1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

AFTA - THỊ TRƯỜNG CHUNG ASEAN

16 422 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 239,5 KB

Nội dung

kinh tế quốc tế

Chuyên đề 10: THỊ TRƯỜNG CHUNG ASEAN (AFTA) Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations) ASEAN: là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH AFTA Giới thiệu chung Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) ASEAN Free Trade Area: là một hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương giữa các nước trong khối ASEAN. 1.1 SỰ RA ĐỜI CỦA AFTA Vào đầu những năm 1990 khi chiến tranh lạnh kết thúc những thay đổi trong môi trường chính trị, kinh tế quốc tế và khu vực đã đặt kinh tế các nước ASEAN đứng trước những thách thức lớn không dễ vượt qua. Để đối phó với những thách thức, tháng 1/1992, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ IV tại Singapore đã quyết định thành lập AFTA. Ban đầu chỉ có 6 nước là: Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan (ASEAN-6). Sau đó thêm các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam (1996). Quyết định thành lập Khu vực thương mại tự do này được đưa ra tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 4, tổ chức vào tháng 1/1992 tại Singapore. Theo kế hoạch ban đầu, AFTA được hoàn thành vào năm 2008 với mục đích cơ bản là "tăng cường khả năng cạnh tranh của ASEAN như một cơ sở quốc tế nhằm cung cấp hàng hóa ra thị trường thế giới". Tuy nhiên, trước sự phát triển và cạnh tranh mạnh mẽ của các liên kết kinh tế toàn cầu khác, cũng như do sự tiến bộ của chính các quốc gia ASEAN, năm 1994, khối này quyết định đẩy nhanh thời hạn lên năm 2003. Sau đó, từ năm 1995 đến 1998, ASEAN kết nạp thêm 4 nước thành viên mới là Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar. 1.2 MỤC TIÊU CỦA AFTA Khu vực mậu dịch tự do AFTA là nơi thu hút sự chú ý của các liên minh kinh tế thế giới, các công ty, các tập đoàn đa quốc gia cũng như cả cộng đồng quốc tế, AFTA sẽ là khối mậu dịch "hạt nhân" của diễn đàn hợp tác kinh tế châu á thái bình dương (APEC), AFTA có một vị trí quan trọng với những mục tiêu sau đây: • Thực hiện tự do hoá Thương Mại ASEAN: bằng việc loại bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong nội bộ khu vực. • Thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào ASEAN bằng cách tạo dựng ASEAN thành một thị trường thống nhấtvà hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế. • Mở rộng quan hệ thương mại với các nước ngoài khu vực. Làm cho ASEAN thích nghi với những điều kiện kinh tế quốc tế đang thay đổi, đặc biệt là phát triển trong xu thế tự do hoá thương mại toàn cầu. Thông qua việc thành lập AFTA các nước ASEAN muốn tạo ra một thị trường mà trong đó : o Một hàng rào thuế quan được xoá bỏ. o Thuế suất đánh vào các mặt hàng xuất nhập khẩu chỉ từ 0-5%. o Phương thức để tiến hành giảm thuế là chương trình CEPT. Tóm lại, AFTA ra đời đã trở thành một bộ phận hợp thành của xu thế tự do hoá thương mại rộng lớn hơn ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và toàn cầu. Do đó, tạo lập AFTA cho ASEAN cũng chính là tạo lập khu vực mở, một sự thích ứng mới cho sự phát triển của ASEAN trong xu thế khu vực hóa, toàn cầu hoá. AFTA sẽ làm tăng khối lượng buôn bán trong nội bộ ASEAN cũng như giữa các nước ASEAN với các nước ngoài khu vực. Theo nghiên cứu của một nhóm chuyên gia do ASC chỉ định thì AFTA có thể sẽ làm cho tổng kim ngạch xuất khẩu của các nước ASEAN sẽ tăng từ 1,5% (Đối với Singapore) đến 5% (Đối với ThaiLand) và trong khoảng 1,5 -5% đối với các nước khác. 1.3 CƠ SỞ HÌNH THÀNH AFTA • Chương trình cắt giảm thuế quan có hiệu lực chung(CEPT) • Thống nhất, công nhận tiêu chuẩn hàng hóa giữa các nước thành viên • Công nhận việc cấp giấy xác nhận xuất xứ hàng hóa • Xóa bỏ những quy định hạn chế đối với hoạt động thương mại • Tăng cường hoạt động tư vấn kinh tế vĩ mô II. CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI THUẾ QUAN CÓ HIỆU LỰC CHUNG (CEPT) Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) là một chương trình thuế quan được các thành viên ASEAN nhất trí thông qua có hiệu lực và mang tính ưu đãi với một thành viên. Chuơng trình được áp dụng cho hàng hoá xuất xứ từ các nước thành viên ASEAN theo AFTA. Về thực chất, CEPT là một thỏa thuận giữa các nước thành viên ASEAN về việc giảm thuế quan trong nội bộ khối xuống còn 0-5% thông qua những kế hoạch giảm thuế khác nhau. Trong vòng 5 năm sau khi đạt mức thuế ưu đãi cuối cùng, các nước thành viên sẽ tiến hành xóa bỏ các hạn ngạch nhập khẩu và những hàng rào phi quan thuế khác. Không phải tới thời điểm này, nhu cầu liên kết kinh tế trong lĩnh vực thương mại của ASEAN mới được đặt ra. Trước đó, từ năm 1997, một chương trình nhằm thúc đẩy mậu dịch giữa các nước thành viên đã được đưa vào thực hiện với thoả thuận ưu đãi thương mại (Preferentoal Trading Arrangements - PTA). Khác với PTA, quan hệ thương mại ASEAN theo CEPT trong môi trường các hàng rào thuế quan và phi thuế quan dần được loại bỏ hoàn toàn.  Thời hạn thực hiện CEPT của các nước có khác nhau. Cụ thể là: - Với Brunei, Indonesia, Philippines, Singapore, Thái Lan: từ 1993 đến 2003. - Với Việt Nam: từ 1996 đến 2006 - Với Lào, Myanmar và Campuchia: từ 1998 đến 2008. Mỗi nước có thể giảm thuế trong những thời gian khác nhau. Nhưng thời điểm hoàn thành thuế là 1/1/2003.  Vấn đề chủ yếu: 2.1 GIẢM THUẾ QUAN 0 – 5 % Để thực hiện dần dần việc cắt giảm thuế quan, mỗi nước sẽ phải phân loại tất cả hàng hóa của mình vào một trong các danh mục sau: o Danh mục giảm thuế (IL) o Danh mục loại trừ tạm thời (TEL) o Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL) o Danh mục nhạy cảm (SL) Ngay sau khi ký CEPT, mỗi nước ASEAN phải đưa ra IL của mình để bắt đầu giảm thuế quan từ năm 1993. Trên thực tế, không phải mặt hàng nào trong IL cũng thực sự phải giảm thuế quan, vì có những mặt hàng trước khi đưa vào IL đã có thuế suất dưới 5%, thậm chí bằng 0%. Danh mục loại trừ tạm thời (TEL) bao gồm những mặt hàng chưa đưa vào giảm thuế quan ngay, do các nước thành viên ASEAN phải dành thêm thời gian để điều chỉnh sản xuất trong nước thích nghi với môi trường cạnh tranh quốc tế gia tăng. Sau ba năm kể từ khi tham gia CEPT, các nước ASEAN phải bắt đầu chuyển dần các mặt hàng từ TEL sang IL, tức là bắt đầu giảm thuế quan đối với những mặt hàng này. Quá trình chuyển từ TEL sang IL được phép kéo dài trong 5 năm, mỗi năm phải chuyển được 20% số mặt hàng. Điều đó có nghĩa là đến hết năm thứ tám thì IL đã mở rộng bao trùm toàn bộ TEL, và TEL không còn tồn tại. Khi đưa mỗi mặt hàng vào IL, các nước đồng thời phải chỉ ra lịch trình giảm thuế quan của mặt hàng đó cho đến khi hoàn thành CEPT. Ví dụ: Khi tham gia CEPT vào năm 1993, IL của nước A bao gồm 50 mặt hàng, TEL của nước này có 100 mặt hàng. Từ năm 1996, nước A phải bắt đầu chuyển TEL sang IL. Nếu mỗi năm chuyển đều 20% thì năm 1996, IL của nước này có 50 + (100*20%) = 70 mặt hàng và TEL giảm đi còn 100 - (100*20%) = 80 mặt hàng. Năm 1997, IL sẽ là 90 và TEL sẽ là 60. Ba năm tiếp sau đó, các con số tương ứng sẽ là 110/40, 130/20 và 150/0. Đến năm 2000, IL của nước A sẽ bao gồm cả 150 mặt hàng và TEL không còn mặt hàng nào nữa. Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL) bao gồm những mặt hàng không có nghĩa vụ phải giảm thuế quan. Các nước thành viên ASEAN có quyền đưa ra danh mục các mặt hàng này nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, đạo đức xã hội, bảo vệ sức khỏe con người, động thực vật; bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử, khảo cổ GEL không phải là Danh mục các mặt hàng Chính phủ cấm nhập khẩu (NK). Một số mặt hàng có trong GEL vẫn được NK bình thường, nhưng không hưởng thuế suất ưu đãi như các mặt hàng trong danh mục giảm thuế. Ngoài cơ chế này, để hiện thức hóa AFTA, các nước ASEAN còn ký kết hàng loạt các thỏa thuận về thống nhất và công nhận tiêu chuẩn hàng hóa giữa các nước thành viên, công nhận việc cấp giấy xác nhận xuất xứ hàng hóa của nhau, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hải quan, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, phát triển công nghiệp và xây dựng Khu vực đầu tư ASEAN (ASEAN Investment Area - AIA).  Cơ chế trao đổi Khi vận dụng CEPT, chúng ta không được quên điều kiện bổ sung cho cơ chế giảm thuế theo CEPT. Đó là các ưu đãi theo CEPT giữa các quốc gia ASEAN sẽ được trao đổi trên nguyên tắc có đi có lại. Để được hưởng ưu đãi, một sản phẩm cần có các điều kiện sau: 1. Sản phẩm đó phải nằm trong Danh mục giảm thuế của cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu và phải có mức thuế quan nhập khẩu nhỏ hơn hoặc bằng 20%. 2. Sản phẩm đó phải có trong chương trình giảm thuế quan được Hội đồng AFTA thông qua. 3. Sản phẩm đó phải là một sản phẩm của khối ASEAN, tức là phải thoả mãn yêu cầu hàm lượng suất xứ từ các nước thành viên ASEAN ít nhất là 40%.  Công thức tính hàm lượng xuất xứ: (T <= 60%) Trong đó: A: là giá trị đầu vào của nguyên vật liệu, bộ phận hay sản phẩm nhập khẩu từ các nước ngoài khối ASEAN, tính theo giá CIF ở thời điểm nhập khẩu. B: là giá trị đầu vào của NVL, bộ phận hay SP không xác định xuất xứ, tính theo giá xác định trước khi đưa vào chế biến trên lãnh thổ các nước thành viên ASEAN.  Ví dụ: Một công ty lắp ráp tại Việt Nam, nhập khẩu một số nguyên liệu bộ phận, trong đó: Nhập từ Hàn Quốc 4 cái bánh xe, giá CIF = 200 USD/ cái. Nhập từ Nhật 1 động cơ giá CIF= 2000 USD. Một số bộ phận khác của xe không rõ xuất xứ giá đầu vào là 2000 USD. Sau khi lắp ráp công ty đem xuất khẩu ra thị trường, giá bán FOB là 10.000 USD.  Áp dụng công thức: Ta có: Hàm lượng xuất xứ là: x 100% = 48% (<=60%) L ưu ý: Nếu sản phẩm thỏa mãn các yêu cầu nêu trên trong trường hợp có mức thuế nhập khẩu bằng hoặc thấp hơn 20% (sản phẩm có thuế suất trên 20%) thì sản phẩm đó chỉ hưởng thuế suất CEPT cao hơn 20% trước đó hoặc thuế suất của chế độ tối huệ quốc (MFN) tùy thuộc thuế suất thấp hơn. 2.2 LOẠI BỎ HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN (Điều 5 của Hiệp định CEPT) Chương trình CEPT quy định các nước thành viên sẽ xóa bỏ tất cả các hạn chế số lượng đối với các sản phẩm trong CEPT trên cơ sở hưởng ưu đãi áp dụng cho sản phẩm đó. Các hàng rào phi thuế quan khác sẽ được xóa bỏ dần trong vòng 5 năm sau khi sản phẩm được hưởng ưu đãi. 2.3 HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN Thống nhất và xây dựng một số hệ thống chung (biểu thuế quan, hệ thống tính giá hải quan, hệ thống luồng xanh hải quan, thủ tục hải quan). Riêng về thủ tục hải quan với 2 vấn đề ưu tiên: - Áp dụng mẫu khai hải quan cho hàng hóa thuộc CEPT - Thủ tục xuất nhập cảnh III. TÁC ĐỘNG CỦA AFTA 3.1 TÁC ĐỘNG CHUNG ĐẾN CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN Tạp chí NCQT năm 1997, có bài viết của tác giả Rosalinda V.Tirona, trong đó bà đã chỉ ra rằng: “Một nghiên cứu do nhóm chuyên gia được ủy ban thường trực ASEAN bổ nhiệm tiến hành đã chỉ ra rằng thậm chí nếu không có AFTA thì 50% số lượng thuế ưu đãi trong nội bộ ASEAN cũng sẽ làm lợi rất nhiều cho tất cả các thành viên ASEAN. Nhưng dù sao thì mọi thành quả và các ảnh hưởng tích cực sẽ tăng nhiều hơn khi tham gia vào chế độ AFTA-CEPT. Xuất nhập khẩu trong nội bộ ASEAN sẽ tăng rất nhanh và sự tăng trưởng trong buôn bán sẽ được phân phối đồng đều. Theo như nghiên cứu này thì mức tăng trưởng nhập khẩu trong nội bộ ASEAN sẽ tăng khoảng từ 40% (đối với Malaysia) đến 70% (đối với Thái Lan). Nhập khẩu của Singapore sẽ tăng mạnh bởi vì Singapore đã có mức thuế ban đầu gần như là 0%. Trong khi đó một tỷ lệ đáng kể trong mức tăng trưởng này sẽ là từ việc buôn bán với các nước không thuộc khối ASEAN và một tỷ lệ lớn hơn sẽ xuất phát từ việc buôn bán do AFTA tạo ra. Tổng số lượng xuất khẩu của ASEAN sẽ tăng khoảng từ 1,5% (đối với Singapore) đến 5% (đối với Thái Lan) và tăng ít hơn đối với các nước thành viên khác, do khu vực tự do hóa mậu dịch tạo ra. Không giống như trường hợp nhập khẩu, mức tăng xuất khẩu sẽ không có hại cho việc xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới. Nói cách khác, các thành viên ASEAN sẽ tiếp tục xuất khẩu thêm nhiều sản phẩm sang EC, Mỹ, Nhật và các nước NICs. http://www.dav.edu.vn/en/introduction/missions.html?id=269:so-16-afta-va- nhung-anh-huong-voi-kinh-te-cac-nuoc-asean  Tác động tích cực: có 6 tác động a. Tạo lợi thế cạnh tranh hàng hóa so với các nước trong khu vực: nhờ giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế quan b. Tăng cường hợp tác trong khu vực: trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, quốc phòng an ninh khu vực, năng lượng… Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC): gồm có khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), khu vực đầu tư ASEAN (AIA), hợp tác công nghệ ASEAN (AICO), dịch vụ (AFAS); Cộng đồng an ninh ASEAN (ASC); Cộng đồng văn hóa-xã hội ASEAN; Tình đoàn kết trong ASEAN về vấn đề Biển Đông; Trung tâm năng lượng ASEAN; Gần đây đã diễn ra hội nghị bộ trưởng phúc lợi xã hội ASEAN+3 (thêm Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc). c. Mở rộng thị trường, thu hút đầu tư nước ngoài Trong thời kỳ 1995 - 2004, dòng FDI vào ASEAN đã đạt giá trị tổng cộng 241,8 tỷ USD, tức là trung bình 24,2 tỷ USD/năm. Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 45 và các hội nghị liên quan: ASEAN duy trì vị thế là khu vực đầu tư hấp dẫn, thu hút 108,2 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2012 với các đối tác hàng đầu là EU, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Đầu tư nội khối ASEAN cũng tiếp tục đà tăng trưởng, đạt mức 20 tỷ USD năm 2012, chiếm 18,5% tổng vốn FDI vào ASEAN. (nguồn: Bộ công thương). d. Tăng cường hỗ trợ về tài chính và cơ sở hạ tầng: hợp tác xây dựng các công trình phúc lợi xã hội như trường học, bệnh viện…. e. Phân công lao động trong khu vực được thúc đẩy Cộng đồng ASEAN sẽ cho phép người lao động di chuyển trong khu vực, …  Tác động tiêu cực: có 3 tác động a. Có sự chênh lệch lớn về kinh tế với các nước trong khu vực Có sự chênh lệch về kinh tế giữa các nước có nền kinh tế phát triển như Singapore (thu nhập bình quân đầu người 56.000 USD/người/năm (năm 2011), Malaysia,… đối với các nước như Việt Nam (thu nhập bình quân đầu người là 1100 USD/người/năm (năm 2011), Lao, Cambodia. [...]... năm 2013 có tốc độ tăng xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng nhập khẩu c Thị trường được mở rộng Thị trường mở rộng sang các nước trong khu vực và ASEAN+ 3 (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) d Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài Lợi ích mà AFTA mang lại cho VN là giảm giá thành sản xuất nhờ mua được vật tư đầu vào với giá rẻ hơn từ các nước ASEAN, chính điều này đã làm cho Việt Nam hấp dẫn hơn trong việc thu... phận thống kê các nước ASEAN (ASEAN Stats), ngành du lịch Việt Nam hiện đang xếp vị trí thứ 4 trong khu vực ASEAN về thu hút du khách quốc tế, sau Thái Lan, Singapore, Malaysia với có tốc độ tăng bình quân 9,8%/năm trong thập niên vừa qua Trong tổng số lượng khách đến Việt Nam du lịch thì lượng khách ngoài khối ASEAN chiếm đa số (khoảng 88%), số du khách đến từ các nước thành viên ASEAN chỉ vào khoảng... động khu vực Về việc này, Nước ta đã để lộ ra nhiều yếu kém d Giảm thu hút đầu tư nước ngoài Các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam, họ sẽ không chỉ nghĩ đến một thị trường với 80 triệu dân, mà còn tính đến cả thị trường ASEAN với trên 500 triệu người Nhưng trên thực tế, thuế chỉ là một trong rất nhiều yếu tố được xem xét để đi đến quyết định đầu tư Thuế thấp sẽ mất đi ý nghĩa thu hút đầu... việc thực hiện AFTA như một quá trình hay hành động riêng biệt, mà phải đặt nó trong lộ trình hội nhập và tự do hóa thương mại tổng thể, trong đó, mục tiêu nhất quán được xác định bởi khuôn khổ WTO Vấn đề đặt ra • Về chính sách công tác quản lí nhà nước • Cơ cấu kinh tế • Hoạt động và ảnh hưởng của doanh nghiệp đối với thị trường trong và ngoài nước IV GIẢI PHÁP CỦA VIỆT NAM KHI THAM GIA AFTA 4.1 Đối... đồng bộ (chỉ mang tính thỏa hiệp, đề xuất trong các hội nghị,…không bắt buộc phải thực hiện) c Nhiều doanh nghiệp trong khu vực lâm vào tình trạng phá sản Vì không cạnh tranh nổi khi tham gia vào thị trường AFTA so với các doanh nghiệp khác của các nước trong khu vực 3.2 TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM  Tác động tích cực: a Cơ chế quản lý nền KTVM có hiệu quả, tốc độ tăng trưởng cao GDP Việt Nam năm 1995 là... Indonesia hiện nay Mặc dù Indonesia đã hoàn thành AFTA, nhưng rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài như Sony , Matsushita đã và đang rời bỏ nước này sang Trung Quốc, Malaysia hay Việt Nam vì lo ngại và thất vọng trước nạn khủng bố, mâu thuẫn sắc tộc, bất ổn quyền lực và tham nhũng e Có sự chênh lệch lớn về KT với các nước trong khu vực KẾT BÀI Tóm lại, tham gia ASEANAFTA là bước đi tất yếu đầu tiên của Việt... động trực tếp)  Xăng dầu, xe máy, (nằm ngoài tác động) c Trình độ quản lý còn yếu kém AFTA cũng tạo cho chúng ta điều kiện và thời gian để chuẩn bị và vươn lên để có thể đứng vững và phát triển: Thứ nhất, mọi thời hạn thực hiện và hoàn thành AFTA/ CEPT đối với Việt Nam được cộng thêm 3 năm; Thứ hai, cũng như các nước ASEAN khác, Việt Nam không cần phải đưa ngay một lúc tất cả các danh mục hàng hóa vào... thuế quan theo CEPT chắc chắn sẽ tác động tới nguồn thu cho ngân sách, ít nhất là trong giai đoạn đầu khi Việt Nam thực sự cắt giảm thuế quan, Theo số liệu những năm gần đây, NK từ các nước ASEAN chiếm khoảng 2 0-2 3% kim ngạch NK của Việt Nam, trong khi đó, thuế NK (trừ dầu thô) đóng góp khoảng 25% tổng số thu ngân sách Như vậy, khi cắt giảm thuế quan, nguồn thu ngân sách sẽ bị giảm b Làm thay đổi cơ... khách đến Việt Nam nhiều nhất Mặc dù là một trong những điểm đến yêu thích của nhiều du khách trong khu vực, tuy nhiên ASEAN Stats đánh giá Việt nam cần phải khắc phục, chấn chỉnh một số yếu kém về cơ sở vật chất và hạ tầng du lịch  Tác động tiêu cực: a Nguồn thu NSNN bị cắt giảm Tham gia AFTA và thực hiện chương trình cắt giảm thuế quan theo CEPT chắc chắn sẽ tác động tới nguồn thu cho ngân sách, ít nhất... các nước ASEAN khác, Việt Nam không cần phải đưa ngay một lúc tất cả các danh mục hàng hóa vào chương trình giảm thuế Những mặt hàng nào có tỷ trọng NK cao và có khối lượng giá trị tiêu thụ lớn trên thị trường nội địa có thể sẽ đưa vào giảm thuế chậm hơn; Thứ ba, sau khi một mặt hàng được giảm thuế, các hàng rào phi thuế quan (nếu có đối với mặt hàng đó) sau đó 5 năm mới phải xóa bỏ; Thứ tư, việc cắt

Ngày đăng: 06/02/2014, 19:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w