Đã hơn 30 năm trôi qua kể từ khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới. Từ những cuộc cải cách kinh tế ban đầu đã mở đường cho nền kinh tế thị trường giải phóng những tiềm lực to lớn của đất nước, giúp Việt Nam vượt qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế - xã hội, đói nghèo và kém phát triển. Giờ đây, khi đối mặt với khó khăn mới - đại dịch Covid-19, Đảng và Nhà nước ta cần nhanh chóng đặt ra yêu cầu về những cải cách tiếp theo trên mọi mặt của đời sống xã hội phù hợp với tình hình hiện nay. Đảng đã vận dụng, sáng tạo học thuyết Mác – Lênin nói chung và lý luận về mối liên hệ phổ biến nói riêng, phát triển thành nhiệm vụ, chiến lược mới, ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, văn bản làm cơ sở để lãnh đạo toàn quân, toàn dân trong toàn bộ lĩnh vực để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời xác định vị trí, vai trò quan trọng của thanh niên, sinh viên – lực lượng kế cận của Đảng đối với sự nghiệp của Đảng, tương lai, vận mệnh của dân tộc, tiền đồ của Tổ quốc. Chính vì thế, không chỉ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam mà trong cuộc sống, học tập của sinh viên, ta cũng cần kế thừa và phát huy những tư tưởng truyền thống, những quy luật, vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến coi đó là kim chỉ nam trong việc phát triển bản thân, trong học tập, giúp cho công cuộc đổi mới đất nước ngày càng giàu mạnh. Với ý nghĩa đó em đã chọn đề tài “Quan điểm triết học Mác - Lênin về nguyên lý mối liên hệ phổ biến. Sự vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý này trong cuộc sống, học tập của bản thân sinh viên và trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay”.
Trang 1TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: Triết học Mác – Lênin
ĐỀ TÀI: Quan điểm triết học Mác - Lênin về nguyên lý mối liên
hệ phổ biến Sự vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của
nguyên lý này trong cuộc sống, học tập của bản thân sinh viên
và trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay
TP.HCM THÁNG 1 NĂM 2022
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hiền
Mã sinh viên: 47.01.754.113
Lớp: K47.01.TRUNG.CND
Giảng viên hướng dẫn: Thầy Lê Đức Sơn
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I: NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN THEO CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN 5
1.1 Khái niệm liên hệ, mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến 5
1.2 Nội dung nguyên lý 5
1.3 Tính chất của mối liên hệ phổ biến 6
1.4 Ý nghĩa phương pháp luận 6
CHƯƠNG II: SỰ VẬN DỤNG Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN TRONG CUỘC SỐNG, HỌC TẬP CỦA BẢN THÂN SINH VIÊN VÀ TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 7
2.1 Sự vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong cuộc sống, học tập của bản thân sinh viên 7
2.2 Sự vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong sự nghiệp đổi mới của Việt Nam hiện nay 11
KẾT LUẬN 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
PHỤ LỤC 16
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đã hơn 30 năm trôi qua kể từ khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới Từ
những cuộc cải cách kinh tế ban đầu đã mở đường cho nền kinh tế thị trường giải
phóng những tiềm lực to lớn của đất nước, giúp Việt Nam vượt qua thời kỳ khủng
hoảng kinh tế - xã hội, đói nghèo và kém phát triển Giờ đây, khi đối mặt với khó
khăn mới - đại dịch Covid-19, Đảng và Nhà nước ta cần nhanh chóng đặt ra yêu cầu
về những cải cách tiếp theo trên mọi mặt của đời sống xã hội phù hợp với tình hình
hiện nay
Đảng đã vận dụng, sáng tạo học thuyết Mác – Lênin nói chung và lý luận về mối
liên hệ phổ biến nói riêng, phát triển thành nhiệm vụ, chiến lược mới, ban hành
nhiều nghị quyết, chỉ thị, văn bản làm cơ sở để lãnh đạo toàn quân, toàn dân trong
toàn bộ lĩnh vực để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đồng thời xác
định vị trí, vai trò quan trọng của thanh niên, sinh viên – lực lượng kế cận của Đảng
đối với sự nghiệp của Đảng, tương lai, vận mệnh của dân tộc, tiền đồ của Tổ quốc
Chính vì thế, không chỉ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam mà trong cuộc sống,
học tập của sinh viên, ta cũng cần kế thừa và phát huy những tư tưởng truyền thống,
những quy luật, vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến coi đó là kim chỉ nam
trong việc phát triển bản thân, trong học tập, giúp cho công cuộc đổi mới đất nước
ngày càng giàu mạnh
Với ý nghĩa đó em đã chọn đề tài “Quan điểm triết học Mác - Lênin về nguyên lý
mối liên hệ phổ biến Sự vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý này
trong cuộc sống, học tập của bản thân sinh viên và trong sự nghiệp đổi mới ở Việt
Nam hiện nay”
Trang 42 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu mối liên hệ giữa quan điểm triết học Mác-Lênin về nguyên lý mối liên
hệ phổ biến đối với cuộc sống, học tập của sinh viên và trong sự nghiệp đổi mới ở
Việt Nam hiện đồng thời đưa ra giải pháp để nâng cao chất lượng cuộc sống, học
tập của sinh viên và thúc đẩy quá trình đổi mới ở nước ta
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến theo quan điểm triết học của
Mác-Lênin
- Làm rõ vai trò nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong cuộc sống, học tập của
sinh viên và trong sự nghiệp đổi mới đất nước
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng hiện nay
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, học tập của sinh
viên, thúc đẩy quá trình đổi mới đất nước
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến theo quan điểm triết học
Mác-Lênin
- Sự vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý mối liên hệ phổ biến vào
trong cuộc sống, học tập của bản thân sinh viên và sự nghiệp đổi mới đất nước
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Sinh viên trên cả nước, sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam
Trang 5- Phạm vi về thời gian: Thu thập thông tin qua các tài liệu, giáo trình, sách báo…
có liên quan đến đề tài nghiên cứu Các số liệu được thống kê, thu thập trong năm
2019-2021
- Phạm vi nội dung: Trong cuộc sống, học tập của sinh viên và lĩnh vực kinh tế,
chính trị, đối ngoại, giáo dục, văn hóa, xã hội của đất nước
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
Dựa trên cơ sở của chủ nghĩa Mác-Lênin về nguyên lý mối liên hệ phổ biến, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm đường lối của Đảng, Nhà nước trong việc đổi
mới đất nước, nâng cao cuộc sống, chất lượng học tập của sinh viên Tiểu luận có
kế thừa một số kết quả nghiên cứu có giá trị của các công trình khoa học khác liên
quan
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận được thực hiện trên cơ sở tìm đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa
các nguồn tài liệu để xây dựng cơ sở lý thuyết và nội dung của đề tài
5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
5.1 Ý nghĩa lý luận
Trong thế giới mỗi đối tượng đều trong trạng thái vừa cô lập vừa liên hệ với nhau
ở những khía cạnh khác nhau do vậy khi nghiên cứu, xem xét một đối tượng cụ thể
ta phải nghiên cứu toàn diện ở các mặt, nghiên cứu các mối liên hệ của đối tượng,
đặt trong hoàn cảnh cụ thể
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước và cuộc sống, học tập của sinh viên hiện nay
gặp nhiều khó khăn bởi chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 Đề tài này góp phần
Trang 6chỉ ra những điểm tích cực, tiêu cực đồng thời đề xuất giải pháp, chính sách phù
hợp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, học tập của sinh viên, giúp cho sự nghiệp
đổi mới đất nước ngày càng giàu mạnh
6 Kết cấu đề tài
Chương 1: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến theo chủ nghĩa Mác-Lênin
Chương 2: Sự vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý này trong cuộc
sống, học tập của bản thân sinh viên và trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện
nay
CHƯƠNG I: NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN THEO CHỦ
NGHĨA MÁC – LÊNIN
1.1 Khái niệm liên hệ, mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến
- Liên hệ: Là quan hệ giữa hai đối tượng nếu sự thay đổi của một trong số chúng
nhất định làm đối tượng kia thay đổi
- Mối liên hệ: Là phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ, quy
định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giứa
các đối tượng với nhau
- Mối liên hệ phổ biến: Là những mối liên hệ tồn tại một cách phổ biến cả trong
tự nhiên, xã hội và cả tư duy Mối liên hệ phổ biến mang tính chất bao quát tồn tại
thông qua các mối liên hệ đặc thù của sự vật hiện tượng, nó phản ánh tính đa dạng
và đặc thù của thế giới
1.2 Nội dung nguyên lý
- Triết học Mác – Lênin khẳng định các sự vật, hiện tượng của thế giới tồn tại
trong mới quan hệ qua lại với nhau, quy định lẫn nhau, thâm nhập, chuyển hóa lẫn
nhau, chứ không hề tách biệt nhau
Trang 71.3 Tính chất của mối liên hệ phổ biến
- Tính khách quan: Các mối liên hệ là vốn có của mọi sự vật, hiện tượng; nó
không phụ thuộc vào ý thức của có con người Sở dĩ mối liên hệ phổ biến có tính
khách quan là do thế giới vật chất có tính khách quan, chúng có mối liên hệ với
nhau về mặt bản chất một cách khách quan
- Tính phổ biến: Bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào, ở bất kỳ không gian nào và ở
bất kỳ thời gian nào cũng có mối liên hệ với những sự vật, hiện tượng khác Ngay
cả trong cùng một sự vật, hiện tượng thì bất kỳ một thành phần nào, một yếu tố nào
cũng có mối liên hệ với những thành phần, những yếu tố khác
- Tính đa dạng phong phú: Sự vật khác nhau, hiện tượng khác nhau, không gian
khác nhau, thời gian khác nhau thì các mối liên hệ biểu hiện khác nhau Một số liên
hệ cơ bản như: liên hệ bên trong và bên ngoài, bản chất và không bản chất, chủ yếu
và thứ yếu… Để phân loại các mối liên hệ như trên phải tùy thuộc vào tính chất và
vai trò của từng mối liên hệ Tuy nhiên, việc phân loại này cũng chỉ mang tính
tương đối
1.4 Ý nghĩa phương pháp luận
1.4.1 Quan điểm toàn diện
Vì các mối liên hệ là sự tác động qua lại, chuyển hoá, quy định lẫn nhau giữa các
sự vật, hiện tượng và các mối liên hệ mang tính khách quan, mang tính phổ biến
nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải tôn trọng quan
điểm toàn diện, phải tránh cách xem xét phiến diện
Các yêu cầu:
- Khi nghiên cứu xem xét đối tượng cụ thể cần đặt nó trong chỉnh thể thống nhất
của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, các mối liên hệ của chỉnh
thể đó Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật
Trang 8- Chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng đó và
nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại, bởi chỉ có như vậy, nhận thức
mới có thể phản ánh được đầy đủ sự tồn tại khách quan với nhiều thuộc tính, nhiều
mới liên hệ, quan hệ và tác động qua lại của đối tượng
- Nghiên cứu những mối liên hệ của đối tượng trong quá khứ, hiện tại và phán
đoán cả tương lai của nó
- Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, một chiều, chỉ thấy mặt
này mà không thấy mặt khác
1.4.2 Quan điểm lịch sử
Vì các mối liên hệ có tính đa dạng, phong phú - sự vật, hiện tượng khác nhau,
không gian, thời gian khác nhau các mối liên hệ biểu hiện khác nhau nên trong hoạt
động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải tôn trọng quan điểm lịch sử -
cụ thể
Các yêu cầu:
- Xét đến những tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và tình huống phải
giải quyết khác nhau trong thực tiễn
- Xác định rõ vị trí vai trò khác nhau của mỗi mối liên hệ cụ thể trong những tình
huống cụ thể
CHƯƠNG II: SỰ VẬN DỤNG Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA
NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN TRONG CUỘC SỐNG, HỌC
TẬP CỦA BẢN THÂN SINH VIÊN VÀ TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Sự vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về mối liên hệ phổ
biến trong cuộc sống, học tập của bản thân sinh viên
2.1.1 Thực trạng cuộc sống, học tập của sinh viên
Trang 9Sinh viên là ai? Là lớp thanh niên tri thức được đào tạo từ các trường đại học,
cao đẳng, là một thế hệ trẻ đầy sáng tạo và năng động Quan trọng hơn hết sinh viên
chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, nắm giữ chìa khóa làm nên sự phát
triển, giàu mạnh của một quốc gia Chính vì thế đời sống, học tập của sinh viên luôn
là một trong những chủ đề đáng được quan tâm
Mỗi sinh viên đều mang trong mình một màu sắc riêng biệt, một cá tính, một lối
sống riêng, đa dạng, muôn màu muôn vẻ, do đó dựa trên nguyên lý của mối liên hệ
phổ biến ta có thể chia thành hai phương diện tích cực, tiêu cực để dễ dàng xem xét
một cách toàn diện
Những mặt tích cực trong cuộc sống, học tập của bản thân sinh viên hiện nay:
- Sinh viên Việt Nam cần cù, ham học hỏi Các bạn sinh viên không chỉ học ở
trường lớp mà còn học các khóa trực tuyến như kinh tế, ngoại ngữ, sức khỏe, những
kỹ năng mềm, giao tiếp, thuyết trình, tư duy phản biện… hay thậm chí về nấu ăn,
cắm hoa, làm đẹp
- Sinh viên Việt Nam hội nhập tốt với bạn bè quốc tế Hiện nay nhiều trường đại
học nổi tiếng trên thế giới tổ chức các khóa ngôn ngữ, trại đông, trại xuân, trại hè
trực tuyến và sinh viên Việt Nam chiếm số lượng vô cùng lớn trong các khóa học ở
những quốc gia lân cận
Theo thống kê của trường Đại học Sư phạm Hoa Đông (Trung Quốc), tỉ lệ người
Việt Nam chiếm 64% sinh viên tham gia chương trình trực tuyến văn hóa, trong đó
có tổng 410 sinh viên, đến từ 29 quốc gia (Xem Hình 2.1)
Hình 2 1 Thống kê quốc tịch của sinh viên tham gia chương trình học bổng kỳ
thu trường Sư phạm Hoa Đông năm 2021
Trang 10Nguồn: Chương trình Trực tuyến Văn hóa - Trung Quốc kỳ thu trường Đại học Sư
phạm Hoa Đông, 2021
- Sinh viên Việt Nam năng động, nhiệt huyết, tích cực tham gia, tổ chức các câu
lạc bộ, hoạt động thiện nguyện trong và ngoài trường đại học, cao đẳng
- Sinh viên Việt Nam sáng tạo, độc lập, tự chủ Các bạn trẻ tự kiếm thu nhập cho
mình thông qua những công việc làm thêm, tham gia những dự án khởi nghiệp, các
cuộc thi sáng chế…
Những mặt tiêu cực trong cuộc sống, học tập của bản thân sinh viên hiện nay:
- Phần lớn sinh viên sống thiếu lý tưởng, không có định kiến, không định hướng
được mục đích của con đường học tập và tương lai của bản thân Nhiều bạn sinh
viên chọn chuyên ngành theo số đông, đến khi vào học thậm chí gần ra trường rồi
mới biết mình không hợp với ngành
- Khi đối mặt với các bài kiểm tra, kỳ thi sinh viên thường có tư tưởng phó
mặc cho số phận, không nghiêm túc và trung thực Chỉ học những kiến thức thông
qua lý thuyết mà không vận dụng vào thực tế
- Nhiều sinh viên theo đuổi sở thích cá nhân mà đánh mất lòng tự tôn dân tộc,
tham gia những trào lưu không phù hợp với “thuần phong mỹ tục”
- Đôi khi các bạn trẻ, sinh viên quên mất rằng tinh thần, sức khỏe là điều đáng
được quan tâm, trân trọng Các hoạt động về thể thao, sức khỏe có số lượng sinh
Việt Nam
64%
Nhật
7%
Thái Lan
7%
Khác
22%
Trang 11viên tham gia ít hơn các hoạt động khác và mang tính chất đối phó khi bị bắt buộc
tham gia
2.1.2 Các giải pháp đề xuất vận dụng ý nghĩa mối liên hệ phổ biến
- Bản thân sinh viên cần xác định rõ các giai đoạn, các vấn đề cần làm trong từng
giai đoạn Theo lời Bác Hồ dạy bảo, ở giai đoạn học tập sinh viên cần “Phải hiểu rõ
học thế nào? Học cái gì? Học để làm gì?” Đồng thời xem xét các phương diện của
bản thân như sở thích, năng khiếu, tài chính… để lên kế hoạch thực hiện những mục
tiêu mà mình mong muốn trong tương lai, hoàn thiện những kỹ năng còn thiếu sót
trong quá khứ, sớm phát hiện ra những phương hướng, mục tiêu chưa phù hợp với
bản thân để kịp thời thay đổi
- Học phải đi đôi với hành, trong quá trình học tập phải biết vận dụng những kiến
thức đã học vào trong đời sống Bác Hồ cũng đã từng khẳng định: “Chỉ biết lý
thuyết mà không biết thực hành thì cũng là trí thức có một nửa, lý luận phải gắn liền
với thực tế” Mục đích to lớn nhất của việc học là để giúp ích cho đất nước, xã hội,
để đạt được những ước muốn của chúng ta, nhưng nếu chỉ nắm vững kiến thức lý
thuyết mà không áp dụng vào thực tế thì việc học cũng chẳng còn ý nghĩa gì nữa
Ngược lại, không có kiến thức, không hiểu rõ bản chất của sự vật, sự việc mà bắt
tay vào làm thì cũng chẳng ra thành quả Do đó việc học và hành luôn có mối liên
hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách rời
- Trong xu thế hội nhập quốc tế, giao lưu học tập văn hóa giữa các nước, sinh viên
nên nhớ quan điểm của nước ta: “Hòa nhập nhưng không hòa tan” Sinh viên cần
tiếp thu kiến thức có chọn lọc, phù hợp với bản sắc của dân tộc, tránh việc bị đồng
hóa, đồng thời đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng, xa
rời các giá trị văn hoá - đạo đức truyền thống của dân tộc
- Sinh viên cần rèn luyện đạo đức và quan tâm đến sức khỏe của bản thân Người
phát triển toàn diện không chỉ đáp ứng đủ yêu cầu về tri thức, thẩm mỹ mà còn về