Chú ý : năng suất cao ở dây chuyền này đạt được khi những vị trí làm việc làm việc của bộ phận may sản xuất đồng bộ và người kiểm tra, phân bổ làm việc đúng yêu cầu.. 1/ Hệ thống sản xuấ
Trang 1Bài 6 BỐ TRÍ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT
I Các dạng chuyền may lý thuyết:
Có các loại dây chuyền may như sau :
1/ Dây chuyền hàng dọc :
Aùp dụng may những sản phẩm đơn giản như hàng dệt kim may mũ giày… Trong chuyền này, máy sắp xếp theo thứ tự lắp ráp và theo hàng dọc không có sự quay lui của sản phẩm
Ưu điểm :
- Gọn nhẹ, dễ điều khiển dây chuyền và quản lý sản phẩm
- Chuyển biến hợp lý các bước công việc
- Công nhân được chuyên môn hóa vì may chuyên một thao tác
- Dễ cơ gới hoá qúa trình sản xuất ( băng chuyền tự động )
- Giảm bớt người điều hàng (công nhân sau tự lấy hàng của công nhân trước)
Khuyết điểm :
- Bắt buộc phải tôn trọng tuyệt đối qui trình công nghệ
- Chuyền may bị xáo trộn khi công nhân vắng mặt, cần có người dự trữ biết may các thao tác
- Dễ gây nhàm chán cho công nhân may
- Diện tích dây chuyền lớn
2/ Dây chuyền nhiều hàng :
Dây chuyền gồm nhiều hàng riêng biệt dẫn đến một vị trí tập trung làm các bước công việc hoàn thành Trong những hàng, công nhân phụ thuộc người này với người khác Những hàng phải sản xuất đồng bộ với nhau để đến vị trí tập trung cùng một lúc Dây chuyền nhiều hàng áp dụng để sản xuất những sản phẩm đối xứng bằng cách chia các chi tiết ra thành hai hàng, ba hàng hay nhiều hàng Thí dụ may quần âu, áo sơ mi…
Ưu điểm :
- Diễn tiến hợp lý các bước công việc từ đầu đến cuối không có sự quay lui
- Thời gian ra chuyền ngắn
- Chuyên môn hóa công nhân
Trang 2- Số lượng bán thành phẩm giảm dần theo thứ tự lắp ráp
- Tiết kiệm thời gian chờ đợi giữa các vị trí làm việc
Khuyết điểm :
- Dễ lẫn lộn bán thành phẩm tại vị trí tập trung
- Cân đối khó hơn dây chuyền hàng dọc vì phải đồng bộ và phối hợp giữa các hàng
- Công nhân vắng làm ảnh hưởng đến chuyền may, phải có công nhân dự trữ giỏi
- Công việc dễ gây nhàm chán cho công nhân
- Khâu kiểm tra rất kỹ ở những hàng tập trung
- Diện tích làm việc lớn 4 - 5 m2/ CN
3/ Dây chuyền nhóm đồng bộ :
Dạng dây chuyền này áp dụng cho phân xưởng sản xuất nhiều mặt hàng khác nhau hoặc mặt hàng phức tạp Phân xưởng được chia thành nhóm chủng loại hoặc nhóm máy hoặc nhóm công việc TD : nhóm máy 1 kim có thể có bộ phận may những chi tiết có đường may ngắn , nhóm may chi tiết có đường may dài, hoặc bộ phận may túi, hoặc bộ phận may tay, bộ phận may cổ…
Vai trò của nhóm : làm tất cả công việc của một loại Công nhân làm nhiều thao tác hơn ở dạng dây chuyền trước như là may hoàn toàn một túi mổ chứ không may một phần của túi.Công nhân độc lập làm việc dưới sự hướng dẫn của nhóm trưởng, không phụ thuộc nhiều vào công nhân khác
Phân bổ công việc : bán thành phẩm được cột thành từng bó nhỏ Công nhân nhận 1 bó từ 10 - 30 lớp, khi may xong, công nhân nhận thêm bó khác Hệ thống dây chuyền này cần có xe nhỏ hoặc giá đẩy hàng để đem hàng đến bất kỳ cho những vị trí làm việc
Cân đối các vị trí làm việc phải làm dần dần theo NĐSX của nhóm Chuyền trưởng phối hợp tiến độ làm việc của các nhóm để đảm bảo tiến độ sản xuất cả chuyền đồng bộ Chuyền may dạng này thường áp dụng may áo gió
Trang 3Ưu điểm :
- Sắp xếp máy cố định Diện tích làm việc nhỏ, khoảng 3,7 m2/ CN
- Sản phẩn chưa hoàn chỉnh nhiều, công nhân có thể bắt kịp thời gian đã mất trong khi làm nhiều thao tác
- Trình độ công nhân được nâng cao vì làm nhiều thao tác
- Sự vắng mặt của công nhân ít ảnh hưởng đến chuyền
- Tiết kiệm thời gian di chuyển vì công nhân ngồi may không phải đi lấy hàng Có người khác mang hàng tới
- Sử dụng máy tối đa vì ít có thời gian chờ đợi phi sản xuất
Khuyết điểm :
- Sản phẩm chưa hoàn thành rất nhiều dễ gây lẫn lộn
- Do tính độc lập giữa các vị trí làm việc nên cần có người có ngư ời mang hàng đến và lấy hàng đi cho những vị trí làm việc
- Khó cân đối giữa các nhóm
- Kiểm tra trong chuyền cần nhiều bàn để nhận những bó đã làm xong và phân bổ lại cho nhóm khác
- Thời gian ra hàng khó xác định chính xác vì năng suất biến động trong nhóm và trong chuyền
- Huấn luyện công nhân lâu dài vì phải làm rất nhiều thao tác cho mỗi vị trí
4/ Dây chuyền bó tiến dần :
Công việc được thực hiện theo bó, các lớp chi tiết có một hay nhiều thao tác cùng một giá trị thời gian được cột thành một bó Những bó này được phân bổ cho công nhân tùy theo thứ tự hợp lý của qui trình may Sao đó được tập trung lại, kiểm tra và phân bổ tiếp
Phân chia công việc : cân đối được thực hiện như dây chuyền dọc và theo bó Công việc phải điều hòa và đồng bộ trong những vị trí làm việc ( sức làm của những vị trí làm việc phải bằng nhau, chênh lệch 5% -10% ), công nhân độc lập với nhau Có người kiểm tra đếm những bó đến và mang đến cho những vị trí làm việc khác Công nhân được tập trung thành những bộ phận theo loại công việc hoặc theo chi tiết của sản phẩm Số người kiểm tra tùy theo số công nhân và số nhóm Một người kiểm tra và phân bổ bó cho 4 - 10 công nhân Con số này còn
Trang 4tùy thuộc vào tính đơn giản hay phức tạp của sản phẩm, số mã hàng được may cùng một lần
Người kiểm tra sẽ giao những bó từ bộ phận trước và sau khi kiểm tra, giao cho công nhân tiếp theo Công nhân trong cùng một nhóm không bắt buộc phải nhận những bó hàng cùng một lần Bó được đi từ nhóm này sang nhóm khác, có têrn là bó tiến dần
Chú ý một bó được may xong bởi một công nhân, được người kiểm tra lấy
đi kiểm tra Bó này có thể giao cho công nhân của nhóm tiếp theo hoặc cho công nhân của nhóm đã thực hiện bó này
BTP
Tập trung
Tập trung
Ưu điểm :
- Diện tích đặt máy nhỏ 3,7 - 4,5 m2
- Diễn biến hợp lý của những thao tác lắp ráp
- Kiểm tra thường xuyên, giảm bớt những sai sót
- Ít bị lẫn lộn sản phẩm và cỡ vóc
- Công nhân may nhanh có thể nhận thêm nên có thu nhập cao
- Thiết kế chuyền ít thay đổi
- Thời gian sử dụng máy tối đa
Khuyết điểm :
- Sản phẩm đang làm và chờ đợi nhiều vì làm theo bó
- Thời gian ra chuyền tương đối dài
- Kiểm tra và phân bổ cần người cho mỗi nhóm, do đó tốn nhiều lao động
- Cần nhiều bàn để nhận, kiểm tra
- Thiết kế chuyền may những sản phẩm phức tạp cần diện tích lớn
Chú ý : năng suất cao ở dây chuyền này đạt được khi những vị trí làm việc làm việc của bộ phận may sản xuất đồng bộ và người kiểm tra, phân bổ làm việc đúng yêu cầu
II CÁC HỆ THỐNG SẢN XUẤT VÀ DÂY CHUYỀN KHÁC
Trang 51/ Hệ thống sản xuất (dây chuyền) Juki:
Bảng Tóm tắc đặc điểm các hệ thống sản xuất của JUKI
Hệ thống
sản xuất Phân công lao động chuyển giao Hệ thống Phướng pháp chuyển giao Chú thích Hệ thống
đồng bộ dộng theo công Phân công lao
đoạn
Theo từng chiếc Chuyển bằng tay Bố trí theo công đoạn
dộng theo công đoạn
Theo lô (bó) Chuyển bằng
tay Bố trí theo công đoạn
Hệ thống
đồng bộ theo
đơn vị
Phân công lao dộng theo công đoạn
Theo lô (bó) Chuyển bằng
tay
Bố trí theo đơn vị
Phân công lao dộng theo công đoạn
Theo từng chiếc Chuyển bằng băng tải Băng tải kiểu giá treo
Các dạng hệ thống sản xuất dạng thường:
1/ Hệ thống đồng bộ (Synchno System):
Đây là phương pháp cơ bản của phương thức sản suất theo dây chuyền Cho dù sản xuất với số lượng ít hay nhiều, với mẫu mã đa dạng hay hạn chế thì đây
được xem là dây chuyền có qui mô lớn
Đồng bộ hóa các thứ tự công đoạn, đặc biệt với công đoạn lắp ráp 1 chiếc
1 Khi di chuyển công đoạn sử dụng bàn trôi Vừa quản lý được công việc vừa cân bằng hóa được công đoạn trước và sau
Số công nhân thường trên 20 người, công đoạn lắp ráp người Hệ thống
được phổ biến vào những năm 1960
2/ Hệ thống Bundle:
Hình thái và tổ chức lắp đặt giống với hệ thống đồng bộ Trước đây để phân biệt với hệ thống Bundle thì máy được gọi bằng một tên khác, nhưng hiện nay gọi hệ thống đồng Bundle có nghĩa là chỉ hệ thống này
Khác với hệ thống đồng bộ, hệ thống này thiết định được cỡ, lấy được cân bằng trong dây chuyền Số công nhân thường khoảng trên 20 người
Đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa về may mặc sau những năm 1960 Hệ thống ngày được phổ biến vào những năm 1970
3/ Hệ thống JUSS (Juki Unit Tynchno System):
Đây là phương thức sản xuất thích hợp nhất với dạng: sản xuất nhiều mẫu mã nhưng với số lượng ít (quần áo nữ) Quần áo nữ là những loại quần áo phức tạp nhất, sử dụng máy tự động, thiết bị trong đoạn lắp ráp bao gồm 3 loại: Máy chỉ, vắt sổ, bàn là Thông thường từ trước đến nay được tổ chức như vậy Nhưng với JUSS thì cùng với 3 loại nói trên thêm một quá trình nhữa, tổ chức công nhân trong dây chuyền khoảng 20 người, mỗi nhóm khoảng 2-3 người Trong phạm vi biến đổi ít sẽ phân chia các chi tiết sản phẩm và lắp ráp trong quá trình thêm Di
Trang 6chuyển sản phẩm bằng phương thức vận chuyển thủ công, phân biệt ra màu sắc, cân bằng khoảng cách giữa các dây chuyền
Các dạng hệ thống sản xuất dạng tự động hóa:
1/ Hệ thống treo Hanger:
Bán thành phẩm di chuyển từng chiếc
Khoảng cách giữa các máy là 1500mm – 1800mm
* Quần âu:
1 dây chuyền may thân trước: 9 vi trí
1 dây chuyền thân sau : 13 vị trí
1 dây chuyền lắp ráp : 28 vị trí
* Áo sơ mi:
2 dây chuyền lắp ráp : 13 x 2 = 26 vị trí
* Áo đầm:
2/ Hệ thống Flow Convey:
* Quần short:
Lấy sản phẩm từ bộ phận đựng đang từ ở vị trí làm việc đặt tạm thời trên bàn máy Sau khi làm xong 1 lô, trả lại bộ phận đựng Bán thành phẩm trong lô : 5 chiếc 1 dây chuyền thân trước, thân sau, lắp ráp: 7 vị trí
Khoảng cách giữa các máy: 1500 mm
* Áo trẻ em:
Bộ phận đựng sau một thời gian nhất định sẽ tự động chuyển đi tới quá trình tiếp theo Số BTP của lô: 1 chiếc
1 dây chuyền thân trước, thân sau, lắp ráp: 21 vị trí
Khoảng cách giữa các máy: 1500 mm
3/ Hệ thống QRS (Quick Response Sewing System):
Giống hệ thống JUSS hệ thống QRS bao gồm các máy, vắt sổ, là và Qick Station sử dụng phương thức dây chuyền nhóm giả, công nhân trong quá trình làm việc để giảm bớt sự di chuyển các thiết bị ngay trong máy may Di chuyển một lô sản phẩm sử dụng hệ thống Hanger Convey Công việc này đứng làm Tổ chức thiết lập trong phạm vi ít có thay đổi và được nhất thể hóa
* Áo Vest nữ:
1 dây chuyền treo, nhãn làm móc treo, BCV sau khi lộn thân)
Toàn bộ chiều dài của thiết bị treo: 11.500 mm
* Váy Juýp:
1 dây chuyền treo Hanger: 7 vị trí (gồm các BCV ngoại trừ BCV ép mex, và vắt sổ) Toàn bộ chiều dài của thiết bị treo: 8.000 mm
* Áo Bluse (Aáo kiểu nữ):
1 dây chuyền treo Hanger: 6 vị trí (gồm các BCV ngoại trừ BCV ép mex, vắt sổ, may nếp, đệm vai, sau khi gắn đệm vai)
Toàn bộ chiều dài của thiết bị treo: 8.000 mm
Xem các hình vẽ sơ đồ chuyền may các kiểu của JUKI (trang sau)
2 Các kiểu dây chuyền của Liên Xô:
Trang 7Trong công nghiệp may thường có các kiểu chuyền sau:
a Liên hợp: ( Hàng dọc)
từng cái hay theo bó, nhịp tự do, thường năng suất nhỏ để may các mặt hàng ổn định có thời gian thực hiện thấp, cài hàng theo liên tíếp Đây là kiểu chuyền đơn giản nhất, hiệu quả thấp nhất
b Băng chuyền với nhịp chặt chẽ:
Rải hàng từng cái theo chu kỳ,liên tiếp hay tổng hợp, bán thành phẩm chuyển động theo đường thẳng Năng suất trung bình hay lớn thường sử dụng với các mặt hàng có thời gian lớn và kích thước lớn, mặt hàng ổn định
c Băng chuyền với nhịp tự do:
Cài hàng liên tiếp, chu kỳ, bán thành phẩm di chuyển theo đường thẳng hay đường tròn trong các hộp con, các xe con trên băng chuyền Băng chuyền với đường chuyền bán thành phầm là thẳng được áp dụng ở khu vực lắp ráp khi may các mặt hàng có sản lượng lớn như quần âu, áo sơ mi, áo gió….Băng chuyền đường vòng thì bán thành phẩm chuyển động trong vòng khép kín và được đặt trong các thùng nhỏ, thường được áp dụng may các mặt hàng áo đầm, áo nữ Thỉnh thoảng kiểu chuyền này được sử dụng ở khu vực may chi tiết với các mặt hàng mặt ngoài
d Nhóm liên hợp: (theo nhóm đồng bộ)
Được chia theo các nhóm chuyên môn để may các chi tiết riêng biệt Công nhân được bố trí theo nhóm và chuyên môn hóa cao Cài hàng có thể theo 3 cách: liên tiếp, chu kỳvà tổng hợp, cài hàng từng bó, nhịp tự do, bán thành phẩm được đưa theo các phương tiện khác nhau Thường được sử dụng để làm các mặt hàng ổn địnhcó kích thước nhỏ (chuyền trung bình và lớn) và áp dụng ở khu vực may chi tiết đối với các mặt hàng mặc ngoài
III Những điểm cần lưu ý khi thiết kế dây chuyền may:
Dây chuyền công nghệ được thành lập trên cơ sở quy trình may sản phẩm, có sự hợp tác với tổ trưởng và đốc công, bởi vì ở đây không những ta phải lưu ý tới tình trạng thiết bị mà còn phải chú ý đến khả năng và tâm sinh lý của những người tham gia vào dây chuyền
Sự đúng đắn hợp lý của một dây chuyền công nghệ phụ thuộc vào những yếu tố sau :
- Hệ thống sản xuất đã được thành lập từ những điều kiện tối ưu nhất của xí nghiệp
- Số lượng sản phẩm và số lượng công nhân
- Hệ số trang thiết bị
- Trình độ, sự khéo léo và tinh thần trách nhiệm của người công nhân
Từ bảng quy trình may sản phẩm ta tập hợp những công việc có cùng tính chất, cùng loại thiết bị vào một vị trí làm việc Có nghĩa là ta không thể đặt vào cùng một vị trí làm việc những công việc mà vừa phải may và vừa làm bằng tay Bộ phận hoàn thành những chi tiết nhỏ ta đặt vào vị trí làm việc đầu chuyển Những công việc còn lại ta chú ý sắp xếp theo trình tự hợp lý nhất để đường đi của sản phẩm tại chế ngắn nhất và không bị quay lại vị trí trước nó đã đi qua Có như
Trang 8thế mới không bị tốn kém thời gian vô ích và không gây ra cản trở trong lưu thông hàng và ta dễ dàng quan sát, theo dõi chuyển động của chuyền
Đây cũng là một điều kiện tối cần thiết trong dây chuyền nếu việc vận chuyển trong chuyền được thực hiện bằng băng chuyền
Tất cả các vị trí làm việc phải được cân đối nhau về sức làm, tức là không để cho một người quá bận bịu, trong khi người khác lại quá nhàn rỗi Để cân đối các vị trí làm việc ta có hai điểm chuẩn sau :
- Thời gian nhịp độ sản xuất
- Hệ số lao động = 1
Trang 9Bài 7 BỐ TRÍ MẶT BẰNG PHÂN XƯỞNG
I Định nghĩa:
Là phương pháp săp xếp đem lại hiệu quả nhất cho máy móc và thiết bị
cũng như sự giảm tối đa chi phí sản xuất bằng cách cung cấp vật liệu và bán thành phẩm nhanh nhất và giảm tối đa công việc chuyển giao từ vị trí này qua vị trí khác trong suốt quá trình sản xuất từ khi nhận nguyên liệu cho đến khi giao s3n phẩm cuối cùng Để đạt những mục đích ấy, việc kế hoạch hóa bố trí phải được xem xét từ nhiều góc độ kể cả việc chọn địa điểm, bố trí nhà xưởng và máy móc
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc bố trí:
- Yếu tố tài chính: lực lượng lao động, nguyên liệu tại chỗ, người sử dụng và những bộ phận liên quan
- Yếu tố tự nhiên: môi trường ảnh hưởng đến địa điểm
- Yếu tố xã hội:con người, chính sách đầu tư…
Bố trí mặt bằng phân xưởng may là bố trí cách lắp đặt thiết bị và các phương tiện sản xuất trên diện tích được xây dựng thành phân xưởng may, theo một loại dây chuyền nhất định
II Những điều kiện khi xem xét bố trí mặt bằng:
Khi nghiên cứu bố trí mặt bằng phân xưởng may cân xem xét các điều kiện sau:
- Loại áo quần sản xuất
- Số lượng phải sản xuất
- Sản xuất từng mã hàng hay sản xuất song song nhiều mã hàng có kiểu cách khác nhau
- Số lần thay đổi mã hàng
- Chất lượng sản phẩm
- Thiết bị và phương tiện sẵn có (kích thước của thiết bị)
- Tay nghề của công nhân
- Số công nhân hiện có hoặc dự kiến
- Trình độ nghiệp vụ của các cán bộ điều hành
- Diện tích nhà xưởng
- Phương tiện vận chuyển
- An toàn lao động
Tất cả những dữ kiện trên đều phải được nghiên cứu kỹ lượng và đầy đủ thì việc bố trí lắp đặt các thiết bị trong phân xưởng mới hợp lý tạo tiền đề cho sản xuất tốt, năng suất cao và đảm bảo an toàn lao động
Bản thiết kế mặt bằng phân xưởng là một bản vẽ diện tích phân xưởng và các thiết bị được sắp đặt trong đó theo tỷ lệ thu nhỏ (thường là 1 : 100)
Để vẽ được mặt bằng phân xưởng ta phải ký hiệu các loại máy theo những quy ước thống nhất
Muốn thiết kế được mặt bằng phân xưởng, người thiết kế phải hiểu rõ kích thước và cấu tạo của nhà xưởng, phải hiểu các loại thiết bị của phân xưởng, kích
Trang 10thước của chúng Thiết kế mặt bằng phải đúng theo quy trình công nghệ, các vị trí làm việc phải được sắp đặt hợp lý, đảm bảo tổ chức sản xuất một cách tốt nhất, đáp ứng các điều kiện phân xưởng Trong khi thiết kế mặt bằng phải chú ý sao cho phân xưởng phải rộng và thoáng đạt, được chiếu sáng tốt và vận chuyển thuận lợi Phải chú ý tránh sự chuyển động vô ích của bán thành phẩm tại chế Các vị trí làm việc không được gần nhau quá, cũng không được xa nhau quá, khoảng cách trung bình giữa các vị trí làm việc là 60 cm Mỗi một vị trí làm việc có ký hiệu riêng của mình và được đánh số theo số thứ tự trong bản thiết kế dây chuyền công nghệ Các loại ký hiệu cũng như các ký hiệu khác về đường vận chuyển của hàng đều phải được giải thích rõ ở góc bản thiết kế Đồng thời phải ghi rõ số lượng máy, số lượng công nhân
Trong bản thiết kế mặt bằng không được quên đặt máy dự bị Bàn thu hóa bao giờ cũng đặt ở cuối chuyền và gần cửa sổ để được chiếu sáng tốt Việc thiết kế mặt bằng phân xưởng vô cùng phức tạp cho nên trước khi thực hiện phải kiểm tra kỹ rồi mới sắp đặt thiết bị theo như bản thiết kế
Lưu ý : Ở nước ta hiện nay, thường trong thực tế sản xuất bỏ qua việc thiết kế mặt bằng phân xưởng mà thường là giữ cố định việc sắp đặt thiết bị Trong điều kiện lao động thủ công của ta, việc vận chuyển hàng vẫn do công nhân bốc vác từ nơi này sang nơi khác cho nên việc sắp đặt thiết bị không theo thứ tự của dây chuyền cũng không ảnh hưởng nhiều đến sản xuất Ở các nước có công nghiệp may tiên tiến, việc vận chuyển đã tự động hóa bằng băng chuyền cho nên việc sắp đặt thiết bị tuân theo dây chuyền phải được tuyệt đối tuân thủ nhất là đối với dây chuyền hàng dọc
III Các số liệu liên quan đến việc bố trí mặt bằng:
1/ Xác định diện tích gian xưởng :
Diện tích chiếm chỗ của dụng cụ và thiết bị Việc bố trí thiết bị trên dây chuyền phải thỏa mãn 2 yêu cầu sau :
- Đường đi bán thành phẩm nhỏ nhất
- Tốn ít diện tích nhất
Các khu vực ủi bố trí gần khu vực may thích hợp Các vị trí ủi để gần nhau để tiện cho việc kiểm tra và quản lý chất lượng
Trước mỗi máy có thùng chứa bán thành phẩm hoặc bàn nhỏ để bán thành phẩm Ghế ngồi của công nhân phải dài để vừa ngồi vừa dùng để các bó bán thành phẩm vừa may xong
* Diện tích chiếm chỗ của từng loại máy móc và thiết bị như sau :
- Máy may bằng 1 kim, 2 kim : 1,2 m x 0,6 m
- Máy vắt sổ : 1,2 m x 0,7 m
- Máy đính bọ : 1,2 m x 0,6 m
- Máy làm khuy : 1,2 m x 0,7 m
- Máy đính nút : 1,2 m x 0,6 m
- Bàn để ủi : 1,2 m x 0,7 m
- Bàn để bán thành phẩm lớn : 3,2 m x 1,4 m
- Bàn để cắt chỉ và tẩy hàng : 3,0 m x 1,4 m
- Bàn kiểm tra ( KCS ) : 3 m x 1,4 m