC đã biến tính với PSS Phổ IR của mẫu AC được biến tính với PSS cho thấy sự hình thành của các nhóm chức -C=O, -OH, phenolic Đặc biệt là dao động của liên kết -C=C- vòng thơm tại 1400 cm-1 và S=O tại 1111.49 cm-1 Trên phổ IR của mẫu vật liệu Fe-C -TiO2/ AC chúng ta còn có thể quan sát thấy liên kết Ti-O-C trên bề mặt AC (1069.05 cm-1) Trong khi đó phổ của. .. trên hình ảnh SEM thấy xúc tác Fe-C -TiO2 ược phân tánkhá đều trên bề mặt AC biến tính bởi PSS Để nghiên cứu các đặc trưng liên kết, sự hình thành các nhóm chức trên bề mặt của vật liệu, các mẫu AC chưa biến tính, AC biến tính với PSS và mẫu xúc tác trên chất mang AC đã biến tính với PSS được đo phổ IR Kết quả được trình bày trong hình 3.19 – 3.21 14 551.65 505.35 2" 1.8" Fe-C -TiO2/ AC Pss 1.6" 1.4" 0.8"... sát quá trình phân huỷ của methomyl bởi quang xúc tác Fe-C -TiO2 trong điều kiện ánh sáng khả kiến - Ảnh hưởng của lượng xúc tác: với lượng xúc tác là 10g/l khoảng hơn 80% Methomyl bị phân hủy sau 480 phút chiếu sáng Trong khi đó, khi không có mặt xúc tác, chỉ chiếu sáng thì chỉ có khoảng 10% Methomyl bị phân hủy sau 480 phút - Ảnh hưởng của pH: với nồng độ Methomyl là 40mg/l, lượng xúc tác 10g/l, nồng... của xúc tác Fe-C-TiO2trên chất mang AC cho thấy liên kết của TiO2 với nhóm -OH phenolic tại 3395.23 cm-1 (Hình 3.31) Ngoài ra, phổ IR của vật liệu Fe-CTiO2/AC đều có liên kết cầu oxi của Ti với vòng thơm tại 1420.58 cm-1 (Hình 3.21) Như vậy, việc biến tính AC với PSS đã góp phần tạo ra những liên kết của Ti với các nhóm chức hình thành trên bề mặt AC 15 3.5.2 Khảo sát khả năng hấp phụ của vật liệu. .. Phổ XRD của vật liệu Fe-C -TiO2 Trên phổ XRD cho thấy, mẫu tổng hợp được đều có cấu trúc đơn pha anatase với các peak đặc trưng ở các góc 2θ = 25,30; 37,80; 47,70; 54,00 Kết quả này chứng tỏ khi biến tính đồng thời bởi sắt và cacbon và đưa lên than hoạt tính cấu trúc tinh thể của pha anatase vẫn không thay đổi Phổ SEM của vật liệu được thể hiện ở hình 3.18 Hình 3.18 Ảnh SEM của vật liệu Fe-C -TiO2 Kết . hủy thuốc trừ sâu. Vì vậy đề tài: Nghiên cứu hoạt tính quang xúc tác phân hủy của vật liệu tổ hợp quang xúc tác biến tính từ TiO 2 đối với thuốc trừ. Nghiên cứu hoạt tính quang xúc tác phân hủy của vật liệu tổ hợp quang xúc tác biến tính từ TiO 2 đối với thuốc trừ sâu Vũ Thị Kim

Ngày đăng: 10/02/2014, 20:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.2. Cơ chế quá trình xúc tác quang trên vật liệu bán dẫn - Nghiên cứu hoạt tính quang xúc tác phân hủy của vật liệu tổ hợp quang xúc tác biến tính từ tio2 đối với thuốc trừ sâu
Hình 1.2. Cơ chế quá trình xúc tác quang trên vật liệu bán dẫn (Trang 3)
Hình 3.8. Phổ UV – Vis của các mẫu TiO2 và Fe-C-TiO2 - Nghiên cứu hoạt tính quang xúc tác phân hủy của vật liệu tổ hợp quang xúc tác biến tính từ tio2 đối với thuốc trừ sâu
Hình 3.8. Phổ UV – Vis của các mẫu TiO2 và Fe-C-TiO2 (Trang 6)
Hình 3.7. Phổ EDX của vật liệu xúc tác Fe-C-TiO2 - Nghiên cứu hoạt tính quang xúc tác phân hủy của vật liệu tổ hợp quang xúc tác biến tính từ tio2 đối với thuốc trừ sâu
Hình 3.7. Phổ EDX của vật liệu xúc tác Fe-C-TiO2 (Trang 6)
Hình 3.9. Ảnh hưởng của lượng xúc tác tới hiệu quả phân huỷ methomyl của Fe-C-TiO 2  - Nghiên cứu hoạt tính quang xúc tác phân hủy của vật liệu tổ hợp quang xúc tác biến tính từ tio2 đối với thuốc trừ sâu
Hình 3.9. Ảnh hưởng của lượng xúc tác tới hiệu quả phân huỷ methomyl của Fe-C-TiO 2 (Trang 7)
Từ bảng kết quả và đồ thị ta thấy khi không sử dụng xúc tác, chỉ thực hiện quang phân độ chuyển hóa của Methomyl chỉ đạt khoảng 10%, giá trị này gần như không thay đổi trong  - Nghiên cứu hoạt tính quang xúc tác phân hủy của vật liệu tổ hợp quang xúc tác biến tính từ tio2 đối với thuốc trừ sâu
b ảng kết quả và đồ thị ta thấy khi không sử dụng xúc tác, chỉ thực hiện quang phân độ chuyển hóa của Methomyl chỉ đạt khoảng 10%, giá trị này gần như không thay đổi trong (Trang 7)
Hình 3.12. Ảnh hưởng của pH tới hiệu quả phân huỷ methomyl của Fe-C-TiO2 - Nghiên cứu hoạt tính quang xúc tác phân hủy của vật liệu tổ hợp quang xúc tác biến tính từ tio2 đối với thuốc trừ sâu
Hình 3.12. Ảnh hưởng của pH tới hiệu quả phân huỷ methomyl của Fe-C-TiO2 (Trang 9)
Hình 3.13. Ảnh hưởng của nồng độ H2O2tới hiệu quả phân huỷ Methomyl (Nồng độ Methomyl ban đầu 40mg/l, lượng xúc tác Fe-C-TiO 2 là 10g/l)  - Nghiên cứu hoạt tính quang xúc tác phân hủy của vật liệu tổ hợp quang xúc tác biến tính từ tio2 đối với thuốc trừ sâu
Hình 3.13. Ảnh hưởng của nồng độ H2O2tới hiệu quả phân huỷ Methomyl (Nồng độ Methomyl ban đầu 40mg/l, lượng xúc tác Fe-C-TiO 2 là 10g/l) (Trang 10)
độ chuyển hóa Methomyl cũng tăng đáng kể (hình 3.13) và hệ số k’ cũng tăng (hình 3.14) - Nghiên cứu hoạt tính quang xúc tác phân hủy của vật liệu tổ hợp quang xúc tác biến tính từ tio2 đối với thuốc trừ sâu
chuy ển hóa Methomyl cũng tăng đáng kể (hình 3.13) và hệ số k’ cũng tăng (hình 3.14) (Trang 10)
nồng độ Methomyl, amoni, nitrat trong quá trình khoáng hóa được trình bày ở bảng 3.10 và hình 3.15  - Nghiên cứu hoạt tính quang xúc tác phân hủy của vật liệu tổ hợp quang xúc tác biến tính từ tio2 đối với thuốc trừ sâu
n ồng độ Methomyl, amoni, nitrat trong quá trình khoáng hóa được trình bày ở bảng 3.10 và hình 3.15 (Trang 11)
Hình 3.15. Đồ thị biểu diễn quá trìnhphân hủy và khoáng hóa của Methomyl (Nồng độ Methomyl ban đầu 40mg/l, lượng xúc tác 10g/l, H 2O2 0,7mM )  - Nghiên cứu hoạt tính quang xúc tác phân hủy của vật liệu tổ hợp quang xúc tác biến tính từ tio2 đối với thuốc trừ sâu
Hình 3.15. Đồ thị biểu diễn quá trìnhphân hủy và khoáng hóa của Methomyl (Nồng độ Methomyl ban đầu 40mg/l, lượng xúc tác 10g/l, H 2O2 0,7mM ) (Trang 12)
Hình 3.16. Quá trìnhphân hủy của Methomyl - Nghiên cứu hoạt tính quang xúc tác phân hủy của vật liệu tổ hợp quang xúc tác biến tính từ tio2 đối với thuốc trừ sâu
Hình 3.16. Quá trìnhphân hủy của Methomyl (Trang 13)
Hình 3.17. Phổ XRD của vật liệu Fe-C-TiO2 - Nghiên cứu hoạt tính quang xúc tác phân hủy của vật liệu tổ hợp quang xúc tác biến tính từ tio2 đối với thuốc trừ sâu
Hình 3.17. Phổ XRD của vật liệu Fe-C-TiO2 (Trang 14)
Phổ SEM của vật liệu được thể hiện ở hình 3.18 - Nghiên cứu hoạt tính quang xúc tác phân hủy của vật liệu tổ hợp quang xúc tác biến tính từ tio2 đối với thuốc trừ sâu
h ổ SEM của vật liệu được thể hiện ở hình 3.18 (Trang 14)
Hình 3.21.Phổ IR của vật liệu tổ hợp quang xúc tác Fe-C-TiO2/AC đã biến tính với PSS - Nghiên cứu hoạt tính quang xúc tác phân hủy của vật liệu tổ hợp quang xúc tác biến tính từ tio2 đối với thuốc trừ sâu
Hình 3.21. Phổ IR của vật liệu tổ hợp quang xúc tác Fe-C-TiO2/AC đã biến tính với PSS (Trang 15)
Kết quả thu được được trình bày ở hình 3.22. - Nghiên cứu hoạt tính quang xúc tác phân hủy của vật liệu tổ hợp quang xúc tác biến tính từ tio2 đối với thuốc trừ sâu
t quả thu được được trình bày ở hình 3.22 (Trang 16)
Hình 3.22. Khả nănghấp phụMethomyl của vật liệu Fe-C-TiO2/AC (Nồng độ Methomyl ban đầu 40mg/l, lượng vật liệu 2,5g/l)  - Nghiên cứu hoạt tính quang xúc tác phân hủy của vật liệu tổ hợp quang xúc tác biến tính từ tio2 đối với thuốc trừ sâu
Hình 3.22. Khả nănghấp phụMethomyl của vật liệu Fe-C-TiO2/AC (Nồng độ Methomyl ban đầu 40mg/l, lượng vật liệu 2,5g/l) (Trang 16)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w