Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
430,58 KB
Nội dung
PháttriểnkinhtếtưnhânởtỉnhPhúThọ
Bùi Thị Huyền
Trường Đại học Kinhtế
Luận văn ThS. ngành: Kinhtế chính trị; Mã số: 60 31 01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Mai Thị Thanh Xuân
Năm bảo vệ: 2011
Abstract. Góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận, phương pháp luận cũng như
thực tiễn đối với sự pháttriểnkinhtếtưnhân (KTTN) cả nước nói chung và ởtỉnh
Phú Thọ nói riêng. Phân tích, đánh giá thực trạng pháttriển KTTN trên địa bàn tỉnh
Phú Thọtừ năm 2000 đến nay. Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu
nhằm pháttriển KTTN ởtỉnhPhúThọ hiệu quả hơn.
Keywords. Tăng trưởng kinh tế; Kinhtế chính trị; Kinhtếtư nhân; PhúThọ
Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới 25 năm qua ở nước ta là đã
hình thành nền KTTT với nhiều thành phần kinhtế tham gia, trong đó, có thành phần kinhtế
tư nhân. Sự ra đời và pháttriển của KTTN đã tạo nên luồng gió mới, góp phần đáng kể vào
sự pháttriểnkinhtế - xã hội. Là một bộ phận của kinhtế Việt Nam, KTTN trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ ngày càng pháttriển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, đóng góp ngày càng
nhiều cho pháttriểnkinhtế - xã hội của tỉnh.
Tuy nhiên, so với yêu cầu của toàn cầu hóa và hội nhập kinhtế quốc tếkinhtếtư
nhân ởPhúThọ còn nhiều hạn chế, yếu kém. Vì vậy, việc tìm giải pháp để hạn chế những tồn
tại này, thúc đẩy KTTN pháttriển trong những năm tới là hết sức cần thiết.
Đề tài: “Phát triểnkinhtếtưnhânởtỉnhPhú Thọ” mà tôi lựa chọn làm luận văn thạc
sỹ kinhtế chính trị là nhằm góp phần giải quyết các vấn đề đặt ra đó.
2. Tình hình nghiên cứu
Đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập về sự tồn tại khách quan, vị trí, vai trò của
KTTN, đánh giá sự pháttriển và đưa ra những giải pháp nhằm pháttriển KTTN. Tuy nhiên,
chưa có công trình nào đi vào nghiên cứu về pháttriển KTTN tỉnhPhúThọ dưới giác độ một
luận văn thạc sỹ KTCT. Vì vậy, đề tài “Phát triểnkinhtếtưnhânởtỉnhPhú Thọ” sẽ tiếp tục
cập nhật số liệu, bổ sung và pháttriển các kết quả nghiên cứu trên và phân tích một cách có
hệ thống, đồng thời đưa ra những luận cứ, giải pháp có tính khả thi để pháttriển KTTN của
tỉnh PhúThọ trong bối cảnh mới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
+ KTTN trong nền kinhtế thị trường có vai trò gì đối với sự pháttriểnkinhtế - xã
hội? Để KTTN pháttriển mạnh mẽ, đúng hướng thì cần phải có những điều kiện gì?
+ Thực trạng pháttriển KTTN ởtỉnhPhúThọ như thế nào? Xu hướng pháttriển của
KTTN ởPhúThọ trong những năm tới ra sao?
+ Cần phải có những biện pháp gì để thúc đẩy KTTN ởtỉnhPhúThọpháttriển theo
quỹ đạo của Nhà nước và nâng cao hiệu quả?
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích trên, luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận, phương pháp luận cũng như thực tiễn
đối với sự pháttriển KTTN cả nước nói chung và ởtỉnhPhúThọ nói riêng.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng pháttriển KTTN trên địa bàn tỉnhPhúThọtừ năm
2000 đến nay.
+ Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm pháttriển KTTN ởtỉnhPhú
Thọ hiệu quả hơn.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN với các loại hình tổ
chức sản xuất kinh doanh: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư
nhân hoạt động trong nền KTTT hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: do sự pháttriển của kinhtếtưnhân trong lĩnh vực nông nghiệp trên
địa bàn tỉnh còn hạn chế nên luận văn chỉ tập trung vào nghiên cứu sự pháttriển của KTTN
trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ của tỉnhPhúThọ
+ Về thời gian: Từ năm 2000 đến nay và định hướng đến năm 2015.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên lý thuyết kinhtế của Chủ nghĩa Mác – Lênin, các
học thuyết kinhtế hiện đại; các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước Việt Nam về pháttriển KTTN.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp như: trừu tượng hoá khoa học, phân tích tổng
hợp, thống kê so sánh, lô gíc và lịch sử. Gắn lý luận với thực tiễn để làm sáng tỏ vấn đề.
- Phương pháp trừu tượng hóa khoa học
Trong luận văn, người viết sẽ sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học để gạt
bỏ khỏi quá trình nghiên cứu các hiện tượng đơn lẻ, ngẫu nhiên, tạm thời hoặc tạm gác lại
một số nhân tố nào đó nhằm tách ra những cái điển hình, ổn định, vững chắc để nghiên cứu từ
đó tìm ra bản chất các hiện tượng và quá trình về pháttriển KTTN, hình thành các phạm trù
và phát hiện ra quy luật phản ánh những bản chất đó.
- Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp phân tích tổng hợp được tiến hành thông qua các công đoạn: thu thập dữ
liệu, kiểm tra dữ liệu, phân tích dữ liệu, và kiểm tra kết quả phân tích. Đề tài tập trung phân
tích, đánh giá những mặt tích cực và hạn chế của KTTN trên địa bàn tỉnhPhúThọ trong
những năm qua, những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến sự thành công và thất bại, trên
cơ sở đó đề xuất những phương hướng và giải pháp pháttriển KTTN của tỉnhPhúThọ trong
thời gian tới.
- Phương pháp thống kê so sánh
Đề tài sử dụng các số liệu thứ cấp về KTTN của tỉnh và các địa phương khác trong
những năm từ 2000 đến nay để so sánh và xử lý các số liệu và rút ra các kết luận.
- Phương pháp lôgic – lịch sử
Trong luận văn, tôi dùng phương pháp lôgic – lịch sử để bài viết vừa mang tính liên
tục kế thừa của các công trình nghiên của các tác giả về pháttriển KTTN theo một chiều dọc
của thời gian, vừa có tính quan hệ mật thiết giữa cái chung và cái riêng giữa các các công
trình nghiên cứu khác nhau theo chiều ngang của không gian. Nghĩa là, lịch sử không chỉ là
các sự kiện mà là tính quan hệ tất yếu logic giữa các sự kiện mới quan trọng và có ý nghĩa
hơn, bản chất hơn, quy luật hơn, sâu sắc hơn.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Xây dựng khung lý thuyết làm cơ sở cho việc pháttriển KTTN của tỉnh.
- Đánh giá một cách khách quan và khoa học thực trạng pháttriển KTTN tỉnhPhú
Thọ từ năm 2000 đến nay trên cả hai mặt thành tựu và hạn chế.
+ Đưa ra một số giải pháp thúc đẩy KTTN trên địa bàn tỉnhPhúThọ hiệu quả hơn.
7. Bố cục của luận văn: ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về pháttriểnkinhtếtưnhân trong nền kinhtế thị
trường định hướng XHCN ở Việt Nam
Chương 2: Thực trạng pháttriểnkinhtếtưnhân trên địa bàn tỉnhPhúThọ
Chương 3: Định hướng và giải pháp pháttriểnkinhtếtưnhânởtỉnhPhúThọ
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁTTRIỂNKINHTẾ TƢ NHÂN TRONG
NỀN KTTT ĐỊNH HƢỚNG XHCN Ở VIỆT NAM
1.1. Khái niệm và bản chất của kinhtế tƣ nhân trong nền kinhtế thị trƣờng định hƣớng
XHCN
1.1.1. Khái niệm sở hữu tưnhân và kinhtếtưnhân
Sở hữu tưnhân là quan hệ sở hữu xác nhận quyền hợp pháp của tưnhân trong việc
chiếm hữu, quyết định cách thức tổ chức sản xuất - kinh doanh, chi phối và hưởng lợi từ kết
quả của quá trình sản xuất kinh doanh đó.
Kinh tếtưnhân là thành phần kinhtế dựa trên sở hữu tưnhân về tư liệu sản xuất, bao
gồm kinhtế cá thể, tiểu chủ và kinhtếtư bản tưnhân hoạt động dưới hình thức hộ kinh
doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân.
Theo quan điểm hiện nay của Việt Nam KTTN có hai loại hình: kinhtế cá thể, tiểu
chủ và kinhtếtư bản tư nhân. Trên thực tê, Do sự vận động và biến đổi không ngừng của
KTTN nên việc phân định ranh giới giữa cá thể, tiểu chủ và kinhtếtư bản tưnhânở nước ta
hiện nay là không đơn giản.
1.1.2. Bản chất của kinhtế tƣ nhân
KTTN xuất hiện một cách khách quan và tự nhiên. Nó pháttriển ngày càng lớn mạnh
và ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Bản chất của KTTN thể hiện ở những
điểm sau:
- KTTN dựa trên sở hữu tưnhân về tư liệu sản xuất
- Hoạt động của KTTN chịu sự chi phối của quy luật giá trị thặng dư.
- Các doanh nghiệp tưnhântự chủ trong tổ chức sản xuất và hoạt động kinh doanh
theo pháp luật
- Khu vực KTTN thực hiện hình thức phân phối dựa trên cơ sở đóng góp về sức lao
động và vốn cổ phần.
1.2. Đặc điểm và vai trò của kinhtế tƣ nhân trong nền KTTT định hƣớng XHCN
1.2.1. Đặc điểm của kinhtếtưnhân
KTTN ở Việt Nam ngoài những đặc điểm chung còn có những đặc điểm riêng của
nền kinhtế “chuyển đổi”. Đó là: quy mô và hình thức sở hữu rất đa dạng, quy mô nhỏ và vừa
là chủ yếu; bộ máy và đội ngũ quản lý gọn nhẹ, hiệu quả và rất năng động; sử dụng lao động
và công nghệ rất linh hoạt và hiệu quả, khả năng toàn dụng lao động cao nhưng trình độ lao
động và công nghệ còn lạc hậu; đầu tư vào những lĩnh vực cần ít vốn, thu hồi vốn nhanh như
thương mại, dịch vụ; mục đích kinh doanh gắn với tối đa hóa lợi nhuận; nguồn vốn và
phương thức huy động vốn đa dạng, linh hoạt.
1.2.2. Vai trò của kinhtế tƣ nhân
Sự pháttriển của KTTN ở nước ta trong thời gian qua đã khơi dậy một bộ phận tiềm
năng của đất nước góp phần vào pháttriểnkinhtế - xã hội. Cụ thể: tạo vốn cho nền kinh tế,
thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nền kinhtế quốc dân theo hướng CNH, HĐH;
góp phần tạo nên sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, thúc đẩy dân chủ
hóa đời sống kinh tế; tạo việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; góp phần thúc đẩy
quá trình hội nhập kinhtế quốc tế.
1.3. Điều kiện tồn tại và pháttriểnkinhtế tƣ nhân
KTTN chỉ có thể pháttriển hiệu quả khi có các điều kiện cơ bản sau:
- Tự do pháttriển theo pháp luật
- Có chính sách và pháp luật minh bạch phù hợp
1.4. Kinh nghiệm pháttriểnkinhtế tƣ nhân của một số địa phƣơng
Dựa trên sự phân tích thực trạng pháttriển KTTN ở hai tỉnh: Vĩnh Phúc và Bắc Ninh,
luận văn rút ra ba bài học kinh nghiệm mà tỉnhPhúThọ có thể áp dụng. Đó là:
Thứ nhất, tỉnh cần có những chính sách khuyến khích pháttriển KTTN mềm dẻo và
hấp dẫn đặc biệt là chính sách thương mại và chính sách tài chính – tiền tệ.
Thứ hai, đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước đối với khu vực
KTTN: bộ máy quản lý gọn nhẹ, thủ tục đơn giản, công khai, nhưng quy định pháp lý,…sẽ
củng cố niềm tin cho KTTN.
Thứ ba, đầu tưpháttriển đồng bộ, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và quan tâm pháttriển
nguồn nhân lực, năng lực khoa học – công nghệ cho doanh nghiệp, trong đó có chính sách đất
đai và bất động sản chi phối mạnh mẽ nhất.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG PHÁTTRIỂNKINHTẾ TƢ NHÂN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNHPHÚTHỌ
2.1. Chính sách pháttriểnkinhtế tƣ nhân của tỉnhPhúThọ
Trong những năm qua, cùng với sự thay đổi nhận thức của Đảng và Nhà nước, hệ
thống pháp luật từng bước được hình thành và hoàn thiện dần, bước đầu tạo được khung pháp
luật cho KTTN hoạt động.
- Trên cơ sở Luật doanh nghiệp 2000, 2005 và các văn bản pháp quy khác của Chính
Phủ, tỉnhPhúThọ cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc đưa ra các chính sách và chương trình
trợ giúp các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thuộc KTTN phát triển. Trong đó, có
các chính sách có tác động mạnh đến sự pháttriển của KTTN, như:
- Về chính sách khuyến khích đầu tư: Chương trình hành động số 22/CTr–TU ngày
13/7/2002 về thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa
IX, Nghị quyết số 10/NQ–TU ngày 20/05/2002 về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách,
khuyến khích và tạo điều kiện pháttriển KTTN ởPhú Thọ, quyết định số 3681/QĐ–UB ngày
26/10/2002 ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 10/NQ–TU, quyết
định 3259/QĐ–UB ngày 21/10/2004 về quy định một số chính sách pháttriển công nghiệp,
nghị quyết số 135/2008/NQ-HĐND ngày 01/04 /2008 về pháttriển các loại hình kinhtếtư
nhân, kinhtế hợp tác và đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Nhà nước trong
nông, lâm nghiệp giai đoạn 2007 – 2010 và định hướng đến năm 2015, nghị quyết số
180/2009/NQ ngày 24/7/2009 về hỗ trợ đầu tư đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnhPhú
Thọ, quyết định số 129/2009/Qd-UBND ngày 15/01/2009 về quỹ hỗ trợ thu hút đầu tư vào
thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ. Các văn bản pháp quy đó đã tạo môi trường thể chế,
môi trường tâm lý xã hội thuận lợi cho sự pháttriển KTTN nhanh và mạnh.
- Về cải cách thủ tục hành chính: tỉnh đã đưa ra những quy định về việc phối hợp
trách nhiệm các cấp, các ngành trong việc quản lý hoạt động của doanh nghiệp tưnhân sau
đăng ký kinh doanh; thực hiện cơ chế phối hợp một cửa liên thông giữa các cơ quan giải
quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và cấp giấy phép khắc dấu đối với doanh nghiệp
thành lập, hoạt động theo luật doanh nghiệp,…
- Về các hoạt động trợ giúp KTTN: tỉnh có chủ trương cho phép thành lập một số hội
nghề nghiệp của các doanh nghiệp, phối hợp tổ chức các đợt tập huấn về Luật,…tạo điều kiện
để hình thành quỹ hỗ trợ lãi suất vay sau đầu tư, quỹ hỗ trợ xuất khẩu và xúc tiến thương
mại.Tỉnh đã xây dựng trang Webside của tỉnh nhằm cung cấp thông tin kinhtế xã hội cho các
doanh nghiệp, không phân biệt doanh nghiệp tưnhân hay doanh nghiệp nhà nước, thành lập
trung tâm xúc tiến thương mại và du lịch, dạy nghề; tăng cường kiểm tra về thực hiện luật
Lao động và các chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động.
2.2. Thực trạng pháttriểnkinhtế tƣ nhânởtỉnhPhúThọtừ năm 2000 đến nay
2.2.1. Sự pháttriển về lượng
Kể từ năm 2000, KTTN ởtỉnhPhúThọ đã có sự pháttriển vượt bậc cả về số lượng
doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, quy mô và lĩnh vực hoạt động so với năm 2000. Theo
số liệu thống kê, tính đến hết năm 2009, tổng số doanh nghiệp của khu vực tưnhân đạt 2.643
doanh nghiệp, tăng 708,3%. Cụ thể:
- Về lĩnh vực kinh doanh: Cơ cấu ngành nghề dịch chuyển theo hướng: giảm tỷ trọng
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, xây dựng và tăng dần tỷ trọng doanh
nghiệp đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, khai thác các tiềm năng du lịch trên địa bàn.
Bảng 2.1: Cơ cấu doanh nghiệp tưnhân phân theo ngành
Đơn vị: doanh nghiệp,%
(Nguồn: Cục thống kê tỉnhPhú Thọ)
- Về loại hình doanh nghiệp: Mặc dù, các loại hình KTTN của tỉnh trong giai đoạn
này có sự tăng giảm và chiếm tỷ trọng khác nhau qua từng năm tuy nhiên số lượng doanh
nghiệp hoạt động dưới hình thức công ty TNHH vẫn chiếm tỷ trọng nhiều nhất và pháttriển
cũng nhanh
Bảng 2.2: Loại hình doanh nghiệp tưnhântỉnhPhúThọ
Đơn vị: doanh nghiệp
Loại hình
Năm
Tổng số
Doanh nghiệp
tư nhân
Công ty TNHH
Công ty cổ phần
DN
Tỷ lệ
DN
Tỷ lệ
DN
Tỷ lệ
DN
Tỷ lệ
2001
327
100
79
24.2
136
41.6
112
34.3
2003
640
100
102
15.9
331
51.7
204
31.9
2005
1.040
100
146
14.0
546
52.5
348
33.5
2007
1.665
100
230
13.8
892
53.6
543
32.6
2009
2.643
100
340
12.9
1425
53.9
878
33.2
(Niên giám thống kê tỉnhPhú Thọ, Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Luật DN 1999;
Báo cáo đánh giá tình hình KTTN sau 4 năm thi hành Luật DN 2005)
- Hộ kinh doanh cá thể
Trong những năm vừa qua, số hộ kinh doanh cá thể cũng tăng lên nhanh chóng. Năm
2009 tổng số hộ kinh doanh cá thể là 291.276 hộ, tăng 78.807 hộ so với năm 2001. Với sự
tăng trưởng của hộ kinh doanh cá thể trong những năm vừa qua, đã góp phần giúp cho tỉnh
Năm
Ngành
2001
2003
2005
2007
2009
DN
Tỷ lệ
DN
Tỷ lệ
DN
Tỷ lệ
DN
Tỷ lệ
DN
Tỷ lệ
Tổng số
327
100
640
100
1040
100
1665
100
2643
100
N,LN,TS
12
3,7
23
3,6
42
4,0
83
5,0
102
3,9
CN - XD
101
30,9
219
34,2
446
42,9
666
40
1219
46,1
DV
214
65,4
398
62,2
552
53,1
916
55
1322
50
giải quyết được một phần vấn đề việc làm cho người lao động và huy động vốn nhàn dỗi
trong dân vào pháttriểnkinh tế.
- Về quy mô
Về quy mô vốn: Giai đoạn từ năm 2000 đến 30/06/2010, tổng vốn đăng ký là 15.296,8
tỷ đồng, trong đó vốn đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp là 15.158 tỷ đồng, hộ kinh doanh
cá thể là 138 tỷ đồng. Mức vốn đăng ký kinh doanh bình quân của các loại hình doanh nghiệp
cũng có sự thay đổi: doanh nghiệp tưnhân là 2.006 triệu đồng; công ty TNHH là 4.852 triệu
đồng; công ty cổ phần là 14.479 triệu đồng.
Số vốn đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp tưnhân vẫn còn rất nhỏ, chủ yếu là
dưới 2 tỷ đồng (trên 60%) và chỉ có khoảng 0,5% doanh nghiệp có số vốn đăng ký trên 100 tỷ
đồng.
Quy mô lao động: Sau 9 năm, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp tư
nhân tăng lên 8,5 lần. Trung bình mỗi năm khu vực tưnhân của tỉnh tạo thêm 4.791 việc làm
mới cho người lao động.
Quy mô lao động ở hộ kinh doanh còn nhỏ, trung bình mỗi hộ kinh doanh cá thể chỉ
có khoảng từ 2 – 3 lao động.
2.2.2. Sự pháttriển về chất
- Giá trị GDP và tốc độ tăng trƣởng của khu vực kinhtế tƣ nhân
Năm 2001, GDP toàn tỉnh là 4.183.110 triệu đồng, trong đó khu vực tưnhân đóng
góp 766.107 triệu đồng, chiếm 18,3% GDP toàn tỉnh. Trong giai đoạn 2001 – 2009, tỷ lệ
đóng góp của khu vực tưnhân vào GDP của tỉnh đạt trung bình 49,7%. Trong đó, năm 2009,
khu vực tưnhân đóng góp vào GDP của PhúThọ 60,1% (8.375.985 triệu đồng), cao hơn cả
khu vực kinhtế nhà nước. Điều này thể hiện sự lớn mạnh của khu vực tưnhân của tỉnh trong
hầu hết các lĩnh vực và ngày càng giữ vị trí quan trọng trong nền kinhtế của tỉnh.
- Trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản
Trong cơ cấu giá trị của lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản ởtỉnhPhúThọ thì giá trị
do khu vực KTTN tạo ra chiếm tỷ trọng chủ yếu, bình quân đạt 95,3%/năm. Điều này, chứng
minh vai trò to lớn của chính quyền các cấp trong việc tạo điều kiện cho khu vực KTTN đầu
tư pháttriển nông, lâm nghiệp, thủy sản.
Bảng 2.3: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản phân theo khu vực kinhtế (theo giá so
sánh năm 1994)
Đơn vị: tỷ đồng, %
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnhPhúThọ năm 2005, 2009)
- Trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng
Trong vòng 9 năm, giá trị của khu vực KTTN của tỉnh đã tăng tăng 16,7 lần so với
năm 2001. Sự tăng trưởng này dẫn đến mức tăng trưởng của khu vực KTTN trong giá trị sản
xuất công nghiệp – xây dựng của tỉnh tăng từ 16,2% năm 2001 lên 56,1% năm 2009.
Năm
Khu vực
2001
2003
2005
2007
2009
Giá trị
Tỷ lệ
Giá trị
Tỷ lệ
Giá trị
Tỷ lệ
Giá trị
Tỷ lệ
Giá trị
Tỷ lệ
Tổng số
1.664
100
1.900
100
2.223
100
2.361
100
2.577
100
KTNN
64
3,9
42
2,2
73
3,3
80
3,4
56
2,2
KTTN
1.585
95,2
1.836
96,6
2.105
94,6
2.232
94,5
2.465
95,7
KT có vốn
đầu tư NN
15
0,9
22
1,2
45
2,0
49
2,1
56
2,2
Bảng 2.4: Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng phân theo khu vực kinhtế (theo giá so
sánh năm 1994)
Đơn vị: tỷ đồng, %
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnhPhúThọ năm 2005, 2009)
- Trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ
Trong những năm gần đây KTTN pháttriển mạnh nhất là nhà hàng, khách sạn. Năm
2009, giá trị sản xuất thương mại – dịch vụ của KTTN tăng 510,7% so với năm 2001, nhờ đó
tỷ trọng của KTTN trong tổng giá trị thương mại dịch vụ của tỉnh cũng tăng từ 68,4% lên
94,2%.
Bảng 2.11: Giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ của phân theo khu vực kinhtế (theo giá so
sánh năm 1994)
Đơn vị: tỷ đồng, %
(Niên giám thống kê tỉnhPhúThọ năm 2005, 2009)
- Hiệu quả kinh doanh
Doanh thu: So với năm 2001, doanh thu bình quân của một doanh nghiệp tưnhân
năm 2003 đã tăng 44%, năm 2005 tăng 65,3%, năm 2007 tăng 96% và năm 2009 đã tăng
112%. Tương ứng, giá trị quyệt đối doanh thu/1 doanh nghiệp cũng tăng từ 7,5 tỷ đồng năm
2001 lên 10,8 tỷ đồng năm 2003; 12,4 tỷ đồng năm 2005; 14,7 tỷ đồng năm 2007 và 15,9 tỷ
đồng năm 2009. Giá trị doanh thu của một hộ cá thể cũng tăng từ 70 triệu đồng lên 120 triệu
đồng, 158 triệu đồng, 185 triệu đồng và 217 triệu đồng/ hộ trong thời gian tương ứng.
Lợi nhuận: Mặc dù các doanh nghiệp tưnhân có sự gia tăng về doanh thu trung bình
nhưng lợi nhuận trung bình của các doanh nghiệp vẫn còn thấp: năm 2001: 1,9 tỷ đồng; năm
2005: 3,9 tỷ đồng; và năm 2009: 5,8 tỷ đồng. Trong đó, công ty cổ phần là loại hình doanh
nghiệp có lợi nhuận cao hơn so với các loại hình khác trung bình 1,4 lần/năm.
Lợi nhuận/hộ kinh doanh cá thể cũng có chiều hướng tăng lên: năm 2001: 37 triệu
đồng; năm 2005: 88 triệu đồng; và năm 2009: 106 triệu đồng. Có thể thấy, sự pháttriển của
các hộ kinh doanh trong những năm qua tương đối tốt.
Năm
Khu vực
2001
2003
2005
2007
2009
Giá trị
Tỷ lệ
Giá trị
Tỷ lệ
Giá trị
Tỷ lệ
Giá
trị
Tỷ lệ
Giá
trị
Tỷ lệ
Tổng số
5.475
100
6.567
100
9.741
100
17.690
100
26.433
100
KTNN
3.220
58,8
3.630
55,3
4.688
48,1
5.405
30,6
7.012
26,5
KTTN
888
16,2
1.511
23
2.808
28,8
9.073
51,3
14.827
56,1
KT có vốn
đầu tư NN
1.367
25
1.426
21,7
2.245
23
3.212
18,2
4.594
17,4
Năm
Khu vực
2001
2003
2005
2007
2009
Giá
trị
Tỷ lệ
Giá
trị
Tỷ lệ
Giá
trị
Tỷ lệ
Giá
trị
Tỷ lệ
Giá
trị
Tỷ lệ
Tổng số
475
100
615
100
882
100
1378
100
2108
100
Kinh tế nhà
nước
150
31,6
145
23,6
133
15,1
82
6,0
123
5,8
Kinh tế ngoài
nhà nước
325
68,4
470
76,4
749
84,9
1296
94,0
1985
94,2
- Sự pháttriển nguồn nhân lực trong khu vực KTTN
Trong toàn bộ lực lượng lao động ởtỉnhPhúThọ thì khu vực tư nhân, cá thể chiếm tỷ
trọng cao nhất với 404.500 người/tổng số 404.995 người,chiếm 88,9%. Tính đến hết năm
2009, khu vực KTTN của tỉnh có 48.213 lao động nhưng số lao động đã qua đào tạo chỉ có
9.739 lao động, chiếm 20,2%. Có thể thấy rằng trong các doanh nghiệp tư nhân, mặc dù thu
hút được nhiều lao động nhưng trình độ chuyên môn thấp. Đối với hộ kinh doanh cá thể, tuy
chiếm tỷ trọng lớn nhất về số lượng lao động nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo lại chiếm tỷ
trọng thấp nhất, chỉ có 3,6% (1.283 người) .
- Trình độ công nghệ
Những năm gần đây, nhiều cơ sở KTTN ởtỉnhPhúThọ đã mạnh dạn đầu tư hàng
chục tỷ đồng để đầu tưkinh doanh đổi mới trang thiết bị, ứng dụng công nghệ mới và không
ngừng đào tạo đỗi ngũ nguồn nhân lực quản lý, nhân viên kỹ thuật trong đơn vị mình nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, do thiếu vốn nên nhìn tổng thể các doanh nghiệp KTTN sử dụng phổ biến
máy móc cũ, lạc hậu, thiếu những hiểu biết và thông tin về khoa học – công nghệ. Số liệu
điều tra doanh nghiệp của Sở Kế hoạch và Đầu tưtỉnh vào năm 2009 cho thấy có tới 61,2%
số máy móc thiết bị trong khu vực KTTN là ở mức công nghệ trung bình và 19% ở mức lạc
hậu, chỉ có 19,8% là tương đối hiện đại và hiện đại.
2.3. Đánh giá thực trạng pháttriểnkinhtế tƣ nhânởPhúThọ trong thời gian qua
2.3.1. Những đóng góp tích cực
Thứ nhất, đóng góp của khu vực KTTN vào tổng thu nhập nội địa của tỉnh ngày càng
tăng.
Trong giai đoạn 2000 – 2009, GDP tỉnhPhúThọ tăng bình quân 10,17%/năm, trong
đó khu vực KTTN đóng góp 3,88. Nhìn chung sự pháttriển KTTN tỉnhPhúThọ trong những
năm gần đây càng thể hiện vai trò quan trọng của nó trong việc đóng góp vào tăng trưởng
kinh tế của tỉnh. Khu vực KTTN chiếm 60,1% GDP, cao gấp 1,94 lần kinhtế nhà nước, gấp
7,44 lần so với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Thứ hai, đóng góp của khu vực KTTN vào tổng vốn đầu tư xã hội và ngân sách nhà
nước trên địa bàn tỉnh năm sau cao hơn năm trước.
- Về gia tăng vốn đầu tư: Tổng nguồn vốn đầu tư huy động từ khu vực tưnhân trong
giai đoạn 2000 – 2009 năm qua đạt 12.035 tỷ đồng, chiếm 35,1% so với tổng vốn đầu tư của
toàn xã hội. Sau 10 năm, đã có khoảng 70% số dự án đã hoàn thành và đi vào sản xuất, với số
vốn thực hiện ước đạt 5.284 tỷ đồng. Kết quả huy động vốn đã khẳng định được tiềm năng
của khu vực KTTN trong pháttriểnkinhtế - xã hội của tỉnh.
- Về thu ngân sách: Trong giai đoạn 2000 – 2009: tổng thu ngân sách của khu vực
ngoài quốc doanh đạt 3.869,1 tỷ đồng. Đóng góp cho ngân sách trên địa bàn của khu vực tư
nhân tuy đứng sau khu vực nhà nước nhưng có xu hướng ngày càng gia tăng.
Thứ ba, số việc làm do khu vực KTTN tạo ra ngày càng nhiều, góp phần tích cực vào
quá trình và chuyển dịch cơ cấu lao động
Khu vực KTTN đóng góp ngày càng lớn trong việc tạo việc làm cho người lao động.
Trong đó năm 2009 tạo khoảng 400.000 chỗ làm việc cho người lao động. Cùng với việc tạo
việc làm cho lao động thì khu vực KTTN cũng góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động của
tỉnh từ lĩnh vực nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp. Cụ thể, lao động của
ngành nông, lâm nghiệp đã giảm từ 77,3% năm 2001 xuống còn 65,4% năm 2009; còn của
ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ lại tăng tương ứng là: 12,1% lên 17,8% và 10,6%
lên 16,8%.
Thứ tư, KTTN đã có vai trò tích cực trong việc hình thành thị trường nông thôn địa
phương.
Trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn năm 2001 thì hộ kinh doanh
cá thể chiếm 73,5%; doanh nghiệp tưnhân chiếm 11,8% đến năm 2009 tương ứng là 46,33%;
41,33%. Điều này cho thấy KTTN gần như làm chủ thị trường bán lẻ và dịch vụ trên thị
trường.
Thứ năm, KTTN góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinhtế trên địa
bàn tỉnh.
Khu vực KTTN chủ yếu tập trung vào pháttriển lĩnh vực công nghiệp – xây dựng và
dịch vụ, điều này đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinhtế của tỉnh theo hướng tích
cực, đăc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
- Những hạn chế chính
Thứ nhất, cơ cấu doanh nghiệp trong khu vực KTTN theo ngành còn chưa hợp lý.
Các doanh nghiệp tưnhân của tỉnh chủ yếu đầu tưkinh doanh vào lĩnh vực công
nghiệp – xây dựng và dịch vụ chứ không đầu tư nhiều vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy
sản. Trong lĩnh vực công nghiệp, các doanh nghiệp chủ yếu đầu tư vào dệt may, chế biến
gỗ,…ít đầu tư vào chế tạo cơ khí máy móc, sản xuất kim loại. Nguyên nhân chính là do trong
lĩnh vực dịch vụ cần lượng vốn đầu tư thấp, thời gian thu hồi vốn nhanh có cơ hội thu được
lợi nhuận cao hơn.
Thứ hai, các dự án đầu tưtưnhân vào các lĩnh vực tiềm năng của tỉnh không nhiều
và không đồng đều giữa các vùng.
Mặc dù cơ chế ưu đãi đã thông thoáng nhưng việc triển khai còn chưa nhất quán, chưa
tạo được sự đồng thuận giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý nên chưa thu hút được các dự
án đầu tưtưnhân vào các lĩnh vực tiềm năng của tỉnh: thương mại du lịch, sản xuất, kinh
doanh vật liệu xây dựng; chế biến nông lâm sản, chế biến khai thác khoáng sản,…
Thứ ba, khả năng tài chính hạn chế, quy mô vốn của doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh
doanh còn quá nhỏ.
Khả năng tài chính của các cơ sở tưnhân còn nhiều hạn chế; tính bình quân vốn kinh
doanh của hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp tưnhân rất thấp. Vốn thấp cũng làm hạn chế
đầu tư mở rộng thị trường kinh doanh, nâng cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật, thuê mướn lao động
của các doanh nghiệp. (Mức vốn bình quân của hộ kinh doanh chỉ đạt trên 34 triệu đồng,
doanh nghiệp tưnhân chỉ đạt 4,6 tỷ đồng. So với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinhtế
khác trong tỉnh thì doanh nghiệp tưnhân có quy mô vốn nhỏ nhất và tốc độ tăng vốn cũng
thấp nhất)
Thứ tư, nguồn nhân lực của các doanh nghiệp tưnhân còn hạn chế về trình độ tổ
chức và nghiệp vụ kinh doanh.
Hầu hết lao động trong các doanh nghiệp tưnhân chưa qua đào tạo về kỹ năng kinh
doanh hay tổ chức, quản lý kinh doanh, nghiệp vụ chuyên môn thấp, thiếu hiểu biết về chính
sách pháp luật, Bản thân các chủ doanh nghiệp tưnhân cũng thiếu trình độ, kỹ năng quản
lý, đến hiểu biết công nghệ và thị trường. (Theo số liệu thống kê, trình độ học vấn của lao
động trong các đơn vị KTTN còn rất thấp, phần lớn là lao động phổ thông chưa qua đào tạo,
trình độ kỹ năng lao động còn thiếu, có tới 79,8% lao động không có trình độ chuyên môn kỹ
thuật, số lao động có chuyên môn kỹ thuật là 20,2%).
Thứ năm, trình độ công nghệ và phương thức kinh doanh lạc hậu
Trình độ công nghệ và phương thức kinh doanh của khu vực KTTN của tỉnh còn lạc
hậu, chậm đổi mới. Điều này là rào cản rất lớn cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh
tranh, mở rộng thị trường, nhất là trong điều kiện cạnh tranh diễn ra gay gắt.
Thứ sáu, tình trạng vi phạm pháp luật còn diễn ra khá phổ biến
Phần lớn các hộ kinh doanh, các chủ doanh nghiệp chưa hiểu hết về những quy định
của pháp luật nên khi đi vào hoạt động chưa thực hiện được đúng các quy định của pháp luật.
Mặt khác, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận doanh nghiệp còn chưa nghiêm, cố
tình làm trái pháp luật. (Trong giai đoạn vừa qua, đã xác minh 105 vụ vi phạm pháp luật, trị
giá trên 10,6 tỷ đồng, 109 đối tượng vi phạm, thu hồi 5,2 tỷ đồng, trong đó khởi tố 8 vụ, truy
tố 26 đối tượng, thu hồi 4,2 tỷ đồng, xử lý hành chính 132 vụ, 93 đối tượng và thu hồi 6,5 tỷ
đồng, cố ý làm trái 25 vụ, thu hồi 732 triệu đồng; trốn thuế thu nhập 25 vụ, thu hồi 216 triệu
đồng, vân tải hàng lậu, kinh doanh trái phép 8 vụ, thu hồi 26 triệu đồng; lạm dụng tín nhiệm,
chiếm đoạt tài sản, vi phạm sở hữu công vụ và xử lý hành chính khác 27 vụ, thu hồi 2 triệu
đồng).
- Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế
(*) Nguyên nhân khách quan: Các cơ chế chính sách của Nhà nước, của tỉnh chưa đầy
đủ, đồng bộ; Những quy định về quan hệ giữa doanh nghiệp với UBND cấp huyện và cơ
quan quản lý chuyên ngành còn chưa rõ ràng, chưa chặt chẽ; Các doanh nghiệp trong khu vực
KTTN ởtỉnhPhúThọ đang đối diện với nhiều khó khăn về đất đai và mặt bằng sản xuất kinh
doanh.
(*) Nguyên nhân chủ quan: Trình độ hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật của các
doanh nghiệp tưnhân còn kém; Phần lớn đội ngũ cán bộ quản lý doanh nhân đào tạo không
cơ bản; kiến thức quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp; Phần lớn các doanh nghiệp quy mô
nhỏ, công nghệ lạc hậu, thiếu vốn,…người tham gia góp vốn chủ yếu vẫn là các thành viên
trong gia đình, bàn bè nên tính không minh bạch và không hợp pháp trong quản lý công ty là
khá phổ biến.
Chƣơng 3
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂNKINHTẾ TƢ NHÂNỞTỈNHPHÚTHỌ
3.1. Định hƣớng pháttriểnkinhtế tƣ nhân của tỉnh đến năm 2015
Định hướng pháttriển KTTN ởtỉnh trong thời gian tới: Tăng số lượng doanh nghiệp
mới thành lập, mở rộng những doanh nghiệp hiện có, hình thành một số doanh nghiệp có quy
mô lớn, năng lực cạnh tranh cao; Cải thiện môi trường đầu tư theo hướng minh bạch, dân chủ
hóa, tạo điều kiện thuận lợi, tăng cường cơ sở vật chất cho khu vực KTTN; Pháttriểnkinhtế
hộ trên cơ sở quy hoạch các ngành nghề của tỉnh; Tạo điều kiện để KTTN tham gia tích cực
vào chương trình xây dựng các sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh.
3.2. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy pháttriểnkinhtế tƣ nhântỉnhPhúThọ theo
hƣớng hiệu quả
3.2.1. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho kinhtếtưnhânpháttriển
- Tiếp tục rà soát những văn bản, chính sách đã ban hành; xóa bỏ những văn bản cản
trở sự pháttriển của KTTN.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy và
chính quyền về triển khai thực hiện các chính sách, các luật và văn bản sau luật .
- Tăng cường phổ biến các văn bản pháp quy, vản bản hướng dẫn thi hành để các cấp
nghiên cứu hiểu đúng khái niệm, phạm vi thu thập thông tin thống kê.
- Tạo các cơ chế chính sách để doanh nghiệp tưnhânpháttriển mạnh hơn nữa trong
các ngành, lĩnh vực có lợi thế; tạo điều kiện thuân lợi để các doanh nghiệp sớm tiếp cận được
các dự án đầu tư.
3.2.2. Tháo gỡ những khó khăn về đất đai và mặt bằng sản xuất cho kinhtếtưnhân
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tưnhân tham gia đấu giá công khai việc thuê
mặt bằng sản xuất. Tăng cường hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp về lĩnh vực đất đai.
- Pháttriển các khu công nghiệp tập trung, quy hoạch hoàn chỉnh và có hệ thống cơ sở
hạ tầng.
- Giảm giá thuê đất và đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
doanh nghiệp. Giúp các doanh nghiệp giải phóng mặt bằng, thực hiện các thủ tục pháp lý về
đất đai đúng pháp luật.
3.2.3. Tạo điều kiện để kinhtếtưnhân được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng nhà
nước và khoa học công nghệ hiện đại
[...]... hướng phát triểnkinhtếtưnhân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình hội nhập kinhtế quốc tế, luận án tiến sỹ kinhtế 24 Nguyễn Văn Sáu (2005), Giáo trình quản lý kinhtế (hệ cử nhân chính trị), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 25 Sở lao động thương binh xã hội tỉnhPhúThọ (2005), Tổng hợp kết quả thực hiện các chỉ tiêu lao động, việc làm 2001 – 2005 26 Sở kế hoạch & đầu tưtỉnhPhú Thọ, ... Nghĩa, Đinh Văn Ân (2004), Pháttriểnkinhtế nhiều thành phần ở Việt Nam, lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 20 Nguyễn Minh Phong (2004), Phát triểnkinhtếtưnhân ở Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 21 PhúThọ chào đón bạn (2005), Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội 22 Đào Văn Phùng (2005), Kinh tếtưnhân Phú Thọ - thức dậy một tiềm năng, tạp chí Kinhtế và dự báo, số 09 23 Nguyễn... làm kinh tếtưnhânở Phú Thọ, tạp chí Xây dựng Đảng, số 01 31 Thời báo kinhtế Việt Nam, Kinhtế Việt Nam & Thế giới 2005 – 2006; 2006-2007; 2007 – 2008; 2008 – 2009; 2009 – 2010, 2010 – 2011 32 Đinh Thị Thơm (2005), Kinh tếtưnhân Việt Nam sau hai thập kỷ đổi mới, thực trạng và những vấn đề đặt ra, Nxb Khoa học – Xã hội, Hà Nội 33 Tỉnh ủy Phú Thọ, Văn kiện kiện đại hội đại biểu đảng bộ tỉnhPhú Thọ. .. doanh nghiệp 1999 27 Sở kế hoạch & đầu tưtỉnhPhú Thọ, Báo cáo đánh giá tình hình KTTN sau 4 năm thi hành Luật DN 2005 28 Mai Tết, Nguyễn Văn Tuất, Đặng Danh Lợi (2006), Sự vận động, pháttriển của kinhtếtưnhân trong nền kinhtế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 29 Hà Huy Thành (2002), Thành phần kinhtế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân: Lý luận và chính... Nội 35 Tỉnh ủy PhúThọ (13/7/2002) Chương trình hành động số 22/CTr – TU 36 Tỉnh ủy PhúThọ (20/5/2002), Nghị quyết số 10/NQ – TU 37 Trần Quang Tuấn (2009), Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhà nước đối với kinhtếtưnhân trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ ở thành phố Hải Phòng, luận án tiến sỹ kinhtế 38 Nguyễn Thanh Tuyền, Nguyễn Quốc Tế, Lương Minh Cừ (đồng chủ biên) (2006), Sở hữu tưnhân và... Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 9 Hội đồng nhân dân tỉnhPhúThọ (2008), Nghị quyết số 135/2008/NQ – HDND, ngày 01 tháng 04 10 Hội đồng nhân dân tỉnhPhúThọ (2009), Nghị quyết số 180/2009/NQ – HDND, ngày 24 tháng 7 11 Kornai Janos (2002), Con đường dẫn tới nền kinhtế thị trường, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội 12 Phạm Chi Lan (2007), Pháttriển khu vực kinhtếtưnhân trong bối cảnh hội nhập, Tạp chí Cộng... ngày 15 tháng 01 47 Mai Thị Thanh Xuân, Ngô Đăng Thành (2009), Kinhtế - xã hội tỉnhPhúThọ sau 3 năm thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ XVI, Tạp chí Khoa học ( Kinhtế và Kinh doanh), tập 25, số 04 48 Webside: Báo PhúThọ online: www.baophutho.org.vn Tỉnh Bắc Ninh: www.bacninh.gov.vn TỉnhPhú Thọ: www.phutho.gov.vn Tỉnh Vĩnh Phúc: www.vinhphuc.gov.vn ... 1, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội 42 UBND tỉnhPhúThọ (2002), Quyết định số 3681/QĐ – UBND, ngày 26 tháng 10 43 UBND tỉnhPhú Thọ, (2002), Quyết định 3259/QĐ – UBND, ngày 21 tháng 10 44 UBND tỉnhPhúThọ (2004), Quyết định số 3239/2004/QĐ-UBND, ngày 22 tháng 10 45 UBND tỉnhPhúThọ (2007), Quyết định số 2147/QĐ-UBND, ngày 27 tháng 08 46 UBND tỉnhPhúThọ (15/1/2009), Quyết định số 129/2009/QĐ-UBND,... các nguồn vốn cho pháttriển KTTN Thứ hai, khuyến khích các doanh nghiệp tưnhân đầu tư và đổi mới công nghệ: - Tăng cường vốn đầu tư, đổi mới quản lý tài chính đối với các hoạt động khoa học – công nghệ - Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tưpháttriển khoa học – công nghệ - Khai thác có hiệu quả tiềm năng đội ngũ cán bộ khoa học – công nghệ tỉnh cho pháttriển KTTN - Xây dựng và pháttriển thị trường... nền kinhtế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam; Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội 39 Từ điển Kinhtế chính trị học (1987), Nxb Sự thật, Hà Nội 40 Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, XI; Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội 41 Viện nghiên cứu quản lý kinhtế Trung ương (2003), Chính sách pháttriểnkinh tế, kinh nghiệm và bài học của Trung Quốc, Tập 1, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội 42 UBND tỉnh . PHÁP
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN Ở TỈNH PHÚ THỌ
3.1. Định hƣớng phát triển kinh tế tƣ nhân của tỉnh đến năm 2015
Định hướng phát triển KTTN ở tỉnh trong. trạng phát triển kinh tế tƣ nhân ở tỉnh Phú Thọ từ năm 2000 đến nay
2.2.1. Sự phát triển về lượng
Kể từ năm 2000, KTTN ở tỉnh Phú Thọ đã có sự phát triển