+ Nguyễn Thị Vân Anh Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học; Mã số: 60 14 10 Người hướng dẫn: PGS.TS Vũ Ngọc Ban Năm bảo vệ: 2012 Ab
Trang 1NXB H : ĐHGD, 2012 Số trang 120 tr + Nguyễn Thị Vân Anh
Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS ngành: Lý luận và phương pháp dạy học (bộ môn Hóa học);
Mã số: 60 14 10 Người hướng dẫn: PGS.TS Vũ Ngọc Ban
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng hiệu quả quá trình dạy
và học; nghiên cứu cơ sở lựa chọn và phân loại các bài tập hóa học, ý nghĩa và tác dụng của bài tập hóa học trong việc dạy và học môn hóa học ở trường THCS Điều tra thực trạng việc sử dụng bài toán hóa học ở trường THCS Nêu phương pháp chung giải các bài toán hóa học THPT và vận dụng phương pháp chung đó để giải các bài toán hóa học trong chương trình hóa học lớp 8 và lớp 9 giúp nâng cao chất lượng dạy và học môn Hóa học ở cấp THCS Thực nghiệm sư phạm, đánh giá hiệu quả và tính khả thi của đề tài
Keywords: Phương pháp giảng dạy; Hóa học; Phương pháp giải
Content
1 Lý do chọn đề tài
Trong dạy học hóa học, một trong những hoạt động chủ yếu để phát triển năng lực nhận thức, tư duy cho HS là việc giải các bài tập hóa học Đối với HS cấp THCS thì Hóa học là môn học mới vì đến lớp 8 các em mới bắt đầu tiếp cận với môn học này Vốn kiến thức của các em còn
ít ỏi, việc rèn luyện kĩ năng kĩ xảo về hóa học, nhất là việc giải bài toán hóa học gặp nhiều khó khăn Hiện nay có nhiều sách tham khảo hóa học cho HS lựa chọn, tuy nhiên số câu hỏi và bài toán hóa học nhiều và đa dạng, các tác giả lại đưa ra nhiều cách giải khác nhau làm cho học sinh
và ngay cả một số giáo viên cũng cảm thấy lúng túng trong việc lựa chọn, phân loại và nhất là trong việc giải các bài toán hóa học Các giáo viên cũng như học sinh luôn mong muốn có được những câu hỏi, bài toán tốt với những cách giải dễ dàng, thuận tiện để nâng cao hiệu quả học tập
Do vậy, việc lựa chọn, phân loại bài toán hóa học, và đặc biệt việc có một phương pháp chung giải các bài toán hóa học là thực sự cần thiết và có nghĩa thực tiễn
Gần đây, trong cuốn sách “Phương pháp chung giải các bài toán hóa học trung học phổ thông”, tác giả đã hệ thống hóa và đưa ra một phương pháp chung để giải các bài toán hóa học
Trang 22
Đó là phương pháp dựa vào quan hệ giữa số mol của các chất phản ứng và các công thức biểu thị quan hệ giữa số mol chất với các đại lượng thường gặp như khối lượng, thể tích, nồng độ… của chất Quan hệ giữa số mol của các chất phản ứng dễ dàng thiết lập được khi học sinh đã viết và cân bằng các phương trình hóa học còn số công thức hóa học cần thiết khi giải bài toán hóa học không nhiều (4 công thức chính), do đó việc giải bài toán hóa học theo phương pháp trên là đơn giản, thuận tiện đối với học sinh
Với mong muốn vận dụng phương pháp chung nêu trên để giải các bài toán hóa học ở cấp
THCS, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Phân loại và giải các bài toán hóa học lớp 8 và lớp 9 theo một
phương pháp chung góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn hóa học trung học cơ sở”
2 Lịch sử nghiên cứu
Cho đến nay, đã có nhiều tác giả nghiên cứu tìm hiểu các phương pháp giải các bài toán hóa học, tuy nhiên việc đưa ra một phương pháp chung để giải các bài toán hóa học ở THCS thì chưa được quan tâm Trong tài liệu “Phương pháp chung giải các bài toán hóa học THPT”, tác giả đã hệ thống và đưa ra một phương pháp giải các bài toán hóa học đơn giản và dễ sử dụng đối với học sinh Việc áp dụng phương pháp chung trong việc giải các bài toán hóa học cấp THPT đã được trình bày ở một số luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học Bản luận văn này tiếp tục áp dụng phương pháp chung giải các bài toán hóa học THPT để giải các bài toán hóa học ở cấp trung học cơ sở
3 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
3.1 Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu cơ sở lựa chọn, phân loại các bài toán hóa học và phương pháp chung để giải các bài toán hóa học, từ đó áp dụng đối với các bài toán hóa học lớp 8 và lớp 9 nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn hóa học ở THCS
3.2 Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng hiệu quả quá trình dạy và học; nghiên cứu cơ sở lựa chọn và phân loại các bài tập hóa học, ý nghĩa và tác dụng của bài tập hóa học trong việc dạy và học môn hóa học ở trường THCS
- Điều tra thực trạng việc sử dụng bài toán hóa học ở trường THCS
- Nêu phương pháp chung giải các bài toán hóa học THPT và vận dụng phương pháp chung đó để giải các bài toán hóa học trong chương trình hóa học lớp 8 và lớp 9 giúp nâng cao chất lượng dạy và học môn Hóa học ở cấp THCS
- Thực nghiệm sư phạm, đánh giá hiệu quả và tính khả thi của đề tài
4 Phạm vi nghiên cứu
Những bài toán hóa học thuộc chương trình THCS
5 Khách thể nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu
5.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học môn hóa học tiến hành ở 2 trường:
- Trường THCS Lê Lợi- Quận Hải An - TP Hải Phòng
Trang 33
- Trường THCS Ngọc Hải- Quận Đồ Sơn - TP Hải Phòng
5.2 Đối tượng nghiên cứu
- Các bài toán hóa học trong chương trình hóa học cấp THCS
6 Câu hỏi nghiên cứu
Cơ sở lựa chọn, phân loại các bài tập hóa học là gì?
Phương pháp chung giải các bài toán hóa học, THPT là phương pháp nào? Có thể áp dụng phương pháp đó để giải các bài toán hóa học THCS, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn Hóa học ở cấp THCS hay không?
7 Giả thuyết nghiên cứu
Lựa chọn, phân loại và sử dụng tốt phương pháp chung giải các bài toán hóa học THPT để giải các bài toán hóa học lớp 8 và lớp 9 sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn Hóa học ở trường THCS
8 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học THCS ;
ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học; cơ sở lựa chọn và phân loại các bài tập hóa học; Phương pháp chung giải các bài toán hóa học THPT
- Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng các bài toán hóa học ở trường THCS thông qua việc lấy phiếu thăm dò ý kiến của giáo viên và học sinh ở một số trường THCS ở thành phố Hải Phòng
- Thực nghiệm sư phạm, dùng phương pháp thống kê để xử lý kết quả thực nghiệm, đánh giá hiệu quả và tính khả thi của đề tài
9 Đóng góp mới của đề tài
- Đề tài đã tiến hành lựa chọn, phân loại các bài toán hóa học THCS và giải chúng theo một phương pháp chung Đây là nguồn tư liệu tốt cho giáo viên và học sinh tham khảo, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn hóa học, THCS
10 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Lựa chọn, phân loại các bài toán hóa học lớp 8, lớp 9 và giải theo phương pháp chung
giải các bài toán hóa học, THPT
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng, hiệu quả quá trình dạy và học môn Hóa học THCS
1.1.1 Quá trình dạy học
Trang 4Hoạt động học là toàn bộ hoạt động của HS nhằm tiếp thu các kiến thức dưới sự tổ chức, điều khiển của thầy nhằm tìm hiểu, khám phá, lĩnh hội kiến thức, để từ đó hình thành quan điểm duy vật biện chứng, đạo đức và nhân cách của HS
1.1.2 Chất lượng dạy học
Chất lượng dạy học có thể hiểu là chất lượng giảng dạy của người dạy và chất lượng học tập của người học, trong đó chất lượng dạy học được biểu hiện tập trung nhất ở chất lượng học tập của người học
1.1.3 Một số biện pháp đổi mới để nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở THCS
Chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học hóa học phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nội dung chương trình đào tạo, hệ thống sách giáo khoa, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ quá trình dạy và học, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá.v.v Trong phạm vi bản luận văn này chúng tôi chỉ đề cập đến tầm quan trọng của bài tập hóa học trong giảng dạy môn hóa học, trong đó tập trung vào việc lựa chọn, phân loại và phương pháp giải bài toán hóa học để góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy và học môn hóa học
1.2 Bài tập hóa học
1.2.1 Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học trong quá trình dạy và học môn hóa học THCS
Sử dụng bài tập hóa học trong dạy học là một biện pháp hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học Bài tập hóa học có ý nghĩa tác dụng to lớn về nhiều mặt: trí dục, giáo dục, phát triển
1.2.2 Lựa chọn và phân loại bài tập hóa học
Để phục vụ tốt cho việc dạy và học môn hóa học môn hóa học cần phải lựa chọn những bài tập bám sát nội dung chương trình, mục tiêu của môn học, những bài tập có nội dung phong phú, nặng về bản chất hóa học, không lắt léo đánh đố về mặt toán học Bên cạnh những bài tập cơ bản cần có những bài tập tổng hợp sâu sắc, phát triển trí thông minh, sáng tạo, khơi dậy niềm say
mê hứng thú học tập của HS Ngoài những bài tập có hướng dẫn giải cần phải có các bài tự luyện, giúp HS tự học, phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS Sau khi đã lựa chọn được các bài tập thì việc phân loại chúng có ý nghĩa quan trọng
Có nhiều cách phân loại bài tập hoá học dựa theo các tiêu chí khác nhau Trong luận văn này, chúng tôi lựa chọn cách phân loại bài tập hóa học theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và đào
tạo Việt Nam Cụ thể các bài tập được phân loại theo 4 mức độ nhận thức tư duy: nhận biết,
thông hiểu, vận dụng ( vận dụng mức cơ bản) và vận dụng sáng tạo ( vận dụng mức nâng cao)
Trang 55
- Nhận biết : Đây là mức độ, yêu cầu thấp nhất của trình độ nhận thức, thể hiện ở chỗ HS
chỉ cần nhớ hoặc nhận ra khi được đưa ra hoặc dựa trên những thông tin có tính đặc thù của một khái niệm, một sự vật, một hiện tượng
- Thông hiểu : Là khả năng nắm được, hiểu được ý nghĩa của các khái niệm, sự vật, hiện
tượng ; giải thích, chứng minh được ý nghĩa của các khái niệm, sự vật, hiện tượng ; là mức độ cao hơn nhận biết nhưng là mức độ thấp nhất của việc thấu hiểu sự vật, hiện tượng
- Vận dụng: Là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới: HS
phải biết vận dụng kiến thức, biết sử dụng phương pháp, nguyên lí hay ý tưởng để giải quyết một vấn đề nào đó Đây là mức độ vận dụng cao hơn mức độ thông hiểu trên, yêu cầu áp dụng được các quy tắc, phương pháp, khái niệm, nguyên lí, định lí, công thức để giải quyết một vấn đề trong học tập hoặc của thực tiễn
- Vận dụng sáng tạo: Là khả năng phân tích, đánh giá, tổng hợp, sắp xếp, thiết kế lại thông
tin ; khai thác, bổ sung thông tin từ các nguồn tư liệu khác để sáng lập một hình mẫu mới
1.2.3 Thực trạng việc sử dụng bài toán hóa học ở trường THCS
Để tìm hiểu thực tế quá trình dạy và học ở trường THCS, chúng tôi đã tiến hành khảo sát giáo viên và học sinh ở các trường THCS trên địa bàn Quận Hải An và Quận Đồ Sơn dưới hình
thức phát phiếu tham khảo ý kiến của GV và phiếu thăm dò ý kiến HS
Kết quả khảo sát cho thấy, việc lựa chọn phân loại các bài toán hóa học và giải chúng theo một phương pháp chung là một yêu cầu cần thiết đối với GV và HS trong quá trình dạy và học môn Hóa học ở THCS
1.3 Phương pháp chung giải bài toán hóa học THPT
Các bài toán hóa học có thể giải dựa vào quan hệ giữa số mol của các chất phản ứng và dựa vào các công thức chuyển đổi giữa số mol chất (n) với khối lượng (m), thể tích (V) , nồng độ (CM, C% ) của chất
1.3.1 Các công thức cần thiết khi giải bài toán hóa học
Để chuyển đổi các đại lượng như khối lượng, , thể tích, nồng độ của chất ra số mol chất, ta sử dụng 4 công thức chính:
nM
Trang 66
4
ct dd ct
m
mm.100%
Giả thiết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn Hãy thiết lập quan hệ giữa số mol của các chất bất
kì đã tham gia phản ứng, thí dụ giữa nK và nA ?
1.3.3 Phương pháp chung giải bài toán hóa học THPT
Các bài toán hóa học có thể chia thành hai loại là bài toán hỗn hợp và “không hỗn hợp”:
- Bài toán “không hỗn hợp” là bài toán liên quan đến phản ứng của một chất qua một giai đoạn hay một dãy biến hóa
- Bài toán hỗn hợp là bài toán liên quan đến phản ứng của một hỗn hợp chất
Trang 77
Loại bài toán “không hỗn hợp”
Phương pháp giải các bài toán loại này là: Lập biểu thức tính đại lượng mà bài toán đòi
hỏi rồi dựa vào quan hệ giữa số mol của “chất cần tính toán” với số mol của “chất có số liệu cho trước” và dựa vào các công thức để giải
Loại bài toán hỗn hợp
Phương pháp giải loại bài toàn này là: Đặt ẩn số, lập hệ phương trình và giải hệ phương trình
để tìm ra các yêu cầu bài toán
- Ẩn số thường đặt là số mol của các chất trong hỗn hợp
- Các phương trình được thiết lập bằng cách biểu thị mối quan hệ giữa các số liệu cho trong bài ( sau khi đã quy đổi ra số mol chất, nếu có thể được) với các ẩn số
- Giải các phương trình để xác định các ẩn số, rồi từ đó suy ra các yêu cầu khác nhau của bài toán
* Nhận xét: Các bài toán hỗn hợp và “không hỗn hợp” cách giải tuy có điểm khác nhau nhưng
chúng đều thống nhất ở chỗ là đều dựa vào quan hệ giữa số mol chất đã tham gia hay hình thành sau phản ứng và dựa vào các công thức biểu thị quan hệ giữa số mol chất với các đại lượng thường gặp như khối lượng, thể tích, nồng độ của chất để giải Đó chính là nội dung
của phương pháp chung giải các bài toán hóa học THPT
Chú ý:
Phương pháp chung giải các bài toán hóa học nêu trên dựa vào quan hệ giữa số mol của
các chất đã tham gia hay hình thành sau phản ứng Ở đây cần phân biệt số mol chất đã phản ứng với số mol chất có ban đầu Có thể xảy ra 3 trường hợp sau:
1 Trường hợp các phản ứng xảy ra hoàn toàn và các chất phản ứng lấy đủ
Trong trường hợp này các chất đều phản ứng hết, nghĩa là số mol chất đã phản ứng bằng
số mol chất có ban đầu và việc tính toán có thể dựa vào số mol có ban đầu của bất kì chất nào
2 Trường hợp các phản ứng xảy ra hoàn toàn và các chất phản ứng có chất dư, chất thiếu
Trong trường hợp này chỉ có chất thiếu phản ứng hết, nghĩa là số mol chất thiếu đã phản
ứng chính bằng số mol của nó ban đầu và việc tính toán chỉ có thể dựa vào số mol có ban đầu của
chất thiếu
3 Trường hợp các phản ứng xảy ra không hoàn toàn ( do hiệu suất phản ứng không bằng 100%
hoặc do thời gian phản ứng không đủ)
Trong trường hợp này, không những chất dư mà cả chất thiếu cũng chưa phản ứng hết và
việc tính toán không thể dựa vào số mol có ban đầu của bất kì chất nào Cần phải đặt số mol của
một 1 chất nào đó đã phản ứng là n và việc tính toán phải dựa vào giá trị n đó
* *
*
Hiện nay, hình thức thi trắc nghiệm ngày càng phổ biến mà đặc điểm của loại hình kiểm tra này là số lượng câu hỏi nhiều vì thế mà thời gian làm bài rất ngắn Để nâng cao hiệu quả làm bài, học sinh phải biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức đã học Ngoài việc áp dụng
Trang 88
phương pháp chung giải các BTHH, học sinh cần kết hợp, vận dụng hợp lí các định luật sẵn có
trong hóa học như: định luật bảo toàn khối lượng, định luật bảo toàn nguyên tố, để giải nhanh các BTHH
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, chúng tôi đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, bao gồm:
- Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng, hiệu quả quá trình dạy và học môn hóa học THCS
- Ý nghĩa của bài tập hóa học, cơ sở lựa chọn và phân loại bài tập hóa học
- Thực trạng của việc sử dụng bài toán hóa học ở trường THCS
- Phương pháp chung giải các bài toán hóa học THPT
Đây là những cơ sở lí luận và thực tiễn định hướng cho chúng tôi nghiên cứu, lựa chọn, phân loại và vận dụng phương pháp chung giải các bài toán hóa học THPT để giải các bài toán hóa học THCS
CHƯƠNG 2 LỰA CHỌN, PHÂN LOẠI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC LỚP 8, LỚP 9 VÀ GIẢI THEO PHƯƠNG PHÁP CHUNG
GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC, THPT 2.1 Tổng quan chương trình môn hóa học THCS
Chương trình hóa học ở THCS được dạy ở lớp 8: 2 tiết/tuần; lớp 9: 2 tiết/tuần, bao gồm các chương sau:
1 Chất Nguyên tử Phân tử 1 Các loại hợp chất vô cơ
2 Phản ứng hóa học 2 Kim loại
3 Mol và tính toán hóa học 3 Phi kim Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố Hóa học
4 Oxi Không khí 4 Hidrocacbon Nhiên liệu
5 Hidro Nước 5 Dẫn xuất của hidrocacbon Polime
Trang 99
2.2.1 Oxi – Không khí
A Kiến thức cơ bản và trọng tâm
B Bài toán theo mức độ nhận thức tư duy và giải theo phương pháp chung
Dạng biết Dạng hiểu Dạng vận dụng Dạng vận dụng sáng tạo
C Bài toán tự luyện
Bài toán tổng hợp hóa vô cơ
2.2.7 Hóa học hữu cơ
● Hidrocacbon
● Dẫn xuất của hidrocacbon
2.3 Sử dụng hệ thống các bài toán hóa học biên soạn trong dạy học môn hóa học lớp 8 và lớp 9
Các bài toán hóa học chúng tôi đã biên soạn (đã lựa chọn, phân loại và giải theo phương pháp chung) ở trên được sử dụng trong các hoạt động dạy học nhằm:
- Hình thành kiến thức mới
- Để vận dụng, củng cố kiến thức, kĩ năng của HS
- Kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng của HS
2.3.1 Sử dụng hệ thống bài toán hóa học trong việc hình thành kiến thức mới
Trong một bài lên lớp GV chuẩn bị các phiếu học tập gồm các bài toán theo các dạng biết
và dạng hiểu để hình thành kiến thức, kĩ năng và phát triển kiến thức cho HS
2.3.2 Sử dụng hệ thống bài toán hóa học trong việc vận dụng, củng cố kiến thức, kĩ năng cho HS
Khi kết thúc một bài học hoặc khi có bài tập luyện tập, ôn tập, thì hệ thống bài tập càng quan trọng Nó sẽ giúp HS vận dụng những kiến thức đã học để củng cố và khắc sâu kiến thức, kĩ
năng thông qua các bài toán dạng vận dụng và vận dụng sáng tạo
Ngoài ra sau mỗi tiết học hoặc sau mỗi giờ ôn luyện, GV cần cho bài tập về nhà để HS tự giải, nâng cao khả năng tự học, phát huy tính độc lập, sáng tạo của HS
2.3.3 Sử dụng hệ thống bài toán hóa học vào việc kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng của học sinh
Kiểm tra đánh giá là một khâu rất quan trọng của quá trình dạy học Việc kiểm tra, đánh giá có thể áp dụng trong mọi khâu của quá trình dạy học, với nhiều hình thức khác như nhau như: Kiểm tra miệng, kiểm tra vấn đáp, kiểm tra viết, trắc nghiệm… hoặc phối hợp các hình thức kiểm tra với nhau GV có thể sử dụng các dạng bài toán ở cả 4 mức độ
nhận thức tư duy tùy vào mục đích kiểm tra và đối tượng HS Qua kết quả kiểm tra, GV chỉ
Trang 1055 dạng tự luận, đồng thời đã lựa chọn 80 bài toán tự luyện để HS tự học, phát huy tính chủ động sáng tạo của mình
Chúng tôi hi vọng rằng hệ thống bài toán hóa học đã biên soạn sẽ được sử dụng làm một tài liệu tham khảo hữu ích cho GV và HS trong quá trình dạy và học môn hóa học, THCS
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1 Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm
3.1.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm
Dựa vào mục tiêu đã đề xuất trong đề tài, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính thiết thực, khả thi của đề tài thông qua việc so sánh kết quả kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC
3.1.2 Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm
- Lựa chọn nội dung và địa bàn thực nghiệm sư phạm
- Soạn thảo các giáo án giờ dạy, các đề kiểm tra theo nội dung của đề tài
- Chấm điểm kiểm tra, thu thập số liệu và phân tích kết quả của thực nghiệm sư phạm
- Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng hệ thống các bài toán đã biên soạn đối với quá trình dạy và học môn hóa học THCS, và hiệu quả vận dụng phương pháp chung giải bài toán THPT để giải các bài toán hóa học THCS
3.2 Chuẩn bị thực nghiệm
3.2.1 Chọn địa bàn, đối tượng thực nghiệm
- Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm tại hai trường THCS Lê Lợi- Hải An và trường THCS Ngọc Hải- Đồ Sơn, đều thuộc thành phố Hải Phòng, đây là những trường có cơ sở vật chất khá đầy đủ
để phục vụ cho các hoạt động dạy học
- Các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có kết quả điểm trung bình môn của năm học trước tương đương, được cùng một giáo viên giảng dạy :