Đánh giá biến đổi chất lượng môi trường trong sử dụng đất các khu đô thị và công nghiệp thành phố hải phòng

24 541 0
Đánh giá biến đổi chất lượng môi trường trong sử dụng đất các khu đô thị và công nghiệp thành phố hải phòng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đánh giá biến đổi chất lượng môi trường trong sử dụng đất các khu đô thị công nghiệp thành phố Hải Phòng Nguyễn Thị Hồng Phượng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn Thạc sĩ ngành: Địa chính; Mã số: 60 44 80 Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Ngọc Thạch Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Thu thập số liệu, bản đồ hiện trạng sử dụng đất thành phố Hải Phòng trong 2 giai đoạn 2005-2010; Thu thập số liệu về hiện trạng môi trường trong các khu đô thị, công nghiệp giai đoạn 2005- 2010 (số liệu quan trắc môi trường, tổng lượng chất thải các nguồn thải: nước thải, khí thải, chất thải rắn, một số kim loại nặng trong đất); Đánh giá biến động đất đai, môi trường bằng công nghệ GIS, Viễn thám cho giai đoạn 2005-2010: bản đồ biến động sử dụng đất (từ đất nông nghiệp chuyển sang đất đô thị, công nghiệp); bản đồ biến động sử dụng đất khu đô thị, khu công nghiệp; bản đồ chất lượng các thành phần môi trường (theo những thông số đánh giá cơ bản được lựa chọn ) tại các khu đô thị, khu công nghiệp; bản đồ tổng thể biến đổi chất lượng môi trường trong các khu đô thị, khu công nghiệp. Đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố Hải Phòng; Keywords: Địa chính; Chất lượng môi trường; Sử dụng đất; Khu đô thị; Hải Phòng; Khu công nghiệp Content Tính cấp thiết của đề tài Trong thập niên cuối của thế kỉ 20, đặc biệt là những năm đầu thế kỉ 21, Việt Nam bước vào thời kì bùng nổ về phát triển đô thị công nghiệp. Quá trình này giữ vai trò quyết định trong chiến lược công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước mà Đảng Nhà nước đã đề ra. Việc hình thành khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) đã tạo động lực to lớn cho sự phát triển công nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Sự hình thành các KCN, CCN còn góp phần thúc đẩy sự hình thành các khu đô thị (KĐT) mới, phát triển nhiều ngành dịch vụ công nghiệp phụ trợ; đưa Việt Nam thoát khỏi danh sách các nước nghèo trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh sự chuyển biến tích cực về mặt kinh tế xã hội đã phát sinh những tác động tiêu cực đến môi trường do quá trình phát triển các KCN, CCN, KĐT. Nguyên nhân ở đây chính là việc quy hoạch phát triển vận hành các KCN, CCN thiếu sự quan tâm đến môi trường dẫn tới việc ô nhiễm môi trường đang có chiều hướng gia 2 tăng trong ngoài các KCN, CCN. Việc xử lý ô nhiễm môi trường tại các KCN, CCN, các trọng điểm gây ô nhiễm môi trường chưa triệt để đã đang gây nên những hậu quả môi trường nghiêm trọng ở nhiều khu vực trên phạm vi cả nước. Bên cạnh đó trong quá trình phát triển các KCN, CCN, đặc biệt trong các vùng kinh tế trọng điểm đang còn tồn tại nhiều vấn đề như: sử dụng đất đai chưa hiệu quả, tỷ lệ lấp đầy trong KCN, CCN chưa cao, nhiều nơi còn để đất hoang hóa, hiệu quả sử dụng đất thấp; việc bố trí về vị trí, quy mô diện tích các KCN, KĐT nhiều nơi chưa hợp lý, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội, môi trường của địa phương. Nhìn lại quá trình hình thành phát triển các KCN, CCN, KĐT trong một giai đoạn ngắn vừa qua trên phạm vi cả nước đã cho thấy nhiều bất cập, trong đó các yếu tố đảm bảo cho phát triển bền vững về kinh tế, xã hội bị xem nhẹ, đặc biệt là các yếu tố về môi trường. Phát triển bền vững trong qui hoạch sử dụng đất các KĐT, KCN đã được thực hiện thành công ở nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt ở những nước phát triển ở Châu Âu, các nước: Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Thái Lan Ở Việt Nam, phát triển bền vững nói chung phát triển bền vững môi trường nói riêng mới được đặt ra trong thập kỷ vừa qua. Trên thực tế việc bảo vệ môi trường thường được xây dựng lồng ghép trong qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội, qui hoạch đô thị, khu công nghiệp…Tuy nhiên đặt vấn đề qui hoạch lồng ghép đó thực sự đã đáp ứng được tính ổn định, bền vững chưa, nó có những ảnh hưởng gì đến chất lượng môi trường hiện tại trong tương lai còn là một vấn đề lan giải đối với các nhà quản lý, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội bảo vệ môi trường tại Việt Nam nói chung tại thành phố Hải Phòng nói riêng. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do quá trình phát triển các KĐT, KCN, CCN có nhiều nguyên nhân khác nhau; Tuy nhiên để đánh giá tổng quan các nguyên nhân chính làm biến đổi chất lượng môi trường trong qui hoạch sử dụng đất các KĐT, KCN từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý đất đai có ý nghĩa rất lớn trong việc quy hoạch khai thác bền vững nguồn tài nguyên, đảm bảo phát triển tiềm năng kinh tế, điều kiện tự nhiên sẵn có ở một vùng đất trẻ ven biển như Hải Phòng. Đánh giá biến đổi chất lượng môi trường nói chung đánh giá biến đổi chất lượng môi trường trong qui hoạch sử dụng đất các KĐT, KCN theo phương pháp truyền thống như thống kê, báo cáo đã được thực hiện; tuy nhiên kết quả đánh giá đó chưa thực sự phục vụ hữu ích cho nhu cầu quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường nhằm hướng tới phát triển bền vững cho thành phố Hải Phòng. Ngày nay khoa học công nghệ phát triển, hệ thống thông tin địa lý (GIS), phương pháp Viễn thám đã được ứng dụng nhiều trong các nghiên cứu đánh giá về đất đai, môi trường nhiều lĩnh vực chuyên ngành khác. Để có những đánh giá cụ thể, khách quan, khoa học tổng quan được các vấn đề môi trường trong quá trình phát triển các khu đô thị, công nghiệp đặt trong mối quan hệ hệ thống với qui hoạch sử dụng đất trên bản đồ ở trạng thái động là phương pháp mới. Qua đó đề xuất các giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên đất; đồng 3 thời cũng là một trong những giải pháp quan trọng trong quản lý ô nhiễm trong KCN, KĐT góp phần tích cực trong việc phòng ngừa kiểm soát ô nhiễm do các hoạt động sản xuất công nghiệp gây nên trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Xuất phát từ thực tế trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường trong thời gian qua, em đã lựa chọn nghiên cứ đề tài “Đánh giá biến đổi chất lượng môi trường trong sử dụng đất các khu đô thị công nghiệp thành phố Hải Phòng”. Luận văn được bố cục gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Chương 2: Đánh giá hiện trạng sử dụng đất, môi trường các khu đô thị, khu công nghiệp thành phố Hải Phòng giai đoạn 2005-2010. Chương 3: Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất các khu đô thị, công nghiệp thành phố Hải Phòng. * Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đánh giá hiện trạng biến đổi chất lượng môi trường trong sử dụng đất các khu đô thị công nghiệp tại thành phố Hải Phòng * Nhiệm vụ nghiên cứu - Thu thập số liệu, bản đồ hiện trạng sử dụng đất thành phố Hải Phòng trong 2 giai đoạn 2005-2010; - Thu thập số liệu về hiện trạng môi trường trong các khu đô thị, công nghiệp giai đoạn 2005- 2010 (số liệu quan trắc môi trường, tổng lượng chất thải các nguồn thải: nước thải, khí thải, chất thải rắn, một số kim loại nặng trong đất); - Đánh giá biến động đất đai, môi trường bằng công nghệ GIS, Viễn thám cho giai đoạn 2005-2010: bản đồ biến động sử dụng đất (từ đất nông nghiệp chuyển sang đất đô thị, công nghiệp); bản đồ biến động sử dụng đất khu đô thị, khu công nghiệp; bản đồ chất lượng các thành phần môi trường (theo những thông số đánh giá cơ bản được lựa chọn ) tại các khu đô thị, khu công nghiệp; bản đồ tổng thể biến đổi chất lượng môi trường trong các khu đô thị, khu công nghiệp; - Đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố Hải Phòng; * Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian: Toàn bộ thành phố Hải Phòng (trừ 2 huyện đảo Bạch Long Vỹ Cát Hải); Phạm vi thời gian nghiên cứu: Giai đoạn năm 2005 - 2010 * Phương pháp nghiên cứu: gồm 6 phương pháp cơ bản: Phương pháp kế thừa; Phương pháp thống kê; Phương pháp so sánh; Phương pháp tính toán áp dụng mô hình; Phương pháp bản đồ; Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp. 4 Chương 1- TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Qui hoạch sử dụng đất khu đô thị, khu công nghiệp Chúng ta đều hiểu rằng “đất đai” là một phần lãnh thổ nhất định (vùng đất, khoan đất, vạc đất, mảnh đất, miếng đất ) có vị trí, hình thể, diện tích với những tính chất tự nhiên đặc trưng (đặc tính thổ nhưỡng, điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn, chế độ nước mặt, chế độ nước ngầm, nhiệt độ ánh sáng, thảm thực vật, các tính chất lý hóa ) tạo ra những điều kiện nhất định cho việc sử dụng đất vào các mục đích khác nhau. Như vậy, để sử dụng đất hiệu quả thì điều đầu tiên chúng ta cần phải nghiên cứu, đánh giá đặc trưng cơ bản của đất đai từng khu vực, từng vùng, từng lãnh thổ. Qui hoạch sử dụng đất đô thị là việc bố trí, sắp xếp đất đai đô thị, là hệ thống các biện pháp kinh tế kĩ thuật; là các phương án khai thác sử dụng triệt để nguồn tài nguyên đất đai đô thị nhằm thoả mãn những nhu cầu mới của con người, xã hội phục vụ tốt nhất cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. 1.2. Các vấn đề môi trường trong quá trình phát triển KĐT, KCN 1.2.1. Môi trường phát triển bền vững Cách đây 40 (năm 1972) tại Stốckhôm, Thụy Điển, Liên hợp quốc đã tổ chức Hội nghị quốc tế về môi trường con người. Tại hội nghị này những người đứng đầu thế giới đã nhất trí rằng “việc bảo vệ cải thiện môi trường con người cho các thế hệ ngày nay mai sau là mục tiêu cấp bách của nhân loại”. Hội nghị này đã đánh dấu sự ra đời của nhận thức về môi trường phát triển. Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường Phát triển họp vào tháng 6/1992 tại Rio De Janeiro đã thành lập Ủy ban phát triển bền vững. Thành quả lớn nhất của Hội nghị này là Chương trình nghị sự 21 - Một kế hoạch hành động chi tiết cho phát triển bền vững toàn cầu của thế kỷ 21 đánh dấu sự cam kết toàn cầu vì sự phát triển bền vững. Đã có nhiều quốc gia trên thế giới xây dựng thực hiện Chương trình nghị sự 21 của quốc gia mình. Mặc dù cách tiếp cận của mỗi quốc gia khác nhau, nhưng tất cả các chương trình đều dựa trên điều kiện thực tế của mỗi nước đề xuất các vấn đề ưu tiên nhằm đảm bảo phát triển bền vững kinh tế, xã hội môi trường. Hiện nay, việc sử dụng các thành phần môi trường phục vụ phát triển kinh tế là chưa hợp lý, còn lãng phí, không thân thiện môi trường thiếu quan tâm đến tính bền vững. Nguyên nhân chính là do chưa quan tâm đúng mức đến công tác quy hoạch, kế hoạch phân bổ hợp lý tài nguyên thiên nhiên cho phát triển kinh tế ngay từ những giai đoạn đầu ra quyết định phát triển. Về nguyên tắc thì quy hoạch cần phải làm trước các hành động phát triển diễn ra sau. Khi đã có quy hoạch hợp lý sau khi đã có cam kết thực hiện đúng quy hoạch sẽ giảm 5 thiểu được những tác động tiêu cực đến môi trường. Một nguyên nhân khác làm cho phát triển không bền vững là trong quá trình phát triển thiếu sự giám sát hợp lý để có đủ thông tin phản hồi cần thiết phục vụ việc điều chỉnh nâng cao hiệu quả hoạt động. Cùng với những hậu quả về môi trường phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, những tác động của biến đổi khí hậu với các thiên tai đã làm cho môi trường hành tinh chúng ta nói chung của Việt Nam nói riêng ngày càng xấu đi cả ở quy mô mức độ nguy hiểm. Vì vậy đòi hỏi phải có những chính sách mới gắn kết chặt chẽ giữa nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững. 1.2.2. Các vấn đề môi trường trong qui hoạch sử dụng đất khu đô thị, khu công nghiệp. Quy hoạch khu đô thị cạnh khu công nghiệp, hay quy hoạch khu công nghiệp vào đầu hướng gió chính của khu đô thị, vào đầu nguồn các con sông là nguyên nhân tất yếu dẫn đến ô nhiễm môi trường là điều không tránh khỏi. Có những bản quy hoạch thuê nước ngoài làm, qua hội thảo cho có lệ, rồi xếp ngăn tủ; hoặc có triển khai cũng méo mó…Quy hoạch khu công nghiệp một cách ồ ạt như hiện nay mà không quy hoạch nhà ở cho công nhân, bệnh xá, trường học, nhà giữ trẻ cho con em họ; chính vì vậy, mà một hệ lụy tất yếu xảy ra là: cạnh khu công nghiệp, các loại hình nhà trọ nhếch nhác, lộn xộn đang đà phát triển, lấn át “bộ mặt văn minh đô thị”, làm nảy sinh “môi trường tệ nạn xã hội”. Nguyên nhân chủ yếu, trước hết, đó là thiếu sự hợp tác giữa các quy hoạch ngành liên quan khác. Chính vì vậy mà xưa nay người ta vẫn phải “xem đất” mỗi khi xây dựng nhà cửa, xây dựng đô thị cũng phải chọn đất: “nhất cận thủy, nhì cận sơn”, xem thế đất, cảnh quan… Nhiều nhà cao tầng bị sụp, bị lún, nghiêng là hậu quả của xem thường khảo sát địa chất, địa tầng, đất đai khi quy hoạch. Vùng trũng ngập sâu sẽ ngập sâu hơn khi khí hậu thay đổi, nước biển dâng nhưng lại quy hoạch phát triển đô thị, khu công nghiệp thì thật là điều khó hiểu… Việc qui hoạch sử dụng đất phải phù hợp với chức năng môi trường của từng vùng, tránh tình trạng vượt quá sức chịu tải ô nhiễm môi trường; khai thác sử dụng tài nguyên đất không vượt quá khả năng đáp ứng của nguồn tài nguyên thiên nhiên là điều quan trọng. Cần xem xét lợi ích về kinh tế- xã hội - môi trường trước khi chuyển đổi qui hoạch sử dụng đất. Đồng thời, phải dành quỹ đất xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học ứng phó, thích nghi với thiên tai biến đổi khí hậu. Khu công nghiệp là nơi tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp với nhiều loại hình khác nhau, dù các cơ sở này có công nghệ hiện đại đến mấy cũng đều tác động đến môi trường ở những khía cạnh mức độ khác nhau (ô nhiễm nước mặt, nước ngầm, không khí, khói, bụi, tiếng ồn, giao thông, ô nhiễm nhiệt độ, độ ẩm ) làm cho các khu vực xung quanh bị ảnh hưởng. Các nguồn thải công nghiệp gây ô nhiễm môi trường lớn nhất là: nước thải, khí thải chất thải rắn. 6 1.3. Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS), Viễn thám trong đánh giá biến động sử dụng đất đai, môi trường 1.3.1. Một số khái niệm 1.3.2. Phương pháp đánh giá biến động đất đai, môi trường bằng GIS Đánh giá biến động bằng hệ thống thông tin địa lý (GIS) hoặc công nghệ Viễn thám có sự khác biệt cơ bản so với phương pháp thống kê truyền thống. GIS có tọa độ không gian, gắn với vị trí của từng đối tượng trên bề mặt trái đất. Hơn nữa, bằng chức năng phân tích xử lý không gian, GIS cho phép phát hiện, xác định mọi loại hình biến động một cách chính xác về cả chất lượng số lượng, theo cả không gian của thế giới thực. Sản phẩm của GIS trong nghiên cứu biến động bao gồm cả đồ thị, các thông số đặc biệt là các bản đồ có tọa độ địa lý thực. Nghĩa là GIS có khả năng theo dõi sự biến động theo thời gian thực không gian thực, điều mà phân tích thống kê không đáp ứng được. 1.3.3. Các đề tài, công trình đã nghiên cứu sử dụng GIS để đánh giá biến động đất đai, môi trường trong nước tại Hải Phòng Chương 2- ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CÁC KHU ĐÔ THỊ, KHU CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 2.1. Điều kiện địa lý tự nhiên thành phố Hải Phòng 2.1.1.Vị trí địa lý 2.1.2. Địa hình 2.1.3. Thủy văn tài nguyên nước 2.2. Đặc điểm khí hậu 2.2.1. Nắng bức xạ nhiệt 2.2.2. Nhiệt độ độ ẩm không khí 2.2.3. Mưa bốc hơi 2.2.4. Bão các hiện tượng thời tiết đặc biệt 2.3. Đánh giá thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên thành phố Hải Phòng 2.3.1. Thuận lợi 2.3.2. Khó khăn 7 2.4. Công tác điều tra lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Quy hoạch sử dụng đất của thành phố Hải Phòng thời kỳ 2000-2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 09/11/2001. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) của thành phố Hải Phòng được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 36/2006/NQ-CP ngày 28/12/2006. Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện: Đã phê duyệt quy hoạch chi tiết công bố công khai các quận: Hồng Bàng, Lê Chân, Kiến An, Hải An Đồ Sơn. Đến tháng 6/2006 Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của các huyện: Vĩnh Bảo, An Lão, Thuỷ Nguyên, Kiến Thụy Tiên Lãng. Quy hoạch sử dụng đất cấp xã: Đã có 46 trong số 219 xã, phường, thị trấn đã được lập quy hoạch sử dụng đất năm 2010. Trên cơ sở quy hoạch đất được duyệt Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2001- 2005, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất 2006 - 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 833/QĐ-TTg ngày 23/9/2002. Hàng năm Ủy ban nhân dân thành phố giao cho Sở Tài nguyên & Môi trường xây dựng kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn toàn thành phố làm cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất đối với các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố. 2.5. Hiện trạng sử dụng đất định hướng phát triển các KĐT, KCN 2.5.1. Hiện trạng sử dụng đất định hướng phát triển các khu đô thị 2.5.1.1. Hiện trạng sử dụng đất các khu đô thị Thành phố Hải Phòngđô thị loại I, có 7 quận là: Ngô Quyền, Hồng Bàng, Lê Chân, Hải An, Dương Kinh, Đồ Sơn, Kiến An 8 huyện ngoại thành là: Kiến Thụy, An Dương, Thủy Nguyên, An Lão, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Cát Hải huyện đảo Bạch Long Vỹ; Theo số liệu thống kê năm 2010, toàn thành phố có 33.958,31ha đất đô thị, chiếm 22,29% diện tích tự nhiên, phân bố ở 7 quận 11 thị trấn của các huyện gồm thị trấn: Minh Đức, Núi Đèo, An Dương, An Lão, Trường Sơn, Núi Đối, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Cát Hải, Cát Bà, Bạch Long Vĩ. 2.5.1.2. Định hướng phát triển các khu đô thị Theo Quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025 tầm nhìn đến 2050: dân số toàn thành phố khoảng 2.400.000 người; Trong đó đô thị trung tâm là 2.100.000 người dân số các đô thị vệ tinh là 300.000 người 8 Quy mô đất xây dựng đô thị đến năm 2015 khoảng: 23.000-24.000 ha, với chỉ tiêu là 145m 2 /người; Quy mô đất xây dựng đô thị đến năm 2025 khoảng: 47.500 - 48.900ha, với chỉ tiêu là 160m 2 /người tại đô thị trung tâm; Trong đó đất dân dụng sẽ đạt 17.100ha, với chỉ tiêu là 70-84m 2 /người. 2.5.2. Hiện trạng sử dụng đất định hướng phát triển các KCN 2.5.2.1. Hiện trạng sử dụng đất Hải Phòng là một trong 5 địa phương có quy mô công nghiệp lớn nhất cả nước. Giá trị sản xuất công nghiệp Hải Phòng (tính theo giá so sánh năm 1994) năm 2010 đạt 43.289,3 tỷ đồng, chiếm 5,2% tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước. GDP công nghiệp năm 2010 đạt 9.676 tỷ đồng, chiếm 4% tổng GDP công nghiệp cả nước. 2.5.2.2. Định hướng phát triển các khu công nghiệp Theo Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt qui hoạch phát triển các khu công nghiệp Việt Nam đến 2015 định hướng đến năm 2020, trong đó thành phố Hải Phòng có 04 KCN với tổng diện tích là 430ha, đồng thời mở rộng 02 KCN đã có với diện tích là 400ha. Ngày 01/02/2008, Thủ tướng Chính phủ đã có điều chỉnh, bổ sung 16 KCN thành phố Hải Phòng trong qui hoạch các KCN Việt Nam đến 2015 và định hướng đến 2020 (công văn số 180/TTg-CN); Ngày 27/7/2011 tại công văn số 1255/TTg-KTN của Thủ tưởng Chính phủ đã đồng ý bổ sụng KCN Cầu Cựu trong danh sách các KCN trong qui hoạch các KCN Việt Nam (tổng số có 17 KCC được ưu tiên thành lập mới đến năm 2015 định hướng đến năm 2020, với tổng diện tích gần 10.000ha). Chương 3- ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT MÔI TRƯỜNG CÁC KHU ĐÔ THỊ, KHU CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2005-2010 3.1. Biến động sử dụng đất thành phố Hải Phòng giai đoạn 2005-2010 3.1.1. Hiện trạng sử dụng đất thành phố Hải Phòng năm 2005 Theo kết quả tổng kiểm kê quỹ đất tính tới 01/01/2005, tổng diện tích tự nhiên thành phố Hải Phòng là 152.189 ha, trong đó, thành phố mới sử dụng 79,55% diện tích đất đai, diện tích đất chưa sử dụng chủ yếu là: đất đồi núi 907,8 ha; đất mặt nước 1078,44ha, đất ven sông 9.916 ha, đất chuyên dùng về dân cư, thuỷ lợi, giao thông, khai thác nguyên liệu chiếm khoảng 14%. 3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất thành phố Hải Phòng năm 2010 Theo kết quả thống kê đất đai đến ngày 31/12/2010, thành phố Hải Phòng có diện tích tự nhiên là 152.337,95 ha. 3.1.3. Phân tích, đánh giá biến động các loại đất thời kỳ 2005 - 2010 9 Năm 2000 tổng diện tích tự nhiên của thành phố là 151.077,56 ha, năm 2010 sau khi kiểm kê đất đai, diện tích tự nhiên của thành phố tăng thêm 1.260,39 ha so với năm 2000, nguyên nhân tăng chủ yếu do phù sa bồi đắp, còn lại một phần do đo đạc lại bản đồ địa chính tại 67 xã, thị trấn đo vẽ bản đồ địa chính đất lâm nghiệp ở huyện Cát Hải. 3.2. Biến động sử dụng đất các KĐT, KCN Tp Hải Phòng giai đoạn 2005 - 2010 3.2.2. Biến động sử dụng đất các khu đô thị Diện tích đấtđô thị tăng lên tương đối nhiều, đến năm 2010 diện tích đấtđô thị của thành phố là 4.087,15 ha; tăng 332,96 ha so với năm 2005 tăng 1.328,24 ha so với năm 2000. Diện tích đất ở tại đô thị tăng lên được chuyển từ các loại đất cụ thể sau: đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp, đất quốc phòng, đất an ninh, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất có mục đích công cộng, đất tôn giáo tín ngưỡng, đất bằng chưa sử dụngđất đồi núi chưa sử dụng. 3.2.3. Biến động sử dụng đất các khu công nghiệp Hiện trạng sử dụng đất các khu công nghiệp thành phố Hải Phòng giai đoạn 2005- 2010 đã có sự biến động; Tổng diện tích các khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo qui hoạch năm 2005 là: 5.605ha, năm 2010 là: 23.400 ha; Dự báo đến 2020 là 23.907 ha. Như vậy biến động sử dụng đất đô thị, khu công nghiệp năm 2010 so với 2005 là 17.795 ha tăng 76% . 3.3. Đánh giá biến động chất lượng môi trường trong sử dụng đất các khu đô thị, công nghiệp thành phố Hải Phòng giai đoạn 2005-2010 3.3.1. Đánh giá chung: Quá trình phát triển đô thị trong thời gian qua cũng đang bộc lộ những hạn chế bất cập:  Tốc độ phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đô thị chậm hơn rất nhiều so với tốc độ đô thị hoá. Diện tích đất giao thông đô thị không đủ, mạng lưới đường giao thông phân bố không đồng đều, không bảo đảm chất lượng; chỉ tiêu về hạ tầng giao thông cũng rất thấp, chỉ đáp ứng được khoảng 35-40% so với nhu cầu cần thiết trong khi phương tiện giao thông của người dân tăng rất nhanh  Hệ thống cấp nước, thoát nước đều là hệ thống chắp giữa khu đô thị khu đô thị mới, giữa lạc hậu hiện đại, chất lượng nước cấp chưa đảm bảo tiêu chuẩn nước sạch, tỷ lệ người dân đô thị được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn trong khoảng 80%-90% tuỳ theo từng khu vực. Khu đô thị chưa có hệ thống thoát nước thải nước mưa riêng. 100% nước thải đô thị chỉ xử lý sơ bộ rồi đổ thải thẳng vào sông, hồ, gây ô nhiễm môi trường nước mặt, môi trường đất ảnh hưởng đến điều kiện sống của người dân đô thị. Hải Phòng có đặc điểm là địa hình thấp, hệ thống thoát nước đô thị được xây dựng từ rất lâu đời, tuy đã được cải tạo, 10 nâng cấp nhưng khi mưa xuống, gặp triều cường vẫn xảy ra tình trạng úng ngập thường xuyên, nhất là những đường phố thuộc khu đô thị cũ như Minh Khai, Cầu Đất, Mê Linh  Dân nghèo đô thị thiếu nhà ở dù với chất lượng nhà ở rất thấp; khoảng cách chênh lệch mức sống giữa đô thị nông thôn ngày càng lớn…  Tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, không có quy hoạch hoặc không theo kế hoạch, sử dụng đất phân tán, manh mún còn phổ biến là thực tế rất khó có thể đạt được hiệu quả cao trong việc khai thác tiềm năng đất đai. 3.3.2. Mô hình hóa hiện trạng môi trường các khu đô thị, công nghiệp thành phố Hải Phòng đánh giá Trên kết quả số liệu quan trắc môi trường phân tích diễn biến môi trường từ quá trình phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp thành phố Hải Phòng ảnh hưởng môi trường không khí, nguồn nước mặt, nguồn nước ngầm, môi trường đất thành phố Hải Phòng giai đoạn 2005-2010. Bằng phương pháp nội suy GIS ta có bản đồ hàm lượng các chất gây ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất tại khu đô thị, công nghiệp thành phố Hải Phòng. 3.3.2.1. Chất lượng môi trường không khí Từ kết quả quan trắc chất lượng không khí Hải Phòng giai đoạn 2006-2010 (lấy 04 thông số đánh giá cơ bản là Bụi TSP, CO, NO 2, và SO 2 ,) kết quả trên bản đồ cho thấy kết quả đánh giá thể hiện trên bản đồ là chính xác. Tại thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên chính là điểm nóng về ô nhiễm không khí. Tại đây tập trung 02 Nhà máy Xi măng Chinfon nhà máy Xi măng Hải Phòng, Nhà máy đất đèn Hóa chất Tràng Kênh, Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng Khói, bụi hàm lượng các chất gây ô nhiễm môi trường không khí từ các nhà máy này thải ra với lượng lớn. Ngoài ra tại các điểm tại khu đô thị, công nghiệp thuộc địa bàn quận Hải An, huyện An Dương khu vực tập trung các nhà máy thép tại CCN Quán Toan cũng là các điểm báo động về chất lượng ô nhiễm môi trường không khí 3.3.2.2. Chất lượng môi trường nước mặt (đánh giá chung cho cả chất lượng nước hồ, sông tại Hải Phòng. a. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước mặt. * Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nước thành phố Hải Phòng. Nước thải sinh hoạt có tải lượng hữu cơ cao, làm cho môi trường nước sông, hồ trên địa bàn thành phố bị ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng. Nguyên nhân do cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị không phát triển tương xứng, hầu hết nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý được thải thẳng xuống các mương, hồ, sông trên địa bàn thành phố, làm gia tăng ô nhiễm môi trường nước mặt. [...]... trạng công tác sử dụng tài nguyên đất, bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp, khu đô thị trên địa bàn thành phố như hiện nay đã đang làm mất đi tính bền vững của điều kiện tự nhiên, môi trường vốn có của nó Phát triển các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị thiếu tính bền vững sẽ là nguyên nhân tất yếu gây lên những hậu quả về môi trường; 3 Đánh giá chất lượng môi trường qua các bản đồ thành. .. bản đồ thành phần, bản đồ chất lượng môi trường tổng hợp thành phố Hải Phòng so với kết quả quan trắc thực trạng môi trường tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị thành phố Hải Phòng là có cơ sở khoa học thực tiễn 4 Các giải pháp đề xuất: Dự báo tai biến môi trường ảnh hưởng đến tài nguyên đất; Xây dựng một quy trình lồng ghép các yếu tố bảo vệ môi trường trong quy hoạch phát triển... dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội 39 Trung tâm tư vấn Khí tượng Thủy văn Môi trường (2012), Báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Hải Phòng giai đoạn 2006-2010, Viện khoa học Khí tượng Thủy văn Môi trường, Hà Nội 40 Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng (9/2012), Báo cáo công tác quản lý môi trường Khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp thành phố Hải Phòng, ... về quy hoạch quản lý đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội 25 Sở Tài nguyên Môi trường Hải Phòng (2012), Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) thành phố Hải Phòng, Hải Phòng 26 Phùng Chí Sỹ (2009), Hiện trạng môi trường vấn đề quản lý môi trường khu công nghiệp tại một số tỉnh thành phía Nam, Viện Kỹ thuật nhiệt đới Bảo vệ Môi trường, TP Hồ... hội, thành phố Hải Phòng cũng đang phải đối mặt với các vấn đề về bảo vệ môi trường Kết quả đánh giá của luận văn đã cho thấy rằng: 19 1 Trong công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, qui hoạch sử dụng đất, qui hoạch phát triển các ngành,qui hoạch sử dụng đất các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị của thành phố trong giai đoạn vừa qua đã có lồng ghép các yếu tố bảo vệ môi trường; Tuy nhiên các. .. tổn do biến đổi khí hậu của vùng; Đánh giá tiềm năng đất đai liên quan đến nguy cơ bị tổn thương do biến đổi khí hậu; Đánh giá môi trường trong các phương án quy hoạch sử dụng đất để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu ngược lại; Giám sát triển khai Quy hoạch sử dụng đất gồm cả việc giám sát với ứng phó với biến đổi khí hậu 3.5.4 Xây dựng “Bộ tiêu chí lồng ghép các yếu tố bảo vệ môi trường ; “Bộ... Sử dụng công nghệ GIS, Viễn thám nhằm: Quản lý cập nhật các dữ liệu/số liệu đa dạng của hệ thống trạm quan trắc môi trường của thành phố Hải Phòng từ các trạm quan trắc; Hỗ trợ công tác đánh giá nhanh hiện trạng môi trường đánh giá diễn biến môi trường thông qua dữ liệu quan trắc một cách nhanh gọn dễ thực hiện Mục tiêu này hướng tới hỗ trợ các nhà quản lý trong công tác đánh giá quản lý... nguyên Môi trường (2009), Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15/7/2009 của quy định quản lý bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp cụm công nghiệp, Hà Nội 8 Bộ Tài nguyên Môi trường (2010), Báo cáo môi trường Quốc gia năm 2010: Tổng quan môi trường Việt Nam, Hà Nội 9 Chính phủ (2008), Nghị định số 29/NĐ-CP ngày 14/3/2008 quy định về Khu công nghiệp, Khu chế xuất Khu. .. Sơn Các nguồn gây ô nhiễm suy thoái môi trường đất chủ yếu đều liên quan đến quá trình sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, làng nghề, dân sinh do nước thải, chất thải rắn thông thường, nguy hại, phân bón thuốc trừ sâu Có thể tóm tắt các nguồn gây ô nhiễm chính tác động của chúng đến môi trường đất như bảng sau: 3.5 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất các khu đô thị, khu công nghiệp. .. đại hoá đất nước, Hà Nội 4 Bộ Tài nguyên Môi trường (2006), Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường, Hà Nội 5 Bộ Tài nguyên Môi trường (2009), Báo cáo môi trường Quốc gia năm 2009 :Môi trường khu công nghiệp Việt Nam, Hà Nội 6 Bộ Tài nguyên Môi trường (2009), Kết quả kiểm tra Đánh giá tác động môi trường các Khu công nghiệp năm . Đánh giá biến đổi chất lượng môi trường trong sử dụng đất các khu đô thị và công nghiệp thành phố Hải Phòng Nguyễn Thị Hồng Phượng Trường. 3- ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ MÔI TRƯỜNG CÁC KHU ĐÔ THỊ, KHU CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2005-2010 3.1. Biến động sử dụng đất thành

Ngày đăng: 10/02/2014, 15:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan